Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 09 Sep 2023 03:50:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ỉa chảy cấp và mạn tính https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/ https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/#respond Fri, 08 Sep 2023 04:24:11 +0000 http://benh2.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/ Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Cùng tìm hiểu về ỉa chảy cấp và mạn tính

Bài viết Ỉa chảy cấp và mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Cùng tìm hiểu về ỉa chảy cấp và mạn tính

  • Phân có 85% thành phần là nước thì nhão.
  • Phân có 88% thành phần là nước thì lỏng.
  • Và có 90% thành phần là nước thì phần lỏng như nước.

Iả chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, muốn nắm được  các nguyên nhân đó, cần phải biết sự hoạt động bình thường của quá trình tiêu hoá và những rối loạn gây nên ỉa chảy.

Sinh lý quá trình tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bình thường có những đặc trưng sinh lý riêng mà khi sai lệch có thể dẫn tới các bệnh lý như tiêu chảy, táo bón…

Sinh lý tiêu hoá bình thường

Tiêu hoá bình thường gồm 4 quá trình:

  1. Tiết dịch: dạ dày tiết dịch dạ dày, gan tiết mật, tuỵ tạng tiết dịch, tuỵ và ruột non tiết  các men ruột.
  2. Co bóp nhu động: sự co bóp của dạ dày, ruột nhằm trộn lẫn thức ăn với dịch tiêu hoá và đưa xuống dưới.
  3. Tiêu hoá: là quá trình tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men và vi khuẩn nhằm phân giải thức ăn: HCl và pepsin  của dạ dày: trypsin, amylaza, lipaza của tuỵ tạng, sắc tố mật, muối mật của gan: các men enterokinaza, amino polipeptidaza, nucleaza, manfoza, sacaraza…của ruột non và vai trò của những loại vi khuẩn cộng sinh trong đại tràng, phân giải xenluloza thành glucoza.
  4. Hấp thụ: sau khi tiêu hoá, thức ăn được phân giải sẽ được hấp thụ qua ruột: phần lớn các thành phần của protit, gluxit, lipit, các chất điện giải vitamin được hấp thụ ở hỗng tràng, còn được hấp thụ lại ở đại tràng và làm cho phân đóng khuôn lại.

Để điều hoà 4 quá trình trên, hệ thống phó giao cảm (giây thần kinh X) và giao cảm đóng vai trò quan trọng.

  • Phó giao cảm: tăng nhu động và tiết dịch.
  • Giao cảm: giảm nhu động và tiết dịch.

Khi các quá trình trên bị rối loạn sẽ gây nên ỉa chảy, vậy sự rối loạn đó xảy ra như thế nào?

Những rối loạn tiêu hoá gây ỉa chảy

  1. Tăng tiết dịch: Khi sự tiết dịch tăng nhiều, vượt quá khả năng hấp thụ có thể gây nên ỉa chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây nên tăng tiết dịch và đó là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ kích thích ra ngoài.
  2. Tăng nhu động: ỉa chảy có thể là hậu quả của việc tăng nhu động, co bóp: bởi vì tăng co bóp làm cho thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hoá và hấp thụ. Các kích thích nhiễm khuẩn, nhiễm độc và rối loạn tâm thần thần kinh làm tăng co bóp.
  3. Tiêu hoá kém. Khi tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men, vi khuẩn giảm đi, thức ăn được hấp thụ sẽ kém đi và hậu quả dẫn đến ỉa chảy. Tiêu hoá kém có thể do:
  • Thiếu dịch tiêu hoá, cắt dạ dày, ruột…
  • Thiếu men, viêm tuỵ, tắc mật…
  • Thiếu vi khuẩn (dùng quá nhiều kháng sinh diệt hết vi khuẩn cộng sinh ở ruột…).
  • Tiêu hoá kém còn có thể do thức ăn được chuyển đi quá nhanh chưa kịp tiêu hoá (tăng nhu động) và ta gọi là sự thiếu thời gian tiêu hoá.

4. Hấp thụ kém: ỉa chảy có thể là hậu quả của thức ăn được hấp thu ít hoặc không được hấp thu. Kém hấp thu có thể do:

  • Thành của ruột bị tổn thương (viêm, ung thư…).
  • Hoặc là hậu quả quá trình  trên (tăng tiết dịch,tăng nhu động, tiêu hoá kém).

