Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 15 Aug 2023 09:20:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chế độ ăn thế nào để hạn chế mỡ dư thừa? https://benh.vn/che-do-an-the-nao-de-han-che-mo-du-thua-6852/ https://benh.vn/che-do-an-the-nao-de-han-che-mo-du-thua-6852/#respond Sun, 05 Jan 2020 05:54:04 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-the-nao-de-han-che-mo-du-thua-6852/ Trả lời: Bất kể khả năng tiêu hóa, lợi dụng thức ăn của cá nhân ra sao, chỉ cần lượng hấp thu và tiêu hao cân bằng nhau thì sẽ không xảy ra béo phì. Lượng hấp thu vào bao gồm thức ăn, thức uống qua miệng của cả ngày. Tổng lượng hấp thu mà […]

Bài viết Chế độ ăn thế nào để hạn chế mỡ dư thừa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời:

Bất kể khả năng tiêu hóa, lợi dụng thức ăn của cá nhân ra sao, chỉ cần lượng hấp thu và tiêu hao cân bằng nhau thì sẽ không xảy ra béo phì. Lượng hấp thu vào bao gồm thức ăn, thức uống qua miệng của cả ngày. Tổng lượng hấp thu mà vượt quá lượng cần thiết của cơ thể thì phần dư thừa sẽ biến thành mỡ tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể mập ra và mỡ tích đến một mức nào đó sẽ thành người mắc bệnh béo phì.

Cách thức ăn hằng ngày của mỗi gia đình, mỗi vùng địa phương cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ phát phì. Ví dụ ở cùng một địa phương, trong tình hình tổng số lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày như nhau thì những người chỉ ăn ngày một bữa sẽ có tỉ lệ người béo phì cao hơn nhóm người chia thực phẩm ra làm hai bữa ngày; những người ăn ngày hai bữa lại có tỉ lệ béo phì cao hơn những người chia thực phẩm ra làm ba bữa. Tóm lại, cùng từng ấy thực phẩm nhưng nếu ăn dồn một lúc thì cơ thể tiêu hao không hết, năng lượng sẽ chuyển hóa thành mỡ tích trữ lại.

Kết cấu ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì. Ví dụ, trong tình hình nhiệt lượng bằng nhau, thì thực phẩm với số lượng nhiều dễ tiếp nhận hơn là số lượng ít. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, để chạy theo số lượng, người ta ăn nhiều thực phẩm giàu hydrat carbon (lương thực) và thịt mỡ dẫn đến béo phì.

Bài viết Chế độ ăn thế nào để hạn chế mỡ dư thừa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-the-nao-de-han-che-mo-du-thua-6852/feed/ 0
Phụ nữ mang thai và những nguy cơ mắc bệnh do tăng thừa cân https://benh.vn/phu-nu-mang-thai-va-nhung-nguy-co-mac-benh-do-tang-thua-can-5002/ https://benh.vn/phu-nu-mang-thai-va-nhung-nguy-co-mac-benh-do-tang-thua-can-5002/#respond Wed, 24 Apr 2019 05:14:58 +0000 http://benh2.vn/phu-nu-mang-thai-va-nhung-nguy-co-mac-benh-do-tang-thua-can-5002/ Hiện nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con vì vậy cha mẹ nào cũng muốn các bé ra đời khỏe mạnh. Việc bổ sung thái quá các chất dinh dưỡng và ăn “vô tổ chức” đã khiến các bà bầu tăng cân ngày càng nhiều trong thai kỳ. Điều này dẫn đến tình trạng mẹ thì thừa quá nhiều cân trong khi các bé chưa chắc đã hấp thụ hết các chất được đưa vào.

Bài viết Phụ nữ mang thai và những nguy cơ mắc bệnh do tăng thừa cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con vì vậy cha mẹ nào cũng muốn các bé ra đời khỏe mạnh. Việc bổ sung thái quá các chất dinh dưỡng và ăn “vô tổ chức” đã khiến các bà bầu tăng cân ngày càng nhiều trong thai kỳ. Điều này dẫn đến tình trạng mẹ thì thừa quá nhiều cân trong khi các bé chưa chắc đã hấp thụ hết các chất được đưa vào.

Vậy việc phụ nữ mang thai bồi bổ quá nhiều và tăng cân quá nhanh nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Nguy cơ mắc bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé khi tăng cân nhanh trong thai kỳ

Tăng cân nhiều trong thai kỳ phụ nữ dễ mắc các bệnh cao huyết áp, vỡ màng thai, sẩy thai, tiền sản giật..(Ảnh minh họa)

– Tăng cân nhanh và bị béo phì trong khi mang thai người mẹ sẽ dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, màng thai vỡ sớm, viêm tĩnh mạch, nguy cơ cao bị sẩy thai, tiền sản giật…

– Sau khi sinh, chị em còn có nguy cơ ra nhiều máu hơn những sản phụ khác do sinh lực co bóp tử cung yếu dẫn đến việc những phụ nữ thừa cân sẽ phải sinh mổ.

