Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 24 Mar 2021 16:33:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các bệnh van tim thường gặp https://benh.vn/cac-benh-van-tim-thuong-gap-2-5415/ https://benh.vn/cac-benh-van-tim-thuong-gap-2-5415/#respond Mon, 05 Aug 2019 05:23:28 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-van-tim-thuong-gap-2-5415/ Bệnh van tim là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch (chiếm 50% bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa, bệnh viện chuyên về Tim mạch), nếu bệnh không được quản lý và điều trị tốt sẽ gây nhiều biến chứng làm bệnh nhân bị tàn phế và có thể tử vong.

Bài viết Các bệnh van tim thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh van tim là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch (chiếm 50% bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa, bệnh viện chuyên về Tim mạch), nếu bệnh không được quản lý và điều trị tốt sẽ gây nhiều biến chứng làm bệnh nhân bị tàn phế và có thể tử vong.

bệnh van tim

Quả tim có bốn van tim. Ngăn giữa buồng thất phải và buồng nhĩ phải là van ba lá. Ngăn giữa buồng thất trái và buồng nhĩ trái là van hai lá. Ngăn giữa buồng thất phải với động mạch phổi là van động mạch phổi và ngăn giữa buồng thất trái với động mạch chủ là van động mạch chủ. Khi các van tim bị tổn thương gây hẹp hoặc hở hoặc cả hẹp và hở van sẽ ảnh hưởng đến dòng máu chảy trong tim cũng như dòng máu chảy ra động mạch. Từ đó sẽ dẫn đến rối loạn huyết động và tuỳ mức độ rối loạn này mà có các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng.

Dấu hiệu bệnh van tim thường gặp

Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn đầu khi bệnh van tim còn ở mức độ nhẹ thì người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì đặc biệt. Rất nhiều trường hợp là do tình cờ bệnh nhân đi khám sức khoẻ được phát hiện là có bệnh van tim. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, có thể đau ngực và đặc biệt là có dấu hiệu khó thở. Khó thở lúc đầu thường xuất hiện khi bệnh nhân phải gắng sức làm một việc gì đó. Về sau mức độ khó thở sẽ tăng dần và có thể có khó thở cả về đêm…

Phần lớn các trường hợp bệnh van tim có thể phát hiện bằng ống nghe tim vì dòng chảy bất thường của máu thường tạo ra âm thanh đó là tiếng thổi.

Biến chứng bệnh: Bệnh nhân bị bệnh van tim nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tốt sẽ có một số biến chứng hay gặp trên lâm sàng như: Rối loạn nhịp gây nhịp nhanh hoặc nhịp chậm hoặc bỏ nhịp; tắc mạch gây tai biến mạch não (liệt nửa người, thất ngôn, hôn mê…), nhồi máu phổi (khó thở nhiều, đau ngực, ho ra máu…), suy tim (khó thở, phù, gan to…), suy thận (phù, tiểu ít, da – niêm mạc nhợt…)…

Xét nghiệm cận lâm sàng

Điện tim đồ: Có giá trị chẩn đoán các rối loạn nhịp tim và các biểu hiện tăng gánh cơ tim ở giai đoạn bệnh với mức độ vừa trở lên. Ví dụ như: Dày nhĩ, dày thất, ngoại tâm thu, rung nhĩ…

X Quang: Cho biết các tổn thương như giãn các buồng tim, vôi hoá van tim, ứ huyết ở phổi và các tổn thương phối hợp khác…

Siêu âm tim: Cho biết các tổn thương van tim như hẹp – hở van, mức độ hẹp – hở van tim, tình trạng dày hoặc vôi hoá van và tổ chức dưới van… Ngoài ra, siêu âm tim còn cho biết một số thông số quan trọng như: Chức năng tim, áp lực động mạch phổi, các tổn thương tim khác phối hợp. Đây là phương pháp thăm dò không chảy máu rất có giá trị để chẩn đoán xác định bệnh cũng như mức độ tổn thương và tiên lượng được diễn biến của bệnh.

Thông tim: Được chỉ định trong một số trường hợp để đánh giá chính xác tổn thương van tim, cơ tim, các mạch máu…

Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác: Xét nghiệm huyết học và sinh hoá máu, Chụp CT scanner ngực, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp đa dãy…các xét nghiệm này giúp bổ sung cho việc chẩn đoán mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân các bệnh van tim

Bệnh thấp tim

Thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh van tim. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A “Streptococus”.

Suy tim

Khi cơ tim bị suy do bất kỳ nguyên nhân gì đều có xu hướng giãn ra. Khi buồng tim giãn gây giãn vòng van, giãn dây chằng và cột cơ dẫn đến hở van tim.

Bệnh tim bẩm sinh

Là những bất thường của van tim xuất hiện ngay khi sinh ra. Ví dụ như bệnh: hẹp van động mạch chủ thường gặp là bệnh van động mạch chủ có hai lá van (bình thường có ba lá van); hở van động mạch chủ trong hội chứng Marfan; hẹp van động mạch phổi; hẹp van hai lá (van hai lá hình dù, vòng thắt trên van hai lá); hở van hai lá do: xẻ lá van, van hai lá có hai lỗ van; hở van ba lá trong bệnh Ebstein…

Biến chứng của nhồi máu cơ tim như đứt cơ nhú, đứt dây chằng van tim gây hở van tim.

Sự suy yếu của các tổ chức dưới van

Đứt dây chằng của tim có thể gây hở van tim.

Tổn thương thành động mạch chủ lên làm cho động mạch chủ bị yếu dẫn tới giãn động mạch chủ và hậu quả là hở van động mạch chủ.

Bệnh hệ thống gây xơ hoá van: bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… gây hở van tim.

Nhiễm trùng: nhiễm trùng van tim được gọi là “Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn”. Tổn thương van thường gặp là thủng van, đứt dây chằng, cột cơ… gây hở van tim.

Những nguyên nhân khác: thoái hoá van ở người cao tuổi, chấn thương, u carcinoid, lắng đọng mucopolysaccharid, hội chứng Takayashu, phình giãn xoang valsalva….

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: mệt, ho, tức ngực, khó thở… Nghe tim có tiếng thổi ở tim, nhịp nhanh. Gan to, phù, phổi có ran ứ đọng…

Các xét nghiệm: Điện tim đồ, siêu âm tim, chụp tim phổi, thông tim… trong các xét nghiệm này thì siêu âm tim đóng vai trò quan trọng nhất vì giúp chẩn đoán xác định bệnh, giúp cho hướng phương pháp điều trị phù hợp, giúp tiên lượng bệnh.

Điều trị không dùng thuốc

Chế độ không dùng thuốc: Ăn uống, sinh hoạt, làm việc phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu có biểu hiện suy tim cần ăn giảm muối (< 6 g muối/24 giờ), ăn giảm mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế chất kích thích (như: rượu, bia, cà phê), không hút thuốc lá- thuốc lào; không lao động gắng sức…

Chế độ điều trị bệnh

Điều trị nội khoa

– Lợi tiểu: Được dùng nếu có hiện tượng giữ muối và nước hoặc suy tim xung huyết để giảm gánh nặng cho tim. Ví dụ: furosemide, hydroclorothiazide, spironolactone…

– Digitalis: Làm tăng sức co bóp cơ tim, làm giảm nhịp tim đặc biệt khi bệnh nhân bị rung nhĩ. Ví dụ: digoxin, digitoxin…

– Thuốc làm giảm hậu gánh: Thuốc ức chế men chuyển làm giảm thể tích dòng hở và tăng thể tích tống máu, giảm suy tim. Ví dụ: Enalapril, captopril, perindopril, lisinopril…

– Thuốc giãn mạch nhóm nitrate làm giảm tiền gánh, giảm gánh nặng cho tim như: nitroglycerine, mononitrat, isosorbide…

– Thuốc chẹn beta giao cảm: có thể sử dụng trong trường hợp nhịp nhanh do hẹp/hở van tim, suy tim nhưng chức năng tim còn bù. Ví dụ: carvedilol, metoprolol, bisoprolol.

– Thuốc chống rối loạn nhịp như: amiodaron, metoprolol, bisoprolol, lidocaine…

– Thuốc chống đông máu: Cần dùng cho bệnh nhân có biến chứng rung nhĩ, buồng tim giãn, bệnh nhân mang van nhân tạo cơ học vì nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong tim. Thuốc thường được sử dụng: cumarin, aspirin, ticlodipin, clopidogil, dipyridamole…

Điều trị can thiệp (theo chỉ định)

– Phương pháp nong van tim qua đường ống thông (qua da) để điều trị bệnh hẹp van tim như: hẹp van hai lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ…

– Thay van qua da như: thay van động mạch chủ, thay van hai lá.

