Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 09 Sep 2023 03:50:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ỉa chảy cấp và mạn tính https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/ https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/#respond Fri, 08 Sep 2023 04:24:11 +0000 http://benh2.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/ Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Cùng tìm hiểu về ỉa chảy cấp và mạn tính

Bài viết Ỉa chảy cấp và mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Cùng tìm hiểu về ỉa chảy cấp và mạn tính

  • Phân có 85% thành phần là nước thì nhão.
  • Phân có 88% thành phần là nước thì lỏng.
  • Và có 90% thành phần là nước thì phần lỏng như nước.

Iả chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, muốn nắm được  các nguyên nhân đó, cần phải biết sự hoạt động bình thường của quá trình tiêu hoá và những rối loạn gây nên ỉa chảy.

Sinh lý quá trình tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bình thường có những đặc trưng sinh lý riêng mà khi sai lệch có thể dẫn tới các bệnh lý như tiêu chảy, táo bón…

Sinh lý tiêu hoá bình thường

Tiêu hoá bình thường gồm 4 quá trình:

  1. Tiết dịch: dạ dày tiết dịch dạ dày, gan tiết mật, tuỵ tạng tiết dịch, tuỵ và ruột non tiết  các men ruột.
  2. Co bóp nhu động: sự co bóp của dạ dày, ruột nhằm trộn lẫn thức ăn với dịch tiêu hoá và đưa xuống dưới.
  3. Tiêu hoá: là quá trình tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men và vi khuẩn nhằm phân giải thức ăn: HCl và pepsin  của dạ dày: trypsin, amylaza, lipaza của tuỵ tạng, sắc tố mật, muối mật của gan: các men enterokinaza, amino polipeptidaza, nucleaza, manfoza, sacaraza…của ruột non và vai trò của những loại vi khuẩn cộng sinh trong đại tràng, phân giải xenluloza thành glucoza.
  4. Hấp thụ: sau khi tiêu hoá, thức ăn được phân giải sẽ được hấp thụ qua ruột: phần lớn các thành phần của protit, gluxit, lipit, các chất điện giải vitamin được hấp thụ ở hỗng tràng, còn được hấp thụ lại ở đại tràng và làm cho phân đóng khuôn lại.

Để điều hoà 4 quá trình trên, hệ thống phó giao cảm (giây thần kinh X) và giao cảm đóng vai trò quan trọng.

  • Phó giao cảm: tăng nhu động và tiết dịch.
  • Giao cảm: giảm nhu động và tiết dịch.

Khi các quá trình trên bị rối loạn sẽ gây nên ỉa chảy, vậy sự rối loạn đó xảy ra như thế nào?

Những rối loạn tiêu hoá gây ỉa chảy

  1. Tăng tiết dịch: Khi sự tiết dịch tăng nhiều, vượt quá khả năng hấp thụ có thể gây nên ỉa chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây nên tăng tiết dịch và đó là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ kích thích ra ngoài.
  2. Tăng nhu động: ỉa chảy có thể là hậu quả của việc tăng nhu động, co bóp: bởi vì tăng co bóp làm cho thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hoá và hấp thụ. Các kích thích nhiễm khuẩn, nhiễm độc và rối loạn tâm thần thần kinh làm tăng co bóp.
  3. Tiêu hoá kém. Khi tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men, vi khuẩn giảm đi, thức ăn được hấp thụ sẽ kém đi và hậu quả dẫn đến ỉa chảy. Tiêu hoá kém có thể do:
  • Thiếu dịch tiêu hoá, cắt dạ dày, ruột…
  • Thiếu men, viêm tuỵ, tắc mật…
  • Thiếu vi khuẩn (dùng quá nhiều kháng sinh diệt hết vi khuẩn cộng sinh ở ruột…).
  • Tiêu hoá kém còn có thể do thức ăn được chuyển đi quá nhanh chưa kịp tiêu hoá (tăng nhu động) và ta gọi là sự thiếu thời gian tiêu hoá.

4. Hấp thụ kém: ỉa chảy có thể là hậu quả của thức ăn được hấp thu ít hoặc không được hấp thu. Kém hấp thu có thể do:

  • Thành của ruột bị tổn thương (viêm, ung thư…).
  • Hoặc là hậu quả quá trình  trên (tăng tiết dịch,tăng nhu động, tiêu hoá kém).

Có thể tóm tắt sự rối loạn của quá trình tiêu hoá trong sơ đồ sau:

Thiếu dịch men, vi khuẩn → Tiêu hoá kém → Hấp thụ kém → Ỉa chảy

Thiếu thời gian (tăng co bóp, tăng tiết dịch)

Trên đây là cơ chế sinh bệnh của ỉa chảy, có rất nhiều nguyên nhân tác động lên các cơ chế  đó, muốn tìm hiểu ta cần phải tiến hành hỏi bệnh, thăm khám và làm các  xét nghiệm cần thiết.

Thăm khám cho một bệnh nhân ỉa chảy

Khi thăm khám cho một bệnh nhân ỉa chảy cần phải chú ý hỏi bệnh thật kỹ để tìm nguyên nhân và sau đó làm các xét nghiệm cần thiết.

Hỏi bệnh

1. Hỏi về tính chất ỉa chảy.

  • Hoàn cảnh: xuất hiện của ỉa chảy: Rất quan trọng khi nguyên nhân là nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật về tiêu hoá…
  • Sự bắt đầu cuả ỉa chảy: đột ngột hay từ  từ.
  • Số lần đại tiện: ỉa chảy cấp có khi tới hàng trăm lần trong ngày. Ỉa chảy mạn tính thường ít lần hơn.
  • Về tính chất của phân: cần kết hợp chặt chẽ giữa hỏi và xem trực tiếp phân.

2. Các rối loạn khác về tiêu hoá và toàn thân.

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau bụng, đau quặn,  đau hậu môn, mót rặn.
  • Ăn kém, sợ mỡ.
  • Sốt.
  • Các biểu hiện về nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy nhược…

Khám lâm sàng

1. Khám phân: Là khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình khám đối với người bệnh ỉa chảy.

2. Khám bộ máy tiêu hoá: Khám có hệ thống toàn bộ về tiêu hoá, không nên thăm trực

tràng.

3. Khám toàn thân: chú ý đến một số triệu chứng có liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của ỉa chảy.

Hội chứng nhiễm khuẩn: Số, lưỡi bẩn, mệt nhọc…

Hội chứng nhiễm độc: tùy theo từng chất độc gây ỉa chảy có những biểu hiện khác nhau.

Hội chứng mất nước và các chất điện giải: đây là hậu quả quan trọng nhất của ỉa chảy cấp, cần được xử trí kịp thời.

  • Khát nước, khô miệng và niêm mạc.
  • Mắt sâu, da nhăn nheo, chân tay lạnh.
  • Đái ít rồi không đái, sẽ gây tình trạng urê máu cao.
  • Chuột rút do thiếu Ca, toan máu do thiếu Na, rối loạn nhịp tim do thiếu K.

Nếu tình trạng  mất nước trầm trọng hơn sẽ dẫn tới:

Hội chứng truỵ tim mạch:

  • Vã mồ hôi, lạnh chân tay.
  • Mạch nhỏ và nhanh.
  • Huyết áp hạ có khi không còn.

Cần được xử trí kịp thời, nếu không sẽ thường dẫn tới tử vong.

  • Các hội chứng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin: thường là hậu quả của các loại ỉa chảy mạn tính.
  • Gầy rất nhiều, có thể phù.
  • Da khô hay bong vảy.
  • Lông, tóc rụng nhiều…

Các xét nghiệm đối với bệnh nhân ỉa chảy

Ngoài các xét nghiệm thông thường, tùy theo mỗi nguyên nhân cần làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân: về hoá học, vi khuẩn và ký sinh vật, tổ chức tế bào.
  • Các xét nghiệm thăm dò tiêu hoá: dịch dạ dày, dịch tuỵ, mật, sự  hấp thụ của ruột.
  • Các xét nghiệm đánh giá hậu quả của ỉa chảy: urê, các chất điện giải, protid trong máu, thể tích hồng cầu…
  • Soi dạ dày, trực tràng, sinh thiết ruột non.
  • Chụp đại tràng, ruột non…

Nguyên nhân gây ỉa chảy

Đứng về mặt lâm sàng ta chia làm hai loại ỉa chảy cấp và ỉa chảy mạn tính.

Các nguyên nhân gây ỉa chảy cấp tính

Đối với ỉa chảy cấp, các nguyên nhân thường rõ ràng, dễ phát hiện:

1. Nhiễm khuẩn.

  • Các loại vi khuẩn đường ruột như: phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, tụ cẩu khuẩn, một số virus đường ruột nói chung đều gây ỉa chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn, muốn chẩn đoán cần lấy phân.
  • Các loại ký sinh vật đường ruột, nhất là amip, cũng có thể gây ỉa chảy cấp.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng có thể gây ỉa chảy như cúm, sốt rét, viêm tai xương chũm.

2. Nhiễm độc:

  • Thuỷ ngân: ỉa chảy kèm theo dấu hiệu viêm thận.
  • Asen: ỉa chảy, nổi mẩn và chảy máu ngoài da.
  • Nấm độc: dễ chẩn đoán vì người bệnh tự khai.
  • Tình trạng toan máu hoặc urê máu cao: ỉa chảy là phản ứng của cơ thể nhằm phải trừ urê qua đường tiêu hoá.

