Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 02 Aug 2023 14:41:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/ https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/#respond Sat, 17 Jun 2023 05:17:50 +0000 http://benh2.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/ Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Sau đây là hướng dẫn mới nhất của Bộ y tế về điều trị, chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng.

Bài viết Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

viem-phoi-tre-em

Bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng rất thường gặp trong mùa lạnh (ảnh minh họa)

Phân loại Viêm phổi mắc tại cộng đồng ở trẻ em

Phân loại viêm phổi mắc tại cộng đồng ở trẻ em theo mức độ từ nặng tới nhẹ theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới.

1. Không viêm phổi – Ho, cảm lạnh

Trẻ CÓ các dấu hiệu sau:

  • Ho
  • Chảy mũi
  • Ngạt mũi
  • Sốt hoặc không

Và KHÔNG có các dấu hiệu sau:

  • Thở nhanh
  • Rút lõm lồng ngực
  • Thở rít khi nằm yên
  • Và các dấu hiệu nguy hiểm khác

2. Viêm phổi nhẹ

Trẻ có các triệu chứng:

  • Ho hoặc khó thở nhẹ
  • Sốt
  • Thở nhanh
  • Có thể nghe thấy ran ẩm hoặc không

Và KHÔNG có các triệu chứng của viêm phổi nặng như:

  • Rút lõm lồng ngực
  • Phập phồng cánh mũi
  • Thở rên: ở trẻ < 2 tháng tuổi
  • Tím tái và các dấu hiệu nguy hiểm khác

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi tất cả các trường hợp viêm phổi ở lứa tuổi này đều là nặng và phải vào bệnh viện để điều trị và theo dõi.

Viêm phổi nặng

– Trẻ có các dấu hiệu:

  • Ho
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Rút lõm lồng ngực
  • Phập phồng cánh mũi
  • Thở rên (trẻ < 2 tháng tuổi)
  • Có thể có dấu hiệu tím tái nhẹ
  • Có ran ẩm hoặc không
  • X-quang phổi có thể thấy tổn thƣơng hoặc không

– Và KHÔNG có các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi rất nặng

  • Tím tái nặng.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Không uống được.
  • Ngủ li bì khó đánh thức.
  • Co giật hoặc hôn mê.

Viêm phổi rất nặng

Trẻ có thể có các triệu chứng của viêm phổi hoặc viêm phổi nặng và Có thêm 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Tím tái nặng
  • Không uống được
  • Ngủ li bì khó đánh thức
  • Thở rít khi nằm yên
  • Co giật hoặc hôn mê
  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng

Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các biến chứng, nghe phổi để phát hiện ran ẩm nhỏ hạt, tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm, tiếng cọ màng phổi… Và chụp X quang phổi để phát hiện các tổn thương nặng của viêm phổi và biến chứng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, áp xe phổi… để điều trị kịp thời.

Điều trị Viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng

Điều trị viêm phổi do vi khuẩn chủ yếu là sử dụng kháng sinh sau đó là các điều trị hỗ trợ khác. Trong đó sử dụng kháng sinh là nguyên tắc bắt buộc.

Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi

  • Về nguyên tắc viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị, viêm phổi do virus đơn thuần thì kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên trong thực tế rất khó phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có sự kết hợp giữa virus với vi khuẩn kể cả dựa vào lâm sàng, X-quang hay xét nghiệm khác.
  • Ngay cả khi cấy vi khuẩn âm tính cũng khó có thể loại trừ được viêm phổi do vi khuẩn. Vì vậy WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp viêm phổi ở trẻ em. (Khuyến cáo 5.6 – Phụ lục 1).

Cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở cộng đồng

Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi lý tưởng nhất là dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên trong thực tế khó thực hiện vì:

  • Việc lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ rất khó khăn, đặc biệt là tại cộng đồng.
  • Thời gian chờ kết quả xét nghiệm mới quyết định điều trị là không kịp thời, nhất là những trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị cấp cứu.

Vì vậy việc lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, lứa tuổi, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp để có quyết định thích hợp.

