Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 01 Feb 2020 15:27:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sự tích chiếc áo blouse trắng https://benh.vn/su-tich-chiec-ao-blouse-trang-6600/ https://benh.vn/su-tich-chiec-ao-blouse-trang-6600/#respond Wed, 07 Jun 2017 05:49:10 +0000 http://benh2.vn/su-tich-chiec-ao-blouse-trang-6600/ Từ bao lâu nay, hình ảnh chiếc áo blouse trắng gắn liền với các bác sĩ. Tuy nhiên, hiếm người biết rằng, trang phục này đã từng trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử y học.

Bài viết Sự tích chiếc áo blouse trắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ bao lâu nay, hình ảnh chiếc áo blouse trắng gắn liền với các bác sĩ. Tuy nhiên, hiếm người biết rằng, trang phục này đã từng trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử y học.

Bắt nguồn từ các nhà khoa học

Theo Stale, những chiếc áo choàng trắng dài đến gối gắn liền với hình ảnh của bác sĩ bắt nguồn từ trang phục của những nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm và chính thức được sử dụng vào đầu thế kỷ XX.

Trước đó, y học nói chung bị xem là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và chỉ mặc quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ. Đặc biệt, nhiều loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mà các bác sĩ áp dụng không đem lại hiệu quả. Điều đó khiến người dân ngày càng mất lòng tin vào những người làm nghề chữa bệnh.

 

Trước đây các bác sĩ chỉ dùng trang phục bình thường ngay cả trong phòng mổ.

Để giành lại sự tin tưởng của bệnh nhân, các bác sĩ cũng chọn áo choàng trắng làm đồng phục ngầm chứng tỏ họ giống như nhà khoa học và khiến bệnh nhân yên tâm hơn. Trang phục này còn giúp đảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân.

Các giai đoạn lịch sử của áo blouse

Thời kỳ đầu, áo choàng màu đen được dùng thay cho trắng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học giúp dễ nhìn thấy bụi bẩn. Giai đoạn này, phương pháp chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Vì vậy, các bác sĩ chọn màu đen để bày tỏ sự tôn trọng đối với người chết.

Giai đoạn năm 1915, với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ,các phương pháp trong y học được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe con người được nâng cao. Khi đó, màu đen khiến mọi người liên tưởng đến sự buồn bã. Vì vậy, các bác sĩ đều chuyển sang mặc áo blouse màu trắng và quần dài.

Tuy nhiên, việc sử dụng trang phục này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của chính những người làm trong nghề. Nhóm đồng tình cho rằng áo blouse trắng giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe đối lập lại khẳng định đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y. Mặc dù vậy, tại nhiều nước, lễ mặc áo choàng trắng (White coat ceremony) vẫn được nhiều sinh viên ngành y, bác sĩ coi trọng.

 

Trang phục blouse trắng là biểu tượng của ngành y

Bác sĩ có nên mặc áo choàng trắng?

Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở Luân Đôn về đề tài “Bác sĩ có nên mặc áo choàng trắng?” cho thấy 56,6% bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi tham gia khảo sát vẫn thích nhìn thấy hình ảnh bác sĩ trong trang phục này. Hầu hết bệnh nhân tin tưởng bác sĩ hơn nếu họ mặc áo blouse trắng thay vì quần áo bình thường. Trong khi đó, chỉ có 24% bác sĩ ủng hộ giữ áo choàng trắng.

Tháng 6 năm 2009, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association (AMA) đã thất bại khi quyết định bỏ phiếu để quyết định có nên chấm dứt việc dùng áo choàng trắng ở bệnh viện hay không. Sau đó, AMA đã đưa vấn đề này lên những người có thẩm quyền cao hơn để tiếp tục nghiên cứu, điều tra.

