Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 06 Sep 2023 03:54:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi https://benh.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/ https://benh.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/#respond Tue, 08 Aug 2023 04:52:41 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/ Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra. Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng. Khi bị sởi, sức đề kháng cơ thể giảm sút nên dễ mắc các biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin Sởi.

Bài viết Chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra. Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng. Khi bị sởi, sức đề kháng cơ thể giảm sút nên dễ mắc các biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Tác nhân gây bệnh

– Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae.

– Virus sởi có cấu trúc hình cầu, đường kính 100 – 250 nm và gồm 6 protein. Bên trong vỏ gồm chuỗi xoắn ARN và 3 protein. Vỏ bao bên ngoài gồm protein gắn 2 loại glycoprotein nhỏ lồi ra (hay còn gọi là các mấu).

Dịch tễ học

* Nguồn bệnh

– Bệnh nhân sởi là ổ chứa virus sởi.

– Virus sởi lây mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có mọc sởi và tận 4 ngày sau khi có triệu chứng phát ban.

* Đường lây truyền

– Lây trực tiếp và dễ dàng qua đường hô hấp.

* Cơ thể cảm thụ

– Phần lớn là trẻ em. Trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng có miễn dịch thụ động do mẹ truyền và miễn dịch này tồn tại khoảng 4 – 6 tháng.

– Sau khi bị sởi trẻ thu được miễn dịch tương đối bền vũng với bệnh này.

* Phân bố bệnh và tỷ lệ mắc

– Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân.

– Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính vào năm 1997, trên thế giới có khoảng 36 triệu trường hợp mắc sởi trong đó có 1 triệu trường hợp chết. Hầu hết các trường hợp chêt đều là trẻ nhỏ sống ở các nước đang phát triển, chỉ có 10% là trẻ < 5 tuổi, còn lại là trẻ < 1 tuổi.

– Ở Việt Nam có 11.942 trường hợp mắc sởi, tỉ lệ 15,18 trường hợp trên 100.000 dân năm 2001, chỉ có 3 trường hợp chết.

– Có trường hợp tử vong do sởi toàn cầu đó giảm 48%, từ 871000 trưũng hợp năm 1999 xuống cũn 454000 vào năm 2004 nhờ cỏc hoạt động tiờm phũng qui mụ toàn quốc ở cỏc quốc gia và sự tiếp cận tốt hơn với dịch vụ tiờm chủng thường xuyờn cho trẻ.

Sinh bệnh học và giải phẫu bệnh

Virus sởi xâm nhập vào niêm mạc đường  hô hấp và lan theo máu đến hệ thống liên võng nội mô, từ đó xâm nhiễm vào các tế bào bạch cầu sau đó nhiễm trùng xẩy ra ở da, đường hô hấp và các nội tạng khác. Cả virus trong máu và virus ở tế bào đều phát triển. Tổ chức lympho đóng vai trò ức chế tạm thời miễn dịch tế bào và gây nên bệnh sởi. Nhiễm trùng mở đầu ở đường hô hấp với đặc điểm ho, chảy nước mũi, ít khi có biểu hiện viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi. Nguy cơ thường gặp ở đường hô hấp do hậu quả mất lông mao gây ra bội nhiễm vi khuẩn như viêm phổi hay viêm tai giữa.

Kháng thể đặc hiệu không phát hiện được trước khi ban xuất hiện. Miễn dịch tế bào (bao gồm tế bào độc T và có thể cả tế bào diệt tự nhiên) đóng vai trò ưu thế bảo vệ vật chủ và bệnh nhân là người thiếu hụt miễn dịch có nguy cơ bị sởi nặng.. Phản ứng miễn dịch đối với virus ở tế bào nội mô hay ở mao mạch da đóng vai trò đáng kể hình thành hạt Koplick (nội ban đặc trưng) cũng như dạng ban khác. Những cá thể thiếu hụt miễn dịch sẽ bị sởi nặng mặc dù mất các dấu hiệu ban trên. Kháng nguyên sởi đã được tìm thấy trong tổn thương da ở thời kỳ khởi phát của bệnh.

Biểu hiện của bệnh Sởi

* Thể điển hình

Thời kỳ nung bệnh

– Thời kỳ này chừng 11 – 12 ngày. Trẻ sơ sinh phần nhiều kéo dài 14 – 15 ngày.

Thời kỳ khởi phát

– Chừng 4 – 5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi.

– Biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long.

+ Sốt đột ngột 39 – 400C, ít khi sốt nhẹ, ở trẻ sơ sinh có thể có co giật.

+ Viêm long: là dấu hiệu đặc biệt thường gặp ở niêm mạc mắt, mũi.

. Viêm long niêm mạc mũi: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sau có thể có viêm thanh quản: ho khàn hoặc ho ông ổng.

. Viêm long mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, viêm kết mạc đỏ, mi mắt sưng lên, có dử mắt.

– Khám miệng họng thấy các hạt Koplick. Các hạt này thường xuất hiện trên niêm mạc miệng phía má, quanh lỗ tuyến Sténon, màu trắng.

Thời kỳ toàn phát (Hay thời kỳ mọc sởi)

– Trước thời kỳ này các triệu chứng nặng hẳn lên, sốt có thể lên tới 400C, ho liên tục, có thể co giật, mê sảng.

– Sau đó thì ban xuất hiện: Ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn như nhung, hình tròn hay bầu dục, xung quanh ban có da bình thường. Ban mọc tuần tự từ đầu đến chân trong 3 ngày

– Trong khi mọc sởi sốt lui dần, khi ban mọc đến chân thì hết sốt nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.

Thời kỳ lui bệnh (hay thời kỳ bay ban)

– Ban bắt đầu bay sau khi sởi đã mọc khắp người.

– Ban bay tuần tự như lúc mọc.

– Sau khi ban bay để lại vết thâm trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trẻ giống vết vằn da hổ.

* Các thể lâm sàng đặc biệt

Sởi ở trẻ sơ sinh

– Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi vì còn miễn dịch thụ động của mẹ truyền sang.

– Thời kỳ nung bệnh kéo dài 13 – 16 ngày.

– Sốt nhẹ, viêm long mắt mũi nhẹ, sút cân, tăng bạch cầu trong máu. Sau đó sốt cao 40 – 410C, da xám, lưỡi khô và viêm long mắt mũi rất nặng, thở gấp nhưng phổi bình thường.

– Thể bệnh này nặng dễ tử vong.

Sởi ác tính

– Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong

– Biểu hiện

+ Suy hô hấp cấp

+ Rối loạn thần kinh nặng

+ Kèm theo rối loạn đông máu

Sởi ở người lớn

– Bệnh sởi ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em.

– Người lớn có thể bị sởi do chưa bao giờ có miễn dịch hay miễn dịch quá ít do miễn dịch thu được bởi vac xin đã suy yếu nên kháng thể sinh ra ít không đủ để bảo vệ cơ thể.

Biến chứng bệnh Sởi

Được chia thành 3 nhóm liên quan đến vị trí thương tổn: đường hô hấp, hệ thống thần kinh trung ương và đường tiêu hoá.

