Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 29 Jul 2022 08:59:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phòng ngừa đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm https://benh.vn/phong-ngua-dau-cot-song-that-lung-va-thoat-vi-dia-dem-5572/ https://benh.vn/phong-ngua-dau-cot-song-that-lung-va-thoat-vi-dia-dem-5572/#respond Sun, 01 Mar 2020 05:26:28 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-dau-cot-song-that-lung-va-thoat-vi-dia-dem-5572/ Các cách phòng ngừa đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm theo bác sĩ phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai.

Bài viết Phòng ngừa đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau Thắt lưng rất thường gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng đau thắt lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở những người dưới 45 tuổi; tỷ lệ đau thắt lưng hàng năm khoảng 5% dân số; 50% người đau thắt lưng ở trong độ tuổi lao động.

Chi phí ở Mỹ cho đau thắt lưng hàng năm khoảng 63 đến 80 tỷ USD trong đó 16 tỷ cho điều trị; hàng năm có khoảng 5,4 triệu người ở Mỹ trở thành khuyết tật do đau lưng gây nên. Ở Việt Nam những nghiên cứu cho kết quả đau thắt lưng chiếm tỷ lệ 2% dân số; 6% trong tổng số các bệnh xương khớp; 59% với công nhân may mặc; 40,3% với công nhân hái chè; 52,4% chung cho các đối tượng quân nhân, công nhân, học sinh từ 18 đến 60 tuổi.

Nguyên nhân đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm

Đau thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có tỷ lệ tái phát khoảng từ 16 đến 81%. Có thể những lần đau sau của bệnh nhân là do tổn thương thực thể của cột sống hoặc do một tình trạng bệnh lý mới xuất hiện, nhưng rất nhiều trường hợp đau lưng cấp và đau lưng tái phát là do người bệnh vận động ở tư thế không đúng. Có hai nguyên nhân chính gây nên thoát vị đĩa đệm đó là thoái hoá cột sống và chấn thương. Các chấn thương thường gặp như vận động mạnh, đột ngột, mang vác nặng, ngã, trượt chân… có thể trực tiếp gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống.

Phòng ngừa đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm

Một trong những cách phòng ngừa đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là giữ cho cơ thể luôn luôn ở tư thế đúng trong mọi hoạt động, trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể

Đứng

Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ  độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót.

Ngồi

Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể  kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn này.

Bê hoặc nâng đồ vật lên

Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:

  • Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc.
  • Ngồi xổm xuống (gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gấp cột sống).
  • Bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
  • Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (không dùng cơ thắt lưng để nâng).
  • Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn.
  • Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường.

Bê và mang đồ vật đi

Khi muốn bê và mang một vật nào đó đi chỗ khác, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:

  • Bê vật đó lên như đã hướng dẫn ở trên.
  • Ôm chắc vật cần mang đi bằng hai tay.
  • Giữ  đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang Ngực – Thắt lưng.
  • Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường.
  • Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn.

Lấy đồ vật ở trên cao:

Khi muốn lấy đồ vật ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý:

  • Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên.
  • Không cố để với  lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên.
  • Thu xếp đồ dùng xung quanh cho có diện tích đủ rộng để không phải với lấy đồ vật qua bàn, qua tủ, ở tư thế không thoải mái.

Kéo hoặc đẩy đồ vật đi:

Nếu có thể chọn nên dùng cách đẩy hơn là kéo, nhất là với những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý đến tư thế của cột sống và các khớp, khoảng cách giữa hai chân, các động tác phối hợp như sau:

  • Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc, hai gối hơi gấp.
  • Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
  • Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường.

Một số dụng cụ trợ giúp cột sống

Trong một số trường hợp tập luyện phục hồi chức năng cột sống được kết hợp chặt chẽ với sử dụng nẹp trợ giúp cột sống. Một số áo nẹp cột sống thường dùng:

Áo nẹp nắn chỉnh cột sống

Nắn chỉnh các cong, vẹo cột sống để đưa cột sống về tư thế giải phẫu  chức năng. Nẹp áo nắn chỉnh cột sống chỉ dùng trong các trường hơp cong vẹo cột sống mà không có tổn thương thực thể của cột sống và tuỷ sống.