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù có nhiều tranh cãi, nhưng chiếc áo blouse trắng vẫn là hình ảnh đẹp trong mắt bệnh nhân. Đó vừa là đặc trưng trang phục của ngành y, vừa mang tính chất vô trùng và xoa dịu tâm lý của người bệnh.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Sự tích chiếc áo blouse trắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-tich-chiec-ao-blouse-trang-6600/feed/ 0
Ngược dòng thời gian tìm hiểu 2 vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Phần 2 – Hải Thượng Lãn Ông) https://benh.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-2-hai-thuong-lan-ong-6605/ https://benh.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-2-hai-thuong-lan-ong-6605/#respond Sun, 04 Jun 2017 05:49:16 +0000 http://benh2.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-2-hai-thuong-lan-ong-6605/ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác là nhà đại danh y dân tộc, nhà khoa học lớn, đồng thời cũng là nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc của nước ta thế kỉ XVIII.

Bài viết Ngược dòng thời gian tìm hiểu 2 vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Phần 2 – Hải Thượng Lãn Ông) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác là nhà đại danh y dân tộc, nhà khoa học lớn, đồng thời cũng là nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc của nước ta thế kỉ XVIII.

Tiểu sử

Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười Hải Thượng) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Ông tinh thông y học, văn chương, là danh nhân Việt Nam thế kỉ XVIII được nhiều người kính trọng.

Lê Hữu Trác là người thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) lại gắn bó với quê mẹ ở thôn Bầu Thượng (hay Bàu Thượng), xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

 

Chí hướng lập thân

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng. Ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.

Thế nhưng, xã hội lúc bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ. Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang đến đau thương. Điều này làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh để xin ra khỏi quân đội, thực sự là để “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

Theo đuổi nghề thuốc

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân đội, giải ngũ về lại phải gánh vác công việc vất vả nên sức khỏe ngày một yếu, lại thêm sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc lại nhiệt tình nên được chữa khỏi.

Trong thời gian chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ mang đến lợi ích cho mình mà còn có thể giúp được người đời, do đó, ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng rồi đặt tên hiệu là “Hải Thượng Lãn Ông”. Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế để tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi. Ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn không giao du với ai mà đóng cửa để đọc sách, vừa học tập vừa chữa bệnh. Mười năm sau, tiếng tăm của ông đã nổi khắp vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển như: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm, ông đãviết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng.

 

Hải Thượng Lãn Ông đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh.

Sự nghiệp cuối đời

Sau khi thoát khỏi chốn kinh thành hoa lệ vào năm 1982, năm 1783 ông viết xong tập “Thượng kinh ký sự” bằng chữ Hán miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh cũng như quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác được mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá.

Mặc dù tuổi già, công việc lại nhiều (chữa bệnh, dạy học) nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung và viết thêm tập “Vân khí bí điển” (năm 1786) để hoàn chỉnh bộ “Tâm lĩnh”. Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh Thiền sư. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn “Lĩnh Nam bản thảo”, “Thượng kinh ký sự” không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

An Nguyên – Benh.vn (Theo Wiki)

Bài viết Ngược dòng thời gian tìm hiểu 2 vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Phần 2 – Hải Thượng Lãn Ông) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-2-hai-thuong-lan-ong-6605/feed/ 0
Ngược dòng thời gian tìm hiểu 2 vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Phần 1 – Tuệ Tĩnh) https://benh.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-1-tue-tinh-6604/ https://benh.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-1-tue-tinh-6604/#respond Sun, 04 Jun 2017 05:49:15 +0000 http://benh2.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-1-tue-tinh-6604/ Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian, trở về lịch sử và tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của 2 vị danh y nổi tiếng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành y nước Việt.

Bài viết Ngược dòng thời gian tìm hiểu 2 vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Phần 1 – Tuệ Tĩnh) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian, trở về lịch sử và tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của 2 vị danh y nổi tiếng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành y nước Việt.

Tuệ Tĩnh

 

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330-?) thường được gọi tắt là Tuệ Tĩnh hoặc Huệ Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Ông được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà còn đối với cả trong lịch sử văn học Việt Nam.

Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh được tôn là vị thánh thuốc Nam. Tại Hải Dương có đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Vũ và ngôi chùa Hải Triều ở làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng. Ngoài ra tại khu B trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương còn có tượng Tuệ Tĩnh.