– Phẫu thuật mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với các bà bầu béo phì. Lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch….

– Bên cạnh đó, việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai cũng làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, điều đó có nghĩa bé sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành.

– Ngoài ra, việc béo phì thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ thai to và phải can thiệp khi sinh, nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, vàng da, hạ canxi máu…nguy hiểm cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở.

Tăng cân thế nào là vừa?

– Tốt nhất trong 9 tháng mang thai, các mẹ bầu chỉ nên tăng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai. Tức là nếu trước khi mang thai, các mẹ có cân nặng 40 kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 10kg; nếu là 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

– Để tránh bị đái tháo đường ở các mẹ mang thai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo, mức tăng cân của mẹ bầu trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.

– Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng chỉ số BMI để kiểm tra và xác định được số cân nên tăng trong quá trình mang thai.

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²)

  • Phụ nữ nhẹ cân: BMI dưới 19,8, mức tăng cân hợp lý của bà bầu là 12-18kg.
  • Cân nặng bình thường: BMI từ 19,8 đến 26, bà bầu tăng cân chuẩn là 11-14kg.
  • Thừa cân: BMI từ 26 đến 29, bà bầu tăng cân hợp lý là từ 8-11kg.
  • Béo phì: BMI trên 29, mức tăng cân hợp lý của mẹ bầu là 8kg
  • Nếu mang song thai, mức tăng cân hợp lý của mẹ bầu là 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Làm thế nào để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con mà không tăng cân nhiều

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bà bầu không tăng cân nhiều mà vẫn dủ dinh dưỡng cho thai nhi (Ảnh minh họa)

– Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con mà không tăng cân quá nhiều, chị em phụ nữ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh để đảm bảo lượng axit folic, sắt, calci; uống sữa; ngũ cốc; …thịt cá để đảm bảo lượng protein vào cơ thể nhưng phải phân bổ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với lượng vừa đủ.

– Không nên cố bồi bổ bản thân, ép mình ăn nhiều món bổ, món béo… vì như vậy sẽ khiến chúng ta tăng cân không cần thiết, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Sau khi sinh khó lấy lại vóc dáng.

Lời kết

Là phụ nữ, khi mang thai ai cũng muốn dành cho đứa con của mình những thứ tốt nhất để con phát triển đầy đủ với mong muốn khi sinh ra con sẽ là một đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng không phải bồi bổ quá nhiều lúc nào cũng tốt, các bà mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học: phân bổ bữa ăn, bổ sung dưỡng chất với các thành phần vitamin đầy đủ, hợp lý để thai nhi phát triển tốt.

Benh.vn

Bài viết Phụ nữ mang thai và những nguy cơ mắc bệnh do tăng thừa cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-nu-mang-thai-va-nhung-nguy-co-mac-benh-do-tang-thua-can-5002/feed/ 0
Phát hiện mới: 40% Bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì https://benh.vn/phat-hien-moi-40-benh-nhan-ung-thu-lien-quan-den-thua-can-beo-phi-10077/ https://benh.vn/phat-hien-moi-40-benh-nhan-ung-thu-lien-quan-den-thua-can-beo-phi-10077/#respond Tue, 04 Sep 2018 07:28:25 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-moi-40-benh-nhan-ung-thu-lien-quan-den-thua-can-beo-phi-10077/ Đa số những người thừa cân, béo phì thờ ơ với thân hình quá khổ của mình. Tuy nhiên, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, béo phì còn là nguyên nhân chính gây ra 40% các loại bệnh ung thư, bao gồm 13 bệnh ung thư nguy hiểm.

Bài viết Phát hiện mới: 40% Bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đa số những người thừa cân, béo phì thờ ơ với thân hình quá khổ của mình. Tuy nhiên, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, béo phì còn là nguyên nhân chính gây ra 40% các loại bệnh ung thư, bao gồm 13 bệnh ung thư nguy hiểm.

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ gây ung thư (ảnh minh họa)

Thực trạng

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 1,9 tỉ người trưởng thành trên toàn cầu đang bị béo phì hoặc thừa cân. Cứ 10 người trưởng thành thì có 4 trường hợp thừa cân, và trong 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người béo phì.

Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Đại học Washington cho thấy tỷ lệ béo phì ở người lớn khá thấp (khoảng 648.000 người Việt Nam tuổi trên 20 bị béo phì) nhưng tỷ lệ trẻ em độ tuổi 2-19 bị thừa cân và béo phì là gần 7%.

Theo số liệu điều tra năm 2015, tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em ở khu vực thành thị là 21,1% và ở nông thôn là 7,6%. Nguyên nhân thừa cân béo phì trẻ em đều liên quan đến vấn đề chế độ mất cân đối (ăn nhiều chất béo) và ít hoạt động thể lực.

