Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 08:48:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh, làm thế nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả https://benh.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/ https://benh.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/#respond Thu, 23 Nov 2023 01:00:15 +0000 http://benh2.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/ Trong những thế kỷ trước, khi nền y học còn ở mức độ hạn chế thì tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Nguyên nhân do thiếu những vacxin hoặc sinh cần thiết để điều trị bệnh trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Ngược lại, hiện nay, do tâm lý người dân nghĩ kháng sinh điều trị được “bách bệnh” dẫn đến lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Có khi chỉ sổ mũi, hát hơi đã dùng đến thuốc khiến tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể bị hạn chế, gây nhờn thuốc hoặc sốc thuốc...

Bài viết Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh, làm thế nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong những thế kỷ trước, khi nền y học còn ở mức độ hạn chế thì tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Nguyên nhân do thiếu những vacxin hoặc sinh cần thiết để điều trị bệnh trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

Ngược lại, hiện nay, do tâm lý người dân nghĩ kháng sinh điều trị được “bách bệnh” dẫn đến lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Có khi chỉ sổ mũi, hát hơi đã dùng đến thuốc khiến tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể bị hạn chế, gây nhờn thuốc hoặc sốc thuốc…

Vậy, làm thể nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả nhất?

Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh

Năm 1928, nhà khoa học Alexander Flemming người Scotland lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng. Nếu có lẫn nấm penicilium thì khuẩn lạc gần nấm này sẽ không phát triển được. Sau đó chất peniciline đã được chiết xuất từ nấm để dùng trong điều trị.

Năm 1941, peniciline trở thành kháng sinh đầu tiên được tìm và sản xuất để dùng trong lâm sàng. Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác, (antibiotic, nghĩa là chống lại sự sống).

Alexander Fleming – Cha đẻ của Kháng sinh (ảnh internet)

Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên và nhân tạo, do đó định nghĩa kháng sinh đã thay đổi: kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Ngày nay con người đã điều chế ra khoảng 8000 chất kháng sinh, trong đó có khoảng 100 loại dùng trong Y khoa và Thú y. Thuốc kháng sinh dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo…).

04 Lưu ý để dùng kháng sinh hiệu quả, tránh tác dụng phụ

1. Kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Thuốc Rifampin dùng để điều trị bệnh viêm màng não và Rifabutin dùng để điều trị bệnh lao, 2 loại thuốc này có thể làm giảm mức hormone ức chế sự rụng trứng. Nếu bạn đang dùng loại thuốc này, tốt nhất nên dùng thêm các biện pháp tránh thai như bao cao su.

2. Không uống rượu trong khi sử dụng thuốc kháng sinh

Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, nhưng loại đồ uống có cồn này có thể làm giảm năng lượng, làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Thêm vào đó, uống rượu trong thời gian điều trị kháng sinh có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.

Tốt nhất khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh bao gồm metronidazole (dùng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo và ký sinh trùng), tinidazole (dùng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn) và trimethoprim sulfamethoxazole tuyệt đối không nên uống rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh.

3. Nên dùng thêm lợi khuẩn trong khi điều trị bằng kháng sinh

Thuốc kháng sinh diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này có thể gây ra chứng tức bụng và tiêu chảy. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng probiotics trong khi điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng khó chịu này.

4. Không phải loại kháng sinh nào cũng dùng sau bữa ăn

Một số thuốc kháng sinh như Augmentin được khuyến cáo nên dùng trong bữa ăn để tránh gây đau bụng, trong như những loại khác bao gồm cả penicillin được khuyên nên dùng trước bữa ăn để tăng sự hấp thụ. Do vậy, luôn kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng kháng sinh trước, trong hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

vi khuẩn

Sử dụng kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn (ảnh minh họa)

07 nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải nhớ!

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

Các tác nhân gây bệnh không phải chỉ có vi khuẩn mà còn có thể là virus, nấm, ký sinh trùng… vì vậy, chỉ sủ dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Các nhóm bệnh thuốc về  virus, nấm và ký sinh trùng không dùng kháng sinh do không có tác dụng điều trị bệnh.

2. Chọn đúng loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ

Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những chủng loại vi khuẩn nhất định chứ không phải với tất cả các loại vi khuẩn. Vì vậy, tại các bệnh viện, việc dùng kháng sinh hợp lý nhất là theo kháng sinh đồ (cấy để tìm loại vi khuẩn gây bệnh, sau đó thử xem loại kháng sinh nào có tác dụng tốt nhất để diệt vi khuẩn). Trên cơ sở đó sẽ chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất.

Việc lựa chọn kháng sinh cần căn cứ vào các yếu tố: độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh, vị trí của ổ nhiễm khuẩn… Ngoài ra còn phải căn cứ vào cơ địa bệnh nhân, có dị ứng với các loại kháng sinh được lựa chọn hay không.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh

Đối với các phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già, người bị suy gan, suy thận, mắc các bệnh lý mạn tính… thầy thuốc sẽ phải có sự điều chỉnh trong quá trình sử dụng kháng sinh khác so với người trưởng thành khỏe mạnh.

4. Dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đúng cách

Dùng thuốc kháng sinh đủ liều tùy theo loại bệnh, loại kháng sinh, cân nặng và thể trạng của người bệnh. Lưu ý khi sử dụng kháng sinh có loại dùng trước ăn, sau ăn, cần dùng đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc kháng sinh.

5. Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian

Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian theo quy định ( 5, 7 hoạc 10 ngày…), không uống dài hơn hoặc chưa đủ ngày (thấy bệnh thuyên giảm thì ngùng uống thuốc)… để thuốc phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Phối hợp các loại kháng sinh sẽ làm tăng cường tác dụng của thuốc. Trong truong họp thật cần thiết bác sỹ mói chỉ định phối họp các loại thuốc khác sinh nhu: sau phẫu thuật, bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc…

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý

Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

Lời kết

Tìm ra kháng sinh và áp dụng kháng sinh để điều trị bệnh giúp con người có tuổi thọ cao hơn, cuộc sống được cải thiện. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần đúng theo các nguyên tác. Cách tốt và an toàn nhất cho  bệnh nhân là uống kháng sinh cần theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý uống thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh, làm thế nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-su-ra-doi-thuoc-khang-sinh-lam-the-nao-de-su-dung-khang-sinh-co-hieu-qua-6028/feed/ 0
Những bệnh nào không cần dùng kháng sinh https://benh.vn/nhung-benh-nao-khong-can-dung-khang-sinh-56214/ https://benh.vn/nhung-benh-nao-khong-can-dung-khang-sinh-56214/#respond Sun, 08 Oct 2023 01:00:25 +0000 https://benh.vn/?p=56214 Kháng sinh là loại thuốc được dùng để diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác như: virus, nấm,... nên nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai sẽ là không cần thiết, lãng phí, nhưng nghiêm trọng hơn cả là gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Bài viết Những bệnh nào không cần dùng kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều bệnh không cần sử dụng kháng sinh mà nhiều người vẫn nhầm lẫn. Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác như: virus, nấm,… nên nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai sẽ là không cần thiết, lãng phí, nhưng nghiêm trọng hơn cả là gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Cac-loai-benh-khong-can-su-dung-den-khang-sinh.jpg
Rất nhiều bệnh không cần dùng kháng sinh nhưng vẫn được kê vô tội vạ loại thuốc này.

Kháng kháng sinh càng lan rộng, vi khuẩn sẽ càng ngày càng “mạnh lên”, thế giới sẽ thiếu trầm trọng các loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nếu không còn kháng sinh có hiệu quả, con người sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh tật, thậm chí tử vong chỉ vì những nhiễm khuẩn đơn giản.

Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh đúng cách là rất cần thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh không cần dùng kháng sinh nhưng lại bị nhầm lẫn là do vi khuẩn gây ra, dẫn đến dùng sai kháng sinh. Vậy đó là những bệnh nào?

1. Những bệnh do virus gây ra không cần dùng kháng sinh

Nhiều bệnh lý do virus như cảm cúm, đau họng, thực tế không cần dùng kháng sinh. Nhưng nhiều nhà thuốc vẫn kê thêm cho bệnh nhân với lý do “điều trị bao vây.

Các loại bệnh cảm không cần dùng kháng sinh

Bệnh cảm cúm là do virus gây ra. Có nhiều loại cảm như cảm lạnh, cảm cúm (cúm A, các loại H5n1, H1N1), cúm mùa đều được kê thêm kháng sinh. Việc dùng kháng sinh khi bị nhiễm virus đem đến nhiều tác hại hơn là lợi ích . Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh do sử dụng sai cách.

90% trường hợp đau họng không cần dùng kháng sinh

Đau họng vẫn có thể do vi khuẩn gây ra (Liên cầu Streptococcus), nhưng nguyên nhân này khá hiếm gặp ở người lớn, chỉ chiếm khoảng 10%.

Dau-khong-khong-can-dung-khang-sinh.jpg
Hầu hết các trường hợp đau họng không cần dùng kháng sinh

Đau họng do vi khuẩn Streptococcus có biểu hiện là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ, cũng có thể đi kèm với viêm amidan có mủ.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đau họng không phải do nhiễm liên cầu mà là do các chủng virus nên không cần dùng kháng sinh. Điển hình với triệu chứng chảy nước mũi, ho, đau cơ, khô rát cổ.

Viêm phế quản là do virus

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản (85 – 95%) là do virus gây ra nên không cần dùng kháng sinh. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

Viêm phế quản thường dễ bị nhầm lẫn với viêm phổi. Cả hai bệnh này đều có thể có ho nhiều nhưng viêm phế quản thường đi kèm đau họng nhẹ hoặc sổ mũi. Mặt khác, viêm phổi ngoài biểu hiện ho thường có sốt cao hơn, thở ngắn và đau ngực.

Viêm mũi xoang không cần sử dụng kháng sinh

Trong phần lớn trường hợp, bệnh này là do virus chứ không phải vi khuẩn. Tuy nhiên, có tới 83% người bệnh được kê kháng sinh.

Nếu bị viêm mũi xoang có sổ mũi, có thể điều trị tại nhà và không cần dùng kháng sinh. Thử dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sốt và đau, ngoài ra có thể dùng thêm thuốc làm thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và súc miệng họng hàng ngày cũng giúp giảm tình trạng viêm mũi xoang mà không cần dùng đến thuốc

Có một số trường hợp có thể được chỉ định dùng kháng sinh gồm: có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao và đau xoang mũi, đau ngay từ khi bắt đầu; các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng tệ hơn.

2. Các vấn đề răng miệng không cần dùng kháng sinh

Các vấn đề răng miệng hoàn toàn có thể không cần sử dụng kháng sinh nếu điều trị sớm và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nhieu-van-de-rang-mieng-khong-can-dung-den-khang-sinh
Nhiều bệnh răng miệng thậm chí là viêm nhiễm răng miệng cũng không cần sử dụng kháng sinh.

Trong nhiều trường hợp đau răng đơn giản, thuốc kháng sinh sẽ không có ích. Có thể răng bạn nhạy cảm gây đau khi uống đồ nóng hoặc lạnh vì chân răng bị hở, hoặc dây thần kinh ở giữa các răng có thể bị viêm, hoặc là bị sâu răng. Vi khuẩn không gây nên những tình trạng này

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân nhưng không gồm vi khuẩn. 1 số nguyên nhân gây nhiệt miệng gồm virus, thay đổi hormon, do thực phẩm độ acid cao, nóng trong… Do đó, người bị nhiệt miệng không cần dùng kháng sinh để điều trị.

Các tình trạng bắt đầu có viêm nướu, viêm quanh răng nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng bằng các loại nước súc miệng kháng khuẩn cũng có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm. Do đó, không cần sử dụng kháng sinh trong các trường hợp này. Nếu có sưng nướu, cân nhắc dùng thêm thuốc tiêu viêm như Medrol, Alphachoay trước khi súc miệng để tăng hiệu quả điều trị.

Trong một số trường hợp có thể dùng kháng sinh khi bị đau răng bao gồm: vùng xung quanh răng bị sưng, khi có ổ mủ hoặc bị sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi.

Kết luận: Hãy cẩn trọng trước khi sử dụng kháng sinh để chữa bệnh. Nhiều loại bệnh không thực sự cần dùng kháng sinh như chúng ta vẫn tưởng. Hãy hướng tới các biện pháp tự nhiên và khoa học. Nếu thực sự có viêm nhiễm, có thể dùng các kháng sinh tự nhiên trước khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Bài viết Những bệnh nào không cần dùng kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-nao-khong-can-dung-khang-sinh-56214/feed/ 0
Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế https://benh.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/ https://benh.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/#respond Wed, 13 Sep 2023 06:17:33 +0000 http://benh2.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/ Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế.

Bài viết Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các loại kháng sinh khác nhau có cơ chế tác dụng khác nhau và khi phối hợp sử dụng rất cần dùng theo đúng khuyến cáo chung. Sau đây là bài viết về cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế.

1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Sau khi vào tế bào, kháng sinh được đưa tới đích tác động – 4 thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào (xem thêm bài “Đại cương về vi khuẩn học”, phần “Cấu tạo tế bào vi khuẩn”) và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trưởng & phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh (giai đoạn 2/log phase – phát triển theo cấp số nhân), bằng các cách sau.

a) Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

Các kháng sinh nhóm beta-lactam, fosfomycin và vancomycin ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên không tạo được khung murein – tức là vách không được hình thành. Tế bào con sinh ra không có vách, vừa không sinh sản được vừa dễ bị tiêu diệt hoặc bị li giải, đặc biệt ở vi khuẩn Gram-dương. Như vậy, những kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ với những tế bào đang phát triển (degenerative bactericide).

b) Gây rối loạn chức năng màng bào tương

Chức năng đặc biệt quan trọng của màng bào tương là thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối loạn các thành phần (ion) bên trong tế bào bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn tới chết, ví dụ polymyxin B, colistin. Với cơ chế tác động này, polymyxin có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối (absolute bactericide), tức là giết cả tế bào đang nhân lên và cả tế bào ở trạng thái nghỉ – không nhân lên.

c) Ức chế sinh tổng hợp protein

Tham gia sinh tổng hợp protein ngoài ribosom còn có các ARN thông tin và các ARN vận chuyển. Điểm tác động là ribosom 70S của vi khuẩn: tại tiểu phần 30S ví dụ như aminoglycosid (nơi ARN thông tin trượt qua), tetracyclin (nơi ARN vận chuyển mang acid amin tới) hoặc tại tiểu phần 50S (nơi acid amin liên kết tạo polypeptid) như erythromycin, cloramphenicol, clindamycin. Kết quả là các phân tử protein không được hình thành hoặc được tổng hợp nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển.

d) Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic

Gồm 3 cấp độ:

– Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con, ví dụ do kháng sinh gắn vào enzym gyrase làm ADN không mở được vòng xoắn, như nhóm quinolon.

– Ngăn cản sinh tổng hợp ARN, ví dụ do gắn vào enzym ARN- polymerase như rifampicin.

– Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào: quá trình sinh tổng hợp acid folic – coenzym cần cho quá trình tổng hợp các purin & pyrimidin (và một số acid amin) bị ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim.

Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào.