Lựa chọn kháng sinh theo tuổi và nguyên nhân:

  • Đối với trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi: Nguyên nhân thƣờng gặp là liên cầu B, tụ cầu, vi khuẩn Gram-âm, phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nguyên nhân hay gặp là phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
  • Trẻ trên 5 tuổi ngoài S. pneumoniae và H. influenzae còn có thêm Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila… (6).

Lựa chọn kháng sinh theo tình trạng miễn dịch:

Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải đặc biệt là trẻ bị HIV – AIDS thường bị viêm phổi do kí sinh trùng như Pneumocystis carini., Toxoplasma, do nấm như Candida spp, Cryptococcus spp, hoặc do virus như Cytomegalo virus, Herpes simplex hoặc do vi khuẩn như S. aureus, các vi khuẩn Gram-âm và Legionella spp.

Lựa chọn kháng sinh theo mức độ nặng nhẹ của bệnh:

Các trường hợp viêm phổi nặng và rất nặng (suy hô hấp, sốc, tím tái, bỏ bú, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, hôn mê hoặc tình trạng suy dinh dưỡng nặng…thƣờng là do các vi khuẩn Gram-âm hoặc tụ cầu nhiều hơn là do phế cầu và H. influenzae.

Lựa chọn kháng sinh theo mức độ kháng thuốc

Mức độ kháng kháng sinh tùy theo từng địa phương, từng vùng (thành thị có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn ở nông thôn, ở bệnh viện tỷ lệ kháng thuốc cao hơn ở cộng đồng, ở nơi lạm dụng sử dụng kháng sinh có tỷ lệ kháng thuốc cao hơn nơi sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý…) (6).

Ở Việt Nam tình hình kháng kháng sinh của 3 vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em (xem Bảng II.5 – ASTS 2003 – 2004).

Mặc dù nghiên cứu trong phòng xét nghiệm thì tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em là khá cao, nhưng trong thực tế lâm sàng nghiên cứu y học bằng chứng thì một số kháng sinh như penicilin, ampicilin, gentamycin và chloramphenicol…vẫn có tác dụng trong điều trị viêm phổi cộng đồng, kể cả Co-trimoxazol (1,4). Vì vậy các thầy thuốc cần phân tích các đặc điểm nói trên để lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Bảng II.5. Tình hình kháng kháng sinh của 3 vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em

Kháng sinh

S. pneumoniae (%)

H. influenzae (%)

M. catarrhalis

Penicilin Ampicilin Cephalothin Cefuroxime Erythromycin Cefortaxim Gentamycin Cotrimoxazole Chloramphenicol

8,4%

0

14,5

64,

6 0

62,9

31,9

84,6

64,3

50,0

13,2

2,6

35,1

88,6

73,2

24,2

6,8

1,7

17,3

4,9

8,3

65,8

65,8

Hướng lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em

a) Viêm phổi trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi

Ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi, tất cả các trƣờng hợp viêm phổi đều là nặng và phải đƣa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/ngày (TM) chia 4 lần hoặc
  • Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày. Một đợt điều trị từ 5 -10 ngày.

Trong trường hợp viêm phổi rất nặng có thể dùng: Cefotaxim 100 – 150 mg/kg/ngày (tiêm TM) chia 3-4 lần trong ngày.

b) Viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi

– Viêm phổi nhẹ

Kháng sinh uống vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em kể cả một số trƣờng hợp nặng. (Khuyến cáo 5.8 – Phụ lục 1). Lúc đầu có thể dùng:

  • Co-trimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S. pneumoniae chƣa kháng nhiều với thuốc này.
  • Amoxycilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2 – 3 ngày nếu tình trạng bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5 – 7 ngày. Thời gian dùng kháng sinh cho trẻ viêm phổi ít nhất là 5 ngày (Khuyến cáo 5.10 – Phụ lục 1). Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị nhƣ viêm phổi nặng.

Ở những nơi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn S. pneumoniae cao có thể tăng liều lƣợng amoxycilin lên 75mg/kg/ngày hoặc 90mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày.

  • Trường hợp vi khuẩn H. influenzae và B. catarrhalis sinh beta- lactamase cao có thể thay thế bằng amoxicillin-clavulanat.