* Biến chứng đường hô hấp

– Ở trẻ nhỏ viêm tai giữa thường gặp. Triệu chứng báo hiệu là trẻ vẫn sốt khi ban bay hoặc sốt lại sau khi ban sởi bay.

– Viêm thanh quản: trẻ có thể xuất hiện khó thở thanh quản cấp

– Viêm phế quản phổi: bội nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến suy hô hấp.

– Viêm phổi có thể bị tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm thứ phát do vi khuẩn: Liên cầu, Phế cầu, Tụ cầu và một số vi khuẩn khác.

* Biến chứng thần kinh

– Thường không có triệu chứng.

– Các biểu hiện chỉ là: sốt, đau đầu, chóng mặt, hôn mê, Động kinh chỉ gặp 1/1000 trường hợp. Thời gian xuất hiện biến chứng thường sau khi mọc ban hoặc vài tuần hoặc muộn hơn.

– Tiên lượng rất dè dặt, diễn biến nặng, tỉ lệ tử vong do não viêm cấp là 10%, số còn lại sẽ bị di chứng về tinh thần hay động kinh, rối loạn nội tiết, đái tháo nhạt.

Biến chứng thường gặp gồm

– Viêm não, màng não và viêm màng não- não và tuỷ

+ Khởi đầu sốt cao 39 – 400C với những biểu hiện thần kinh phức tạp.

+ Rối loạn tinh thần từ hôn mê đến lú lẫn, hôn mê có thể kéo dài quá 15 ngày mà bệnh nhân có thể khỏi được nếu không có rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng.

+ Các rối loạn khác như bẳn tính, trằn trọc, mê sảng, ảo giác, loạn hướng cũng hay gặp.

+ Các cơn co giật thường mở đầu, co giật toàn thân hoặc khu trú.

+ Ngoài ra có thể gặp đủ hết các biểu hiện thần kinh (liệt nửa người, liệt một chi, các dấu ngoại tháp: run, tăng trương lực cơ, múa giật, múa vờn, dấu tiểu não, cấm khẩu, liệt một dây thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn v.v…). Đặc biệt là rối loạn phản xạ: mất hoặc tăng giật rung (clonus), dấu Babinsky cả hai bên, luôn thay đổi từng lúc.

+ Hội chứng màng não rõ rệt hơn. Dịch não tuỷ có thể có từ 10 đến 500 tế bào, phần lớn là lympho bào, albumin tăng không quá 1,5g/ lít, đường tăng 0,75g/ l trong quá nửa các trường hợp.

Các biến chứng hiếm gặp

– Viêm màng não nước trong đơn thuần

– Viêm tiểu não.

– Viêm tuỷ cấp

– Viêm thị thần kinh

– Viêm màng não mủ, áp xe não rất hiếm gặp

* Biến chứng đường tiêu hoá

– Viêm miệng: Viêm loét cả môi, miệng làm sốt và rối loạn tiêu hoá tới vài tuần đôi khi còn gặp cả viêm hoại tử ở miệng (bệnh noma-cam tẩu mã).

– Viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy cấp dẫn đến kiệt nước cấp.

– Vàng da hoặc tăng các men transaminase ít gặp.

* Các biến chứng hiếm gặp khác

– Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm trùng, biến chứng vào mắt, gây loét giác mạc.

– Sau sởi có thể làm phát triển bệnh lao có sẵn hoặc xuất hiện bệnh lao ở những người suy giảm miễn dịch.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Phải dựa vào 3 yếu tố dịch tễ, lâm sàng và xác định virus sởi

Dịch tễ

– Chú ý khai thác bệnh nhân có tiếp xúc với bệnh nhân sởi trước đó không? Tại gia đình, nhà trẻ, trường học.

– Bao giờ cũng lưu ý đến tiền sử tiêm chủng vac xin của bệnh nhân, nếu chưa tiêm thì có nhiều khả năng mắc bệnh đó.

Lâm sàng

* Chẩn đoán bệnh sởi chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng quan trọng là phải phát hiện được sớm ở thời kỳ khởi phát, để cách ly tránh lây lan. Các dấu hiệu lâm sàng lưu ý ở thời kỳ này gồm:

– Sốt đột ngột ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ kèm

– Viêm long kết mạc, đường hô hấp trên gây mắt đỏ, chảy nước mũi.

– Khám thực thể ở họng thấy dấu Koplick.

* Khi bệnh nhân đến viện muộn vào thời kỳ toàn phát chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng sau:

– Sốt đột ngột.

– Kèm viêm long đường hô hấp trên, mắt.

– Và biểu hiện ban kiểu sởi với các tính chất mô tả ở trên.

– Không thấy các triệu chứng khác nếu không xuất hiện biến chứng.

Các kỹ thuật chẩn đoán xác định

– Phân lập virus sởi từ dịch tiết đường hô hấp, nước hoặc các mô.

– Hoặc kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán ở các thời kỳ cấp và lui bệnh.

+ Kỹ thuật ức chế ngưng kết chậm là thử nghiệm miễn dịch men (Enzyme immuno assay-EIA) thường nhạy cảm và dễ làm hơn. EIA được sử dụng phát hiện IgM đặc hiệu, chỉ cần dùng một mẫu cũng có giá trị chẩn đoán xác định. Kháng thể IgM được phát hiện trong 1 – 2 ngày sau khi phát ban và IgM tăng cao sau 10 ngày.

Chẩn đoán phân biệt:

Thời kỳ khởi phát

– Thường phải phân biệt với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm mũi họng, viêm thanh quản, phế quản phế viêm…

Khi sởi đã mọc (thời kỳ toàn phát)

Phải chú ý phân biệt với các nguyên nhân gây phát ban do virus khác hay do nguyên nhân không gây nhiễm trùng khác.

Các nguyên nhân phát ban do virus khác:

– ECHO 16 (Phát ban ở Boston 1951) có sốt trong 24 – 36 giờ, họng hơi đỏ, hết sốt thì nổi ban dát cục 1-2mm ở mặt, cổ, khắp người, sau vài ngày lặn hết không để lại dấu vết.

– Virus Coxsackie gây phát ban giống bệnh Rubella hơn sởi

– Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân (sốt cao, có ban nhất thời, nổi hạch toàn thân)

Phát ban do vi khuẩn và ký sinh trùng

– Ban dạng dát: chấm, vết, màu hồng hay đỏ, không nổi lên mặt da.

– Dạng sẩn: nhỏ, nổi nhô cao hơn mặt da, sờ mịn, thường phối hợp dát sẩn.

– Dạng nốt phỏng: nhỏ, thường gồ cao hơn da và có chứa dịch trong.

– Mụn mủ: nhô cao hơn da, hay trong da, có chứa dịch.

– Bọng nước: cao hơn da, kích thước lớn, dịch trong, dễ vỡ thoát dịch ra ngoài.

