Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 27 Feb 2020 06:21:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nước mắt và nụ cười một người mẹ trong nghề y https://benh.vn/nuoc-mat-va-nu-cuoi-mot-nguoi-me-trong-nghe-y-8148/ https://benh.vn/nuoc-mat-va-nu-cuoi-mot-nguoi-me-trong-nghe-y-8148/#respond Wed, 29 Nov 2017 06:35:07 +0000 http://benh2.vn/nuoc-mat-va-nu-cuoi-mot-nguoi-me-trong-nghe-y-8148/ Benh.vn mời bạn đọc cùng cảm nhận bức thư sâu lắng người mẹ viết cho cô con gái của mình vào sinh nhật tuổi 19.

Bài viết Nước mắt và nụ cười một người mẹ trong nghề y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Benh.vn mời bạn đọc cùng cảm nhận bức thư sâu lắng người mẹ viết cho cô con gái của mình vào sinh nhật tuổi 19.

Con gái yêu thương của mẹ,

Cách đây 19 năm con gái mẹ, cất tiếng khóc chào đời. Bố, mẹ, anh con vui mừng hết nói. Mẹ nhớ anh con tả mẹ đau như thế nào, khi chuyển dạ sinh con, cho bà nội nghe. Bà cười to tiếng vì thấy giọng, cháu trai yêu quí của mình, dễ thương. Con là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình ta nói riêng. Dòng họ mình nói chung.

Con đã biết đặt ra mục tiêu, cho mình phấn đấu, từ nhỏ. Con còn nhớ không. Tổng kết năm học đầu tiên của cuộc đời là mẫu giáo, con chỉ là học sinh tiên tiến, con khóc nức nở. Mẹ ơi sao lại vậy? Hay cô không yêu con?… Mẹ phải dỗ dành, con còn nhiều cơ hội lắm. Đây không phải là tất cả, chỉ bước đầu thôi con ạ. Con cứ thắc mắc, sao con lại kém anh Dũng được, con không chịu đâu mẹ ơi. Dỗ mãi con mới nín. Thế rồi, con đã đạt được mục tiêu phấn đấu, trong suốt thời kì học sinh. Giờ con đã khôn lớn, trưởng thành hơn. Con đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Con đã trở thành sinh viên. Mẹ đã chắp cánh ước mơ cho con trở thành bác sĩ. Mẹ biết nghề này ít người trong số đấy có thể trở thành giàu sang, đa số chỉ sống yên ổn, đạm bạc thôi con gái yêu của mẹ ạ.

Quay trở lại mấy chục năm qua, mẹ đã chọn nghề này, mẹ vẫn yêu quí nó, mẹ không hối hận rằng mình chọn sai. Nhưng mẹ chỉ buồn, tủi, vì cùng học với mình, các bạn được công tác ở tuyến tỉnh, tuyến trung ương, tuyến huyện. Tay nghề họ được nâng cao hơn. Họ được tôn trọng nhiều hơn. Mặc dù trong khi học họ học còn kém xa mẹ. Nhưng mỗi khi gặp lại họ, mẹ vẫn ngẩng cao đầu, vẫn được họ tôn trọng. Đơn giản là xuất thân của họ, cao quí. Họ học xong, được bổ nhiệm. Còn mẹ chỉ biết phấn đấu trên đôi chân trần, đôi tay trắng. Mẹ vẫn cống hiến hết sức mình để phục vụ bà con, cô dì, chú bác. Tuổi trẻ, đam mê, nhiệt huyết. Cả làng, gần như nhà nào mẹ cũng đến, mỗi khi họ cần. Không kể ngày, đêm. Niềm vui của mẹ, là giúp họ qua cơn nguy kịch, đau đớn. Mang đến cho họ, tiếng cười, niềm vui. Thậm chí có những người mẹ cứu chữa vất vả cả đêm với họ, không quản ngại kể cả đổ chất thải của họ để cứu họ.

Rồi có một ngày mẹ không bao giờ quên đấy là ngày 14.01.2012. Có cô Trần Thị Huệ 24 tuổi bị ngã đập đầu, xuống ao và chết nổi lên, gia đình mời Bác sĩ Vinh đến khám, bác sĩ bảo đưa xuống trạm. Không có mẹ ở đấy, bác sĩ Vinh sai nhân viên của mẹ đo huyết áp, nghe tim phổi, trong khi đấy bệnh nhân đã chết nổi lên. Con biết không họ chửi ầm lên, do mẹ không có đấy. Có phải lúc nào mẹ cũng phải ở cơ quan đâu. Hơn nữa đấy là ngày thứ 7. Họ đập phá, họ mời công an huyện, họ mời viện kiểm soát. Tất cả họ về, lập biên bản, biết đấy bệnh nhân đã chết từ rất lâu. Mẹ nghe điện, chạy xe như thiêu thân, không biết sống chết thế nào lên trạm y tế. Tới nơi, hết người già, trẻ, trai gái, họ xông vào cào cấu mẹ. Cứ như mẹ là thủ phạm của cái chết ấy con gái yêu quí ạ. Rồi có người xông đến bóp cổ mẹ. Mẹ nghĩ lại đau đớn chua xót quá. Mẹ đề nghị pháp y, mổ tử thi xem bệnh nhân chết do đâu, để có cách giải quýêt phù hợp, gia đình không đồng ý. Vì họ biết con, cháu họ chết là do đâu rồi. Tất cả những người đấy mẹ đã từng cứu họ ít nhất một lần. Mà giờ đây họ định qui ra thóc cho mẹ, một cái chết chính do nạn nhân. Tất cả những người ấy mẹ đã từng rất yêu thương chia sẻ với họ. Nhưng đến lúc ấy họ trả ơn mẹ bằng cách qui trách nhiệm, mục đích đổi ra thóc đấy con. Ở đời nhiều thứ bạc bẽo và vô ơn lắm. Nếu mình không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có lí luận cơ sở khoa học chắc là mẹ gặp rắc rối to.

Chính vì vậy mà mục tiêu của con không phải là Bác sĩ, mà là nghề khác mang lại giàu, sang cho con hơn. Nhưng chính mẹ đã chắp cánh cho con nghề này. Nghề này trước kia là cao quí lắm. Bởi lúc ấy tỷ lệ bác sĩ rất ít. Giờ đây bác sĩ nhiều lắm. Nên ít được tôn trọng hơn. Nhưng mẹ vẫn rất yêu nó. Bởi mỗi khi bệnh nhân đến với mẹ, đau đớn, vật vả. Sau đó họ vui vẻ, cười, nói. là mẹ cảm thấy hạnh phúc. Đơn giản, cùng loại bệnh, mẹ chọn thuốc nào rẻ tiền, ít độc nhất, mà người bệnh khỏi là niềm hạnh phúc đối với mẹ. Mẹ đem hết sức lực của mình để phục vụ bà con, không có gia đình nào trong làng mẹ không đến khi họ ốm đau, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Bù lại mẹ được họ yêu thương, khi mẹ sinh các con, người mang vài quả trừng, vài bò gạo họ cho, nhớ lại thật hạnh phúc.

Có cụ Phùng Văn Chích cho mẹ ba nghìn đồng mẹ nhớ mãi. Gần 10 năm sau cụ ấy bệnh nặng, co giật liên hồi, mẹ giải thích gia đình đưa cụ đi bệnh viện. nhưng cụ rất cao tuổi, gia đình không muốn cụ tử vong ngoài nhà, thiết tha nhờ mẹ cứu, tất cả các đại lí mẹ đều tới hỏi mua ống Seduxen mà không được. Lúc ấy bắt đầu cấm, không biết mua ở chỗ nào. Mẹ lại trở về gia đình giải thích, nhưng gia đình vẫn không chuyển cụ đi. Mẹ vắt óc nhớ ra, khi thời chưa cấm dùng thuốc ấy mẹ đã từng mua cho gia đình cháu động kinh Lê Thị Nét con anh Lê Bá Hoan và bảo gia đình xuống hỏi, rất may còn một ống, khi mang về, thật không may ống thuốc quá hạn, Mẹ không tiêm bằng mọi giá, gia đình cứ chắp tay cầu khẩn mẹ cứ tiêm cho cụ dù chỉ có cơ hôi 1%. Qui định rồi mẹ không thể làm sai được. Mẹ sách túi ra về, cụ vẫn cứ giật rung giừơng liên tục, gia đình cam đoan miệng, dù tiêm xong cụ ra đi, họ cũng cam lòng. Vì quá biết ơn cụ, cho ba nghìn đồng khi sinh, mẹ không nỡ ra về, khi nhìn thấy cụ như vậy. Mẹ đành đánh cược sinh mạng của mình vì ba nghìn ấy. Mẹ quyết định tiêm cho cụ. Thật kì diệu, năm phút sau cụ ổn định, ngủ ngon, mẹ theo dõi sau ba mươi phút mới về. Đêm cụ tỉnh dậy đọc điếu văn ( cụ làm thầy cúng). Mai sáng gia đình đến báo tin cụ đi lại được và nhờ mẹ tiếp tục chăm sóc cụ vài hôm nữa. Thật diệu kì, cụ sống thêm vài năm nữa và tiếp tục viết sớ, đi cúng cho các gia đình. Đấy là cụ Chích bố ông Súy và là ông nội bác Qúi, cụ tổ anh Sự đã qui tiên. Lúc ấy tình cảm với dân gắn bó là vậy, đói rách nhưng tình yêu mênh mông. Mẹ tin rằng, nếu sau khi tiêm, cụ ra đi, dù có cam kết miệng gia đình vẫn không mang mẹ ra tòa.

Nhưng giờ đây thì sợ lắm, dù có gắn bó, thân thiện không may xảy ra tai biến thì họ cũng qui ra thóc với bác sĩ. Đặc biệt là tuyến cơ sở thiếu thốn trăm bề như mẹ. Có những bệnh nhân nhồi máu cơ tim họ mang bệnh nhân đến bỏ mặc bệnh nhân cho mẹ rồi ra về, mẹ xử trí thế nào thì tùy, họ không cho mẹ cơ hội giải thích rằng bệnh nhân rất nặng. Mẹ cấp cứu qua khỏi thì họ rêu rao chẩn đoán vớ vẩn,” Nhồi máu cơ tim mà các chị cứu được”. tiền không trả. Giảỉ thích cho họ lên tuyến trên để chữa khỏi bệnh họ lại mỉa mai. Sau đó họ lại bị lần 2 mẹ tiếp tục cứu rồi 3. Rất may họ đã lên tuyến trên đặt Can gì đó. Khi khỏe hẳn mẹ cho nhân viên lên thăm hỏi, họ mới cám ơn rối rít. Lúc đó mẹ đã bị tổn thương, còn tâm trí đâu mà nhận ơn nữa!

