Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 25 Aug 2023 07:17:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý https://benh.vn/ngo-doc-thuoc-4297/ https://benh.vn/ngo-doc-thuoc-4297/#respond Fri, 16 Jun 2023 13:00:42 +0000 http://benh2.vn/ngo-doc-thuoc-4297/ Các phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reactions - ADR, có hại và xảy ra không mong muốn khi dùng đúng liều). Nguyên nhân có thể do bản thân thuốc, do tác dụng qua lại giữa các thuốc dùng đồng thời hoặc giữa thuốc với thức ăn hoặc do một số yếu tố đặc biệt của cơ thể người bệnh.

Bài viết Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các thuốc bao gồm thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền (thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc y học dân tộc). Mặc dù thuốc dùng để chữa bệnh nhưng tất cả các thuốc đều có thể gây ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách.

Khái niệm ngộ độc thuốc

Ngộ độc thuốc là một khái niệm rộng bao gồm:

  • Các tác dụng có hại do dùng quá liều thuốc
  • Các tác dụng phụ có hại khi dùng đúng liều lượng (side efects, các tác dụng có hại và không phải là tác dụng chính của thuốc).
  • Các phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reactions – ADR, có hại và xảy ra không mong muốn khi dùng đúng liều). Nguyên nhân có thể do bản thân thuốc, do tác dụng qua lại giữa các thuốc dùng đồng thời hoặc giữa thuốc với thức ăn hoặc do một số yếu tố đặc biệt của cơ thể người bệnh.

Một số quan niệm sai phổ biến là các thuốc y học cổ truyển là “thảo dược” từ “ tự nhiên”, “lành tính”, “không độc hoặc ít độc”. Thực tế các thuốc y học cổ truyền có rất nhiều thành phần phức tạp chưa biết đến, việc đánh giá, quản lý và sử dụng còn rất lỏng lẻo và nhiều bất cập.

ngo-doc-thuoc

Biểu hiện ngộ độc thuốc

Biểu hiện của ngộ độc thuốc rất đa dạng, có thể từ nhẹ (như buồn ngủ, hơi mệt, …) đến nặng, (như khó thở, tụt huyết áp, loạn nhịp tim…. thậm chí có thể tử vong)

Xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi hoặc khi đang dùng thuốc. Các biểu hiện này có thể là các biểu hiện mới xuất hiện, không phải các biểu hiện bệnh bạn đang bị hoặc có thể bạn chỉ thấy bệnh nặng hơn.

Bạn cần nghĩ tới ngộ độc thuốc khi thấy có các yếu tố sau:

  • Dùng thuốc với số lượng nhiều hơn thường thấy
  • Người dùng thuốc đang trong tình trạng buồn chán, có mâu thuẫn, có ý tưởng tự sát, bức xúc.
  • Nhầm lẫn khi dùng thuốc: nhầm thuốc với đồ ăn, thức uống, nhầm lẫn giữa các thuốc với nhau.
  • Một số lượng lớn thuốc bị mất hoặc bị hao hụt không rõ lý do (căn cứ vào tổng lượng thuốc mua về, số lượng dùng hàng ngày).

Chẩn đoán ngộ độc thuốc

Để chẩn đoán ngộ độc thuốc thì cần lưu ý ở cả phía bệnh nhân, người nhà và thầy thuốc khi thăm khám bệnh.

Người bệnh và gia đình hoặc người đi cùng

Mang theo hoặc cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến việc dùng thuốc của bệnh nhân dẫn tới ngộ độc: đơn thuốc, lọ thuốc, vỉ thuốc (kể cả đã bóc hết thuốc), viên thuốc các thông tin về bệnh phải dùng thuốc.

Các thông tin về việc dùng thuốc của người bệnh rất quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhanh chóng và giảm các xét nghiệm không cần thiết.

Các bác sỹ lưu ý khi khám ngộ độc thuốc

Các bác sĩ dựa trên các thông tin hỏi bệnh, khám, các thông tin về việc dùng thuốc, kết hợp với các kết quả xét nghiệm (gồm các xét nghiệm thông thường và xét nghiệm xác định thuốc đã gây ra ngộ độc) và theo dõi sẽ cho ra hướng chẩn đoán ngộ độc thuốc.

Điều trị ngộ độc thuốc

Điều trị ngộ độc thuốc cần lưu ý sơ cứu tại chỗ và xử lý đúng quy trình để giải độc tại các cơ sở y tế.

Sơ cứu khi ngộ độc thuốc

Tùy theo từng trường hợp bạn sẽ cần áp dụng các biện pháp khác nhau. Xin xem cụ thể ở bài giới thiệu về ngộ độc.

Gọi điện tới trung tâm chống độc, thông báo cho bác sĩ đã kê đơn và dược sĩ liên quan. Trường hợp nặng, gọi cấp cứu, nhân viên y tế hoặc người hỗ trợ gần nhất hoặc mang theo bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Điều trị ngộ độc thuốc tại cơ sở y tế

Bác sĩ sẽ quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết tùy theo từng loại ngộ độc và tình trạng người bệnh:

  • Tạm ngừng hoặc ngừng hẳn thuốc nghi ngờ gây ra tác dụng có hại, tác dụng phụ (trong trường hợp dùng thuốc đúng liều cho phép)
  • Các biện pháp tẩy độc nếu người bệnh đến sớm sau ngộ độc. Áp dụng tùy theo từng bệnh nhân, ví dụ uống nước sau đó gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt tính.
  • Các biện pháp tăng thải chất độc ra khỏi cơ thể: ví dụ lợi tiệu, lọc máu …
  • Dùng thuốc giải độc với một số trường hợp.
  • Chữa các dấu hiệu triệu chứng của bệnh nhân đang có: ví dụ giảm đau, chống nôn.

Phòng tránh ngộ độc thuốc

Tìm hiểu và tuân thủ các dùng thuốc an toàn

Sau khi đã dùng thuốc theo đơn tại nhà, bạn cần khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể điều chỉnh về đơn thuốc sao cho hiệu quả và an toàn. Trong khi đang dùng thuốc, nếu có bất cứu diễn biến bất thường nào bạn cũng cần thông báo lại cho bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc tới khám lại. Nếu cần cấp cứu bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất.

Bệnh nhân ngộ độc thuốc do tự sát, bị bệnh tâm thần hoặc có biểu hiện nghi ngờ bệnh tâm thần (ví dụ: mất ngủ kéo dài, thường xuyên buồn chán không rõ lý do) cần được khám chuyên khoa tâm thần. Những người bị bệnh tâm thần rõ, vẫn có ý tưởng tự sát tiếp, đã tự tử nhiều lần cần được chuyển sang chuyên khoa tâm thần điều trị với sự đi cùng và giám sát của nhân viên y tế trong khi vận chuyển.

ngo-doc-thuoc-cam

Hướng dẫn giúp phòng tránh ngộ độc thuốc

1. Trước khi dùng thuốc hoặc dùng thêm một thuốc mới, bạn cần cung cấp các thông tin sau cho bác sĩ, dược sĩ:

  • Quá trình bệnh tật của bạn đang bị, các trạng thái đặc biệt của cơ thể bạn (đặc biệt là có thai, cho con bú).
  • Các bệnh bạn đã bị trước đây (bao gồm các bệnh dị ứng)
  • Các thuốc và các biện pháp chữa trị bạn mới hoặc đang áp dụng. Lưu ý bao gồm tất cả các thuốc bạn tự mua và bạn mua theo đơn, các vitamin, các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng (thường gọi là thực phẩm chức năng).

2. Cần chủ động hỏi bác sĩ, dược sĩ

  • Các câu hỏi liên quan đến thuốc bạn sẽ dùng, diễn biến bệnh tật khi dùng thuốc, cách theo dõi khi dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt…
  • Có thể ghi sẵn các câu hỏi để tránh quên và ghi chép lại khi được trả lời. Bạn cũng có thể cần người đi cùng nếu bạn nghĩ không hiểu hết, không nhớ được các thông tin (đặc biệt người già, trẻ em, người mắc bệnh tâm thần, người hay quên).