Áo nẹp kéo giãn cột sống

Kéo giãn và làm giảm một phần trọng lượng cơ thể lên cột sống bằng cách chuyển một phần trọng lượng cơ thể sang hai bên xương cánh chậu, tránh tỳ đè gây chèn ép các rễ thần kinh đi ra từ cột sống. Áo nẹp kéo giãn được dùng chủ yếu cho các trường hợp bị xẹp đốt sống, trật đốt sống và các dấu hiệu chèn ép các rễ thần kinh.

Áo nẹp cố định cột sống

– Cố định cột sống nghĩa là giữ cột sống ở một tư thế nhất định, nhằm ổn định các tổn thương của cột sống, hạn chế và ngăn ngừa các cử động di lệch của cột sống trong thời gian điều trị.

– Áo nẹp cố định cột sống sử dụng cho các trường hợp bị loãng xương, tai nạn, chấn thương hay các bệnh về xương, đĩa đệm và các vấn đề về dây chằng. Áo nẹp cố định cột sống còn được chỉ  định cho các trường hợp sau phẫu thuật cột sống như phẫu thuật xương, dây chằng, đĩa đệm.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Phòng ngừa đau cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-dau-cot-song-that-lung-va-thoat-vi-dia-dem-5572/feed/ 0
Phục hồi chức năng bệnh đau cột sống thắt lưng https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/#respond Sat, 13 Oct 2018 05:25:34 +0000 http://benh2.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/ Đau thắt lưng là đau khu trú từ ngang đốt sống thắt lưng 1 xuống nếp lằn mông, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 65 đến 90% những người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng ít nhất một lần trong đời.

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh đau cột sống thắt lưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau thắt lưng là đau khu trú từ ngang đốt sống thắt lưng 1 xuống nếp lằn mông, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 65 đến 90% những người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng ít nhất một lần trong đời.

Đau thắt lưng thường gặp do đặc điểm giải phẫu và chức năng đặc biệt của vùng này; là vùng bản lề đảm nhiệm chính vận động cúi, ngửa, nghiêng, xoay; có tầm và biên độ vận động lớn đồng thời chịu nhiều áp lực và sức nặng của cơ thể khi hoạt động.

Ở Việt Nam, ước tính đau thắt lưng chiếm tỷ lệ 2% trong cộng đồng; 6% trong tổng số các bệnh xương khớp. Đau thắt lưng là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều cách xử trí khác nhau tùy theo nguyên nhân của bệnh.

Dấu hiệu bệnh đau cột sống thắt lưng

Triệu chứng lâm sàng

– Đau cột sống thắt lưng do giãn dây chằng.

  • Thường xuất hiện sau gắng sức, vận động mạnh, đột ngột, sai tư thế.
  • Co cứng cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động vùng thắt lưng.
  • Có điểm đau cạnh cột sống vùng thắt lưng.

– Đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.

  • Đau từ vùng thắt lưng lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa xuống mông, mặt sau ngoài đùi và trước ngoài cẳng chân, đến gót hoặc các ngón chân. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông như tê bì, kiến bò, kim châm, hoặc đau rát.
  • Dấu hiệu Lassegue dương tính: do làm căng dây thần kinh tọa.
  • Rối loạn cơ tròn nếu có chèn ép tủy hoặc đuôi ngựa.
  • Có thể có teo cơ vùng đùi, cẳng chân ở bệnh nhân đau mạn tính.
  • Phản xạ gân xương bánh chè, gân gót giảm hoặc mất.

– Đau cột sống thắt lưng trong bệnh cảnh toàn thân.

  • Đau lưng do nhiễm khuẩn (lao, viêm đốt sống, đĩa đệm…) hoặc trong bệnh cảnh ung thư.