Phẫu thuật (theo chỉ định)

– Tách mép van: Phẫu thuật viên sẽ dùng tay hoặc dụng cụ để tách mép van bị dính trong trường hợp hẹp van tim. Ngày nay phương pháp này được thay thế bởi phương pháp nong van bằng bóng qua da.

– Sửa van: Khâu hẹp vòng van, khâu lại các vết rách ở lá van, sửa dây chằng, cột cơ của van tim…

– Thay van: Được chỉ định trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật sửa van, hoặc tách mép van. Van mới này có thể là van sinh học hoặc van cơ học.

Điều trị khác

Bệnh nhân bị hẹp- hở van tim dẫn đến suy tim nặng mà không còn chỉ định điều trị can thiệp hay phẫu thuật mổ sửa hoặc thay van thì có thể điều trị suy tim bằng các biện pháp đặc biệt như: cấy máy tái đồng bộ tim, ghép tim…

Điều trị nguyên nhân

Điều trị bệnh thấp tim thật tốt (tiêm phòng thấp cấp I hoặc cấp II); Điều trị tốt các nguyên nhân có thể dẫn đến suy tim, làm giãn buồng tim gây hở van tim.

Cách phòng chống các bệnh van tim

– Để phòng bệnh thấp tim tốt nhất là giáo dục chế độ vệ sinh phòng bệnh tốt. Khi phát hiện nhiễm trùng vùng họng (thường do liên cầu) cần được điều trị triệt để. Khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ ở các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp tim đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

– Để phòng bệnh mạch vành (nguyên nhân gây suy tim, hở van tim) cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipide máu; hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế uống rượu-bia; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực theo khả năng(ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần), tránh stress, không để thừa – cân béo phì.

– Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường để không bị bệnh nhiễm trùng.

– Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng: ăn, uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Các bệnh van tim thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-van-tim-thuong-gap-2-5415/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị bệnh thấp tim của Bộ Y tế https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/#respond Sun, 28 Jul 2019 06:18:00 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/ Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân (có liên quan đến miễn dịch) chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A theo phân loại của Lancefield. Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: Viêm đa khớp, viêm tim, chorea, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh thấp tim của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Định nghĩa

– Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân (có liên quan đến miễn dịch) chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A theo phân loại của Lancefield. Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: Viêm đa khớp, viêm tim, chorea, hạt dưới da, ban đỏ vòng.

– Bệnh thấp tim đã được biết đến từ thế kỷ 17. Năm 1944, J.Duckett Jone đưa ra bảng hướng dẫn chẩn đoán thấp tim. Năm 1988, WHO đã công nhận bảng tiêu chuẩn chẩn đoán thấp tim của Jone đã được sửa đổi.

– Hiện nay trên thế giới bệnh thấp tim đã được giải quyết ở các nước phát triển. Các nước khác tỷ lệ bệnh vẫn còn cao. Ở Việt Nam tỷ lệ thấp tim ở trẻ em dưới 16 tuổi là 0,45%.

thấp tim

2. Nguyên nhân

– Do vi khuẩn Liên cầu beta tan huyết nhóm A gây ra.

3. Triệu chứng bệnh

Lâm sàng

– Viêm họng: Hay gặp trước đó 1-2 tuần. Toàn thân: Người bệnh có sốt nhẹ hoặc sốt cao; toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém; có thể ho, đau ngực…

– Viêm van tim: Hay gặp mới xuất hiện TTT ở mỏm do HoHL; thổi tâm trương ở giữa mỏm (thổi carey coomb), có thể do tăng cường độ tiếng T3; thổi tâm trương ở đáy tim do HoC.

– Viêm cơ tim: Nhịp tim thường nhanh, tương ứng với tăng 1 độ C – nhịp tim tăng 30 đến 35 ck/ph, có thể có ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, có thể có tiếng ngựa phi ở mỏm hoặc trong mỏm.

– Viêm màng ngoài tim: Tiếng tim mờ, có thể nghe thấy tiếng cọ màng tim.

– Viêm khớp: Thường hay gặp ở các khớp nhỡ hoặc khớp lớn như: Đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay… khớp đau di chuyển, hạn chế vận động, sưng- nóng – đỏ. Đặc điểm của viêm khớp: Đáp ứng rất nhanh với salicylat, khi khỏi không để lại di chứng, không điều trị cũng tự khỏi sau 4 tuần.

– Múa giật (Sydenham): Do tổn thương thần kinh trung ương. Người bệnh có những động tác ở một hoặc hai chi với đặc điểm: Biên độ rộng, đột ngột, không có ý thức, tăng lên khi thức và giảm hoặc hết động tác nếu tập trung vào một việc nào đó hoặc khi ngủ. Thường hết múa giật sau 4-6 tuần.

– Ban vòng (ban Besnier): Vòng ban hồng, xếp thành quầng có đường kính của viền 1-2 mm, hay gặp ở thân, mạn sườn, gốc chi, không có ở mặt. Ban mất đi sau vài ngày.

– Hạt Meynet: Là những hạt nổi dưới da có đường kính khoảng 5-10 mm, dính trên nền xương (khuỷu, gối…) ấn không đau, xuất hiện cùng viêm khớp và viêm tim, mất đi sau vài tuần.

– Suy tim (trong trường hợp thấp tim nặng): Người bệnh khó thở, ho khan, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phổi có ran ẩm…

Cận lâm sàng

– Máu: CTM: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng; sợi huyết tăng; Protein C tăng; Antistreptolysin O: Tăng cao > 200 đơn vị Todd. Tăng nhiều sau nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A sau 2 tuần, kéo dài 3-5 tuần rồi giảm dần.

– Điện tâm đồ: Bloc nhĩ – thất cấp I hay gặp. Có thể gặp bloc nhĩ – thất cấp II, III. Nhịp nhanh xoang. Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất…

– Chụp tim phổi: Có thể thấy tim to, rốn phổi đậm…

– Siêu âm tim: Hình ảnh HoHL, HoC, có thể có dịch màng tim…

4. Điều trị thấp tim

Nguyên tắc điều trị

– Điều trị triệu chứng; điều trị nguyên nhân; phòng bệnh.

Điều trị cụ thể

– Điều trị đợt thấp tim: Nghỉ ngơi, kháng sinh, chống viêm, điều trị triệu chứng.

– Nghỉ ngơi

Bảng 1: Nghỉ ngơi theo mức độ viêm

Không viêm tim nghỉ ngơi trên giường 2 tuần: đi lại trong phòng 2 tuần
Viêm tim, tim không to nghỉ ngơi trên giường 4 tuần: đi lại trong phòng 4 tuần
Viêm tim, tim to nghỉ ngơi trên giường 6 tuần: đi lại trong phòng 6 tuần
Viêm tim, suy tim nghỉ ngơi trên giường khi hết suy tim: đi lại trong phòng 3 tuần

– Kháng sinh điều trị bệnh Thấp tim

  • Cần điều trị ngay, đủ liều và đủ thời gian để diệt được liên cầu.
  • Hiện nay, penicilin vẫn là thuốc thường dùng vì có hiệu quả nhất, chưa thấy có sự kháng penicilin của liên cầu, đồng thời thuốc có giá thành thấp và sẵn có trên thị trường thuốc. Các thuốc kháng sinh dòng beta-lactam cũng có hiệu quả cao trong điều trị liên cầu. Khi bị dị ứng với penicilin có thể dùng erythromycin (nhưng có khoảng 10% liên cầu kháng erythromycin).

– Thuốc và cách sử dụng trong điều trị bệnh thấp tim:

Bảng 2: Thuốc và cách sử dụng trong điều trị bệnh thấp tim

Kháng sinh

Liều lượng

Cách dùng

Ghi chú

Benzathin penicilin

<30 kg: 600.000 đv.

Từ 30 kg trở lên: 1.200.000 đv.

Tiêm bắp sâu (tiêm mông) một lần duy nhất.

Hiệu quả nhất (>97%).

Penicilin V

< 30kg: 500mg/24 giờ.

Từ 30kg trở lên: 1g/24 giờ.

Uống 2 lần/24 giờ. Uống đủ 10 ngày.

Hiệu quả như tiêm.