Tiểu sử

Theo truyền thuyết địa phương và những công trình nghiên cứu chuyên môn khác, chúng ta có thể khẳng định, Tuệ Tĩnh là một nhân vật đời Trần. Ông chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng chính là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc và chữa bệnh cứu người.

Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc và trở nên nổi tiếng. Ông được vua Minh phong là Đại y Thiền sư rồi mất ở đó, không rõ năm nào. Bia văn chỉ ở làng Nghĩa Phú (do Nguyễn Danh Nho soạn năm 1697) cùng các tư liệu khác ở địa phương đều ghi như vậy.

Các đóng góp y dược

 

Ông đề cao quan điểm y học độc lập, tự chủ và sát với thực tế Việt Nam, tiêu biểu có câu: “Nam dược trị Nam nhân”.

Những năm ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề đến thuốc. Ông tiến hành trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian và huấn luyện y học cho các tăng đồ.

Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm nên nếu quả thực đó là tác phẩm của Tuệ Tĩnh thì chúng không chỉ có giá trị trong y học mà còn là tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học bởi đây là các tác phẩm ở thời kì đầu của văn học chữ Nôm.

Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: “Nam dược trị Nam nhân” đã thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy đã dẫn dắt ông đi đến ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam – Ông Thánh thuốc Nam.

Trong trước tác của mình, ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước. Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên. Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông…

Tuệ Tĩnh không dừng lại ở vị trí một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh và tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý tìm nguyên nhân gây bệnh cũng như tìm biện pháp phòng bệnh tích cực.

Bên cạnh đó, Tuệ Tĩnh cũng nhấn mạnh tác dụng của việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ:

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.”

Ngoài ra, Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc nên có thể nói, ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y của Việt Nam…

An Nguyên – Benh.vn (Theo Wiki)

Bài viết Ngược dòng thời gian tìm hiểu 2 vị danh y nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Phần 1 – Tuệ Tĩnh) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoc-dong-thoi-gian-tim-hieu-2-vi-danh-y-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam-phan-1-tue-tinh-6604/feed/ 0
Thầy thuốc – những ân nhân cả đời không quên https://benh.vn/thay-thuoc-nhung-an-nhan-ca-doi-khong-quen-3689/ https://benh.vn/thay-thuoc-nhung-an-nhan-ca-doi-khong-quen-3689/#respond Tue, 14 Feb 2017 04:41:18 +0000 http://benh2.vn/thay-thuoc-nhung-an-nhan-ca-doi-khong-quen-3689/ Trước những ca bệnh nguy kịch, họ đã hết mình để cứu sống bệnh nhân. Nhưng người bệnh qua được nguy kịch cũng không quên ơn thầy thuốc. Có những bác sĩ đã thực sự gắn bó với gia đình bệnh nhân, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần…

Bài viết Thầy thuốc – những ân nhân cả đời không quên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước những ca bệnh nguy kịch, họ đã hết mình để cứu sống bệnh nhân. Nhưng người bệnh qua được nguy kịch cũng không quên ơn thầy thuốc. Có những bác sĩ đã thực sự gắn bó với gia đình bệnh nhân, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần…

Các bác sĩ, họ không chỉ cứu giúp người mà còn sẻ chia miếng cơm manh áo với những hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn… 

Từ chối nhận tiền bồi dưỡng

Một ngày cuối tháng 1/2013, tại sảnh chờ của BV Bạch Mai, tôi tò mò trước một gia đình “lỉnh kỉnh” túi, ba lô và một túi gạo. Lân la đến hỏi, mới biết, con cả của gia đình được một bác sĩ tại viện chữa khỏi bệnh từ năm 2009, ơn bác sĩ nhiều lắm, cuối năm, năm nào cũng mang chút “quà quê” cho bác là 10kg gạo nếp nhà trồng được.