Có thể tóm tắt sự rối loạn của quá trình tiêu hoá trong sơ đồ sau:

Thiếu dịch men, vi khuẩn → Tiêu hoá kém → Hấp thụ kém → Ỉa chảy

Thiếu thời gian (tăng co bóp, tăng tiết dịch)

Trên đây là cơ chế sinh bệnh của ỉa chảy, có rất nhiều nguyên nhân tác động lên các cơ chế  đó, muốn tìm hiểu ta cần phải tiến hành hỏi bệnh, thăm khám và làm các  xét nghiệm cần thiết.

Thăm khám cho một bệnh nhân ỉa chảy

Khi thăm khám cho một bệnh nhân ỉa chảy cần phải chú ý hỏi bệnh thật kỹ để tìm nguyên nhân và sau đó làm các xét nghiệm cần thiết.

Hỏi bệnh

1. Hỏi về tính chất ỉa chảy.

  • Hoàn cảnh: xuất hiện của ỉa chảy: Rất quan trọng khi nguyên nhân là nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật về tiêu hoá…
  • Sự bắt đầu cuả ỉa chảy: đột ngột hay từ  từ.
  • Số lần đại tiện: ỉa chảy cấp có khi tới hàng trăm lần trong ngày. Ỉa chảy mạn tính thường ít lần hơn.
  • Về tính chất của phân: cần kết hợp chặt chẽ giữa hỏi và xem trực tiếp phân.

2. Các rối loạn khác về tiêu hoá và toàn thân.

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau bụng, đau quặn,  đau hậu môn, mót rặn.
  • Ăn kém, sợ mỡ.
  • Sốt.
  • Các biểu hiện về nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy nhược…

Khám lâm sàng

1. Khám phân: Là khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình khám đối với người bệnh ỉa chảy.

2. Khám bộ máy tiêu hoá: Khám có hệ thống toàn bộ về tiêu hoá, không nên thăm trực

tràng.

3. Khám toàn thân: chú ý đến một số triệu chứng có liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của ỉa chảy.

Hội chứng nhiễm khuẩn: Số, lưỡi bẩn, mệt nhọc…

Hội chứng nhiễm độc: tùy theo từng chất độc gây ỉa chảy có những biểu hiện khác nhau.

Hội chứng mất nước và các chất điện giải: đây là hậu quả quan trọng nhất của ỉa chảy cấp, cần được xử trí kịp thời.

  • Khát nước, khô miệng và niêm mạc.
  • Mắt sâu, da nhăn nheo, chân tay lạnh.
  • Đái ít rồi không đái, sẽ gây tình trạng urê máu cao.
  • Chuột rút do thiếu Ca, toan máu do thiếu Na, rối loạn nhịp tim do thiếu K.

Nếu tình trạng  mất nước trầm trọng hơn sẽ dẫn tới:

Hội chứng truỵ tim mạch:

  • Vã mồ hôi, lạnh chân tay.
  • Mạch nhỏ và nhanh.
  • Huyết áp hạ có khi không còn.

Cần được xử trí kịp thời, nếu không sẽ thường dẫn tới tử vong.

  • Các hội chứng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin: thường là hậu quả của các loại ỉa chảy mạn tính.
  • Gầy rất nhiều, có thể phù.
  • Da khô hay bong vảy.
  • Lông, tóc rụng nhiều…

Các xét nghiệm đối với bệnh nhân ỉa chảy

Ngoài các xét nghiệm thông thường, tùy theo mỗi nguyên nhân cần làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân: về hoá học, vi khuẩn và ký sinh vật, tổ chức tế bào.
  • Các xét nghiệm thăm dò tiêu hoá: dịch dạ dày, dịch tuỵ, mật, sự  hấp thụ của ruột.
  • Các xét nghiệm đánh giá hậu quả của ỉa chảy: urê, các chất điện giải, protid trong máu, thể tích hồng cầu…
  • Soi dạ dày, trực tràng, sinh thiết ruột non.
  • Chụp đại tràng, ruột non…

Nguyên nhân gây ỉa chảy

Đứng về mặt lâm sàng ta chia làm hai loại ỉa chảy cấp và ỉa chảy mạn tính.