Erythromycin

< 30kg: 500 mg.

Từ 30 kg trở lên: 1g.

Uống 2 lần/24 giờ. Uống đủ 10 ngày.

Dùng khi dị ứng với Penicilin. Tác dụng tốt (>70%).

– Chống viêm: Tùy theo mức độ của bệnh

  • Viêm đa khớp: Aspirin 100 mg/kg/ngày x 6 ngày. Aspirin 75 mg/kg/ngày x 2 tuần.
  • Viêm tim: Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày x 2-3 tuần, nếu máu lắng giảm thì bắt đầu giảm liều 1-2 mg/tuần.

– Điều trị triệu chứng:

Điều trị suy tim:

  • Trợ tim: Digoxin 0,25mg/ngày;
  • Lợi tiểu: Furosemid 40 mg x 1-2 viên/ngày (chú ý: bù Kali).

Giãn mạch (thuốc ức chế men chuyển): Perindopril 4 mg x 1viên/ngày hoặc enalapril 5 mg x 1 viên/ngày hoặc captopril 25 mg x 1 viên/ngày.

Múa vờn: Phenobarpital: 16-32 mg/kg/ngày; haloperidol: 0,03 – 1 mg/kg/ngày; chlopromazin: 0,5 mg/kg/ngày.

5. Phòng bệnh

– Phòng thấp tái phát hay phòng thấp cấp II (cho người bệnh đã được chẩn đoán bị bệnh thấp tim). Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới: hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh Thấp tim. Đặc điểm của vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A là rất hay kháng thuốc nếu dùng một loại thuốc kéo dài nhiều năm. Khuyến cáo chỉ dùng 2 loại thuốc để phòng bệnh thấp tim tái phát đó là: penicilin (ưu tiên số 1) và erythromycin (nếu dị ứng với penicilin).

  • Benzathin penicilin (tiêm): 1.200.000 đv cho người bệnh > 30 kg; 600.000 đv cho người bệnh < 30 kg. Tiêm bắp sâu (tiêm mông), 28 ngày tiêm một lần.
  • Hoặc: Penicilin V (uống): 0,5 g/24 giờ cho người bệnh < 30 kg; 1 g/24 giờ cho người bệnh từ 30 kg trở lên. Uống hàng ngày.
  • Hoặc: Erythromicin (uống): 0,5 g/24 giờ cho người bệnh < 30 kg; 1 g/24 giờ cho người bệnh từ 30 kg trở lên. Uống hàng ngày.

– Thời gian phòng thấp:

  • Thấp tim chưa có biến chứng van tim: Phòng thấp tim tái phát ít nhất là 5 năm và ít nhất đến năm 18 tuổi.
  • Thấp tim có biến chứng van tim: Phòng thấp tim tái phát kéo dài ít nhất đến năm 45 tuổi.

– Chú ý: Khi đang tiêm phòng thấp cấp II, nên chuyển thuốc tiêm thành thuốc uống trong các trường hợp sau: người bệnh đang bị suy tim nặng; người bệnh đang bị một bệnh cấp tính khác như: Hen phế quản, viêm phế quản, suy gan, suy thận…; người bệnh có chỉ định nong van, mổ sửa van, mổ thay van…; người bệnh đang mang thai (phòng trường hợp cấp cứu sốc phản vệ do penicilin khó thành công).

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội khoa. NXBYH, 2011.

2. Thấp tim và bệnh tim do thấp, NXBYH, 2002

3. Therapeutic Antibiotic Guidelines 2010 version 14.

Xem thêm: Chẩn đoán, điều trị bệnh thấp tim

Benh.vn

Bài viết Hướng dẫn điều trị bệnh thấp tim của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-benh-thap-tim-cua-bo-y-te-7277/feed/ 0
Thấp khớp cấp https://benh.vn/thap-khop-cap-2668/ https://benh.vn/thap-khop-cap-2668/#respond Tue, 13 Nov 2018 14:00:37 +0000 http://benh2.vn/thap-khop-cap-2668/ Thấp khớp cấp là bệnh mắc phải sau nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A vùng hầu họng. Đây là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh...), trong đó tổn thương khớp rất thường gặp.

Bài viết Thấp khớp cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thấp khớp cấp là bệnh mắc phải sau nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A vùng hầu họng. Đây là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh…), trong đó tổn thương khớp rất thường gặp.

thấp khớp cấp

Bệnh có nhiều tên gọi khác như viêm khớp cấp do thấp, sốt thấp, thấp tim. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ em học đường, đặc biệt từ 6- 15 tuổi. Bệnh phổ biến ở các nước chậm phát triển mà điều kiện kinh tế, văn hoá nói chung và y tế nói riêng còn chưa tốt. ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh từ khoảng 4- 7%.

Nguyên nhân thấp khớp cấp

Nguyên nhân bệnh viêm khớp cấp do thấp là do nhiễm một loại vi khuẩn được gọi là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes). Loại vi khuẩn này thường cư trú ở vùng hầu họng. Khi trẻ bị viêm họng, ngoài tình trạng viêm tại họng, vi khuẩn này không gây tổn thương tại chỗ mà thông qua một “tác động gây bệnh từ xa” (thuật ngữ chuyên môn gọi là phản ứng miễn dịch), từ đó khởi phát các tổn thương ở khớp, tim, da, thần kinh…

Cần lưu ý còn có một nhóm liên cầu khuẩn khác thường khu trú ở vùng da gây các bệnh da như chàm, chốc…, hoặc gây viêm cầu thận nhưng không gây bệnh viêm khớp do thấp.

Biểu hiện bệnh thấp khớp cấp

Bệnh thấp khớp cấp thường gặp vào cuối thu, mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh, ẩm, khí hậu thay đổi đột ngột. Bệnh có thể gây thành các vụ dịch nhỏ trong các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường học…

– Trẻ ban đầu thường có biểu hiện viêm họng như sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm. Khám thấy họng đỏ, amidan có thể sưng to, hạch góc hàm sưng to, đau. Viêm họng có thể tự khỏi hoặc nếu không được điều trị tích cực có thể gây biến chứng viêm phổi hoặc viêm tai giữa… Sau 2 đến 4 tuần kể từ khi bị viêm họng, ở một số trẻ (chứ không phải tất cả các trẻ bị viêm họng) có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp cấp do thấp.

– Biểu hiện bệnh tại khớp thường là viêm nhiều khớp với đặc điểm: thường xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. ít khi gặp viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Thời gian viêm một khớp thường từ 3- 5 ngày. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trường hợp không điển hình khớp chỉ đau, không sưng, nóng, đỏ.

– Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân bị viêm các bộ phận của tim (cơ tim, màng trong hoặc màng ngoài tim) dẫn đến các bệnh lý tim do thấp, có thể gây suy tim cấp và mạn tính. Đặc biệt hay gặp các bệnh lý di chứng van tim do thấp như hẹp hở van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ…

Bài viết Thấp khớp cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thap-khop-cap-2668/feed/ 0
Chẩn đoán, điều trị bệnh thấp tim https://benh.vn/chan-doan-dieu-tri-benh-thap-tim-2234/ https://benh.vn/chan-doan-dieu-tri-benh-thap-tim-2234/#respond Wed, 27 Jun 2018 04:10:08 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-dieu-tri-benh-thap-tim-2234/ Thấp tim là bệnh thường gặp ở người trẻ, nguyên nhân do liên cầu, diễn biến thường khó lường, dự phòng suốt đời nói lên tầm quan trọng tác động lên tim đặc biệt là buồng tim trái.

Bài viết Chẩn đoán, điều trị bệnh thấp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Khó khăn trong đợt thấp đầu tiên, dựa vào các tiêu chuẩn của Jones.

1.1. Tiêu chuẩn chính

– Viêm tim.

– Ban vòng.

– Viêm khớp.

– Nốt dưới da.

– Múa giật.

1.2. Tiêu chuẩn phụ

– Sốt

– Đau khớp

– PR kéo dài

– VS tăng, bạch cầu tăng, C Reative Protein (+)

– Tiền sử thấp hay bị bệnh tim sau nhiễm liên cầu.

1.3.Tiêu chuẩn mới bị nhiễm liên cầu

– Tăng dần nồng độ kháng thể kháng liên cầu.

– Vừa bị bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlatine).

Khi chẩn đoán thấp tim phải có 2 tiêu chuẩn chính, hoặc 1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ và mới bị nhiễm liên cầu.