3. Các nguyên nhân khác.

  • Do dị ứng: đối với những thức ăn gây dị ứng (dứa).
  • Do thuốc: do không chịu được thuốc, hoặc uống thuốc quá nhiều (Nasunfat, Mg sunfat…).
  • Do tinh thần: lo lắng, sợ hãi quá mức.

Nguyên nhân gây ỉa chảy mạn tính

Ngược lại với ỉa chảy cấp tính, ỉa chảy mạn tính tiến triển kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều khi khó phát hiện.

1. Do nhiễm khuẩn và ký sinh vật:

  • Lao đại, tiểu tràng: thường xuất hiện sau lao phổi, có dấu hiệu nhiễm lao, đồng thời đau bụng, đại tiện nhiều lần phân nhão, ít khi lỏng. Xác định bằng cấy phân và chụp Xquang ruột.
  • Viêm đại tiểu tràng mạn tính: đau bụng, phân lúc lỏng, lúc táo, phân lẫn máu và mũi.
  • Ỉa chảy do giun móc, sán Lambli: soi thấy trong phân.

2. Do rối loạn quá trình tiêu hoá và hấp thụ.

  • Thiếu dịch dạ dày sau cắt đoạn dạ dày:  phân nhão, sống và có mùi chua. Thử dịch dạ dày lượng HCl rất thấp.
  • Thiếu dịch tuỵ (viêm tuỵ mạn tính): phân rất nhiều, bóng, láng mỡ, soi kính còn nhiều hạt mỡ và thớ cơ trong phân.
  • Thiếu mật (tắc mật, xơ gan): phân nhạt màu, có mỡ.
  • Thiếu men tiêu hoá ở ruột non: sau phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, lỗ dò của ruột non.
  • Thiếu vi khuẩn phân giải xenluloza thường do dùng nhiều kháng sinh loại có phổ tác dụng rộng (biomyxin, tetraxyclin…) diệt hết vi khuẩn hoặc sau cắt bỏ đại tràng.

3. Những bệnh có tổn thương thực thể

  • Ung thư tiểu tràng, đại tràng: xác định bằng Xquang, nội soi đại trực tràng ống mềm.
  • Polyp đại tràng: xác định bằng nội soi và chụp Xquang.
  • Viêm trực tràng đại tràng, chảy máu và loét: chẩn đoán xác định bằng nội soi.
  • Bệnh viêm cuối hồi tràng (Crohn): xác định bằng Xquang, nội soi, chụp cắt lớp vi tính.
  • Bệnh Sprue Whipple rất hiếm gặp.

4. Những nguyên nhân khác

  • Rối loạn nội tiết: Basedow, suy thượng thận.
  • Rối loạn thần kinh, tâm thần.

Ỉa chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nó là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hoá và hấp thụ.

Ỉa chảy cấp tính nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn và hậu quả thường dẫn đến tình trạng mất nước, truỵ tim mạch, cần hết sức chú ý.

Ỉa chảy mạn tính do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, đòi hỏi phải thăm khám kỹ lưỡng, làm xét nghiệm phối hợp để chẩn đoán. Hậu quả của ỉa chảy mạn tính thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân.

Bài viết Ỉa chảy cấp và mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/feed/ 0
Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ https://benh.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/#respond Sat, 27 Jul 2019 06:14:19 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/ Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh có thể gặp bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm nở rộ do không khí nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu…

Bài viết Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh có thể gặp bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm nở rộ do không khí nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu…

Thế nào là tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.

Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp tiêu chảy xảy ra ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.

Triệu chứng

– Tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày.

– Trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi.

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi lỏng nhiều lần trong ngày, quấy khóc…

– Có hiện tượng nôn trớ, có thể sốt.

– Trẻ bị chướng bụng, phân có nhầy…

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ.

Ngoài ra do nhiều loại vi khuẩn, ký sinh khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ…

Điểm đặc biệt trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.

Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ)

Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm…

Mất nước mức độ B (mất nước vừa)

Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài theo chỉ định của bác sỹ phù hợp với cân nặng, chiều cao và tuổi của trẻ…

Cho trẻ dùng ORS, nước cháo muối, nước gạo rang muối…khi bị tiêu chảy

Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy

– ORS (oresol) hoặc hydrit.

– Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

– Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, cho 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.

– Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm đi ngoài, chống nôn gây chướng bụng. Kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu…

Chế độ ăn khi trẻ

– Gạo (bột gạo), khoai tây.

– Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.

– Sữa đậu tương (đầu nành), sữa chua.

Khi trẻ bị tiêu chảy không cho dùng thuốc cầm đi ngoài, trừ khi bác sỹ chỉ định

– Dầu thực vật.

– Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

Lưu ý: Trẻ bị tiêu chảy vẫn cho ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem vì nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng, những trẻ còn đang bú mẹ thì tăng cường cho bú…

Lời kết

Mặc dù mới vào đầu hè nhưng số trẻ em bị  tiêu chảy đến khám tại các bệnh viện đã có dấu hiệu tăng dần. Nguyên nhân gây tiêu chảy do chế độ ăn uống chưa được vệ sinh, ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thức ăn ôi thiu, doRota virut, các vi khuẩn E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ…

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ  nhỏ, các bậc phụ huynh cần  lưu ý chế độ vệ sinh ăn uống cho trẻ để phòng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thức ăn cho trẻ khi chế biến xong nên ăn ngay, không để lâu ở môi trường ngoài trời, bảo quản cần đóng hộp để ngăn mát tủ lạnh, khi cho trẻ ăn phải nấu chín kỹ lại…Ngoài ra khi trẻ bị tiêu chảy cần cho uống orezol để bù nước và cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Xem thêm: Triệu chứng nôn và bệnh tiêu chảy cấp trẻ em

Bài viết Những điều cần lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-7084/feed/ 0
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp https://benh.vn/cach-phong-tranh-benh-tieu-chay-cap-58836/ https://benh.vn/cach-phong-tranh-benh-tieu-chay-cap-58836/#respond Mon, 18 Mar 2019 09:15:31 +0000 https://benh.vn/?p=58836 Tiêu chảy cấp là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tiêu chảy cấp là cách phòng chống căn bệnh này hiệu quả nhất.

Bài viết Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy cấp là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tiêu chảy cấp là cách phòng chống căn bệnh này hiệu quả nhất.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng > 3 lần/ngày. Có thể kèm theo các triệu chứng như nôn, mất nước. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng bệnh

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp là:

  • Đầy bụng, sôi bụng
  • Tiêu chảy liên tục, nhiều lần. Lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trường hợp bị tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo)
  • Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt
  • Người mệt lả, xuất hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh…

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, trong đó thường gặp nhất là do vi rút, vi khuẩn… Đặc biệt, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả).

Bệnh tiêu chảy có khả năng lây lan rất nhanh và gây thành dịch lớn. Bệnh lây qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Căn bệnh này chịu tác động trực tiếp của các yếu tố như: điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh.

Đối tượng dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp

  • Người sống tại những nơi sử dụng nhà đi tiêu không hợp vệ sinh
  • Người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh như hay ăn rau sống, gỏi sống…
  • Người sống gần bệnh nhân nhưng không áp dụng các biện pháp phòng bệnh
  • Người sống tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…

Cách phòng bệnh

Tính nguy hiểm và khả năng lây lan thành đại dịch của bệnh tiêu chảy cấp khiến cho công tác phòng chống cần được đề cao và nghiêm túc thực hiện:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không đổ rác thải, phân xuống ao hồ
  • Không sử dụng phân tươi, phân chưa qua xử lý để bón cây trồng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với vùng đang có dịch.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
  • Không ăn các thức ăn chưa được nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua…
  • Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn
  • Không tập trung ăn uống đông người trong vùng đang có dịch.

Ngoài ra, cần bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch. Không đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, suối…

Đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Benh.vn (Theo BV Thu Cúc)

Bài viết Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-phong-tranh-benh-tieu-chay-cap-58836/feed/ 0
Bị tiêu chảy thì nên ăn gì? https://benh.vn/bi-tieu-chay-thi-nen-an-gi-57276/ https://benh.vn/bi-tieu-chay-thi-nen-an-gi-57276/#respond Tue, 05 Mar 2019 11:29:00 +0000 https://benh.vn/?p=57276 Khi mắc các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Nên chọn lọc kỹ các loại thực phẩm để ăn hàng ngày trong khi bị bệnh. Vậy chế độ ăn cần thay đổi như thế nào khi bị tiêu chảy?

Bài viết Bị tiêu chảy thì nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mắc các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Nên chọn lọc kỹ các loại thực phẩm để ăn hàng ngày trong khi bị bệnh. Vậy chế độ ăn cần thay đổi như thế nào khi bị tiêu chảy?

tiêu chảy

Những thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy

Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo…

Gạo trắng, bột gạo

Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp. Vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động nhiều. Do đó khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên ăn gạo nâu vì đây là loại gạo có nhiều chất xơ.

Bánh mì nướng

Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, do đó ngăn triệu chứng tiêu chảy.

Chuối

Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu dạ dày ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có hàm lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải đã mất do tiêu chảy

Táo

ăn một quả táo mỗi ngày

Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức

Sữa chua

Trong sữa chua thường chứa các lợi khuẩn probiotics nên giúp dạ dày dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu.

Nước

Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Có thể sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng giúp bổ sung khoáng chất và điện giải khi bị tiêu chảy.

