Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 20 Jul 2023 04:27:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Làm thế nào biết được con bạn đang thừa hay thiếu canxi https://benh.vn/lam-the-nao-biet-duoc-con-ban-dang-thua-hay-thieu-canxi-5726/ https://benh.vn/lam-the-nao-biet-duoc-con-ban-dang-thua-hay-thieu-canxi-5726/#respond Wed, 19 Jul 2023 05:32:29 +0000 http://benh2.vn/lam-the-nao-biet-duoc-con-ban-dang-thua-hay-thieu-canxi-5726/ Ở trẻ nhỏ, thiếu hay thừa canxi cũng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển về thể chất. Vậy thiếu canxi gây ra tác hại gì, thừa canxi sẽ ảnh hưởng ra sao và làm thế nào để biết trẻ đang thừa hay thiếu canxi để có cách chăm sóc phù hợp các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Bài viết Làm thế nào biết được con bạn đang thừa hay thiếu canxi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở trẻ nhỏ, thiếu hay thừa canxi cũng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển về thể chất. Vậy thiếu canxi gây ra tác hại gì, thừa canxi sẽ ảnh hưởng ra sao và làm thế nào để biết trẻ đang thừa hay thiếu canxi để có cách chăm sóc phù hợp các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Tác hại của thiếu canxi và thừa canxi

Thiếu canxi gây hại cho cơ thể và thừa canxi cũng gây nguy hiểm. Do đó nhận biết được sớm tình trạng thiếu canxi và thừa canxi là rất quan trọng.

Tác hại của việc thiếu canxi

  • Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, và đây cũng là nơi chứa nhiều canxi nhất trong cơ thể (chiếm 99%; 1% canxi còn lại tập trung trong máu và các mô mềm). Đủ canxi sẽ giúp bé cao lớn, răng mọc đều và đẹp.
  • Trẻ hiếu canxi máu (ion canxi) hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo).
  • Nếu thiếu canxi kéo dài, trẻ sẽ mắc bệnh còi xương. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, chậm phát triển chiều cao, chân vòng kiềng, biến dạng xương, gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.

thieu-canxi-gay-chan-vong-kieng

Nếu thiếu canxi kéo dài, trẻ sẽ mắc bệnh còi xương, chân vòng kiềng, biến dạng xương sợ, khung xương chậu…

Tác hại của việc thừa canxi

Nếu trẻ bị thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, photpho…khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu hay thừa canxi

Khi nhận thấy các dấu hiệu thiếu canxi và thừa canxi ở trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ chăm sóc càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi

Trẻ cần lượng canxi khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển, chính vì thế biểu hiện của việc thiếu canxi qua các giai đoạn cũng khác nhau.

Giai đoạn sơ sinh:

  • Khi ngủ trẻ thường quấy khóc hay giật mình, đặc biệt khóc nhiều giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, co cứng toàn thân, nôn trớ, đỏ hoặc tím mặt.
  • Một số trường hợp nặng, trẻ có thể thở nhanh, tim đập nhanh và mạnh.

Nguồn canxi chủ yếu lúc này của trẻ là sữa mẹ, cho nên nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, thì mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng gấp và xem xét lại khẩu phần ăn, bổ sung đủ chất để có nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con.

Giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên

  • Trẻ ra nhiều mồ hôi vùng đầu và sau gáy, rụng tóc hình vành khăn.
  • Đầu trẻ bị bẹp, quấy khóc nhiều về đêm…Đây là giai đoạn trẻ cần rất nhiều canxi cho việc phát triển thể chất và phát triển chiều cao. Thiếu canxi trong giai đoạn này sẽ khiến trẻ chậm mọc răng, chậm biết bò, đứng hoặc đi, và đặc biệt chậm phát triển chiều cao nên nếu trong thời gian 2 tháng trở lên mà mẹ không thấy có sự phát triển chiều cao ở trẻ thì có nguy cơ cao trẻ thiếu canxi.

tre-bi-tao-bon

Thừa canxi, trẻ có thể bị táo bón, mệt hỏi, buồn nôn, biếng ăn.