Rồi ca chết đuối ở nhà, họ mang tới trạm đỗ lỗi tạị Trạm Y tế, hôm đó vào nhiều đình đám, họ uống rượu say đến túm cổ áo đánh bọn mẹ túi bụi, già trẻ họ cào cấu, sau đó họ xin lỗi nhưng mọi người còn tâm trạng nào để nhận lỗi. Mẹ đau đớn nhìn lại với những người thân yêu của mình, họ đối xử với mình như vậy. Hơn 20 năm cống hiến không ai trong những người họ từng cào cấu mẹ mà mẹ chưa từng cứu họ. Rồi họ vẫn thường xuyên đến nhờ mẹ cứu, trong những năm tháng tiếp theo. Mẹ giả quên đi nỗi đau ấy để cứu họ. Từ sâu thẳm mẹ cảm nhận họ xấu hổ với hành vi của mình làm với mẹ. Nhưng vì mẹ vui vẻ, họ tưởng mẹ quên. Có nỗi đau nào hơn thế nữa con ơi!

Cách đây hơn 20 năm bs Bồng thân với một vị trung tá ở thôn 3 hướng dẫn họ đi mua dịch về và chỉ định mẹ truyền giúp. Không may bác ấy bị Shock dịch mẹ hết lòng cứu chữa bác ấy. mẹ xử trí bác ấy theo phác đồ Shock phản vệ lần 1 bác ấy không đỡ, tiếp tục xử trí lần 2. Bác ấy đang rét run bần bật, mà bác ấy vẫn ngồi nhổm dậy chửi mẹ ” ĐM mày tiêm lắm vào mà tính tiền cho nhiều”. Mẹ giật mình bật khóc và bảo” Bác ơi tính mạng của bác là của cháu, bác chết cháu cũng chết theo, cháu đang cứu bác sao bác lại nói vậy”. Sau đó bác ấy ổn định bs Bồng lên, mẹ báo cáo lại sự việc bs Bồng nói lại với bác ấy” ” Cháu không ngờ câu nói ấy lại thốt ra từ bác, cô ấy truyền giúp cho bác có được gì đâu, mà bác xúc phạm cô ấy như vậy”. Sau đó ra đình bác ấy đến xin lỗi. Hơn 20 năm trôi qua mỗi lần bác ấy đến trạm xin cây thuốc nam hay làm gì, mẹ cũng vui vẻ, dù không nói ra mẹ cũng cảm nhận được bác ấy xấu hổ với câu nói của mình cách đây hơn 20 năm. Đấy con ạ, nỗi khổ của bs là như vậy, nhưng nỗi khổ của bác sĩ ở tuyến ytế cơ sở càng khổ hơn. Vì vậy tôi xin mọi người hãy có cái nhìn bao dung hơn với ngành y!

Nhưng có những hình ảnh cũng làm mẹ cảm động, ấn tượng mãi không quên; Đó là cụ Phùng Văn Phồng thôn 3, thường xuyên bị tắc ruột dính, xuống trạm truyền, đều tháo được dính. Lần cuối cùng cụ cũng bị vậy , mẹ tiếp tục xử trí bình thường. Nhưng lần này khác với mọi lần cụ không giảm, mà càng ngày càng đau dữ dội hơn. Tiên lượng của người thầy thuốc mách bảo, lần này cụ không qua khỏi, mẹ giải thích cho gia đình chuyển viện vì tiên lượng bệnh nhân quá nặng. Mẹ giải thích chuyển từ 04 giờ sáng và kiên quyết không điều trị khi bệnh nặng quá tầm kiểm soát của mình, gia đình quá khó khăn nên mãi 11h vẫn nài nỉ mẹ. Mẹ không làm gì hơn được. Cụ cầm tay mẹ dặn” Lần này, chắc bác không qua nổi, bác đã quấy quả cháu rất nhiều rồi nhưng không có gì trả ơn cháu, bác đi sẽ phù hộ cho cháu bình an nhé”. Sau đó gia đình chuyển bác ấy lên huyện, rồi tỉnh. Đến 23 giờ đêm bác ấy ra đi. Hình ảnh bác ấy cầm tay mẹ dặn vẫn còn đó. Rồi anh Sơn ở Đoài thôn, gia đình anh Sơn chị Hà nghèo lắm. Anh ấy lại bị xơ gan do rượu, gia đình anh ấy không còn xu nào vì chữa bệnh cho anh ấy quá nhiều. Nhờ mẹ đến, tiêm, truyền, thức trắng cả đêm để cầm cự cho anh ấy, Mẹ chưa từng thấy ai giãn tĩnh mạch cửa mà nôn, ỉa ra máu nhiều như anh ấy. Mẹ giải thích gia đình bệnh nặng như thế này thì điều trị ở tuyến trên chứ, gia đình khóc” tiền không có, chưa vay được để cho anh đi, em đến giúp anh chị đêm nay mai anh chị cố lần hồi sẽ chuyển anh đi”. Gia đình làm nghề bánh cuốn, bánh cuốn cũng là sở trường của mẹ, gia đình dọn mâm bánh cuốn mời mẹ ăn, lúc ấy đói lắm, cả nhà có một vài bò gạo nấu ăn. Bụng đói cồn cào, nhìn mâm bánh ấy thật thèm, nước rãi chảy ra, nhưng mẹ cố nuốt vào trong. Bên cạnh đấy anh ấy nôn, ỉa ra chậu máu mẹ còn tâm trạng đâu nữa mà thèm và đói. Anh ấy cầm tay mẹ dặn:” Em giúp anh chị, gia đình hiện tại chưa có tiền trả em. Nhưng em nhớ chị ấy không ăn quỵt của em đâu, anh thì không sống được rồi, từ trong sâu thẳm anh rất biết ơn e, anh đi sẽ phù hộ cho em công tác bình an nhé, còn chị sẽ kiếm tiền trả cho em sau”. Mai sáng gia đình lại lo được khoản tiền nhờ mẹ đi hộ tống anh lên tỉnh truyền máu. Đúng vậy hơn một năm sau chị ấy lên trả nợ cho mẹ và mang theo cho mẹ cân đường.

Có lẽ đến giờ này mẹ công tác bình an như vậy dù có người hiểu nhầm nhưng cuối cùng họ cũng nhận ra lỗi lầm họ, đối xử với mẹ như vậy là sai. Là do mẹ có người đã phù hộ cho mẹ trước khi họ trở về cõi vĩnh hằng họ đã từng hứa. Cầu mong cho các bác, các anh ở nơi xa xôi của miền cực lạc ấy bình an, không còn khổ cực như kiếp trước nữa! Hạnh phúc hơn thế nữa, được bố con tin yêu tay nghề của mẹ. Nếu mẹ không phải là BÁC SĨ thì chắc chắn nhà ta sẽ đi lâu rồi, mẹ con mình chỉ còn răng ở lại. Mỗi lần đến gặp giáo sư, tư vấn khám bệnh là mẹ nhẩm tính hết 2 triệu bằng nửa tháng lương của mình. Cả tiền thuốc là hết hơn tháng lương mẹ. Chưa dùng hết thuốc bệnh lại tái lại. Rồi đến khám lại hết nấy tiền. Gía như tiền đấy có trên cây để mà hái con nhỉ. Sau đấy nhiều lần, đến nhiều bệnh viện trung ương vẫn không tìm ra nguyên nhân, bố không đi nữa, các chú cuống lên bắt ra bệnh viện y học cổ truyền. Nhưng bố nói nhỏ với mẹ: “Đừng nói gì, các chú chửi cho đấy, em cứ mua thuốc về, chữa cho anh”. Rồi bố giả vờ chửi mẹ: “cứ mang tiền mà đi biếu giáo sư”. Niềm vui, hạnh phúc của nghề làm bác sĩ là thế đấy. Trước tiên, muốn chăm sóc, bảo vệ ai, phải biết cách chăm sóc, bảo vệ chính mình. Người thân yêu của mình con gái yêu quí ạ. Bởi vậy mẹ cũng có một ham muốn như vậy. Mẹ còn mong con phải học cho giỏi, con mới khẳng định mình với các bạn, dù con ở đâu, làm gì khi các bạn nhắc đến tên con là họ tôn trọng. Bởi vì con không may mắn như bạn con, là được sinh ra con ông này, bà nọ. Chỉ cần học xong là được bổ nhiệm. Mà con phải học để có kiến thức làm việc, phục vụ nhân dân. Con học để kiếm bát cơm manh áo. Và con học để có cơ hội làm ở tuyến trên, càng cao, càng được xã hội tôn trọng. Mẹ không muốn con lặp lại cuộc đời của mình. Con gái thân yêu của mẹ ơi. Ở đời, sống lúc nào cũng phải học. Ngoài học giỏi chuyên môn, con còn phải học cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, đồng ngiệp, với người lớn tuổi, với người bệnh. Rồi con phải học kĩ năng sống, học cách yêu thương, chia sẻ, học cách chăm sóc người thân… Con muốn khẳng định mình, để tồn tại giữa dòng đời bon chen, nghiệt ngã này. Con phải luôn gồng mình lên để sống, để học. Nhưng muốn làm gì, học gì con cần phải biết cách chăm sóc, và bảo vệ mình. Đặc biệt con phải biết giữ gìn đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Dù con có giỏi bao nhiêu nhưng đôi mắt của con bị hỏng thì cuộc đời cũng như kết thúc. Chính đây là một trong những lí do mà mẹ chắp cánh cho con, trở thành bác sĩ. Còn một ngày nữa thôi là con bước sang tuổi đôi mươi, tuổi đẹp nhất cuộc đời. Con muốn làm gì cho ngày mai, thì con phải bắt đầu từ hôm nay, con gái yêu quí của mẹ ạ. Đây là nền móng để xây dựng tương lai, hạnh phúc và tổ ấm cho con. Bố mẹ không thể mãi bên con được. Mẹ đã phải gồng mình vượt qua bùn lầy của cuộc đời. Mỗi tuổi, đuổi xuân đi. Sức của mẹ càng ngày càng yếu. Bố mẹ chỉ biết chắt chiu, dành dụm những đồng tiền kếm được bằng mồ hôi, xương, máu, nước mắt để chắp cánh ước mơ cho các con. Để các con không phải lắp lại cộc đời của bố mẹ. Bố mẹ cũng mong muốn, con không phải kiếm tiền bằng mọi giá để sống, cho dù đồng tiền ấy bán đi cả lương tâm của mình. Mà bố mẹ chỉ mong muốn các con có cuộc sống bình yên, hạnh phúc và kiếm sống bằng đồng tiền chân chính con yêu ạ. Tiền rất cần cho cuộc sống, nhưng bình an, hạnh phúc, vui, khỏe mới vốn quí, còn tiền con biết kiếm sống và điều tiết nó như thế nào cho phù hợp với mức thu nhập của mình là được rồi con ạ. Sang tuổi mới, mẹ chúc con gái yêu của mẹ vui, khỏe, bình an, học giỏi trong mọi lĩnh vực, đặc biệt luôn có tấm lòng lương thiện mà các bạn đặt cho Quỳnh tốt bụng, con nhé. Mẹ yêu và mãi tự hào vì con! Hôn con gái yêu của mẹ!

