Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 16 Jan 2021 03:20:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những phụ nữ nào có nguy cơ tiền sản giật https://benh.vn/nhung-phu-nu-nao-co-nguy-co-tien-san-giat-55604/ https://benh.vn/nhung-phu-nu-nao-co-nguy-co-tien-san-giat-55604/#respond Sat, 23 Feb 2019 10:01:27 +0000 https://benh.vn/?p=55604 Tiền sản giật xảy ra ở khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Rối loạn tăng huyết áp thường phát triển trong nửa sau của thai kỳ và có thể đe dọa tính mạng người mẹ nếu không được điều trị kịp thời.

Bài viết Những phụ nữ nào có nguy cơ tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiền sản giật xảy ra ở khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Rối loạn tăng huyết áp thường phát triển trong nửa sau của thai kỳ và có thể đe dọa tính mạng người mẹ nếu không được điều trị kịp thời.

dấu hiệu tiền sản giật

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén) là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ, có biểu hiện: huyết áp cao và mức protein trong nước tiểu tăng.

Các biến chứng của tiền sản giật

Ngoài huyết áp và lượng protein trong nước tiểu cao, tiền sản giật có liên quan tới một số biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2,5kg).
  • Nhau bong non (nhau thai tách khỏi tử cung).
  • Chức năng gan bất thường.
  • Động kinh.
  • Sinh non (trước tuần 37).
  • Tai biến mạch máu não.
  • Suy thận.
  • Mất thị lực tạm thời
  • Vỡ gan.
  • Nghiêm trọng nhất là người mẹ và thai nhi tử vong.

Các dấu hiệu của tiền sản giật

Dấu hiệu nổi bật nhất của tiền sản giật là huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng quá mức (phù nề) tay và mặt, tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra nếu gặp các triệu chứng khác cũng cần đi khám ngay lập tức, bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội.
  • Rối loạn thị giác chẳng hạn mờ mắt, nhìn nhấp nháy.
  • Đau ở phía trên, bên phải bụng hoặc đau vai.
  • Đau hoặc cảm giác nóng bỏng sau xương ức.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Lẫn lộn hoặc lo lắng.
  • Khó thở.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ theo dõi tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm protein trong nước tiểu mỗi lần khám thai. Ở phụ nữ chưa từng bị cao huyết áp thì đo huyết áp có thể cho kết quả là 140/90. Dấu hiệu thứ hai là xét nghiệm protein trong mẫu nước tiểu thu được >= 300mg

Nhóm phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật

Người mẹ có thể có sức khỏe tốt trước khi mang thai nhưng trong thai kỳ, bác sĩ phát hiện người mẹ bị tăng huyết áp và có protein trong nước tiểu. Điều này cho thấy bất kỳ người phụ nữ mang thai nào dù khỏe mạnh cũng có thể phát triển tiền sản giật. Tuy nhiên, các chuyên gia xác định một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Cá nhân hoặc gia đình có tiền sản giật.
  • Mang thai lần đầu.
  • Mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã ngoài 40.
  • Đa thai.
  • Cao huyết áp/béo phì trước khi mang thai (chỉ số cơ thể trên 30).
  • Mắc bệnh tiểu đường.

Cách phòng ngừa tiền sản giật

Các bác sĩ vẫn chưa chắc vì sao tiền sản giật phát triển; do đó, để ngăn chặn nó là điều khó khăn. Các nghiên cứu nhỏ cho thấy, hạn chế aspirin và bổ sung đủ canxi giúp hạn chế tiền sản giật nhưng các nghiên cứu lớn hơn không đồng tình với kết luận này.

“Điều tốt nhất bạn nên làm là chăm sóc tốt trước khi sinh. Khi đó, tiền sản giật có thể được phát hiện sớm hơn nếu nó phát triển” – Virginia R. Lupo (chủ tịch bộ phận sản phụ khoa tại Trung tâm y tế quận Hennepin ở Minneapolis) cho biết.

Benh.vn (Theo BV Phụ sản trung ương)

Bài viết Những phụ nữ nào có nguy cơ tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phu-nu-nao-co-nguy-co-tien-san-giat-55604/feed/ 0
Phương pháp phòng ngừa và điều trị tiền sản giật https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-va-dieu-tri-tien-san-giat-2589/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-va-dieu-tri-tien-san-giat-2589/#respond Wed, 26 Sep 2018 04:17:05 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-ngua-va-dieu-tri-tien-san-giat-2589/ Nếu tiền sản giật được xử lý trước khi nó trở nên trầm trọng, kết quả thường là tốt. Nếu phát triển thành sản giật, đời sống của người mẹ và thai nhi có nguy cơ.