Dấu hiệu trẻ thừa canxi

Canxi vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhưng nếu được cung cấp quá nhiều sẽ đem lại những biến chứng xấu cho sức khỏe. Những dấu hiệu sau cho thấy trẻ bị thừa canxi:

  • Trẻ có thể bị táo bón, mệt hỏi, buồn nôn, biếng ăn.
  • Nặng hơn trẻ có thể có các dấu hiệu như đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều, tăng canxi trong máu.

Lời kết

Thiếu hay thừa canxi cũng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và kịp thời. Để trẻ luôn khỏe mạnh các bậc cha mẹ nên chú ý theo dõi sự phát triển về thể chất của trẻ thường xuyên và đều đặn hàng tháng để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn. Tự ý bổ sung canxi quá nhiều cho trẻ cũng không hề tốt mà còn có thể phản tác dụng gây hại cho sức khỏe trẻ nên các gia đình trước khi cho con uống bổ sung canxi nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết Làm thế nào biết được con bạn đang thừa hay thiếu canxi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-the-nao-biet-duoc-con-ban-dang-thua-hay-thieu-canxi-5726/feed/ 0
Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi https://benh.vn/tac-hai-cua-viec-thieu-canxi-doi-voi-tung-do-tuoi-5285/ https://benh.vn/tac-hai-cua-viec-thieu-canxi-doi-voi-tung-do-tuoi-5285/#respond Tue, 14 Sep 2021 05:20:55 +0000 http://benh2.vn/tac-hai-cua-viec-thieu-canxi-doi-voi-tung-do-tuoi-5285/ Các bà mẹ lo lắng con mình bị thiếu canxi, phụ nữ tiền mãn kinh lo lắng mình bị thiếu canxi, người lớn tuổi cũng lo lắng bị xốp xương, loãng xương. Mọi người đều quan tâm đến việc bổ sung canxi? Nhưng bổ sung thế nào đúng? Tác hại của việc thiếu canxi với từng giới diễn ra như thế nào?

Bài viết Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bà mẹ lo lắng con mình bị thiếu canxi, phụ nữ tiền mãn kinh lo lắng mình bị thiếu canxi, người lớn tuổi cũng lo lắng bị xốp xương, loãng xương. Mọi người đều quan tâm đến việc bổ sung canxi? Nhưng bổ sung thế nào đúng? Tác hại của việc thiếu canci với từng giới diễn ra như thế nào?

Canxi là cội nguồn của sự sống, là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ canxi). Tác hại của thiếu canxi ảnh hưởng xấu đến từng lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.

Nguyên nhân và tác hại của thiếu canxi

Canxi cần cho sự sống của con người là vậy, nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm (thuốc). Thường ngày, ăn uống các loại thực phẩm ít có canxi, thực phẩm chứa nhiều xenlulô có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của ruột. Hoặc cơ thể mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu canxi (bệnh đường ruột) hoặc do quá trình lão hóa cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi. Nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.

Khi canxi kết hợp được với vitamin D thì tác dụng của chúng sẽ được phát huy mạnh mẽ, vì vậy, khi sống thiếu ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng của canxi.

Dùng nhiều đồ uống đóng chai làm giảm hấp thu canxi

Ngày nay, trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phốtpho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa, trong khi sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú (một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600 – 700mg) cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi.

Do đó, thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi dẫn đến bệnh lý. Bởi vì khi khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, hệ thần kinh ngay lập tức kích thích tuyến giáp tiết ra hormon để chuyển hóa canxi trong xương thành ion canxi đưa vào máu.

Ở trẻ, thiếu canxi máu (ion canxi), nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Và nếu thiếu canxi kéo dài, còi xương ở trẻ em sẽ xuất hiện. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhẹ thì làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, nặng thì làm trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.

loãng xương

Phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh thiếu canxi khiến thần kinh suy nhược, hay cáu gắt, loãng xương lốp xương. (Ảnh minh họa)

Đối với người trưởng thành, đặc biệt là người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương. Bên cạnh đó, có thể thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp. Thực ra, thiếu canxi huyết sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi thiếu canxi huyết thể nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu buốt, chướng bụng.