Anh Lưu Văn Hải (dân tộc Nùng, Yên Thế, Bắc Giang) cho biết, đã 4 năm nay, gia đình anh cứ dịp cuối năm là lại dắt díu cả nhà lên thăm bác sĩ. Dù bác sĩ không đồng ý vẫn cứ đến. “Bởi cái ơn quá lớn trong lòng, không đến thăm bác thì áy náy. Dù biết bác chẳng có thời gian dành cho mình, nhưng cả nhà vẫn sẵn lòng đợi, để chỉ gặp bác trong ít phút”.

Anh Hải kể lại, cách đây 4 năm, năm 2009, con trai của anh là cháu Lưu Đức Thống trên đường đi học về thì bị tai nạn ô tô. Cú va chạm đã khiến cậu bé bị chấn thương nặng, phải chuyển thẳng lên bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Nằm tại khoa Hồi sức tích cực, tính mạng bé rất nguy kịch, phải thở máy. Gia đình anh cũng chỉ biết khẩn cầu ông trời thương xót lấy bé…

Sau 22 ngày nằm thở máy, bé mới được chỉ định phẫu thuật vì quá yếu. Lúc này gia đình anh như “bừng tỉnh”. “Con mổ, con mổ. Lấy đâu tiền bồi dưỡng bác sĩ”, anh Hải bày tỏ suy nghĩ thật sự trong tình huống đó. Nhưng chưa kịp lo xong thì bé đã được phẫu thuật và được chuyển về Hồi sức tích cực, cũng chẳng thấy bác sĩ “nhắc nhở” như người quê đồn đại.

Tìm hiểu mãi, anh chị mới biết bác sĩ phẫu thuật cho con và quyết định tìm cơ hội gặp bác để đưa phong bì. “Tôi vẫn còn nhớ, lúc ấy khó khăn lắm, nhưng biết ơn bác sĩ vô cùng, chỉ muốn bày tỏ lòng cảm ơn và hai vợ chồng đã lo được phong bì là 4,5 triệu. Nhưng vừa gặp được bác, chồng đưa phong bì, bác vừa cầm đã chuyển sang vợ: “Mang về, mua thuốc thang, đường sữa cho con”. Quả thực, lúc đó, chúng tôi lặng người, nước mắt tuôn trào mà không nói được gì. Bác lại giục: Thôi ra mua đường sữa cho con, bác còn đi mổ”.

Hai vợ chồng lại ra về, một người ở lại chăm con, một người lại về quê làm, mang lên được mấy cân sắn, nhờ các cô y tá luộc biếu bác sĩ.

“Tôi vẫn còn nhớ, khi được mời ăn sắn, các cô còn khúc khích, nhờ bác sĩ Hùng mà được ăn sắn quê, ngon, dẻo quá. Hỏi ra mới biết của hai vợ chồng con của bệnh nhân mình đã mổ”, BS Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch (BV Bạch Mai), khi đó còn làm ở BV Việt Đức nhớ lại.

Giúp đỡ em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mỗi đầu năm học

Ngồi trước bác sĩ, cậu bé Lưu Đức Thống có phần rụt rè khi được bác hỏi về kết quả học tập. Năm nay, cậu bé chỉ có kết quả học trung bình. Nhưng bác sĩ biết vì hoàn cảnh, anh Hải, chị Thoa vẫn đi làm xa, để con ở nhà cho ông bà chăm lo nên cũng không mắng mỏ, chỉ răn đe: “Năm sau, nếu không có kết quả học khá thì đừng lên gặp bác”.

Anh Hải cho biết, năm nào bác cũng cho Thống tiền mua sách vở đầu năm học. Khi biết hai vợ chồng đều đi làm xa (anh Hải làm công nhân xây dựng, còn vợ đi nấu ăn cho các công trình xây dựng), không có nhiều thời gian bảo ban con, bác sĩ Hùng đã ngỏ lời lo việc cho mẹ Thống ở Hà Nội, thu nhập vẫn vậy nhưng thời gian ổn định, có thể lo cho con tốt hơn…

Thỉnh thoảng, tác giả bài viết lại nhận được điện thoại của một bác sĩ: “Em ơi, bệnh nhân nghèo quá. Có cơ hội sống mười mươi ra mà gia đình khó khăn, đòi về. Em vào viết kêu gọi giúp họ.