Benh.vn ( Theo Dantri)

Bài viết Nước mắt và nụ cười một người mẹ trong nghề y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nuoc-mat-va-nu-cuoi-mot-nguoi-me-trong-nghe-y-8148/feed/ 0
Lý do bất ngờ khiến đàn ông hiếm khi bỏ vợ để cưới bồ https://benh.vn/ly-do-bat-ngo-khien-dan-ong-hiem-khi-bo-vo-de-cuoi-bo-8175/ https://benh.vn/ly-do-bat-ngo-khien-dan-ong-hiem-khi-bo-vo-de-cuoi-bo-8175/#respond Fri, 17 Nov 2017 06:35:39 +0000 http://benh2.vn/ly-do-bat-ngo-khien-dan-ong-hiem-khi-bo-vo-de-cuoi-bo-8175/ Bài viết dưới đây là phân tích của nhà tâm lý, huấn luyện viên về phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần Zailyn Prada-Blackburn (Mỹ) trên Yourtango về lý do vì sao nhiều đàn ông ngoại tình nhưng vẫn chọn gia đình thay vì bỏ vợ để cưới nhân tình.

Bài viết Lý do bất ngờ khiến đàn ông hiếm khi bỏ vợ để cưới bồ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bài viết dưới đây là phân tích của nhà tâm lý, huấn luyện viên về phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần Zailyn Prada-Blackburn (Mỹ) trên Yourtango về lý do vì sao nhiều đàn ông ngoại tình nhưng vẫn chọn gia đình thay vì bỏ vợ để cưới nhân tình.

Những người thứ ba thường bị nhận nhiều lời chỉ trích khi dan díu với đàn ông có vợ. Đặt các phán xét đó qua một bên, nhìn thẳng vào thực tế, nếu bạn là “cô bồ”, liệu bạn có tin mình sẽ có kết thúc tốt đẹp khi xen vào gia đình người khác?

Ảnh minh họa

Tôi đã tư vấn cho một cặp vợ chồng kết hôn hơn 30 năm và người chồng dự định bỏ vợ để đi với người phụ nữ khác. Nhưng cuối cùng, anh ta lại chẳng bao giờ bỏ vợ. Vì sao vậy? Điều gì khiến anh ta vẫn ở lại với người phụ nữ của mình khi đã có mối quan hệ bên ngoài? Nếu bạn là người thứ ba và hy vọng mối quan hệ của mình thành công, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi đó thường xuyên.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất tôi muốn làm rõ là: Đàn ông bỏ vợ vì người tình là điều không hiếm xảy ra. Nhưng số nhiều hơn, họ vẫn chọn gia đình. Dưới đây là những điều mà người thứ ba nhầm tưởng là lý do anh ấy sẽ bỏ vợ để gắn bó với mình, nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải vậy:

Vợ tăng vài chục cân và xấu hơn bồ

Bạn biết mình trông xinh đẹp hơn hẳn cô vợ của người tình. Tại sao anh ấy lại vẫn chọn ở lại với vợ? Thực tế là khi một người yêu thực sự và sâu sắc, họ nhìn “nửa kia” với đôi mắt của tâm hồn. Đàn ông không muốn nói to ra điều này nhưng họ cũng ủy mị chẳng kém phụ nữ.

Tuy nhiên, đàn ông có thể dễ dàng tách bạch giữa sex với những cảm xúc thực sự. Họ được lập trình sẵn là thích ngắm một gương mặt xinh đẹp, và đặc biệt là một cơ thể nóng bỏng. Với một số người, đó là một cám dỗ mà họ đơn giản là không thể cưỡng lại được.

Nhưng vợ họ vẫn là người quan trọng. Trong mắt họ, vợ vẫn là cô gái họ gặp 12, thậm chí 20 năm trước. Sự hấp dẫn đó thực sự ở một mức độ vô cùng sâu sắc. Sự gắn kết của họ với vợ được bồi đắp qua bao nhiêu năm, qua những ngày giông bão, những cuộc tranh cãi, những cơn đau bệnh và cả những bi kịch trong gia đình. Anh ta bị cuốn hút vào tâm hồn của vợ. Vẻ xinh đẹp và khiêu gợi không giúp bạn chiến thằng trong cuộc chơi này.

Vợ anh ấy chẳng hiểu chồng

Điều này đúng. Bạn sẽ ngồi và cùng xem bóng đá với anh ta hằng giờ, thậm chí cùng anh ta xem những bộ phim sex. Bạn biết anh ta thích gì, thèm ăn món nào và muốn đi chơi ở đâu.

Tuy nhiên, bạn có biết là anh ta không thực sự quan tâm đến chuyện vợ không cùng làm những điều này với mình? Anh ta sẽ không để vợ làm điều đó. Anh ta biết rõ rằng mình có thể cùng những người bạn thân cùng phái thực hiện những hoạt động đó vào bất cứ ngày nào. Và đó là một sự cân bằng hợp lý, bởi như vậy, anh ta sẽ không phải đi siêu thị hay ngồi cùng vợ xem những bộ phim sướt mướt mà mình không thích.

Nhưng giả sử người đàn ông ấy đặc biệt rất thích ngồi xem bóng đá, xem phim đen cùng bạn thì sao? Rõ ràng họ phải thích làm những việc ấy với một cô nàng nóng bỏng, gợi cảm thay vì cùng cánh bạn bè như thông thường? Thực tế, đây chỉ là một tình huống cơ hội với anh ta. Anh ta sẽ tận dụng nó khi có cơ hội. Nhưng anh ta sẽ không mong đợi việc này xảy ra thường xuyên. Nói chung, đàn ông sẽ vẫn thích xem bóng đá với các chiến hữu của anh ta, rồi bạn sẽ thấy.

Vợ lúc nào cũng cằn nhằn anh ấy

Trong một mối quan hệ lâu dài, nhiều phụ nữ bắt đầu biến thành các bà mẹ của bạn đời: chăm chút, cằn nhằn, đòi hỏi… Những cô nhân tình thường tin là họ sẽ không làm như thế.

Các con số thống kê cho thấy, hầu hết nam giới có mẹ hay chị gái và sau đó cưới vợ đều được “rèn giũa” bởi những người phụ nữ này trong đời mình. Họ chẳng bất ngờ khi thấy đồ lót treo trong phòng tắm và cũng không ngạc nhiên khi bị “nửa kia” cằn nhằn về việc mình vứt bít tất trên sàn nhà.

Đàn ông hiểu rằng phụ nữ cũng tự ý thức là họ hay cằn nhằn và nếu các bà vợ chẳng ca thán gì thì chỉ có một lý do là họ không ở bên cạnh người đàn ông của mình. Đàn ông cũng đủ thông minh để hiểu rằng, nếu anh ta cưới bạn về, để bạn thấy những cái xấu của mình, bạn cũng sẽ cằn nhằn chẳng kém gì vợ anh ta hiện tại.

Các bà vợ dùng con cái để giữ chồng

Tôi nghe nói về điều này khá thường xuyên nhưng nó vẫn khiến tôi ngạc nhiên. Bạn không nghĩ là một người đàn ông thì nên giữ gìn hôn nhân vì con cái?

Tất nhiên là người vợ muốn chồng có trách nhiệm với con cái của anh ta. Đây là lý do người đàn ông đó tôn trọng vợ ở mức độ mà bạn không thể hiểu nổi khi đứng ở vị trí của “người thứ ba”. Vợ chồng cùng nhau sinh con và muốn cùng nuôi dưỡng con nên người. Đó là một lời thề không cần thốt ra và nó mạnh hơn cả hôn nhân. Tình cha con là thứ được người đàn ông coi trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Người vợ đã chịu bao đớn đau, hòa chung dòng máu với chồng để sinh ra một, hai hay nhiều hơn nữa những đứa con cho anh ta.

Khi bế con trong tay, sự biết ơn và gắn bó dành cho vợ là điều người đàn ông ghi nhớ trong tim và không gì phá vỡ được. Anh ta sẽ không ở với vợ vì con. Anh ta chỉ cảm thấy mình không thể rời bỏ vợ bởi con cái. Anh ta muốn những đứa con của mình có gia đình hạnh phúc và sẽ không phá hoại tổ ấm đó chỉ vì những ham muốn thể xác.

Rõ ràng, một người đàn ông thực sự, dù có lúc sa ngã, sẽ không bỏ vợ. Họ muốn làm một người đàn ông có trách nhiệm, tận tụy và giàu tình yêu thương. Bây giờ người ấy có thể luẩn quẩn bên bạn, nhưng sớm thôi, anh ta sẽ trở lại tổ ấm nơi khiến anh ta cảm thấy mình là một người đàn ông thực sự.

Đúng là có nhiều đàn ông ngoại tình và đó là một thực tế buồn. Nhưng các nghiên cứu cho thấy hầu hết những người có quan hệ ngoài luồng đều muốn ở lại với vợ. Bạn không muốn ở bên một kẻ lừa dối đúng không? Bạn muốn mình là người được trân trọng, yêu thương và có được tình yêu trọn vẹn? Vậy thì đừng đến với đàn ông có vợ!