Bài viết Phương pháp phòng ngừa và điều trị tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật

Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây tiền sản giật, vẫn có một số yếu tố được cho là có thể khiến một số phụ nữ có nguy cơ lớn hơn người khác:

  • Tuổi: nếu bạn mang thai khi dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi
  • Cân nặng: nếu bạn bị béo phì, với chỉ số BMI vượt quá 35
  • Đột biến do yếu tố V Leiden, gen angiotensinogen T235
  • Bị mắc sẵn các bệnh: tiểu đường, huyết áp cao mãn tính, lu-pút (lao da), thận mãn tính và bệnh rối loạn tâm thần
  • Những thai phụ bị nhiễm độc thai nghén
  • Hội chứng kháng thể kháng phospholipid, do thời tiết giá rét, ẩm ướt…
  • Nếu đây là lần đầu bạn mang thai hoặc lần đầu bạn có thai với người chồng này
  • Nếu bạn được chẩn đoán là sẽ sinh đôi hoặc đa thai
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá lớn: thường được tính là 10 năm trở lên kể từ lần sinh nở gần đây nhất
  • Có tiền sử bị tiền sản giật: Tiền sản giật có thể có nguồn gốc từ gia đình hoặc có tiền sử mắc tiền sản giật

Chẩn đoán tiền sản giật và sản giật

Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật ở các lần khám thai trước sinh. Bác sĩ sẽ xem xét liệu người mẹ có dấu hiệu giữ nước, kiểm tra huyết áp cho mẹ và xét nghiệm nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh tiền sản giật, người mẹ cũng có thể được sắp xếp cho các xét nghiệm máu khác nhau, bao gồm cả các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận.

tiền sản giật

Bác sĩ tiến hành kiểm tra huyết áp, nước tiểu, dấu hiệu giữ nước,.. để xác định tiền sản giật

Các biện pháp phòng ngừa

Một trong các nguy cơ của bệnh là do béo phì. Một số chuyên gia cho rằng việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Lý tưởng nhất là bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ trước khi có thai nhưng không bao giờ là quá trễ để bắt đầu thói quen này.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng khem khi thai đang phát triển. Hãy tham vấn bác sĩ để biết nên ăn gì.

Tuân thủ đúng lịch hẹn khám thai để thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng đạm trong nước tiểu, nhằm phát hiện sớm chứng bệnh tiền sản giật.

Phương pháp điều trị tiền sản giật

Tiền sản giật mức độ nhẹ

Tiền sản giật nhẹ và ít hơn 36 tuần mang thai không phải bao giờ cũng cần điều trị, bạn có thể được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà, thường xuyên theo dõi huyết áp, đảm bảo nó không được tăng cao theo dõi chặt chẽ chức năng thận, theo dõi sát sức khỏe thai nhi. Một số phụ nữ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế độ nghỉ ngơi đặc biệt có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn ngừa được tiền sản giật mà chỉ có thể giúp kiểm soát bệnh.

Tiền sản giật mức độ nặng

Nếu thai phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường hoặc nhập viện. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra huyết áp hàng ngày và siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi đủ trưởng thành (hơn 36 tuần) thì thúc sinh hoặc sinh mổ được khuyến khích. Trước khi chuyển dạ, người mẹ có thể phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuần 24 thì phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ. Nếu sản giật phát triển, người mẹ có thể được cho thuốc hạ huyết áp và thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh. Mổ lấy thai khẩn cấp sau đó.

Thuốc điều trị

Có thể dùng Labelatol hay hydralazin truyền tĩnh mạch là hai thứ thuốc thường dùng nhất để xử lý tiền sản giật. Cũng có thể dùng thuốc chẹn kênh canxi. Tuân thủ nguyên tắc là giảm huyết áp động mạch từ từ để tránh giảm huyết áp và giảm lượng máu đến thai. Tránh dùng những chất ức chế men chuyển angiotensin cũng như những chất chẹn thụ thể angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ vì ảnh hưởng có hại cho sự phát triển của thai nhi. Thai phụ điều trị bằng những chất ức chế men chuyển angiotensin thường bị ít dịch ối, có lẽ là do giảm chức năng thận của thai nhi.

Để điều trị và phòng ngừa cơn sản giật có thể dùng magiê sunphat vì hiệu quả tốt hơn hẳn phenitoin và diazepam. Magiê có thể ngừa cơn sản giật bằng cách tương tác với các thụ thể N-Methyl-D-asparate (NMDA) trong hệ thần kinh trung ương. Do khó dự đoán được cơn sản giật trong những ca bệnh nặng nên khi đã quyết định cho sinh thì tất cả thai phụ đã chẩn đoán tiền sản giật nên được điều trị bằng magiê sunphat

Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị tích cực các trường hợp tiền sản giật là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, hạn chế tai biến nặng cho cả mẹ và thai nhi.

Tiên lượng bệnh

Nếu tiền sản giật được xử lý trước khi nó trở nên trầm trọng, kết quả thường là tốt. Nếu phát triển thành sản giật, đời sống của người mẹ và thai nhi có nguy cơ. Cao huyết áp thường trở lại bình thường trong vòng khoảng 1 tuần sau sinh nhưng có nguy cơ khiến người mẹ phát triển bệnh cao huyết áp trong cuộc sống sau này. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị ảnh hưởng có tiền sản giật ở lần mang thai trong tương lai.