Béo phì liên quan đến ung thư

Béo phì làm gia tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, thận… và là nguy cơ gây ra các bệnh ung thư. Báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) cho thấy, 40% các ca bệnh ung thư có liên quan đến thừa cân, béo phì.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích số liệu từ báo cáo từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ năm 2014 đánh giá tỷ lệ mắc, và các số liệu từ năm 2005 đến 2014 để phân tích các xu hướng bệnh. Nhìn chung, tỷ lệ mắc ung thư mới đã giảm từ những năm 1990 nhưng tình trạng thừa cân, béo phì gia tăng có thể làm chậm lại quá trình này.

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, trong số gần 1,6 triệu ca bệnh ung thư được chẩn đoán vào năm 2014, có khoảng 630 nghìn ca có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì. Cứ 3 ca lại có 2 ca mắc ung thư trong độ tuổi từ 50-74. Điều đó có nghĩa là cứ 10 người bị ung thư thì có 4 ca được chẩn đoán liên quan đến thừa cân, béo phì.

13 loại bệnh ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì

Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết, có 13 loại bệnh ung thư có liên quan đến thừa cân, béo phì gồm: ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt, nội mạch tử cung, túi mật, dạ dày, thận, gan, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến giáp cũng như ung thư biểu mô màng não (loại ung thư màng bao quanh não và tủy sống), đa u tủy – một loại ung thư tế bào máu.

13 loại ung thư có liên quan đến thừa cân và béo phì

55% bệnh nhân ung thư là nữ giới và 24% bệnh nhân ung thư là nam giới có liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì. Một số ít các bệnh ung thư liên quan đến thừa cân xảy ra ở phụ nữ, bao gồm ung thư buồng trứng hoặc niêm mạc nội mạc tử cung. Nguy cơ ung thư vú xảy ra ở những phụ nữ cũng liên quan đến tình trạng thừa cân.

Ung thư liên quan đến thừa cân và béo phì, trừ ung thư đại trực tràng tăng 7% trong giai đoạn 2005-2014. Ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì bao gồm ung thư đại trực tràng, tăng ở người dưới 75 tuổi. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp, gan, dạ dày, tuyến tụy và thận ngày càng gia tăng từng năm.

Một nghiên cứu đầu năm nay ở Anh cũng cho biết, tình trạng béo phì được chứng minh có liên quan đến 11 loại ung thư như ung thư thực quản, tủy xương, tuyến tụy và thận, hay trực tràng và kể cả ung thư vú, buồng trứng ở phụ nữ…

Lời kết

Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ là còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Các nhà nghiên cứu tin rằng, cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo có thể thúc đẩy cơ chế gây viêm trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Qua đó các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên duy trì trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn và lối sống lành mạnh. Tiến sĩ Graham Colditz, chủ tịch IARC chia sẻ chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể là bạn đã tránh xa nguy cơ đối mặt với căn bệnh tử thần này.

Benh.vn (Theo soha.vn)

Bài viết Phát hiện mới: 40% Bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-moi-40-benh-nhan-ung-thu-lien-quan-den-thua-can-beo-phi-10077/feed/ 0
Thừa cân béo phì đáng lo ngại và khó chữa hơn cả bệnh thiếu dinh dưỡng https://benh.vn/thua-can-beo-phi-dang-lo-ngai-va-kho-chua-hon-ca-benh-thieu-dinh-duong-4969/ https://benh.vn/thua-can-beo-phi-dang-lo-ngai-va-kho-chua-hon-ca-benh-thieu-dinh-duong-4969/#respond Fri, 15 Jun 2018 05:14:16 +0000 http://benh2.vn/thua-can-beo-phi-dang-lo-ngai-va-kho-chua-hon-ca-benh-thieu-dinh-duong-4969/ Ngày nay, do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học mà không ít người mắc bệnh béo phì, nhất là trẻ em. Nếu không có biện pháp thích hợp, béo phì sẽ trở nên đáng lo ngại và khó chữa hơn cả bệnh thiếu dinh dưỡng. 

Bài viết Thừa cân béo phì đáng lo ngại và khó chữa hơn cả bệnh thiếu dinh dưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay, do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học mà không ít người mắc bệnh béo phì, nhất là trẻ em. Nếu không có biện pháp thích hợp, béo phì sẽ trở nên đáng lo ngại và khó chữa hơn cả bệnh thiếu dinh dưỡng. 

Thực trạng béo phì

Trẻ em

Theo kết quả điều tra năm 2009 của Viện Dinh dưỡng, Unicef và Tổng cục Thống kê, so với năm 2000, tỷ lệ thừa cân – béo phì (TC-BP) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã tăng gấp 6,2 lần trên phạm vi toàn quốc.