Để xác định thiếu canxi, cần xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu. Với xương, có thể đo mật độ của xương, chụp Xquang…

Phòng giảm tác hại do thiếu canxi

Để đề phòng thiếu, giảm canxi, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat. Không nên ở thường xuyên trong nhà, cần ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút. Khi nghi ngờ thiếu canxi, cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc để điều trị đề phòng việc bổ sung canxi trong một thời gian dài gây thừa canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (sỏi thận, thoái hóa khớp, gai xương, hội chứng canxi máu cao hoặc giảm sự hấp thu các vi chất khác như sắt, kẽm, magiê và phospho).

Bài viết Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-hai-cua-viec-thieu-canxi-doi-voi-tung-do-tuoi-5285/feed/ 0
Chẩn đoán loãng xương https://benh.vn/chan-doan-loang-xuong-2275/ https://benh.vn/chan-doan-loang-xuong-2275/#respond Fri, 30 Nov 2018 23:10:52 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-loang-xuong-2275/ Bệnh Loãng xương ngày càng trở nên phổ biến, một phần là do tình trạng dinh dưỡng hiện đại có nhiều vấn đề, một mặt là do tiến bộ khoa học trong việc chẩn đoán loãng xương phát triển nên nhiều ca loãng xương được phát hiện hơn thông qua xét nghiệm.

Bài viết Chẩn đoán loãng xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Loãng xương ngày càng trở nên phổ biến, một phần là do tình trạng dinh dưỡng hiện đại có nhiều vấn đề, một mặt là do tiến bộ khoa học trong việc chẩn đoán loãng xương phát triển nên nhiều ca loãng xương được phát hiện hơn thông qua xét nghiệm. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về các biện pháp chẩn đoán loãng xương hiện nay.

Định nghĩa Loãng xương

Loãng xương là bệnh hệ thống làm giảm khối lượng xương, hư biến cấu trúc xương nên tăng tính dễ gãy của xương dẫn tới tăng nguy cơ gãy xương.

Theo WHO 1994 loãng xương được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của xương(BMD- Bone Mineral Density) theo chỉ số T – score như sau: T score > -1: bình thường, – 2,5 < T – score < –1: thiểu xương, T – score < –2,5: loãng xương, T – score < -2.5 và có gẫy xương: loãng xương nặng.

Phân loại loãng xương

1. Loãng xương tiên phát: không tìm thấy nguyên nhân nào khác ngoài tuổi và mãn kinh.

  • Typ 1: loãng xương sau mãn kinh: thiếu hụt estrogen, nữ tuổi 50 – 60, thường 10 – 15 năm sau mãn kinh. Mất khoáng xương bè (xương xốp), biểu hiện lún đốt sống hoặc gãy Pauteau Colles.
  • Typ 2: loãng xương tuổi già: liên quan tuổi và mất cân bằng tạo xương, cả 2 giới > 70 tuổi. Mất khoáng xương xốp và xương đặc (xương vỏ), biểu hiện: gãy cổ xương đùi, tuổi xuất hiện muộn hơn > 75.

2. Loãng xương thứ phát: suy thận, COPD, thuốc (corticoid, thuốc lá, ethanol, heparin..), bệnh nội tiết (hội chứng cushing, cường cận giáp, cường giáp, đái tháo đường), tăng vitamin A máu, bất động, hội chứng kém hấp thu, bệnh ác tính (đa u tuỷ xương…), sarcoidose…

Yếu tố nguy cơ loãng xương

  • Bất động hoặc giảm vận động kéo dài
  • Người gầy
  • Chế độ ăn thiếu canxi, phospho và vit D
  • Hút thuốc lá, uống nhiều cà phê và rượu
  • Người da trắng và châu Á
  • Tiền sử gia đình loãng xương
  • Giảm hormon sinh dục