Nếu vi khuẩn không bị li giải hoặc không bị nắm bắt (thực bào) và tiêu diệt, thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi phục/sống trở lại (reversible). Chỉ cần 1 tế bào sống sót, với tốc độ sinh sản nhanh chóng, sau vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm được (ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ – ban đầu phát triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 230 – hơn 1 tỷ); sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó đề kháng kháng sinh.

2. Phối hợp kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ y tế

Trong thực tế để nâng cao hiệu quả điều trị, một số trường hợp cần thiết chúng ta phải phối hợp kháng sinh.

a) Cơ sở lí thuyết cho phối hợp kháng sinh là nhằm mục đích:

– Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng: với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ làm giảm xác suất xuất hiện một đột biến kép. Ví dụ: xác suất đột biến kháng streptomycin là 10 – 7 và đột biến kháng rifampicin là 10 – 9, thì xác suất đột biến đề kháng cả 2 kháng sinh này là 10 -16. Đây chính là lí do phải phối hợp kháng sinh trong điều trị lao và phong; ngoài ra còn áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng trong tim và viêm tủy xương.

– Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, ví dụ do cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí thì phối hợp beta-lactam với metronidazol như trường hợp viêm phúc mạc, áp xe não, áp xe phổi, một số nhiễm khuẩn phụ khoa… Như vậy mỗi kháng sinh diệt một loại vi khuẩn, phối hợp kháng sinh sẽ diệt nhiều loại vi khuẩn hơn.

– Làm tăng khả năng diệt khuẩn: ví dụ sulfamethoxazol & trimethoprim (trong Co-trimoxazol) tác động vào 2 điểm khác nhau trong quá trình sinh tổng hợp acid folic hoặc cặp phối hợp kinh điển beta-lactam (penicilin hoặc cephalosporin) với aminoglycosid (gentamicin hoặc tobramycin hay amikacin).

b) Kết quả của phối hợp kháng sinh

Mỗi kháng sinh đều có ít nhiều tác dụng không mong muốn; khi phối hợp thì những tác dụng phụ này cũng sẽ cộng lại hoặc tăng lên. Không nên hy vọng phối hợp thì hạ được liều lượng từng thuốc vì có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh.

Phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến tác dụng cộng (addition) hoặc hiệp đồng (synergism) hoặc đối kháng (antagonism) hay không thay đổi (indifference) so với 1 thuốc đơn lẻ.

– Tác dụng đối kháng: 2 mà tác dụng không bằng 1 thuốc.

+ Phối hợp các kháng sinh có cùng một đích tác động sẽ có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích, ví dụ phối hợp erythromycin với clindamycin (hoặc lincomycin) và cloramphenicol.

+ Dùng tetracyclin cùng penicilin có thể dẫn đến tác dụng đối kháng, vì penicilin có tác dụng tốt trên những tế bào đang nhân lên, trong khi tetracyclin lại ức chế sự phát triển của những tế bào này.

– Tác dụng hiệp đồng (đơn giản hóa có thể nói: 1+1 lớn hơn 2):

+ Trimethoprim và sulfamethoxazol ức chế 2 chặng khác nhau trên cùng một con đường tổng hợp coenzym – acid folic cần thiết cho vi khuẩn phát triển nên 2 thuốc này có tác dụng hiệp đồng và được phối hợp thành một sản phẩm (Co-trimoxazol).

+ Cặp phối hợp kinh điển: một beta-lactam với một aminoglycosid cho kết quả hiệp đồng do beta-lactam làm mất vách tạo điều kiện cho aminoglycosid dễ dàng xâm nhập vào tế bào và phát huy tác dụng. Ví dụ phối hợp piperacilin với aminoglycosid điều trị nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn mủ xanh; penicilin với gentamicin nhằm diệt liên cầu.

+ Phối hợp penicilin với một chất ức chế beta-lactamase giúp cho penicilin không bị phân hủy và phát huy tác dụng; ví dụ phối hợp amoxicilin với acid clavulanic hoặc ampicilin với sulbactam hay ticarcilin với acid clavulanic. Acid clavulanic hoặc sulbactam đơn độc không có tác dụng của một kháng sinh, nhưng có ái lực mạnh với beta-lactamase do plasmid của tụ cầu và nhiều trực khuẩn đường ruột sinh ra.

+ Phối hợp 2 kháng sinh cùng ức chế sinh tổng hợp vách vi khuẩn, nếu mỗi kháng sinh tác động vào một protein gắn penicilin (PBP) – enzym trong quá trình tổng hợp vách thì sẽ có tác dụng hiệp đồng; ví dụ phối hợp ampicilin (gắn PBP1) với mecilinam (gắn PBP2) hay ampicilin với ticarcilin.

c) Chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh

– Phối hợp kháng sinh là cần thiết cho một số ít trường hợp như điều trị lao, phong, viêm màng trong tim, Brucellosis.

– Ngoài ra, có thể phối hợp kháng sinh cho những trường hợp: bệnh nặng mà không có chẩn đoán Vi sinh hoặc không chờ được kết quả xét nghiệm; người suy giảm sức đề kháng; nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

– Khi phối hợp, cần dùng đủ liều và nên lựa chọn những kháng sinh có tính chất dược động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng. Tác dụng kháng khuẩn in vivo (trong cơ thể) thay đổi tùy theo số lượng và tuổi (non – đang sinh sản mạnh hay già) của vi khuẩn gây bệnh cũng như các thông số dược động học của các kháng sinh được dùng phối hợp.

– Một số ví dụ: nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu có thể dùng các phối hợp khác nhau như oxacilin (hoặc flucloxacilin) với acid fusidic hoặc cephalosporin thế hệ 1 với aminoglycosid hoặc aminoglycosid với clindamycin. Khi nhiễm vi khuẩn kị khí thì dùng metronidazol phối hợp để chữa viêm phúc mạc hay các nhiễm khuẩn ổ bụng; nếu nghi nhiễm vi khuẩn kị khí ở vùng đầu và đường hô hấp thì dùng cùng clindamycin (kháng sinh này có tác dụng tốt trên cả vi khuẩn Gram-dương và vi khuẩn kị khí).

– Quan sát in vivo cho thấy phần lớn các phối hợp kháng sinh có kết quả không khác biệt (indifferent) so với dùng một kháng sinh, trong khi đó các tác dụng không mong muốn do phối hợp lại thường gặp hơn; vì vậy cần thận trọng và giám sát tốt người bệnh khi kê đơn kháng sinh.

Nguồn: Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế

Bài viết Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh theo Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-che-tac-dung-cua-khang-sinh-va-phoi-hop-khang-sinh-theo-bo-y-te-2-7255/feed/ 0
Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh để tốt cho sức khỏe https://benh.vn/nen-an-gi-sau-khi-uong-khang-sinh-37645/ https://benh.vn/nen-an-gi-sau-khi-uong-khang-sinh-37645/#respond Sun, 09 Jul 2023 01:00:37 +0000 https://benh.vn/?p=37645 Kháng sinh là những thuốc có khả năng chống lại nhiễm khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như gây hại cho gan và đường ruột. Tỏi, hạnh nhân, sữa chua, rượu vang đỏ, thực phẩm giàu chất xơ là những lựa chọn hàng đầu giúp bạn khỏe mạnh hơn sau khi dùng kháng sinh.