Một số xét nghiệm cần thiết

– Xét nghiệm máu thường trong giới hạn bình thường.

– X quang thường quy: thẳng, nghiêng, chếch ¾ hai bên giúp chẩn đoán nguyên nhân như thoái hoá, loại trừ một số tổn thương như xẹp, lún đốt sống v.v.

– Chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính: có nhiều giá trị trong chẩn đoán các nguyên nhân phức tạp như thoát vị đĩa đệm, các tổn thương mà chụp Xquang thường không phát hiện được.

Biến chứng, nguy hiểm

Liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác nếu nguyên nhân gây đau lưng nặng nề như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hoá cột sống nặng, lún xẹp đốt sống

Nguyên nhân của bệnh đau cột sống thắt lưng

– Do gắng sức, vận động mạnh sai tư thế, chấn thương cột sống.

– Thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, trượt đốt sống.

– Bất thường ở cột sống (cong, vẹo, gù ưỡn quá mức, gai đôi cột sống).

– Loãng xương (gặp ở nữ sau mãn kinh).

– Lao cột sống, ung thư di căn vào cột sống.

– Các nhiễm trùng thần kinh cấp tính (viêm tủy).

Chẩn đoán nguyên nhân

Dựa vào hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh

Điều trị bệnh

Điều trị vật lý và Phục hồi chức năng

Giai đoạn cấp

– Nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Vật lý trị liệu:

  • Nhiệt trị liệt: Chườm lạnh
  • Điện trị liệt: Điện phân dẫn thuốc; Điện xung giảm đau; Sóng ngắn; Siêu âm

Sau giai đoạn cấp

– Vật lý trị liệu: Nhiệt; Điện trị liệu; Xoa bóp nhẹ nhàng.

– Kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy.

– Tập vận động cột sống thắt lưng: các bài tập cho cột sống:

  • Khởi động trước khi tập: Người tập nằm ngửa trên sàn nhà, chân trái duỗi thẳng sát trên sàn nhà, gấp chân phải vào bụng, cài hai bàn tay vào nhau ở phía sau đùi phải, kéo đùi về phía ngực đến mức tối đa. Giữ như vậy 30 giây rồi đưa chân về vị thế bắt đầu. Làm tiếp như vậy với chân trái. Tập từ 05 đến 10 lần cho mỗi chân. Sau đó người tập nằm ngửa, hai gối gấp, lòng bàn chân sát trên sàn nhà, thót bụng lại đồng thời với thở ra, đẩy đoạn thắt lưng duỗi thẳng sát trên mặt sàn nhà, giữ 05 giây rồi trở về vị thế bắt đầu. Tập lại như vậy từ 05 đến 10 lần
  • Duỗi cột sống: Người tập nằm sấp trên đệm hoặc sàn nhà, chống hai bàn tay, khuỷu tay và cẳng tay lên mặt đệm hoặc sàn nhà, sau đó từ từ duỗi hai khuỷu tay, đẩy nâng thân mình phía trên lên, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay chống trên sàn nhà. Giữ ở tư thế đó trong 10 giây sau đó trở về vị thế bắt đầu. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy.
  • Gấp, duỗi cột sống thắt lưng: Người tập quỳ hai gối và chống hai bàn tay xuống sàn nhà, hai tay duỗi, đầu và thân mình thẳng, sau đó từ từ làm võng thắt lưng xuống đến mức tối đa, giữ như vậy 05 giây, rồi thót bụng lại, cúi đầu xuống và cong vùng thắt lưng lên đến mức tối đa, giữ như vậy 05 giây rồi trở về vị thế bắt đầu. Tập lại từ 5 đến 10 lần như vậy.
  • Làm mạnh nhóm cơ bảo vệ cột sống: Người tập nằm ngửa trên đệm hoặc trên sàn nhà, hai gối gấp, lòng bàn chân sát trên mặt đệm, hai tay bắt chéo qua trước ngực. Duỗi đoạn thắt lưng thẳng sát trên sàn nhà như trong bài khởi động, sau đó từ từ nâng mông lên khỏi mặt đệm càng nhiều càng tốt. Giữ ở vị trí đó trong 05 giây sau đó đưa mông trở lại vị thế ban đầu. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy.