1.4. Những kỹ thuật mới

– Siêu âm 2 bình diện có thể thấy tràn dịch màng tim, các biến đổi các van tim, mức độ rối loạn chức năng tim.

– Siêu âm Doppler: Phát hiện hở van 2 lá, van ĐMC, đánh giá mức độ hở.

bệnh thấp tim

2. Chẩn đoán phân biệt

2.1. Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm nhiều khớp nhỏ, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, tiến triển kéo dài.

2.2. Viêm khớp do lậu cầu: Viêm 1 khớp thường là khớp gối, dịch khớp có vi khuẩn.

2.3. Lao khớp: Cơ thể suy kiệt, sốt dai dẳng, thường sau lao phổi, khớp thường gặp: khớp háng, cột sống lưng.

2.4. Lupus ban đỏ: Ban hình cánh bướm ngoài da, biến đổi màu da, đau nhiều khớp, thương tổn thận nặng, tổn thương màng phổi, bụng.

2.5. Viêm màng ngoài tim, cơ tim do virus: Bệnh rầm rộ, cấp tính, sốt cao, cọ màng ngoài tim, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.

 ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

1. Điều trị bệnh thấp tim đợt hoạt động

– Chế độ sinh hoạt, hộ lý:

  • Cho bệnh nhân chế độ bất động tại giường, thời gian 1-3 tuần tuỳ mức độ nặng của bệnh. Mục đích là để tránh tổn thương tim nặng do gắng sức.
  • Ăn nhẹ các thức ăn dễ tiêu; có thể cho bệnh nhân ăn giảm muối.

– Kháng sinh:

  • Phải dùng kháng sinh càng sớm càng tốt. Dùng ngay khi có chẩn đoán thấp tim hoạt động, ngay cả trong trường hợp cấy nhầy họng âm tính nhưng các triệu chứng khác ủng hộ chẩn đoán.
  • Penicillin V: 500.000 đv x 2 lần/ngày x10 ngày. Nếu có dị ứng với penicillin thì thay bằng erythromycin 250 mg x 4 lần/ngày x 10 ngày.

– Salicylates (aspirin, aspegic):

  • Liều tấn công tới 90-120 mg/kg/24giờ. Có thể thấy kết quả giảm sốt, giảm đau rõ rệt sau 12 giờ dùng thuốc.
  • Thời gian dùng ít nhất là 2 tuần.

– Corticoid:

  • Những trường hợp nặng có thể dùng prednisolon liều 1-2 mg/kg, dùng liều cao ngay từ đầu: 30 mg x 4 lần/ngày; sau đó giảm dần và kéo dài ít nhất 4-6 tuần.
  • Nếu có chống chỉ định dùng corticoid thì thay bằng endoxan 1-2 mg/kg.

2. Điều trị dự phòng thấp tim

– Các tác giả thống nhất phải điều trị dự phòng thứ phát, ít nhất 5 năm sau đợt điều trị tấn công. Thời gian điều trị dự phòng còn phụ thuộc vào lứa tuổi và cơ địa của từng bệnh nhân.

  • Benzathyl penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp thịt 4 tuần/1 lần (Hội tim Mỹ và TCYT thế giới) hoặc penicillin V 250.000đv x 2 lần/ngày x 1 tuần/tháng.
  • Giải quyết các yếu tố thuận lợi gây nhiễm liên cầu khuẩn.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

1. Thể thông thường

Lâm sàng cải thiện rất nhanh.

– Triệu chứng khớp giảm sau 24h, PR dài ra sau vài ngày, VS tăng sau 2 – 3 tuần.

– Tất cả các triệu chứng mất sau 2 tháng.

2. Thể nặng

– Thấp tim ác tính

  • Gặp trẻ nhỏ < 7 tuổi.
  • Viêm tim toàn bộ đặc biệt là cơ tim cấp hoặc ở não, thận, phổi.
  • Sốt kín đáo đau khớp ít.
  • Điều trị ít kết quả.

– Thể tiến triển

  • Tiến triển chậm hơn.
  • Có sự nối tiếp các đợt cấp và đợt lui bệnh.
  • Luôn bị di chứng trầm trọng ở tim. 4

3. Thể di chứng

Thường ở màng trong tim:

– Van hai lá: Tổn thương nhiều nhất gây hở hẹp van 2 lá sau 2 năm.

– Van động mạch chủ: Hẹp hở van động mạch chủ, hở ĐMC đơn thuần còn hẹp thì hiếm.

– Van 3 lá: hiếm, thường kết hợp với các van khác.

4. Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn

Biến chứng đáng sợ nhất, Osler hay gặp ở hở các van hơn là hẹp.

5. Tái phát

Hay gặp ở bệnh nhân không dự phòng tốt.

TIÊN LƯỢNG

Phụ thuộc vào tổn thương tim

– Nếu không tổn thương tim đợt đầu hoặc viêm tim nhưng tim không to, chẩn đoán và điều trị sớm, dự phòng đầy đủ, không tái phát thì tiên lượng tốt 90% phòng được biến chứng tim.

– Nếu tổn thương tim đợt đầu không dự phòng đầy đủ theo phác đồ thì tiên lượng xấu đi nhiều.

– Theo Fridberg và Jones: 10 – 20% bệnh sau đợt thấp tim đầu sẽ trở thành trẻ tàn phế. Tử vong sau 2 – 6 năm.

– Số còn lại sống đến tuổi trưởng thành: – 65% bệnh nhân sinh hoạt bình thường.

– 25% sống sức khỏe giảm sút nhiều và là gánh nặng cho gia đình và XH.

KẾT LUẬN

– Là bệnh gặp ở người trẻ, nguyên nhân do liên cầu.

– Bệnh cảnh đa dạng.

– Chẩn đoán ban đầu khó, khi chẩn đoán được kể cả kỹ thuật mới thì tim đã bị viêm.

– Diễn biến khó lường, dự phòng suốt đời nói lên tầm quan trọng tác động lên tim đặc biệt là buồng tim trái.

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán, điều trị bệnh thấp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-dieu-tri-benh-thap-tim-2234/feed/ 0
Sự nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp đối với tim của trẻ em https://benh.vn/su-nguy-hiem-cua-benh-thap-khop-cap-doi-voi-tim-cua-tre-em-4413/ https://benh.vn/su-nguy-hiem-cua-benh-thap-khop-cap-doi-voi-tim-cua-tre-em-4413/#respond Sat, 24 Mar 2018 08:03:07 +0000 http://benh2.vn/su-nguy-hiem-cua-benh-thap-khop-cap-doi-voi-tim-cua-tre-em-4413/ “Thấp khớp đớp vào tim”, tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bệnh liên quan tới khớp nhưng chỉ có 1 bệnh về khớp có thể làm biến đổi ở các van tim, đó là bệnh thấp khớp cấp. Vậy, làm sao phân biệt được bệnh thấp khớp cấp với các loại bệnh khớp khác? Bệnh khớp cấp gây nguy hiểm tới tim như thế nào? Làm thế nào để phòng và điều trị sớm bệnh thấp khớp cấp cho trẻ nhỏ

Bài viết Sự nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp đối với tim của trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ xa xưa, dân gian ta đã có câu “thấp khớp đớp vào tim”, tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bệnh liên quan tới khớp nhưng chỉ có 1 bệnh về khớp có thể làm biến đổi ở các van tim, đó là bệnh thấp khớp cấp.

Vậy, làm sao phân biệt được bệnh thấp khớp cấp với các loại bệnh khớp khác? Bệnh khớp cấp gây nguy hiểm tới tim như thế nào?

thap_khop_cap_1

Bệnh thấp khớp là gì?

Bệnh thấp khớp là bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Bệnh thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể.

Bệnh gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng bị bệnh. Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và thỉnh thoảng bị sốt.

Bệnh thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp là biến chứng của viêm họng do nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh thấp khớp cấp

  • Khởi bệnh thường là cấp tính với sốt, đau-viêm họng, đau viêm khớp.
  • Vị trí đau bắt đầu thường ở các khớp lớn (khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân).
  • Sưng nóng đỏ đau, khớp lớn, không hoặc ít đối xứng, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ.
  • Viêm họng sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm.
  • Di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi chuyển sang khớp mới, khớp cũ hết đau, không để lại di chứng tại khớp .

viem_khop_cap_o_tre_em

Viêm khớp cấp do viêm họng nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A biến chứng (Ảnh minh họa)

Đối tượng mắc bệnh thấp khớp cấp

  • Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 – 0,6 % dân số trẻ em, rất ít gặp ở người lớn.
  • Gặp đều ở cả hai giới (Nữ = Nam)
  • Bệnh thường mắc ở trẻ em lứa tuổi đến trường (thường từ 5 – 15 tuổi)

Sự nguy hiểm của thấp khớp cấp tới tim

Thấp khớp có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim đưa đến suy tim, chính vì vậy người ta xếp thấp khớp vào nhóm bệnh tim mạch và gọi là thấp tim. Biến chứng tim hay não có thể muộn hơn 10 đến 20 năm.