Bài viết Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh để tốt cho sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh là những thuốc có khả năng chống lại nhiễm khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây ra nhiều tác hại cho gan và đường ruột. Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm bớt tác hại của kháng sinh. Vậy nên ăn gì sau khi uống kháng sinh?

hat-hanh-nhan

Hạnh nhân nghiền làm tăng đáng kể mức độ của lợi khuẩn đường ruột (ảnh minh họa)

Thuốc kháng sinh rất hiệu quả trong điều trị các nhiễm trùng nghiêm trọng, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng bất lợi với cơ thể. Ví dụ, thuốc có thể gây tổn thương gan và tác động tiêu cực đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống có ích trong ruột. Những vi khuẩn cư trú trong ruột tạo nên hệ vi khuẩn chí đường ruột. Uống thuốc kháng sinh trong một tuần có thể làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột trong tới một năm.

Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ béo phì và tăng cân. Sử dụng kháng sinh cũng làm thay đổi các vi khuẩn sống trong ruột có thể gây tiêu chảy.D ưới đây là danh sách các loại thực phẩm nên ăn sau khi uống kháng sinh.

Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn sau đợt uống kháng sinh

Sữa chua đứng đầu danh sách các thực phẩm probiotic (lợi khuẩn) và chắc chắn là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để ăn sau khi uống thuốc kháng sinh. Sữa sẽ chuyển thành sữa chua thông qua quá trình lên men sử dụng vi khuẩn probiotic sống. Sữa chua cũng chứa nhiều loại vi khuẩn lành mạnh, chẳng hạn như Lactobacilli, giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột về trạng thái khỏe mạnh. Vì vậy, ăn sữa chua sau khi uống thuốc kháng sinh có thể cải thiện sức khỏe đường ruột.

Tỏi giúp bổ sung prebiotics cho lợi khuẩn sau khi dùng kháng sinh

Tỏi là một loại thực phẩm prebiotic khác mà bạn có thể ăn sau khi uống kháng sinh. Prebiotics là những carbonhydrat không tiêu hóa giúp vi khuẩn probiotic phát triển và sinh sôi nảy nở trong đường tiêu hóa. Prebiotics có tác dụng như một nguồn thực phẩm cho probiotic. Lời khuyên về thực phẩm prebiotic từ 4 đến 8g và lượng này là đủ để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Ba tép tỏi lớn cung cấp khoảng 2g prebiotic.

Hạnh nhân lợi cho đường ruột sau khi uống kháng sinh

Một nhóm các nhà khoa học nhận thấy rằng hạnh nhân nghiền làm tăng đáng kể mức độ của một số vi khuẩn đường ruột có lợi. Một nghiên cứu đáng lưu ý cũng cho thấy hạnh nhân có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm vi-rút như cảm lạnh thông thường và cúm. Thậm chí sau khi hạnh nhân được tiêu hóa trong ruột, cơ thể vẫn tăng khả năng chống lại vi-rút.

Thực phẩm giàu chất xơ tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột

Cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, nhưng vi khuẩn đường ruột thì có thể, giúp kích thích sự phát triển của chúng. Thực phẩm nhiều chất xơ có thể giúp khôi phục các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một liệu trình kháng sinh. Kết hợp các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, hạt có vỏ cứng, đậu lăng, đậu, hạt, chuối, quả mọng, và súp lơ xanh sau khi uống kháng sinh. Những loại thực phẩm này cũng sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

dau-ha-lan-1

Đậu hà lan và nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ khác giúp hệ vi khuẩn chí đường ruột hồi phục (ảnh minh họa)

Dưa bắp cải (Sauerkraut)

Sauerkraut là bắp cải cắt sợi được lên men trong nước của chính nó bởi nhiều loại vi khuẩn axit lactic khác nhau. Theo một nghiên cứu, dưa bắp cải sống có thể chứa hơn 13 loại vi khuẩn probiotic khác nhau. Những vi khuẩn có lợi cho đường ruột này có thể giúp đa dạng hóa hệ vi khuẩn chí đường ruột.

Rượu vang đỏ chống oxy hóa mạnh

Rượu vang đỏ chứa polyphenol chống oxy hóa mà các tế bào của người không thể tiêu hóa được, mà chỉ được tiêu hóa bởi các vi khuẩn đường ruột lành mạnh. Một nghiên cứu cho thấy uống polyphenol rượu vang đỏ trong ít nhất bốn tuần có thể làm tăng đáng kể lượng Bifidobacteria lành mạnh trong ruột, hạ huyết áp và cholesterol trong máu.

Ca cao giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn

Ca cao là một thực phẩm nữa có thể ăn sau khi uống thuốc kháng sinh. Nó chứa polyphenol chống oxy hóa có tác dụng như prebiotic có lợi đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các polyphenol trong cacao cũng làm tăng các vi khuẩn lành mạnh như Lactobacillus và Bifidobacteria trong ruột và giảm một số vi khuẩn không tốt như Clostridia và những vi khuẩn khác. Một số loại thực phẩm cần tránh khi dùng thuốc kháng sinh là thực phẩm có tính axit, rượu, trái cây chín quá và trái cây có chứa canxi và sắt.

Bài viết Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh để tốt cho sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nen-an-gi-sau-khi-uong-khang-sinh-37645/feed/ 0
Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa https://benh.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/ https://benh.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/#respond Mon, 19 Sep 2022 05:44:28 +0000 http://benh2.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/ Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, bừa bãi của đã dẫn đến tình trạng mầm bệnh kháng lại với thuốc kháng sinh. Đồng thời, chúng có thể gây nên những phản ứng có hại về tiêu hóa mà người dùng không thể lường trước được.

Bài viết Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, bừa bãi của đã dẫn đến tình trạng mầm bệnh kháng lại với thuốc kháng sinh. Đồng thời, chúng có thể gây nên những phản ứng có hại về tiêu hóa mà người dùng không thể lường trước được.

Biểu hiện thuốc kháng sinh gây hại hệ tiêu hóa

Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa vì ngoài tiêu diệt vi khuẩn có hại, nó cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi của đường tiêu hóa.

 khang_sinh_co_hai_tieu_hoa

Tại sao kháng sinh lại có hại trên đường tiêu hóa

Hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn thường trú) tại đường ruột trong cơ thể luôn có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, các vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi cùng chịu tác dụng của thuốc, bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn tại đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em.

Các tác dụng có hại của kháng sinh trên đường tiêu hóa

Sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn… nhưng thường đáng lo ngại nhất là tiêu chảy. Có khi có trường hợp xảy ra khá nặng vì kháng sinh có thể làm viêm ruột non, ruột già nhầy có màng giả. Khi đó, kháng sinh sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non, ruột già làm gia tăng tiết chất nhầy và phát sinh ra các màng giả. Tác dụng kháng khuẩn phổ rộng của kháng sinh làm đảo lộn vi khuẩn chỉ ở ruột, tiêu diệt cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi trường ở ruột già và gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột.

Các loại kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu diệt phần lớn những vi khuẩn gây bệnh, còn những vi khuẩn tồn tại là những chủng loại đã có độ kháng mạnh với các kháng sinh đó nên việc tiêu diệt chúng sẽ rất khó khăn; đặc biệt trong các trường hợp tiêu chảy nặng vì viêm ruột già nhầy có màng giả do kháng sinh thường phát sinh chủng loại vi khuẩn Clostridium difficile không những khó nuôi cấy vi khuẩn mà còn khó tiêu diệt chúng. Ngoài ra còn có sự phát sinh thêm nấm, thường là loại Candida albicans cũng do môi trường sinh thái của ruột bị đảo lộn.

Cách cải thiện tác hại đường tiêu hóa do kháng sinh

 nuoc_hoa_qua_benhvn

Để xử lý những vấn đề về tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn. Tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè… và các thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn

Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản.

Trong khi đó, dưới dạng bào tử – một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Đây cũng là loại men vi sinh được điều chế từ 4 dòng vi khuẩn đã được nghiên cứu đề kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, do đó được sử dụng trong các đợt điều trị với kháng sinh, giúp phục hồi hiệu quả hệ vi khuẩn ruột.