Benh.vn (Theo yhocvn.net)

Bài viết Lý do bất ngờ khiến đàn ông hiếm khi bỏ vợ để cưới bồ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ly-do-bat-ngo-khien-dan-ong-hiem-khi-bo-vo-de-cuoi-bo-8175/feed/ 0
Mảnh đĩa vỡ hạnh phúc https://benh.vn/manh-dia-vo-hanh-phuc-7624/ https://benh.vn/manh-dia-vo-hanh-phuc-7624/#respond Sun, 05 Nov 2017 06:24:51 +0000 http://benh2.vn/manh-dia-vo-hanh-phuc-7624/ Mời bạn đọc cùng thư giãn với Benh.vn bằng những câu chuyện ý nghĩa về tình cảm gia đình.

Bài viết Mảnh đĩa vỡ hạnh phúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mời bạn đọc cùng thư giãn với Benh.vn bằng những câu chuyện ý nghĩa về tình cảm gia đình.

Một ngày khi tôi khoảng chín tuổi, mẹ có chuyện phải vào thị trấn và giao tôi cho anh chị trông nom. Khi mẹ vừa đi, tôi chạy vào phòng ngủ của mẹ và mở tủ trang điểm. Trong ngăn trên cùng, dưới lớp vải mềm thơm, tôi thấy hộp nữ trang. Tôi thích thú như vừa khám phá một kho tàng, cái nhẫn hồng ngọc của cô tặng cho mẹ, đôi hoa tai ngọc trai một thời thuộc về bà, dải lụa của chiếc áo mẹ mặc vào ngày cưới… Tôi thích thú nghịch ngợm bằng cách mang thử tất cả thứ ấy vào, tưởng tượng vô số hình ảnh thú vị đầy màu sắc về những gì mà một phụ nữ xinh đẹp phải có…

Bỗng nhiên tôi phát hiện một cái hộp nhỏ màu đỏ. Mở ra, tôi hết sức kinh ngạc khi nhận thấy bên trong chỉ có mỗi một mảnh sứ trắng hẳn đã vỡ ra từ một cái đĩa. Tại sao mẹ tôi lại cất giữ một vật như thế này nhỉ? Lấp lánh dưới ánh sáng, mảnh đĩa vỡ chẳng nói lên được câu trả lời.

Vài tháng sau, khi tôi đang chuẩn bị bàn ăn, cô láng giềng Marge đến chơi. Liếc qua chiếc bàn, cô Marge nói: “Ồ, hẳn gia đình đang chuẩn bị tiếp khách. Thôi để tôi vào lúc khác vậy”. “Không, cứ tự nhiên. Chúng tôi chẳng đón ai cả” – mẹ trả lời. Marge hỏi: “Nhưng trên bàn toàn đĩa đẹp… Tôi chẳng bao giờ dám cho bọn trẻ đụng đến những thứ như thế”. Mẹ cười: “Tối nay, gia đình tôi được thưởng thức món thích nhất. Nếu dọn bàn thật đặc biệt để đãi khách thì sao không dọn thật đặc biệt cho chính gia đình mình?”. “Nhưng những cái đĩa đẹp thế kia…”. “Ồ, vài cái đĩa vỡ là cái giá không đáng kể phải trả để đổi lại niềm vui cho gia đình. Mỗi mảnh vở đều chứa một câu chuyện kỷ niệm…”.

Đi đến tủ chén, mẹ tôi lấy ra một cái đĩa cũ kể: “Cái này vỡ vào ngày chúng tôi mang Mark từ nhà bảo sanh về. Hôm đó là một buổi chiều thật lạnh lẽo. Khi ấy, Judy chỉ mới sáu tuổi nhưng cứ nằng nặc đòi giúp tôi việc bếp núc. Nó làm vỡ cái đĩa này khi khệ nệ mang đến bồn rửa”… Mẹ kể tiếp: “Thoạt đầu tôi bực mình ghê lắm nhưng rồi tự nhủ mình không thể vì chuyện cái đĩa vỡ lại làm mất đi không khí hạnh phúc khi vừa đón thằng bé mới sinh về. Hơn nữa, sau đó tất cả chúng tôi cùng ngồi hàn keo cho chiếc đĩa vỡ đó. Hóa ra, không khí càng vui hơn”.

Mẹ lại đến tủ chén, lấy ra một cái đĩa nữa “Chị có thấy cạnh đĩa bị mẻ không? – Mẹ hỏi cô Marge – Chuyện xảy ra khi tôi 17″. Giọng mẹ trở nên nhẹ hẳn: “Một ngày mùa thu, các anh tôi cần người giúp dọn đống cỏ khô. Vì thế, một thanh niên được thuê. Anh ta trông mảnh dẻ nhưng đôi tay rất khỏe và khá đẹp trai với mái tóc vàng. Mấy ông anh tôi bỗng thích anh ta và mời đến dự buổi ăn tối. Khi ông anh kế xếp anh ấy ngồi sát tôi, mặt tôi đỏ ửng vì mắc cỡ… Trong bữa ăn, anh ấy đưa tôi cái đĩa nhờ lấy hộ thức ăn nhưng lúc đó tim tôi đập mạnh và tôi run đến nỗi làm cái đĩa va vào một cái khác khiến cạnh bị mẻ… Khi ra về, anh ấy nắm tay tôi, đặt mảnh đĩa vỡ vào, không nói gì hết nhưng nở nụ cười. Chỉ cười… Một năm sau, tôi lập gia đình với anh ấy. Mãi cho đến nay, cứ khi nào nhìn cái đĩa này tôi lại thích thú nhớ đến chuyện xưa…”.

Tôi không thể nào quên được mảnh đĩa vỡ trong tủ trang điểm của mẹ. Đợi dịp thích hợp, tôi chạy ngay vào phòng mẹ, lấy mảnh vỡ đó xem cẩn thận, rồi lao xuống nhà bếp bắc ghế lấy cái đĩa mẻ ra. Đúng như tôi nghĩ, mảnh vỡ hoàn toàn khớp với chỗ mẻ trên đĩa. Đó chính là mảnh đĩa vỡ mà bố tôi đã đưa cho mẹ vào ngày đầu tiên hai người gặp nhau. Và bây giờ, câu chuyện tình bắt đầu từ mảnh vỡ đó đã trôi qua đến năm thứ 54 trong hạnh phúc… Mới đây, một cô chị của tôi đã ngỏ lời xin mẹ chiếc nhẫn hồng ngọc; một cô chị khác lại đòi đôi hoa tai của bà. Còn tôi, tôi chỉ thích kỉ vật quí nhất đời mẹ mà bà đã trân trọng giữ mãi suốt mấy chục năm qua: mảnh đĩa vỡ nhỏ xíu.

Benh.vn (st)

Bài viết Mảnh đĩa vỡ hạnh phúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/manh-dia-vo-hanh-phuc-7624/feed/ 0
Vợ tôi muốn tôi đưa người khác đi ăn tối https://benh.vn/vo-toi-muon-toi-dua-nguoi-khac-di-an-toi-7625/ https://benh.vn/vo-toi-muon-toi-dua-nguoi-khac-di-an-toi-7625/#respond Sat, 04 Nov 2017 06:24:52 +0000 http://benh2.vn/vo-toi-muon-toi-dua-nguoi-khac-di-an-toi-7625/ Tình mẫu tử cao như mây trời, rộng như biển lớn. Chúng ta chẳng thể nào đong đếm được tình yêu của người mẹ dành cho đứa con của mình cả. Ngay sau đây, mời các bạn cùng thưởng thức một câu chuyện hay về mẹ. Hy vọng rằng các bạn cũng sẽ thích câu chuyện ý nghĩa này !

Bài viết Vợ tôi muốn tôi đưa người khác đi ăn tối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tình mẫu tử cao như mây trời, rộng như biển lớn. Chúng ta chẳng thể nào đong đếm được tình yêu của người mẹ dành cho đứa con của mình cả. Ngay sau đây, mời các bạn cùng thưởng thức một câu chuyện hay về mẹ. Hy vọng rằng các bạn cũng sẽ thích câu chuyện ý nghĩa này !

Sau 17 năm chung sống, vợ tôi bỗng muốn tôi đưa một người phụ nữ khác đi ăn tối và xem phim. Người phụ nữ mà vợ tôi nói đến đó chính là MẸ TÔI, hiện đang sống cô đơn từ 20 năm qua, thế mà tôi vì bận công tác và chuyện gia đình nên thỉnh thoảng mới ghé thăm bà.

Đêm đó, tôi gọi điện để mời bà đi ăn và xem phim.

“Có chuyện gì không con? Gia đình con ổn cả chứ?” Bà lo lắng hỏi. Mẹ tôi thuộc loại người phụ nữ hay lo lắng, cho rằng một cú điện thoại muộn hay một lời mời bất ngờ luôn là dấu hiệu báo trước của những chuyện không lành.

“Con nghĩ rằng con sẽ rất vui được ở bên mẹ một lúc – tôi trả lời – Chỉ hai mẹ con mình thôi”.

Mẹ tôi suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Mẹ cũng rất thích điều đó”.

Chiều Thứ sáu sau khi tan sở, tôi lái xe đến đón mẹ tôi. Khi đến nơi, tôi nhận thấy mẹ tôi có vẻ bồn chồn náo nức về chuyện mẹ con tôi cùng ăn tối chung với nhau. Bà đứng đợi tôi ở cửa, tóc uốn xoăn và mặc chiếc áo mà bà đã mặc trong lần sinh nhật vừa qua, miệng cười rạng rỡ: “Mẹ khoe với các bà bạn rằng mẹ sẽ đi ăn tối với con trai của mẹ và họ rất xúc động về điều này.”

Khi đến nhà hàng, mẹ tôi khoác tay tôi hãnh diện bước vào như thể bà là Đệ nhất Phu nhân. Sau khi an vị, tôi đọc menu chọn món vì mắt mẹ tôi chỉ đọc được chữ to mà thôi. Tôi bất chợt ngước lên và bắt gặp mẹ tôi đang nhìn tôi âu yếm. Một nụ cười buồn thoáng hiện trên môi bà. “Khi con còn bé, chính mẹ phải đọc menu chọn món”.

Tôi trả lời : “Bây giờ đến lúc mẹ nghỉ ngơi để con đáp lễ cho mẹ chứ”.