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-bien-chung-benh-soi-4248/feed/ 0
Những quan niệm sai lầm về tiêm chủng https://benh.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/ https://benh.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/#respond Sat, 08 Jul 2023 05:31:55 +0000 http://benh2.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/ Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn do tiêm vắc xin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần chích ngừa... là những hiểu lầm phổ biến về tiêm chủng. Ngoài ra còn gì nữa? 10 hiểu nhầm tai hại về Tiêm chủng mọi người thường gặp là gì?

Bài viết Những quan niệm sai lầm về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn do tiêm vắc xin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần chích ngừa… là những quan niệm sai lầm về tiêm chủng mà đa số mọi người mắc phải. Ngoài ra còn gì nữa? Dưới đây là các phân tích của Tổ chức Y tế thế giới về một số nhận thức sai lầm xung quanh việc tiêm vắc xin.

tre-em-tiem-vac-xin

Sai lầm thứ 1

Quan niệm sai: “Cải thiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đủ để làm hết bệnh tật, tiêm chủng là điều không cần thiết.”

Giải thích: Đây là một quan niệm sai lầm về tiêm chủng thường gặp hơn cả. Các loại bệnh có thể phòng tránh nhờ tiêm vắc xin sẽ quay lại nếu chúng ta ngừng chương trình tiêm chủng. Việc tăng cường vệ sinh, rửa tay và dùng nước sạch giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiều bệnh vẫn tiếp tục lây lan dù chúng ta sạch sẽ đến mấy. Nếu người dân không tiêm phòng thì những bệnh hiếm gặp như bại liệt hay sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.

Sai lầm thứ 2

Quan niệm: “Vắc xin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết tới, thậm chí có thể gây tử vong.”

cac-ong-vac-xin

Vắc xin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết tới, thậm chí có thể gây tử vong là một quan niệm sai.

Giải thích: Vắc xin rất an toàn. Đa số phản ứng do tiêm vắc xin thường là nhẹ và thoáng qua, chẳng hạn đau ở chỗ tiêm hay sốt nhẹ. Ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe là điều vô cùng hiếm gặp và được theo dõi rất chặt chẽ. Nguy cơ bị ốm nặng vì các bệnh có thể phòng bằng vắc xin lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ từ vắc xin. Ví dụ bệnh bại liệt có thể gây liệt, bệnh sởi có thể gây viêm não và mù lòa, một số bệnh thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Đúng là không nên có bất kỳ trường hợp bệnh nặng hay tử vong nào do tiêm chủng, nhưng lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ của nó, và có sẽ rất nhiều ca bệnh và tử vong xuất hiện nếu không có vắc xin.

Sai lầm thứ 3

Quan niệm: “Vắc xin phối hợp phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà và vắc xin phòng bại liệt có thể gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.”

Giải thích: Không có cơ sở để kết luận tiêm các vắc xin nói trên gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Hiểu nhầm xuất hiện là do những vắc xin này được sử dụng đúng vào giai đoạn trẻ có thể bị hội chứng đột tử sơ sinh. Nói cách khác, các trường hợp đột tử trùng hợp một cách vô tình với tiêm chủng, và đột tử sẽ vẫn xuất hiện kể cả nếu trẻ không được tiêm phòng. Cần nhớ rằng bốn căn bệnh này có thể gây chết người và trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật rất cao.

Sai lầm thứ 4

Quan niệm: “Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin gần như đã được thanh toán ở nước tôi, vì vậy chẳng cần tiêm phòng nữa.”

tiem-vac-xin

Tiêm phòng là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh.

Giải thích: Mặc dù các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin đã trở nên hiếm gặp ở nhiều quốc gia, tác nhân gây bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở một số nơi trên thế giới. Trong thời đại kết nối toàn cầu ngày nay, các tác nhân này có thể vượt qua ranh giới địa lý và lây nhiễm cho bất kỳ ai chưa có miễn dịch. Ví dụ ở Tây Âu, từ năm 2005, các vụ dịch sởi đã xuất hiện ở những người chưa tiêm phòng tại Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Anh. Vì vậy, hai lý do chính khiến bạn cần tiêm phòng là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Thành công của chương trình tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của mỗi cá thể, vì lợi ích chung. Đừng đợi những người xung quanh hành động ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật thay cho bạn, hãy làm những gì bạn có thể.

Sai lầm thứ 5

Quan niệm: “Bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin là “điều tất yếu của cuộc sống”.

Giải thích: Bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin không phải “điều tất yếu của cuộc sống”. Sởi, quai bị và rubella là những bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn tới biến chứng nặng nề ở cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm não, mù lòa, tiêu chảy, viêm tai, hội chứng rubella bẩm sinh (nếu mẹ nhiễm rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ) và tử vong. Tất cả những vấn đề trên đều có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin. Không tiêm phòng đầy đủ khiến trẻ dễ bị tổn thương.

Sai lầm thứ 6

Quan niệm: “Cho trẻ tiêm phòng cùng lúc hai hoặc nhiều vắc xin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ độc hại, có thể gây quá tải cho hệ miễn dịch.”

Giải thích: Các bằng chứng khoa học cho thấy tiêm cùng lúc vài loại vắc xin không gây tác dụng xấu lên hệ miễn dịch của trẻ. Hằng ngày bé tiếp xúc với hàng trăm tác nhân lạ làm khởi phát đáp ứng miễn dịch. Một động tác đơn giản như ăn uống cũng đưa vào cơ thể những kháng nguyên mới và rất nhiều vi khuẩn có sẵn ở mũi miệng. Khi cảm lạnh hay đau họng, bé tiếp xúc với kháng nguyên nhiều hơn so với khi tiêm vắc xin. Ưu điểm của tiêm cùng lúc vài loại vắc xin là giảm số lần đi khám, tiết kiệm thời gian tiền bạc, nâng cao cơ hội hoàn thành lịch tiêm chủng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc tiêm phối hợp các mũi như sởi, quai bị và rubella cũng đồng nghĩa với bé phải tiêm ít mũi hơn.

benh-cum

Bệnh cúm cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người trên thế giới mỗi năm.

Sai lầm thứ 7

Quan niệm: “Bệnh cúm chỉ là chuyện khó chịu vặt vãnh, vắc xin không có tác dụng lắm.”

Giải thích: Cúm không phải chuyện vặt vãnh. Căn bệnh nguy hiểm này cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người trên thế giới mỗi năm. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già sức khỏe kém và bất kỳ ai có bệnh mãn tính như hen hay bệnh tim đều dễ bị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và dễ tử vong hơn. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ có thai còn có thêm lợi ích bảo vệ bé sơ sinh (hiện chưa có vắc xin phòng cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Vắc xin cung cấp miễn dịch với 3 chủng virus cúm phổ biến nhất lưu hành tại mỗi mùa nhất định. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm nặng và lan truyền bệnh cho những người khác. Tránh nhiễm cúm đồng nghĩa với tránh chi phí y tế và giảm thu nhập do phải nghỉ học hay nghỉ làm.

Sai lầm thứ 8

Quan niệm: Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn miễn dịch nhờ vắc xin.