Một số loại trà

Một vài loại trà cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Hàm lượng tanin có trong trà hoa cúc sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy phải bảo đảm:

  • Thực phẩm bù nước và điện giải: người bệnh tiêu chảy nên bổ sung nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm và nước rau quả.
  • Chế độ ăn nâng dần khối lượng thực phẩm: Chuyển thức ăn lỏng sang thức ăn đặc dần. Thời gian đầu có thể chọn cháo lỏng, súp. Sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm…
  • Tránh các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ, rau có nhiều xơ.
  • Giờ ăn cũng rất quan trọng. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh để sắp xếp giờ ăn hợp lí, bổ sung đủ chất cho bệnh nhân. Hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng hơn.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Bị tiêu chảy thì nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-tieu-chay-thi-nen-an-gi-57276/feed/ 0
Chế phẩm probiotics có thực sự cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ? https://benh.vn/che-pham-probiotics-co-thuc-su-cai-thien-tinh-trang-tieu-chay-cap-o-tre-56161/ https://benh.vn/che-pham-probiotics-co-thuc-su-cai-thien-tinh-trang-tieu-chay-cap-o-tre-56161/#respond Tue, 26 Feb 2019 11:21:19 +0000 https://benh.vn/?p=56161 Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch đã tiến hành nhiều thí nghiệm để khẳng định vai trò của chế phẩm probiotic trong việc cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ.

Bài viết Chế phẩm probiotics có thực sự cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch đã tiến hành nhiều thí nghiệm để khẳng định vai trò của chế phẩm probiotic trong việc cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ.

Chế phẩm probiotic được định nghĩa như những vi sinh vật sống mà khi đưa vào cơ thể có thể đem lại hiệu quả tích cực trong việc phòng ngừa hoặc điều trị một tác nhân gây bệnh đặc biệt.

Vào năm 1991, 1 nhóm người Phần Lan đã chứng minh hiệu quả có lợi của chủng Lactobacillus GG ATCC 53103 (L. GG) ở trẻ em mắc viêm dạ dày – ruột do virus, điển hình là tiêu chảy cấp do rotavirus. Đặc biệt, 1 vài nghiên cứu sau đó có nhóm chứng placebo với L. GG và các chủng lợi khuẩn khác, ví dụ Lactobacillus reuteri đã được tiến hành, chủ yếu ở các trẻ em được chăm sóc tốt nhập viện phần lớn vì viêm dạ dày – ruột do rotavirus.

Nghiên cứu trên các trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp

Trong 1 nghiên cứu đa trung tâm trước đó, thời gian nằm viện đã giảm đáng kể ở các bệnh nhân sử dụng dung dịch bù nước và điện giải đường uống (ORS) chứa L. GG so với các bệnh nhân không dùng probiotic. Do vậy, các nhà khoa học tại Copenhagen đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus mới được nhận dạng trong bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.

Trong nghiên cứu này, 69 trẻ nhỏ được lựa chọn ngẫu nhiên trong thời gian nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp để sử dụng 1 hỗn hợp của Lactobacillus rhamnosus 19070-2 và Lactobacillus reuteri DSM 12246. Liều dùng: 1010 đơn vị hình thành khuẩn lạc (cfu) của mỗi chủng hoặc placebo 2 lần/ngày trong 5 ngày. Trước khi lựa chọn những chủng này, các đặc tính lợi khuẩn tiềm năng của chúng đã được chứng minh trong thử nghiệm in vitro và trên các tình nguyện viên khỏe mạnh.

Kết quả

Kết quả thu được rất tích cực. Ở các bệnh nhân sử dụng chế phẩm probiotic, thời gian tiêu chảy đã giảm 20%. Thời gian bị tiêu chảy là 82h ở nhóm điều trị so với 101h ở nhóm chứng (không có ý nghĩa thống kê, P = 0.07). Tuy nhiên, 3 trong 30 bệnh nhi từ nhóm điều trị bằng probiotic và 13 trong 39 từ nhóm chứng vẫn đi ngoài phân lỏng ở giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu (P = 0.03).

Ở các bệnh nhân mắc tiêu chảy < 60h trước khi bắt đầu điều trị bằng probiotic (can thiệp sớm), lợi khuẩn đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng (80h ở nhóm điều trị so với 130h ở nhóm chứng, P = 0.003). Sau khi can thiệp sớm, khoảng thời gian nhập viện đã giảm 48% (3.5 so với 1.7 ngày, P = 0.03). Ở giai đoạn can thiệp cuối, kháng nguyên rotavirus được tìm thấy ở 12% bệnh nhi từ nhóm điều trị và 46% từ nhóm chứng (P = 0.02).

Kết luận

Từ những kết quả tích cực trên, nhóm tác giả kết luận: 2 lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus 19070-2 và Lactobacillus reuteri DSM 12246 đã cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em nhập viện và làm rút ngắn giai đoạn thải trừ rotavirus. Liệu pháp điều trị bằng vi khuẩn đường uống đã giúp làm giảm thời gian nằm viện. Các hiệu quả có lợi dễ thấy nhất ở những trẻ em được điều trị sớm trong giai đoạn tiêu chảy.

Nghiên cứu trên các trẻ bị tiêu chảy nhưng điều trị ngoại trú

Nhóm các nhà khoa học từ Copenhagen, Đan Mạch tiếp tục tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của chế phẩm probiotic trên các trẻ bị tiêu chảy nhẹ và không cần nhập viện.

Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên có đối chứng giả dược ở 1 nhóm trẻ em được chọn từ các nhà trẻ ở địa phương bị tiêu chảy cấp tại Copenhagen, Đan Mạch. Chế phẩm probiotic được sử dụng chứa Lactobacillus rhamnosus 19070-2 và Lactobacillus reuteri DSM 12246 đông khô. Các bệnh nhi được sử dụng 1010 đơn vị nuôi cấy khuẩn lạc (cfu) mỗi chủng 2 lần/ngày hoặc dùng giả dược trong 5 ngày. Thời gian tiêu chảy và độ cứng của phân được ghi chép lại bởi các phụ huynh.

Kết quả

Kết thúc nghiên cứu, kết quả thu được cũng rất phù hợp với những báo cáo trước đó:

Ở những bệnh nhi được điều trị bằng các chủng Lactobacillus chọn lọc, thời gian tiêu chảy trung bình sau can thiệp đã giảm (76 giờ ở bệnh nhi được điều trị với chế phẩm probiotic so với 116 giờ ở nhóm dùng giả dược; P = 0.05).

Ở những bệnh nhi bị tiêu chảy < 60h trước khi bắt đầu điều trị (can thiệp sớm), hiệu quả của lợi khuẩn rõ ràng hơn. Thời gian hồi phục sau điều trị sớm là 79 giờ so với 139 giờ ở nhóm dùng giả dược (P = 0.02); chỉ có 1 trên 17 bệnh nhi được điều trị sớm có phân lỏng sau 120 giờ kể từ khi bắt đầu điều trị so với 6 trên 13 bệnh nhi trong nhóm chứng (P = 0.03).

Kết luận

Qua đó, các nhà khoa học kết luận: Với các trẻ em ở nhà trẻ bị viêm dạ dày – ruột nhẹ, sự kết hợp giữa Lactobacillus rhamnosus 19070-2 và Lactobacillus reuteri DSM 12246 đã có hiệu quả trong việc làm giảm thời gian tiêu chảy. Các lợi khuẩn có thể hiệu quả nhất nếu được sử dụng khi mới bị tiêu chảy.

Tóm lại, các nghiên cứu trên chỉ ra rằng chế phẩm probiotic kết hợp từ hai chủng Lactobacillus đã cho thấy hiệu quả đặc biệt trên các trẻ bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy vốn là một bệnh rất dễ lây lan khi trẻ đi học hoặc đến nơi đông đúc như nhà trẻ. Nếu như được dự phòng và điều trị sớm, cũng như hỗ trợ điều trị bằng chế phẩm probiotic chuyên biệt, các em có thể sẽ giảm nhẹ được triệu chứng và mau khỏi bệnh hơn.

Benh.vn

Bài viết Chế phẩm probiotics có thực sự cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-pham-probiotics-co-thuc-su-cai-thien-tinh-trang-tieu-chay-cap-o-tre-56161/feed/ 0
Tổng quan bệnh Tiêu chảy cấp ở người lớn https://benh.vn/benh-tieu-chay-cap-o-nguoi-lon-4798/ https://benh.vn/benh-tieu-chay-cap-o-nguoi-lon-4798/#respond Mon, 27 Aug 2018 15:00:45 +0000 http://benh2.vn/benh-tieu-chay-cap-o-nguoi-lon-4798/ Tiêu chảy được định nghĩa là đại tiện phân lỏng, hoặc nước trên 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy kéo dài không quá 14 ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy cấp ở người lớn và việc điều trị thường kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

Bài viết Tổng quan bệnh Tiêu chảy cấp ở người lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy được định nghĩa là đại tiện phân lỏng, hoặc nước trên 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy kéo dài không quá 14 ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy cấp ở người lớn và việc điều trị thường kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

Nguoi lon bi tieu chay

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn rất thường gặp

Tiêu chảy cấp ở người lớn là một trong những bệnh rất thường gặp khi thăm khám bệnh nhân.