Mặc dù mới xuất hiện nhưng thừa cân – béo phì ở nông thôn lại có tốc độ tăng nhanh hơn thành thị:

– Năm 2000 TC-BP trẻ < 5 tuổi ở thành thị là 0,86%, năm 2004 là 5,4%, năm 2005 là 5,7%, năm 2008 là 5,8% và đến năm 2009 cũng chỉ 5,7%,

– Năm 2000 TC-BP ở trẻ < 5 tuổi ở nông thôn chỉ là 0,5%, năm 2004 là 1,7%, năm 2005 là 2,2% nhưng đến năm 2008-2009 con số này đã lên tới 4,2%.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có 4,9% trẻ 4 – 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân – béo phì. Ở TPHCM, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều: 6% trẻ < 5 tuổi và 22,7% học sinh cấp I.

Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ

Kết quả điều tra cũng cho thấy, thừa cân – béo phì còn gia tăng rất nhanh ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi: từ 3% năm 2000 đã tăng lên 5,8% vào năm 2009; thừa cân – béo phì ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ cũng tăng từ 4,6% năm 2000 lên 7,9% vào năm 2009.

Nguyên nhân gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì

Ăn nhiều đồ ăn nhanh và ăn uống thái quá là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ (Ảnh minh họa)

– Nuôi dưỡng không đúng cách (đặc biệt nuôi con bằng sữa mẹ),

– Ăn uống thái quá

– Ăn nhiều thức ăn nhanh

– Thiếu thời gian và địa điểm cho trẻ hoạt động thể lực, vui chơi

– Thời gian trẻ xem TV quá nhiều

– Thiếu sự chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp của bố mẹ

– Không được theo dõi và tư vấn tăng trưởng

Các nghiên cứu và đánh giá của chuyên gia

Sai lầm trong thực hành chăm sóc con cái

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, năm 2009, so với hơn 10 năm trước, lượng tiêu thụ thịt, cá đã tăng gấp 4,6 lần và 1,7 lần, trứng, sữa tăng gấp 18 lần. Tăng tiêu thụ thực phẩm nhưng cha mẹ lại thiếu kiến thức và thực hành dinh dưỡng không hợp lý.

Phần lớn các gia đình lại chỉ sinh 1-2 con nên cha mẹ thường dành cho con rất nhiều điều kiện ăn uống tẩm bổ, cưng chiều cho con thỏa sức chơi game, xem TV… mà không chú trọng đến một chế độ ăn  uống hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp đã làm gia tăng nhanh việc thừa cân béo phì.

Sai lầm trong quan niệm chăm sóc con cái

Thêm nữa, nhiều người quan niệm trẻ nhỏ càng “bụ bẫm” càng tốt nên luôn khuyến khích, thậm chí nài ép trẻ ăn uống thêm đồ bổ dưỡng … họ đã mắc sai lầm rất lớn. “Bụ bẫm”, “béo tốt” là những quan niệm xưa cũ, còn thực tế bây giờ là bệnh béo phì.

Căn bệnh này không những ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, học tập và đời sống hàng ngày mà còn kéo theo những bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa chất béo, tim mạch, ung thư, … sau này.

Thực tế đáng báo động

Các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo thừa cân béo phì ở trẻ em đang gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn cả tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Béo phì gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch (Ảnh minh họa)

Một số bài báo trên VTC News cho biết, mới đây ở Việt Nam đã xuất hiện những trẻ siêu béo đến mức không thể tự di chuyển được, khi mới 11 tuổi đã nặng tới gần 80 kg.

– Có bé mới 5 tuổi (ở Hà Nội) luôn được các bà, các cô khen là “mũm mĩm” nhưng hơn 1 năm nay bà và mẹ không dám đưa con đi cân hàng tháng vì bé đã ngót nghét 30 kg.

– “Còn bé thế mà cháu ăn tốt lắm. Khắp nhà, chỗ nào bé cũng có thể với tay là lấy được đồ ăn. Nào là bánh kem, bim bim, kẹo dẻo…. đủ cả. Mỗi ngày, ngoài 3 bữa cơm, 3 bữa sữa, bé chén ngon lành rất nhiều đồ ăn vặt khác”, bà nội bé kể. Một bé gái khác 12 tuổi ở Láng Hạ nặng ngót nghét 53kg cũng đang phải chữa trị bệnh béo phì. Do bố mẹ quá bận rộn và thường xuyên về muộn, nên cứ đến bữa là cháu chạy sang mấy tiệm gần nhà ăn thức ăn nhanh. “Ăn miết đồ này rồi đâm nghiện”, cô bé có đôi má phúng phính nói trong khi vẫn ngấu nghiến chiếc bánh kẹp to đùng. “Lo cháu phải học nhiều mệt, mẹ còn thường xuyên bỏ đầy vào tủ lạnh nào là khoai tây chiên, bơ, xúc xích, socola, bánh ngọt… để cháu có thêm đồ tẩm bổ. Nhưng giờ cả cháu và mẹ đều sợ rồi”, cô “bé bự” hồn nhiên cho biết.