Tiền sản giật là một bệnh nặng khi mang thai, có thể gây sản giật với diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong mẹ và con. Tiền sản giật có liên quan đến những bất thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chỉ số huyết áp gần như bình thường. Có khoảng 5-7% phụ nữ có thai mắc tiền sản giật.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng ngừa và điều trị tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-va-dieu-tri-tien-san-giat-2589/feed/ 0
Triệu chứng và những biến chứng khi lên cơn sản giật https://benh.vn/trieu-chung-va-nhung-bien-chung-khi-len-con-san-giat-2595/ https://benh.vn/trieu-chung-va-nhung-bien-chung-khi-len-con-san-giat-2595/#respond Thu, 16 Aug 2018 04:17:12 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-nhung-bien-chung-khi-len-con-san-giat-2595/ Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật hoặc hôn mê, xảy ra trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật nặng. Đây là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật nặng nếu không được theo dõi và điều trị. Sản giật có thể xảy ra trước đẻ (50%), trong đẻ (25%) và sau đẻ (25%)

Bài viết Triệu chứng và những biến chứng khi lên cơn sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sản giật được xác định là khi xuất hiện những cơn co giật hoặc hôn mê, xảy ra trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật nặng. Đây là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật nặng nếu không được theo dõi và điều trị. Sản giật có thể xảy ra trước đẻ (50%), trong đẻ (25%) và sau đẻ (25%).

sản giật

Sản giật là một biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm (ảnh minh họa)

Triệu chứng và chẩn đoán

Lâm sàng

Trên lâm sàng mỗi cơn giật điển hình thường trải qua 4 giai đoạn.

– Giai đoạn xâm nhiễm

  • Khoảng 30 giây đến 1 phút.
  • Đặc điểm: có những cơn kích thích ở vùng mặt, miệng, mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhúm sau đó cơn giật lan tràn xuống hai tay.

– Giai đoạn giật cứng

  • Khoảng 30 giây
  • Biểu hiện bằng những cơn giật cứng lan toả khắp người. Toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt lại làm cho bệnh nhân dễ ngạt thở vì thiếu oxy.

– Giai đoạn giật gián cách

  • Kéo dài khoảng 1 phút
  • Sau cơn giật các cơ toàn thân giãn ra trong chốc lát, rồi liên tiếp những cơn co giật toàn thân, lưỡi thè ra thụt vào nên rất dễ bị cắn lưỡi, mặt tím do ngưng thở, miệng sùi bọt mép.

– Giai đoạn hôn mê

  • Các cử động co giật nhẹ và thưa dần rồi ngưng. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Tuỳ theo tình trạng nhẹ, nặng mà bệnh nhân có thể hôn mê nhẹ hoặc hôn mê sâu.
  • Nếu nhẹ thì 5-7 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại, nếu hôn mê sâu có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Bệnh nhân mất tri giác, đồng tử dãn rộng, rối loạn cơ vòng đại tiểu tiện.

Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra ngay khi lên cơn giật, làm bệnh nhân hôn mê sâu kéo dài và tử vong. Ngoài ra, trong những cơn giật nặng, sản phụ có thể tự cắn vào lưỡi làm chảy máu, máu có thể tràn vào thanh quản và phổi, gây chết vì ngạt thở.

Chẩn đoán

– Chẩn đoán xác định: dựa và triệu chứng lâm sàng của cơn giật điển hình trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật nặng.

– Chẩn đoán phân biệt:

  • Động kinh: có tiền sử động kinh trước khi có thai.
  • Cơn Tetanie: có thể có hay không có tiền sử. Các ngón tay duỗi thẳng và co dúm lại như người đỡ đẻ.
  • Cơn Hysteria: sự biểu hiện các cơn giật không giống nhau, tuy không tỉnh nhưng người xung quanh nói vẫn biết. Mất tri giác nhưng không mất phản xạ.
  • Các tai biến mạch máu não: xuất huyết não, các thuyên tắc, huyết khối mạch máu não. Xuất huyết não là một biến chứng hiếm gặp ở tiền sản giật- sản giật, thường người ta phát hiện trên mổ tử thi của người chết bị sản giật. Trong những trường hợp như thế thì bệnh nhân thường có huyết áp tối thiểu rất cao, trên 120 mmHg. Do đó, vấn đề là cần điều trị tích cực những trường hợp có huyết áp tối thiểu trên 110mmHg để đề phòng xuất huyết não.
  • Tổn thương não: u não, abces não.
  • Các bệnh nhiễm trùng: viêm màng não, viêm não.
  • Các bệnh chuyển hoá: hạ calci máu, hạ glucoza máu, hôn mê do urê máu cao, hôn mê do gan, hôn mê do đái tháo đường. . .

