Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 04:12:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đi tìm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em https://benh.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/ https://benh.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/#respond Mon, 12 Dec 2022 11:00:07 +0000 http://benh2.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/ Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đặc biệt hiện nay số trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng.

Bài viết Đi tìm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đặc biệt hiện nay số trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng.

tieu_duong_tre_em

Trẻ em bị tiểu đường ngày càng gia tăng (ảnh minh họa)

Bệnh tiểu đường ở trẻ em gồm 2 loại: tiểu đường týp 1 và týp 2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ có thể do nhiều yếu tố như: di truyền, tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, béo phì và các yếu tố môi trường.

Các triệu chứng

Triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở trẻ nhỏ là đau bụng, tiểu thường xuyên, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, nhìn mờ, tê một số khu vực của cơ thể, những vết thương nhỏ chậm liền, sụt cân không rõ lý do và tụt huyết áp.

Tiền tiểu đường

Tiền tiều đường là tình trạng trẻ có đường huyết cao nhưng chưa đến mức như tiểu đường. Khi tình trạng này được kiểm soát thì có thể trì hoãn bệnh tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường týp 1 xảy ra ở trẻ em do tổn thương ở một số loại tế bào trong tuyến tụy. Cơ thể trẻ không thể sản sinh insulin, khiến cơ thể khó chuyển đổi carbonhydrat hấp thu được thành năng lượng.

Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể tăng vọt vì insulin cũng đóng vai trò trong dự trữ đường thích hợp.

Tiểu đường tuýp 2

Ở những trẻ bị tiểu đường týp 2, đường huyết có xu hướng tăng cao vì cơ thể trở nên kháng với insulin. Bệnh cũng có thể gây nên các vấn đề về thận, tim, và thậm chí mù lòa nếu không được xử lý kịp thời.

Lời kết

Tiều đường là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Ngoài những nguyên nhân gây tiểu đường như tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, béo phì và các yếu tố môi trường…các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em bị tiểu đường di truyền có thể khởi phát bệnh từ sớm nếu trẻ ăn sữa bò từ khi mới lọt lòng.

Bài viết Đi tìm nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-tim-nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-o-tre-em-10114/feed/ 0
Năm 2017: Cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh https://benh.vn/nam-2017-canh-bao-benh-tieu-duong-o-tre-so-sinh-9013/ https://benh.vn/nam-2017-canh-bao-benh-tieu-duong-o-tre-so-sinh-9013/#respond Wed, 01 Feb 2017 06:59:31 +0000 http://benh2.vn/nam-2017-canh-bao-benh-tieu-duong-o-tre-so-sinh-9013/ Bệnh tiều đường không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn tấn công cả trẻ sơ sinh. Theo tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, chỉ trong vòng 3 tuần gần đây, khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền đã tiếp nhận 3 bệnh nhi vào viện trong tình trạng nguy kịch do tiểu đường sơ sinh. Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh nguy hiểm rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh nhưng lại dễ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bài viết Năm 2017: Cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tiều đường không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn tấn công cả trẻ sơ sinh. Theo tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, chỉ trong vòng 3 tuần gần đây, khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền đã tiếp nhận 3 bệnh nhi vào viện trong tình trạng nguy kịch do tiểu đường sơ sinh. Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh nguy hiểm rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh nhưng lại dễ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tìm hiểu bệnh tiểu đường sơ sinh

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh là một bệnh hiếm gặp (tỷ lệ mắc 1/500.000). Bệnh thường được phát hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ. Chẩn đoán tiểu đường sơ sinh rất khó vì trẻ mắc bệnh thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng và chỉ được phát hiện ra qua các xét nghiệm đường máu, khí máu hoặc khi bệnh nhi đã rơi vào tình trạng hôn mê.

benh-tieu-duong-tre-so-sinh

Theo các chuyên gia, đa phần trẻ sơ sinh mắc đái tháo đường do đột biến gene. Do đó, muốn chẩn đoán đường huyết cao do đột biến gene sẽ phải gửi mẫu ADN đến một số trung tâm chuyên về đái tháo đường sơ sinh để tìm ra những gen đột biến. Bởi vậy, việc phát hiện sớm trẻ tiểu đường và phân tích gene mang lại nhiều tác dụng to lớn bởi tiểu đường sơ sinh do đột biến gene tuy là bệnh hiếm, khó phát hiện và đòi hỏi điều trị lâu dài nhưng không phải dạng nào cũng bắt buộc phải điều trị bằng tiêm insulin. Nếu phát hiện trong giai đoạn sớm có thể chỉ điều trị bằng các thuốc đường uống.