Chữa béo phì còn khó hơn cả suy dinh dưỡng – Có đúng không?

Các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đều có kết quả đáng kể

Từ những thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã có những chương trình tầm quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng protein – năng lượng (PEM), thiếu vitamin A và khô mắt, thiếu I-ôt, thiếu máu … và từng bước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân đã giảm từ mức rất cao (51,5% năm 1985) xuống mức trung bình (18,9% năm 2009).

Nghiên cứu cũng chứng minh được rằng các can thiệp đặc thù có hiệu quả hạ thấp rất nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm và nhẹ cân, thậm chí chỉ trong vòng 3 tháng, còn hiệu quả hạ thấp tỷ lệ thấp còi chậm hơn và khó khăn hơn, ít nhất phải sau 6 tháng – 1 năm.

Các chương trình phòng chống béo phì không đem lại hiệu quả như mong muốn

Các nghiên cứu can thiệp dự phòng và xử trí thừa cân béo phì trẻ em lại cho thấy, hiệu quả giảm tỷ lệ TC-BP rất thấp và rất chậm, thậm chí còn thấp và chậm hơn cả giảm suy dinh dưỡng thấp còi. Có thể lý giải một cách đơn giản là khi trẻ đói hoặc ăn uống không hợp lý (một trong 2 nguyên nhân trực tiếp) sẽ bị suy dinh dưỡng. Muốn chữa suy dinh dưỡng thì chỉ việc cho trẻ ăn uống đủ và bổ sung vi chất cần thiết, đồng thời phòng chống bệnh tật cho trẻ.

Còn với béo phì, do trung tâm thèm ăn luôn trong trạng thái kích hoạt, trẻ thường ăn uống rất ngon miệng và ăn không biết chán nên việc hạn chế ăn uống là rất khó, nhất là áp dụng chế độ ăn thấp/rất thấp năng lượng.

Hạn chế các hoạt động tĩnh như xem tivi, chơi game để chữa béo phì (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, chữa béo phì không thể không tăng cường tập luyện thể lực (như tập thể dục, chạy nhảy, bơi lội,…) và hạn chế hoạt động tĩnh tại (như chơi game, đọc sách, xem TV, …). Thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện với người lớn đã khó, với trẻ béo phì còn khó hơn.

Vì vậy, có thể nói “bệnh béo phì còn đáng lo ngại và khó chữa hơn cả suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng như các bệnh thiếu dinh dưỡng khác đấy, các bạn ạ!”.

Benh.vn (Theo PGS. TS. Phạm Văn Hoan)

Bài viết Thừa cân béo phì đáng lo ngại và khó chữa hơn cả bệnh thiếu dinh dưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thua-can-beo-phi-dang-lo-ngai-va-kho-chua-hon-ca-benh-thieu-dinh-duong-4969/feed/ 0
Nguy hiểm khi mẹ và bé thừa cân https://benh.vn/nguy-hiem-khi-me-va-be-thua-can-2072/ https://benh.vn/nguy-hiem-khi-me-va-be-thua-can-2072/#respond Sun, 06 May 2018 04:07:04 +0000 http://benh2.vn/nguy-hiem-khi-me-va-be-thua-can-2072/ Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh hiện nay tại Việt Nam khoảng 3kg. Nếu cân nặng của thai nhi trên 3,8kg được các nhà chuyên môn đánh giá là quá to. Nhiều người cho rằng con to là rất tốt đó là biểu hiện của mẹ con đều khỏe nhưng thực tế điều này không hoàn toàn đúng, đôi khi nó còn thể hiện sự bất thường trong sức khỏe của cả hai mẹ con.

Bài viết Nguy hiểm khi mẹ và bé thừa cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh hiện nay tại Việt Nam khoảng 3kg. Nếu cân nặng của thai nhi trên 3,8kg được các nhà chuyên môn đánh giá là quá to. Nhiều người cho rằng con to là rất tốt đó là biểu hiện của mẹ con đều khỏe nhưng thực tế điều này không hoàn toàn đúng, đôi khi nó còn thể hiện sự bất thường trong sức khỏe của cả hai mẹ con.

mẹ và bé thừa cân

Mẹ và bé thừa cân có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

Hệ tụy của việc mẹ thừa cân

BS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc TT Chẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản TƯ cho biết: “Việc tẩm bổ quá nhiều dẫn đến việc thừa chất, lên cân quá nhiều, kéo theo sự lên cân quá nhiều là hàng loạt các nguy cơ cho mẹ và bé như: tiểu đường thai nghén, tăng huyết áp, sinh con quá to dẫn đến phải sinh mổ…Các bà mẹ mắc bệnh đường huyết trong thai kỳ cũng làm cho thai nhi phát triển nặng cân hơn bình thường hoặc nguy hiểm hơn có thể sinh non, sảy thai, chết lưu. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ bị hạ đường huyết, kéo theo một loạt các biến chứng khác như: Hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành tụy nguy hiểm hơn nữa trẻ có thể bị xuất huyết não dẫn đến bệnh bại não chưa kể trẻ dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, tim mạch khi trưởng thành”.