Cho tiền để người nhà bệnh nhân mua sữa cho con

Còn nhớ, khi vào khoa Hồi sức tích cực (BV Việt Đức) viết về trường hợp bé Hoàng Gia Bảo (14 tháng tuổi, bị thương trong một tai nạn ô tô khiến bố mẹ đều tử nạn), khi chúng tôi đến, chỉ có ông nội là người dân tộc đang chăm sóc bé, tiền không có một đồng trong khi bé đang cần sữa, bỉm. Đang trò chuyện thì ông nội bé tiết lộ: “Bác sĩ điều trị sáng vừa cho 1 triệu để đi mua sữa cho bé. Chúng tôi rất cảm ơn tấm lòng của bác sĩ, vừa lo điều trị cho bé, vừa giúp đỡ gia đình khi đang ở tình cảnh khó khăn”.

“Có trong hoàn cảnh con bị bệnh mới hiểu tấm lòng của các bác sĩ như thế nào. Mọi người vẫn đồn thổi, không có phong bì thì không được bác sĩ chăm lo tốt. Nhưng chúng tôi, những bệnh nhân nghèo không có tiền đi phong bì bác sĩ nhưng vẫn nhận được sự chăm sóc tận tình, nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia trực tiếp từ các bác sĩ. Nhận tiền từ tay bác sĩ cho mua sữa cho con mà run run, không nói được lời cảm ơn bác sĩ lấy một lời. Có trong hoàn cảnh này mới hiểu, lương y như từ mẫu vậy”, bà Lộc Thị Chăm, người đã được bác sĩ khoa Hồi sức tích cực (BV Việt Đức) cho tiền mua sữa cho con tâm sự.

Benh.vn (Theo dantri)

Bài viết Thầy thuốc – những ân nhân cả đời không quên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thay-thuoc-nhung-an-nhan-ca-doi-khong-quen-3689/feed/ 0
Từ 1/8, lương thầy thuốc sẽ tính vào viện phí https://benh.vn/tu-1-8-luong-thay-thuoc-se-tinh-vao-vien-phi-8161/ https://benh.vn/tu-1-8-luong-thay-thuoc-se-tinh-vao-vien-phi-8161/#respond Mon, 20 Jun 2016 06:35:23 +0000 http://benh2.vn/tu-1-8-luong-thay-thuoc-se-tinh-vao-vien-phi-8161/ Thông tin đáng chú ý nhất là giá viện phí mới áp dụng từ ngày 1/8 tới đây sẽ đưa thêm lương thầy thuốc vào viện phí. Đây là bản thảo của hai cơ quan Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội VN. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tăng viện phí nhưng chất lượng có tăng

Bài viết Từ 1/8, lương thầy thuốc sẽ tính vào viện phí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông tin đáng chú ý nhất là giá viện phí mới áp dụng từ ngày 1/8 tới đây sẽ đưa thêm lương thầy thuốc vào viện phí. Đây là bản thảo của hai cơ quan Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội VN. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tăng viện phí nhưng chất lượng có tăng

Trước đó từ ngày 1/3, tất cả 1.400 bệnh viện trên toàn quốc đều thu viện phí theo mức mới gồm phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, chi phí trực tiếp cho người bệnh, riêng các bệnh viện đã tự chủ hoàn toàn (hầu hết bệnh viện tuyến T.Ư và một số bệnh viện tuyến tỉnh) đã thu viện phí bao gồm cả lương thầy thuốc.

Từ ngày 1/8, mức viện phí gồm các loại phụ cấp, lương này tiếp tục được áp dụng mở rộng thêm tại 10 địa phương. Với mức thu mới, giá của 1.900 dịch vụ y tế sẽ tăng mạnh, đặc biệt là các dịch vụ có cơ cấu lớn chi cho nhân lực y tế.

Mốc thời gian dự định tăng viện phí này đã tăng thêm một tháng so với lộ trình trước đây là tăng từ ngày 1/7 và cũng khác với lộ trình trước là không tăng trên diện rộng, trước mắt sẽ áp dụng ở 10 tỉnh thành có số người dân tham gia bảo hiểm y tế cao 90-95%.