3. Tìm hiểu các thông tin về thuốc:

  • Tên biệt dược (tên thương mại), tên gốc (tên hóa chất) của thuốc. Ví dụ biệt dược Losec có hoạt chất là omeprazole.
  • Thành phần của thuốc: ví dụ trong 1 viên thuốc Losec 20mg có thành phần là omeprazole với hàm lượng 20mg.
  • Chỉ định và chống chỉ định của thuốc
  • Cảnh báo, thận trọng khi dùng thuốc.
  • Các tác động qua lại của thuốc với thuốc khác, với thức ăn, đồ uống, thuốc lá.
  • Tác dụng có hại, tác dụng phụ của thuốc.
  • Khả năng cơ thể của bạn trở nên quen thuốc, phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc.
  • Quá liều thuốc: biểu hiện, cách xử trí.
  • Liều dùng, cách dùng thuốc.
  • Cách bảo quản thuốc
  • Hạn sử dụng của thuốc
  • Bạn có thể tìm các thông tin trên từ bác sĩ, dược sĩ, tờ rơi trong hộp thuốc, vỉ thuốc …, sách báo thư viện, internet,…

4. Đánh giá việc dùng thuốc của bạn:

Cán bộ Y-Dược giúp bạn đánh giá việc dùng thuốc và có nên thay đổi việc dùng thuốc hay không. Đặc biệt, người bác sĩ trực tiếp khám và chữa bệnh cho bạn là người giúp bạn có quyết định chính xác nhất.

5. Đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng

Đọc nhãn mác mỗi khi bạn mua thuốc, kể cả thuốc không mua theo đơn.

Đọc kỹ nhãn mác mỗi lần trước khi dùng thuốc, đảm bảo đúng tất cả 5 điều sau:

  • Đúng tên thuốc
  • Đúng người bệnh
  • Đúng số lượng
  • Đúng thời gian
  • Đúng cách dùng

6. Khi đang dùng thuốc, không tự ngừng thuốc hoặc thay đổi việc dùng thuốc, khác với những gì đã được hướng dẫn.

7. Thông báo ngay khi cần thiết khi thấy dấu hiệu bất thường:

Nếu bạn thấy nghi ngờ có tác dụng có hại, có diễn biến bất thường hoặc cần biết thêm thông tin gì liên quan đến việc dùng thuốc, hãy thông báo và hỏi bác sĩ, dược sĩ, trung tâm chống độc hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.

Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngo-doc-thuoc-4297/feed/ 0
Lưu ý những dạng thuốc viên không nên nhai, nghiền https://benh.vn/luu-y-nhung-dang-thuoc-vien-khong-nen-nhai-nghien-3107/ https://benh.vn/luu-y-nhung-dang-thuoc-vien-khong-nen-nhai-nghien-3107/#respond Sat, 17 Sep 2022 08:27:01 +0000 http://benh2.vn/luu-y-nhung-dang-thuoc-vien-khong-nen-nhai-nghien-3107/ Đối với trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, việc uống nguyên viên thuốc là một vấn đề khó khăn. Trong tình huống này, bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc dùng giải pháp nhai hay nghiền viên thuốc.

Bài viết Lưu ý những dạng thuốc viên không nên nhai, nghiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đối với trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, việc uống nguyên viên thuốc là một vấn đề khó khăn. Trong tình huống này, bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc dùng giải pháp nhai hay nghiền viên thuốc.

thuoc_uong_nhai

Các loại viên nén thông thường, viên giải phóng tức thì, viên bao đường hoặc bao film là những dạng thuốc có thể nhai hoặc nghiền được vì dược động học thay đổi không đáng kể.

Ngược lại, có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền là:

1. Dạng bào chế kiểm soát giải phóng

thường được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như thuốc giải phóng chậm, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc giải phóng theo nhịp, thuốc giải phóng có kiểm soát … Các dạng này có thể được nhận biết nhờ những kí hiệu trên tên thuốc như: 12-hour, 24-hour, CR, LA, Retard, SR, XL… Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có kí hiệu để nhận biết như: Aggrenox, Pentasa, Plendil, Nitromint… Do đó, phải kiểm tra dạng bào chế của thuốc trước khi nhai hoặc nghiền bất kì loại thuốc viên nào.

2. Thuốc bao tan trong ruột

Đây là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn nhằm mục đích:

(i) ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton (Nexium, Pantoloc) hoặc Bisacodyl….;

(ii) tránh tác dụng phụ  kích  ứng  dạ  dày  của  dược  chất  như Deparkin, Voltaren…. Vì vậy, không nên nhai, nghiền những loại thuốc này.

3. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây ung thư, quái thai

Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch thuốcnhư Endoxan, Methotrexat…. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Ngoài ra không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như Zinnat, Remeron… hoặc dược chất gây kích ứng niêm  mạc  đường  tiêu  hóa  như  Fosamax, Felden….

Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch thuốcnhư Endoxan, Methotrexat…. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Ngoài ra không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như Zinnat, Remeron… hoặc dược chất gây kích ứng niêm  mạc  đường  tiêu  hóa  như  Fosamax, Felden….

Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch thuốcnhư Endoxan, Methotrexat…. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Ngoài ra không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như Zinnat, Remeron… hoặc dược chất gây kích ứng niêm  mạc  đường  tiêu  hóa  như  Fosamax, Felden….

Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch thuốcnhư Endoxan, Methotrexat…. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Ngoài ra không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như Zinnat, Remeron… hoặc dược chất gây kích ứng niêm  mạc  đường  tiêu  hóa  như  Fosamax, Felden….

Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch thuốcnhư Endoxan, Methotrexat…. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Ngoài ra không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như Zinnat, Remeron… hoặc dược chất gây kích ứng niêm  mạc  đường  tiêu  hóa  như  Fosamax, Felden….

Bài viết Lưu ý những dạng thuốc viên không nên nhai, nghiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luu-y-nhung-dang-thuoc-vien-khong-nen-nhai-nghien-3107/feed/ 0
Tìm hiểu về cơ chế tác dụng của thuốc và phân loại https://benh.vn/tim-hieu-ve-co-che-tac-dung-cua-thuoc-va-phan-loai-3133/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-co-che-tac-dung-cua-thuoc-va-phan-loai-3133/#respond Sun, 28 Jul 2019 08:27:28 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-co-che-tac-dung-cua-thuoc-va-phan-loai-3133/ Thuốc là chất hoá học làm thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể và làm thay đổi tiến trình của một bệnh.Nhiều loại thuốc phải có bác sĩ kê toa mới được dùng, nhưng có loại có thể mua tự do trên thị trường OTC. Nhiều loại thức uống cũng chứa một lượng nhỏ chất thuốc như trà, cà phê, nước cocacola. Các nước uống kể trên đều có chứa chất caffein có tính kích thích và lợi tiểu.

Bài viết Tìm hiểu về cơ chế tác dụng của thuốc và phân loại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc là chất hoá học làm thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể và làm thay đổi tiến trình của một bệnh.Nhiều loại thuốc phải có bác sĩ kê toa mới được dùng, nhưng có loại có thể mua tự do trên thị trường OTC. Nhiều loại thức uống cũng chứa một lượng nhỏ chất thuốc như trà, cà phê, nước cocacola. Các nước uống kể trên đều có chứa chất caffein có tính kích thích và lợi tiểu.

Thông thường mỗi thuốc có 3 tên: Tên hoá học (chi tiết), tên nhóm (ngắn hơn), và tên biệt dược (do công ty sản xuất đặt tên).

Thuốc gốc

Mỗi loại thuốc có 3 tên: tên hoá học, tên gốc và tên thương mại. Mỗi loại thuốc gốc có thể mang nhiều tên thương mại. Ví dụ paracetamol là tên gốc của một số tên thương mại như: efferalgan, panadol và Hapacol. Thường thường một số loại thuốc được bán dưới tên gốc có giá rẻ hơn thuốc cùng loại có tên thương mại

Nguốn gốc

Trước đây , tất cả các thuốc đều được chiết xuất trong tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất. Ngày nay đa số các loại thuốc đều được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm, đảm bảo độ tinh khiết, hiệu quả và an toàn hơn cho điều trị. Một số loại thuốc như: Insulin được tổng hợp bằng công nghệ di truyền gen.