Điều trị bằng thuốc

– Điều trị thuốc giảm đau thông thường (Acetaminophen) hoặc giảm đau chống viêm (mobic, voltaren, arcoxia…).

– Thuốc giãn cơ: myonal, mydocalm….

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống nặng điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không hiệu quả.

Cách phòng bệnh đau cột sống thắt lưng

Sửa tư thế xấu, đòi hỏi sự kiên trì và thời gian của bệnh nhân và  kỹ thuật viên.

Giữ cho cơ thể ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh đau cột sống thắt lưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/feed/ 0
Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung-5536/ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung-5536/#respond Mon, 20 Aug 2018 05:25:47 +0000 http://benh2.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung-5536/ Thoái hoá cột sống thắt lưng là quá trình lão hoá mạn tính các thành phần sụn khớp, đĩa đệm cột sống, các dây chằng cột sống và tổ chức xương đốt sống, tiến triển từ từ tăng dần gây đau và hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có dấu hiệu của viêm.

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thoái hoá cột sống thắt lưng là quá trình lão hoá mạn tính các thành phần sụn khớp, đĩa đệm cột sống, các dây chằng cột sống và tổ chức xương đốt sống, tiến triển từ từ tăng dần gây đau và hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có dấu hiệu của viêm. Dây chằng quanh cột sống bị kéo giãn ra và vôi hoá ở đoạn sát bờ đĩa đệm tạo nên các gai xương thường xuất hiện ở bờ trước thân đốt sống làm hẹp lỗ tiếp hợp

thoái hóa cột sống thắt lưng

Cơ chế bệnh sinh của thoái hoá cột sống thắt lưng là sự kết hợp của hai quá trình: thoái hoá sinh lý tự nhiên theo lứa tuổi và thoái hoá mắc phải sau chấn thương, rối loạn chuyển hoá, miễn dịch, nhiễm khuẩn….

Nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng lâm sàng

– Đau lưng cấp: do đĩa đệm bị phồng, thoát vị gây chèn ép và kích thích vào rễ thần kinh, dây chằng dọc sau.

  • Thường xuất hiện sau làm nặng đột ngột, quá mức và sai tư thế.
  • Đau vùng thắt lưng, đau tăng khi gắng sức như ho, hắt hơi, thay đổi tư thế.
  • Hạn chế vận động cột sống do co cứng cơ cạnh cột sống, thường có tư thế chống đau.
  • Nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau bệnh đỡ dần và khỏi sau 1 đến 2 tuần.

– Đau mạn tính: do thoái hoá đĩa đệm, đàn hồi kém, giảm chiều cao đĩa đệm làm giảm khả năng chịu lực, đĩa đệm thoát vị ra sau chèn ép các dây thần kinh hông to.

  • Đau âm ỉ kéo dài, không lan xuống chân, đau tăng khi vận động, thay đổi tư thế.
  • Giảm khi nghỉ ngơi hoặc khi dùng thuốc giảm đau.
  • Biến dạng cột sống một phần, hạn chế vận động cột sống thắt lưng.

– Hội chứng ép rễ thần kinh hông to: do đĩa đệm bị thoái hoá rách bao xơ, giảm khả năng chịu lực nên dưới tác động của áp lực cao, nhân nhầy bị đẩy ra phía sau chép ép rễ thần kinh gây kích thích và đau từ vùng thắt lưng lan dọc mặt sau ngoài đùi xuống cẳng chân và gót chân.

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh

– X quang thường quy thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái, phải: thường thấy các dấu hiệu hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương (gãy cổ chó)

– Chụp cộng hưởng từ khi có nghi ngờ thoát vị đĩa đệm hoặc chèn ép tuỷ

Biến chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

– Biến dạng cột sống, hạn chế vận động cột sống.