Các nguyên nhân gây ỉa chảy cấp tính

Đối với ỉa chảy cấp, các nguyên nhân thường rõ ràng, dễ phát hiện:

1. Nhiễm khuẩn.

  • Các loại vi khuẩn đường ruột như: phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, tụ cẩu khuẩn, một số virus đường ruột nói chung đều gây ỉa chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn, muốn chẩn đoán cần lấy phân.
  • Các loại ký sinh vật đường ruột, nhất là amip, cũng có thể gây ỉa chảy cấp.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng có thể gây ỉa chảy như cúm, sốt rét, viêm tai xương chũm.

2. Nhiễm độc:

  • Thuỷ ngân: ỉa chảy kèm theo dấu hiệu viêm thận.
  • Asen: ỉa chảy, nổi mẩn và chảy máu ngoài da.
  • Nấm độc: dễ chẩn đoán vì người bệnh tự khai.
  • Tình trạng toan máu hoặc urê máu cao: ỉa chảy là phản ứng của cơ thể nhằm phải trừ urê qua đường tiêu hoá.

3. Các nguyên nhân khác.

  • Do dị ứng: đối với những thức ăn gây dị ứng (dứa).
  • Do thuốc: do không chịu được thuốc, hoặc uống thuốc quá nhiều (Nasunfat, Mg sunfat…).
  • Do tinh thần: lo lắng, sợ hãi quá mức.

Nguyên nhân gây ỉa chảy mạn tính

Ngược lại với ỉa chảy cấp tính, ỉa chảy mạn tính tiến triển kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều khi khó phát hiện.

1. Do nhiễm khuẩn và ký sinh vật:

  • Lao đại, tiểu tràng: thường xuất hiện sau lao phổi, có dấu hiệu nhiễm lao, đồng thời đau bụng, đại tiện nhiều lần phân nhão, ít khi lỏng. Xác định bằng cấy phân và chụp Xquang ruột.
  • Viêm đại tiểu tràng mạn tính: đau bụng, phân lúc lỏng, lúc táo, phân lẫn máu và mũi.
  • Ỉa chảy do giun móc, sán Lambli: soi thấy trong phân.

2. Do rối loạn quá trình tiêu hoá và hấp thụ.

  • Thiếu dịch dạ dày sau cắt đoạn dạ dày:  phân nhão, sống và có mùi chua. Thử dịch dạ dày lượng HCl rất thấp.
  • Thiếu dịch tuỵ (viêm tuỵ mạn tính): phân rất nhiều, bóng, láng mỡ, soi kính còn nhiều hạt mỡ và thớ cơ trong phân.
  • Thiếu mật (tắc mật, xơ gan): phân nhạt màu, có mỡ.
  • Thiếu men tiêu hoá ở ruột non: sau phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, lỗ dò của ruột non.
  • Thiếu vi khuẩn phân giải xenluloza thường do dùng nhiều kháng sinh loại có phổ tác dụng rộng (biomyxin, tetraxyclin…) diệt hết vi khuẩn hoặc sau cắt bỏ đại tràng.

3. Những bệnh có tổn thương thực thể

  • Ung thư tiểu tràng, đại tràng: xác định bằng Xquang, nội soi đại trực tràng ống mềm.
  • Polyp đại tràng: xác định bằng nội soi và chụp Xquang.
  • Viêm trực tràng đại tràng, chảy máu và loét: chẩn đoán xác định bằng nội soi.
  • Bệnh viêm cuối hồi tràng (Crohn): xác định bằng Xquang, nội soi, chụp cắt lớp vi tính.
  • Bệnh Sprue Whipple rất hiếm gặp.

4. Những nguyên nhân khác

  • Rối loạn nội tiết: Basedow, suy thượng thận.
  • Rối loạn thần kinh, tâm thần.

Ỉa chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nó là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hoá và hấp thụ.

Ỉa chảy cấp tính nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn và hậu quả thường dẫn đến tình trạng mất nước, truỵ tim mạch, cần hết sức chú ý.