Ngày nay các loại thuốc mới được tạo ra bằng nhiều cách: nghiên cứu các hoạt tính khác nhau của một chất, sàng lọc và lựa ra những hoạt tính chống lại một bệnh nào đó; làm thay đổi cấu trúc của một thuốc; hoặc tìm một cách thức mới sử dụng một loại thuốc, nhờ vậy, có thể ứng dụng trong điều trị một số loại bệnh khác.

 Phân loại

Thuốc được phân biệt theo nhiều cách:

  • Theo công thức hoá học.
  • Theo loại bệnh mà thuốc điều trị.
  • Theo tác dụng đặc biệt, của thuốc lên cơ thể (ví dụ: thuốc nhóm lợi tiểu có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu bài tiết).

Đánh giá

Tất cả các loại thuốc đều phải được kiểm tra về hiệu quả và độ an toàn trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi. Các thử nghiệm kiểm tra thường được tiến hành theo 3 giai đoạn: thử nghiệm trên động vật thí nghiệm, thử nghiệm trên những người tình nguyện; cuối cùng là thử nghiệm trên bệnh nhân.

Lý do dùng thuốc

Thuốc dùng trong điều trị, phòng ngừa, chẩn đoán bệnh. Cho các thuốn nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng cơ năng và thực thể, hoặc để thay thế một chất tự nhiên trong cơ thể bị thiếu hụt (chẳng hạn như nội tiết tố), hoặc để ngăn chăn cơ thể sản xuất quá mức một loại nội tiết tố hoặc một chất hoá học nào đó. Một số thuốc được dùng với mục đích tiêu huỷ các vi sinh vật  xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, virus. Một số thuốc gọi là thuốc chủng ngừa, khi tiêm vào cơ thể , sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể,  kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.

Thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau và thuốc an thần là các thuốc chỉ dùng khi có toa bác sĩ. Các thuốc giảm đau nhẹ, thuốc trị ho, thuốc trị cảm, cúm, vitamin và thuốc bổ là những thuốc có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn.

Cơ chế tác dụng của thuốc

Thuốc tác dụng lên các tế bào của cơ thể hay của các vi sinh vật gây bệnh bằng các kích thích hoặc ức chế bằng các phản ứng hoá học của tế bào. Tác động này xảy ra đều là nhờ thuốc có cấu trúc tương tự như những chất hoá học tự nhiên trong cơ thể.

Một số thuốc tác động bằng cách gắn lên các thụ thể tiếp nhận thuốc (là một ví dụ đặc hiệu trên bề mặt tế bào có cấu trúc phù hợp với cấu trúc hoá học của thuốc). Sự gắn kết này sẽ gây ra những biến đổi hoá học trong tế bào. Một số loại được ấp thụ trong tế bào, tác động trực tiếp trên các chu trình hoá học ngay bên trong tế bào.

Ngoài ra còn những thuốc giả dùng như thuốc thật để tác động lên tâm lý bệnh nhân, có thể đem lại những hiệu quả tốt. Loại này gọi là giả dược hay placebo (xem thuốc, giả dược).

Cách sử dụng thuốc

Thuốc được dùng dưới nhiều dạng và nhiều cách khác nhau, cách sử dụng thuốc tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ trầm trọng của bệnh, cơ quan bị bệnh, tính phù hợp của thuốc, thời gian và vận tốc tác dụng của thuốc.

Đào thải thuốc

Lượng thuốc uống không được hấp thu hết vào ruột, sẽ được thải ra ngoài qua phân. Thuốc dùng đường máu, sẽ được bài tiết qua thận, trong nước tiểu. Một số thuốc bị các men gan phân cắt thành dạng không hoạt động, sau đó mới được thải ra ngoài.

Tính phù hợp

Nếu điều trị tiến triển thuận lợi, loại thuốc đang dùng sẽ được cho tiếp trong suốt thời gian điều trị bệnh. Có khoảng 2/5 số bệnh nhân không dùng thuốc đúng cách, có thể do: bệnh nhân không hiểu lời hướng dẫn của bác sĩ, hoặc sợ các phản ứng phụ của thuốc, hoặc vì không thích uống loại thuốc đó, hoặc cho là hết triệu chứng là có thể dừng lại. Đây là quan niệm sai lầm của rất nhiều người trong cách dùng thuốc.

Tác dụng qua lại (tương tác thuốc)

Nhiều loại thuốc khi sử dụng kết hợp với nhau hoặc khi dùng chung với thức ăn hoặc với rượu có thể gây ra các tác dụng khác khi dùng riêng lẻ. Tác dụng qua lại này do các thuốc có thành phần hoá học khác nhau tác động lên cùng một thụ thể. Hoặc thuốc làm thay đổi cách hấp thụ, phân cách hoặc bài tiết của thuốc khác.

Bác sĩ thường dùng tác dụng này làm tăng hiệu quả điều trị. Thường kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm trùng, ung thư hoặc cao huyết áp. Tuy nhiên, đôi khi kết hợp thuốc cũng gây ra các bất lợi như làm giảm  tác dụng của một loại thuốc hoặc làm tăng nồng độ của một thuốc trong máu và gây ra các tác dụng phụ.

Bệnh nhân đang dùng một loại thuốc lâu dài, nên có một tấm thẻ ghi tương tác thuốc của loại thuốc mình đang sử dụng để dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân cũng nên nhắc cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng, để phòng ngừa tương tác thuốc với loại thuốc mà bác sĩ mới cho thêm.

Tác dụng phụ

Hấu hết các thuốc đều có tác dụng phụ.- là những tác dụng hại hoặc những tác dụng xấu. Những tác dụng phụ có thể được chia ra thành: tác dụng phụ có thể dự đoán (do cấu trúc hoá gọc của thuốc), và tác dụng phụ ngoài dự đoán (không có liên hệ với tác dụng hoá học của thuốc lên tế bào).

Rất khó có thể tạo ra những loại thuốc chỉ có tác dụng trên một cơ quan đích duy nhất. Các triệu chứng do thuốc tác dụng trên những cơ quan khác ngoài ý muốn gọi là các tác dụng phụ có thể dự đoán trước . Ví dụ: thuốc kháng sinh cholin được dùng điều trị giảm co cơ đường ruột, có tác dụng phụ là gây nhìn kém và khô miệng. Các triệu chứng này có thể mất khi cơ thể dung nạp được với thuốc. Nếu không phải giảm liều thuốc hoặc tăng khoảng cách thời gian  giữa hai lần cho thuốc.

Các bệnh gan, thận làm giảm khả năng hấp thu, phân huỷ, bài tiết thuốc, do đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu, làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ có thể dự đoán.

Tác dụng phụ ngoài dự đoán do các rối loại di truyền (ví dụ: thiếu một loại men đặc biệt để làm bất hoạt thuốc), do phản ứng dị ứng, hoặc do tạo ra các kháng thể gây tổn thương mô cơ thể. Tác dụng phụ loại này thường làm nổi ban , sưng mắt, vàng da. Đôi khi có thể bị sốc phản vệ

Bài viết Tìm hiểu về cơ chế tác dụng của thuốc và phân loại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-co-che-tac-dung-cua-thuoc-va-phan-loai-3133/feed/ 0
7 cặp thuốc thực phẩm tuyệt đối không dùng chung https://benh.vn/7-cap-thuoc-thuc-pham-tuyet-doi-khong-dung-chung-49957/ https://benh.vn/7-cap-thuoc-thuc-pham-tuyet-doi-khong-dung-chung-49957/#respond Sat, 06 Apr 2019 01:08:48 +0000 https://benh.vn/?p=49957 Những cặp thuốc thực phẩm tuyệt đối không dùng chung. Tuyệt đối không kết hợp chuối với thuốc huyết áp, chanh với thuốc ho, sữa với kháng sinh,...

Bài viết 7 cặp thuốc thực phẩm tuyệt đối không dùng chung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuyệt đối không kết hợp chuối với thuốc huyết áp, chanh với thuốc ho, sữa với kháng sinh,…

Cam thảo và thuốc tim mạch

Nếu bạn đang dùng thuốc tim mạch hãy tránh xa cam thảo. Thực phẩm này làm giảm mức kali trong cơ thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu, cùng với nhịp tim bất thường.