Trong suốt bữa ăn, mẹ con tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, những kỷ niệm xa xưa từ thời nảo thời nao. Thế nhưng mẹ tôi rất thích và ngồi nói suốt đến nỗi chúng tôi trễ mất buổi chiếu phim.

Khi về đến nhà, mẹ tôi nói: ” Mẹ sẽ đi ra ngoài với con lần nữa, nhưng lần này phải để mẹ mời”. Tôi gật đầu đồng ý.

“Bữa ăn tối của anh với mẹ thế nào ?” Vợ tôi hỏi khi tôi về đến nhà.

“Tuyệt vời! Hơn cả mức anh tưởng”.

Vài ngày sau, mẹ tôi qua đời vì bệnh tim. Chuyện đó xảy ra bất ngờ đến nỗi tôi chẳng có cơ hội để làm điều gì đó cho mẹ tôi.

Một thời gian sau, tôi nhận được một lá thư, trong đó có bản sao hóa đơn của nhà hàng, nơi mà mẹ con tôi đã ăn bữa tối cuối cùng với nhau, kèm theo vài dòng chữ.

“Mẹ đã trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc mẹ có thể đi ăn với con hay không. Nhưng không sao, mẹ đã trả tiền cho hai phần ăn – một phần cho con và một phần cho vợ con. Con không thể nào hình dung được bữa ăn tối hôm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ đâu. Mẹ yêu con, con trai của mẹ!”

Benh.vn (sưu tầm)

Bài viết Vợ tôi muốn tôi đưa người khác đi ăn tối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vo-toi-muon-toi-dua-nguoi-khac-di-an-toi-7625/feed/ 0
Ông bố thất nghiệp https://benh.vn/ong-bo-that-nghiep-7467/ https://benh.vn/ong-bo-that-nghiep-7467/#respond Fri, 22 Sep 2017 06:21:44 +0000 http://benh2.vn/ong-bo-that-nghiep-7467/ Benh.vn xin giới thiệu đến bạn câu chuyện ngắn cảm động về tình cha con. Mời bạn cùng đọc và suy ngẫm!

Bài viết Ông bố thất nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Benh.vn xin giới thiệu đến bạn câu chuyện ngắn cảm động về tình cha con. Mời bạn cùng đọc và suy ngẫm!

Tôi nhận được cú điện thoại ấy vào chiều muộn ngày thứ Sáu. Trong điện thoại, giọng người sếp của tôi đầy bí ẩn khi dặn tôi đến gặp ông vào sáng thứ. Hai ở sân bay. Mặc dù sếp vẫn thường bay đến khu vực do tôi đảm nhận kinh doanh để thăm viếng hệ thống cửa hàng và gặp tôi, chưa bao giờ tôi lại cảm thấy lo lắng như lần này. Thường thì những chuyến đi như thế này phải được chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó và sẽ bao gồm nhiều khu vực thăm viếng khác nhau. Bởi vậy mà chuyến đi lần này là hoàn toàn khác và tôi cảm thấy có điều gì đó bất ổn sắp đến.

Suốt chín năm làm việc cho công ty này, tôi đã nhìn thấy nhiều đồng nghiệp ra đi. Một sự ra đi không được báo trước. Tôi đang dùng xe hơi, máy tính và cả điện thoại của công ty. Họ chẳng việc gì phải liều lĩnh tài sản của công ty. Vì  miếng cơm manh áo của bạn. Tất cả chỉ cần một chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ngài giám đốc khu vực, thế là bạn đã có thể tiêu rồi.

Cho dẫu bạn có gọi đó là giảm biên chế, sa thải, cho nghỉ hay đuổi việc đi nữa thì cũng là như nhau cả thôi. Điều đáng nói ở đây là chỉ trong vòng 48 tiếng nữa, tôi sẽ đánh mất công việc mà mình đã làm chín năm trời, một công việc mà vì nó tôi đã hy sinh quá nhiều để có thể bảo đảm cuộc sống tốt nhất cho vợ con.

Tôi tấp xe vào lề đường, ngồi im. Tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi muốn khóc. Tôi muốn hét lên. Tôi muốn gọi cho sếp để năn nỉ ông ấy đừng sa thải tôi. Và tôi tự hỏi không biết mình phải nói sao với Amber, vợ tôi về chuyện này khi cô ấy chỉ vừa mới sinh đứa con đầu lòng được ba tháng.

Những ngày cuối tuần ấy thật kinh khủng. Tôi không tài nào ngủ được hay ăn được. Dạ dày tôi đau thắt. Amber và tôi thức rất khuya để bàn tính kế hoạch sắp tới. Chúng tôi chẳng có mấy tiền tiết kiệm và lại sống trong một thành phố vốn nổi tiếng là hiếm việc làm. Tôi tự hỏi không biết mình phải làm sao đây. Tôi hoảng sợ thật sự. Chính trong những lần nói chuyện khuya khoắt ấy mà vợ tôi đã cho tôi một lời khuyên tuyệt vời. Nó không chỉ giúp tôi vượt qua những ngày đen tối nhất trong đời mà còn giúp tôi biến chuyển những điều tồi tệ nhất xảy đến với mình thành cơ hội không tưởng.

– Hãy ngẩng cao đầu anh à, hãy tự hào về những gì anh đã đạt được, cứ hiên ngang tiến tới với giá trị của bản thân và ra đi với tinh thần đó. Chuyện này xảy ra hẳn phải có một lí do gì đó và sau này anh sẽ hiểu ra đó là gì.

Sáng thứ Hai, tôi thức dậy thật sớm và diện một cái áo trắng tinh với cà vạt hẳn hoi. Tôi soạn lại hồ sơ, mang theo bảng tên, điện thoại, chìa khóa xe dự phòng cùng các vật khác, cho tất cả vào một phong bì lớn. Tôi đến sân bay thật sớm, có cả vợ và con gái đi theo để ủng hộ tinh thần (và cũng để có người chở tôi về nếu tôi phải trả xe lại cho công ty). Đến nơi, tôi trông thấy sếp tiến lại phía mình.

Lồng ngực tôi siết lại khi tôi nhổm dậy khỏi ghế. Chân tôi run run chỉ chực khuỵu xuống khi theo ông ấy đến một cái bàn ở góc. Hầu như tôi không nhớ rõ ông ấy nói những gì nhưng một khi lời phán quyết đã được chính thức đưa ra thì mọi thứ diễn tiến như một quy trình bắt buộc. Tôi trao lại tất cả những gì thuộc về tài sản của công ty rồi đứng lên bắt tay sếp và cảm ơn ông ấy vì đã cho tôi cơ hội được làm việc với công ty trong suốt mấy năm qua.

Khi rẽ quanh góc đường để bước đến chỗ vợ con đang ngồi chờ trong xe, nước mắt bắt đầu trào dâng trong tôi. Lần đầu tiên trong đời kể từ năm mười ba tuổi, tôi bị thất nghiệp.

Suốt tuần sau đó, tôi sống trong cảm giác hoang mang ghê gớm. Vợ tôi là giáo viên nên đang được nghỉ hè. Trong khi cô ấy ở nhà với Zoey th. tôi cứ đi xem phim buổi chiều, không biết phải làm gì  trong lúc mọi người đang đi làm. Tôi cố chú tâm vào những g. đang diễn ra trên màn ảnh, hy vọng xua tan cảm giác đau đớn đang gặm nhấm lòng mình.

Tôi tuy không phải là người thông minh nhất, đẹp trai nhất hay tài năng nhất giữa đám đông nhưng lúc nào cũng là người làm việc chăm chỉ nhất. Mất đi tấm bình phong phòng vệ đó, tôi thấy hoàn toàn lạc lõng.

Không còn đủ tiền để gửi bé Zoey đến nhà trẻ, tôi đành phải kiêm nhiệm vai trò chăm con mỗi ngày ở nhà. Chẳng mấy chốc mà vợ tôi phải quay lại trường, còn tôi chuyển từ vai trò một chuyên viên kinh doanh khu vực với hai mươi nhân viên và doanh thu hàng năm lên đến hàng triệu đô-la, lúc nào điện thoại cũng reo và kín lịch hẹn sang một ông bố ngày ngày thay tã, rửa bình sữa và ru con ngủ.

Ngày qua ngày, rồi tuần qua tuần, nỗi buồn của tôi cũng vơi đi và tôi nhận ra rằng, dù muốn dù không tôi vẫn phải có trách nhiệm chăm con sao cho tốt nhất. Vấn đề là ở chỗ tôi không biết phải làm gì với một đứa trẻ. Trước nay tôi chưa từng có con, lại chưa bao giờ ở bên trẻ nhiều đến thế. Tôi không hề biết mình phải làm gì để chăm sóc và chơi với con. Thế là tôi quyết định sẽ làm điều duy nhất mình biết, đó là vừa chăm Zoey vừa khám phá ra những gì mình phải làm cho con.

Chẳng bao lâu, tôi và Zoey đã trở thành đôi bạn thân thiết. Chúng tôi cùng đi cửa hiệu và lái xe ra bờ hồ. Chúng tôi trở thành khách hàng thân thiết của các hiệu sách địa phương, cùng tham dự những buổi đọc sách và đề tặng sách tại những nơi này. Thỉnh thoảng, con bé ngủ gật và tôi vừa ngồi trông con vừa đọc báo, nhưng phần lớn thời gian Zoey đều theo sát bên tôi và chẳng mấy chốc mà chúng tôi đã gắn bó với nhau như hình với bóng.

Zoey trở thành bạn ăn trưa của tôi, người để tôi tâm sự và là bạn thân nhất của tôi. Và hơn cả thế, tôi đã thật sự trở thành một người cha. Tôi không chỉ đơn thuần là một người góp công sinh ra con, một người trụ cột trong gia đình mà là một người cha đúng nghĩa. Tôi đã chứng kiến giây phút Zoey nói những lời đầu tiên, lúc con biết cắn thức ăn cứng lần đầu, lúc con bước những bước đi đầu tiên. Thật là kỳ diệu! Tôi hiểu cả những cách khác khác nhau của con, hiểu tính nết phức tạp của con và sau bốn năm, giữa chúng tôi có một sợi dây gắn bó không gì phá vỡ được.