Thức ăn và nước uống nhiễm khuẩn cùng với thói quen ăn uống không hợp vệ sinh là nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêu chảy cấp ngày càng tăng cao. Ở các nước đã phát triển, tỷ lệ tiêu chảy cấp từ 0,5 đến 2 lần mắc/người/năm (tỷ lệ này sẽ cao hơn ở các nước đang và kém phát triển. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy cấp người lớn tử vong là ở người lớn tuổi (tại Mỹ, 85% ca tử vong gặp ở người >65 tuổi).

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau nhưng thực tế nguyên nhân chủ yếu là viêm ruột nhiễm khuẩn. Đường lây thường là đường tiêu hoá (phân – miệng).

  • Nhiễm virus: (80% các trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển), thường gặp là Rota virus, Adeno virus, Norwark…
  • Nhiễm vi khuẩn: thường gặp ở các nước đang phát triển, đỉnh mắc bệnh thường vào các tháng mùa hè. Vi khuẩn gây bệnh gồm Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả).
  • Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica…

Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp không do nhiễm khuẩn: do dùng thuốc nhuận tràng, bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, cường giáp, dị ứng, không dung nạp đường…

Bệnh tiêu chảy chủ yếu do ăn uống mất vệ sinh

Các cơ chế gây bệnh tiêu chảy cấp

Cơ chế gây bệnh gồm 4 nhóm sau: (1) xuất tiết; (2) thẩm thấu, (3) nhu động và (4) viêm.

Tiêu chảy xuất tiết

Ỉa chảy xuất tiết là do tăng bài tiết các men tiêu hoá, dịch, các chất điện giải vào trong lòng ruột vượt quá khả năng hấp thu của đại tràng. Dạng này thường gặp khi các độc tố của vi khuẩn (điển hình như vi khuẩn tả – Vibrio cholera) tấn công vào hệ thống dẫn truyền tin nội bào của tế bào niêm mạc ruột gây tăng bài xuất một lượng lớn dịch qua màng tế bào ruột vào lòng ruột (có thể tới 1 lít dịch/ giờ), vượt xa khả năng tái hấp thu của đại tràng, hậu quả gây mất nước cấp, nặng.

Tiêu chảy thẩm thấu

Phần lớn các trường hợp là do ăn uống các chất không thể hấp thu qua tế bào ruột. Điều này gây ra một nồng độ lớn chất đó trong lòng ruột làm kéo nước từ các tế bào biểu mô ruột vào trong lòng ruột vượt quá khả năng tái hấp thu của đại tràng. Ăn các chất đường sorbitol (dưới dạng thức ăn không đường) hoặc lactose (ở bệnh nhân thiếu hụt men lactase) hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc có lactoluse hoặc thuốc trung hoà acid có chứa magie có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy theo cơ chế này.

Tiêu chảy do tăng nhu động

Các bệnh lý gây tăng nhu động ruột vượt quá tốc độ hấp thu nước dẫn đến tăng lượng nước trong phân và gây tiêu chảy. Nhóm này bao gồm tình trạng cường chức năng tuyến giáp, bệnh lý thần kinh tự động do đái tháo đường, lo lắng quá mức, hội chứng cai nghiện ma tuý (opiat) và các thuốc làm tăng nhu động ruột. Tình trạng tiêu chảy cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân đã tiến hành cắt đoạn ruột.

Tiêu chảy do viêm

Viêm các tế bào biểu mô ruột gây rò rỉ dịch máu, protein vào lòng ruột. Một số vi sinh vật xâm nhập trực tiếp qua niêm mạc ruột làm tổn thương tế bào, hậu quả gây rò dịch, máu và protein vào lòng ruột và làm mất chức năng tái hấp thu nước bình thường của ruột gây tiêu chẩy phân nhầy máu và hội chứng lỵ. Đó là cơ chế gây bệnh cuả Clostridium difficile.

Các biểu hiện bệnh khi bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy

Tính chất phân

Biểu hiện ở các mức độ, từ phân nát không thành khuôn cho đến phân lỏng nước. Số lần đại tiện có thể từ vài lần trong ngày cho tới hàng chục lần (20 – 30 phút/ lần). Tiêu chảy phân nước lỏng đục nhiều, không kèm sốt, không đau bụng cần nghi ngờ nhiễm phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae). Mức độ nặng của tiêu chảy được đánh giá bằng mức độ ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày, triệu chứng của mất nước nặng.

Tiêu chảy phân máu là biểu hiện của tình trạng viêm đại tràng do vi khuẩn mức độ nặng. Thường do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli, Campylobacter… Phân máu thường kèm theo sốt có thể > 38,5 và kéo dài > 2 ngày. Thường là khởi đầu phân lỏng nước và nhanh chóng thành phân máu kèm hội chứng lỵ (đặc trưng là đại tiện nhiều lần số lượng ít, phân nhầy máu kèm mót rặn, đau quặn bụng từng cơn).

Thời điểm xuất hiện

Đôi khi tiêu chảy xuất hiện sau bữa ăn bị nhiễm khuẩn, khoảng thời gian giữa bữa ăn và khởi phát tiêu chảy gợi ý nguyên nhân gây bệnh: < 6 giờ thường do nhiễm độc tố của S.aureus hoặc B.cereus; từ 6 – 24 giờ thường do độc tố C.perfingens và B.cereus. 16 – 72 giờ thường do nhiễm khuẩn.

Luôn luôn phải loại trừ các nguyên nhân không phải nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp và tiêu chảy do thẩm thấu như các thuốc (thuốc nhuận tràng, thuốc trung hoà acid dịch vị có chứa magie hoặc calci, colchicine, hoặc kẹo có chứa sorbitol).

Tiêu chảy cấp có thể có nhiều dấu hiệu khác nhau

Dấu hiệu mất nước

Dấu hiệu mất nước là rất quan trọng, bao gồm khát nước, giảm số lượng nước tiểu, tình trạng khô niêm mạc mắt, miệng, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu. Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.

Buồn nôn

Nôn có thể là triệu chứng kèm theo của tiêu chảy, nhưng một số bệnh nhân tiêu chảy cấp thì triệu chứng nôn lại nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy. Ở các bệnh nhân này nên lưu ý nguyên nhân nhiễm độc tố vi khuẩn hoặc viêm dạ dày ruột do nhiễm virus. Tiêu chảy do nhiễm độc tố vi khuẩn thường khởi phát từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.

Thức ăn gây bệnh là bánh ngọt, bánh mì hoặc cơm nấu nhưng bị để lâu hoặc hải sản chưa chín. Các vi khuẩn gây bệnh có thể là S. aureus, B. Cereus, C.perfringens. Đa số các triệu chứng thường giảm và khỏi trong 48 đến 72 giờ.

Trường hợp viêm dạ dày ruột do virus (Norwalk, Rota) biểu hiện thường là nôn, buồn nôn kèm đau quặn bụng và tiêu chảy, có thể có sốt nhẹ 37,5, đôi khi kèm đau đầu, đau mỏi cơ, sổ mũi và ho. Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 24 – 48 giờ.

Thăm khám bụng để phân biệt triệu chứng khác

Khám bụng thường không phát hiện triệu chứng gì đăc biệt. Thăm khám bụng quan trọng để phát hiện các bệnh lý khác mà tiêu chảy chỉ là một triệu chứng như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm tuỵ, viêm đại tràng do thiếu máu.

Xem phân hoặc thăm trực tràng

Để xác định phân có máu hay không. Đặc biệt quan trọng ở người lớn tuổi hoặc thị lực kém không xác định được tính chất phân.

Lưu ý các dấu hiệu cần tới bệnh viện ngay:

  • Sốt > 38,5 độ C
  • Đại tiện > 6 lần/ 24 giờ
  • Hội chứng lỵ
  • Đau bụng nhiều, đặc biệt ở bệnh nhân > 50 tuổi
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Mới nằm viện nội trú, mới sử dụng kháng sinh
  • Triệu chứng nặng lên sau 48 giờ
  • Bệnh nhân nguy cơ cao: người lớn tuổi (> 65) vì thường kèm giảm nhận thức dẫn đến phát hiện và xác định triệu chứng thường ở giai đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và steroid, hoá trị liệu điều trị ung thư), bệnh nhân có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, bệnh tim phổi mạn tính, xơ gan, suy thận…).

Người cao tuổi >65 tuổi bị tiêu chảy cấp cần tới viện ngay

Các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung

Cấy phân

Thường không cần thiết trong trường hợp tiêu chảy cấp vì triệu chứng thường khỏi trước khi có kết quả xét nghiệm về. Cấy phân được khuyến cáo cho bệnh nhân ỉa phân có máu, tiêu chảy nặng có kèm dấu hiệu mất nước hoặc tiêu chảy không đỡ sau vài ngày.

Soi tươi phân

Nên làm trong trường hợp nhiều người cùng bị bệnh trong khu vực sống để xác định nhiễm tả để có biện pháp phòng dịch lây lan.

Nội soi đại tràng sigma hoặc đại tràng toàn bộ: những bệnh nhân có đại tiện phân máu, đặc biệt là không đáp ứng với điều trị kháng sinh.

Điều trị khi bị tiêu chảy cấp

Bù nước chống mất nước

Thường các bệnh nhân tự khỏi trong vòng 2 ngày. Nếu tình trạng mất nước nhẹ, có thể chỉ cần bù đường uống bằng dung dịch oresol. Lượng oresol uống vào thường bằng 1.5 đến 2 lần nước dịch bị mất (qua đại tiện và nôn). Uống lượng nhỏ mỗi lần và nhiều lần.

