Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 05:45:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị thiếu kẽm khá cao https://benh.vn/ty-le-tre-em-viet-nam-bi-thieu-kem-kha-cao-6235/ https://benh.vn/ty-le-tre-em-viet-nam-bi-thieu-kem-kha-cao-6235/#respond Mon, 17 Jul 2023 05:42:07 +0000 http://benh2.vn/ty-le-tre-em-viet-nam-bi-thieu-kem-kha-cao-6235/ Viện Dinh Dưỡng vừa công bố tại hội thảo dinh dưỡng tháng 12.2014 vừa qua: 51% trẻ em tại Việt Nam đang trong tình trạng bị thiếu kẽm. Vai trò của kẽm trong cơ thể Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học rõ rệt. Lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2-3g, […]

Bài viết Tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị thiếu kẽm khá cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viện Dinh Dưỡng vừa công bố tại hội thảo dinh dưỡng tháng 12.2014 vừa qua: 51% trẻ em tại Việt Nam đang trong tình trạng bị thiếu kẽm.

kem_vi_chat_thiet_yeu
Thực phẩm chứa kẽm

Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học rõ rệt. Lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2-3g, phân phối không đồng đều, nhiều ở tinh hoàn (300mcg/g). Sau đó là ở tóc (150mcg/g), xương (100mcg/g), gan, thận, cơ vân, da, não. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có nửa đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ.

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết, có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ. Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzym, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, điều hoà vi giác, cảm giác ngon miệng.

Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của thiếu kẽm

Trước đây, người ta không quan tâm nhiều đến vai trò của vi chất này nhưng những năm trở lại đây thiếu kẽm cũng được biết đến như một thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, vấn đề thiếu máu thiếu sắt thường đi kèm với tình trạng thiếu kẽm.

Việt Nam có dân số khoảng 90 triệu người và ước tính, trong số đó có khoảng 7,1 triệu trẻ em ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Việc ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi là việc rất quan trọng. Đáng chú ý là chế độ ăn nghèo sắt thường cũng nghèo kẽm. Chất lượng bữa ăn kém, ăn nhiều ngũ cốc, ít thức ăn có nguồn gốc động vật là một trong nghững nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu kẽm cũng như các vi chất dinh dưỡng khác. Nguồn cung cấp kẽm có giá trị sinh học cao chủ yếu từ thức ăn động vật. Điều tra khẩu phần ở Việt Nam cho thấy, khẩu phần ăn của người dân thiếu các thực phẩm giàu kẽm. Thiếu kẽm đã được chứng minh là làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm các dấu hiệu dậy thì, chiều cao kém phát triển, ăn uống kém ngon miệng.

Một số nghiên cứu tình trạng kẽm ở trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam đã cho thấy thiếu kẽm là nguyên nhân dẫn đến trẻ thấp còi. Tỷ lệ thiếu kẽm dựa vào nồng độ kẽm huyết thanh thấp dao động trong khoảng 25-80% tuỳ theo địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu. Nghiên cứu trên 1.526 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở 19 tỉnh của Việt Nam năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 67,2%. Kết quả nghiên cứu ở 521 phụ nữ có thai và 947 trẻ em dưới 5 tuổi tại một số tỉnh khó khăn của Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 90%, trẻ em dưới 5 tuổi là 81,2%. Như vậy, tỷ lệ thiếu kẽm ở Việt nam là rất cao so với ngưỡng phân loại của Nhóm tư vấn quốc tế về kẽm (IZINC) khi tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng trên 20% được xác định là vấn đề thiếu kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng.

Theo cách ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (năm 2000), ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 20% được coi là thiếu kẽm có vấn đề ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi bình quân ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi là 26,7%, như vậy, có thể đánh giá thiếu kẽm cũng là vấn đề ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam.