– Viêm phổi nặng

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần. + Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày.
  • Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị đủ 5 – 10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì phải điều trị nhƣ viêm phổi rất nặng. Trẻ đang đƣợc dùng kháng sinh đƣờng tiêm để điều trị viêm phổi cộng đồng có thể chuyển sang đƣờng uống khi có bằng chứng bệnh đã cải thiện nhiều và tình trạng chung trẻ có thể dùng thuốc đƣợc theo đƣờng uống (Khuyến cáo 5.9 – Phụ lục 1).

– Viêm phổi rất nặng

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần phối hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày
  • Hoặc chloramphenicol 100mg/kg/ngày (tối đa không quá 2g/ngày). Một đợt dùng từ 5- 10 ngày. Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ 7 -10 ngày hoặc có thể dùng ampicilin 100 – 150mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.

Nếu không đỡ hãy đổi 2 công thức trên cho nhau hoặc dùng cefuroxim 75 – 150 mg/kg/ ngày (TM) chia 3 lần (6).

– Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu hãy dùng:

  • Oxacilin 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
  • Nếu không có oxacilin thay bằng: Cephalothin 100mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin liều như trên. Nếu tụ cầu kháng methicilin cao có thể sử dụng:
  • Vancomycin 10mg/kg/lần ngày 4 lần (12) (Khuyến cáo 5.8 – Phụ lục 1).

c) Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

Ở lứa tuổi này nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi thƣờng gặp vẫn là S. pneumoniae và H. influenzae. Sau đó là các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila…Vì vậy có thể dùng các kháng sinh sau:

  • Benzyl penicilin: 50mg/kg/lần (TM) ngày 4-6 lần
  • Hoặc cephalothin: 50 – 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 3-4 lần + Hoặc cefuroxim: 50 – 75 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 3 lần
  • Hoặc ceftriazon: 50 – 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 1- 2 lần.

Nếu nơi có tỷ lệ H. influenzae sinh beta-lactamase cao thì có thể thay thế bằng amoxycilin-clavulanat hoặc ampicilin-sulbactam (Unacin) TB hoặc TM. (6,12).

Nếu là nguyên nhân do các vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, Legionella… gây viêm phổi không điển hình có thể dùng:

  • Erythromycin: 40 -50 mg/kg/ngày chia 4 lần uống trong 10 ngày (13)
  • Hoặc azithromycin: 10mg/kg/trong ngày đầu sau đó 5mg/kg trong 4 ngày tiếp theo. Trong một số trƣờng hợp có thể dùng tới 7 – 10 ngày (11). (Khuyến cáo 5.7 – Phụ lục 1)

Phòng bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng

  • Vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ.
  • Tránh đun bếp than, giảm khói bếp, khói thuốc là trong nhà.
  • Giảm tỷ lệ mang vi khuẩn ở tỵ hầu, phòng và điều trị kịp thời các trường hợp viêm mũi, họng, cảm cúm…
  • Tăng cường vệ sinh tay.
  • Bảo đảm tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng. Các vaccine cần thiết để phòng các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là H. influenzae type b (Hib), ho gà, phế cầu, cúm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Igor Rudan et al. Epidemiology and Etiology of childhood pneumoniae. Bulletin of the World Health Organization Volum 86, Number 5, May 2008, 321-416

2. Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan. Nghiên cứu dịch tễ học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành số 391, 2000,tr 166-169

3. Trần Quỵ, N.T.Dũng, N.V.Tiêm, Kiều Mạnh Thắng. Kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại cộng đồng. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai (1991-1992) T1, tr 113 – 119.

4. Trần Quỵ, Nguyễn Tiến Dũng: Đặc điểm lâm sàng và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 1 tuổi. Đề tài nhánh cấp nhà nƣớc KY01-06 – 03B – 1995.

5. UNICEF/WHO – Pneumonia. The forgotten killer of the children – 2006

6. Cameron Grant – Pneumonia acute in infants and children starship childrens health

clinical Guideline – Reviewed September 2005.

7. Bristish Thoracic society of Standards of care committee. Bristish Thoracic society Guidelines for the management of community acquired pneumonia in childhood. Thorax 2002 57 Suppl 1, i 124.