Bưởi chùm và thuốc statin

Tuyệt đối không đồng thời sử dụng nước ép bưởi chùm và thuốc hạ lipid máu statin vì nước bưởi tác động đến một loại enzym ảnh hưởng chức năng gan và giảm chức năng chuyển hóa của thuốc khiến nồng độ thuốc trong máu tăng cao gây tác dụng phụ, nguy hiểm nhất là tiêu cơ vân cấp dẫn đến suy thận cấp.

Sữa và thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh như ciprofloxacin và tetracycline cần được uống trước bữa ăn một giờ hoặc sau bữa ăn hai giờ. Đặc biệt các loại thuốc này cần phải tránh xa với sữa. Nếu các loại thuốc này được tiêu thụ với các sản phẩm sữa, nó sẽ ít hiệu quả trong việc tiêu diệt virus trong cơ thể.

Chuối và thuốc huyết áp

Nếu bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp, điều tốt nhất là nên ăn thực phẩm chứa ít hàm lượng kali. Chuối là loại quả có nguồn kali cao nhất. Khi tiêu thụ chuối, trái tim của bạn đập nhanh hơn không tốt cho việc hạ huyết áp

Rượu và thuốc giảm đau

Nếu bạn đang dùng thuốc kháng histamine, thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc giảm đau, cách tốt nhất là tránh xa rượu. Khi rượu được tiêu thụ cùng với những loại thuốc trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gan. Khi gan tổn thương, sẽ kéo theo nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng.

Rau xanh lá và thuốc chống đông máu

Rau xanh là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh. Những loại rau có lá xanh và màu xanh lá cây như cải xoăn, rau bina và cải brocolli… rất giàu vitamin K giúp hỗ trợ đông máu. Vì vậy, khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin thì chú ý không nên tăng lượng rau xanh đột ngột. Warfarin là thuốc có tác dụng ngăn chặn sản xuất vitamin K. Do đó, nếu bạn đột nhiên ăn nhiều rau xanh sẽ gây cản trở tác dụng của thuốc.

Chanh và thuốc ho

Nếu bạn đang tiêu thụ bất kỳ loại thuốc ho có dextromethorphan thì cần tránh xa các trái cây họ cam quýt. Các axit từ trái cây và dextromethorphan kết hợp với nhau khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nặng hơn là gây ảo giác.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 7 cặp thuốc thực phẩm tuyệt đối không dùng chung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/7-cap-thuoc-thuc-pham-tuyet-doi-khong-dung-chung-49957/feed/ 0
5 thiết bị y tế và 5 loại thuốc nên có trong nhà https://benh.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/ https://benh.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/#respond Wed, 09 Jan 2019 01:04:08 +0000 http://benh2.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/ Vấn đề sức khỏe là vấn đề luôn đáng được quan tâm không chỉ của trẻ em, người lớn mà là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với người già.

Bài viết 5 thiết bị y tế và 5 loại thuốc nên có trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Vấn đề sức khỏe là vấn đề luôn đáng được quan tâm không chỉ của trẻ em, người lớn mà là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với người già.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, những người trên 50 tuổi nên đi khám bệnh định kỳ 1 năm một lần để loại trừ các nguyên nhân ngoài ra trong nhà nên có một số thiết bị y tế tối thiểu để bước đầu chuẩn đoán được tình trạng sức khỏe.

1. Máy đo huyết áp

Thiết bị điện tử này giúp phát hiện những rối loạn trong cơ thể, rất hữu ích đối với những người thường xuyên phải theo dõi huyết áp.

Chỉ cần nhấn nút Start (khởi động), chờ trong giây lát, bảng điện tử sẽ hiển thị đầy đủ, chính xác các thông số về huyết áp, nhịp tim… và cảnh báo cho bạn những dấu hiệu của nhịp tim bất thường, có xu hướng bất thường, giúp phát hiện sớm những bệnh lý về tim mạch để điều trị kịp thời. Tuy nhiên về độ chính xác thì máy đo huyết áp điện tử không chính xác bằng máy thủy ngân hay máy đo bằng đồng hồ.

Hướng dẫn đo huyết áp

  • Trước khi đo huyết áp bạn nên nằm nghỉ từ 10 đến 15 phút để đảm bảo cơ thể ở trạng thái không gắng sức trước đó. Khi đo, huyết áp kế luôn luôn được đặt ngang ngực với tầm của trái tim và sử dụng tay trái.
  • Trong khi đo bạn không nên nói chuyện hay cử động
  • Nên kiểm tra độ chính xác của máy đo với máy thủy ngân của bác sĩ hoặc một vài máy khác đã được kiểm tra độ chuẩn.

2. Cân điện tử

Ngoài chức năng cân trọng lượng cơ thể, thiết bị này còn có khả năng phân tích các thành phần trong cơ thể như lượng mỡ, nước, mô cơ… Trên cơ sở đó, cân điện tử sẽ tính toán và đưa ra lượng calo thích hợp cho cơ thể.

Hướng dẫn sử dụng

  • Đặt cân ở vị trí cân bằng
  • Tránh sử dụng cân trong trường hợp đặt ở nơi có nhiệt đọ cao hoặc thay đổi quá lớn
  • Kiểm tra độ chính xác của cân với các cân khác

3. Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử rất hữu ích và đa năng, không chỉ dùng đo nhiệt độ cơ thể, mà còn đo nhiệt độ của nước, không khí, thức ăn cho trẻ nhỏ.

Hướng dẫn sử dụng

  • Không để nhiệt kế gần tivi, máy tính, tủ lạnh để nhiệt kế không bị nhiễm từ.
  • Có nhiều loại nhiệt kế đo nhiệt độ bằng cách cảm ứng
  • Vị trí đặt nhiệt kế: trong miệng, tai, trán, nách hoặc hậu môn

4. Máy làm sạch răng miệng

Sản phẩm này rất cần cho những người mắc các bệnh về răng, lợi, nhất là những ai phải dùng răng giả, bị mảng bám, vàng răng, sâu răng… Lực phun mạnh của dòng nước (có thể thay bằng các thuốc nước, hóa chất vệ sinh răng miệng) sẽ rửa trôi các chất bẩn, mảng bám, đồng thời mát xa, giúp lợi chắc khỏe hơn.

Hướng dẫn sử dụng

  • Thiết bị này chỉ dùng cho răng miệng
  • Không cần dùng điện, không gây tiếng ồn, dễ tháo lắp, lắp đặt đơn giản vào vòi rửa của bạn với dụng cụ chia tách nguồn nước
  • Nên dùng máy sau khi ăn và trước khi đi ngủ

5. Máy đo đường huyết

Trang bị 1 máy đo đường huyết sử dụng trong gia đình là rất cần thiết đối với những người bị tiểu đường, nó giúp người bệnh biết được tình trạng đường và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc.

Hướng dẫn sử dụng

  • Kiểm tra pin trước khi sử dụng, khi mua que thử nên kiểm tra hạn sử dụng, xem mã số trên hộp que thử có đúng như mã số ghi trên máy
  • Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối nơi trích máu trước và sau khi thử.
  • Rửa tay sạch sẽ với xà bông rồi lau khô. Chỉ số sẽ không còn chính xác nếu vùng lấy máu dính nước hoặc đường

5 loại thuốc nên có tại nhà

Thuốc hạ sốt Paracetamol

Làm giảm sốt, giảm đau hiệu quả có thể thay thế asperin

Hướng dẫn sử dụng: Có thể uống hoặc đưa vào trực tràng

  • Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: 325 – 650mg, cách nhau từ 4 đến 6 tiếng nhưng không quá 4 g trong một ngày
  • Trẻ em tới 3 tháng tuổi: 40mg/lần
  • Trẻ em từ 4 – 11 tháng tuổi: 80mg/ lần
  • Trẻ em từ 1 -2 tuổi: 120mg/lần

Cách nhau tối thiểu 4 tiếng. Ðể giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.