Dù những món tiền lương và khoản đại hậu hĩnh, chế độ xe của công ty cùng những vật chất khác đã không còn, tôi vẫn cảm thấy cuộc sống của mình không có gì thay đổi. Cái gọi là đen tối, tuyệt vọng nhất, cái đã khiến chúng tôi gặp khó khăn nhất về tài chính đã biến tôi thành một con người mới. Chẳng có công việc nào trên thế gian này xứng đáng để tôi đánh đổi thời gian dành cho bé Zoey và với quan niệm mới mẻ đó, cuối cùng tôi đã có đủ can đảm để thay đổi sự nghiệp và theo đuổi những ước mơ của mình.

Giờ thì tôi đã đi làm trở lại. Tôi làm công việc mình yêu thích, làm những gì mình luôn muốn làm. Tuy tiền lương không bao giờ được bằng như trước, nhưng tận sâu trong lòng tôi lại cảm thấy thỏa mãn và mối dây tình cảm giữa tôi và con gái là điều không tiền bạc nào có thể mua được.

Benh.vn (st)

Bài viết Ông bố thất nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ong-bo-that-nghiep-7467/feed/ 0
Bà cụ 20 năm sống với xác chết con trai và câu chuyện về sự vô cảm của con người https://benh.vn/ba-cu-20-nam-song-voi-xac-chet-con-trai-va-cau-chuyen-ve-su-vo-cam-cua-con-nguoi-8603/ https://benh.vn/ba-cu-20-nam-song-voi-xac-chet-con-trai-va-cau-chuyen-ve-su-vo-cam-cua-con-nguoi-8603/#respond Thu, 01 Jun 2017 06:51:53 +0000 http://benh2.vn/ba-cu-20-nam-song-voi-xac-chet-con-trai-va-cau-chuyen-ve-su-vo-cam-cua-con-nguoi-8603/ Trên thực tế, khi cuộc sống phát triển, đời sống con người được cải thiện tốt đẹp hơn. Tuy nhiên không phải  tất cả mọi việc đều có tỷ lệ song hành, trong đó tình cảm giữa con người với con người là điều chúng ta cảm thấy trăn trở nhất. Tỷ lệ các vụ bạo lực gia đình, giết hại nhau trên thế giới gia tăng…

Bài viết Bà cụ 20 năm sống với xác chết con trai và câu chuyện về sự vô cảm của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trên thực tế, khi cuộc sống phát triển, đời sống con người được cải thiện tốt đẹp hơn. Tuy nhiên không phải  tất cả mọi việc đều có tỷ lệ song hành, trong đó tình cảm giữa con người với con người là điều chúng ta cảm thấy trăn trở nhất. Tỷ lệ các vụ bạo lực gia đình, giết hại nhau trên thế giới gia tăng…

Một người phụ nữ mù sống tại quận Brooklyn (New York, Mỹ) ở cùng với thi thể người con trai suốt 20 năm mà không hay biết trong khi anh chị em của bà không một lần đến thăm hỏi khiến những người lương tri trên thế giới cảm thấy đau lòng.

Cụ bà Rita Wolfensohn, bị mù mắt sống chung với con trai tại một căn nhà ở quận Brooklyn (New York, Mỹ) và hầu như không có người quen thân thích nào liên hệ cũng như chăm sóc bà. Bà Rita mất chồng vào năm 1987, có hai người con trai, Michael và Louis.

Phát hiện động trời

Chuyện động trời được phát hiện vào ngày 15/9 vừa qua khi Josette Buchman, chị dâu của Rita đến ngôi nhà của hai mẹ con để dọn dẹp đồ đạc và đưa bà đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện.

Khi Josette bước lên phòng ngủ tầng 2, một cảnh tượng kinh hoàng đã đập vào mắt bà khi nằm trên sàn nhà là một bộ hài cốt. Điều đáng nói là bộ xương này vẫn mặc đầy đủ trang phục, với áo sơ mi, quần jean và một tấm đệm mỏng được đắp trên lưng. Cảnh sát lập tức được gọi đến hiện trường để điều tra vụ việc.

Căn nhà bà Rita, nơi gia đình sinh sống

Một cảnh sát cho biết “Đó là một cảnh tượng như trong phim kinh dị”, “Mạng nhện và rác giăng đầy bên trong căn phòng nơi thi thể được tìm thấy như thể một chiếc xe rác vừa đổ vào đó”, không chỉ vậy, căn phòng còn nồng nặc mùi thối rữa của thực phẩm chứ không phải múi thối của thi thể.

Theo một nhân viên cảnh sát, điều tra ban đầu cho thấy bà Rita không hề hay biết về thi thể của con trai mình trong nhà. Khi bị thẩm vấn, bà Rita chỉ đơn giản nói rằng con trai đã dọn ra ngoài do không thể sống chung với một người phụ nữ mù như mình. Do con trai Michael đã qua đời vào năm 2003 ở tuổi 38 nên nhiều khả năng thi thể được tìm thấy trong căn nhà bà Rita là người con trai thứ 2, Louis.

Kết luận của cảnh sát

Sau khi khám nghiệm hiện trường, cảnh sát đã xác định nguyên nhân cái chết của thi thể trong nhà bà Rita là tự nhiên. Các nhận định ban đầu cho thấy nhiều khả năng xác chết này đã nằm trong nhà bà Rita suốt 20 năm qua vì lần cuối cùng có người nhìn Louis là từ cách đây 20 năm.

Được biết, bà Rita sống chung cùng Michael trong căn nhà của mình hiện tại và hầu như không liên hệ với bất kỳ người thân thích nào. Anh trai của bà, Joseph Buchman, hầu như cũng không liên hệ hay tới thăm nhà bà vì mối quan hệ giữa hai người không mấy tốt đẹp. Sau khi sự việc xảy ra, Joseph Buchman đã mang em gái đến bệnh viện để giúp vượt qua cú sốc.

Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Nam cực hay Bắc cực

Khi câu chuyện của bà Rita được truyền thông đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự thương cảm với người phụ nữ mù bất hạnh và cho rằng người thân của bà đã quá vô tâm khi không để ý đến một người phụ nữ mù khiến một chuyện kinh khủng như vậy đã xảy ra. Tuy nhiên, không ít người đặt ra giả thuyết có thể bà Rita biết thi thể con trai đang ở trong nhà, nhưng vì quá thương con nên muốn con ở lại với mình.

Chuyện đã xảy ra và chúng ta chưa biết giả thuyết nào là đúng, sai? Tuy nhiên những người viết bài này muốn nhắn gửi đến cộng đồng rằng sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau đối với từng thành viên trong mỗi gia đình, xã hội là điều quan trọng nhất để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Benh.vn (theo dantri.com.vn)

Bài viết Bà cụ 20 năm sống với xác chết con trai và câu chuyện về sự vô cảm của con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-cu-20-nam-song-voi-xac-chet-con-trai-va-cau-chuyen-ve-su-vo-cam-cua-con-nguoi-8603/feed/ 0
Mẹ, rửa chén đi nhé! https://benh.vn/me-rua-chen-di-nhe-6873/ https://benh.vn/me-rua-chen-di-nhe-6873/#respond Sat, 01 Oct 2016 05:54:27 +0000 http://benh2.vn/me-rua-chen-di-nhe-6873/ "Con dù lớn vẫn là con của Mẹ - Đi suốt đời lòng Mẹ vẫn theo con". Tình cảm mẹ dành cho con thiêng liêng không gì sánh bằng, hãy cùng cảm nhận qua câu chuyện dưới đây.

Bài viết Mẹ, rửa chén đi nhé! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Con dù lớn vẫn là con của Mẹ – Đi suốt đời lòng Mẹ vẫn theo con”. Tình cảm mẹ dành cho con thiêng liêng không gì sánh bằng, hãy cùng cảm nhận qua câu chuyện dưới đây.

Khi còn học Đại học, một lần đi thực tập trở về, cả nhóm chúng tôi kéo về nhà giáo sư liên hoan.

Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén đĩa bày la liệt. Mấy bạn học muốn mang đi rửa, thấy vậy, giáo sư vẻ mặt tươi cười ngặn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”

Nói rồi, giáo sư đem chén đĩa bỏ vào bồn nước, dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi và nói: “Mẹ, rửa chén đi nhé…”

Chúng tôi quá đỗi bất ngờ… Bình thường, ông là một vị giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy???

Quay qua bà cụ, chúng tôi chỉ thấy bà thay đổi hẳn nét ủ rũ từ nãy giờ trên bàn ăn. Thay vào đó, với khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa từng thứ một, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.

Kế đó, giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút đi nhé!” Rồi ông cầm khăn mặt lau tay cho mẹ…

Sau khi đưa mẹ về phòng, giáo sư lại quay vào bếp, đem chén đĩa ra rửa một lần nữa. Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói:

“Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta…”

Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình thì họ sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.

Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được chúng …

Con cái …

…mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ.

Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ buông bỏ được…

Benh.vn (Sưu tầm)

Bài viết Mẹ, rửa chén đi nhé! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/me-rua-chen-di-nhe-6873/feed/ 0
Chuyện đáng để suy ngẫm https://benh.vn/chuyen-dang-de-suy-ngam-6342/ https://benh.vn/chuyen-dang-de-suy-ngam-6342/#respond Mon, 29 Aug 2016 05:44:11 +0000 http://benh2.vn/chuyen-dang-de-suy-ngam-6342/ Càng lớn con cái lại càng ít dành thời gian cho cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ có nhiều điều để bạn phải suy ngẫm.

Bài viết Chuyện đáng để suy ngẫm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Càng lớn con cái lại càng ít dành thời gian cho cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ có nhiều điều để bạn phải suy ngẫm.

Một chàng trai được mẹ nhờ chở ra chợ mua thức ăn cho cả nhà. Chàng ngồi ngoài cổng chờ, lấy điện thoại ra chơi game. Mẹ vừa xuất hiện, chàng gào lên: “Mẹ ngủ trong đấy hay sao mà lâu thế. Mua có vài thứ mà hết đến cả nửa tiếng đồng hồ”.

Thế nhưng, đúng hôm Sài Gòn nắng chang chang, chàng phi xe như bay từ nhà ở quận nhất đến làng ĐH Thủ Đức cách gần 20 km để đón người yêu, đưa nàng đi mua sắm vài món đồ chuẩn bị cho năm học mới. Khi nàng quan tâm “Anh có mệt không”, dù mồ hôi đầm đìa chàng vẫn hào hứng “Anh khỏe như voi ấy!”.