Bù dịch bằng đường tĩnh mạch:

  • Mất nước nặng hoặc bệnh nhân nôn nhiều không uống được
  • Bệnh nhân giảm nhận thức có nguy cơ trào ngược dịch vào đường hô hấp

oresol

Bổ sung ngay Oresol dạng uống khi bị tiêu chảy cấp

Dùng thuốc Kháng sinh

Chỉ định trong trường hợp tiêu chảy phân có máu, sốt > 38,5, nghi ngờ nhiễm vi khuẩn. Một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng ngay cả khi tiêu chảy phân nước là bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng máu.

Có thể sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm mà không cần chờ xét nghiệm cấy phân.

Kháng sinh phù hợp là nhóm fluoroquinolon: norfloxacin 400mg x 2 viên/ ngày hoặc ciprofloxacin 500mg x 2 viên/ ngày hoặc levofloxacin 500mg x 1 viên/ ngày. Thời gian sử dụng từ 3 – 5 ngày.

Một số trường hợp khi xác định được vi sinh vật gây bệnh sẽ sử dụng kháng sinh khác và thời gian sử dụng phù hợp hơn. Ví dụ như amip hoặc giardia sẽ dùng metronidazole.

Các thuốc cầm tiêu chảy (LOPERAMID)

Có thể được tự sử dụng.

Thuốc có khả năng làm giảm lượng dịch mất, giảm số lần đại tiện và lượng phân. Chỉ nên dùng liều vừa đủ làm giảm số lần đại tiện hơn là làm ngừng hẳn tiêu chảy. Liều LOPERAMID 2mg, khởi liều uống 2 viên/ ngày chia 2 lần. Tăng dần tới 6 viên/ ngày.

Lưu ý các trường hợp đại tiện phân nhầy máu (tiêu chảy xâm nhập), tiêu chảy có sốt không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc giảm nhu động ruột có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh do giảm khả năng tống vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể dẫn đến tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương niêm mạc. Các trường hợp suy giảm miễn dịch, có nguy cơ nhiễm trùng máu, trẻ em không nên sử dụng nhóm thuốc này.

Các thuốc kháng cholinergic (ATROPIN, BUSCOPAN)

Có tác dụng làm giảm số lần tiêu chảy, lượng phân và giảm nhu động ruột dẫn đến giảm cơn đau quặn bụng cho bệnh nhân. Liều BUSCOPAN 10mg x 4 – 6 viên/ ngày, chia 2 – 3 lần.

Thuốc hấp thu chất độc (than hoạt, ATTAPULGITE, SMECTA)

Thuốc hấp thu độc tố do vi khuẩn sinh ra và ngăn ngừa chúng bám vào màng tế bào ruột. Để có hiệu quả, thuốc phải được sử dụng sớm trước khi các độc tố gắn được vào tế bào niêm mạc ruột. Thuốc có thể làm tăng lượng phân, giảm số lần đại tiện nhưng không làm giảm lượng dịch mất. Vì thế không ngăn ngừa tình trạng mất nước. Các thuốc này không có hiệu quả đối với bệnh nhân tiêu chảy phân máu có nhiễm khuẩn.

Kháng sinh và Probiotics có thể được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp

Probiotics

Probiotic là các vi khuẩn không gây bệnh, ví dụ như lactobacillus acidophilus và Saccharomyces boulardii. Chúng sinh trưởng ở ruột bệnh nhân và sản xuất ra các chất chuyển hoá gây tăng độ acid trong phân và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Chúng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào mô ruột và sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn có lợi cho sự hồi phục ruột và tăng tốc độ hấp thu dịch và điện giải.

Dự phòng tiêu chảy cấp

– Ăn uống hợp vệ sinh.

– Ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu.

– Uống đủ nước.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Xem thêm: Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị

Bài viết Tổng quan bệnh Tiêu chảy cấp ở người lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tieu-chay-cap-o-nguoi-lon-4798/feed/ 0
Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/#respond Sat, 25 Aug 2018 04:31:58 +0000 http://benh2.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/ Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp tới gặp bác sỹ. Việc phát hiện nguyên nhân bệnh không đơn giản chỉ thăm khám thông thường mà cần thông qua một vài xét nghiệm. Việc điều trị tiêu chảy trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy của trẻ.

Bài viết Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp tới gặp bác sỹ. Việc phát hiện nguyên nhân bệnh không đơn giản chỉ thăm khám thông thường mà cần thông qua một vài xét nghiệm. Việc điều trị tiêu chảy trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy của trẻ.

benh-tieu-chay-tre-em

Bệnh tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy trẻ em là gì, có những biểu hiện gì?

Thế nào là tiêu chảy trẻ em?

Tiêu chảy là triệu chứng có thể xẩy ra do rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thu và bài tiết của ống tiêu hoá. Tiêu chảy được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần/ngày trở lên. Tuy vậy ở trẻ em do chức năng của đại tràng chưa ổn định nên có thể có một số trẻ nhỏ còn bú 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần phân rắn và một số trẻ khác thì đi ngoài từ 5 – 8 lần/ ngày, mỗi lần đi ra một ít phân, mềm hoặc hơi lỏng vẫn là bình thường.

Triệu chứng của tiêu chảy trẻ em

Muốn xác định xem trẻ có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là phải xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ỉa trong ngày đó là:

– Tăng số lần đi ngoài đột ngột

– Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân

– Thay đổi mầu sắc và tính chất phân như phân có nhày hoặc máu

Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính do viêm hoặc không do viêm. Nếu tiêu chảy giới hạn trong thời gian dưới 2 tuần là tiêu chảy cấp còn nếu kéo dài từ 2 tuần trở lên là tiêu chảy kéo dài

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trẻ em

Khi các tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào đường tiêu hoá sẽ sản xuất ra các độc tố ruột (enterotoxin) kích thích tiết các chất điện giải, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột gây viêm tại ruột và toàn thân. Có thể chia nguyên nhân gây tiêu chảy ra làm 3 nhóm chính

Virus gây tiêu chảy trẻ em

  • Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu ở trẻ em chiếm từ 20 – 40% tại các nước nhiệt đới và 40 – 60% tại các nước ôn đới. Ở nước ta tỷ lệ này tại bệnh viện cũng tăng lên rõ rệt từ 21,5% – 28,1% (1983-1984) lên đến 53,7 – 68,8 (2001). Còn tại cộng đồng tỷ lệ này là 17,9 – 19% lên tới 25%.
  • Các virus khác cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nhưng chưa được nghiên cứu nhiều là : Adenovirus, Mocwalkvirus, Coronavirus, Picornavirus

Vi khuẩn gây tiêu chảy trẻ em

  • E. coli là loại vi khuẩn gây bệnh đứng hàng đầu ở nước ta chiếm 24,9% với đủ cả 5 loại type huyết thanh trong đó nhiều nhất là EAEC 10,5 – 15%.
  • Shigella là loại vi khuẩn đứng hàng thứ hai gây tiêu chảy trẻ em chiếm tỷ lệ từ 3,8 – 12,7% trong đó 2 nhóm hay gặp nhất là S. flexneri và S. sonnei.
  • Campylobacter jejuni là loại vi khuẩn đứng hàng thứ ba chiếm tỷ lệ 7 – 10%
  • Salmonella chiếm tỷ lệ thấp từ 0,8 – 1,3%.
  • Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) thường gây thành dịch lớn rất nguy hiểm

Ký sinh trùng gây tiêu chảy trẻ em

Entamoeba histolytica là tác nhân chủ yếu gây bệnh lỵ a míp. Ngoài ra còn có Giardia lamblia và Crypto sporidium. Các loại ký sinh trùng này gây bệnh tiêu chảy thường có biểu hiện nặng hơn các nguyên nhân khác và việc điều trị cũng phức tạp hơn. Để biết nguyên nhân chính xác là gì nên cho trẻ các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên môn để làm xét nghiệm phân.

Biểu hiện lâm sàng và biến chứng của tiêu chảy trẻ em

Biểu hiện của tiêu chảy trẻ em

Tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có thể có nhầy mũi hoặc máu tùy từng trường hợp. Nôn có thể xảy ra ở một số trẻ và rất thường gặp trong tiêu chảy do rotavirus và do bệnh tả. Phân có máu mũi thường gặp trong bệnh lỵ trực khuẩn. Đau bụng hoặc bụng hơi chướng có thể cũng gặp ở một số trường hợp tiêu chảy trẻ em. Sốt cũng có thể gặp nhưng thường chỉ xảy ra trong một vài ngày đầu của bệnh. Nếu đi ngoài qua nhiều lần, một số trẻ có thể có hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây rối loạn hấp thu và làm trẻ suy dinh dưỡng.

tre-bi-sot-do-tieu-chay-tre-em

Mắt trẻ có thể trũng sâu, sốt khi tiêu chảy do tình trạng mất nước

Biến chứng tiêu chảy trẻ em

Mất nước và điện giải là biến chứng nặng hay gặp và là lý do chủ yếu có thể làm trẻ tử vong. Do đó khi gặp bệnh nhi bị tiêu chảy cấp, trước hết phải được đánh giá tình trạng mất nước. Đánh giá tình trạng mất nước cần dựa vào việc quan sát và phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Tình trạng chung của trẻ là tỉnh táo hay vật vã, kích thích hay li bì, khó đánh thức hoặc hôn mê.
  • Mắt trẻ bình thường hay có trũng xuống không
  • Trẻ có khát nước không? Trẻ không khát, uống bình thường hay khát, uống háo hức hoặc uống kém, không thể uống được
  • Khám nếp véo da bằng cách dùng hai ngón tay cái và trỏ véo da vùng bụng của trẻ xem nếp véo da có mất nhanh hay mất chậm hoặc mất rất chậm (trên 2 giây). Sau đó đánh giá mất nước dựa vào bảng sau:

Bảng 1: Phân loại độ mất nước trong tiêu chảy

Có từ hai dấu hiệu sau trở lên

Li bì khó đánh thức

Mắt trũng

Không uống được hoặc uống kém

Nếp véo da mất rất chậm

MẤT NƯỚC NẶNG

Có từ 2 dấu hiệu sau trở lên

Vật vã, kích thích

Mắt trũng

Uống háo hức, khát

Nếp véo da mất chậm

CÓ MẤT NƯỚC

Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng KHÔNG MẤT NƯỚC

Phác đồ điều trị tiêu chảy trẻ em 2020

Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy trẻ em tại nhà

Hướng dẫn bà mẹ 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà là:

1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường

Tốt nhất là uống Oresol. Hiện nay có nhiều loại gói và viên Oresol khác nhau. Có loại pha trong 200ml, có loại pha trong 250 ml, có loại pha trong 1lít nước. Có loại có mùi vị cam hoặc mùi nước dừa cho trẻ dễ uống v.v…Vì vậy cần phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói Oresol. Rửa tay trước khi pha Oresol và sử dụng các dụng cụ sạch để đựng. Dung dịch Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.

oresol-cam-goi-bot

Bổ sung ngay Oresol cho trẻ khi phát hiện tiêu chảy.

Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:

  • Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.
  • Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.
  • Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Ví dụ: cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút.
  • Liều lượng Oresol của trẻ được tính theo bảng sau:

Bảng 2: Liều lượng uống Oresol  

Tuổi

Lượng oresol uống

sau mỗi lần đi ngoài

Lượng oresol cần cung cấp để dùng tại nhà

Dưới 24 tháng

2 – 10 tuổi

10 tuổi trở lên

50-100ml

100- 200ml

Uống theo nhu cầu

500ml/ngày

1000ml/ ngày

2000ml/ ngày

Nếu không có Oresol thì có thể cho trẻ uống nước cháo, nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa hoặc nước hoa quả tươi khác nhưng không được pha thêm đường.

Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.

2. Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ còn đang bú mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree chẳng hạn.

3. Đưa trẻ tới khám lại: Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các triệu chứng như: đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.

Phác đồ B – Điều trị có mất nước cho tiêu chảy trẻ em

Các trẻ tiêu chảy có mất nước cần được điều trị bệnh và chăm sóc tại cơ sở y tế để bù nước và điện giải trong 4 giờ đầu theo bảng sau:

Bảng 3: Lượng dung dịch oresol cho uống trong 4 giờ đầu

Tuổi

< 4 tháng

4-11 th

12-23 th

2- 4 tuổi

5-14 tuổi

Cân nặng (kg)

<6

6 – <10

10 – <12

12-19

20 trở lên

Lượng dịch

(ml)

200-400

400-700

700-900

900-1400

1400-2200

Chỉ sử dụng tuổi của bệnh nhân để tính lượng dịch cần bù khi không biết cân nặng. Lượng dung dịch oresol (ml) cũng có thể tính bằng cách nhân trọng lượng cơ thể của bệnh nhân (kg) với 75.

Quan sát trẻ cẩn thận và giúp người mẹ cho trẻ uống Oresol

Sau 4 giờ đánh giá lại độ mất nước rồi chọn phác đồ A, B hay C để điều trị tiếp.

Nếu người mẹ cần phải về trước khi kết thúc phác đồ điều trị B:

– Hướng dẫn người mẹ cho trẻ uống hết lượng Oresol

– Đưa cho người mẹ số gói Oresol đủ để hoàn thành việc bù nước và điều trị thêm 2 ngày như hướng dẫn trong phác đồ A.

– Hướng dẫn người mẹ cách pha dung dịch oresol

– Giải thích cho người mẹ 3 nguyên tắc điều trị trong phác đồ A để điều trị trẻ tại nhà.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn

Bài viết Tổng quan về bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-tieu-chay-va-phac-do-dieu-tri-3252/feed/ 0
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/ https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/#respond Sat, 07 Jul 2018 04:19:08 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/ Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Bài viết Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tiêu chảy là gì?

Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột, nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn một tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính, là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh, nhưng sau đó lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mạn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi v.v) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách: một là cơ thể huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra; hai là ruột co bóp mạnh để thải nước ra ngoài, mang theo siêu vi, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy.

Hậu quả là cơ thể thải ra quá nhiều nước mà không bù vào, kèm theo mất cả điện giải là những chất muối rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa cư. Ở vùng ôn đới, vào mùa nóng, tác nhân gây tiêu chảy là do virus gây nên. Ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây nên. Xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirut lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh.

Điều trị tiêu chảy

– Bổ sung lượng nước thường xuyên nhất là oresol

– Nếu là trẻ nhỏ cần cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

– Tuyệt đối không được nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp cho quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

– Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm bệnh xấu hơn.

Thực đơn phù hợp với bệnh tiêu chảy

Cháo muối: Nấu cháo với một nắm gạo, 2 bát nước và một nhúm muối. Cháo này có tác dụng như dung dịch muối đường Oresol. Bệnh nhân phải ăn cả nước lẫn cái và xem đó là biện pháp bù lại nước đã mất chứ không xem là một bữa ăn.

Cháo cà rốt: Cà rốt có tác dụng cầm tiêu chảy. Cách nấu cháo cà rốt: Chuẩn bị 30g cháo ăn liền (tương đương với một nắm gạo), 30g cà rốt, nguyên vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 lát gừng, nấu thành cháo. Cháo này chứa chất pectin, giúp phân mau chặt, muối (trong nước mắm) và gừng có tác dụng làm “ấm bụng”, mau cầm tiêu chảy hơn. Từ ngày thứ 2, có thể cho trẻ ăn cháo gà. Cháo thịt gà băm có tác dụng tốt trong quá trình điều tri tiêu  chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

Cháo thịt nạc, xúp thịt nấu với cà rốt, khoai tây

Uống các loại nước như nước dừa tươi, nước khoáng

Lưu ý: Thức ăn phải được nấu chín, mềm, nhừ, dễ tiêu, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ. Với rau và trái cây, chọn loại có màu sẫm.

Dùng thuốc gì cho trẻ bị tiêu chảy

Những thuốc thông thường có thể dùng

– Nhóm vi khuẩn hữu ích cho đường ruột: thường là các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus (có người còn gọi là men tiêu hóa) dùng điều tri tiêu chảy. Thuốc này được dùng an toàn cho trẻ em cho các thể tiêu chảy, kể cả tiêu chảy nhiễm trùng khi dùng chung với kháng sinh đường ruột. Đó là các thuốc Enterogermina uống 1-2 ống/ ngày, Lacteol fort, Antibio, Biolactyl, Ultra-Levure…

– Nhóm sát trùng đường ruột: dùng trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn. Thường được dùng dưới dạng  nhũ tương (suspention) như Ercefuryl, Ricridene, Panfurex…Những thuốc cầm tiêu chảy không được dùng cho trẻ như atropin, diphenoxylat, loperamide…trừ trường hợp có chỉ định của thầy thuốc nhi khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy vì dùng kháng sinh có thể làm rối loạn tiêu hóa và làm bệnh trở nên nặng hơn.

– Nhóm bảo vệ niêm mạc đường ruột: giúp niêm mạc dạ dày, đường ruột giảm hấp thụ động chất vào cơ thể, giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu chảy, làm đặc phân như Actapulgite, Smecta, Sacolene…)

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm ỉa cho trẻ vì tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thể giúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

– Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B… vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

– Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

– Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm

– Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

– Không ăn rau sống, không uống nước lã.

– Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

– Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

– Tất cả các nước ăn uống đều phải đượt sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B

– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp

Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/feed/ 0
Triệu chứng nôn và bệnh tiêu chảy cấp trẻ em https://benh.vn/trieu-chung-non-va-benh-tieu-chay-cap-tre-em-4935/ https://benh.vn/trieu-chung-non-va-benh-tieu-chay-cap-tre-em-4935/#respond Fri, 01 Jun 2018 05:13:32 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-non-va-benh-tieu-chay-cap-tre-em-4935/ Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Viêm dạ dày ruột gây nôn và ỉa chảy thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ỉa chảy thường diễn ra trong 5-7 ngày và hầu hết khỏi trong vòng 2 tuần. Nôn thường diễn ra trong 1-2 ngày đầu và hầu hết sẽ dừng trong vòng 3 ngày.

Bài viết Triệu chứng nôn và bệnh tiêu chảy cấp trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi trẻ bị nôn và bệnh tiêu chảy, điều báo hiệu tình trạng sức khỏe khá nguy cấp của trẻ và cần được chăm sóc tích cực, nhiều trường hợp cần nhập viện theo dõi và điều trị.

Non va tieu chay tre em

Nôn và tiêu chảy rất hay gặp ở trẻ em

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Viêm dạ dày ruột gây nôn và ỉa chảy thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ỉa chảy thường diễn ra trong 5-7 ngày và hầu hết khỏi trong vòng 2 tuần. Nôn thường diễn ra trong 1-2 ngày đầu và hầu hết sẽ dừng trong vòng 3 ngày.