Chống chỉ định

  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
  • Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydro-genase.

Thuốc berberin

Chữa ly, ỉa chảy, rối loại tiêu hóa và các chứng nhiễm trùng đường ruột khác

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ngày uống 3 lần:
  • Người lớn: Mỗi lẩn uống từ 8 đến 10 viên
  • Trẻ em mỗi lần từ 2 đến 6 viên tùy theo lứa tuổi

Chống trị định: Phụ nữ có thai

Thuốc orezol

Pha nước 6uoongs và điện giải bổ sung các vitamin dùng trong các trường hợp mất nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao. Phòng chống nguy cơ trụy tim mạch

Hướng dẫn sử dụng:

Hòa tan cả gói nhỏ vào 200ml nước, gói to vào 1 lít nước đun sôi để nguội dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống

  • Dưới 24 tháng tuổi: 50 – 100ml/ngày
  • Từ 2 – 10 tuổi: 100ml – 200ml/ngày
  • Từ 10 tuổi trở lên: Uống theo nhu cầu

Chống trị định: Không có ghi nhận

Thuốc cảm cúm

Điều trị các chứng cảm cúm thông thường

Dầu gió

Trị cảm lạnh

Khuyến cáo

Các nhà chuyên môn khuyến cáo, thiết bị y tế dùng trong gia đình và  thuốc có tại nhà chỉ hỗ trợ theo dõi, kiểm tra bệnh trạng, người dùng không nên quá tin tưởng vào máy mà tự điều trị tại nhà. Uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ

Benh.vn

Bài viết 5 thiết bị y tế và 5 loại thuốc nên có trong nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-thiet-bi-y-te-va-5-loai-thuoc-nen-co-trong-nha-1916/feed/ 0
Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/ https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/#respond Thu, 27 Dec 2018 08:06:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/ Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân.

Bài viết Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân.

1. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng hormon của phụ nữ bằng cách làm giảm sự bài tiết các hormon androgen (bao gồm testosterone). Testosteron chịu trách nhiệm về ham muốn tình dục ở cả hai giới và ảnh hưởng trực tiếp tới khoái cảm khi giao hợp.

2. Aspirin

Những loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin có thể làm thay đổi hormon của bạn và làm giảm ham muốn tình dục.

3. Thuốc trị nghẹt mũi

Thuốc trị nghẹt mũi có thể gây buồn ngủ. Mặc dù thuốc này giúp bạn thở dễ hơn nhưng lại có thể gây khô âm đạo.

4. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng của bạn, giúp giảm triệu chứng trầm cảm nhưng lại có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người dùng thuốc trầm cảm có ham muốn thấp hơn do sản sinh ít testosteron hơn.

5. Thuốc chống tiêu chảy

Loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới khả năng ham muốn do ảnh hưởng tới hệ trục não-ruột

6. Thuốc trị rụng tóc

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị hói đầu ở nam giới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục và sức khỏe chung.

7. Thuốc kháng histamin

Các thuốc kháng histamin, thuốc trị cúm và cảm lạnh không kê đơn cũng là những thuốc làm giảm ham muốn. Chúng giúp giảm tình trạng dị ứng của bạn nhưng có thể gây giảm ham muốn tình dục tạm thời.

BS Thu Vân

Bài viết Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/feed/ 0
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/ https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/#respond Tue, 25 Sep 2018 06:17:39 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/ Sử dụng kháng sinh đúng cách rất có lợi trong chăm sóc và điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng cách có thể gây hại cho cơ thể, gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh tiềm ẩn những nguy cơ to lớn cho bản thân và xã hội sau này.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng kháng sinh mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Lựa chọn kháng sinh và liều dùng
  • Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn như làm sạch ổ mủ, dẫn lưu, loại bỏ tổ chức hoại tử… khi cần.
  • Chính sách kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và đạt được tính kinh tế hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới, phổ rộng, chỉ định sẽ phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng là các kháng sinh đang dùng đã bị kháng.
  • Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan – thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều lượng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi có hướng dẫn riêng theo từng chuyên luận. Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide), phải bảo đảm nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính, do vậy, việc giám sát nồng độ thuốc trong máu nên đƣợc triển khai.

2. Sử dụng kháng sinh dự phòng

Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này.

Kháng sinh dự phòng nhằm giảm tần xuất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật [10].

a) Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng (Phụ lục 2, 3):

  • Phẫu thuật được chia làm 4 loại: Phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn (theo phụ lục…).
  • Kháng sinh dự phòng được chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch – nhiễm.
  • Trong phẫu thuật sạch, liệu pháp kháng sinh dự phòng nên áp dụng với một số can thiệp ngoại khoa nặng, có thể ảnh hưởng tới sự sống còn và/hoặc chức năng sống (phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nhãn khoa)
  • Phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai trò trị liệu. Kháng sinh dự phòng không ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra không phát triển.

b) Lựa chọn kháng sinh dự phòng:

  • Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt trong từng bệnh viện
  • Kháng sinh ít hoặc không gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của thuốc càng ít càng tốt. Không sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây độc không dự đoán được và có mức độ gây độc nặng không phụ thuộc liều (VD: kháng sinh nhóm phenicol và sunfamid gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng, hội chứng Lyell).
  • Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê (VD polymyxin, aminosid).
  • Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và thay đổi hệ vi khuẩn thường trú.
  • Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng độ thuốc cao hơn nồng kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.
  • Liệu pháp kháng sinh dự phòng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí kháng sinh trị liệu lâm sàng.

c) Liều kháng sinh dự phòng:

Liều kháng sinh dự phòng tương đương liều điều trị mạnh nhất của kháng sinh đó (Phụ lục 2).

d) Đường dùng thuốc

  • Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và mô tế bào.
  • Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định
  • Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng
  • Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh)

e) Thời gian dùng thuốc

  • Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật và gần thời điểm rạch da.
  • Cephalosporins tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút ngay trước thủ thuật và đạt nồng độ cần thiết ở da sau vài phút.
  • Vancomycin và ciprofloxacin cần phải đƣợc dùng trước MỘT GIỜ và HOÀN THÀNH việc truyền trước khi bắt đầu rạch da.
  • Clindamycin cần được truyền xong trước 10 – 20 phút.
  • Gentamicin cần được dùng 1 liều duy nhất 5 mg/kg để tối đa hóa sự thấm vào mô và giảm thiểu độc tính. Nếu người bệnh lọc máu hoặc ClCr < 20 ml/phút, dùng liều 2 mg/kg.
  • Đối với phẫu thuật mổ lấy thai, kháng sinh dự phòng có thể dùng trước khi rạch da hoặc sau khi kẹp dây rốn để giảm biến chứng nhiễm khuẩn ở mẹ.
  • Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật:

Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng sinh.

Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn, và trên 25ml/kg ở trẻ em, nên bổ sung liều kháng sinh dự phòng sau khi bổ sung dịch thay thế.

g) Lưu ý khi sử dụng kháng sinh dự phòng:

– Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.

– Nguy cơ khi sử dụng kháng sinh dự phòng:

+ Dị ứng thuốc.

+ Sốc phản vệ.

+ Tiêu chảy do kháng sinh.

+ Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium difficile.

+ Vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

+ Lây truyền vi khuẩn đa kháng.

3. Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

– Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn (do không có Labo vi sinh, không thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.

– Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.

– Kháng sinh phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc.

– Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp hơn.

– Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể (Xem Chương II. Đại cương về vi khuẩn học) để có được cơ sở đúng đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu.

– Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.

– Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp.

4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học

– Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ, kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.

– Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc.

– Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu:

+ Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn nội bào).

+ Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác dụng.

+ Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV…).

5. Lựa chọn đường đưa thuốc

– Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá thành rẻ. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn (Bảng I.8).

– Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt, từ 80% trở lên được coi là hấp thu đường uống tương tự đường tiêm. Những trường hợp này chỉ nên dùng đường tiêm khi không thể uống được. Việc chọn kháng sinh mà khả năng hấp thu ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn sẽ bảo đảm được sự tuân thủ điều trị của người bệnh tốt hơn và khả năng điều trị thành công cao hơn.

– Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:

+ Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng (do bệnh lý đường tiêu hoá, khó nuốt, nôn nhiều…).

+ Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường uống: điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng trong tim, viêm xương khớp nặng…), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh.

Tuy nhiên, cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể.

Bảng I.8. Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống

6. Độ dài đợt điều trị kháng sinh

– Độ dài điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 – 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương-khớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).

– Sự xuất hiện nhiều kháng sinh có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho việc tuân thủ điều trị của người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt 3 – 5 ngày, thậm chí một liều duy nhất.

– Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ kệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị.

7. Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng thuốc kháng sinh

– Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn (ADR), do đó cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn. Mặc dù đa số trường hợp ADR sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc nhưng nhiều trường hợp hậu quả rất trầm trọng, ví dụ khi gặp hội chứng Stevens – Johnson, Lyell… ADR nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong ngay là sốc phản vệ. Các loại phản ứng quá

mẫn thường liên quan đến tiền sử dùng kháng sinh ở người bệnh, do đó phải khai thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnh trước khi kê đơn và phải luôn sẵn sàng các phương tiện chống sốc khi sử dụng kháng sinh.

– Gan và thận là 2 cơ quan chính thải trừ thuốc, do đó sự suy giảm chức năng những cơ quan này dẫn đến giảm khả năng thải trừ kháng sinh, kéo dài thời gian lƣu của thuốc trong cơ thể, làm tăng nồng độ dẫn đến tăng độc tính. Do đó phải thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan – thận vì tỷ lệ gặp ADR và độc tính cao hơn ngƣời bình thường.

– Vị trí bài xuất chính chỉ nơi kháng sinh đi qua ở dạng còn hoạt tính. Từ Bảng I.9 cho thấy hai kháng sinh có thể ở cùng một nhóm nhưng đặc tính dược động học không giống nhau. Đặc điểm này giúp cho việc lựa chọn kháng sinh theo cơ địa người bệnh.

– Cần hiệu chỉnh lại liều lượng và/hoặc khoảng cách đưa thuốc theo chức năng gan – thận để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có độc tính cao trên gan và/hoặc thận.

– Với người bệnh người bệnh suy thận, phải đánh giá chức năng thận theo độ thanh thải creatinin và mức liều tương ứng sẽ được ghi ở mục “Liều dùng cho người bệnh suy thận”.

– Với người bệnh suy gan, không có thông số hiệu chỉnh như với người bệnh suy thận mà phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là căn cứ vào mức độ suy gan theo phân loại Child-Pugh.

Bảng I.9. Cơ quan bài xuất chính của một số kháng sinh

Những nội dung chính trong các nguyên tắc trên được tóm tắt thành nguyên tắc

Bảng I.10. Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh

KẾT LUẬN

Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức về phân loại kháng sinh, về PK/PD sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Đây cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc để bảo đảm hiệu quả – an toàn – kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị.

Benh.vn (Theo Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế)

Bài viết Nguyên tắc sử dụng kháng sinh mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/feed/ 0
Lọ thuốc 16 triệu đồng nghi không có mã vạch: BV Nhiệt đới TW nói gì? https://benh.vn/lo-thuoc-16-trieu-dong-nghi-khong-co-ma-vach-bv-nhiet-doi-tw-noi-gi-8457/ https://benh.vn/lo-thuoc-16-trieu-dong-nghi-khong-co-ma-vach-bv-nhiet-doi-tw-noi-gi-8457/#respond Thu, 30 Aug 2018 06:49:06 +0000 http://benh2.vn/lo-thuoc-16-trieu-dong-nghi-khong-co-ma-vach-bv-nhiet-doi-tw-noi-gi-8457/ Trước phản ánh về lọ thuốc gồm 28 viên có giá 16 triệu đồng không có mã vạch, PV Báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Đại Phong – Trưởng Khoa Dược.

Bài viết Lọ thuốc 16 triệu đồng nghi không có mã vạch: BV Nhiệt đới TW nói gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước phản ánh về lọ thuốc gồm 28 viên có giá 16 triệu đồng không có mã vạch, PV Báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Đại Phong – Trưởng Khoa Dược.

Từ phản ánh của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương về một loại thuốc mua tại quầy thuốc của bệnh viện có giá 16 triệu đồng nhưng không có mã vạch nên bệnh nhân này tỏ ra lo lắng, băn khoăn về chất lượng sản phẩm mình đang sử dụng.

Trước thông tin trên, ngày 25/8 PV Báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Đại Phong, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Tại đây, bà Phong cho biết: “LEDVIR đây là loại thuốc đặc trị viêm gan C. Với những bệnh nhân bị viêm gan C thông thường thì được điều trị khoảng 3 tháng. Còn đối với những ai kháng thuốc thì điều trị đến 6 tháng. Hiện tại theo nghiên cứu của bệnh viện chúng tôi thì 3 tháng là khỏi gần như 100%”.

     

Theo vị trưởng khoa Dược, thuốc LEDVIR là thuốc đặc trị viêm gan C.

Nói về loại thuốc không có mã vạch, bà Phong chia sẻ: “Có những thuốc tìm theo mã vạch của Cục đăng ký bản quyền có thế thấy nhưng có những thuốc thì không có. Tôi cũng hỏi trên các cơ quan công quyền về lĩnh vực này thì họ nói thuốc là mặt hàng đặc biệt nên họ không đăng ký cái đó. Thế nên có những thuốc có và cũng có những loại thuốc không có mã vạch”.

Theo vị trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì phía bệnh nhân nói không rõ nguồn gốc, xuất xứ của thuốc là không đúng. Hoặc có thể bệnh nhân đã mua ở đâu đó vì hộp thuốc của bệnh viện có nhãn mác đầy đủ, công ty phân phối là công ty cổ phần y tế Sigma Việt Nam và đơn vị sản xuất là công ty MyLan của Ấn Độ.

    

Bảng báo giá của sản phẩm thuốc từ công ty phân phối.

Theo lời của bà Phong thì thuốc LEDVIR không phải là thuốc hiếm nhưng là thuốc đặc trị viêm gan C nên chỉ có một số bệnh viện mới được bán loại thuốc này.

Bên cạnh đó, vị trưởng khoa Dược có đưa ra hồ sơ phân phối của một sản phẩm thuốc được vào bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gồm rất nhiều khâu và phải kiểm tra hết tất cả các nguồn thông tin.

     

Bản cam kết của nhà thuốc bệnh viện.

Giải thích về giá thành của thuốc, bà Phong nói thuốc này là thuốc đặc trị nên có giá 16 triệu: “Trong bản cam kết của nhà thuốc cũng đã ghi rõ giá kê khai lên Cục quản lý dược và khẳng định không bán vượt ngưỡng giá kê khai đó”.

“Nếu theo quy định của Nhà nước thì thuốc phải được cấp phép ở nước nghiên cứu, nước sở tại đã được lưu hành 5 năm và có nghiên cứu ở Việt Nam mới được có visa nhập khẩu ở Việt Nam.

Nhưng hiện nay, có một số thuốc đặc trị do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những loại thuốc đó đem lại lợi ích rất nhiều cho người bệnh, tiết kiệm được chi phí, hiệu quả cao cho người bệnh thì người ta xin được giấy phép nhập khẩu của Cục quản lý Dược. Thuốc LEDVIR chưa được cấp visa vào Việt Nam nhưng có giấy phép nhập khẩu của Cục quản lý Dược”, bà Phong nói.

Khi cho chúng tôi xem lọ thuốc giá 16 triệu, PV nhận thấy bên ngoài của lọ thuốc có gắn tem nhập khẩu, có niêm phong đầy đủ và cũng có mã vạch.

Bà Phong cho biết bệnh nhân phản ánh thì phải mang thuốc lên phía bệnh viện đối chiếu. Còn phía bệnh viện bán thuốc thì đều có đầy đủ giấy tờ, quy chế pháp luật của nhà nước.

     

Thuốc có tem nhập khẩu, có ghi giá bán.

Tem chống hàng giả.

     

Trên bao bì có đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.

     

Và cũng có mã vạch.