Biến chứng

Về phía mẹ

  • Cắn phải lưỡi khi lên cơn giật
  • Ngạt thở
  • Phù phổi cấp
  • Xuất huyết não – màng não
  • Viêm gan cấp, viêm thận cấp
  • Mù mắt, thong manh, ngớ ngẩn
  • Để lại di chứng cao huyết áp mãn, viêm gan, viêm thận mãn.

Về phía con

  • Thai kém phát triển trong tử cung.
  • Đẻ non do phải can thiệp sản khoa.
  • Thai chết lưu trong tử cung.

Xử trí

Khi sản giật xảy ra, phải hết sức bình tĩnh thực hiện ngay các bước sau trước khi đưa đi cấp cứu:

  • Dùng que gỗ ngáng qua mồm sản phụ rồi buộc chặt ra sau gáy để đề phòng sản phụ cắn vào lưỡi.
  • Để sản phụ nằm nghiêng đầu về một bên cho đờm dãi chảy ra dễ dàng, hoặc dùng khăn sạch móc đờm dãi để sản phụ thở được.
  • Đưa sản phụ đi cấp cứu phải thật nhẹ nhàng, tránh xốc vác thô bạo.

Để phòng bệnh, cần khám thai đúng hẹn, nếu có dấu hiệu bệnh lý thì phải điều trị theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Người có bệnh thận, tăng huyết áp từ trước phải đến cơ sở y tế theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực. Nếu bệnh tăng dần lên trong khi có thai thì phải đình chỉ thai sớm để cứu tính mạng người mẹ.

Vào những tháng cuối, tránh ăn mặn hoặc các thức ăn dễ gây dị ứng. Có chế độ lao động thích hợp, tránh làm việc nặng, gần đến ngày đẻ phải nghỉ ngơi. Mùa rét phải mặc ấm, tránh nhiễm lạnh.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng và những biến chứng khi lên cơn sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-nhung-bien-chung-khi-len-con-san-giat-2595/feed/ 0
Tiền sản giật khi nhiễm độc thai nghén https://benh.vn/tien-san-giat-khi-nhiem-doc-thai-nghen-4897/ https://benh.vn/tien-san-giat-khi-nhiem-doc-thai-nghen-4897/#respond Tue, 24 Jul 2018 05:12:47 +0000 http://benh2.vn/tien-san-giat-khi-nhiem-doc-thai-nghen-4897/ Tiền sản giật là tình trạng nhiễm độc thai nghén với biểu hiện tăng huyết áp và protein dư thừa trong nước tiểu xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và em bé.

Bài viết Tiền sản giật khi nhiễm độc thai nghén đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiền sản giật là tình trạng nhiễm độc thai nghén với biểu hiện tăng huyết áp và protein dư thừa trong nước tiểu xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và em bé.

tiền sản giật

Tiền sản giật nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng

Triệu chứng tiền sản giật

Các triệu chứng lâm sàng

Tiền sản giật có thể phát triển dần dần nhưng thường tấn công bất ngờ sau 20 tuần của thai kỳ, triệu chứng từ nhẹ đến nặng, các triệu chứng bao gồm:

  • Cao huyết áp: huyết áp ≥ 140/90 mmHg (tức là con số huyết áp thường xuyên hơn mức bình thường trước khi mang thai tối thiểu 20mmHg).
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Giảm thị giác biểu hiện mờ mắt, giảm nhạy cảm với ánh sáng
  • Buồn nôn, nôn
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Tăng cân đột ngột: nhiều hơn 1 kg/1 tuần
  • Phù ở mặt, tay, chi dưới.

Các xét nghiệm

Quan trọng nhất là phát hiện protein trong nước tiểu (thường > 0,5gam/lít ở nước tiểu lấy ngẫu nhiên)

Biến chứng: sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, rau bong non, sản giật ảnh hưởng đến cả tính mạng mẹ và em bé.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ tiền sản giật

Nguyên nhân

Chưa rõ ràng, tuy nhiên có liên quan đến thiếu máu tử cung, yếu tố miễn dịch và chế độ ăn uống kém chất dinh dưỡng và yếu tố vi lượng.

Yếu tố nguy cơ

  • Tiền sử sản giật
  • Cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở thận
  • Béo phì
  • Suy thai, đa thai
  • Trên 40 tuổi
  • Mang thai lần đầu
  • Bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu vitamin D.

Chẩn đoán bệnh tiền sản giật

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng là chính.

Điều trị tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp và giai đoạn của thai kỳ.

Tiền sản giật xảy ra khi thai phụ trên 36 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển dạ và người mẹ có thể sinh thường.

Tiền sản giật xuất hiện sớm: thai phụ cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi, sử dụng thuốc một cách nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc bao gồm: kiểm soát huyết áp và thuốc giữ cho em bé trong tử cung của mẹ càng lâu càng tốt.

Thai phụ luôn được theo dõi và vào bệnh viện ngay khi có các triệu chứng bất thường vì tiền sản giật có thể diễn biến thành sản giật, khi đó mẹ và con cần được cấp cứu kịp thời.