Giải thích: Vắc xin làm sản sinh đáp ứng miễn dịch giống như khi nhiễm bệnh tự nhiên nhưng không gây bệnh và giúp tránh các biến chứng tiềm ẩn của bệnh. Trong khi đó cái giá phải trả cho việc tạo miễn dịch thông qua nhiễm bệnh tự nhiên có thể là chậm phát triển tinh thần do Haemophilus B, dị tật bẩm sinh do rubella, ung thư gan do virus viêm gan B hoặc tử vong do sởi.

Sai lầm thứ 9

Quan niệm: “Vắc xin gây bệnh tự kỷ ở trẻ em.”

Giải thích: Nghiên cứu năm 1998 bày tỏ sự lo ngại về mối liên hệ giữa vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella và bệnh tự kỷ sau này được phát hiện là mắc sai lầm nghiêm trọng và bài báo đã bị chính tạp chí xuất bản nó dỡ bỏ. Thật không may, việc công bố nghiên cứu này đã làm dấy lên những lo ngại, khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm sút và sau đó là những đợt dịch bệnh bùng phát. Không có bằng chứng về mối liên hệ giữa Vắc xin phòng 3 loại bệnh trên và bệnh tự kỷ hay các rối loạn tự kỷ.

Sai lầm thứ 10

Quan niệm: “Trong vắc xin có thủy ngân, điều này rất nguy hiểm.”

Giải thích: Thiromersal là thành phần hữu cơ có chứa thủy ngân được bổ sung vào một số loại Vắc xin để làm chất bảo quản. Đây là chất bảo quản vắc xin phổ biến nhất, thường được đưa vào các ống vắc xin đa liều. Không có bằng chứng về việc lượng thiomersal dùng trong vắc xin gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Bài viết Những quan niệm sai lầm về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-tiem-chung-5694/feed/ 0
Những hiểu lầm nghiêm trọng về tiêm chủng https://benh.vn/nhung-hieu-lam-nghiem-trong-ve-tiem-chung-57962/ https://benh.vn/nhung-hieu-lam-nghiem-trong-ve-tiem-chung-57962/#respond Wed, 05 Jul 2023 12:03:23 +0000 https://benh.vn/?p=57962 Miễn dịch thu được nhờ mắc bệnh tốt hơn do tiêm văcxin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần tiêm phòng... là những hiểu lầm phổ biến về văcxin.

Bài viết Những hiểu lầm nghiêm trọng về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miễn dịch thu được nhờ mắc bệnh tốt hơn do tiêm văcxin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần tiêm phòng… là những hiểu lầm phổ biến về văcxin.

tre-em-tiem-vac-xin

Dưới đây là các phân tích của Tổ chức Y tế thế giới về một số ngộ nhận sai lầm xung quanh việc tiêm phòng

Cải thiện vệ sinh cá nhân và môi trường đủ để hết bệnh tật, tiêm chủng là điều không cần thiết

Các loại bệnh có thể phòng tránh nhờ tiêm chủng sẽ quay lại nếu chúng ta ngừng chương trình tiêm chủng. Việc tăng cường vệ sinh, rửa tay và dùng nước sạch giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiều bệnh vẫn tiếp tục lây lan dù sạch sẽ đến mấy. Nếu không tiêm phòng thì những bệnh hiếm gặp như bại liệt hay sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại và thành đại dịch.

Văcxin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết đến, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong

Văcxin rất an toàn. Đa số phản ứng do tiêm văcxin thường nhẹ và thoáng qua, ví dụ như đau ở chỗ tiêm hay sốt nhẹ. Ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe là vô cùng hiếm gặp và được theo dõi chặt chẽ. Nguy cơ bị ốm nặng vì các bệnh có thể phòng bằng văcxin lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ từ việc tiêm văcxin. Ví dụ bệnh bại liệt có thể gây liệt, bệnh sởi có thể gây viêm não và mù lòa, một số bệnh thậm chí có thể gây tử vong. Đúng là không nên có bất kỳ trường hợp bệnh nặng hay tử vong nào do văcxin, nhưng lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ, và sẽ xuất hiện rất nhiều ca bệnh nặng thậm chí tử vong nếu không có văcxin.

Văcxin phối hợp phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà và văcxin phòng bại liệt có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Không có bằng chứng để kết luận tiêm các văcxin nói trên gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Hiểu nhầm xuất hiện là do những văcxin này được sử dụng đúng vào giai đoạn trẻ có thể gặp hội chứng đột tử. Nói cách khác, các trường hợp đột tử trùng hợp một cách vô tình với tiêm chủng. Đột tử vẫn có thể xuất hiện kể cả nếu trẻ không được tiêm phòng. Cần nhớ rằng bốn căn bệnh này có thể gây chết người và nếu trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật rất cao.

Các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin gần như đã được thanh toán, vì vậy không cần tiêm phòng nữa

Mặc dù các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin đã trở nên hiếm gặp ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên tác nhân gây bệnh vẫn còn lưu hành ở một số nơi trên thế giới. Trong thời đại kết nối toàn cầu, các tác nhân này có thể vượt qua ranh giới địa lý và lây nhiễm cho bất kỳ ai chưa có miễn dịch. Ví dụ từ năm 2005, các vụ dịch sởi ở Tây Âu đã xuất hiện ở những người chưa tiêm phòng tại Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Anh.

Vì vậy, hai lý do chính khiến cần tiêm phòng là để bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Thành công của chương trình tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của mỗi cá nhân, vì lợi ích chung của tập thể. Đừng đợi những người xung quanh hành động ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật thay cho mình, hãy làm những gì bạn có thể.

Nếu mắc những bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin thì đó là “điều tất yếu của cuộc sống”

Mắc bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin không phải là “điều tất yếu của cuộc sống”. Sởi, quai bị và rubella là những bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn tới biến chứng nặng nề ở cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm não, mù lòa, tiêu chảy, viêm tai, hội chứng rubella bẩm sinh và tử vong. Những nguy hiểm trên đều có thể ngăn ngừa bằng văcxin. Không tiêm phòng đầy đủ khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn.

Cho trẻ tiêm phòng cùng lúc hai hoặc nhiều văcxin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, có thể gây quá tải cho hệ miễn dịch

Các bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêm cùng lúc vài loại văcxin không gây tác dụng xấu lên hệ miễn dịch. Hằng ngày trẻ tiếp xúc với hàng trăm tác nhân lạ làm khởi phát đáp ứng miễn dịch. Một động tác đơn giản như ăn uống cũng đưa vào cơ thể những kháng nguyên mới và rất nhiều vi khuẩn có sẵn ở miệng mũi. Khi cảm lạnh hay đau họng, bé tiếp xúc với kháng nguyên nhiều hơn nhiều so với khi tiêm văcxin. Ưu điểm của tiêm cùng lúc vài loại văcxin là giảm số lần đi khám, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nâng cao khả năng hoàn thành lịch tiêm chủng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc tiêm phối hợp các mũi như sởi, quai bị và rubella cũng đồng nghĩa với việc trẻ phải tiêm ít mũi hơn.