Các triệu chứng thấp tim khởi đầu khoảng hai tuần sau khi nhiễm trùng họng bao gồm sốt, đau mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc cổ tay, di chuyển từ khớp này sang khớp khác, sưng đỏ nóng đau, nổi nốt dưới da, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, chuyển động giật rung tay chân và khuôn mặt.

Thấp khớp cấp có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim đưa đến suy tim, Bệnh có nhiều tên gọi khác như viêm khớp cấp do thấp, sốt thấp, thấp tim.

Phòng bệnh thấp khớp cấp

  • Dự phòng gồm phòng thấp ban đầu và phòng thấp tái phát. Phòng thấp ban đầu áp dụng cho trẻ chưa bao giờ bị thấp tim.
  • Trẻ cần thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng đánh răng, xúc họng, ngậm họng bằng nước muối.

ve_sinh_rang_mieng_cho_be

Trẻ cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, ngâm họng nước muối…(Ảnh minh họa)

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Khi phát hiện trẻ bị viêm họng, sưng khớp cần phải cho trẻ đi khám bệnh, làm xét nghiệm để phát hiện, điều trị  sớm, đúng cách.

Điều trị viêm khớp cấp và chế độ sinh hoạt, ăn uống cho bệnh nhân

Thấp khớp cấp được điều trị bằng các loại thuốc giảm viêm, chống đau, kháng sinh diệt liên cầu. Ngoài ra cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Thuốc điều trị thấp khớp cấp

Sử dụng các loại thuốc bao gồm:

  • Giảm đau, cải thiện chức năng và ngăn ngừa tổn thương khớp gia tăng.
  • Chống nhiễm khuẩn nhằm loại bỏ liên cầu khuẩn (thường dùng các chế phẩm Penicillin).
  • Chống viêm (nhóm không Steroid như Aspirin, nhóm không Steroid như Prednisolon), điều trị triệu chứng như suy tim (nếu có).
  • Khi đã được chẩn đoán thấp khớp thì cần phải được điều trị dự phòng cấp I, nếu bệnh đã vào tim thì phải được dự phòng cấp II (có thể kéo dài 5,10 năm hoặc suốt đời)

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân thấp khớp cấp

  • Bệnh nhân thấp khớp cấp cần chú trọng nồng độ cholesterol (trong máu), huyết áp.
  • Tránh giữ cơ thể ở một vị trí quá lâu hay những chuyển động làm cho các khớp thêm căng thẳng dẫn đến đau các khớp.
  • Bôi kem chống viêm phủ kín chỗ khớp đau.
  • Giảm cân nếu người bệnh đang thừa cân.
  • Duy trì lối sống khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống của bệnh nhân thấp khớp cấp

  • Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại: trái cây và rau quả có chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin E.
  • Ăn thức ăn giàu a xít béo omega-3 như cá nước lạnh (cá hồi, cá thu, cá trích), hạt lanh, hạt cải dầu (canola), đậu nành, dầu đậu nành, hạt bí ngô, quả óc chó…

Ý kiến của chuyên gia về thấp khớp cấp

Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược

“Bệnh khớp không chỉ “đớp” tim như lâu nay chúng ta vẫn hiểu. Biến chứng của nó còn nặng nề hơn nhiều nếu không được quan tâm và điều trị đúng mức.

Không phải bệnh khớp nào cũng gây ảnh hưởng đến tim. Ngược lại, không phải bệnh thấp tim nào cũng có đau sưng khớp. Thấp khớp thường hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và biến chứng tim hay não của nó có thể muộn hơn 10 đến 20 năm.

Bệnh thường biểu hiện mở đầu bằng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu trùng tan huyết nhóm A: sốt ho, đau họng, nổi các hạch ở dưới hàm và hai bên cơ ức, đòn chũm trong khoảng 5-7 ngày. Sau đó là hiện tượng viêm sưng đau các khớp to, di chuyển nhanh, kèm sốt 38-39 độ, đôi khi có nổi ban đỏ, có bờ ở dưới da, có co giật ở tứ chi, ở các cơ mặt, lưỡi hoặc sờ thấy các hạt thấp ở dưới da. Nếu nghe nhịp tim lúc này, bác sĩ sẽ nhận thấy tạp âm bệnh lý.

Thấp tim là bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng có thể dự phòng hiệu quả. Chỉ cần tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị dự phòng. Nếu phát hiện sớm những trường hợp cần nong hoặc thay van tim thì mới có thể kiểm soát được bệnh.”

Lời kết

Thấp khớp cấp là một bệnh có thể phòng có hiệu quả nếu chúng ta quan tâm đúng mức. Đối tượng mắc bệnh thấp khớp cấp thường là trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 5 đến 15 tuổi).

Vì vậy, khi trẻ mắc các bệnh mãn tính vùng hầu, họng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị một cách triệt để, đề phòng viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A gây nên những biến chứng chạy vào tim, não…

Ngoài ra cần cải thiện điều kiện sống, đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất… để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ.

Xem thêm: Chẩn đoán, điều trị bệnh thấp tim

Bài viết Sự nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp đối với tim của trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-nguy-hiem-cua-benh-thap-khop-cap-doi-voi-tim-cua-tre-em-4413/feed/ 0
Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa rét https://benh.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/ https://benh.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/#respond Fri, 04 Mar 2016 04:09:17 +0000 http://benh2.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/ Miền Bắc nước ta hay trải qua những ngày rét đậm, rét hại có cường độ mạnh và thời gian kéo dài kỷ lục, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người và hoạt động lao động, sản xuất. Tại các phòng khám, ngay trước và sau Tết, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh đã tăng nhiều so với mọi năm. Người bệnh thuộc đủ các lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất là trẻ em và người cao tuổi, tập trung nhiều ở các nhóm bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; bệnh lý tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim; bệnh lý cơ xương khớp như đợt tiến triển của các bệnh khớp mạn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp...

Bài viết Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa rét đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miền Bắc nước ta hay trải qua những ngày rét đậm, rét hại có cường độ mạnh và thời gian kéo dài kỷ lục, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người và hoạt động lao động, sản xuất. Tại các phòng khám, ngay trước và sau Tết, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh đã tăng nhiều so với mọi năm. Người bệnh thuộc đủ các lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất là trẻ em và người cao tuổi, tập trung nhiều ở các nhóm bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; bệnh lý tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim; bệnh lý cơ xương khớp như đợt tiến triển của các bệnh khớp mạn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp…

Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn, gây co các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Xin giới thiệu một số bệnh khớp thường gặp và chịu ảnh hưởng nhiều khi thời tiết giá lạnh.

Đau vai gáy hay đau thắt lưng

– Đau vai gáy hay đau thắt lưng do co cứng các cơ cạnh cột sống hay viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương trong chứng bệnh đau cân cơ (fibromyalgia). Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính… Do trời lạnh, các cơ thưòng co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trưòng lạnh xung quanh. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Các triệu chứng hay đi kèm là trạng thái mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ…

Bệnh thấp khớp cấp

Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim, sốt do thấp, hay gặp ở lứa tuổi học đường, xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A vùng hầu họng. Đây là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh…), trong đó tổn thương khớp rất thường gặp. Bệnh phổ biến ở các nước chưa phát triển mà điều kiện kinh tế, văn hoá nói chung và y tế nói riêng còn chưa tốt. ở nước ta tỷ lệ mắc bệnh từ khoảng 4- 7%.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh viêm khớp cấp do thấp là do nhiễm một loại vi khuẩn được gọi là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes). Loại vi khuẩn này thường cư trú ở vùng hầu họng. Khi trẻ bị viêm họng, ngoài tình trạng viêm tại họng, vi khuẩn này không gây tổn thương tại chỗ mà thông qua một “tác động gây bệnh từ xa”

(thuật ngữ chuyên môn gọi là phản ứng miễn dịch), từ đó khởi phát các tổn thương ở khớp, tim, da, thần kinh… Cần lưu ý còn có một nhóm liên cầu khuẩn khác thường khu trú ở vùng da gây các bệnh da như chàm, chốc…, hoặc gây viêm cầu thận nhưng không gây bệnh viêm khớp do thấp.