Lời khuyên cho thai phụ khi bị tiền sản giật

Khi phát hiện mình có một biến chứng nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai có thể làm cho người mẹ sợ hãi. Nhưng nếu được chẩn đoán sớm và được tư vấn nghỉ ngơi trên giường, người mẹ sẽ được nhân viên y tế theo dõi sát sao để đảm bảo sức khoẻ cho em bé một cách tốt nhất.

Sản phụ cần tìm hiểu các thông tin bệnh lý liên quan đến quá trình mang thai bằng cách đọc sách, nói chuyện với bác sĩ, thậm chí tham gia vào một số nghiên cứu. Mặt khác, khi đọc các kiến thức về tiền sản giật và các biến chứng có thể làm cho sản phụ thêm hồi hộp, lo lắng và có một trạng thái phân tâm. Hãy đến gặp nhân viên y tế để được giải thích và được khám tư vấn.

Đối phó với thời gian được nghỉ ngơi tại giường

Những ngày đầu tiên, nghỉ ngơi tại giường có vẻ tuyệt vời. Nhưng thực tế, trong giai đoạn nghỉ ngơi thường có cảm giác chờ đợi và lo lắng. Có thể cảm thấy thất vọng bởi bị hạn chế hoạt động, đặc biệt là không có thời gian để hoàn tất những việc cần chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé.

Để sản phụ có thể nghỉ ngơi yên tâm, hãy xem xét những lời khuyên này:

– Trong thời kỳ mang thai, mỗi sản phụ nên nắm được các nguyên tắc cơ bản: hãy hỏi bác sĩ cụ thể về những vấn đề quan tâm và chưa rõ, khi nào nên hoạt động, nên nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống? Có thể ngồi dậy vào những thời điểm nào? nếu có trong bao lâu? có cho phép bất kỳ loại hoạt động thể chất nào không và mức độ?

– Chuẩn bị phòng nghỉ ngơi: nên chắc chắn khi tình huống khẩn cấp có thể có mọi thứ trong tầm tay như thuốc men, điện thoại….

– Tổ chức một lịch trình cho các công việc trong ngày, thời gian sẽ qua nhanh hơn, có thể xem truyền hình và đọc sách báo. Những hoạt động này có thể giúp thời kỳ dưỡng thai bớt nhàm chán, giúp cho sản phụ bớt căng thẳng lo lắng, và thời gian theo dõi mẹ và em bé trở nên có hiệu quả.

– Hãy tạo lập một sở thích mới hoặc tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn sẽ giúp mẹ bầu vui vẻ hơn trong thời gian nghỉ ngơi.

– Nghĩ về những điều tốt nhất cho mẹ và con.

Phòng chống tiền sản giật

Không có cách nào để ngăn chặn tiền sản giật. Ăn ít muối hoặc thay đổi hoạt động trong khi mang thai không làm giảm nguy cơ. Cách tốt nhất để chăm sóc bản thân mình và em bé là mẹ được theo dõi sớm và chăm sóc thường xuyên trước khi sinh. Nếu tiền sản giật được phát hiện sớm, bác sĩ có thể giúp ngăn ngừa biến chứng và có những lựa chọn tốt nhất cho mẹ và con.

khám thai định kỳ để phát hiện tiền sản giật

Khám thai định kỳ để phát hiện sớm tiền sản giật

Có một số bằng chứng cho thấy uống vitamin, chẳng hạn như vitamin D, có thể giảm nguy cơ tiền sản giật. Hãy hỏi bác sĩ và thực hiện những gì được đề nghị. Không dùng bất cứ loại thuốc nào trong khi mang thai nếu không được sự đồng ý của bác sỹ.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Tiền sản giật khi nhiễm độc thai nghén đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tien-san-giat-khi-nhiem-doc-thai-nghen-4897/feed/ 0
Những biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở https://benh.vn/nhung-bien-chung-nguy-hiem-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no-5861/ https://benh.vn/nhung-bien-chung-nguy-hiem-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no-5861/#respond Sat, 14 Jul 2018 05:35:05 +0000 http://benh2.vn/nhung-bien-chung-nguy-hiem-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no-5861/ Rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết mình có gặp phải những biến chứng trong quá trình mang thai hay không, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trong quá trình mang thai và sinh nở là gì?

Bài viết Những biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết mình có gặp phải biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai hay không, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trong quá trình mang thai và sinh nở là gì?

Để giải đáp thắc mắc của mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biến chứng đó là gì và cách phòng tránh.

Biến chứng trong quá trình mang thai

Các biến chứng trong quá trình mang thai trở nên nguy hiểm hơn khi không chỉ gây hại cho bà mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Những biến chứng thường gặp nhất khi mang thai liên quan tới việc thay đổi các hệ thống, cơ quan do sự xuất hiện của bào thai trong bụng.

Tăng huyết áp

Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lòng và mẹ có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé.

Phòng tránh:

  • Luôn phải lưu ý kiểm tra huyết áp trong quá trình mang thai.