Một số yếu tố nguy cơ thiếu kẽm trên cộng đồng

  • Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Chỉ số về suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi là một chỉ số tốt phản ánh thiếu kẽm trên cộng đồng. Ngưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi 20% được Tổ chức y tế thế giới coi là thiếu kẽm.
  • Lượng kẽm trong khẩu phần: Là chỉ số đánh giá nguy cơ thiếu kẽm.
  • Tỷ lệ thiếu máu: Kẽm và sắt hầu như có cùng sự phân bố và nguồn gốc trong các thức ăn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu sắt, kẽm cũng tương tự nhau.
  • Chỉ số phối hợp: suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) của trẻ em < 5 tuổi và tỷ lệ đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm khẩu phần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi > 20%, kết hợp tỷ lệ > 25% đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm khẩu phần, được coi là thiếu kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Khi suy dinh dưỡng thể thấp còi < 10% và < 15% thiếu kẽm khẩu phần được coi là ít có nguy cơ thiếu kẽm.

Các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm và các chỉ số đánh giá

Một số đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn các đối tượng khác và đi kèm các chỉ số đánh giá.

Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng thiếu cân mức độ nặng, trẻ đẻ non, trẻ ăn nhân tạo không được bú sữa mẹ, trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, trẻ em tuổi học đường.
  • Người nghiện rượu, người ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường. Những người bị rối loạn tiêu hóa (viêm ruột, loét miệng, viêm đại tràng).
  • Bệnh thận mãn tính, thiểu năng tuyến tuỵ, tiểu đường…
  • Vùng có tỷ lệ thiếu sắt, thiếu vitamin A cũng là vùng có nguy cơ thiếu kẽm.
  • Vùng kinh tế khó khăn, khẩu phần ít thức ăn nguồn động vật, thức ăn nguồn thực vật với ngũ cốc là nguồn cơ bản, khẩu phần nhiều chất ức chế hấp thu sắt, kẽm.

Dấu hiệu lâm sàng thiếu kẽm

Hiện chưa có chỉ số đặc hiệu phản ánh chính xác tình trạng kẽm của cơ thể. Khi thiếu kẽm, không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có ảnh hưởng ngay đến sự tăng trưởng và sự chuyển hóa. Một số biểu hiện của thiếu kẽm: biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…), chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp), tổn thương da và niêm mạc, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, giảm khả năng phát dục và khả năng sinh sản.

cac-dau-hieu-thieu-kem

Các dấu hiệu thiếu kẽm

Các biện pháp phòng chống thiếu kẽm

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu kẽm…
  • Bổ sung kẽm vào thực phẩm như bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột mì, hạt nêm… Các sản phẩm được bổ sung vi chất được ghi rõ trên nhãn mác về liều lượng và loại vi chất bổ sung. Cần lưu ý thời hạn sử dụng trên nhãn mác.
  • Thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng.
  • Dự phòng và điều trị bệnh liên quan tới thiếu kẽm (nhiễm khuẩn kéo dài như tiêu chảy, nhiễm giun, bệnh viêm tuỵ, viêm thận…).
  • Phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
  • Tuyên truyền giáo dục cho người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, phòng chống tiêu chảy
  • Phòng chống giun sán
  • Tiêm chủng mở rộng đầy đủ….
  • Dự phòng và điều trị thiếu kẽm (tại cơ sở y tế).
  • Giáo dục dinh dưỡng: Thực hiện truyền thông giáo dục đại chúng, hướng dẫn thực hành để các gia đình biết cách phòng chống thiếu kẽm thông qua chế độ ăn.

Viện dinh dưỡng đã sản xuất và phân phối sản phẩm bột bổ sung đa vi chất gồm 15 vitamin và chất khoáng theo các tiêu chuẩn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới trong khuôn khổ dự án: “cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.” Tại 4 tỉnh thành Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Nam, Cà Mau.