Bệnh nhi 2 tháng tuổi (Nam Định)

Bệnh nhi N.Đ.L.C. (2 tháng tuổi, Nam Định) bình thường như nhiều trẻ sơ sinh khác. Tuy nhiên, khi được hơn 1 tháng tuổi, trẻ bắt đầu quấy khóc, bỏ bú, sốt dai dẳng, mệt mỏi. Khi được đưa đến bệnh viện Nhi Nam Định. Sau khi thăm khám và xét nghiệm đường máu cho bệnh nhi, các bác sĩ chỉ định chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi T.Ư.

Bệnh nhân nhập viện Nhi T.Ư trong tình trạng rất nguy kịch: li bì, khó thở, toan chuyển hóa nặng, mất nước nặng. Bé được chuyển ngay đến khoa hồi sức cấp cứu. Xét nghiệm máu phát hiện đường máu tăng cao, bác sĩ đã cho bệnh nhân điều trị hạ đường máu bằng truyền insulin, truyền dịch.

Hơn 14 tiếng cấp cứu tích cực, khẩn trương của các bác sĩ đã thu được kết quả khả quan: bệnh nhi thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và được chuyển lên chuyên khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền để tiếp tục điều trị theo chẩn đoán mắc tiểu đường sơ sinh. Trong thời gian nằm viện, mẫu máu của bệnh nhi đã được gửi ra nước ngoài để xét nghiệm tìm đột biến gene. Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ quyết định hướng điều trị lâu dài: tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống.

Lời khuyên của chuyên gia

Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc-Khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền cho biết: “Phần lớn gia đình có con mắc bệnh tiểu đường sơ sinh chưa có hiểu biết về bệnh. Việc phát hiện bệnh thường chậm trễ, các cháu chỉ được đưa đến cơ sở y tế khi đã rơi vào tình trạng nặng, li bì, hôn mê”.

Từ kinh nghiệm thực tế, bác sĩ Ngọc cảnh báo tiểu đường sơ sinh thường có những biểu hiện âm thầm, không đặc trưng, khiến người lớn rất dễ bỏ qua: bé bú nhiều kèm theo đi tiểu nhiều, sốt kéo dài, chậm tăng cân so với các trẻ bình thường khác. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giúp cha mẹ nhận biết các biểu hiện sớm của bệnh và đưa con đi khám kịp thời chính là chìa khóa giúp cứu sống nhiều trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Điều trị phức tạp

Yếu tố khó khăn nhất, đồng thời cũng quan trọng nhất của điều trị tiểu đường sơ sinh là kiểm soát thành công đường huyết của trẻ.

Việc điều trị bao gồm 2 yếu tố: duy trì mức đường huyết tối ưu trong khi vẫn đảm bảo sự phát triển của trẻ. Thời gian đầu, để đạt các mục tiêu này, trẻ phải được thử máu và tiêm thuốc nhiều lần mỗi ngày. Tiếp theo, kết quả xét nghiệm phân tích gene sẽ quyết định phương thức điều trị lâu dài cho trẻ. Một số cháu bắt buộc phải tiêm insulin, trong khi một số khác may mắn hơn có thể điều trị bằng thuốc đường uống.

Từ đó, các chuyên gia cho biết, thành công của điều trị bệnh tiểu đường sơ sinh phụ thuộc rất nhiều ở khâu chẩn đoán sớm và sự hợp tác của gia đình người bệnh. Bởi vậy, các gia đình có con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần theo dõi, lắng nghe những thay đổi ở con mình để kịp thời phát hiện bệnh, tránh những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong ở trẻ.

Bài viết Năm 2017: Cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nam-2017-canh-bao-benh-tieu-duong-o-tre-so-sinh-9013/feed/ 0