Đa ối, thiếu ối

Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường.

Phòng tránh:

  • Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.
  • Cần đi thăm khám thường xuyên trong 2 quý cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.

Bong nhau thai

Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ sẽ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Khi bong nhau thai người mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo, đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra.

Phòng tránh:

  • Khi mang thai cần chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh không nên kéo dài quá 7 năm.
  • Khi có thai phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén.
  • Bổ sung axit folic trước và ngay sau khi mang thai…
  • Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần kịp thời đến bệnh viện chuyên sản khoa để được khám chữa và xử trí kịp thời.

Ứ mật

Khi các men tiêu hoá, mật được tích tụ trong gan của bà mẹ mang thai thẩm thấu vào máu có thể dẫn đến chứng ứ mật thai kì. Tình trạng này có thể ảnh hưởng 1-2/1000 phụ nữ mang thai và xu hướng do di truyền. Triệu chứng thường gặp là rất ngứa, nhất là ở tay và chân.

Phòng tránh:

  • Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ để đảm bảo sự tăng cân vừa phải, đồng thời theo dõi sát sự tăng trưởng của thai nhi.
  • Các trường hợp có mỡ máu tăng, tiền căn gia đình có ứ mật trong gan, bệnh lý gan có sẵn, thì phải hết sức lưu ý.

Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ sản khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn trong thai kỳ.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động, thường xảy ra ở tĩnh mạch chân, háng hoặc xương chậu trong thai kì. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn.

Phòng tránh:

  • Uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
  • Không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển để giúp máu lưu thông
  • Nên mặc quần áo rộng, thoải mái. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân.
  • Tuyệt đối không nên ngồi gác chéo hai chân.
  • Tránh ngồi ở những vị trí quá chật hẹp như khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi các chuyến bay dài, hoặc phải ngồi phòng chờ quá lâu đều không tốt.

Phụ nữ mang thai không nên đi các chuyến bay dài.

Biến chứng khi sinh nở

Suy thai

Nguyên nhân gây suy thai là do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung.

Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các ca sinh nở.

Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ.

Phòng tránh:

  • Chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai.
  • Người mẹ không nên ưu tư, phiền muộn.
  • Trong thai kỳ nên khám 6-8 lần.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Băng huyết

Băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậụ là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ.

Ngoài ra, những bà mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm cần hỏi bác sĩ để phân biệt sản dịch với băng huyết sau sinh.

Phòng tránh:

  • Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Có những trường hợp một vài ngày sau sinh, hiện tượng băng huyết ồ ạt mới xuất hiện.

Sản phụ cần được theo dõi và lưu ý người nhà cần quan tâm đặc biệt đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh.

Vỡ tử cung

Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con vô cùng cao nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa sản có kinh nghiệm.

Phòng tránh:

  • Những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường, do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp.

Vỡ ối sớm

Vỡ ối sớm làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao.

Ối vỡ sớm còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên hiện tượng nhiễm khuẩn tử cung của thai phụ. Trẻ lâu quá không sinh ra được cũng có thể phát sinh nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Phòng tránh:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai.
  • Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục trong tháng cuối cùng của thai kỳ.
  • Tránh quá mệt mỏi và mang vác quá nặng.
  • Nên đến bệnh viên nhờ bác sĩ chỉnh sửa nếu ngôi thai không đúng. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh sửa được, thì cần đề phòng.

Lời kết

Không phải trường hợp nào mang thai cũng sẽ xảy ra biến chứng nhưng nếu những biến chứng trong bài viết trên xảy ra thì vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra các chị em nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để luôn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.

Bài viết Những biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bien-chung-nguy-hiem-trong-qua-trinh-mang-thai-va-sinh-no-5861/feed/ 0
Những nguyên nhân khiến bà bầu tử vong khi sinh nên chú ý https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/ https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/#respond Mon, 02 Jul 2018 07:26:17 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/ Quá trình mang thai đã vô cùng vất vả nhưng mẹ bầu vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ sau sinh. Những nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể khiến bà bầu tử vong.

Bài viết Những nguyên nhân khiến bà bầu tử vong khi sinh nên chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quá trình mang thai đã vô cùng vất vả nhưng mẹ bầu vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ sau sinh. Những nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể khiến bà bầu tử vong.

nguy cơ khi mang thai

Bà bầu sau sinh vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, có thể gây nguy hiểm tính mạng

Cùng Benh.vn tìm hiểu về những nguyên nhân sau sinh có thể khiến bà bầu tử vong

Sản giật, tiền sản giật

Ngay khi còn trong thai kỳ, sản giật đã là mối đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi với các dấu hiệu tăng huyết áp, tăng protein trong nước tiểu dẫn đến co giật hoặc hôn mê. Kèm theo đó là các cơn đau đầu dữ dội, giảm hoặc loạn thị lực. Người mang thai lần đầu, song thai, thai phụ trên 35 tuổi, thai phụ tăng huyết áp trong thai kỳ, có đái tháo đường và mắc các bệnh lý về thận… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật trong thai kỳ.

