Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 26 Nov 2019 15:56:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống cổ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/#respond Fri, 06 Jul 2018 05:26:38 +0000 http://benh2.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/ Thoái hoá cột sống cổ là quá trình lão hoá mạn tính đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống, tiến triển chậm, hay gặp ở người lớn tuổi. Cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và thường phải chịu một trọng lựơng tuy nhẹ nhưng thường xuyên và liên tục của đầu, cổ tạo nên một áp lực đặc biệt lên các đĩa đệm.

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thoái hoá cột sống cổ là quá trình lão hoá mạn tính đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống, tiến triển chậm, hay gặp ở người lớn tuổi. Cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng và thường phải chịu một trọng lựơng tuy nhẹ nhưng thường xuyên và liên tục của đầu, cổ tạo nên một áp lực đặc biệt lên các đĩa đệm. Cùng với quá trình lão hoá, tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm dẫn đến thoái hoá cột sống cổ.

thoái hóa cột sống cổ

Điều trị thoái hoá cột sống cổ phối hợp thuốc và các phương pháp không dùng thuốc đặc biệt là Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng với các kỹ thuật tập vận động, xoa bóp vùng vai gáy là những phương pháp cần thiết góp phần không nhỏ vào cải thiện hiệu quả điều trị thoái hoá cột sống cổ cho bệnh nhân.

Nhận biết dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống cổ

Triệu chứng lâm sàng

– Hội chứng rễ thần kinh cổ: đau vùng cổ lan xuống tay, lên gáy, đau tăng khi gắng sức như ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đầu cổ.

– Hội chứng đốt sống cổ: đau và co cứng nhóm cơ cạnh cột sống cổ làm hạn chế vận động cột sống cổ, kèm theo mệt mỏi căng thẳng.

– Hội chứng ép tuỷ cổ: một số trường hợp gai xương mọc phía sau đốt sống chèn ép vào tuỷ, biểu hiện đi lại không vững, rối loạn cảm giác, yếu chi trên hoặc tứ chi, có khi rối loạn cơ tròn.

– Hội chứng giao cảm cổ Barré – liéou (hội chứng động mạch đốt sống nền): nhức đầu, ù tai chóng mặt, đôi khi có nuốt vướng do loạn cảm họng.

– Các biểu hiện khác: rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc, mất tập trung v.v

Một số xét nghiệm cần thiết

– Chụp X quang cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái, phải: phát hiện gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp.

– Cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính: chẩn đoán các triệu chứng gây ra bởi thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, tổn xương đốt sống và đĩa đệm.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống cổ

– Do quá trình lão hoá tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp.

– Tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào hỏi bệnh, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Điều trị thoái hóa cột sống cổ

Nguyên tắc: cần phối hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng

Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng đủ chất, vitamin và khoáng chất, tránh tình trạng thừa cân

Phục hồi chức năng

– Nhiệt trị liệu: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp paraphin, tắm ngâm suối khoáng nóng.

– Điện trị liệu: Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở sâu, tăng cường chuyển hoá, chống phù nề, chống viêm giảm đau; Dòng xung điện kích thích: có tác dụng giảm đau, tăng cường chuyển hoá;Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

– Siêu âm làm mềm tổ chức xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hoá, tăng tái tạo tổ chức.

– Kéo giãn cột sống bằng hệ thống máy kéo: Tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trí ban đầu, tăng cường chuyển hoá và dinh dưỡng giúp tái tạo tổ chức.

– Chế độ nghỉ ngơi tránh thay đổi tư thế đột ngột, tránh làm nặng sai tư thế hoặc tư thế xấu

– Tập vận động: Tập theo tầm vận động làm tăng sức mạnh nhóm cơ cạnh cột sống, cải thiện tầm vận động khớp đốt sống:

  • Tư thế chuẩn bị

+ Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, thân mình thẳng, đầu và cổ thẳng, hai vai ngang bằng nhau, hai tay duỗi dọc theo thân, trọng lượng dồn đều lên hai mông và hai chân.

+ Đặt trước mặt một chiếc gương để có thể tự kiểm tra các động tác.

  • Gấp và duỗi cột sống cổ

+ Từ vị trí trung gian nói trên người tập từ từ cúi đầu về phía trước (gấp cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm sát vào ngực nếu có thể) kết hợp với thở ra hết.

+ Sau đó người tập từ từ ngửa đầu ra phía sau (duỗi cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (mặt song song với trần nhà) kết hợp với hít vào sâu, rồi tiếp tục tập lại động tác gấp và duỗi như đã làm ở trên.

