Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 27 May 2019 18:35:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển nguyên nhân do đâu? https://benh.vn/say-thai-de-non-thai-kem-phat-trien-nguyen-nhan-do-dau-8070/ https://benh.vn/say-thai-de-non-thai-kem-phat-trien-nguyen-nhan-do-dau-8070/#respond Mon, 27 May 2019 06:33:35 +0000 http://benh2.vn/say-thai-de-non-thai-kem-phat-trien-nguyen-nhan-do-dau-8070/ Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển trong đó nguyên nhân do thai già tháng hoặc thai bị bệnh hoặc nhiễm khuẩn là những nguyên nhân thường gặp.

Bài viết Sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển nguyên nhân do đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển trong đó nguyên nhân do thai già tháng hoặc thai bị bệnh hoặc nhiễm khuẩn là những nguyên nhân thường gặp.

Nguyên nhân do thai già tháng

Bánh rau bị thoái hóa làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai, thai suy dần, nhỏ lại các cơ quan chức năng của thai nhi suy giảm, làm thai bị chết trong tử cung, hoặc nếu đẻ ra thì cũng chết trong tuần đầu với tỷ lệ cao.

Thai dị dạng

  • Dị dạng lớn: Não úng thủy, vô sọ, bụng cóc, thai thường bị chết.
  • Dị dạng nhỏ: Hở hàm ếch, thừa ngón chân, ngón tay.

thai già tháng

Thai già tháng có thể gây chết thai

Nguyên nhân do thai bị bệnh và nhiễm khuẩn

– Thai bị các bệnh di truyền, bệnh bẩm sinh, bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung đều có thể bị chết đột ngột, chết lưu hoặc sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển

– Đa thai: sinh đôi, sinh ba thai thường nhỏ, non yếu dễ đẻ non. Khi đẻ có thể thai mắc vào nhau hoặc mắc kẹt, hoặc ngôi thế bất thường. Mẹ sau đẻ dễ bị băng huyết.

– Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai: thường gặp là yếu tố Rh, ngày nay người ta đã phát hiện bất đồng nhóm máu A – O – B giữa mẹ và con, hậu quả sơ sinh vàng da, tán huyết, dẫn đến vàng da nhân.

Tóm lại, hậu quả của thai nghén có nguy cơ cao, thường gây:

  • Sẩy thai
  • Đẻ non
  • Thai kém phát triển
  • Suy thai cấp tính và mãn tính
  • Thai chết trong tử cung
  • Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh
  • Đốì với mẹ gây tăng tỷ lệ can thiệp trong và sau đẻ, thậm chí gây tử vong mẹ.

Benh.vn

Bài viết Sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển nguyên nhân do đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/say-thai-de-non-thai-kem-phat-trien-nguyen-nhan-do-dau-8070/feed/ 0
Liệu có nguy hiểm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ? https://benh.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/ https://benh.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/#respond Sun, 08 Jul 2018 07:22:47 +0000 http://benh2.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/ Nhiều người dù đến ngày sinh cận kề mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc hoặc do thiếu hiểu biết nên lo lắng thái quá và quyết định sinh mổ.

Bài viết Liệu có nguy hiểm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người dù đến ngày sinh cận kề mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc hoặc do thiếu hiểu biết nên lo lắng thái quá và quyết định sinh mổ.

Hiện tượng đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường được mô tả bằng các cụm từ như thai già ngày/tháng ; thai quá dự kiến sinh, thai quá ngày sinh… đều là để thể hiện việc thai nhi đã trưởng thành, đến ngày sinh nở nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ để cuộc sinh bắt đầu. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các trường hợp đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

– Thai già ngày/tháng, thai già tuổi: Thông thường thai kì thường kéo dài trong 40-42 tuần tuần thai. Nhưng đã quá 41 tuần thai mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, lúc này khả năng sống của thai nhi bị suy giảm, cần được can thiệp thông qua biện pháp mổ lấy thai.

– Thai quá ngày dự kiến sinh: Theo cách tính của các chuyên gia sản khoa thai quá 41 tuần hoặc 280 ngày (quá 9 tháng 10 ngày) vẫn chưa chào đời.

Làm gì khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Thai phụ đã quá ngày sinh nhưng chưa có biểu hiện chuyển dạ rất cần được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao. Nếu thuận lợi trong việc thăm khám, mẹ bầu nên đi khám thai 1-2 ngày/lần.

Bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu có vấn đề bất thường thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ mang thai quá ngày không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời sẽ khiến bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên tử vong trong bụng mẹ. Một số trường hợp, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến cuộc sinh của mẹ bầu trở nên khó khăn.

 

Không ít thai phụ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc. (ảnh minh họa)

Ngoài ra nếu quá ngày sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tuổi thai, đánh giá những nguy cơ và lợi ích, nguyện vọng của thai phụ để tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay kích thích khởi phát chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.

Thai quá ngày sinh thường là thai trên 42 tuần. Theo nhiều báo cáo sản khoa, người ta nhận thấy nhiều trường hợp quá ngày sinh, trên 41 tuần khi can thiệp thông qua việc khởi phát chuyển dạ đều cho kết quả thuận lợi mà không có các biến chứng sản khoa nào.

Hiện nay, đa số bà mẹ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường muốn sinh con bằng hình thức mổ đẻ nhiều hơn là bà mẹ muốn áp dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ để đẻ thường.

Thực tế, thai quá ngày sinh không hẳn là thai già tháng, mẹ bầu cần có kiến thức nhất định về các vấn đề thai sản, đưa ra nhận định thay vì lo lắng thái quá rồi chấp nhận việc mổ lấy thai.

Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Nếu kết quả cho thấy thai không bị suy thì mẹ bầu vẫn nên kiên nhẫn chờ chuyển dạ hoặc áp dụng phương pháp gây chuyển dạ. Nhiều ca sinh diễn ra an toàn, thuận lợi dù thai quá ngày và được bác sĩ tư vấn về việc chờ chuyển dạ.

Mẹ bầu chủ động phòng ngừa tình huống thai quá ngày

Để đề phòng hiện tượng đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, chị em cần xác định rõ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của kì kinh cuối để tính được ngày dự sinh chính xác.

Mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai thường xuyên và những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe thai kì tốt nhất. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực hiện lịch sinh hoạt khoa học, điều độ để giữ mức ổn định về cân nặng cho cả bà mẹ và thai nhi trong suốt thai kì. Nếu quá ngày dự kiến sinh 5-7 ngày, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc cho mẹ và thai nhi.

Benh.vn (Dịch từ BC) (Theo Khám Phá)

Bài viết Liệu có nguy hiểm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/feed/ 0