Biểu hiện:

Trẻ ban đầu thường có biểu hiện viêm họng như sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm. Khám thấy họng đỏ, amidan có thể sưng to, hạch góc hàm sưng to, đau. Viêm họng có thể tự khỏi hoặc nếu không được điều trị tích cực có thể gây biến chứng viêm phổi hoặc viêm tai giữa… Sau 2 đến 4 tuần kể từ khi bị viêm họng, ở một số trẻ (chứ không phải tất cả các trẻ bị viêm họng) có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp cấp do thấp.

Biểu hiện bệnh tại khớp thường là viêm nhiều khớp với đặc điểm: thường xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. ít khi gặp viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Thời gian viêm một khớp thường từ 3- 5 ngày. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trường hợp không điển hình khớp chỉ đau, không sưng, nóng, đỏ.

Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân bị viêm các bộ phận của tim (cơ tim, màng trong hoặc màng ngoài tim) dẫn đến các bệnh lý tim do thấp, có thể gây suy tim cấp và mạn tính. Đặc biệt hay gặp các bệnh lý di chứng van tim do thấp như hẹp hở van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ…

Ngoài các triệu chứng ở khớp, ở tim… trẻ còn có thể có các triệu chứng thần kinh như múa giật, liệt, hôn mê; hoặc các triệu chứng đau bụng, tiểu ra máu… Tóm lại, ở trẻ lứa tuổi học đường (thường từ 6- 15 tuổi), nếu hay bị viêm họng kèm  đau khớp hoặc có các biểu hiện như kể trên, cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh viêm khớp cấp do thấp (bệnh thấp tim). Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh tốt có thể tránh các di chứng van tim sau này.

Điều trị bệnh:

Nếu viêm khớp đơn thuần thì người bệnh có tiên lượng tốt, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Tình trạng viêm khớp có thể tự khỏi, nhưng khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tổn thương ở tim mới là hậu quả nguy hiểm nhất. Do đó khi nghi ngờ thấp tim cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời. Việc điều trị bao gồm chống nhiễm khuẩn nhằm loại bỏ  liên cầu khuẩn (thường dùng các chế phẩm Penicillin), chống viêm (nhóm không Steroid như Aspirin, nhóm không Steroid như Prednisolon), điều trị triệu chứng như suy tim (nếu có).

Phòng bệnh:

Thấp tim là một bệnh có thể phòng có hiệu quả nếu chúng ta quan tâm đúng mức.

Việc dự phòng gồm phòng thấp ban đầu và phòng thấp tái phát. Phòng thấp ban đầu áp dụng cho trẻ chưa bao giờ bị thấp tim. Trẻ cần thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng đánh răng, xúc họng, ngậm họng bằng nước muối. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên. Các nhân viên y tế cần phát hiện sớm dịch viêm họng trong cộng đồng (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học) để tránh lan tràn dịch, tránh bỏ sót bệnh nhân không được điều trị. Nếu cha mẹ phát hiện con mình bị viêm họng cần phải cho trẻ đi khám bệnh, làm xét nghiệm để phát hiện, điều trị sớm, đúng cách.

Những trẻ mắc các bệnh mạn tính vùng hầu họng cần được điều trị một cách triệt để. Viêm họng do liên cầu cần được điều trị bằng Penicillin trong khoảng 10 ngày. Trường hợp dị ứng Penicillin có thể dùng thuốc nhóm Cyclin như Erythromycin thay thế. Nếu có điều kiện thì tiêm vaccin dự phòng mắc liên cầu khuẩn. Ngoài ra cần cải thiện điều kiện sống nhằm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng bệnh.

Phòng thấp thứ phát áp dụng cho người đã bị thấp tim, đặc biệt khi đã có tổn thương van tim. Những bệnh nhân này cần được tiêm dự phòng thuốc Penicillin chậm, bán chậm tại các cơ sở phòng thấp. Nếu dị ứng Penicillin có thể dùng thuốc Erythromycin thay thế. Căn cứ vào từng tình trạng bệnh cụ thể, tuổi bệnh nhân mà bác sỹ chuyên khoa sẽ quyết định liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh có biểu hiện viêm nhiều khớp và có sự mặt của “yếu tố dạng thấp” trong máu. Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt nam cũng như ở nhiều nước thế giới, chiếm khoảng 0,5-1% dân số.  Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh “tự miễn dịch” với sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu, do đó bệnh có tên gọi là bệnh VKDT.

Biểu hiện bệnh: Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, song cũng có thể gặp ở các lứa tuổi khác. Nam giới cũng có thể mắc bệnh song hiếm hơn nhiều. Bệnh gây viêm khớp kéo dài (mạn tính) với các đợt sưng đau khớp cấp tính. Trong đợt cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Mỗi đợt cấp tính thường kéo dài khoảng 1- 2 tuần. Sau đợt cấp, có thể các khớp hết hẳn sưng đau cho đến khi có đợt mới, hoặc các khớp chỉ bớt sưng đau, và tình trạng này kéo dài liên tục. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. ở giai đoạn  muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ.

Các người bệnh có cảm giác đau tại khớp, thường đau cả ngày lẫn đêm, nhất là nửa đêm về sáng. Các buổi sáng, khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Dấu hiệu này rõ nhất ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hoặc vài tiếng, mới giảm bớt cảm giác cứng khớp. Bản thân người bệnh có thể tự nhận thấy khớp sưng to, đặc biệt là các khớp gối. Có thể thấy bùng nhùng tại khớp (do khớp bị tràn dịch). Nếu sờ vào tại khớp có thể thấy nóng, đôi khi có khớp có màu đỏ. Ngoài ra, trong các đợt cấp tính có thể sốt (thường 38-39).

Một số người có các cơn rối loạn thần kinh thực vật (cơn bốc hỏa…). da có thể xanh do thiếu máu… Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài thàng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế, phải có người phục vụ.

Một đặc điểm trong điều trị của bệnh viêm khớp dạng thấp là phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp, (khi ổn định bệnh, sẽ giảm dần số lượng thuốc và liều lượng thuốc), duy trì lâu dài, hàng năm, có khi suốt đời. Do đó người bệnh phải kiên trì, tin tưởng vào thầy thuốc, không nên lạm dụng các thuốc chống viêm, cũng như tiêm tại khớp. Ngoài ra, người bệnh cần cố gắng giữ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tham gia công tác xã hội, nhằm vận động các khớp cũng như nâng cao tinh thần, bệnh mới mau ổn định. Mặc dù chưa chữa được khỏi hẳn bệnh viêm khớp dạng thấp, vẫn có thể kiểm soát tốt được bệnh, sinh hoạt bình thường nhờ sự nỗ lực của bản thân người bệnh và nhân viên y tế.

Những điều gì người mắc bệnh viêm khớp nên làm và không nên làm?

– Trước hết, người bị bệnh VKDT phải nhận thức bệnh VKDT là bệnh mạn tính, kéo dài, có thể phải điều trị suốt đời. Điều này không có nghĩa là tất cả các người bệnh luôn phải sống trong tình trạng đau đớn suốt đời, mà càng điều trị sớm và đúng cách, càng bảo tồn được chức năng vận động của khớp, song việc điều trị (dùng thuốc, tập luyện) phải kéo dài suốt đời và liên tục.

– Phải nhớ rằng các thuốc điều trị bệnh VKDT gồm nhiều loại, cần tuân thủ giờ uống và thời gian tăng, hoặc giảm thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Gút

Gút là một bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purines, trong đó, tăng acit uric (AU) máu là đặc điểm chính. Hậu quả là mô có lắng đọng các tinh thể monosodium urate do chúng bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào. Do vậy mà gây nên một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng sau:

–   Viêm khớp và cạnh khớp cấp và mạn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút.

–   Tích luỹ vi tinh thể ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp, được gọi là tophi.

–   Lắng đọng vi tinh thể ở thận, gây bệnh thận do gút

–   Gây bệnh sỏi tiết niệu do acide urique.