Bệnh cúm chỉ là chuyện khó chịu vặt vãnh, văcxin không có tác dụng

Cúm không phải chuyện vặt. Căn bệnh nguy hiểm này cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người mỗi năm. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già thường có sức khỏe kém và những người có bệnh mãn tính như hen hay bệnh tim đều dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng và dễ tử vong hơn. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ có thai còn có thêm lợi ích bảo vệ bé sơ sinh. Văcxin cung cấp miễn dịch với 3 chủng virus cúm phổ biến nhất lưu hành tại mỗi mùa nhất định. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm nặng và lan truyền bệnh cho những người khác. Tránh nhiễm cúm đồng nghĩa với tránh giảm thu nhập do phải nghỉ học hay nghỉ làm.

Miễn dịch nhờ mắc bệnh tốt hơn miễn dịch nhờ văcxin

Văcxin làm sản sinh đáp ứng miễn dịch giống như khi nhiễm bệnh tự nhiên nhưng không gây bệnh và giúp tránh các biến chứng tiềm ẩn. Trong khi đó cái giá phải trả để tạo miễn dịch thông qua nhiễm bệnh tự nhiên có thể là chậm phát triển tinh thần do Haemophilus B, dị tật bẩm sinh do rubella, ung thư gan do virus viêm gan B hoặc tử vong do sởi.

Trong văcxin có thủy ngân rất nguy hiểm

Thiromersal là thành phần hữu cơ chứa thủy ngân được bổ sung vào một số loại văcxin để làm chất bảo quản. Đây là chất bảo quản văcxin phổ biến nhất, thường được dùng trong các ống văcxin đa liều. Không có bằng chứng về việc lượng thiomersal dùng trong văcxin gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêm.

Văcxin gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Nghiên cứu năm 1998 bày tỏ sự lo ngại về mối liên hệ giữa văcxin phòng bệnh sởi-quai bị-rubella và bệnh tự kỷ sau này được phát hiện là mắc sai lầm nghiêm trọng và bài báo đã bị chính tạp chí xuất bản gỡ bỏ. Thật không may, việc công bố nghiên cứu này đã làm dấy lên những lo ngại, khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm sút và kết quả là sau đó xảy ra những đợt bệnh dịch bùng phát. Không có bằng chứng về mối liên hệ giữa văcxin phòng 3 bệnh trên và bệnh tự kỷ hay các rối loạn tự kỷ.

Theo BV Nhi Trung Ương và WHO

Bài viết Những hiểu lầm nghiêm trọng về tiêm chủng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-hieu-lam-nghiem-trong-ve-tiem-chung-57962/feed/ 0
Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/ https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/#respond Wed, 05 Jul 2023 09:30:33 +0000 https://benh.vn/?p=58333 Sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp. Sởi có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành dịch trên quy mô lớn.

Bài viết Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp. Sởi có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành dịch trên quy mô lớn.

tre-em-bi-soi

Biểu hiện chính của bệnh và biến chứng

Bệnh sởi thường có các triệu chứng: sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ). Trẻ mắc bệnh sởi có thể gặp các biến chứng từ nhẹ đến nặng như tiêu chảy, viêm phổi, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

Cách phòng tránh

Bệnh sởi có thể phòng tránh được. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là chủ động tiêm vắc xin sởi. Lưu ý: phải tiêm đầy đủ và đúng lịch thì khả năng phòng bệnh mới toàn diện. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi để phòng bệnh.

tre-em-tiem-vac-xin

Lịch tiêm chủng vắc-xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng:

  • Mũi 1: Khi trẻ 9 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Vắc-xin sởi là vắc-xin có tính an toàn rất cao. Rất ít trường hợp sau tiêm có thể gặp phải các phản ứng nhẹ như: đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, nổi ban và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng vắc-xin sởi trẻ có những biểu hiện như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, ít bú, bỏ bú.

Thực trạng tiêm chủng hiện nay

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã triển khai có kết quả các hoạt động tiêm chủng vắc-xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc sởi trên toàn quốc. Năm 2012, số ca mắc sởi giảm khoảng 1,3 lần so với năm 2011 và không xảy ra dịch trên quy mô lớn. Kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc triển khai tiêm vắc-xin sởi trên phạm vi rộng.

Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều nguồn thông tin sai lệch và những hiểu lầm về tiêm chủng dẫn đến một bộ phận người dân đi theo trào lưu “anti vaccine” và không đưa con trẻ đi tiêm phòng. Điều này dẫn đến một số đợt dịch sởi bùng phát, gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Người dân cần nhận thức được rằng: tiêm vắc-xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi và tiến tới loại trừ căn bệnh này trong tương lai.

Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đủ 2 mũi vắc-xin sởi theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Theo BV Nhi TW

Bài viết Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-phong-benh-soi-la-tiem-vac-xin-soi-58333/feed/ 0
Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/ https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/#respond Sat, 17 Jun 2023 00:15:10 +0000 http://benh2.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/ Cũng giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vaccin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nên việc tiêm phòng vẫn cần thực hiện đầy đủ.

Bài viết Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cũng giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vaccin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nên việc tiêm phòng vẫn cần thực hiện đầy đủ. Tìm hiểu về các phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B để có cách ứng xử phù hợp.

vac-xin-viem-gan-b

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh Viêm gan B cho trẻ (ảnh minh họa)

Vaccin viêm gan B rất an toàn, đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, do loại vaccin này được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nên có thể bị “kết án oan” khi trẻ tử vong hay có những phản ứng mạnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, sau khi tiêm vaccin viêm gan B trẻ có thể gặp một số phản ứng nhất định nhưng hoàn toàn có thể xử trí được.

Những phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm

Vaccin viêm gan B là vaccin tái tổ hợp, khi tiêm vaccin không đưa virut viêm gan B vào cơ thể, vì vậy trẻ được tiêm loại vaccin này trong 24 giờ sau sinh là an toàn. Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm với tỷ lệ từ 3- 9%, sốt trên 37,7o C có tỷ lệ từ 0,4 đến 8%, sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600 nghìn đến 1 triệu liều vaccin.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tử vong sơ sinh chiếm 73% tổng số trẻ tử  vong dưới 1 tuổi. Trong đó, tử vong trong 24 giờ đầu sau sinh chiếm gần một nửa (47%) số tử vong sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong sơ sinh như đẻ non, ngạt, bệnh đường hô hấp, dị tật, nhiễm khuẩn, xuất huyết, vàng da… trùng hợp với thời điểm tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ.

Cách phát hiện sớm phản ứng sau tiêm

Trước tiên, các bà mẹ cần được biết con mình đã được tiêm vaccin viêm gan B. Sau tiêm, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24giờ) sau khi trẻ được tiêm. Sau khi tiêm, trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho bú.

Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… nên các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, theo dõi trẻ. Nếu các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn, như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường (quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú…) thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

Có phải tiêm kháng thể globulin miễn dịch cho con nếu mẹ nhiễm virut viêm gan B không?

Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh có thể phòng được hơn 90% việc lan truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả của việc chỉ sử dụng vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh hay sử dụng vaccin viêm gan B cùng với HBIG là tương tự nhau.

Nếu tỷ lệ tiêm vaccin trong 24 giờ đầu sau sinh không được thực hiện tốt thì nguy cơ bùng phát bệnh viêm gan B trong cộng đồng ở thế hệ sắp tới là điều đã được báo trước. Do vậy, vì sức khỏe của trẻ và cộng đồng, trẻ cần được tiêm vaccin viêm gan B càng sớm càng tốt, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Khi tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, trẻ được tiêm miễn phí khi sinh tại bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã

Bài viết Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/feed/ 0
Anh thử nghiệm vắc xin phòng cúm không phải tiêm phòng hàng năm https://benh.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/ https://benh.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/#respond Wed, 15 Jun 2022 11:28:09 +0000 http://benh2.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/ Thay vì phải tiêm phòng cúm hàng năm, người dân có thể lựa chọn một loại vắc xin phòng cúm mới được các nhà khoa học Anh sáng chế có tác dụng bảo vệ lâu dài và sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Anh.

Bài viết Anh thử nghiệm vắc xin phòng cúm không phải tiêm phòng hàng năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thay vì phải tiêm phòng cúm hàng năm, người dân có thể lựa chọn một loại vắc xin phòng cúm mới được các nhà khoa học Anh sáng chế có tác dụng bảo vệ lâu dài và sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Anh.

vac_xin_phong_cum_moi

Vắc xin phòng cúm thông thường

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng đưa lại hiệu quả như mong muốn. Tại Anh, tính riêng mùa đông năm 2016, loại vắc xin hiện tại góp phần giảm 40% số người mắc cúm dưới 65 tuổi nhưng hầu như không có tác dụng với những người trên 65 tuổi. Nguyên nhân được cho là do khi con người già đi, hệ miễn dịch yếu hơn, cơ thể không đáp ứng được với một số loại vắc xin như những người trẻ tuổi.

Theo các nhà nghiên cứu, virus cúm giống như quả bóng có nhiều chân. Vắc xin phòng cúm hiện nay sẽ thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công vào đầu và protein bề mặt  của virus. Tuy nhiên, nếu protein bề mặt của virus thay đổi thì vắc xin không còn có tác dụng. Trong khi đó, vắc xin mới sẽ giúp hệ miễn dịch tạo ra vũ khí mới chống lại virus cúm tại tế bào T (tế bào có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch) để tiêu diệt nhiều chủng cúm, không cần phải tiêm lại hàng năm.

Ưu thế vượt trội của vắc xin mới

BBC cho biết các nhà nghiên cứu ở Anh đang tìm kiếm 500 người để tham gia thử nghiệm một loại vắc xin cúm “phổ quát” “vắc xin chống được nhiều chủng cúm” mới. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết khác với vắc xin phòng cúm đang dùng hiện nay, nó có thể tiêu diệt chủng virus cúm không biến đổi hàng năm như: cúm gia cầm, cúm người, cúm lợn, có tác dụng bảo vệ tốt hơn.

Giáo sư Gilbert, đồng sáng lập Vaccintech, công ty thuộc Viện Nghiên cứu Jenner, Đại học Oxford chia sẻ “Chúng tôi hi vọng vắc xin mới sẽ có tác dụng kéo dài hơn 1 năm, nhưng vẫn cần thêm các thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, các vắc xin phòng cúm có thể bảo vệ kéo dài hơn 5 năm và không phải tiêm lại hàng năm”.

Bài viết Anh thử nghiệm vắc xin phòng cúm không phải tiêm phòng hàng năm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/anh-thu-nghiem-vac-xin-phong-cum-khong-phai-tiem-phong-hang-nam-10063/feed/ 0
Bộ Y tế tiến hành tổ chức 3 đợt tiêm chủng miễn phí vacxin phòng sởi-rubella https://benh.vn/bo-y-te-tien-hanh-to-chuc-3-dot-tiem-chung-mien-phi-vacxin-phong-soi-rubella-5904/ https://benh.vn/bo-y-te-tien-hanh-to-chuc-3-dot-tiem-chung-mien-phi-vacxin-phong-soi-rubella-5904/#respond Tue, 15 Sep 2020 05:35:53 +0000 http://benh2.vn/bo-y-te-tien-hanh-to-chuc-3-dot-tiem-chung-mien-phi-vacxin-phong-soi-rubella-5904/ Bộ Y tế đang tiến hành tổ chức 3 đợt tiêm chủng vacxin phối hợp sởi-rubella miễn phí cho khoảng 23 triệu trẻ em trên toàn quốc, Ông Nguyễn Trần Hiển – Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về chiến dịch trên tổ chức ngày 19/9.

Bài viết Bộ Y tế tiến hành tổ chức 3 đợt tiêm chủng miễn phí vacxin phòng sởi-rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bộ Y tế đang tiến hành tổ chức 3 đợt tiêm chủng vacxin phối hợp sởi-rubella miễn phí cho khoảng 23 triệu trẻ em trên toàn quốc, Ông Nguyễn Trần Hiển – Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về chiến dịch trên tổ chức ngày 19/9.

Mục tiêu của chiến dịch nhằm phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% trẻ trong diện tiêm chủng được tiêm vacxin phối hợp sởi-Rubella.

Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chương trình tiêm chủng mở rộng trước khi triển khai trên diện rộng sẽ triển khai trên quy mô nhỏ tại 4 huyện thuộc 4 khu vực, gồm: huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế), huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) và thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Mục tiêu của chiến dịch nhằm phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% trẻ trong diện tiêm chủng được tiêm vacxin phối hợp sởi-Rubella.

Đợt một sẽ triển khai tiêm chủng cho trẻ từ 1-5 tuổi (từ tháng 9- 10/2014); đợt hai sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 6-10 tuổi (từ tháng 11-12/2014) và đợt ba sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 11-14 tuổi (trong thời gian từ tháng 1-2/2015).

Thành tựu của chương trình

Được biết, đến nay Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tiếp nhận trong đợt một với 5 triệu liều vacxin phối hợp sởi-Rubella.

Tổng số trẻ được tiêm vacxin trên đến ngày 18/9 là 28.174 trẻ và không ghi nhận trường hợp phản ứng sau tiêm, Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết.

Theo thông tin từ Dự án tiêm chủng mở rộng, năm 2011 trên toàn quốc ghi nhận trên 7.200 ca mắc rubella trên toàn quốc, tập trung ở nhóm trẻ em, thanh niên và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Trên thực tế, số các trường hợp mắc còn cao hơn nhiều lần do nhiều trường hợp có biểu hiện nhẹ không đến cơ sở y tế.

Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra. Hiện nay tiêm phối hợp vacxin sởi-rubella là cách duy nhất phòng bệnh chủ động và hiệu quả bởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi và rubella.