Tình trạng dinh dưỡng thai kỳ được theo dõi bằng quá trình lên cân của mẹ. Mức tăng cân của mẹ cũng liên quan mật thiết đối với sự phát triển của bé tuy nhiên thực tế nhiều bà mẹ mặc dù ăn uống rất nhiều nhưng không đúng cách nên chất dinh dưỡng chỉ vào mẹ mà không vào con, khiến mẹ béo phì mà con thì vẫn nhỏ.

Chỉ số chuẩn cho việc tăng cân thai kỳ

Ba tháng đầu đời phôi thai đang hình thành và chủ yếu là phân chia các tế bào để hình thành các cơ quan, ít phát triển về cân nặng. Thông thường tại thời điểm này mẹ và con đều ít tăng cân do mẹ nghén, ít ăn. Thậm chí các bà mẹ trẻ cũng đừng lo lắng nếu có sụt cân đôi chút. Ba tháng giữa thai nhi bắt đầu phát triển và ổn định và mẹ tăng khoảng 4-5kg là vừa. Ba tháng cuối thai nhi phát triển nhanh, mẹ chuẩn bị cho lượng sữa và sinh nở nên tăng cân nhanh khoảng 5-6 kg.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo tổng trọng lượng trong suốt quá trình mang thai, các bà mẹ chỉ nên tăng từ 10 đến 12kg, nếu mẹ béo thì trọng lượng này là 6-8kg và song thai là từ 16-18kg.

Xem thêm: Lợi bất cập hại việc tăng cân nhiều trong thai kỳ

Bài viết Nguy hiểm khi mẹ và bé thừa cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-hiem-khi-me-va-be-thua-can-2072/feed/ 0
Mỡ bụng chứa protein làm tăng nguy cơ ung thư https://benh.vn/mo-bung-chua-protein-lam-tang-nguy-co-ung-thu-9950/ https://benh.vn/mo-bung-chua-protein-lam-tang-nguy-co-ung-thu-9950/#respond Tue, 17 Apr 2018 07:26:02 +0000 http://benh2.vn/mo-bung-chua-protein-lam-tang-nguy-co-ung-thu-9950/ Nghiên cứu đã chỉ ra, lớp mỡ bụng dưới của phần bụng có thể sản sinh ra nhiều loại protein làm tăng nguy cơ ung thư so với mỡ ở dưới các vùng da khác trên cơ thể.

Bài viết Mỡ bụng chứa protein làm tăng nguy cơ ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nghiên cứu đã chỉ ra, lớp mỡ bụng dưới của phần bụng có thể sản sinh ra nhiều loại protein làm tăng nguy cơ ung thư so với mỡ ở dưới các vùng da khác trên cơ thể. Nghiên cứu tại Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ được cho là đã góp phần giải thích nghi vấn trên. Một loại protein đặc biệt ở trong phần mỡ của cơ thể có khả năng biến đổi tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

Mối liên hệ giữa “chỉ số vòng 2” và nguy cơ ung thư

Theo ước tính khoảng hơn một phần ba dân số trên thế giới đang mắc bệnh béo phì. Các chuyên gia cho rằng béo phì có mối liên kết với một số bệnh ung thư như ung thư vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, tử cung, và thận.

PGS. Jamie Bernard, Khoa Dược học và Độc học, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư tân tiến giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, tuy nhiên số trường hợp mắc phải bệnh ung thư ngày càng tăng. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên ung thư để có các biện pháp phòng ngừa như điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc nhờ sự can thiệp của các liệu pháp điều trị để giảm số trường hợp ung thư”.

Theo quan điểm của bà Bernard, thừa cân không phải là nguyên nhân duy nhất để xác định nguy cơ ung thư. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử dụng chỉ số cơ thể (BMI) không phải là chỉ thị (indicator) tốt nhất. Thay vào đó, nồng độ một loại protein gọi là Fibroblast growth factor-2 (FGF2) có thể được xem là chỉ thị tốt nhất trong việc xem xét nguy cơ tế bào biến đổi thành ung thư”.

Mỡ bụng được chia thành hai lớp. Lớp trên cùng gọi là lớp mỡ dưới da (subcutaneous fat). Lớp phía dưới gọi là lớp mỡ phủ tạng (visceral fat). Lớp mỡ này được cho là nguy hiểm hơn so với lớp mỡ dưới da.