Băng huyết

Băng huyết là nguyên nhân phổ biến nhất trong các ca tử vong sau sinh được ghi nhận. Đây là hiện tượng xuất huyết không ngừng sau khi sinh dẫn đến mất máu trầm trọng (từ 500ml trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh) và tử vong là điều khó tránh khỏi. Nếu băng huyết xảy ra trong quá trình chuyển dạ còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết tức thời là do tử cung giảm độ đàn hồi (tử cung bị đờ) hoặc do âm đạo, cổ tử cung bị rách trong quá trình sinh nở. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ băng huyết bao gồm: con lớn, đa sản, có can thiệp giục sinh…

Băng huyết có thể gây tử vong do mất máu quá nặng

Sốt sau sinh

Để quá trình sinh diễn ra nhanh hơn, các bác sĩ sản khoa có thể cho mẹ sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Những dụng cụ này nếu không được sát trùng kỹ lưỡng có thể mang theo các cầu khuẩn gây viêm nhiễm hậu sản và sốt là một trong những triệu chứng của tình trạng này.

Sốt cao có thể dẫn đến co giật, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Do đó, khả năng gây tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài nguyên nhân kể trên, các yếu tố như thời tiết, gió, sinh khó…cũng có thể dẫn đến những cơn sốt hậu sản.

Sót nhau thai

Trường hợp này có thể xảy ra trong thời gian 30 phút sau sinh, tử cung co thắt và đẩy nhau thai ra ngoài. Nếu không đẩy hết hoàn toàn nhau thai ra ngoài do bất thường của nhau thai, viêm nhiễm tử cung… thì sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm cho sản phụ. Khi sản phụ bị sót nhau thì sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu nhiều, đau từng cơn âm ỉ ở bụng dưới.

Nhiễm khuẩn sau sinh

Trường hợp này thường xảy ra do điều kiện y tế không được đảm bảo, tình trạng chăm sóc không sạch sẽ. Tuy nhiên, đối với sức khỏe thai phụ kém, tình trạng nhiễm độc thai, thiếu máu, sót nhau, bế sản dịch… sẽ dễ xảy ra nhiễm khuẩn sau sinh, dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ.

Tắc mạch ối

Điều nguy hiểm nhất của hiện tượng tắc mạch ối là chúng có thể xảy ra ở bất cứ thai phụ nào, sinh lần đầu hoặc sinh nhiều lần. Chúng tiến triển khá nhanh và không có bất kỳ chuẩn đoán hay phương pháp dự phòng nào trước đó.

Khi rơi vào tình trạng này, thai phụ sẽ nhanh chóng bị tắc mạch máu não, tắc phổi, mất khả năng tuần hoàn máu, dẫn tới suy hô hấp và tử vong sau đó. Hiện tượng này là do tử cung co thắt mạnh khiến nước ối tràn ra ngoài khoang tử cung và nhau màng ối khiến mạch máu trở thành ống hút nước ối vào mạch máu. Từ đó, theo các cơn co thắt nước ối sẽ tràn lên phổi và gây tắc mạch phổi.

Những phụ nữ trẻ hoặc trên 35 tuổi người có bệnh về máu hoặc nhau thai bất thường thường có nguy cơ bị tắc mạch ối cao hơn so người khác. Mặc dù hiện tượng này không quá phổ biến nhưng có đến 90 % nguy cơ tử vong đều do tính chất nguy hiểm của biến chứng bệnh.

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh

Sau sinh sản phụ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá độ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

Đối với vú, sau khi sinh từ 2-3 ngày, sữa bắt đầu tiết ra, nên cho bé bú ngay sữa non, bú nhiều lần trong ngày để kích thích tiết sữa. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi.

Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó với con nơi người mẹ.

Đối với vệ sinh thân thể, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm.

Benh.vn (Nguồn Khoevadep)

Bài viết Những nguyên nhân khiến bà bầu tử vong khi sinh nên chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/feed/ 0
Triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật https://benh.vn/trieu-chung-va-cac-dau-hieu-cua-benh-tien-san-giat-2588/ https://benh.vn/trieu-chung-va-cac-dau-hieu-cua-benh-tien-san-giat-2588/#respond Sat, 12 May 2018 04:17:03 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-cac-dau-hieu-cua-benh-tien-san-giat-2588/ Tiền sản giật là một bệnh nặng khi mang thai, có thể gây sản giật với những diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho mẹ và con. Cần theo dõi chặt chẽ và tiên lượng bệnh để kịp thời xử lý.