Benh.vn (Theo Kiến Thức)

Bài viết Từ 1/8, lương thầy thuốc sẽ tính vào viện phí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tu-1-8-luong-thay-thuoc-se-tinh-vao-vien-phi-8161/feed/ 0
Nghề y chỉ dành cho những người biết cố gắng và hy sinh https://benh.vn/nghe-y-chi-danh-cho-nhung-nguoi-biet-co-gang-va-hy-sinh-6759/ https://benh.vn/nghe-y-chi-danh-cho-nhung-nguoi-biet-co-gang-va-hy-sinh-6759/#respond Mon, 07 Mar 2016 05:52:16 +0000 http://benh2.vn/nghe-y-chi-danh-cho-nhung-nguoi-biet-co-gang-va-hy-sinh-6759/ Kiệt sức, stress, thậm chí tỷ lệ bác sĩ tự tử cao gấp đôi so với nhóm nghề nghiệp khác. Vì vậy, nghề y cũng có những khắc nghiệt và “không như là mơ” theo nhiều người đánh giá. Qua những tổng hợp đánh giá và nỗi niềm thầm kín được chia sẻ sau hơn mười năm công tác của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) dưới đây, bạn đọc sẽ suy ngẫm và thấu hiểu những khó khăn, vất vả công việc gian truân của ngành y.

Bài viết Nghề y chỉ dành cho những người biết cố gắng và hy sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kiệt sức, stress, thậm chí tỷ lệ bác sĩ tự tử cao gấp đôi so với nhóm nghề nghiệp khác. Vì vậy, nghề y cũng có những khắc nghiệt và “không như là mơ” theo nhiều người đánh giá. Qua những tổng hợp đánh giá và nỗi niềm thầm kín được chia sẻ sau hơn mười năm công tác của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) dưới đây, bạn đọc sẽ suy ngẫm và thấu hiểu những khó khăn, vất vả công việc gian truân của ngành y.

Đối với nghề y, các Giáo sư, Giám đốc, thậm chí đến cả lãnh đạo cấp cao trong ngành vẫn trực tiếp tham gia khám bệnh, mổ xẻ

Thông thường với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với nghề y là ngoại lệ. Các Giáo sư, Giám đốc, thậm chí đến cả lãnh đạo cấp cao trong ngành vẫn trực tiếp tham gia khám bệnh, mổ xẻ. Còn với các bác sĩ thông thường thì mức độ quá tải công việc đến kiệt sức là điều thường xuyên xảy ra.

Trong số các chuyên khoa, các bác sĩ chuyên ngành Cấp cứu và Hồi sức tích cực là những người thường bị kiệt sức nhiều nhất. Theo thống kê của tạp chí Medscape ở châu Âu và Mỹ cho thấy tỷ lệ kiệt sức ở các bác sĩ chuyên ngành này đến 52-53%.

Trẻ học làm bác sỹ

Hậu quả của việc kiệt sức và stress ở các bác sĩ là hàng năm tại Mỹ có tới 300 bác sĩ tự tử vì stress. Tỷ lệ bác sĩ tự tử cao gấp đôi so với các nhóm dân cư khác. Ngoài ra, do kiệt sức, họ có thể cảm thấy mất cảm xúc, mất hứng thú nhiệt tình với công việc.

Chưa có nhiều khảo sát về tỷ lệ kiệt sức và stress của các thầy thuốc Việt Nam, nhưng chắc chắn tình trạng này cũng có những “nỗi niềm riêng” khi so với các bác sĩ Mỹ nhiều.

Ở Việt Nam, chỉ riêng việc tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính đối với thầy thuốc, nhất là trong điều kiện bệnh nhân quá tải đã là một áp lực. Việc cho bệnh nhân hưởng chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ dưỡng sức hay cho một loại thuốc, một biện pháp kỹ thuật đắt tiền đòi hỏi các thủ tục phê duyệt chặt chẽ. Nếu không tuân thủ đúng có thể bị phê bình, thậm chí xuất toán và thầy thuốc phải tự bỏ tiền túi ra đền.