Hỏi về loại thuốc bán này ở bên ngoài được bán với giá thấp hơn trong bệnh viện, bà Phong cho biết bà chưa tìm hiểu, nhưng có thể có hàng xách tay được bán ở bên ngoài bệnh viện. Tuy nhiên, bà cũng chia sẻ chưa chắc thuốc ngoài đã rẻ hơn trong bệnh viện.

“Khi bệnh nhân sử dụng loại thuốc đặc trị nói trên thì hiệu quả điều trị viêm gan C được tăng lên rất nhiều. Chi phí về điều trị và các mặt khác giảm đi, hiệu quả cao. Còn nếu những ai phản ánh mua thuốc tại bệnh viện không có tem, nhãn mác thì họ phải đến gặp bệnh viện phản ánh. Tôi chưa từng bán cho bất cứ bệnh nhân nào thuốc không có nhãn mác”, bà Phong nhấn mạnh.

Benh.vn (Nguồn NĐT)

Bài viết Lọ thuốc 16 triệu đồng nghi không có mã vạch: BV Nhiệt đới TW nói gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lo-thuoc-16-trieu-dong-nghi-khong-co-ma-vach-bv-nhiet-doi-tw-noi-gi-8457/feed/ 0
Lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc https://benh.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-truoc-khi-su-dung-thuoc-3143/ https://benh.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-truoc-khi-su-dung-thuoc-3143/#respond Thu, 16 Aug 2018 03:27:38 +0000 http://benh2.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-truoc-khi-su-dung-thuoc-3143/ Thuốc là những chất rất đặc biệt. Thuốc giúp chúng ta giảm đau nhức, thuốc dùng để trị cảm, cúm, nhiễm trùng, thuốc đôi khi cũng chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe v.v….Nhưng sử dụng thuốc thế nào cho đúng là việc rất quan trọng, nhất là đối với người già và trẻ sơ sinh.

Bài viết Lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc là những chất rất đặc biệt. Thuốc giúp chúng ta giảm đau nhức, thuốc dùng để trị cảm, cúm, nhiễm trùng, thuốc đôi khi cũng chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe v.v… Nhưng sử dụng thuốc thế nào cho đúng là việc rất quan trọng, nhất là đối với người già và trẻ sơ sinh.

Tại Canada, tuy chỉ chiếm có 12% dân số, nhưng giới cao niên đã tiêu thụ hàng năm từ 28% đến 40% số dược phẩm được kê toa. Chưa kể những loại được mua bán tự do trên thị trường. Dù là thuốc có toa hoặc không có toa, nếu sử dụng không đúng cách sẽ không những trị được bệnh mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dùng.

1. Để dùng thuốc đúng cách cần tuân thủ

Đúng thuốc: Trước khi uống thuốc bạn nên kiểm tra tên thuốc cũng như hạn sử dụng của thuốc trước khi uống. Thuốc cần phải được đựng trong chai lọ nguyên thủy (lọ của chính nó) để tránh nhầm lẩn với các thuốc khác.

Đúng người: Thuốc của ai thì người ấy dùng, lý do là bệnh trạng mỗi người mỗi khác nhau. Phân lượng của món thuốc và thời gian trị liệu được căn cứ trên thể trọng và tình trạng bệnh lý cá biệt của mổi bệnh nhân . Không nên đưa thuốc của mình cho người nào khác uống vì tưởng rằng bệnh của họ cũng giống như bệnh của mình.

Đúng lúc: Muốn được hiệu nghiệm, thuốc cần nên uống cho đúng lúc.

Đúng liều: Phải uống đúng liều bác sĩ đã ghi trong đơn.

Đúng cách: Thuốc phải được sử dụng đúng cách. Có thuốc phải nhai nhỏ, có thuốc dùng để ngậm dưới lưỡi hoặc có loại để hít, để xịt vào mũi, hay có loại  dùng để bôi ngoài da, để nhỏ vào mắt, thứ để dán như tem, hoặc có thứ để bơm hay để nhét v.v….

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn

Các loại thuốc bán tự do, mua không cần có đơn được gọi là OTC (over the counter). Những loại thuốc này được sử dụng tự do để trị các bệnh thông thường như ho hen, cảm cúm, nhức đầu, tiêu chảy, bồi dưỡng sức khoẻ v.v…Tuy vậy, một vài loại thuốc nếu dùng không đúng cũng có thể có hại cho sức khoẻ. Chẳng hạn như một số thuốc nhỏ mũi có tính gây nghiện, các thuốc dùng để giảm đau nhức nhưng có hại cho dạ dày và có một số thuốc có thể ảnh hưởng đối với những người cáo huyết áp như thuốc trị nghẹt mũi (décongestionnant)

Các ký hiệu chỉ dẫn và cảnh báo cần lưu ý

Để giúp người tiêu thụ sử dụng thuốc OTC một cách an toàn, Ordre des Pharmaciens du Québec, Canada đã đề ra các ký hiệu (code médicament) chỉ dẫn và cảnh giác, gồm có 6 mẫu ký tự : A, H, X, B, D, E . Tùy theo từng loại thuốc, một hoặc nhiều mẩu tự vừa kể sẽ được ghi phía trên nhản giá tiền dán trên hộp thuốc . Các ký hiệu A, H, X có tính chỉ dẫn chung chung cho tất cả mọi người .

  • A: Gây buồn ngủ, tránh uống chung với rượu, hoặc với các thuốc an thần, nhất là lúc bạn phải lái xe .
  • H: Gây nghiện nếu uống thường xuyên.
  • X: Hãy coi chừng, nên tham khảo trước với các dược sĩ .

Các ký hiệu B, D, E chủ đích nhắm vào các đối tượng đang có vấn đề sức khỏe khá đặc biệt như :

  • B: Chống chỉ định (contre- indication), có hại nếu bạn đang bị bệnh cao máu, bị phì đại tiền liệt tuyến, bị bướu cổ (goitre), bị cường giáp trạng (hyperthyroidie), hoặc bạn đang uống thuốc trị trầm cảm (antidépresseurs) .
  • D: Có chứa chất aspirine nên không hợp (intolérance) nếu bạn đang bị chứng thống phong (goutte), loét dạ dày, suyễn, hoặc nếu bạn đang uống các loại thuốc kháng đông (anticoagulants) để làm loãng máu.
  • E: Không được uống nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, có thể có phản ứng phụ bất lợi.

Tại Quebec, Canada, bạn có thể nhờ dược sĩ lập cho một thẻ ký hiệu cá nhân, gọi là mã thuốc cá nhân có ghi mẫu tự thích hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn để biết mà ngừa và tránh sử dụng những loại thuốc có cùng ký hiệu ghi trong thẻ.

Một số nước uống nên tránh uống kèm với thuốc

Nên uống thuốc với 1 ly nước nguội

Cách an toàn nhất và cũng đơn giản nhất là nên uống thuốc với nước nguội. Sữa và nước trái cây có thể tương tác một cách bất lợi với một số thuốc.

Sữa:

Nếu uống thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc Cipro với sữa, chất calcium trong sữa sẽ kết hợp với một số chất trong thuốc để tạo ra một hỗn hợp không thể hấp thụ được. Các loại thuốc trị nấm như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral) cũng nên tránh dùng chung với sữa hoặc với các thức ăn có sữa như fromage, yogurt…

Nước trái cây:

Tránh uống các loại nước trái cây có tính chua với Penicilline (Amoxicilline, Ampicilline) thuốc sẽ bị giảm tác dụng. Nước bưởi cũng không nên uống chung với các thuốc trị cao áp huyết (Adalat, Plendil , với các thuốc giảm cholesterol (Lipitor, Mevacor, Zocor) với thuốc trị lo âu mất ngủ hay suy nhược tinh thần (Valium, Halcion, Paxil, Desyrel, Anafranil).

Nước trà:

Nước trà cũng không nên uống chung với những thực phẩm chức năng có chứa chất sắt vì nó sẽ cho ra 1 hỗn hợp không thể hấp thụ được.

Rượu:

Nên tránh rượu, tránh uống beer chung với các loại thuốc an thần, các thuốc có Codéine hoặc các thuốc chống dị ứng thường được gọi là các loại antihistamines (kháng histamin). Rượu sẽ làm tăng tính ngầy ngật, buồn ngủ rất là nguy hiểm nếu bạn phải lái xe hay điều khiển máy móc.