Thí nghiệm trên chuột

PGS Bernard và cộng sự đã sử dụng chuột để tiến hành thí nghiệm, áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lớp mỡ phủ tạng sản sinh ra một lượng lớn FGF2 so với lớp mỡ dưới da. FGF2 kích thích một số tế bào nhạy cảm với protein này trong cơ thể và biến chúng thành các khối u.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu lấy mô mỡ phủ tạng từ nữ giới phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cấy vào trong chuột. Kết quả cho thấy mô mỡ này sản sinh ra lượng lớn protein FGF2 và biến đổi nhiều tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

Qua đó, bà Bernard kết luận “Mỡ trong cá thể chuột và người có khả năng biến đổi tế bào bình thường thành các tế bào ung thư ác tính”. Ngoài ra, mỡ còn sản sinh ra vài hợp chất khác bao gồm hóc-môn estrogen có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Nhưng nhiều giả thuyết cho rằng hóc-môn này chỉ có mối liên hệ với ung thư nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư. Có khả năng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Được biết, nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Oncogene và tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Qua đó mở ra tia hy vọng cho sự phát triển các hợp chất chống ung thư mới, ngăn chặn ảnh hưởng của protein FGF2.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo Sciencedaily & Soha.vn)

 

Bài viết Mỡ bụng chứa protein làm tăng nguy cơ ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mo-bung-chua-protein-lam-tang-nguy-co-ung-thu-9950/feed/ 0
Làm thế nào để con không thừa cân, béo phì? https://benh.vn/lam-the-nao-de-con-khong-thua-can-beo-phi-7498/ https://benh.vn/lam-the-nao-de-con-khong-thua-can-beo-phi-7498/#respond Tue, 05 Sep 2017 06:22:21 +0000 http://benh2.vn/lam-the-nao-de-con-khong-thua-can-beo-phi-7498/ Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Việt Nam lên đến 5,6% và đang ở ngưỡng đáng báo động. Nó trở thành một vấn đề về sức khỏe cần đặc biệt quan tâm ở khắp nơi trên thế giới. Một đứa trẻ được xem là béo thừa cân, béo phì khi trẻ nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Đây là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ của trẻ nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành. Vậy là cha mẹ chúng ta nên làm gì để con không mắc phải tình trạng đó?

Bài viết Làm thế nào để con không thừa cân, béo phì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Việt Nam lên đến 5,6% và đang ở ngưỡng đáng báo động. Nó trở thành một vấn đề về sức khỏe cần đặc biệt quan tâm ở khắp nơi trên thế giới. Một đứa trẻ được xem là béo thừa cân, béo phì khi trẻ nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Đây là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ của trẻ nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành. Vậy là cha mẹ chúng ta nên làm gì để con không mắc phải tình trạng đó?

Những việc cha mẹ cần làm để con không thừa cân béo phì

– Hạn chế thời gian xem tivi và chơi game của trẻ

– Khuyến khích trẻ năng hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên các trò chơi vận động thú vị.

– Nên tổ chức các bữa ăn chính cân bằng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, hoa quả, trái cây

– Không nên tạo thói quen ăn vặt cho trẻ.

– Thường xuyên để ý, theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng nhằm phát hiện sớm tình trạng thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.

– Nếu trẻ có dấu hiệu thừa cân phải đưa trẻ đến ngay bác sĩ để có những tư vấn phù hợp, tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn.

Những điều cha mẹ cần tuyệt đối ghi nhớ

– Điều chình chế độ ăn của trẻ hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực đều đặn, thường xuyên.

– Hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, sữa đặc có đường, sữa nguyên kem.

– Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ bỏ bữa, cho trẻ ăn nhiều vào buổi sáng và không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.

– Bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ.

– Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

– Chỉ trẻ béo phì trên 12 tuổi mới được sử dụng thuốc giảm cân theo chỉ định của bác sĩ.

Benh.vn

Bài viết Làm thế nào để con không thừa cân, béo phì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-the-nao-de-con-khong-thua-can-beo-phi-7498/feed/ 0
Pháp thông tin: Dư thừa mỡ gây nguy cơ ung thư https://benh.vn/phap-thong-tin-du-thua-mo-gay-nguy-co-ung-thu-9564/ https://benh.vn/phap-thong-tin-du-thua-mo-gay-nguy-co-ung-thu-9564/#respond Tue, 16 Aug 2016 07:18:46 +0000 http://benh2.vn/phap-thong-tin-du-thua-mo-gay-nguy-co-ung-thu-9564/ Bệnh ung thư sẵn sàng tấn công bất cứ ai. Nguy cơ mắc ung thư cao hơn ở các trường hợp uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, thức khuya, người hay bị dị ứng, tăng huyết áp…Ngoài các trường hợp trên, mới đây các nhà khoa học Pháp cho biết người dư thừa mỡ cũng có nguy cơ ung thư cao không kém.