Bài viết Triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Tiền sản giật là một bệnh nặng khi mang thai, có thể gây sản giật với những diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho mẹ và con. Cần theo dõi chặt chẽ và tiên lượng bệnh để kịp thời xử lý.

dấu hiệu tiền sản giật

Tiền sản giật nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho mẹ và con

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh. May mắn là đa số các trường hợp đều nhẹ, và cứ 14 thai phụ thì chỉ có một người mắc phải, nhưng đôi khi chứng bệnh này có thể trở nên rất nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh này khá phức tạp và cho tới giờ vẫn chưa có ai hiểu rõ về nó, có thể do một khuyết tật nào đó của nhau thai gây ra, làm giảm lượng máu và chất dinh dưỡng truyền cho thai nhi, khiến thai nhi kém phát triển hoặc do người mẹ có phản ứng miễn dịch với thai nhi.

Triệu chứng của tiền sản giật

Không có một triệu chứng rõ ràng nào của tiền sản giật trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng nếu khám thai thường xuyên thì có thể phát hiện ra căn bệnh trước khi nó trở nên nghiêm trọng.

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp thai phụ, các vấn đề về tuần hoàn như sưng phù hay có đạm trong nước không. Đây chính là những dấu hiệu của tiền sản giật.

Tuy nhiên nếu thai phụ chỉ có một trong các triệu chứng trên thì không thể kết luận là bị tiền sản giật. Huyết áp cao và sưng phù nhẹ là những biểu hiện rất phổ biến ở thai phụ và không chứng tỏ được vấn đề gì. Đạm trong nước tiểu cũng có thể là do bị viêm nhiễm.

Vậy dấu hiệu của bệnh tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật bao gồm các rối loạn như tăng huyết áp và protein niệu kèm theo các rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, cơn co giật, hôn mê.

Tiền sản giật nhẹ

Có protein niệu khoảng 1-2g, phù nhiều, tăng cân lên chừng 3-4 kg, tiểu ít, huyết áp lên tới 170/100mmHg, nhức đầu. Thai phụ bị tiền sản giật nhẹ khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, protein niệu và phù trở lại mà không có bằng chứng tiền sản giật nặng. Nếu không chữa trị khẩn trương có thể tiến triển thành tiền sản giật nặng.

Tiền sản giật nặng

Protein niệu 2-3g hay cao hơn, phù nhiều, thai phụ tăng hàng chục kg, huyết áp tăng cao, có khi đến 190/100 mmHg, tiểu ít, nhức đầu nhiều nhưng uống thuốc gì cũng không đỡ; mờ mắt, phù võng mạc hay xuất huyết võng mạc; toàn thân mệt mỏi, hốt hoảng, bơ phờ… Hậu quả là tổn thương nội mô của nhiều cơ quan. Nếu protein niệu cao hơn 5g/24 giờ, thiểu niệu hay suy thận, phù phổi, tổn thương tế bào gan, giảm tiểu cầu dưới 1000.000/microlit hay đông máu nội mạch lan tỏa; có biểu hiện của hội chứng HELLP bao gồm: tan huyết, men gan tăng, tiểu cầu thấp là một dạng đặc biệt của tiền sản giật nặng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh và tử vong của tiền sản giật.

Tóm tại nếu thai phụ thấy mình gặp phải bất kỳ hiện tượng nào như sau, hãy đi khám ngay lập tức

  • Đầu đau kèm theo mờ mắt, hoa mắt hay hiện tượng đom đóm bay trước mắt
  • Đau phần bụng trên
  • Buồn nôn, mặc dù hiện tượng này có thể là do ốm nghén
  • Mặt, bàn tay, cổ chân hay bàn chân bị sưng phù do tích nước
  • Tăng cân nhanh đột ngột

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-cac-dau-hieu-cua-benh-tien-san-giat-2588/feed/ 0
Phát hiện gen gây tiền sản giật https://benh.vn/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat-2590/ https://benh.vn/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat-2590/#respond Wed, 02 May 2018 04:17:06 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat-2590/ Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc Trường Y, Đại học Washington ở St. Louis cho biết họ đã xác định được các lỗi di truyền có vẻ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua phân tích ADN của hơn 300 phụ nữ mang thai.

Bài viết Phát hiện gen gây tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc Trường Y, Đại học Washington ở St. Louis cho biết họ đã xác định được các lỗi di truyền có vẻ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua phân tích ADN của hơn 300 phụ nữ mang thai.

động thai

60 trong số đó là những phụ nữ khỏe mạnh nhập viện do bị tiền sản giật nặng. 250 người còn lại là những phụ nữ đang được theo dõi về các biến chứng sức khỏe khác. 40 trong số họ cũng bị tiền sản giật.

Phân tích ADN cho thấy một số lỗi di truyền có ở 5 trong số 60 phụ nữ khỏe mạnh và 7 trong số 40 phụ nữ có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

Gen được xác định có khiếm khuyết đóng vai trò điều tiết đáp ứng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể giúp lý giải mối liên quan với tiền sản giật.

Hiện tại họ đang lên kế hoạch nghiên cứu trên nhiều phụ nữ hơn và với các gen khác để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Benh.vn (Theo meyeucon)

Bài viết Phát hiện gen gây tiền sản giật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat-2590/feed/ 0