Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:54:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh tháo dạ ở trẻ mới sinh https://benh.vn/benh-thao-da-o-tre-moi-sinh-3263/ https://benh.vn/benh-thao-da-o-tre-moi-sinh-3263/#respond Wed, 05 Sep 2018 04:32:12 +0000 http://benh2.vn/benh-thao-da-o-tre-moi-sinh-3263/ Tháo dạ ở trẻ mới sinh là trẻ đi ngoài nhiều lần, lượng nước trong phân tăng nhiều, thay đổi thành phần, đồng thời kèm theo các triệu chứng toàn cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau do đó cũng có nhiều phương án điều trị bệnh.

Bài viết Bệnh tháo dạ ở trẻ mới sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tháo dạ ở trẻ mới sinh là tên gọi dùng để chỉ loại bệnh khi trẻ đi ngoài nhiều lần, lượng nước trong phân tăng nhiều, thay đổi thành phần, đồng thời kèm theo các triệu chứng toàn cơ thể. Bệnh lan nhanh trong trẻ nhỏ gọi là tháo dạ dịch tễ ở trẻ mới sinh. 

tháo dạ ở trẻ mới sinh

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ ăn phải sữa hoặc nước bị nhiễm bẩn, mẹ hoặc người chăm sóc mang vi khuẩn gây bệnh, hoặc trong phòng bệnh bị nhiễm bệnh giao thoa.

2.  Biểu hiện lâm sàng

Thường gặp là chứng tháo dạ do nhiễm khuẩn que đại tràng: trẻ không ăn sữa, sắc mặt xám, phản ứng kém, đi ngoài ra phân có màu vàng hoặc màu xanh, lỏng như nước, có mùi tanh. Trẻ đi ngoài hơn 10 lần mỗi ngày, nếu bị nặng còn bị nôn, mất nước và trúng độc axít.

Tháo dạ do nhiễm virus Reoviridae: đi ngoài ra phân lỏng như nước, có mùi chua, kèm theo các triệu chứng về đường hô hấp như sốt, ho… đi ngoài sau khoảng 1 tuần thì cầm.

Do các vi khuẩn khác: lị trực khuẩn, khuẩn Samonella, đặc biệt là tháo dạ do khuẩn Samonella có kèm theo phát sốt, đi ngoài có máu mủ, có thể xuất hiện chứng nhiễm trùng máu; nếu bị nặng có thể bị mất nước, trúng độc axit và suy tuần hoàn.

3. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm

Phân tích mẫu phân bình thường; có thể không thấy có gì bất thường hoặc thấy có tế bào mủ, bạch tế bào.

Nuôi cấy phân: cho kết quả dương tính.

Phân tích huyết khí và kiểm tra chất điện phân nước để có định hướng chữa trị.

Trẻ bị trướng bụng cần chụp phim mặt đứng, để loại bỏ khả năng viêm ruột hoại tử.

4. Đối với trẻ mắc bệnh cần chú ý

Cách li trẻ ở phòng riêng và điều trị thích hợp.

– Chữa bằng kháng sinh: trẻ bị nhiễm khuẩn Samonella có thể dùng Benzathine 10 – 15/1000g trọng lượng cơ thể ngày, chia làm 2 lần tiêm ven hoặc dùng Cefoperazone 50mg/1000g trọng lượng cơ thể/ngày chia 2 lần tiêm bắp. Với các loại tháo dạ khác, không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Có thể dùng các loại thuốc được bào chết từ vi sinh vật có chứa khuẩn Bifido, khuẩn que axit latic hoặc khuẩn cầu chuỗi để điều tiết các vi sinh vật khác sinh sôi quá nhiều thay thế các nhóm vi khuẩn bình thường trong đường ruột.

– Chữa trị theo triệu chứng bệnh: giảm nhiệt độ khi sốt cao, trị co rút. Khi đi ngoài nhiều có thể uống thuốc Smecta ngày 1g chia làm 3 lần, uống 3 – 5 ngày. Thuốc này có tác dụng hấp thu mạnh đối với virus, vi khuẩn và các độc tố khác, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột.

– Điều chỉnh rối loạn chất điện phân, điều chỉnh trúng độc axit.

– Trị liệu hỗ trợ: với trẻ bị nặng hoặc suy dinh dưỡng, có thể truyền máu hoặc huyết tương; cũng có thể tiêm tĩnh mạch amino acid hoặc Intralipit. Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.

Benh.vn

Bài viết Bệnh tháo dạ ở trẻ mới sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-thao-da-o-tre-moi-sinh-3263/feed/ 0