Thầy thuốc luôn bị giằng xé giữa mong muốn cho bệnh nhân hưởng chăm sóc cao nhất và nỗi lo ngại phải chịu trách nhiệm

Hiếm có một ngành nghề nào lại khắc nghiệt về giờ làm việc như nghề y. Thông thường một thầy thuốc sau ca trực 24 giờ (tương đương 3 ngày làm việc 8 tiếng) sẽ được nghỉ bù ngày làm việc hôm sau. Tức là trong 2 ngày đó, họ phải đi làm đến 3 ca. Còn nếu họ đi trực vào ngày thứ 7, chủ nhật thì có nghĩa là họ làm dư ra 3 ngày làm việc ngoài giờ, nhưng chỉ được nghỉ bù 1 ngày làm việc.

Điều trị là quá trình liên tục nên đa số bác sĩ trong ngày nghỉ bù sẽ ở lại khám, cho thuốc cho các bệnh nhân của mình xong mới về. Tình trạng làm quá giờ sẽ trầm trọng hơn nhiều trong các vụ dịch, các đợt bệnh nhân quá tải.

Thống kê nhiều năm qua cho thấy thu nhập của ngành y đứng thứ gần thấp nhất trong 18 nghành nghề được khảo sát. Áp lực kinh tế khiến các thầy thuốc phải căng người ra làm thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập. Từ chuyện mổ tăng ca, làm thêm giờ ở bệnh viện đến việc làm phòng mạch tư ngoài giờ. Cá biệt ở nhiều vùng miền, nhiều thầy thuốc làm thêm ngoài giờ cả những công việc khác: Làm nghề phụ, làm trang trại nuôi trồng thủy sản, làm rẫy cà phê, cao su…

Đã từng có bệnh viện cấm nhân viên làm thêm ngoài giờ, nhưng đã vấp phải sự phản đối khá gay gắt của các thầy thuốc và dư luận cộng đồng.

Cuộc khảo sát tại Mỹ năm 2014 của Quỹ Bác sĩ phát hiện ra rằng 81% các bác sĩ đã làm việc hết công suất hoặc thậm chí quá mức, và chỉ có 19% số bác sĩ có đủ thời gian để xem chi tiết bệnh nhân.

Tình trạng quá tải ở các bệnh viện Việt Nam tại tuyến tỉnh và trung ương

Tại Việt Nam, tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương đã ở mức trầm trọng. Một bác sĩ trung bình phải khám khoảng 70-80 bệnh nhân mỗi ngày. Mỗi bệnh nhân đến khám 1 lần và khi có xét nghiệm lại quay lại để kê đơn một lần nữa. Với mỗi lần gặp 3 phút thì bác sĩ đó đã có 8 giờ làm việc không ngừng nghỉ.

Với 3 phút khám và kê đơn thì khó mà đảm bảo kỹ càng. Vậy mà trong số hàng vạn đơn thuốc kê ra mỗi tháng, chỉ cần một đơn thuốc sai sót cũng đã đủ đẩy bác sĩ đó vào những phiền phức triền miên với cả bệnh nhân và dư luận xã hội.

Tình trạng quá tải tại bệnh viện

Tình trạng quá tải công việc còn trầm trọng hơn nữa đối với những bác sĩ đồng thời tham gia cả công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Khi đó thời gian làm việc của họ không phải là 8 giờ mà có thể đến 10-16 tiếng mỗi ngày.

Trong các dịp nghỉ lễ, tết hầu hết các ngành nghề khác được nghỉ thì nhân viên y tế phải tăng cường trực, vì thế các cơ hội đoàn tụ gia đình, đi du lịch xa là điều xa xỉ với nhân viên y tế. Điều kiện làm việc tập trung và đóng kín trong bệnh viện với những bộ quần áo blu nên đối với phụ nữ ngành y ít có cơ hội trưng diện thời trang cũng như mở rộng giao tiếp.