Bài viết Pháp thông tin: Dư thừa mỡ gây nguy cơ ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh ung thư sẵn sàng tấn công bất cứ ai. Nguy cơ mắc ung thư cao hơn ở các trường hợp uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, thức khuya, người hay bị dị ứng, tăng huyết áp…Ngoài các trường hợp trên, mới đây các nhà khoa học Pháp cho biết người dư thừa mỡ cũng có nguy cơ ung thư cao không kém.

Dư thừa mỡ gây nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu tổng hợp gần đây thuộc Cơ quan quốc tế Nghiên cứu ung thư tại Lyon, Pháp cho biết mỡ trong người dư quá mức, đặc biệt là vùng thắt lưng, là biểu thị quan trọng của chỉ số khối cơ thể (BMI) trong sự gia tăng nguy cơ một số ung thư đã được biết liên quan đến béo phì.

Nghiên cứu 43.419 người có tuổi trung bình bị béo phì từ Đan Mạch, Đức, Hi Lạp, Hà Lan, Bắc Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha trong 12 năm, có 1.656 trường hợp ung thư liên quan béo phì.

Cụ thể như ung thư vú phụ nữ sau mãn kinh, đại trực tràng, thực quản dưới, tâm vị, gan, bàng quang, tụy, nội mạc tử cung, buồng trứng và thận.

Kết quả cho thấy BMI (cao) gia tăng nguy cơ ung thư liên quan béo phì là 11%. Tương tự, chu vi vòng bụng và tỉ số chu vi vòng bụng và hông (cao) gia tăng nguy cơ ung thư lần lượt là 13% và 15%.

Từ kết quả trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần giữ trọng lượng cơ thể trong mức cho phép, ngoài ra cần tập luyện thể dục thể thao và áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh để nói không với bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư.

Benh.vn (Theo BR J CANCER & tuoitre.vn)

Bài viết Pháp thông tin: Dư thừa mỡ gây nguy cơ ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phap-thong-tin-du-thua-mo-gay-nguy-co-ung-thu-9564/feed/ 0
Căn bệnh thừa cân béo phì đã trở thành vấn nạn toàn cầu https://benh.vn/can-benh-thua-can-beo-phi-da-tro-thanh-van-nan-toan-cau-7454/ https://benh.vn/can-benh-thua-can-beo-phi-da-tro-thanh-van-nan-toan-cau-7454/#respond Thu, 05 Nov 2015 06:21:29 +0000 http://benh2.vn/can-benh-thua-can-beo-phi-da-tro-thanh-van-nan-toan-cau-7454/ Theo con số thống kê của WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng gần 2 tỷ người trưởng thành đang bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt, tình trạng trẻ em béo phì cũng gia tăng, gây lo ngại cho cộng đồng xã hội. Vì vậy, thừa cân và béo phì đang thực sự trở thành cơn ác mộng đối với các quốc gia, châu lục...

Bài viết Căn bệnh thừa cân béo phì đã trở thành vấn nạn toàn cầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo con số thống kê của WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng gần 2 tỷ người trưởng thành đang bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt, tình trạng trẻ em béo phì cũng gia tăng, gây lo ngại cho cộng đồng xã hội. Vì vậy, thừa cân và béo phì đang thực sự trở thành cơn ác mộng đối với các quốc gia, châu lục…

Hiện trên thế giới có hơn 60% số người béo phì và thừa cân đang sinh sống ở những nước đang phát triển, gây ra “gánh nặng kép” khi vừa phải đối đầu với các bệnh truyền nhiễm, nay lại có thêm bệnh thừa cân và béo phì.

Thừa cân béo phì đã trở thành vấn nạn toàn cầu

Đặc biệt, ở những người béo phì và thừa cân còn phải chịu gánh nặng các căn bệnh gồm tiểu đường, thiếu máu cục bộ cơ tim, xương khớp và ung thư.

Khi nào bạn bị thừa cân, béo phì ?

Dựa vào chỉ số BMI tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m) chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới người ta chia ra các mức độ sau:

BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy.

BMI từ 18,5 – 24 kg/m2: là bình thường/

BMI từ 25 – 30: kg/m2: là thừa cân và BMI trên 30 kg/m2: gọi là béo phì.

Ở Việt Nam, mặc dù số lượng người thừa cân béo phì thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, tốc độ ra tăng số người bị bệnh thừa cân, béo phì lại đang ở mức đáng báo động.

Trước thực trạng trên, các gia đình cần nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Qua đó, hạn béo chất béo, chất ngọt,nội tạng động vật…và đặc biệt người dân cần vận động để tránh thừa cân, béo phì.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Căn bệnh thừa cân béo phì đã trở thành vấn nạn toàn cầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-benh-thua-can-beo-phi-da-tro-thanh-van-nan-toan-cau-7454/feed/ 0