Bệnh thường gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 0,02-0,2 dân số, 95 % là nam giới, trung niên (30-40 tuổi) ở Việt nam, gần đây, do hoàn ảnh kinh tế đã phát triển, lại được quan tâm chẩn đoán, tỉ lệ bệnh gút phát hiện cao hơn. Theo số liệu của bệnh viện Bạch mai trong 10 năm (1978-1989), viêm khớp do gút chiếm 1,5 % các bệnh về khớp, 94% là nam giới trên 30 tuổi. Song phần lớn phát hiện muộn, ở giai đoạn đã có biểu hiện ở các nội tạng (thận, da…)

Biểu hiện: Cơn điển hình: Vị trí các khớp tổn thương: các khớp ở chi dưới: ngón chân cái, gối, bàn ngón và các khớp khác. Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau khi ding một bữa ăn hoặc uống rượu quá mức, chấn thương, can thiệp phẫu thuật, dùng thuốc: aspirine, lợi tiểu ( thiazides, furosemmides, acide éthacrinique); éthambutol, thuốc gây huỷ tế bào, pénicilline… Cơn thường được báo trước bởi các tiền triệu sau, ở những bệnh nhân đã có các cơn trước đó có thể tự nhận biết, điều này cho phép điều trị phòng ngừa cơn.
Các tiền triệu đó là: Rối loạn thần kinh: đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi. Rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị, táo bón, ợ hơi. Rối loạn tiết niệu: đái nhiều, đái rắt.
Đặc biệt là các triệu chứng tại chỗ: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái.

Cơn gút cấp điển hình:

–   Thởi điểm khởi phát: Cơn khởi phát đột ngột vào nửa đêm.

–   Tính chất: Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, đau làm mất ngủ, mất ngủ càng tăng thêm do tăng cảm giác đau của da. Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau.

–   Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,5 độ C, có thể kèm rét run.

–   Khám: khớp bị tổn thương sưng, da trên đó hồng hoặc đỏ. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thì là phù nề. Nếu có tràn dịch, có thể chọc dò để lấy dịch xét nghiệm để chẩn đoán.

–   Đáp ứng với điều trị: nhạy cảm với colchicine. Đây là một đấu hiệu tốt để chẩn đoán những cơn đầu tiên. Điều trị này còn tránh được  sự tấn công của gút với đặc điểm đau ban đêm trong 5-6 đêm tiếp đó. Ban ngày đau giảm dần, có thể hết đau hoàn toàn vào ban ngày.

Cơn không điển hình:

Khá thường gặp. Do vị trí tổn thương và đặc điểm của thể này, mà vấn đề chẩn đoán phân biệt phải đặt ra.

– Biểu hiện tại chỗ chiếm ưu thế: dễ nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn.

– Biểu hiện tràn dịch chiếm ưu thế: thường ở khớp gối, diễn biến bán cấp, dễ nhầm với lao khớp.

– Biểu hiện toàn thân là chính: cơ thể suy nhược, trong khi hiện tượng viêm tại chỗ không đáng kể.

– Biểu hiện bằng viêm nhiều khớp cấp: Dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3-4 khớp, thường là ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh.

– Biểu hiệu cạnh khớp cấp tính: biểu hiện cạnh khớp có thể đơn độc hoặc kèm theo cơn gút cấp có triệu chứng khớp điển hình. Biểu hiện chính là viêm gân do gút, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay, hoặc hiếm hơn, có thể gặp viêm tĩnh mạch.

Gút mạn tính:

Thời gian tiến triển thành gút mạn tính thường sau vài năm đến vài chục năm. Nếu không được điều trị, cơn gút có thể diễn biến như sau:

– Cơn thưa, hoặc là vài tháng, thậm chí vài năm mới có một cơn.

– Hoặc cơn liên tiếp:  cơn càng mau, mức độ cơn càng trầm trọng, Tổn thương có thể ở khớp ban đầu, song thường gặp là tổn thương thêm các khớp khác: ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn-ngón, khớp cổ chân, gối. khớp khuỷu, cổ tay hiếm gặp hơn; các khớp ở bàn tay càng hiếm. Không gặp khớp vai, háng, cột sống. Lúc này, các biểu hiện lâm sàng, sinh hoá, X quang là biểu hiện của sự tích luỹ urate ở các mô, chứng tỏ quá trình mạn tính.

– Hoặc nếu sưng đau khớp lại kèm theo da dày lên, khó há miệng, hay lạnh hoặc tê các đầu ngón chân tay (đặc biệt trong mùa lạnh), thì lại là bệnh xơ cứng bì

Bài viết Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa rét đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/feed/ 0
Thấp tim, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán https://benh.vn/thap-tim-co-che-benh-sinh-trieu-chung-2233/ https://benh.vn/thap-tim-co-che-benh-sinh-trieu-chung-2233/#respond Sat, 05 Dec 2015 04:10:06 +0000 http://benh2.vn/thap-tim-co-che-benh-sinh-trieu-chung-2233/ Thấp tim, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán

Bài viết Thấp tim, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thấp tim, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán

ĐẠI CƯƠNG

1. Thấp tim: là một bệnh viêm nhiễm toàn thể, biểu hiện ở nhiều cơ quan mà chủ yếu là ở khớp và tim, bệnh có những đặc điểm sau:

– Là hậu quả chậm của viêm đường hô hấp trên do liêu cầu tan huyết nhóm A.

– Xuất hiện thành từng đợt cách nhau hàng tháng, hàng năm có khi cả chục năm.

– Cơ chế sinh bệnh nghiêng về tự miễn.

– Thương tổn van tim có thể mãn tính, tiến triển đưa đến suy tim.

– Phòng bệnh hữu hiệu.

2. Dịch tễ học

– Tuổi trẻ: 5 -15 tuổi.

– Mùa lạnh ẩm làm dễ viêm họng.

– Sinh hoạt vật chất: bệnh của thế giới chậm phát triểnthứ 3, của những tập thể sống chen chúc chật chội.

– Bệnh xảy ra sau viêm họng liên cầu nặng, có khi sau viêm họng liên cầu không rõ, dễ tái phát ở bệnh nhân thấp tim cũ khi bị tái nhiễm liên cầu.

BỆNH NGUYÊN, CƠ CHẾ SINH BỆNH

1. Bệnh nguyên

Liên cầu tan huyết nhóm A là vi trùng gây bệnh do hiện tượng quá mẫn sau nhiễm liên cầu. Nếu căn cứ vào Protein M thì có khoảng 60 type khac nhau, liên cầu gây viêm họng thuộc type 1, 2, 4, 12. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30%.

2. Cơ chế sinh bệnh

– Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên cầu và kháng nguyên tim (mang kháng thể chống liêu cầu và tim, protein M, kháng nguyên glycoprotein đặc biệt giống protein của van tim).

– Kháng thể (KT) đặc hiệu: Kháng thể chống tim, chống tế bào não, KT chống Glycoprotein, Antistreptolysin O. Các kháng thể này tăng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4 của bệnh.

– Cơ địa di truyền: Dễ mắc bệnh, có nguy cơ tái phát kéo dài suốt đời.

 GIẢI PHẪU BỆNH

Thương tổn tiến triển 2 giai đoạn

1. Giai đoạn đầu:

Có phù mô liên kết, thâm nhiễm tế bào thoái hóa dạng fibrin, có thể hoại tử (cơ tim).

2. Giai đoạn sau

– Có hạt Aschoff nằm gần mạch máu, hạt này được cấu tạo:

+ Trung tâm là một vùng hoại tử dạng fibrin, sau đó đến một vùng tế bào dạng biểu mô với những tế bào khổng lồ nhiều nhân ngoài cùng là tế bào đa dạng nhất là lympho và tương bào.

+ Những nốt này tồn tại nhất là màng trong tim gây ra các nốt sẹo ở van tim và cột cơ của van tim.

-Thương tổn ở tim: có thể cả 3 lớp cấu tạo tim và mô liên kết.

– Màng trong tim: Thương tổn vĩnh viễn van hai lá 40%.Van 2 lá + van động mạch chủ 40%. Van động mạch chủ đơn thuần 10-15%. Van dày xơ cứng cuộn lại gây hở, van dính các mép lại gây hẹp.

– Cơ tim: Giãn các sợi cơ tim, viêm xơ, thâm nhiễm tế bào đa nhân dạng Aschoff.

– Màng ngoài tim: Tổn thương có hình thái sợi không đặc hiệu hay phản ứng viêm dạng fibrin và thường có dịch màu vàng khoảng 200ml có khi màu đỏ, đục.

– Tổn thương mô liên kết: Viêm thoái hóa dạng fibrin.

+ Tổn thương khớp: tiết dịch fibrin, vô trùng, không ăn mòn mặt khớp.

+ Thương tổn não: Gặp ở thể vân gây múa giật.