+ Người tập lưu ý chỉ tập gấp và duỗi cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

  • Nghiêng cột sống cổ sang bên phải và bên trái

+ Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị, người tập từ từ nghiêng đầu và cổ sang bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên phải chạm vai phải nếu có thể), kết hợp với hít vào sâu.

+ Sau đó từ từ nghiêng đầu và cổ sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên trái chạm vai trái), kết hợp với thở ra hết, rồi tiếp tục tập lại động tác nghiêng sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên…

+ Người tập lưu ý chỉ tập nghiêng cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

  • Quay cột sống cổ sang bên phải và sang bên trái

+ Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập quay mặt từ từ sang phía bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai phải nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, sau đó…

+ Từ vị trí này người tập từ từ quay mặt sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai trái nếu có thể) kết hợp với thở ra hết, rồi lại tập quay sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên.

+ Người tập lưu ý chỉ tập quay cột sống cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị

  • Vận động đầu và cổ ra phía trước và về phía sau

+ Từ vị thế ngồi ở tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập vận động “đưa” đầu ra phía sau đến mức tối đa (kết hợp với hít vào), sau đó “đưa” đầu ra phía trước đến mức tối đa (kết hợp với thở ra), rồi tiếp tục tập lại như đã làm ở trên. Người tập lưu ý chỉ tập vận động đầu và cổ, còn thân mình vẫn giữ ở tư thế ngồi thẳng, thoải mái như đã mô tả ở trên trong tư thế chuẩn bị.

Điều trị thuốc

– Thuốc giảm đau: giảm đau thông thường, giảm đau chống viêm không steroid theo các mức độ nhẹ – vừa – nặng, không dùng dài ngày.

– Thuốc giãn cơ: eperisone (myonal), tolperisone (mydocalm)…

– Một số thuốc chống thoái hoá: glucosamin sulfate đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin, atrodar…

Điều trị phẫu thuật chỉ áp dụng khi điều trị thuốc và phục hồi chức năng thất bại, có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống cổ tiển triển nặng….

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống cổ

Tránh quá tải lên cột sống cổ, không nên đội đồ vật nặng trên đầu.

Điều chỉnh đúng tư thế ngồi làm việc trước máy vi tính, ngồi xem ti vi kéo dài.

Không nên có động tác vặn bẻ cổ mạnh, đột ngột khi thấy mỏi.

Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của chuyên môn.

Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên tự ý điều trị kéo nắn, vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các bác sĩ chuyên khoa để xác định bệnh chính xác và điều trị đúng phương pháp.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống cổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-co-5580/feed/ 0
Bệnh rễ tủy cổ và phương pháp điều trị nắn chỉnh cột sống https://benh.vn/benh-re-tuy-co-va-phuong-phap-dieu-tri-nan-chinh-cot-song-9033/ https://benh.vn/benh-re-tuy-co-va-phuong-phap-dieu-tri-nan-chinh-cot-song-9033/#respond Thu, 20 Apr 2017 06:59:54 +0000 http://benh2.vn/benh-re-tuy-co-va-phuong-phap-dieu-tri-nan-chinh-cot-song-9033/ Đau đầu, cổ, vai, cánh tay…là căn bệnh thường gặp của khối văn phòng, các nhà khoa học… do đặc thù ngồi lâu một tư thế. Tuy nhiên, khi các cơn đau kéo dài thường xuyên thì nhiều khả năng bạn mắc phải căn bệnh nguy hiểm - bệnh rễ tủy cổ hoặc đau đầu do bệnh cột sống…

Bài viết Bệnh rễ tủy cổ và phương pháp điều trị nắn chỉnh cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau đầu, cổ, vai, cánh tay…là căn bệnh thường gặp của khối văn phòng, các nhà khoa học… do đặc thù ngồi lâu một tư thế. Tuy nhiên, khi các cơn đau kéo dài thường xuyên thì nhiều khả năng bạn mắc phải căn bệnh nguy hiểm – bệnh rễ tủy cổ hoặc đau đầu do bệnh cột sống…

Thông thường, những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, trong đó nhức đầu do stress chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên cần cảnh giác khi cơn đau kéo dài thường xuyên và tăng dần, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Bệnh lý rễ tủy cổ

Bệnh xảy ra khi có những tổn thương của rễ thần kinh gần các đốt sống cổ. Tình trạng này gây đau vùng cổ, vai và cánh tay kèm theo rối loạn cảm giác và vận động ở vùng bị chi phối bởi rễ thần kinh đó. Nguyên nhân gây bệnh lý rễ tủy cổ có thể do chứng thoát vị đĩa đệm cổ, hẹp đốt sống cổ hoặc thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh rễ tủy cổ do thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra. Ảnhh: Spine-health.