Bài viết Bộ Y tế tiến hành tổ chức 3 đợt tiêm chủng miễn phí vacxin phòng sởi-rubella đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-y-te-tien-hanh-to-chuc-3-dot-tiem-chung-mien-phi-vacxin-phong-soi-rubella-5904/feed/ 0
Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa https://benh.vn/benh-soi-5488/ https://benh.vn/benh-soi-5488/#respond Fri, 09 Aug 2019 03:24:51 +0000 http://benh2.vn/benh-soi-5488/ Bệnh sởi được phát hiện và mô tả từ cách đây 2000 năm. Nó được coi là bệnh truyền nhiễm từ giữa thế kỷ XIX. Lần đầu tiên vào năm 1954 các nhà khoa học đã phân lập được virus sởi. Vaccine sống giảm hoạt lực có mặt trên thị trường từ năm 1963. Đây là bệnh được tổ chức y tế thế giới (WHO) rất quan tâm và đưa vào mục tiêu thanh toán toàn cầu đến năm 2010. Tuy nhiên, tới nay bệnh vẫn đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới và bùng phát thành các đợt dịch nhỏ.

Bài viết Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm được phát hiện từ cách đây 2000 năm. Vaccine sống giảm hoạt lực có mặt trên thị trường từ năm 1963. Đây là bệnh được tổ chức y tế thế giới (WHO) rất quan tâm và đưa vào mục tiêu thanh toán toàn cầu đến năm 2010. Tuy nhiên, tới nay bệnh vẫn đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới và bùng phát thành các đợt dịch nhỏ.

Trẻ em là nạn nhân của bệnh Sởi

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi

Phân bố của bệnh Sởi

Năm 2000 có khoảng 750.000 trẻ em trên thế giới tử vong do sởi, xếp thứ 5 trong các căn nguyên gây tử vong ở trẻ em và là căn nguyên gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh đã có vaccine dự phòng.

Bệnh sởi đã được thanh toán ở một số nước (Hoa kỳ, các nước Châu Mỹ, Châu Âu), còn lưu hành ở một số nước (Ấn độ, các nước Châu Phi, Đông Nam Á, …)

Đặc điểm Virus sởi: là một virus trong giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae, vỏ virus mang hemaglutinin và protein hòa màng; nhân chứa một sợi ARN. Virus sởi có 33 genotypes của virus sởi (có ý nghĩa dịch tễ học). Virus xâm nhập vào tế bào thông qua thụ cảm CD46 và CD150; nhân bản chủ yếu trong nguyên sinh chất của tế bào vật chủ.

Đường lây truyền

Là bệnh của con người, có khả năng lây truyền từ người bị bệnh sởi sang người lành qua đường hô hấp (giọt treo, giọt đặc);

Giai đoạn lây truyền: 1-2 ngày trước khi có triệu chứng, kéo dài đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đây là bệnh có khả năng lây truyền cao, thường gây dịch.

Sinh bệnh học

Tất cả mọi người đều có tính cảm nhiễm với virus sởi.

Virus sởi xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp, lan truyền qua máu vào hệ liên võng nội mô và gây tổn thương ở các cơ quan và hệ thống: da, hô hấp, vv…

Virus sởi gây đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, gây tổn thương viêm nội mạc mao mạch da, niêm mạc; viêm não do cơ chế miễn dịch

Virus sởi gây bệnh nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch tế bào  (AIDS)

Biểu hiện của bệnh sởi

Thời gian ủ bệnh: 10-14 ngày

Khởi phát bệnh: kéo dài 2-4 ngày

+ Sốt, mệt mỏi

+ Viêm long: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, chảy nước mắt.

+ Dấu Koplik xuất hiện trước khi phát ban: các chấm trắng 1-2mm trên niêm mạc má, đối diện với các răng hàm, có viền đỏ. Là dấu đặc hiệu của sởi.

Giai đoạn phát ban (kéo dài 3-5 ngày)

+ Ban xuất hiện từ mặt, lan dần xuống thân và chi trong 2-3 ngày, có cả ở lòng bàn tay và bàn chân

+ Ban dạng dát sần, lúc đầu kích thước nhỏ, riêng rẽ, màu hồng-đỏ; sau trở nên lan tỏa, hòa lẫn nhau, thô hơn; có thể có xuất huyết.

+ Tình trạng bệnh nhân nặng: sốt cao liên tục, mệt mỏi

+ Các hạch ngoại vi to, lách có thể to

+ Có thể có tiêu chảy, buồn nôn, nôn

Giai đoạn khỏi bệnh:

+ Hết sốt

+ Ban hết dần theo trình tự phát ban (từ mặt xuống chân), để lại vết thâm, bong da dạng vẩy nhỏ màu trắng

+ Các biểu hiện toàn thân cải thiện dần

Biến chứng

Thường xuất hiện vào giai đoạn sau phát ban.

+ Hô hấp: viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phổi (do virus sởi hoặc do bội nhiễm vi khuẩn)

+ Viêm não, viêm tủy: sốt, đau đầu, co giật, hôn mê, có thể xuất hiện nhiều tuần-tháng sau bệnh sởi; có thể gây tử vong hoặc di chứng thần kinh

+ Tiêu hóa: viêm dạ dày-ruột, viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo; viêm gan (tăng men gan đơn thuần)

+ Hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm cầu thận, xuất huyết giảm tiểu cầu; cao hoạt động có thể xuất huyết sau sởi.

+ Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 10% ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)

Sởi không điển hình

Xuất hiện ở trẻ/ người có miễn dịch một phần với sởi (sau tiêm phòng vaccine sởi chết hoặc huyết thanh kháng sởi, có kháng thể từ mẹ)

– Ban xuất hiện từ chân tay, lan lên thân và mặt

– Dạng ban: mụn phỏng, xuất huyết

– Phù chân tay

– Thân nhiễm phổi, tràn dịch màng phổi

Một số dạng sởi đặc biệt

Sởi ở người suy giảm miễn dịch tế bào:

– Có thể không kèm phát ban

– Biến chứng nặng: viêm phổi tiên phát do sởi, viêm não; HIV tiến triển nhanh đến AIDS

Sởi ở người lớn:

– Biểu hiện nặng hơn: sốt cao, ban dầy hơn

– Hay gặp biến chứng đường hô hấp, bội nhiễm vi khuẩn

– Sởi sau tiêm phòng vaccine sống không đầy đủ: thường nhẹ hơn.

Xét nghiệm ở bệnh nhân sởi

– Công thức máu: hạ bạch cầu, hạ bạch cầu lympho; tăng bạch cầu khi có bội nhiễm vi khuẩn.

– Viêm não: tăng protein và tế bào trong DNT

– Chẩn đoán:

Nhuộm huỳnh quang dịch tiết hô hấp xác định kháng nguyên virus sởi.

Phân lập virus sởi hoặc XN PCR xác định virus sởi dịch tiết hô hấp hoặc nước tiểu.

Kháng thể IgM: xuất hiện 1-2 ngày sau khi phát ban.

Chẩn đoán bệnh sởi

Triệu chứng lâm sàng:

+ Sốt trước khi phát ban, tình trạng viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc

+ Dấu Koplik

+ Tính chất ban, tuần tự phát ban

Các xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu khác.