3. Thời điểm nên uống thuốc tốt nhất

Uống buổi sáng hay buổi tối

Để tránh các phản ứng phụ, cũng như để có kết quả tốt, chúng ta nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ về cách dùng thuốc. Một vài loại thuốc trị cholesterol sẽ hữu hiệu hơn nếu được uống lúc ăn cơm chiều vì cholesterol thường được cơ thể sản xuất nhiều lúc về đêm. Các thuốc trị bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng cũng như các loại thuốc cortisones nên uống vào buổi sáng để tôn trọng chu trình sinh học tự nhiên của cơ thể .

Uống lúc no hay lúc đói

Có thuốc sẽ bị giảm tác dụng nếu được uống lúc ăn hay lúc no bụng. Bụng trống hay bụng đói được quy định là 1 giờ trước bữa ăn hoặc là 2 giờ sau khi ăn xong. Một vài loại thuốc trị bệnh loãng xương (ostéoporose) như Actonel (risedronate sodium) nên được uống lúc bụng đói mới hiệu quả.

Nên uống Tetracycline ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn. Pénicilline nên uống lúc bụng đói. Các loại thuốc làm giảm viêm sưng và chống đau nhức (Aspirine, Tylénol, Advil, Naproxen … ) có khuynh hướng làm ảnh hưởng dạ dày nên uống lúc no. Các thuốc làm dãn cơ và các supplément calcium cũng vậy nên được uống khi vừa ăn xong .

4. Phân loại thuốc theo thời gian (uống khi cần, uống liên tục, uống dài hạn)

Thuốc uống khi cần:

Các loại thuốc chỉ uống khi nào cần thiết như các thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị bụng đầy hơi, giảm đau hoặc các loại thuốc ngủ.

Thuốc cần uống thường xuyên (mỗi ngày):

Ngược lại có những thuốc cần phải được uống thường xuyên mỗi ngày và trong 1 thời gian lâu dài theo lời dặn của bác sĩ ví dụ như thuốc trị cao

Benh.vn

Bài viết Lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-khuyen-cua-bac-si-truoc-khi-su-dung-thuoc-3143/feed/ 0
Thuốc chữa bệnh gut https://benh.vn/thuoc-chua-benh-gut-3391/ https://benh.vn/thuoc-chua-benh-gut-3391/#respond Tue, 07 Aug 2018 08:35:12 +0000 http://benh2.vn/thuoc-chua-benh-gut-3391/ Các thuốc điều trị gut cấp tính có colchicin là đặc hiệu nhất, ngoài ra còn có phenylbutazon, indometacin hoặc corticoid. Điều trị gut mạn tính dùng các thuốc làm tăng thải trừ acid uric như alopurinol, probenecid, sunfinpyrazol.

Bài viết Thuốc chữa bệnh gut đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các thuốc điều trị gut cấp tính có colchicin là đặc hiệu nhất, ngoài ra còn có phenylbutazon, indometacin hoặc corticoid. Điều trị gut mạn tính dùng các thuốc làm tăng thải trừ acid uric như alopurinol, probenecid, sunfinpyrazol.

Colchicin

Colchicin là alcaloid của cây Colchicum antumnale. Thuốc có dạng bột vô định hình, vàng nhạt, không mùi. Thuốc có tác dụng đặc hiệu cơn gut cấp tính, cơ chế chưa hoàn toàn rõ ràng. Thuốc không có tác dụng giảm đau và chống viêm khớp (trừ gut cấp), không làm tăng thải acid uric và rất ít tác dụng làm hạ acid uric máu.

Trong thực nghiệm tiêm tinh thể urat vào khớp đã gây được các cơn gut cấp tính điển hình, trong khi tiêm urat vô định hình không gây được cơn như thế. Tác dụng gây viêm của tinh thể urat có kèm theo hiện tượng thực bào, colchicin đã giới hạn được hoạt động thực bào của bạch cầu đa nhân và ngăn cản các bạch cầu lympho trưởng thành xuất hiện trong máu, vì vậy phong tỏa được phản ứng viêm này.

Ngoài ra, colchicin còn có tác dụng làm ngừng phân bào ở giai đoạn tiền kỳ, biến kỳ, làm tăng sức bền thành mạch và hủy phó giao cảm.

Tác dụng của colchicin xuất hiện sau 2-3 giờ, có thể dùng cho đến khi hết đau (2-3 ngày) hoặc bắt đầu có rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng phụ của colchicin thường là rối loạn tiêu hóa hay gặp, khi dùng liều cao thuốc ức chế tủy xương, viêm dây thần kinh ngoại biên và vô niệu.

Probenecid (benamid)

Probenecid có dạng bột tinh thể trắng, không mùi, tan trong rượu, ít tan trong nước. Được hấp thu nhanh qua ruột, vào máu, hơn 70% kết hợp với albumin huyết tương, thải trừ qua thận. Thời gian bán thải là 6-12giờ.

Acid uric được lọc qua cầu thận và bài xuất qua ống thận, song phần lớn lại được tái hấp thu ở ống thận. Probenecid ở liều thấp do cạnh tranh với quá trình thải trừ acid uric nên lưu acid uric trong cơ thể, nhưng với liều cao lại ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận nên làm tăng thải trừ acid này qua nước tiểu.

Probenecid còn ức chế cạnh tranh quá trình thải trừ chủ động tại ống lượn gần của một số acid như penicillin, para aminosalicylat, salicylat, clorothiazid, indometacin, sunfinpyrazon…  Probenecid không có tác dụng giảm đau, khi cần giảm đau có thể phối hợp với paracetamol, không dùng cùng với salicylat vì probenecid sẽ mất tác dụng.

Dùng clorothiazid và hydroclorothiazid điều trị tăng huyết áp thường làm ứ urat vì thuốc này ức chế bài xuất urat ở thận. Probebecid đối kháng với tác dụng này mà không ảnh hưởng đến tác dụng lợi niệu của thuốc. Tuy nhiên lại ức chế tác dụng đào thải natri của furosemid. Có thể dùng cùng với alopurinol.

Tác dụng phụ rất ít như buồn nôn, nôn, mảng đỏ ở da, sốt. Khi đào thải nhiều nước tiểu, acid uric có thể gây cặn sỏi urat với cơn đau quặn thận.

Sunfinpyrazon (anturant)

Công thức gần giống phenylbutazon, gây tiểu ra acid uric mạnh do ngăn cản tái hấp thu ở ống thận. Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Gây tai biến máu như phenylbutazon nên hiện nay ít dùng. Salicylat làm mất tác dụng của sunfinpyrazon do tranh chấp với sunfin-pyrazon sau khi vận chuyển qua ống thận và cả khi gắn với protein huyết tương.

Alopurinol (zyloprim)

Alopurinol ức chế xantin oxydase do đó làm giảm việc chuyển purin thành acid uric, còn làm tăng thải trừ acid này qua nước tiểu. Làm giảm acid uric máu rất mạnh.

Đầu tiên thuốc được dùng để bảo vệ 6-mercaptopurin khỏi bị mất hoạt tính nhanh trong cơ thể do chuyển thành acid 6-thiouric. Hiện nay được dùng nhiều để chữa gut mạn tính, vì có ưu điểm hơn các thuốc ở trên là dùng được cả cho người gut có bệnh thận và dùng cùng được với salicylat. Thuốc ít tác dụng phụ (mẩn da, sốt, gan to, giảm bạch cầu), ít gây sỏi urat ở thận. Alopurinol bị ôxy hóa nhanh trong cơ thể thành aloxantin thải qua nước tiểu. Probenecid làm tăng thải trừ aloxantin.

Chỉ định dùng trong trường hợp gut mạn tính, tăng acid uric máu thứ phát do ung thư, viêm cơ đáy chậu, do điều trị bằng thuốc chống ung thư hoặc các thuốc lợi tiểu loại thiazid.

Benh.vn (Theo SKDS)

Bài viết Thuốc chữa bệnh gut đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-chua-benh-gut-3391/feed/ 0