Bài viết Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/feed/ 0
Những điều cơ bản về kháng sinh bạn cần biết https://benh.vn/nhung-dieu-co-ban-ve-khang-sinh-ban-can-biet-68408/ https://benh.vn/nhung-dieu-co-ban-ve-khang-sinh-ban-can-biet-68408/#respond Sun, 22 Sep 2019 07:51:47 +0000 https://benh.vn/?p=68408 Kháng sinh là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc thiếu hiểu biết và sử dụng kháng sinh bừa bãi đang làm tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam vào mức báo động hơn bao giờ hết. Dưới đây là những điều cơ bản về kháng sinh bạn cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình.

Bài viết Những điều cơ bản về kháng sinh bạn cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc thiếu hiểu biết và sử dụng kháng sinh bừa bãi đang làm tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam vào mức báo động hơn bao giờ hết. Dưới đây là những điều cơ bản về kháng sinh bạn cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng từ Vi khuẩn

Kháng sinh diệt vi khuẩn hoặc giữ cho chúng không phát triển. Chúng không chống lại vi-rút, giống như vi-rút gây cảm lạnh hoặc cúm. Nếu bạn không dùng đúng cách, những loại thuốc này có thể khiến vi khuẩn thay đổi, khiến kháng sinh ít có khả năng hoạt động. Đó gọi là kháng kháng sinh.

Chất tẩy rửa kháng khuẩn có thể làm gia tăng kháng kháng sinh

Một số nghiên cứu cho thấy triclosan, có trong nhiều loại xà phòng kháng khuẩn và chất tẩy rửa, có thể dẫn đến sự thay đổi vi khuẩn làm cho kháng sinh ít có khả năng chống lại chúng. FDA muốn các công ty sản xuất các loại xà phòng này cho thấy nhiều bằng chứng cho thấy chúng phòng bệnh tốt hơn. Cơ quan này cho biết không có bằng chứng nào cho thấy chất tẩy rửa kháng khuẩn phòng bệnh tốt hơn xà phòng và nước sạch.

Kháng sinh có thể điều trị mụn trứng cá

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị mụn trứng cá. Bất kỳ loại kháng sinh nào bạn dùng – bất kể nó dùng để làm gì – đều có thể gây kháng thuốc. Vì thế hãy làm việc chặt chẽ với bác sĩ của bạn để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Bạn có cần kháng sinh cho viêm họng ?

Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn. Bạn cần khám bệnh để biết chắc chắn nguyên nhân là vi khuẩn trước khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

Nhiễm trùng xoang, còn được gọi là viêm xoang, do virus gây ra trong phần lớn các trường hợp hoặc do kích thích từ không khí. Nhiễm trùng trở nên tốt hơn mà không cần dùng kháng sinh. Một số bệnh nhiễm trùng xoang, mặc dù, là do vi khuẩn. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn 10 ngày sau khi bạn đi khám bác sĩ, hãy lên lịch theo dõi.

Một loại virus hoặc vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tai. Họ có thể trở nên tốt hơn mà không cần dùng kháng sinh. Bác sĩ của bạn có thể xem xét một số điều để giúp quyết định nên sử dụng chúng, bao gồm bạn bao nhiêu tuổi hoặc bị bệnh. Anh ta có thể đợi một vài ngày để xem các triệu chứng của bạn sẽ biến mất.

Bạn có thể ngừng thuốc khi cảm thấy tốt hơn ?

SAI . Bạn chỉ nên dừng thuốc sau khi uống hết liều được bác sĩ kê đơn. Khi bạn cảm thấy có dấu hiệu tốt hơn chỉ đơn giản là kháng sinh đã diệt được phần lớn số vi khuẩn tuy nhiên để đảm bảo không còn vi khuẩn bạn cần uống đủ liều. Nếu bạn dừng khi cảm thấy tốt hơn thì số vi khuẩn nhỏ còn sót lại có thể biến đổi gene kháng thuốc gây nên tình trạng kháng kháng sinh và có thể lại gây bệnh làm tăng triệu chứng của bạn lên.

Điều gì đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới thay đổi hướng dẫn điều trị bệnh chlamydia, lậu và giang mai?

Những tình trạng này đều do vi khuẩn gây ra và đã được điều trị từ lâu – và thường được chữa khỏi – bằng kháng sinh. Nhưng điều đó đang thay đổi. Chúng đang trở nên kháng kháng sinh. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số chủng bệnh lậu không đáp ứng với bất kỳ loại kháng sinh nào. Các dạng kháng chlamydia và giang mai không phổ biến, nhưng chúng có tồn tại.

Thực phẩm bạn ăn có thể gây kháng kháng sinh

Gia súc có được tiêm kháng sinh có thể phát triển vi khuẩn kháng thuốc trong cơ thể chúng. Nếu bạn ăn thịt từ chúng mà không được nấu chín hoặc xử lý đúng cách, vi khuẩn kháng thuốc có thể xâm nhập vào bạn. Phân bón và nước sử dụng trên cây trồng cũng có thể lây lan vi khuẩn. FDA cho biết người nông dân đã bỏ dần việc sử dụng kháng sinh, ngoại trừ những thuốc được kê toa bởi bác sĩ thú y, ở động vật được nuôi để làm thức ăn. Tuy nhiên ở Việt Nam thì con số này không được thống kê chính xác.

Trong vòng 30 năm qua không có một kháng sinh mới nào được tìm ra

Các nhà nghiên cứu đã không phát triển thêm một nhóm kháng sinh chính nào từ những năm 1980. Tuy nhiên, mối đe dọa của sự kháng cự đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Trong bài phát biểu giải thưởng Nobel năm 1945, Alexander Fleming, người đã phát hiện ra penicillin, cảnh báo rằng kháng sinh có thể trở nên kém hiệu quả hơn. Nhưng những nỗ lực hiện đang được tiến hành để tạo ra nhiều hơn – teixobactin là một ví dụ về một loại kháng sinh được phát hiện gần đây tuy nhiên vẫn còn đang trong thời gian nghiên cứu và thử nghiệm.

Mầm bệnh nào gây lo lắng nhất ?

Clostridium difficile (C. diff)- Nó gây ra tiêu chảy đe dọa tính mạng. Mỗi năm, khoảng nửa triệu người bị C. diff và 15.000 người chết. Các vi khuẩn kháng tự nhiên với nhiều loại thuốc và lây lan nhanh chóng.

Enterobacteriaceae (CRE) kháng carbapenem cũng được coi là một mối đe dọa khẩn cấp. Nó gây ra nhiễm trùng kháng gần như tất cả các loại kháng sinh. Chúng bao gồm carbapenems, thường được coi là phương sách cuối cùng.

Một mối đe dọa khẩn cấp thứ ba là Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc , gây ra bệnh lậu.

MRSA và bệnh lao kháng thuốc được coi là có mức độ đe dọa “nghiêm trọng”.

Nếu có bệnh giống nhau có thể dùng thuốc giống nhau cho người khác ?

Thuốc của người khác có thể không phải là thuốc phù hợp với bệnh của bạn. Nếu bạn dùng sai loại, nó có thể làm chậm quá trình phục hồi của bạn. Nó thậm chí có thể làm cho bạn trở nên tồi tệ hơn.

Webmd.com

Bài viết Những điều cơ bản về kháng sinh bạn cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-co-ban-ve-khang-sinh-ban-can-biet-68408/feed/ 0
Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/ https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/#respond Sun, 23 Jun 2019 06:14:15 +0000 http://benh2.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/ Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Bài viết Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Việc hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ không chỉ của ngành Y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này.

Định nghĩa kháng sinh

“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.

Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.

Để bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh.