Bệnh lý cột sống và hệ lụy

Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành có 8 người phải chịu đựng các cơn đau nhức đầu. Chứng đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tiếng ồn, ánh sáng, mất ngủ, thay đổi lượng đường trong máu hoặc các bệnh lý khác.

Trong đó, một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu thường xuyên là tình trạng căng cơ cổ, chèn ép dây thần kinh và mạch máu não. Tư thế xấu cũng dẫn đến các áp lực ở vùng cổ và da đầu làm cho máu không thể tuần hoàn lên não, gây đau đầu, đau sau mắt và chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm thị giác và các chức năng khác.

Phương pháp điều trị – nắn chỉnh cột sống

Tại Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2017 diễn ra tại Ninh Bình ngày 8/1, bác sĩ Paul D’Alfonso đã trình bày kết quả nghiên cứu về chứng đau nửa đầu thực hiện trên 50 bệnh nhân từ 10 đến 70 tuổi ở Việt Nam.

Bệnh nhân đều bị đau nửa đầu mạn tính, thời gian đau trung bình 18,1 năm. Triệu chứng đau nửa đầu bao gồm đau nhói, buồn nôn, ói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, chuyển động đầu – cổ nặng nề.Nghiên cứu được đánh giá thông qua các tiêu chí chính là tần suất cơn đau, thời gian đau, cường độ đau và mất bao lâu để quay lại trở lại công việc bình thường.

Khi thực hiện phương pháp điều trị nắn chỉnh cột sống bằng tay với biên độ ngắn, tốc lực cao đối với bệnh nhân, kết quả theo dõi cho thấy tần suất các cơn đau nửa đầu của bệnh nhân thuyên giảm đáng kể. 22% người bệnh cho biết giảm 90% triệu chứng đau sau 2 tháng điều trị. 50% cải thiện tốt về hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Paul D’Alfonso đang nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân bị bệnh lý ở cổ. Ảnh: TT.

Cơ chế nắn chỉnh cột sống cổ

Bác sĩ Paul giải thích cơ chế nắn chỉnh cột sống cổ là tác động lực vừa đủ nhằm giải tỏa các áp lực đè nén vào các dây thần kinh ở vùng cổ. Nhờ đó giúp máu lưu thông lên não tốt hơn và triệt tiêu cơn đau. Một liệu trình bao gồm các bước nắn chỉnh bằng tay, massage sâu ở vùng dưới cột sống cổ và trên cột sống ngực. Trong số 50 bệnh nhân bị đau nửa đầu tham gia nghiên cứu, 36% cho biết đã giảm sử dụng thuốc giảm đau, 69% giảm thời lượng đau nhức và 36% giảm cường độ đau đầu sau khi được bác sĩ nắn chỉnh cổ.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý rễ tủy cổ do thoát vị đĩa đệm cổ cần được nắn chỉnh với một lực dứt khoát, tốc độ cao, biên độ thấp, giúp đốt sống ở vùng này chuyển động tốt hơn và giải toả áp lực lên dây thần kinh. Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân từ 18 đến 65 tuổi ghi nhận sau 3 tháng nắn chỉnh, 85,7% bệnh nhân cho biết tình trạng của họ cải thiện rõ rệt và không gặp biến cố bất lợi nào.  Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống còn có tác dụng chữa đau toàn bộ cơ thể mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, đau thần kinh tọa, tê nhức chân tay…

Được biết, phương pháp trên được phát triển bởi một số bác sĩ người Mỹ từ năm 1895 và đã được phổ biến ở nhiều quốc gia khác.

Benh.vn  (theo vnexpress.net)

Bài viết Bệnh rễ tủy cổ và phương pháp điều trị nắn chỉnh cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-re-tuy-co-va-phuong-phap-dieu-tri-nan-chinh-cot-song-9033/feed/ 0
Cẩn trọng với những hậu quả do thoái hóa đốt sống cổ gây nên https://benh.vn/can-trong-voi-nhung-hau-qua-do-thoai-hoa-dot-song-co-gay-nen-8845/ https://benh.vn/can-trong-voi-nhung-hau-qua-do-thoai-hoa-dot-song-co-gay-nen-8845/#respond Fri, 04 Nov 2016 06:56:22 +0000 http://benh2.vn/can-trong-voi-nhung-hau-qua-do-thoai-hoa-dot-song-co-gay-nen-8845/ Thoái hóa là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên thoái hóa đốt sống cổ lại ở một dạng đặc biệt, xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào do một số nguyên nhân chủ quan gây nên. Trong đó, hậu quả do thoái hóa đốt sống cổ gây ra là cực kỳ nguy hiểm. 