+ Thương tổn da: là các hạt Meynet còn gọi là hạt Aschoff ngoài da.

TRIỆU CHỨNG HỌC

1. Lâm sàng:

Thay đổi nhiều tùy cơ quan bị tổn thương và độ trầm trọng.

1.1. Khởi phát

– Sốt cao đột ngột dấu nhiễm độc nếu biểu hiện viêm khớp là chính.

– Sốt từ từ, sốt nhẹ không rõ nếu viêm tim là chính.

1.2. Khớp:

Điển hình là viêm các khớp lớn là chính với sưng – nóng – đỏ – đau hạn chế cử động di chuyển hồi phục nhanh chóng trong vòng 2 – 3 tuần nhất là khi có điều trị, lành hoàn toàn không để lại di chứng ở khớp, các khớp thường gặp là: khớp vai, khớp gối, khuỷu, cổ tay, cổ chân, có khi không viêm điển hình, có vài trường hợp không biểu hiện ở khớp.

1.3. Tim:

Viêm tim là biểu hiện nặng nhất của thấp tim, là biểu hiện duy nhất có để lại thương tổn quan trọng vĩnh viễn và gây chết người. Có thể gây viêm tim cả 3 lớp cấu tạo của tim:

  • Viêm màng ngoài tim:

Tiềm tàng gây đau vùng trước tim.

Có khi nghe được tiếng cọ màng ngoài tim.

  • Viêm cơ tim:

Tiếng tim mờ.

Suy tim nhịp nhanh, có tiếng ngựa phi, có ngoại tâm thu, cũng có khi nhịp tim rất chậm, loạn nhịp. Bloc nhĩ thất các cấp.

Viêm màng trong tim:

Hay gặp là các tiếng thổi tâm thu ở mõm, tiếng RTC ở mỏm, tiếng thổi tâm trương ở đáy tim do hở van ĐMC.

1.4 Những biểu hiện khác:

Thần kinh:

Múa giật: là những cử động không tự ý, nhanh biên độ lớn ở chi, cổ, mặt. Trương lực cơ giảm, xuất hiện muộn và thường gặp ở nữ.

Viêm não và viêm dây thần kinh cũng có thể gặp.

Ngoài da:

Nốt dưới da (hạt Meynet) đường kính vài milimét đến 1cm thường thấy ở mặt duỗi của các khớp lớn, mật độ chắc không đau, không có dấu hiệu viêm thường xuất hiện muộn.

Ban đỏ vòng: vòng cung không thâm nhiễm, thay đổi nhanh, gặp ở thân và gốc chi.

Thận: Viêm thận từng ổ: có protein niệu nhẹ, huyết niệu vi thể. Cũng có khi gặp viêm cầu thận cấp lan tỏa.

Phổi và màng phổi: Tràn dịch màng phổi, phù phổi xung huyết một hay hai bên.

Bụng: Đau bụng có khi nhầm với ruột thừa viêm.

2. Cận lâm sàng

2.1 Biểu hiện phản ứng viêm cấp trong máu:

Máu lắng tăng cao thường >100 mm trong giờ đầu.

Bạch cầu tăng 10.000 – 15.000/mm3 chủ yếu đa nhân trung tính.

Fibrinogen tăng: 6 – 8 g/l; Tăng (2 và gamma Globulin.

Creactive Protein (CRP) dương tính.

2.2 Biểu hiện nhiễm liên cầu:

Cấy dịch họng tìm liên cầu: Ngoài đợt viêm chỉ 10 % dương tính.

Kháng thể kháng liên cầu tăng trong máu > 500 đơn vị Todd/ml.

Antistreptokinase tăng gấp 6 lần bình thường.

2.3 Điện tim:

Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, PR kéo dài. Có các rối loạn nhịp: NTT, bloc nhĩ thất các cấp.

2.4 X quang:

Bóng tim có thể lớn hơn bình thường.

Tiến triển và biến chứng

2.5 Thể thông thường:

Lâm sàng cải thiện rất nhanh.

Triệu chứng khớp giảm sau 24h, PR dài ra sau vài ngày, VS tăng sau 2 – 3 tuần.

Tất cả các triệu chứng mất sau 2 tháng

2.6 Thể nặng:

Thấp tim ác tính:

Gặp trẻ nhỏ < 7 tuổi.

Viêm tim toàn bộ đặc biệt là cơ tim cấp hoặc ở não, thận, phổi.

Sốt kín đáo đau khớp ít.

Điều trị ít kết quả.

Thể tiến triển:

Tiến triển chậm hơn.

Có sự nối tiếp các đợt cấp và đợt lui bệnh.

Luôn bị di chứng trầm trọng ở tim.

2.7 Thể di chứng:

Thường ở màng trong tim:

Van hai lá: Tổn thương nhiều nhất gây hở hẹp van 2 lá sau 2 năm.Van động mạch chủ: Hẹp hở van động mạch chủ, hở ĐMC đơn thuần còn hẹp thì hiếm.

Van 3 lá: hiếm, thường kết hợp với các van khác.

2.8 Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn:

Biến chứng đáng sợ nhất, Osler hay gặp ở hở các van hơn là hẹp.

2.9 Tái phát:

Hay gặp ở bệnh nhân không dự phòng tốt.

Chẩn đoán

1.Chẩn đoán xác định

Khó khăn trong đợt thấp đầu tiên, dựa vào các tiêu chuẩn của Jones.

1.1.Tiêu chuẩn chính:

Viêm tim.

Ban vòng.

Viêm khớp.

Nốt dưới da.

Múa giật.

1.2.Tiêu chuẩn phụ:

Sốt.

Đau khớp

PR kéo dài.

Máu lắng tăng, bạch cầu tăng, C Reative Protein (+).

Tiền sử thấp hay bị bệnh tim sau nhiễm liên cầu.

1.3.Bằng chứng mới bị nhiễm liêu cầu:

Tăng dần nồng độ kháng thể kháng liên cầu.

Vừa bị bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlatine).

Khi chẩn đoán thấp tim phải có 2 tiêu chuẩn chính, hoặc 1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ và mới bị nhiễm liên cầu.

1.4.Những kỹ thuật mới:

Siêu âm 2 bình diện có thể thấy tràn dịch màng tim, các biến đổi các van tim, mức độ rối loạn chức năng tim.

Siêu âm Doppler: Phát hiện hở van 2 lá, van ĐMC, đánh giá mức độ hở.

2.Chẩn đoán phân biệt

Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm nhiều khớp nhỏ, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, tiến triển kéo dài.

Viêm khớp do lậu cầu: Viêm 1 khớp thường khớp gối, dịch khớp có vi khuẩn.

Lao khớp: Cơ thể suy kiệt, sốt dai dẳng, thường sau lao phổi, khớp thường gặp: khớp háng, cột sống lưng.

Lupus ban đỏ: Ban hình cánh bướm ngoài da, biến đổi màu da, đau nhiều khớp, thương tổn thận nặng, tổn thương màng phổi, bụng.

Viêm màng ngoài tim, cơ tim do virus: Bệnh rầm rộ, cấp tính, sốt cao, cọ màng ngoài tim, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.

Tiên lượng

Phụ thuộc vào tổn thương tim.

Nếu không tổn thương tim đợt đầu hoặc viêm tim nhưng tim không to, chẩn đoán và điều trị sớm, dự phòng đầy đủ, không tái phát thì tiên lượng tốt 90% phòng được biến chứng tim.

Nếu tổn thương tim đợt đầu không dự phòng đầy đủ theo phác đồ thì tiên lượng xấu đi nhiều.

Theo Fridberg và Jones: 10 – 20% bệnh sau đợt thấp tim đầu sẽ trở thành trẻ tàn phế. Tử vong sau 2 – 6 năm.

Số còn lại sống đến tuổi trưởng thành:

65% bệnh nhân sinh họat bình thường.

25 % sống sức khỏe giảm sút nhiều và là gánh nặng cho gia đình và XH.

Kết luận

Là bệnh gặp ở người trẻ, nguyên nhân do liên cầu.

Bệnh cảnh đa dạng.

Chẩn đoán ban đầu khó, khi chẩn đoán được kể cả kỹ thuật mới thì tim đã bị viêm.

Diễn biến khó lường, dự phòng suốt đời nói lên tầm quan trọng tác động lên tim đặc biệt là buồng tim trái.

Bài viết Thấp tim, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thap-tim-co-che-benh-sinh-trieu-chung-2233/feed/ 0