Bài viết Tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị thiếu kẽm khá cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ty-le-tre-em-viet-nam-bi-thieu-kem-kha-cao-6235/feed/ 0
Viện phó viện Dinh dưỡng cảnh báo dấu hiệu thiếu 1 chất quan trọng https://benh.vn/vien-pho-vien-dinh-duong-canh-bao-dau-hieu-thieu-1-chat-quan-trong-con-ban-co-thieu-khong-9517/ https://benh.vn/vien-pho-vien-dinh-duong-canh-bao-dau-hieu-thieu-1-chat-quan-trong-con-ban-co-thieu-khong-9517/#respond Tue, 21 Aug 2018 18:09:12 +0000 http://benh2.vn/vien-pho-vien-dinh-duong-canh-bao-dau-hieu-thieu-1-chat-quan-trong-con-ban-co-thieu-khong-9517/ Trong chuỗi chương trình ngày Vi chất Việt Nam, Viện dinh dưỡng thông tin cảnh báo về tình trạng thiếu vi chất của người Việt đặc biệt là trẻ em. Theo đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, thiếu máu, kẽm…) ở nước ta vẫn còn cao và có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền trong cả nước.

Bài viết Viện phó viện Dinh dưỡng cảnh báo dấu hiệu thiếu 1 chất quan trọng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong chuỗi chương trình ngày Vi chất Việt Nam, Viện dinh dưỡng thông tin cảnh báo về tình trạng thiếu vi chất của người Việt đặc biệt là trẻ em. Theo đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, thiếu máu, kẽm…) ở nước ta vẫn còn cao và có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền trong cả nước.

Thiếu kẽm cả mẹ và con

Theo thống kê nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu vi chất quan trọng này. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: Kẽm là một vi chất dinh dưỡng rất cần cho quá trình tăng trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp…). Thiếu kẽm còn làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em.

PGS Lâm chia sẻ về tình trạng thiếu kẽm

Ngoài ra, thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nếu thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Các chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lo lắng, kẽm thiếu nhiều nhưng chưa trở thành chương trình can thiệp cộng đồng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.

Nguyên nhân do thiếu kẽm ở trẻ em Việt còn cao, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện thiếu các thực phẩm giàu kẽm.

Trẻ thường bị thiếu kẽm do biếng ăn, dẫn đến việc ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn không phong phú hay do các bà mẹ chế biến thức ăn không hợp lý làm cho hàm lượng kẽm trong thức ăn bị mất đi. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh cũng khiến cho vi chất kẽm vốn nghèo nàn càng trở nên nghèo hơn.

Tiểu chảy, rụng tóc cần nghĩ tới thiếu kẽm

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm: Dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.

Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Một số người xơ gan bị thiếu kẽm do không giữ được kẽm.

Kẽm đóng vai trò quan trọng để làm giảm mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư, duy trì mức hormone, điều trị cảm lạnh thông thường, chữa lành vết thương và thúc đẩy tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Trẻ thiếu kẽm gây biếng ăn

Với trẻ nhỏ, trẻ trưởng thành nếu thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc.

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, thiếu kém nói riêng và thiếu vi chất rất khó phát hiện và được coi là “nạn đói tiềm ẩn” ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ là đối tượng có nguy cơ cao.

Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thể lực, trí tuệ, khả năng sinh sản và lao động của người lớn, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em.

Các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cũng đã được các chuyên gia đưa là: Ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng; Cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn; Bữa ăn của trẻ có những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

Trẻ thiếu kẽm cần bổ sung thêm kẽm, phụ nữ mang thai uống bổ sung kẽm để tránh cho trẻ bị thiếu kẽm bẩm sinh. Tăng cường ăn các loại nghêu, sò, ngao, hàu giàu kẽm.

Benh.vn (theo Soha)

Bài viết Viện phó viện Dinh dưỡng cảnh báo dấu hiệu thiếu 1 chất quan trọng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vien-pho-vien-dinh-duong-canh-bao-dau-hieu-thieu-1-chat-quan-trong-con-ban-co-thieu-khong-9517/feed/ 0
Thiếu kẽm – nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ https://benh.vn/thieu-kem-nguyen-nhan-dan-den-nhung-benh-ly-nghiem-trong-o-tre-6175/ https://benh.vn/thieu-kem-nguyen-nhan-dan-den-nhung-benh-ly-nghiem-trong-o-tre-6175/#respond Mon, 16 Jul 2018 05:41:01 +0000 http://benh2.vn/thieu-kem-nguyen-nhan-dan-den-nhung-benh-ly-nghiem-trong-o-tre-6175/ Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch, tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxy hóa. Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác.