Triệu chứng lâm sàng

1. Tập trung vào phát hiện yếu tố nguy cơ nên phát hiện sớm loãng xương từ khi chưa gãy xương.

2. Thông thường loãng xương không gây đau, trừ đau cấp do gãy xương

3. Các triệu chứng đầu tiên liên quan đến quá trình xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi

4. Xẹp đốt sống:

  • Có thể xẹp đốt sống không đau. Giảm chiều cao cột sống > 3cm có thể là dấu hiệu của gãy lún cột sống.
  • Đau cột sống do xẹp đốt sống: xuất hiện tự nhiên hoặc sau gắng sức hoặc sang chấn nhỏ. Biểu hiện đau cấp tính có tính chất cơ học, khởi phát đột ngột, không lan, không chèn ép thần kinh, giảm rõ khi nằm. Đau giảm và hết sau vài tuần. Đau xuất hiện khi đốt sống mới bị xẹp hoặc đốt sông cũ bị xẹp thêm, thường ở các đốt sống chịu lực (D6 trở xuống). Tổn thương từ D2 trở lên hiếm khi do gãy xương.
  • Đau cột sống mạn tính: sau nhiều đợt đau cấp tính sẽ xuất hiện đau cột sống mạn tính do các rối loạn tư thế cột sống: giảm chiều cao, gù đoạn lưng, tới mức các xương sườn cuối cọ sát vào cánh chậu gây đau.

5. Gãy xương: các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng. Có thể gãy sau một sang chấn rất nhẹ.

Triệu chứng Loãng xương trên phim X quang

Cột sống

1. Giai đoạn sớm:

  • Đốt sống tăng thấu quang, hình đốt sống răng lược.
  • Khi khối lượng xương mất > 30% mới phát hiện được.

2. Giai đoạn muộn:

Thấy biến dạng cột sống, tiến triển theo chỉ số Meunier: (1) đốt sống bình thường -> (2) đốt sống lõm mặt trên -> (3) đốt sống lõm 2 mặt -> (4) đốt sống hình chêm -> (5) đốt sống xẹp hình lưỡi.

X quang cho thấy tình trạng và số lượng các đốt sống bị lún.

Triệu chứng âm tính quan trọng:

  • Không có vùng huỷ xương trên thân đốt sống
  • Các đốt sống có mật độ đồng nhất, có kết đặc ở vùng mâm đốt sống
  • Khe đĩa đệm không bị hẹp
  • Các cung sau hầu như bình thường

Vị trí khác

  • Chỉ số Barnet: đo tỷ lệ độ dày giữa vỏ/ tuỷ xương bàn ngón, thường ngón 2, nếu > 45% -> loãng xương
  • Chỉ số Singh 1970: đánh giá các bè xương ở đầu trên xương đùi -> nguy cơ gẫy cổ xương đùi.

Trên cộng hưởng từ

  • Lún xẹp đốt sống mới: giảm tín hiệu T1, tăng tín hiệu T2, khó phân biệt với xẹp do di căn K, tuy nhiên không có cấu trúc tròn kiểu di căn trong thân đốt sống
  • Lún xẹp muộn, sau 2 tháng: giảm tín hiệu T2.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm hội chứng viêm (VSS, CRP, điện di protein máu) bình thường

Bilan phospho calci: bình thường. Phosphatase kiềm có thể tăng khi mới gãy xương.

Trường hợp nghi ngờ loãng xương thứ phát: xét nghiệm thêm:

  • Ca và PTH để loại trừ cường cận giáp
  • TSH và T3, T4 để loại trừ cường giáp
  • Vit D, corticoid, diện di protein huyết thanh…

Chẩn đoán

Sàng lọc: Bằng DEXA (test hấp thu tia X năng lượng kép)

Khuyến cáo

1. Tất cả phụ nữ > 65 tuổi

2. Có yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử gia đình loãng xương
  • Tiền sử gãy xương, nhất là tuổi trẻ

Loãng xương nên nghi ngờ ở bệnh nhân:

  • Gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ
  • Ở người già có nhiều yếu tố nguy cơ có đau CS thắt lưng không giải thích được
  • Bệnh nhân tình cờ phát hiện giảm tỷ trọng trên X quang
  • Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương thứ phát

Vị trí thường làm:

  • Thân đốt sống đánh giá nguy cơ lún xẹp CS
  • Cổ xương đùi đánh giá nguy cơ gãy cổ xương đùi

Chẩn đoán xác định: Dựa theo tiêu chuẩn WHO 1994

  • T score: so sánh giá trị bệnh nhân với mật độ xương trung bình của quần thể trẻ tuổi bình thường cùng giới.
  • Z score: so sánh giá trị bệnh nhân với mật độ xương trung bình của quần thể cùng giới, cùng tuổi và cùng điều kiện sống.

Xem thêm: Những cách bổ sung canxi an toàn và hiệu quả

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán loãng xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-loang-xuong-2275/feed/ 0