Đã bao giờ bạn trải qua tình huống như thế trong đời? Đã bao giờ bạn sẵn sàng ăn nhậu thâu đêm với bạn bè, 5 ngày một tiệc lớn, 3 ngày một tiệc nhỏ nhưng lại không thể sắp xếp nổi một ngày trong tháng về ăn cơm cùng cha mẹ? Đã bao giờ bạn mua cho người yêu hết thứ này đến thứ khác tốn cả triệu đồng, sẵn sàng tặng nàng cả chiếc dây chuyền vàng nhưng không bao giờ nghĩ tới món quà mua tặng cha mẹ?

Nếu phương Tây có ngày của Mẹ, ngày của Cha, thì Việt Nam có lễ Vu Lan để nhắc nhở con cái nhớ về công ơn sinh thành của cha mẹ. Trong xã hội hiện nay, khi con người ngày càng bận rộn, càng ít quan tâm tới gia đình, yếu tố vật chất càng được đề cao thì chữ Hiếu càng trở nên cần thiết bởi sống hiếu thảo với cha mẹ giúp chúng ta dễ dàng tìm thấy tình người hơn. Để sống hiếu thảo với cha mẹ, chúng ta không cần phải làm những gì quá cao xa, vĩ đại, cũng không cần đợi đến lễ Vu Lan mới báo hiếu, mà hãy làm từ những việc rất nhỏ. Trước hết, bạn hãy thử tự vấn bản thân mình:

– Bạn có thường nói chuyện với cha mẹ mình mỗi tuần vài lần?

– Bao nhiêu lâu bạn chưa chở mẹ đi chợ hay đi siêu thị?

– Bao nhiêu lâu rồi bạn chưa nấu cơm cho cha mẹ?

– Món quà gần đây nhất bạn tặng cho cha mẹ là gì?

– Bạn có bao giờ tự hỏi cha mẹ cần nhiều nhất ở bạn điều gì?

Nếu lúc nào giận dỗi, nếu lúc nào cảm thấy mặc cảm vì cha mẹ, đừng vội hành động, đừng vội kết luận, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

– Ai có thể nuôi ta một bữa cơm/ 10 ngày cơm/ 1 năm/ 20 năm/ 40 năm?

– Đâu là nơi ta có thể có được một giấc ngủ bình yên: 1 đêm/ 10 đêm/ 1 năm/ 10 năm/ 50 năm?

– Khi ta thất bại, đau khổ chán chường, mệt mỏi, đâu là chốn bình yên ta có thể trở về?

– Sau tất cả những lỗi lầm, đâu là nơi vẫn đón nhận và tha thứ cho ta?

Trả lời tất cả câu hỏi trên, ta sẽ thấy được tấm lòng vĩ đại của cha mẹ. Để hiểu được cha mẹ, chúng ta hãy tự tìm hiểu thay vì chờ cha mẹ nói ra.

Cuộc sống vốn phức tạp và đầy biến động, mải lao theo những việc quan trọng, cấp thiết hơn nên niềm riêng về cha mẹ tạm thời gác lại. Điều này cũng dễ dàng cảm thông nhưng trớ trêu thay là không có cái gì chờ đợi chúng ta cả. Rồi chuyện sẽ đến đã đến và chúng ta không kịp trở tay, chỉ còn ôm niềm ân hận là chưa làm được nhiều cho cha mẹ thì người đã đi rồi. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn các bạn nhé!

Benh.vn (sưu tầm)

Bài viết Chuyện đáng để suy ngẫm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuyen-dang-de-suy-ngam-6342/feed/ 0
Bức thư gửi gia đình của người cảnh sát trẻ từ chối điều trị ung thư để cứu con https://benh.vn/buc-thu-gui-gia-dinh-cua-nguoi-canh-sat-tre-tu-choi-dieu-tri-ung-thu-de-cuu-con-8308/ https://benh.vn/buc-thu-gui-gia-dinh-cua-nguoi-canh-sat-tre-tu-choi-dieu-tri-ung-thu-de-cuu-con-8308/#respond Thu, 28 Jul 2016 06:46:18 +0000 http://benh2.vn/buc-thu-gui-gia-dinh-cua-nguoi-canh-sat-tre-tu-choi-dieu-tri-ung-thu-de-cuu-con-8308/ Trong thời gian vừa qua, câu chuyện về nữ cảnh sát trẻ Đậu Thị Huyền Trâm quyêt tâm không điều trị ung thư phổi để cứu thai nhi mới được 5 tháng đã khiến cho lòng người cảm động. Dẫu biết, sinh tử là lẽ thường tình nhưng trong thời điểm xã hội hiện nay, lòng tốt của con người trở nên xa xỉ thì sự hinh sinh cao cả của người mẹ đã làm cho các con tim tan chảy…

Bài viết Bức thư gửi gia đình của người cảnh sát trẻ từ chối điều trị ung thư để cứu con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong thời gian vừa qua, câu chuyện về nữ cảnh sát trẻ Đậu Thị Huyền Trâm quyêt tâm không điều trị ung thư phổi để cứu thai nhi mới được 5 tháng đã khiến cho lòng người cảm động. Dẫu biết, sinh tử là lẽ thường tình nhưng trong thời điểm xã hội hiện nay, lòng tốt của con người trở nên xa xỉ thì sự hinh sinh cao cả của người mẹ đã làm cho các con tim tan chảy…

Sau hơn 2 tuần chống chọi với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bà mẹ Đậu Thị Huyền Trâm, người từ chối điều trị ung thư để con chào đời đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà. Tài sản duy nhất Trâm để lại đó chính là đứa con trai của mình – bé Trần Gấu.

Cảm phục nghị lực phi thường của người mẹ trẻ

Trước đó, khi mang bầu ở tuần thai thứ 11, thai phụ Huyền Trâm đã phát hiện mình đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, chị từ chối mọi phương pháp điều trị ung thư và quyết tâm giữ con lại lâu nhất có thể. Ở tuần thứ 19, bệnh nhân phải nhập viện điều trị do diễn biến xấu.

Đến tuần thứ 29, nhận thấy sức khỏe của bệnh nhân không đủ để tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi, các bác sĩ đã thực hiện ca mổ lấy thai ngày 10/7. Bé trai chào đời với cân nặng 1,2kg được chuyển vào nuôi trong lồng kính.

Khoảnh khắc hai mẹ con gặp nhau qua lồng ấp

Các bác sĩ cho biết, đây là ca mổ “có một không hai” trong nghề bời bệnh nhân không thể nằm mà phải phẫu thuật trong tư thế ngồi. Không đủ điều kiện sức khỏe để gây mê hay tiêm thuốc an thần, sản phụ chỉ được gây tê tủy sống và gần như tỉnh táo hoàn toàn trong suốt cuộc phẫu thuật.  2 y tá đỡ 2 bên sản phụ, bác sĩ phải cúi ngang bàn mổ và phải lấy con ra thật nhanh để an toàn cho cả mẹ và con. Ca mổ diễn ra chỉ vẻn vẹn trong vòng 30 phút. Sự kiên cường của bà mẹ trẻ khi quyết hy sinh mình đổi lấy sự sống cho con đã khiến các y bác sĩ rơi nước mắt vì xót xa, thương cảm.

Lá thư cuối cùng gửi lại gia đình

Trong những ngày cuối cùng khi đang điều trị căn bệnh ung thư, Trâm đã gửi những lời cuối cùng cho những người thân ở lại. Cũng như bao nhiêu người khác, mẹ được Trâm nhắc đến nhiều nhất bởi bà là người cận kề bên cô từ khi mới sinh đến lúc con gặp bệnh hiểm nghèo rồi sinh nở. Bởi vậỵ, mong muốn cháy bỏng 1,2 năm nữa khỏe mạnh của để cô thực hiện những việc làm còn dang dở, được gần gũi, chăm nuôi con trai và báo đáp công ơn của mẹ đã không thành hiện thực.

Người mẹ được Trâm nhắc đến nhiều nhất trong lá thư cuối cùng.

Xin đăng nguyên văn thư của chị Đậu Thị Huyền Trâm:

“Gửi gia đình và người đàn ông của em!

Từ bé, con lớn lên trong truyền thống gia đình là công an. Dù luôn nghĩ rằng mình không vào được đâu nhưng mỗi lần nhìn vào bộ đồ của bố mẹ treo ở tủ cạnh bàn thờ bố, con càng ao ước được học trường bố học, mặc màu áo bố mặc kiểu như để an ủi mình, mình cũng có kỷ niệm về bố dù khi bố mất con còn đỏ hỏn.

Mất 2 lần để thực hiện 1 giấc mơ, nỗi đau khi thất bại không là gì khi đến được thành công. Con học 5 năm học viện, ngày con đỗ mẹ và anh tự hào thế nào, con còn giật mình vì dường như còn vui hơn cả con.

Đó là ngày mà con không bao giờ quên, không phải vì mình vui thế nào mà hôm đó mẹ và anh đã xúc động thế nào. 12 năm đi học, 6 năm đèn sách, con không giúp được mẹ gì cả, chỉ biết học, mẹ là người hiểu con nhất, biết con học được gì và yếu gì.

Mẹ thấy con không theo kịp lớp học thêm mẹ không ngại thuê gia sư dù hoàn cảnh mình là 1 tay mẹ vừa kiếm tiền vừa lo nội ngoại. 1 đứa học lực như con mà đỗ học viện thì 100 người trên 100 người kể cả thầy cô giáo nói là vì con có người mẹ như mẹ.

Thế rồi ra trường, đi làm được mấy tháng, quen, yêu rồi lấy chồng. Tính ra cuộc đời mình chưa làm được gì, chưa biết gì.

Mình lấy về có bầu liền, cả nội ngoại vui trông thấy, được một cu cậu, mình lại thấy cái hạnh phúc, tự hào đó ở mọi người.

Đáng lẽ cuốn sách chỉ nên dừng ở đó và có một kết cục hạnh phúc. Nhưng mình phát hiện ra tế bào ung thư khi mang thai tháng thứ 5, ung thư giai đoạn cuối.

Sức khoẻ mình, mình biết chứ, nhưng nhiều người thương mình cố giấu. Rồi sau tất cả, chấp nhận và cùng bên mình chữa trị.

Vốn không thích tự xoáy sâu vào cái không vui của mình. Mình nghĩ lại thời gian qua mình đã sống, thực sự còn quá nhiều điều mình muốn làm. Nhưng rất may mình có gia đình, người thân, bạn bè đã sát cánh bên mình lúc này.