Điều làm tủi thân và đau lòng đối với nhiều nhân viên y tế, đặc biệt là phụ nữ là khi con, chồng, cha mẹ và những người thân đau ốm, không ở nhà chăm sóc được mà vẫn phải đến bệnh viện chăm sóc bệnh nhân. Những điều này cũng góp phần tạo nên stress đối với nhân viên y tế.

Áp lực học tập của ngành y cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác

Đa số các ngành nghề khác sau khi hoàn thành bậc học Đại học là có thể ra làm việc tương đối độc lập. Đối với ngành y sau khi tốt nghiệp đại học ra thì ít nhất các bác sĩ phải học thêm một khóa Chuyên khoa định hướng 9 tháng mới có thể làm việc. Để trở thành bác sĩ chính phải học lên Cao học hoặc Chuyên khoa cấp 1 từ 2-3 năm và phải trải qua thời gian thực hành lâm sàng ít nhất 9 năm.

Ngành y là một ngành có tính hội nhập cao. Trong khi nhiều ngành kỹ thuật, công nghệ thế giới đã làm được cả trăm năm qua mà Việt Nam vẫn chưa làm nổi thì trong ngành y, hầu hết các tiến bộ y học trên thế giới đều được các bác sĩ Việt Nam tiếp cận và triển khai thành công sau chỉ một vài năm.

Chỉ cần vài năm không cập nhật kiến thức mới là một bác sĩ đàn anh có thể thua kém các đàn em của mình. Vì vậy, học tập liên tục trở thành một áp lực rất lớn đối với các bác sĩ.

Với đa số các ngành khác chỉ cần trình độ đại học có thể nắm giữ các cương vị Trưởng phòng, Giám đốc, thậm chí Tổng giám đốc. Nhưng với ngành y, cơ hội thăng tiến gắn liền với việc học tập: Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng khoa ở bệnh viện tuyến tỉnh ít nhất phải là bác sĩ chuyên khoa cấp 1, hoặc thạc sĩ, ở bệnh viện tuyến trung ương phải là bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ.

Áp lực còn đến từ bệnh nhân

Không chỉ dừng lại ở các vấn đề trên, các áp lực người thầy thuốc còn từ phía thái độ của bệnh nhân. Khi vào khám bệnh, đặc biệt tại các phòng cấp cứu họ thường có xu hướng quan trọng hóa bệnh tật của mình và ít quan tâm đến tình trạng trầm trọng của những người xung quanh. Chính vì thế họ thường xuyên gây áp lực với thầy thuốc để được khám trước, được chiếu chụp, siêu âm ngay hay phải xử trí tức thời, trong khi có rất nhiều bệnh nhân khác đến trước hoặc nặng hơn và đáng được ưu tiên cấp cứu hơn.

Việc không tuân thủ nội quy bệnh phòng của bệnh nhân và người nhà thăm nuôi cũng là điều khó chịu lớn đối với thầy thuốc.

Rất nhiều bệnh nhân cố tìm hiểu y học qua những kiến thức vụn vặt, nhặt nhạnh được trên internet, hoặc qua truyền miệng nhưng lại coi đó là kiến thức y học thực sự. Họ can thiệp vào quá trình điều trị của bác sĩ hoặc tự ý thêm thuốc, bỏ thuốc trong đơn bác sĩ nhưng khi hậu quả xảy ra thì đa phần đều có xu hướng đổ lỗi cho quá trình điều trị của thầy thuốc.

Nhiều trường hợp gia đình kiên quyết xin ngừng điều trị vì thầy bói bảo không qua khỏi, hoặc xin về để về cúng bái, dùng các loại thuốc nhảm theo những lời mách bảo vu vơ…

Vì vậy, nếu thấy con nói “sau này thích làm bác sĩ” thì thay vì mỉm cười mãn nguyện, bố mẹ hãy nói cho con biết, nghề y chỉ dành cho những người biết cố gắng và hy sinh.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương)

Benh.vn

Bài viết Nghề y chỉ dành cho những người biết cố gắng và hy sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghe-y-chi-danh-cho-nhung-nguoi-biet-co-gang-va-hy-sinh-6759/feed/ 0