Ỉa chảy mạn tính do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, đòi hỏi phải thăm khám kỹ lưỡng, làm xét nghiệm phối hợp để chẩn đoán. Hậu quả của ỉa chảy mạn tính thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân.

Bài viết Ỉa chảy cấp và mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/feed/ 0
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/ https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/#respond Sat, 07 Jul 2018 04:19:08 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/ Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Bài viết Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tiêu chảy là gì?

Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột, nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn một tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính, là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh, nhưng sau đó lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mạn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi v.v) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách: một là cơ thể huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra; hai là ruột co bóp mạnh để thải nước ra ngoài, mang theo siêu vi, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy.

Hậu quả là cơ thể thải ra quá nhiều nước mà không bù vào, kèm theo mất cả điện giải là những chất muối rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa cư. Ở vùng ôn đới, vào mùa nóng, tác nhân gây tiêu chảy là do virus gây nên. Ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây nên. Xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirut lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh.

Điều trị tiêu chảy

– Bổ sung lượng nước thường xuyên nhất là oresol

– Nếu là trẻ nhỏ cần cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

– Tuyệt đối không được nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp cho quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

– Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm bệnh xấu hơn.

Thực đơn phù hợp với bệnh tiêu chảy

Cháo muối: Nấu cháo với một nắm gạo, 2 bát nước và một nhúm muối. Cháo này có tác dụng như dung dịch muối đường Oresol. Bệnh nhân phải ăn cả nước lẫn cái và xem đó là biện pháp bù lại nước đã mất chứ không xem là một bữa ăn.

Cháo cà rốt: Cà rốt có tác dụng cầm tiêu chảy. Cách nấu cháo cà rốt: Chuẩn bị 30g cháo ăn liền (tương đương với một nắm gạo), 30g cà rốt, nguyên vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 lát gừng, nấu thành cháo. Cháo này chứa chất pectin, giúp phân mau chặt, muối (trong nước mắm) và gừng có tác dụng làm “ấm bụng”, mau cầm tiêu chảy hơn. Từ ngày thứ 2, có thể cho trẻ ăn cháo gà. Cháo thịt gà băm có tác dụng tốt trong quá trình điều tri tiêu  chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

Cháo thịt nạc, xúp thịt nấu với cà rốt, khoai tây

Uống các loại nước như nước dừa tươi, nước khoáng

Lưu ý: Thức ăn phải được nấu chín, mềm, nhừ, dễ tiêu, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ. Với rau và trái cây, chọn loại có màu sẫm.

Dùng thuốc gì cho trẻ bị tiêu chảy

Những thuốc thông thường có thể dùng

– Nhóm vi khuẩn hữu ích cho đường ruột: thường là các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus (có người còn gọi là men tiêu hóa) dùng điều tri tiêu chảy. Thuốc này được dùng an toàn cho trẻ em cho các thể tiêu chảy, kể cả tiêu chảy nhiễm trùng khi dùng chung với kháng sinh đường ruột. Đó là các thuốc Enterogermina uống 1-2 ống/ ngày, Lacteol fort, Antibio, Biolactyl, Ultra-Levure…

– Nhóm sát trùng đường ruột: dùng trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn. Thường được dùng dưới dạng  nhũ tương (suspention) như Ercefuryl, Ricridene, Panfurex…Những thuốc cầm tiêu chảy không được dùng cho trẻ như atropin, diphenoxylat, loperamide…trừ trường hợp có chỉ định của thầy thuốc nhi khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy vì dùng kháng sinh có thể làm rối loạn tiêu hóa và làm bệnh trở nên nặng hơn.

– Nhóm bảo vệ niêm mạc đường ruột: giúp niêm mạc dạ dày, đường ruột giảm hấp thụ động chất vào cơ thể, giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu chảy, làm đặc phân như Actapulgite, Smecta, Sacolene…)

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm ỉa cho trẻ vì tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thể giúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

– Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B… vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

– Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

– Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm

– Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

– Không ăn rau sống, không uống nước lã.

– Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

– Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

– Tất cả các nước ăn uống đều phải đượt sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B

– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp

Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Nguyên nhân bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-benh-tieu-chay-va-thuoc-dieu-tri-2694/feed/ 0