Những trẻ bị bệnh này thường có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà, một số trẻ cần chăm sóc và theo dõi bù nước tại bệnh viện, tư vấn cho gia đình khi trẻ phục hồi.

Một trẻ mà có biểu hiện mất nước được cho là đã mất 5% lượng nước ngay khi đến viện.

Dịch tễ lây truyền ỉa chảy trẻ em

Đường lây truyền: Bệnh lây truyền qua đường phân- miệng. Thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng.

Yếu tố nguy cơ: Tuổi: 6 tháng – 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy; Suy dinh dưỡng (dễ bị mắc tiêu chảy kéo dài); Suy giảm miễn dịch (sau sởi, thuỷ đậu …); Mùa, khí hậu, thời tiết; Tập quán, điều kiện môi trường sống.

Tác nhân gây bệnh

– Virus

  • Rotavirus: hay gặp ở trẻ < 2 tuổi.
  • Các virus khác: Adenovirus, Enterovirus, Norovirus.

– Vi khuẩn

  • E.Coli: loại sinh độc tố ruột, tác nhân quan trọng nhất gây ỉa chảy cấp phân nước.
  • Trực khuẩn lỵ (Shigella): hội chứng lỵ phân máu.
  • Campylobacter jejuni.
  • Salmonella không gây thương hàn.
  • Vi khuẩn tả.

– Ký sinh trùng

  • Entamoeba histolytica (Amib).
  • Giardia duodenalis.
  • Cryptosporidium.

– Các tác nhân khác: do kháng sinh, dị ứng thức ăn

Sinh bệnh học tiêu chảy cấp

Sinh lý bệnh

Bình thường: 90% lượng dịch và chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non.

Phần còn lại được tái hấp thu ở đại tràng.

Tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập đường tiêu hoá gây giảm hấp thu, tăng bài tiết nước và điện giải.

Hậu quả

Mất nước.

Rối loạn điện giải, mất thăng bằng kiềm toan.

Sốc do mất nước.

Đánh giá nôn – tiêu chảy

Đánh giá chung

– Mức độ mất nước và rối loạn điện giải.

– Máu trong phân.

– Thời gian bị tiêu chảy, mức độ tiêu chảy.

– Thời gian bị nôn, số lần và lượng nôn; chất nôn.

– Tình trạng suy dinh dưỡng.

– Các bệnh khác kèm theo.

Hỏi bệnh sử

Số lần nôn, tiêu chảy; thời gian bị nôn, tiêu chảy, sốt, ho, chế độ dinh dưỡng, các thuốc đã dùng, tiêm chủng …

Khám trẻ

Trước tiên nên kiểm tra dấu hiệu mất nước

– Toàn trạng: trẻ tỉnh táo, quấy khóc, kích thích, li bì hoặc khó đánh thức.

– Mắt: bình thường hay trũng; thóp bình thường hay trũng.

– Khát: đưa ORS cho trẻ uống, xem đáp ứng.

– Phân có máu hay không.

– Đánh giá độ chun giãn da: > 2 giây là mất rất chậm.

– Lượng nước tiểu của trẻ: < 1ml/kg/giờ là giảm.

– Đánh giá tần số mạch: có mất nước mạch tăng; trường hợp mất nước mà mạch chậm là nặng.

Kiểm tra các dấu hiệu khác

Suy dinh dưỡng? Ho, khó thở, sốt?

Đánh giá tình trạng tinh thần, sốt, dấu hiệu cổ cứng, nôn, thóp phồng (ở trẻ nhỏ) để loại trừ các bệnh nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não, viêm não…

Đánh giá tình trạng nôn, đau bụng, bụng chướng, các dấu hiệu đau khu trú để loại trừ bệnh lý ngoại khoa.

Đánh giá tổng thể để loại trừ các bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn huyết, xuất huyết tiêu hoá, suy thận…

Cân nặng trẻ: xác định mức độ mất nước

Đánh giá mức độ mất nước

Có ba mức độ mất nuớc:

  • Mất nước nặng.
  • Có mất nước.
  • Không mất nước.

Đánh giá

Phân loại

Khi có hai trong các dấu hiệu sau:

– Li bì hoặc khó đánh thức

– Không uống được nước hoặc uống kém.

– Mắt trũng sâu, không có nước mắt, thóp trũng

– Nếp véo da mất rất chậm, chi lạnh, thời gian da hồng trở lại rất chậm

Mất nước nặng

Khi có hai trong các dấu hiệu sau:

– Vật vã, kích thích

– Mắt trũng, nước mắt bình thường hoặc không có, thóp trũng

– Uống háo hức, khát

– Nếp véo da mất chậm, thời gian da hồng trở lại chậm

 

Có mất nước

Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng

Không mất nước

Điều trị tiêu chảy cấp

Lựa chọn phác đồ thích hợp

Đối với trẻ không mất nước, sử dụng phác đồ A.

Đối với trẻ có mất nước, sử dụng phác đồ B.

Đối với trẻ mất nước nặng, sử dụng phác đồ C.

Nếu phân có nhầy máu, cần điều trị kháng sinh.

Điều trị triệu chứng, bệnh kèm theo.

Chú ý: không sử dụng thuốc cầm ỉa ở trẻ em; không sử dụng kháng sinh điều trị thường quy.

Điều trị nôn – tiêu chảy cấp – Phác đồ A

Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường:

  • Trẻ < 2 tuổi: 50-100ml sau mỗi lần đi ỉa lỏng.
  • Trẻ > 2 tuổi: 100-200ml sau mỗi lần ỉa lỏng.
  • Trẻ lớn: uống theo nhu cầu.

Chú ý pha dung dịch bù nước và điện giải (Oresol) đúng theo hướng dẫn, không chia nhỏ gói thuốc ra để pha thuốc, phải pha cả gói thuốc với lượng nước quy định với từng sản phẩm. Uống đổ thìa, trẻ lớn từng ngụm nhỏ, không uống bằng bình hoặc uống luôn một lúc cốc to.

Tiếp tục cho trẻ ăn đề phòng SDD: những trẻ còn bú mẹ – tiếp tục khuyến khích bú mẹ; không sử dụng các thức ăn rắn.

Cho trẻ uống bổ sung kẽm trong 10-14 ngày.

Đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu nặng lên:

  • Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục).
  • Nôn tái diễn; Trở nên rất khát; Ăn uống kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.
  • Sốt cao hơn.
  • Có máu trong phân.

Điều trị nôn – tiêu chảy cấp – Phác đồ B

Điều trị tại bệnh viện, bù dịch trong 4 giờ.

Lượng dịch: 75 x P (kg).

Đánh giá lại sau 4 giờ để chọn phác đồ phù hợp.

Chuyển bù nước bằng đường tĩnh mạch khi:

  • Bệnh nhân nôn nhiều.
  • Bụng chướng.
  • Tốc độ tiêu chảy lớn.

Điều trị nôn – tiêu chảy cấp – Phác đồ C

Đây là tình trạng mất nước rất nặng, phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị cấp cứu. Trong thời gian đưa trẻ đến viện vẫn tiếp tục bù nước cho trẻ bằng đường uống

Dinh dưỡng bệnh nhi:

  • Tiếp tục cho trẻ ăn bình thường, đủ chất, không bắt trẻ kiêng.

Xem thêm: Tổng quan bệnh tiêu chảy trẻ em và phác đồ điều trị

Bài viết Triệu chứng nôn và bệnh tiêu chảy cấp trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-non-va-benh-tieu-chay-cap-tre-em-4935/feed/ 0
Bệnh ỉa chảy cấp tính https://benh.vn/benh-ia-chay-cap-tinh-4395/ https://benh.vn/benh-ia-chay-cap-tinh-4395/#respond Tue, 26 Sep 2017 05:02:47 +0000 http://benh2.vn/benh-ia-chay-cap-tinh-4395/ Bệnh ỉa chảy cấp là tình trạng ỉa phân lỏng quá 3 lần trong một ngày (nếu phân thành khuôn, thì dù 3-4 lần cũng không phải là ỉa chảy). Dưới 14 ngày gọi là cấp, quá 14 ngày là kéo dài. Xử trí gồm bù nước đã bị mất và điều trị nguyên nhân.

Bài viết Bệnh ỉa chảy cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh ỉa chảy cấp là tình trạng ỉa phân lỏng quá 3 lần trong một ngày (nếu phân thành khuôn, thì dù 3-4 lần cũng không phải là ỉa chảy). Dưới 14 ngày gọi là cấp, quá 14 ngày là kéo dài. Xử trí gồm bù nước đã bị mất và điều trị nguyên nhân.

Bù nước bị mất

Nguy hiểm của ỉa chảy cấp, đặc biệt ở trẻ em, là cơ thể thiếu nước và điện giải. Do đó, mặc dù nguyên nhân nào, đều thiết yếu là phải đánh giá ngay mức độ thiếu nước để bù cho đủ.

Xử trí ỉa chảy cấp chưa có dấu hiệu thiếu nước (Phác đồ A)

– Uống nhiều nước, như nước cháo, nước súp, nước cơm… Nếu trẻ nôn, cho uống từng thìa nhỏ, nghỉ 2-3 phút lại tiếp tục.

– Ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, cơm, đỗ, thịt, cá, trứng, quả (chuối rất tố), rau xanh (luộc ít nước và uống cả nước)

Chưa thiếu nước Thiếu nước Thiếu nước nặng
Hỏi Dưới 4 phân lỏng/ngày; không nôn hoặc nôn ít;

Không khát

Nước tiểu bình thường

Từ 4 đến 10 phân lỏng;

Có nôn;

*Khát, háo nước;

Nước tiểu ít thẫm màu

Trên 10 phân lỏng;

Nôn rất nhiều

* không uống nổi

6 giờ không có nước tiểu

Nhìn Toàn trạng tốt, nhanh nhẹn

Nước mắt: có

Mắt: bình thường

Mồm và lưỡi: ướt

Thở bình thường

*Không sốt, buồn ngủ, dễ cáu;

Nước mắt: không có

Trũng

Khô

Nhanh

* Li bì, hôn mê, vật vã, co giật

Không có

Rất khô và trũng

Rất khô;

Rất nhanh và sâu

Sờ Nếp da bụng: mất nhanh

Mạch: bình thường

Thóp: bình thường (ở trẻ em)

*Mắt chậm; dưới 2 giây

Nhanh

lõm

* Mắt rất chậm, trên 2 giây;

Rất nhanh nhỏ hoặc không sờ thấy

Rất lõm

Cân Cân nặng: giảm dưới 2,5% so với lúc chưa ỉa chảy Giảm từ 2.5 đến 10%

 

Giảm quá 10%
Kết luận: chưa thiếu nước dùng phác đồ A dưới đây Nếu có từ 2 điểm trở lên, trong đó có 1 điểm * là thiếu nước dùng phác đồ B Nếu có từ 2 điểm * trở lên, trong đoa 1 điểm * là thiếu nước nặng, dùng phác đôc C

Nên nghiền nhỏ cho dễ tiêu, chia ra nhiều bữa; ăn đủ no, không cần hạn chế. Trẻ đang bú cứ tiếp tục cho bú; nếu đang ăn sữa, nên pha loãng trong những giwof đầu. hết ỉa chảy rồi, vẫn nên cho ăn như vậy trong một tuần nữa.

– Nếu có sẵn Oresol (ORS), hòa tan mootj gói vào một lít nước đun sôi để nguội. Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50-100ml cho một lần đi ỉa, uống đần dần từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.

– Từ 2 – 10 tuần tuổi: uống 100-200ml cho một lần đi ỉa, nhưng phải uống dần dần từng ngụm nhỏ.

Xử trí ỉa chảy cấp có thiếu nước (Phác đồ B)

Cho uống Oresol ngay (pha và cách uống như trên)

– 4 giờ đầu tiên cho uống theo cân nặng. Nếu không cân được thì tính theo tuổi (bảng 2)

Bảng 2: Lượng dung dịch Oresol phải cho uống theo cân nặng và theo tuổi:

Cân nặng Dưới 5kg 5-8kg 8-11kg 11-16kg 16-30kg 30-35kg
Tuổi Dưới 4 tháng 4-11 tháng 12-23 tháng 2-4 tuổi 4-14 tuổi 15 tuổi
Lượng Oresol 300ml 400-600ml 600-800ml 0.8-1.2 lít 1.2-2 lít 2-4 lít

Nếu nôn, cho uống từng thìa nhỏ, cách nhau 2-3 phút.

Nếu thấy phù mi mắt, phải ngừng oresol và cho uống nước trắng hoặc bú mẹ.

– Sau 4 giờ, đánh giá lại tình trạng thiếu nước theo bảng 1 để xử lý tiếp theo. Khi hết dấu hiệu thiếu nước, có thể cho chữa tại nhà, phát thêm Oresol (dặn dò cách pha và cách uống cho đúng)

– Có thể tự làm dung dịch Oresol:lấy 1 thìa nhỏ (thìa cà phê 5ml) muối ăn và 8 thìa đường kính, hòa tan vào 1 lít nước sạch (khi đong đừng lấy thìa có ngọn mà phải gạt ngang). Chú ý đừng nhầm muối với đường. Tốt nhất là dùng nước cháo, cho thêm 3 gam muối trong 1 lít nước cháo; nhiều muối quá sẽ nguy hiểm.

Xử trí ỉa chảy cấp thiếu nước nặng (Phác đồ C)

– Phải truyền tĩnh mạch ngay, tốt nhất là dung dịch Ringer lactat hoặc các dung dịch khác. Cho uống Oresol trong khi chuẩn bị truyền. Nếu không có điều kiện truyền dịch, có thể đặt sonde dạ dày và nhỏ giọt Oresol trong 6 giờ liền, 20 ml/kg/1 giờ, vậy tổng liều là 120mg/kg. Khám lại mỗi giờ một lần để điều chỉnh khi cần.

Nếu không có cả điều kiện đặt sonde dạ dày, đành cho uống Oresol 120 ml/kg/6 giờ.

Theo dõi 3 giờ sau. Nếu các dấu hiệu thiếu nước không tiến triển tốt, cần phải đưa đến bệnh viện để truyền tĩnh mạch.

Chú ý: trong các trường hợp ỉa chảy, không nên dùng các thuốc cẩm ỉa như opi (viên rửa)…

Thuốc chống nôn như atropin cũng nên thận trọng.

Chữa nguyên nhân

Khi đã bắt đầu bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, phải khám kỹ để tìm nguyên nhân.

Trường hợp 1

Phân có máu, kèm sốt nên nghĩ đến:

  • Lỵ trực khuẩn
  • Salmonella (tuy đa số phân không có máu)

Điều trị: Bactrim (Biseptol; Cotrimoxazol) uống 5 ngày.

Trẻ em 30mg/kg x 2 lần/24 giờ.

Với lỵ trực khuẩn có thể thay bằng tetracyclin: trẻ em uống 12.5 mg/kg x 4 lần/24 giờ x 3 ngày. Người lớn 500 mg x 4 lần/24 giờ x 3 ngày. Dùng tetracyclin cho trẻ em là bất đắc dĩ, phải so sánh lợi hại (trường hợp thông thường, cấm dùng tetracyclin cho trẻ dưới 9 tuổi).

Trường hợp 2

Phân không có máu, có sốt: nghĩ đến:

  • Enterovirus là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Bắt đầu đột ngột, nôn mửa, ỉa nhiều nước, sốt nhẹ đôi khi phân có nhày. Thường tự khỏi, nhưng cũng có khi nặng. Không cần dùng kháng sinh.
  • Salmonella thường nhiều người mắc một lúc, 12-48 giờ sau cùng một bữa ăn, sốt rét run, rồi nôn và ỉa chảy.

Điều trị: Nên cho kháng sinh, nhất là những ca nặng: ở người lớn, sốt kéo dài quá 48 giờ, lách to, ban đỏ khắp người; ở trẻ con có dấu hiệu nhiễm độc.

Sulfamethoxazol + trimethoprim (400/80), mỗi lần uống 2 viên, dùng 3 lần/24 giờ cho đén khi hết sốt, sau đó mỗi lần 2 viên, dùng 2 lần/24 giờ và dùng 10 ngày liền. Trẻ em cho liều thấp hơn (xem phần thuốc “ Co-trimoxazol)

Hoặc cloramphenicol 50mg/kg/24 giờ, chia làm 4 lần uống (chú ý đến những chống chỉ định của cloramphenicol).

Chú ý: ở trẻ em, ỉa chảy kèm sốt có thể do những bệnh khác như sốt rét, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm amidan, viêm tai…

Trường hợp 3

phân có máu, nhưng không sốt có thể là:

– Lỵ amip: di nhiều lần, nhưng rất ít phân, dễ tái phát, tìm thấy amip trong phần.

  • Điều trị: bằng metronidazol: mỗi lần 3 viên 0.25g, uống 3 lần trong 24 giờ, dùng trong 5 ngày. Trẻ em 10mg/kg, cũng uống 3 lần/24 giờ, dùng 5 ngày.

– Giun tóc nếu nhiều cũng gây ỉa chảy.

  • Điều trị: mebendazol (Vermox, 100mg) người lớn cũng như trẻ em uống 1 viên lúc sáng và 1 viên lúc tối, dùng trong 3 ngày liền. Trẻ em dưới 2 tuổi không được uống.

Trường hợp 4

Phân không có máu, không sốt. Thường gặp là:

– Enterovirus (đọc ở trên, trường hợp 2)

– Do độc tố ruột non, ví dụ do tụ cầu: ủ bệnh 2-6 giờ và thường khỏi sau 24 giờ. Đôi khi ỉa chảy và nôn rất nặng. Do thức ăn bị bẩn.

– E. coli

– Bệnh tả: ủ bệnh 1-5 ngày, rồi ỉa chảy ngay. Phân rất nhiều, toàn nước, trắng đục như nước vo gạo. Nôn nhiều, gây thiếu nước nựng. Những ca nặng (huyết áp tụt, chuột rút) có thể chết trong vòng 24 giờ, không đau bụng, thân nhiệt thấp.

Điều trị: bù nước theo phác đồ C (xem trên).

Kháng sinh: Tetracyclin viên 0.25g, mỗi lần 2 viên, uống 4 lần/24 giờ, dùng trong 3 ngày; hoặc sulfamethoxazol + trimethoprim (như trong Salmonella ở trường hợp 2).

Benh.vn

Bài viết Bệnh ỉa chảy cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ia-chay-cap-tinh-4395/feed/ 0