Trong tài liệu này, các thuốc kháng sinh được đề cập đến bao gồm tất cả các chất có tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh. Những chất có tác dụng đến vi rút và nấm gây bệnh sẽ được đề cập đến ở tài liệu tiếp theo.

Các nhóm thuốc kháng sinh và tác dụng

Các nhóm kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại này, kháng sinh được chia thành các nhóm như sau (Bảng I.1):

TT Tên nhóm Phân nhóm
1 Beta-lactam

 

Các penicilin
Các cephalosporin
Các beta-lactam khác Carbapenem Monobactam
Các chất ức chế beta-lactamase
2 Aminoglycosid
3 Macrolid
4 Lincosamid
5 Phenicol
6 Tetracyclin Thế hệ 1
Thế hệ 2
7 Peptid Glycopeptid

Polypetid

Lipopeptid

8 Quinolon Thế hệ 1
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4
9 Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidinon
5-nitroimidazol

Bảng I.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Nhóm kháng sinh Beta-lactam

Kháng sinh nhóm beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam. Khi vòng này liên kết với một cấu trúc vòng khác sẽ hình thành các phân nhóm lớn tiếp theo: nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và các beta-lactam khác.

cac-nhom-khang-sinh-pho-bien
Cấu trúc 1 số kháng sinh phổ biển nhóm Beta-lâtm

1. Phân nhóm kháng sinh penicilin

– Các thuốc kháng sinh nhóm penicilin đều là dẫn xuất của acid 6- aminopenicilanic (viết tắt là A6AP). Trong các kháng sinh nhóm penicilin, chỉ có penicilin G là kháng sinh tự nhiên, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Penicilium. Các kháng sinh còn lại đều là các chất bán tổng hợp.

– Sự thay đổi nhóm thế trong cấu trúc của penicilin bán tổng hợp dẫn đến sự thay đổi tính bền vững với các enzym penicilinase và beta-lactamase; thay đổi phổ kháng khuẩn cũng như hoạt tính kháng sinh trên các chủng vi khuẩn gây bệnh.

– Dựa vào phổ kháng khuẩn, có thể tiếp tục phân loại các kháng sinh nhóm Penicilin thành các phân nhóm với phổ kháng khuẩn tương ứng như sau:

  • Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình
  • Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.

– Đại diện của mỗi phân nhóm và phổ kháng khuẩn tương ứng được trình bày trong Bảng I.2.

2. Phân nhóm kháng sinh cephalosporin

– Cấu trúc hóa học của các kháng sinh nhóm cephalosporin đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic (viết tắt là A7AC). Các cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương pháp bán tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng sinh học của thuốc.

– Các cephalosporin bán tổng hợp tiếp tục được chia thành 4 thế hệ. Sự phân chia này không còn căn cứ trên cấu trúc hóa học mà chủ yếu dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh. Xếp theo thứ tự từ thế hệ 1 đến thế hệ 4, hoạt tính trên vi khuẩn Gram-dương giảm dần và hoạt tính trên vi khuẩn Gram-âm tăng dần. Phổ kháng khuẩn của một số cephalosporin trong từng thế hệ được trình bày trong Bảng I.3. Lưu ý thêm là tất cả các cephalosporin hầu như không có tác dụng trên enterococci, Listeria monocytogenes, Legionella spp., S. aureus kháng methicilin, Xanthomonas maltophilia, và Acinetobacter spp.

Bảng I.2. Phân nhóm kháng sinh Penicilin và phổ kháng khuẩn

Phân nhóm Tên thuốc Phổ kháng khuẩn
Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp

 

Penicilin G

Penicilin V

 

Cầu khuẩn Gram-dương (trừ cầu khuẩn tiết penicilinase, do đó không có tác dụng trên phần lớn các chủng S. aureus).
Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu

 

Methicilin

Oxacilin

Cloxacilin

Dicloxacilin

Nafcilin

 

Hoạt tính kháng khuẩn kém hơn trên các vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G, nhưng do có khả năng kháng penicilinase nên có tác dụng trên các chủng tiết penicilinase như S. aureus và

S. epidermidis chưa kháng methicilin.

Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình Ampicilin Amoxicilin Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với penicilin G trên các vi khuẩn Gram-âm như Haemophilus influenzae, E. coli, và Proteus mirabilis. Các thuốc này không bền vững với enzym beta-lactamase nên thường được phối hợp với các chất ức chế beta-lactamase như acid clavulanic hay sulbactam.
Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh Carbenicilin

Ticarcilin

Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn trên các chủng vi khuẩn Gram-âm như Pseudomonas, Enterobacter, Proteus spp. Có hoạt tính mạnh hơn so với ampicilin trên cầu khuẩn Gram- dương và Listeria monocytogenes, kém hơn piperacilin trên Pseudomonas.
Mezlocilin Piperacilin Có tác dụng mạnh trên các chủng Pseudomonas, Klebsiella, và một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác. Piperacilin vẫn giữ được hoạt tính tương tự ampicilin trên tụ cầu Gram-dương và Listeria monocytogenes.

Bảng I.3. Các thế hệ Cephalosporin và phổ kháng khuẩn

Thế hệ Tên thuốc Phổ kháng khuẩn
Cephalosporin thế hệ 1 Cefazolin Cephalexin Cefadroxil

 

Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram-dương nhưng hoạt tính tương đối yếu trên các chủng vi khuẩn Gram-âm. Phần lớn cầu khuẩn Gram-dương nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1 (trừ enterococci,

S. epidermidis và S. aureus kháng methicilin). Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng nhạy cảm, nhưng với B. fragilis thuốc không có hiệu quả. Hoạt tính tốt trên các chủng Moraxella catarrhalis, E. coli, K. pneumoniae, và P. mirabilis.

Cephalosporin thế hệ 2 Cefoxitin

Cefaclor

Cefprozil

Cefuroxim

Cefotetan

Ceforanid

Các cephalosporin thế hệ 2 có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram-âm so với thế hệ 1 (nhưng yếu hơn nhiều so với thế hệ 3). Một số thuốc như cefoxitin, cefotetan cũng có hoạt tính trên B. fragilis
Cephalosporin thế hệ 3 Cefotaxim

Cefpodoxim

Ceftibuten

Cefdinir

Cefditoren

Ceftizoxim

Ceftriaxon

Cefoperazon

Ceftazidim

Các cephalosporin thế hệ 3 nói chung có hoạt tính kém hơn thế hệ 1 trên cầu khuẩn Gram-dương, nhưng có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn họ Enterobacteriaceae (mặc dù hiện nay các chủng vi khuẩn thuộc họ này đang gia tăng kháng thuốc mạnh mẽ do khả năng tiết beta-lactamase). Một số các thuốc như ceftazidim và cefoperazon có hoạt tính trên P. aeruginosa nhưng lại kém các thuốc khác trong cùng thế hệ 3 trên các cầu khuẩn Gram-dương.
Cephalosporin thế hệ 4 Cefepim Cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn so với thế hệ 3 và bền vững hơn với các beta-lactamase (nhưng không bền với Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC) nhóm A). Thuốc có hoạt tính trên cả các chủng Gram-dương, Gram-âm (bao gồm Enterobacteriaceae và Pseudomonas)

3. Các kháng sinh nhóm beta-lactam khác

a) Kháng sinh nhóm carbapenem

Nghiên cứu biến đổi cấu trúc hóa học của penicilin và cephalosporin đã tạo thành một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram-âm – đó là kháng sinh nhóm carbapenem. Tên thuốc và phổ tác dụng của một số kháng sinh trong nhóm này được trình bày trong Bảng I.4.