Bài viết Cẩn trọng với những hậu quả do thoái hóa đốt sống cổ gây nên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thoái hóa là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên thoái hóa đốt sống cổ lại ở một dạng đặc biệt, xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào do một số nguyên nhân chủ quan gây nên. Trong đó, hậu quả do thoái hóa đốt sống cổ gây ra là cực kỳ nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

+ Hoat động sai tư thế, ngồi quá lâu, ngồi nhiều.

+ Thường xuyên cúi hay ngửa cổ.

+ Ngồi máy tính thường xuyên.

+ Gối ngủ quá cao.

+ Khuân vác vật nặng, làm việc quá sức…

Tâm sự của người bệnh

Một nhân viên văn phòng tên là L, gần đây thường xuất hiện cảm giác đau mỏi cổ, hai vai lúc nào cũng như nặng như đang gánh vật gì. Đặc biệt sau một ngày làm việc căng thẳng với máy tính, về đến nhà lưng cứng và đau như muốn gãy. Không chỉ vậy, chứng đau cổ đau lưng càng trầm trọng hơn và xuất hiện những triệu chứng bệnh khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không xoay được cổ nên đã vào bệnh viện khám.

Sau khi xem xét tình trạng sức khỏe, chụp phim và hỏi thói quen sinh hoạt hàng ngày, các bác sĩ cho biết anh đã bị thoái hóa đốt sống cổ do chưa chăm sóc sức khỏe của cổ và xương nói chung, cũng chưa chú ý đến việc bảo vệ đốt sống cổ một cách phù hợp.

Hậu quả do thoái hóa đốt sống cổ để lại

Theo các chuyên gia, cổ là bộ phận quan trọng hàng đầu trên cơ thể do đó bệnh thoái hóa đốt sống cổ được xem là căn nguyên sinh ra hàng trăm loại bệnh khác phức tạp hơn. Vai trò của đốt sống cổ đối với sức khỏe là vô cùng lớn nhưng lại dễ dàng bị tổn thương do không có sự quan tâm của con người.

Đốt sống cổ có tần suất hoạt động cao, gần như không ngừng nghỉ trong hơn 2/3 thời gian của đời người. Vì thế, chúng lại càng chịu sức ép lớn giống như việc liên tục lao động quá sức. Các chuyên gia xương khớp cho biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ có 5 loại chính, bao gồm cố định xương cổ, rễ thần kinh, tủy sống, thần kinh giao cảm, động mạch xoay chuyển. Trong đó, căn bệnh dễ bị mắc nhất chính là đau rễ thần kinh cổ chiếm 60-70% tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về thoái hóa đốt sống cổ. Khi thần kinh cổ có vấn đề, đa số bệnh nhân đều cảm thấy xuất hiện triệu chứng cánh tay bị tê, ngón tay đau, hoặc mất cảm giác ngoài da ở vùng chân tay, các vấn đề về thần kinh.

Khi chứng thoái hóa đốt sống cổ ở mức nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy cổ và vai tê cứng, đau, vận động bị vướng hạn chế, phần thân trên nặng, cánh tay yếu đuối, không có lực và một số triệu chứng khác.

Bệnh về thần kinh giao cảm sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, vùng chỏm đầu hoặc cổ có cảm giác đau, mờ mắt, đau hốc mắt, khô mắt, tim đập nhanh và các triệu chứng liên quan khác.

Chứng thần kinh xoay chuyển chủ yếu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt. Khi quay đầu, cúi xuống hoặc ngước đầu lên đều bị chóng mặt, thậm chí bị ngã và mất kiểm soát, cảnh báo nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh lý tủy sống đốt sống cổ là hình thức nghiêm trọng nhất, có thể xuất hiện các triệu chứng cứng cổ, cứng chân, đau thắt ngực, bó buộc chân tay, cơ thể không nghe lệnh chỉ huy của não để điều khiển các bộ phận khác hoạt động, thậm chí có thể gây liệt tứ chi ở mức độ nặng.

Qua đó các chuyên gia khuyến cáo người dân cần quan tâm đúng mức đến đốt sống cổ, luyện  các bài tập cho đốt sống cổ hàng ngày. Đối với những người làm công việc văn phòng không nên ngồi quá lâu mà đứng lên đi lại hoặc tập các bài về cổ, đối với những người bốc vác, lao động nặng lưu ý làm việc đúng tư thế, bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể…

Benh.vn (theo soha.vn)

Bài viết Cẩn trọng với những hậu quả do thoái hóa đốt sống cổ gây nên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-trong-voi-nhung-hau-qua-do-thoai-hoa-dot-song-co-gay-nen-8845/feed/ 0