– Chèn ép gây tổn thương tuỷ sống.

Nguyên nhân

– Do quá trình lão hoá tổ chức sụn, đĩa đệm và tổ chức quanh khớp.

– Tình trạng chịu tải áp lực kéo dài của sụn khớp: bệnh nghề nghiệp, tư thế lao động.

– Sau chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, yếu cơ, di truyền.

Chẩn đoán bệnh: chẩn đoán thoái hoá cột sống thắt lưng dựa vào:

– Hỏi tiền sử bệnh, tuổi, tác nhân cơ giới, dấu hiệu lâm sàng, dấu hiệu X quang.

– Loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng khác.

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng đủ chất, vitamin và khoáng chất, tránh tình trạng thừa cân

Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

– Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng ở cạnh khớp.

– Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ, giãn mạch làm tăng cường chuyển hoá dinh dưỡng như: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp paraphin, tắm ngâm suối khoáng nóng.

Điều trị đau thắt lưng cấp

– Nằm bất động trên giường cứng, tư thế nằm ngửa hai chân hơi co ở khớp háng và gối bằng cách kê đệm gối tròn vào khoeo, thời gian bất động 1-2 ngày, có khi 5-6 ngày.

– Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng.

– Điều trị bằng nhiệt: paraffin, hồng ngoại, sóng ngắn, túi chườm…

– Điều trị bằng điện: điện xung, điện châm, điện phân dẫn thuốc giảm đau.

– Điều trị bằng siêu âm liên tục hoặc chế độ xung vào 2 bên cột sống, không dùng liều cao chiếu thẳng vào cột sống vì có thể gây tổn thương tuỷ sống.

– Kéo giãn cột sống liên tục với lực nhỏ (1/3 trọng lượng cơ thể), ngày 1 lần, mỗi lần 15-20 phút, có tác dụng làm giãn cơ. Không nên kéo ở chế độ ngắt quãng vì sẽ kích thích làm cơ càng co cứng hơn.

– Hướng dẫn bệnh nhân tập bài tập cột sống thắt lưng trong quá trình điều trị và sau thời gian bất động, mức độ tăng dần.

Điều trị đau thắt lưng mạn

– Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở sâu, tăng cường chuyển hoá, chống phù nề, chống viêm giảm đau.

– Dòng xung điện kích thích: có tác dụng giảm đau, tăng cường chuyển hoá.

– Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

– Siêu âm làm mềm tổ chức xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hoá, tăng tái tạo tổ chức.

– Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số: điều trị bệnh sinh thoái hoá đĩa đệm, thoái hoá cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trị ban đầu. Tăng cường các chất chuyển hoá và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm giúp tái tạo tổ chức.

– Bên cạnh đó bệnh nhân cần phải có chế độ tập luyện thích hợp để sửa chữa các nguyên nhân cơ giới gây đau và làm mạnh các cơ chi phối vận động vùng thắt lưng. Tập vận động phù hợp với mức độ tổn thương: tập bài tập cột sống giúp làm tăng sức mạnh nhóm cơ cạnh cột sống, cải thiện tầm vận động khớp đốt sống

– Chế độ nghỉ ngơi tránh thay đổi tư thế đột ngột

Điều trị thuốc

– Thuốc giảm đau: giảm đau thông thường acetaminophen ( paracetamol; tylenol H8), giảm đau chống viêm không steroid (meloxicam, piroxicam, celecoxib, etoricoxib…) theo các mức độ nhẹ – vừa – nặng, không dùng dài ngày

– Thuốc giãn cơ: eperisone (myonal), tolperisone (mydocalm)…

– Một số thuốc chống thoái hoá: glucosamin sulfate, chondroitin , atrodar…..

Điều trị phẫu thuật: chỉ áp dụng khi điều trị thuốc và phục hồi chức năng không có kết quả, nguy cơ biến chứng.

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thường xuyên tập luyện vận động với các bài tập cho cột sống.

Luôn giữ cột sống ở tư thế đúng trong lao động cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung-5536/feed/ 0