Điều trị bệnh sởi

Sởi thông thường: điều trị hỗ trợ

+ Hạ nhiệt

+ Bù dịch đường uống và đường truyền, nếu cần

+ Bổ sung Vitamin A: 50.000 IU cho trẻ > 1 tuổi; liều đơn trong 2 ngày liên tiếp

– Viêm não: chống phù não, điều trị hỗ trợ, corticoid

– Bội nhiễm vi khuẩn: kháng sinh.

Dự phòng bệnh sởi

Tiêm chủng ngừa bằng vaccine sởi là lựa chọn số 1

Do giá thành thấp < 1 USD/liều, hiệu quả với tất cả các genotype virus sởi trên toàn thế giới, hiệu quả gây miễn dịch cao (> 95%) và với việc tiêm phòng 2 mũi sẽ tạo được miễn dịch bền vững, WHO đặt mục tiêu thanh toán sởi trên toàn thế giới vào năm 2010, bao gồm các biện pháp sau:

  1. Tiêm phòng sởi cho tất cả các trẻ em trước 12 tháng tuổi;
  2. Tiêm phòng sởi nhắc lại cho tất cả trẻ em từ 9 tháng đến 15 tuổi thông qua tiêm chủng thường quy hoặc tiêm chủng theo đợt (+ bổ sung vitamin A, cung cấp màn chống muỗi);
  3. Thiết lập hệ thống giám sát hiệu quả và
  4. Cải thiện việc điều trị sởi, bao gồm cả bổ sung vitamin A.

– Từ năm 2000 đến 2007, khoảng 3,6 triệu ca tử vong do sởi đã được ngăn chặn.

– Tỷ lệ tiêm phòng tăng từ 72% lên 82% trên toàn thế giới, có nơi > 92%

– Tuy nhiên, cho đến năm 2007, mỗi ngày vẫn có khoảng 540 trẻ tử vong vì sởi trên toàn thế giới.

Nhận xét về dịch sởi năm 2014

1. Dịch xảy ra ở quy mô nhỏ mang tính tản phát

2. Dịch có xu hướng lan nhanh ra nhiều tỉnh nhưng chủ yếu tại các khu tập trung đông dân, đô thị, giao lưu rộng, dân số biến động lớn, thay đổi nơi học tập, làm việc, cư trú; nguy cơ lây truyền tăng, đặc biệt vào các dịp lễ, tết.

3. Đa số ở nhóm tuổi người lớn (18-26 tuổi)

– Những người sinh ra từ 1985-1994 là khi Việt nam bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam – đã được tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi.

– Chưa có miễn dịch tự nhiên do nhiều năm không có dịch sởi.

Khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-soi-5488/feed/ 0
Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/ https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/#respond Fri, 15 Mar 2019 02:45:00 +0000 https://benh.vn/?p=58615 Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè là giai đoạn bệnh sởi có xu hướng gia tăng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Hiện nay phương pháp an toàn nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Những trường hợp đã xảy ra

Ngày 4/03, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau nhiệt độ cơ thể tăng rất cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân. Ngày 7/03, cháu D.A được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu D.A chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho con tiêm phòng”

Trẻ em đang tiêm chủng vắc xin

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm-Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin sai lệch khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ mắc sởi. May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Những đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2-5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ < 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây tử vong. Thời gian ủ bệnh thường từ 7-21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng sau:

  • Sốt cao > 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…
  • Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
  • Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
  • Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
  • Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý

Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Benh.vn (Theo BV Nhi TW)

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/feed/ 0
Thông tin mới về tiêm phòng cúm ở phụ nữ có thai năm 2019 https://benh.vn/thong-tin-moi-ve-tiem-phong-cum-o-phu-nu-co-thai-nam-2019-52338/ https://benh.vn/thong-tin-moi-ve-tiem-phong-cum-o-phu-nu-co-thai-nam-2019-52338/#respond Mon, 24 Dec 2018 02:04:19 +0000 https://benh.vn/?p=52338 Cúm là nhiễm trùng hô hấp cấp tính do các chủng virus influenza gây ra. Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng nhiễm virus và các hậu quả nghiêm trọng do các virus này gây ra.

Bài viết Thông tin mới về tiêm phòng cúm ở phụ nữ có thai năm 2019 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông tin chính

– Vắc xin cúm được khuyến cáo sử dụng trên phụ nữ có thai

– Vắc xin cúm có thể được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của thai kỳ

Thông tin chung

Cúm là nhiễm trùng hô hấp cấp tính do các chủng virus influenza gây ra. Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng nhiễm virus và các hậu quả nghiêm trọng do các virus này gây ra.

Vắc-xin phòng bệnh cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm, kể cả những người từ 65 tuổi trở lên, những người đang mắc bệnh và phụ nữ mang thai. Đối với những đối tượng này được tiêm phòng ngừa cúm miễn phí New Zealand.

Tiêm chủng trong quá trình mang thai

Tiêm vắc-xin phòng ngừa cúm được khuyến cáo mạnh cho những phụ nữ sẽ (hoặc dự định) mang thai trong mùa thu và mùa đông. Nghiên cứu của New Zealand cho thấy, phụ nữ mang thai có khả năng nhập viện do mắc bệnh cúm cao hơn gấp gần năm lần so với phụ nữ không mang thai.

Tiêm chủng cúm khi mang thai có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh thông qua việc truyền kháng thể từ mẹ sang con. Không được tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì vậy, việc tiêm vắc-xin trong khi mang thai sẽ bảo vệ những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vắc-xin tại thời điểm tiếp xúc với vi-rút. Tiêm vắc-xin cúm trong khi mang thai đã được chứng minh là giảm đáng kể tình trạng nhiễm cúm ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.

Vắc-xin phòng ngừa cúm an toàn khi sử dụng với phụ nữ mang thai trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm chủng ngừa cúm miễn phí tại các phòng khám đa khoa hoặc tại một số nhà thuốc cộng đồng.

Vắc-xin ngừa cúm trong năm 2019

Thành phần được khuyến nghị của vắc-xin ngừa cúm sử dụng ở New Zealand cho mùa cúm năm 2019 hiện đã được lưu hành. Vắc-xin 3 trong 1 và vắc-xin 4 trong 1 được đề xuất có tác dụng thêm với một chủng vi-rút mới giống cúm A (H3N2) và một chủng vi-rút mới thuộc giống B Victoria so với thành phần của vắc-xin cúm được sử dụng ở New Zealand năm 2018.

Các cơ quan quản lý sẽ làm việc với các nhà cung cấp vắc-xin cúm cho mùa cúm năm 2019 để đảm bảo có thông tin hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng vắc-xin cúm trong khi mang thai và /hoặc cho con bú.

Benh.vn (Tham khảo: canhgiacduoc.org.vn)

Bài viết Thông tin mới về tiêm phòng cúm ở phụ nữ có thai năm 2019 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thong-tin-moi-ve-tiem-phong-cum-o-phu-nu-co-thai-nam-2019-52338/feed/ 0