Bảng I.4. Kháng sinh nhóm carbapenem và phổ tác dụng

Tên kháng sinh Phổ tác dụng
Imipenem Thuốc có phổ tác dụng rất rộng trên cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các chủng vi khuẩn nhạy cảm bao gồm streptococci (kể cả phế cầu kháng penicilin), enterococci (nhưng không bao gồm E. faecium và các chủng kháng penicilin không do sinh enzym beta-lactamase), Listeria. Một vài chủng tụ cầu kháng methicilin có thể nhạy cảm với thuốc, nhưng phần lớn các chủng này đã kháng. Hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae (trừ các chủng tiết carbapenemase KPC). Tác dụng được trên phần lớn các chủng Pseudomonas và Acinetobacter. Tác động trên nhiều chủng kỵ khí, bao gồm cả B. fragilis. Không bền vững đối với men DHP-1 tại thận nên cần phối hợp cilastatin.
Meropenem Phổ tác dụng tương tự imipenem, có tác dụng trên một số chủng Gram (-) như P. aeruginosa, kể cả đã kháng imipenem.
Doripenem

 

Phổ tác dụng tương tự imipenem và meropenem.

Tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương tương tự imipenem, tốt hơn so với meropenem và ertapenem.

Ertapenem Phổ tác dụng tương tự các carbapenem nhưng tác dụng trên các chủng Pseudomonas và Acinetobacter yếu hơn so với các thuốc cùng nhóm.

b) Nhóm kháng sinh monobactam

– Nhóm kháng sinh monobatam là kháng sinh mà công thức phân tử có chứa beta-lactam đơn vòng. Chất điển hình của nhóm này là aztreonam.

– Phổ kháng khuẩn của aztreonam khá khác biệt với các kháng sinh họ beta-lactam và có vẻ gần hơn với phổ của kháng sinh nhóm aminoglycosid. Thuốc chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm, không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-duơng và vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae và có tác dụng đối với P. aeruginosa.

c) Các chất ức chế beta-lactamase

Các chất này cũng có cấu trúc beta-lactam, nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra. Các chất hiện hay được sử dụng trên lâm sàng là acid clavulanic, sulbactam và tazobactam.

4. Tác dụng không mong muốn (ADR) của các kháng sinh nhóm beta- lactam

– Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là ADR nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

– Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích, khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR thần kinh trầm trọng (rối loạn tâm thần, nói sảng, co giật, hôn mê), tuy nhiên tai biến này thường chỉ gặp ở liều rất cao hoặc ở người bệnhngười bệnh suy thận do ứ trệ thuốc gây quá liều.

– Các ADR khác có thể gặp là gây chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một số cephalosporin; rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế

Bài viết Các nhóm kháng sinh và tác dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-nhom-khang-sinh-va-tac-dung-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7080/feed/ 0
Kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ung thư ruột https://benh.vn/khang-sinh-co-the-la-nguyen-nhan-gay-ung-thu-ruot-58466/ https://benh.vn/khang-sinh-co-the-la-nguyen-nhan-gay-ung-thu-ruot-58466/#respond Sun, 10 Mar 2019 14:26:30 +0000 https://benh.vn/?p=58466 Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Đường ruột (Gut), dùng kháng sinh lâu dài trong thời gian trưởng thành có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột. Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh vai trò sống còn của hệ vi sinh vật đường ruột đối với con người.

Bài viết Kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ung thư ruột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Đường ruột (Gut), dùng kháng sinh lâu dài trong thời gian trưởng thành có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột. Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh vai trò sống còn của hệ vi sinh vật đường ruột đối với con người.

Năm 2017, có khoảng 95,520 ca ung thư đại tràng và 39,910 ca ung thư trực tràng mới tại Mỹ.

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột bao gồm: ít vận động, ăn ít hoa quả và rau xanh, thừa cân hoặc béo phì, uống rượu. Đặc biệt, theo một nghiên cứu gần đây, việc sử dụng kháng sinh lâu dài cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra ung thư ruột.

Mối liên hệ giữa kháng sinh và nhiều tình trạng bệnh đã được nhắc đến những năm gần đây. Các bệnh này bao gồm: bệnh ruột kích thích, bệnh Celiac (không dung nạp gluten) và béo phì.

Kháng sinh không chỉ tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn có hại, mà còn có ảnh hưởng lên hệ vi sinh vật đường ruột. Khi sử dụng kháng sinh, số lượng và các chủng vi khuẩn trong ruột sẽ bị thay đổi, và điều này có thể dẫn tới những quá trình chuyển hóa hoặc bệnh lý bên trong cơ thể.

Kháng sinh và bệnh ung thư ruột

Việc sử dụng kháng sinh có thể liên quan tới ung thư đường ruột đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đánh giá trên việc sử dụng kháng sinh ngắn ngày.

Do vậy, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn về mối quan hệ giữa việc sử dụng kháng sinh dài ngày và nguy cơ ung thư ruột. Họ sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá, một dự án quản lý 121,799 y tá tại Hoa Kỳ kể từ năm 1976. Các đối tượng là phụ nữ trong tầm tuổi từ 30 tới 55.

Cứ 2 năm một lần, các tình nguyện viên sẽ điền bảng câu hỏi về thông tin nhân khẩu chung, lối sống (hút thuốc lá, tập thể dục,…), bệnh sử và sự phát triển của bệnh. Cứ 4 năm một lần, họ sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi về chế độ dinh dưỡng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học dùng dữ liệu từ 16,642 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên vào năm 2004. Nhóm phụ nữ này có thể cung cấp thông tin về việc sử dụng kháng sinh từ khi họ 20 tới 59 tuổi và cũng từng được nội soi ruột từ năm 2004 tới 2010.

Xuyên suốt quá trình điều tra, 1,195 ca u tế bào tuyến đã được chẩn đoán. U tế bào tuyến, hay còn gọi là bệnh polyp, là những khối u lành thường xuất hiện trước phần lớn ca ung thư ruột.

Kháng sinh tăng nguy cơ u tế bào tuyến

Ngay khi phân tích dữ liệu, nhóm tác giả đã nhận thấy rằng kháng sinh sử dụng trong vòng 4 năm gần nhất không liên quan tới bệnh ung thư ruột, nhưng kháng sinh sử dụng lâu dài trong quá khứ lại liên quan. Những người đã dùng kháng sinh trong vòng 2 tháng trở lên khi họ tầm 20, 30 tuổi có khả năng bị u tế bào tuyến nhiều hơn 36% so với những người không dùng kháng sinh dài ngày.

Mối quan hệ này vẫn rất rõ rệt bất kể u tế bào tuyến có nguy cơ cao hay thấp dẫn tới ung thư ruột. Mặc dù vậy, kết quả cho thấy người dùng kháng sinh dài ngày có nguy cơ u tuyến ở đại tràng gần nhiều hơn hơn u tuyến ở đại tràng xa.

Đại tràng gần là phần đầu tiên của đại tràng, liền sau ruột non, gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng góc gan, đại tràng ngang và đại tràng góc lách. Đại tràng xa là phần nối với trực tràng, gồm đại tràng xuống và đại tràng sigma.

Dữ liệu cho thấy rằng những phụ nữ đã từng dùng kháng sinh trong tối thiểu 2 tháng liên tiếp khi họ tầm 40, 50 tuổi có nguy cơ bị u tuyến cao hơn 69% so với những người không dùng kháng sinh dài ngày trong giai đoạn này.

Một lần nữa, mối liên hệ này vẫn rõ rệt bất kể u tuyến có nguy cơ dẫn tới ung thư cao hay thấp, và rõ rệt hơn ở đại tràng gần.

Tương tự, những phụ nữ không dùng kháng sinh từ 20 tới 50 tuổi giảm 73% nguy cơ bị u tuyến so với những người đã dùng kháng sinh trên 15 ngày liên tiếp.