Bài viết Thiếu kẽm – nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch, tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxy hóa. Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác.

Tình hình thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam

Kết quả từ cuộc điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010 cho thấy, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29%, tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng là 14% và 51% trẻ thiếu kẽm. Việt Nam có dân số khoảng 90 triệu người và ước tính, trong số đó có khoảng 7,1 triệu trẻ em ở độ tuổi dưới 5 tuổi.

Việc bổ sung thêm kẽm cũng một giải pháp để hỗ trợ tăng thêm chiều cao của trẻ em.

Thiếu hụt kẽm do chế độ ăn không cung cấp đủ

Thông tin trên vừa được Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra trong sự kiện hưởng hứng Ngày Vi chất dinh dưỡng, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi tổ chức chiều 1/12 tại Hà Nội. Điều đáng lo lắng hiện nay là, chế độ ăn điển hình của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng cho trẻ em để có sự tăng trưởng và phát triển tối ưu.

Thiếu hụt vi chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Phó giáo sư Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện dinh dưỡng phân tích, việc thiếu vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Ở Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là gần 26%. Như vậy, cứ bốn bé thì có hơn một bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, do vậy trẻ không thể đạt mức phát triển tối đa. Theo phó giáo sư Tuyên, kẽm ảnh hưởng rất rõ đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, tỷ lệ trẻ em Việt Nam thiếu dinh dưỡng dẫn tới việc thấp hơn so với lứa tuổi còn ở mức rất cao. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm kẽm cũng là một giải pháp để hỗ trợ tăng thêm chiều cao của trẻ em.

Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ

Thiếu dinh dưỡng

Chậm lớn, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa…

Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa

Trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ; buồn nôn và nôn kéo dài.

Chán ăn, không ăn thịt cá, buồn nôn kéo dài…là những biểu hiện của việc thiếu kẽm ở trẻ.

Rối loạn tâm – thần kinh

Rối loạn giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài. Suy nhược thần kinh, rối loạn cảm xúc. Suy yếu hoạt động của não, chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển…

Suy giảm khả năng miễn dịch

Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản), viêm đường tiêu hóa, viêm da, viêm niêm mạc.

Tổn thương biểu mô

Khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dầy sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, dị ứn, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc.

Tổn thương mắt

Sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.

Da ngứa ngáy

Các triệu chứng kèm theo là vết thương khó lành và đốm trắng trên móng tay.

Dự án cải thiện tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

Bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm vào chế độ ăn

Để bổ sung thêm kẽm cho trẻ, phó giáo sư Tuyên chỉ dẫn, kẽm có trong thức ăn động vật, ở vùng núi vùng sâu vùng xa, nếu bữa ăn của trẻ chỉ có rau rừng thì không đủ kẽm. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại thức ăn động vật phối hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên duy trì một loại thức ăn và có thể bổ sung thêm nguồn thực phẩm bổ sung.

Sản phẩm bột bổ sung đa vi chất

Cùng với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về cải thiện dinh dưỡng và tổ chức Irish Aid (từ Đại sứ quán Ireland), Viện dinh dưỡng đã được chỉ định để xây dựng dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Dự án đã được triển khai ở 4 tỉnh: Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Nam, Cà Mau.

Trong khuôn khổ dự án, Viện dinh dưỡng đã sản xuất và phân phối sản phẩm bột bổ sung đa vi chất gồm 15 loại vitamin và chất khoáng theo các tiêu chuẩn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Bên cạnh đó, Viện cũng đã tiến hành tập huấn cho nhân viên y tế về tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em, nước sạch và vệ sinh. Để mở rộng dự án sang các tỉnh khác trên toàn quốc, sự kiện ngày vi chất dinh dưỡng được tổ chức để cập nhật và trao đổi thông tin về vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và đưa ra các khuyến nghị với tình hình Việt Nam.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Thiếu kẽm – nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thieu-kem-nguyen-nhan-dan-den-nhung-benh-ly-nghiem-trong-o-tre-6175/feed/ 0