Nghĩ xem, quan trọng gì sống bao lâu, sống thế nào mới đúng. Nhưng nếu có phép màu, cho mình thêm 5 năm nữa, hoặc 1,2 năm nữa khoẻ mạnh chút, mình chuẩn bị một vài thứ cho những người mình thương yêu, chứ đừng để ốm đau mãi rồi đi.

Bây giờ trong mình mọi thứ đã qua đều là kỷ niệm quý giá. Những gì đang có là tận dụng để cho mọi người biết mình yêu mọi người thế nào.

Và thời gian ở Học viện cảnh sát chính là thời thanh xuân đẹp đẽ, sức sống và đáng sống nhất của mình”.

Chia sẻ từ cộng đồng mạng

Theo dõi vụ việc từ khi báo đài đưa tin đến khi chị Trâm trút hơi thờ cuối cùng, chị Tiểu Ni (Nghệ An) tâm sự trên trang Facebook cá nhân: “Thương và cảm phục người mẹ vĩ đại, thương cho em bé chỉ được đi cùng mẹ một quãng đường ngắn. Số phận con bất hạnh nhưng con cũng may mắn vì mạng sống của con được đánh đổi bằng mạng của 1 người phụ nữ dũng cảm mang 1 tình yêu vô bờ bến với con”.

Tương tự, bạn Hoàng Lan chia sẻ “Rất khâm phục em. Em còn quá trẻ, chỉ mới 25 tuổi, nhưng những gì em làm được nó lớn hơn vậy rất nhiều lần. Hãy yên nghỉ nhé! Con em sẽ nhanh chóng khoẻ mạnh, và sẽ được tất cả mọi người yêu thương. Chắc chắn khi lớn lên bé sẽ vô cùng tự hào về một người mẹ như em. Tình mẫu tử thiêng liêng, em thật quá phi thường!” và còn rất nhiều những lời chia buồn sâu sắc của cộng đồng xã hội gửi đến gia đình Trâm.

Trong thời điểm hiện tại, câu chuyện về người phụ nữ quả cảm Đậu Thị Huyền Trâm đã thắp sáng niềm tin về một xã hội tốt đẹp dẫu rằng đâu đó lòng tin còn bị khủng hoảng, “con sâu làm giầu nồi canh” nhưng xã hội vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, ý nghĩa.

Benh.vn – Tổng hợp

Bài viết Bức thư gửi gia đình của người cảnh sát trẻ từ chối điều trị ung thư để cứu con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/buc-thu-gui-gia-dinh-cua-nguoi-canh-sat-tre-tu-choi-dieu-tri-ung-thu-de-cuu-con-8308/feed/ 0
Cô tiểu thư rời xa nhung lụa để chăm bé gái da bọc xương https://benh.vn/co-tieu-thu-roi-xa-nhung-lua-de-cham-be-gai-da-boc-xuong-8633/ https://benh.vn/co-tieu-thu-roi-xa-nhung-lua-de-cham-be-gai-da-boc-xuong-8633/#respond Mon, 04 Jul 2016 06:52:26 +0000 http://benh2.vn/co-tieu-thu-roi-xa-nhung-lua-de-cham-be-gai-da-boc-xuong-8633/ Cuối tháng 6/2016, nhiều người dùng mạng xót xa truyền nhau bức ảnh một bé gái mặt mũi hốc hác, người gầy trơ xương. Bé tên Yến Nhi, chào đời tại xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Lúc Nhi 4 tháng tuổi, mẹ em mất tích trong một lần đi chợ và mọi người tin rằng chị bị lừa bán qua biên giới. Hoàn cảnh túng bấn, vắng vợ, bố Yến Nhi chỉ biết lấy nước cơm bón cho con. Vì thế, cô bé ngày càng gầy mòn, tới 14 tháng tuổi chỉ nặng 3,5 kg. Em còn bị bại não, không nhận thức được gì, đặt đâu nằm đấy.

Bài viết Cô tiểu thư rời xa nhung lụa để chăm bé gái da bọc xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuối tháng 6/2016, nhiều người dùng mạng xót xa truyền nhau bức ảnh một bé gái mặt mũi hốc hác, người gầy trơ xương. Bé tên Yến Nhi, chào đời tại xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Lúc Nhi 4 tháng tuổi, mẹ em mất tích trong một lần đi chợ và mọi người tin rằng chị bị lừa bán qua biên giới. Hoàn cảnh túng bấn, vắng vợ, bố Yến Nhi chỉ biết lấy nước cơm bón cho con. Vì thế, cô bé ngày càng gầy mòn, tới 14 tháng tuổi chỉ nặng 3,5 kg. Em còn bị bại não, không nhận thức được gì, đặt đâu nằm đấy.

Hình ảnh bé Yên Nhi da bọc xương lúc 14 tháng nặng 3,5kg và hiện tại – sau 3 tháng được mẹ Thanh Tâm chăm lo. Ảnh: NVCC.

Mối nhân duyên với bé Yến Nhi

Là người hay tham gia các hoạt động thiện nguyện, biết hoàn cảnh bé, cô gái Lào Cai sinh năm 1992 Phạm Thị Thanh Tâm đã tìm tới tận nhà Yến Nhi. Tâm vẫn nhớ như in lần gặp đầu: Con nằm bất động, không toát lên chút sức sống nào, người chỉ có da bọc xương, xanh lướt như tàu lá, nhiều người còn sợ không dám bế. “Một cảm giác rất lạ dâng lên, vừa xót xa, vừa thân thương và em muốn mình phải tận tay chăm sóc cho bé ngay”, Thanh Tâm kể.

Cô đã nhờ chính quyền bảo hộ rồi cùng bố Yến Nhi đưa bé xuống Viện Nhi trung ương. Tại đây, cô đã túc trực bên bé suốt 10 ngày rồi lại tiếp tục chăm sóc khi bé được chuyển về Bệnh viện tại Lào Cai để theo dõi tiếp. Sau đó, cô đã thực hiện các thủ tục nhận nuôi bé Yến Nhi và đưa con về nhà chăm sóc.

Thanh Tâm đã ăn chay suốt 3 năm và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện vì cô tin vào luật nhân quả trong Phật giáo. Ảnh: NVCC.

Cô tiểu thư bỗng chốc trở thành “bà mẹ trẻ”

Cũng từ đây, cuộc sống của cô tiểu thư lá ngọc cành vàng thay đổi hoàn toàn. Đang làm quản lý cho chuỗi khách sạn, nhà hàng của gia đình tại Sa Pa, cô gác lại mọi công việc để tự tay chăm sóc con gái nuôi, dù bị người thân phản đối. Đưa Nhi về nhà, Tâm không nhận sự trợ giúp tài chính nào từ gia đình hay mọi người trong việc chăm con.

“Có lẽ giữa em và con có một mối nhân duyên đặc biệt. Trước đây, em từng gặp nhiều bé có hoàn cảnh khó khăn, trông rất tiều tụy nhưng chỉ cố gắng làm sao giúp đỡ các cháu được nhiều nhất, chưa bao giờ nghĩ tới việc dám nhận nuôi. Nhưng với Nhi thì hoàn toàn khác”, Tâm chia sẻ.

Chưa có gia đình, cô bắt đầu học cách chăm sóc bé từ những việc nhỏ nhất như thay bỉm, pha sữa. Người mẹ trẻ nhiều lúc cũng stress khi đêm phải thức trắng bế, dỗ con. “Ngay cả đi tắm cũng phải thật nhanh vì không thể nhờ người trông con lâu được”, cô kể lại.

Tâm cho biết, bé Yến Nhi khá ngoan và háu ăn. Vì thế, cơ thể con cũng nhanh chóng hồi phục. Sau ba tháng, bé đã tăng 5 kg, da dẻ hồng hào.

“Từng biến chuyển nhỏ của con đều khiến em rơi nước mắt: từ lần đầu tiên chân tay con cử động được, lần đầu con biết khóc, lần đầu con biết co người…”, cô tâm sự. Nhi cũng biết thể hiện tình cảm, khi nào thấy mẹ Tâm đi qua là khóc đòi bế.

Đánh đổi bằng cả cuộc sống, tương lai

Điều khiến người mẹ trẻ trăn trở nhất là làm sao giúp con khắc phục bệnh tật. Cô quyết định đưa con tới Hà Nam, thuê nhà gần một cơ sở trị liệu để ngày hai lần cho con tới tập phục hồi chức năng. Mới tập được gần một tháng nên chưa thấy Yến Nhi có tiến triển gì. Bé vẫn chưa nhận thức được nhiều, vận động cũng còn yếu, chưa thể ngồi được.

Muốn đảm bảo tài chính để chăm con lâu dài, cô quyết định thuê người giúp việc hỗ trợ chăm con để kinh doanh qua mạng. Tâm kể, cô luôn có ý thức tự lập từ nhỏ. Lúc đi học cao đẳng xa nhà, cô luôn dậy sớm đi chợ để mua được đồ ngon giá rẻ, cũng không quản ngại đi bán hàng vỉa hè để kiếm tiền và lấy kinh nghiệm. “Em không sợ vất vả và nghĩ dù quẳng vào đâu, em vẫn sống được. Em chỉ nghĩ, đã nhận làm mẹ thì phải tự nuôi được con. Nhưng nếu cả ngày chỉ ngồi ôm con, ai sẽ lo cho cuộc sống lâu dài”, cô nói.

Tâm chia sẻ, khi dồn tâm dồn sức chăm sóc Yến Nhi, cô đã làm buồn lòng nhiều người thân yêu. Bạn trai đã chia tay vì không chấp nhận được sự thiếu thời gian, sự quan tâm cô dành cho anh. Bố mẹ cô cũng phiền muộn vì họ luôn mong con gái có cuộc sống thảnh thơi, sung sướng chứ không phải “ôm khổ” như bây giờ. “Bố nhiều lần muốn trợ giúp về kinh tế nhưng em từ chối. Em đã quyết định thì sẽ chịu trách nhiệm với hành động của mình. Tương lai thế nào em chưa nghĩ nhiều tới, trước mắt chỉ cố gắng chăm cho con khỏe”, cô gái chia sẻ.

Benh.vn ( Theo VNE)

Bài viết Cô tiểu thư rời xa nhung lụa để chăm bé gái da bọc xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-tieu-thu-roi-xa-nhung-lua-de-cham-be-gai-da-boc-xuong-8633/feed/ 0