Mặc dù nghiên cứu này được thực hiện trên quy mô lớn nhưng vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ là quan sát nên rất khó để đưa ra kết luận chắc chắn về quan hệ nhân quả giữa dùng kháng sinh dài ngày và nguy cơ ung thư ruột. Thứ hai, một vài ca u tuyến có thể xuất hiện trước khi người bệnh dùng kháng sinh. Thứ ba, bản thân loại vi khuẩn phát triển tốt sau khi dùng kháng sinh cũng thường gây ra viêm ruột, và cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột.

Mặc dù còn nhiều việc phải làm, có một giải thích sinh lý phù hợp cho mối liên hệ giữa kháng sinh và ung thư ruột: kháng sinh rõ ràng sẽ tiêu diệt các chủng vi khuẩn và thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này liên hệ tới kết quả của một nghiên cứu trước đó: các bệnh nhân ung thư ruột bị suy giảm và tăng lên một số chủng vi khuẩn nhất định trong hệ vi sinh vật đường ruột.

Nhóm tác giả kết luận: “Nếu được tái khẳng định trong các nghiên cứu khác, những phát hiện này sẽ đặt ra vấn đề giới hạn sử dụng kháng sinh và đánh giá được các nguồn gây viêm có thể dẫn tới hình thành khối u.”

Việc sử dụng kháng sinh tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới đang gia tăng nhanh hiện nay. Do vậy, nghiên cứu này lại càng trở nên quan trọng hơn. Những hệ lụy của việc sử dụng kháng sinh rất cần được chứng minh cụ thể trong tương lai.

Bài viết Kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ung thư ruột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-co-the-la-nguyen-nhan-gay-ung-thu-ruot-58466/feed/ 0
Kháng sinh có hiệu quả với loại bệnh nà https://benh.vn/khang-sinh-co-hieu-qua-voi-loai-benh-nao-56279/ https://benh.vn/khang-sinh-co-hieu-qua-voi-loai-benh-nao-56279/#respond Fri, 01 Mar 2019 04:41:10 +0000 https://benh.vn/?p=56279 Nhiều người thường nhầm lẫn kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Bài viết Kháng sinh có hiệu quả với loại bệnh nà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người thường nhầm lẫn kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật. Nhưng thực tế có phải như vậy?

thiếu kháng sinh

Đặc điểm của vi sinh vật gây bệnh

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm vi khuẩn, virus và nấm.

Mỗi loại vi sinh vật khác nhau có khả năng gây bệnh khác nhau. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có khả năng gây nhiễm trùng da.

Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Có phải kháng sinh có hiệu quả trên tất cả các loại vi sinh vật?

Quan niệm kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật là hoàn toàn sai lầm.

Chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.

Trước khi vi khuẩn có thể nhân lên và gây ra các triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn, chúng thường bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi chúng nhân lên một cách quá nhanh và quá mạnh, khiến cho hệ miễn dịch không chống trả được hoặc vì một lý do nào đó hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, không đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn, lúc này các triệu chứng nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện.

Trong trường hợp đó kháng sinh là vũ khí hữu hiệu để chống lại và giúp cứu sống con người khỏi nhiễm trùng.

Kháng sinh đầu tiên trên thế giới là penicillin G được tìm ra vào năm 1928. Cho đến nay đã có thêm rất nhiều kháng sinh được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, cứu sống hàng triệu người. Tuy nhiên, nếu không dùng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn có thể học được cách chống lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng. Nếu thế giới không còn kháng sinh có hiệu quả, con người sẽ lâm vào đại nạn bởi lúc đó chúng ta hoàn toàn có thể tử vong chỉ vì một nhiễm khuẩn rất nhỏ – do không có kháng sinh điều trị.

Bài viết Kháng sinh có hiệu quả với loại bệnh nà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-co-hieu-qua-voi-loai-benh-nao-56279/feed/ 0
WHO cảnh báo tình trạng thiếu nghiêm trọng thuốc kháng sinh mới https://benh.vn/who-canh-bao-tinh-trang-thieu-nghiem-trong-thuoc-khang-sinh-moi-9995/ https://benh.vn/who-canh-bao-tinh-trang-thieu-nghiem-trong-thuoc-khang-sinh-moi-9995/#respond Tue, 15 Jan 2019 01:26:53 +0000 http://benh2.vn/who-canh-bao-tinh-trang-thieu-nghiem-trong-thuoc-khang-sinh-moi-9995/ Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo thế giới đang thiếu nghiêm trọng các loại thuốc kháng sinh mới và kêu gọi các chính phủ và các doanh nghiệp khẩn cấp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) các loại thuốc kháng sinh mới.

Bài viết WHO cảnh báo tình trạng thiếu nghiêm trọng thuốc kháng sinh mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo thế giới đang thiếu nghiêm trọng các loại thuốc kháng sinh mới và kêu gọi các chính phủ và các doanh nghiệp khẩn cấp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) các loại thuốc kháng sinh mới.

Theo báo cáo công bố ngày 20/9 của WHO, hầu hết các loại thuốc hiện nay trong các phòng thí nghiệm đều là phiên bản cải tiến của các loại kháng sinh đã có, và chỉ là các giải pháp ngắn hạn, tức là có rất ít dược phẩm hiệu quả trong điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh.

WHO cho biết tình trạng vi khuẩn kháng thuốc là nguy cơ lớn nhất đe dọa sức khỏe con người. Thống kê chính thức cho thấy riêng vi khuẩn lao kháng thuốc mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người trên phạm vi toàn cầu.

kháng sinh

Ảnh minh họa

Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus thừa nhận tình trạng kháng lại thuốc kháng sinh là một vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, sẽ hủy hoại nghiêm trọng những tiến bộ của nền y học hiện đại.

Thực tế này đòi hỏi các nước tăng đầu tư vào R&D thuốc kháng sinh mới. Ông cũng cảnh báo nếu không hành động kịp thời, nhân loại sẽ trở lại thời kỳ vô cùng nguy hiểm trước đây, khi chỉ các vết thương nhỏ hay các nhiễm trùng thông thường cũng có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của con người.

Theo báo cáo trên, 51 loại kháng sinh mới đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng để điều trị các mầm bệnh kháng thuốc kháng sinh, nhưng chỉ có 8 loại được WHO xếp vào hàng các thuốc điều trị tiên tiến có thể góp phần gia tăng giá trị của kho thuốc kháng sinh hiện nay.

WHO cho biết hiện có rất ít các loại kháng sinh sử dụng bằng đường uống đang được nghiên cứu, dù đây là cách đơn giản nhất để điều trị các bệnh nhân tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị, chủ yếu ở các nước nghèo.

Hiện WHO đang phối hợp với nhiều quốc gia và đối tác để cải thiện công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. WHO cũng đồng thời cảnh báo cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng đúng cách các loại thuốc kháng sinh hiện có ở cả người và động vật. Tuy nhiên, chi phí cho các nghiên cứu bào chế các dòng kháng sinh mới không rẻ chút nào.

Theo Tiến sĩ Mario Raviglione, Giám đốc Sáng kiến lao phổi toàn cầu của WHO, mỗi năm thế giới cần có hơn 800 triệu USD để tài trợ cho các chương trình nghiên cứu thuốc kháng virus lao phổi.

Hiện mới chỉ có các nước Germany, Luxembourg, Hà Lan, Nam Phi, Thụy Sĩ và Anh đã cam kết đầu tư hơn 67 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu này.

Benh.vn Theo TTXVN

Bài viết WHO cảnh báo tình trạng thiếu nghiêm trọng thuốc kháng sinh mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/who-canh-bao-tinh-trang-thieu-nghiem-trong-thuoc-khang-sinh-moi-9995/feed/ 0