8. WHO – Antibiotic in the treatment of acute respiratory infections in young children. WHO/ARI 90 – 10

9. Nelson John D- Community acquired pneumonia in children guidelines for treatment. Pediatr Infect. Dis.J.Volum 19 (3) March 2000 . 251- 253

10. Watanabe.K, Anh ĐĐ, Hƣơng Ple T et al. Drug Resistant pneumococci in children with acute lover respiratory infection in Vietnam. Pediatr. Int 2008 – Aug 50 (4) 514, 8

11. Lee P.I, Wu M.H, Huang L.M, et al – An open randomized comparative study of clarithromycin and Erythromycin in the treatment of children with community acquired pneumonia. J. Microbial. Immunol, Infect. 2008 Feb. 41 (1) 54-61

12. Kogan. R, Martinez MA, Rubila. L et al. Comparative randomized trial of azithromycin versus erythromycin and amoxycilin for treatment of community acquired pneumonia in children. Pediatr pulmonol 2003, Feb 35 (2) 91-8

13. Mc. Intosh. K, Community Acquired pneumonia in children N. Engl. J. Med. 2002, 346,429 -37

14. Harris M, Clark.J, Coote. N, et al – Bristish Thoracic society standart of care commitee Bristish Thoracic Society guidelines for the mannagement of community acquired pneumonia in children update 2011- Thorax 2011 oct 66 Suppl 2ii 1-23.

15. Hazir T, Fox LM, Nisar YB et al. New outpatient short course home oral therapy for severe pneumonia study group ambulatory short course high dose oral amoxicilin for treatment of severe pneumonia in children a randomized equivalency. Lanet 2008 Jan 5, 371 (9606) 49 – 56

16. Nguyễn Tiến Dũng – Trần Quỵ, May Mya Sein, Nghiên cứu tác dụng của Cefuroxim sodium tiêm và Cefuroxim acetyl uống trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em. Y học Việt Nam 1997, 7 (218) 21 -26

17. Đỗ Thanh Xuân: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm phổi do vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ em. Luận án tiến sĩ y học năm 2000.

18. Anh ĐĐ, Hƣơng Ple.T, Watanabe. K et al. Increased rate intense nasopharyngeal bacterial colonization of Vietnamese children with radiological pneumonia. Tohoku.J.Exp. Med 2007 Oct. 213 (2) 167 – 72.

19. Sinha. A, Levine.O, Knoll N.D, et al . Cost effecti veness of pneumonia conjugate vaccination in the prevention of child mortality: an international economic analysis. Lancer 2007, 269, 359 – 69.

20. World Health Organization. The global burden of disease: 2004 update. Geneva, World Health Organization 2008. Http://www.who.int/evidence/bod.

21. Hội lao và bệnh phổi Việt Nam. Hướng dẫn xử trí các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao. Nhà xuất bản Y học – 2012. Trang 111-133.

Theo sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em – Bộ Y tế ban hành

Bài viết Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/feed/ 0
Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/#respond Thu, 08 Sep 2022 05:00:39 +0000 https://benh.vn/?p=45204 Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus RSV.

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Trong khi đó, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

viem_phe_quan_benhvn

Viêm phế quản (ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn viêm phế quản với viêm tiểu phế quản, đều là những bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em. Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.

Định nghĩa về viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính là hội chứng lâm sàng do viêm khí quản, phế quản và phế nang. Ở trẻ em, viêm phế quản cấp tính thường xảy ra kết hợp với nhiễm trùng đường hô hấp do virus, hiếm khi xuất hiện đơn độc. Viêm phế quản mạn tính ở người lớn được định nghĩa là sự tiết đờm hàng ngày trong ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Một số nơi áp dụng định nghĩa này cho viêm phế quản mạn tính ở trẻ em. Viêm phế quản mạn tính cũng đã được định nghĩa là một tập hợp các triệu chứng bao gồm ho kéo dài hơn 1 tháng hoặc ho có đờm thường xuyên, có thể kèm theo thở khò khè hoặc thở rít. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có mặt trong bệnh hen, vì vậy việc phân biệt là rất khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

  • Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm trùng đường hô hấp; khoảng 90% do virus, 10% do vi khuẩn. Các đợt tấn công lặp đi lặp lại của viêm phế quản cấp tính làm suy yếu và kích thích đường hô hấp phế quản theo thời gian, cuối cùng dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
  • Khí thải ô nhiễm cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, thủ phạm chính là phơi nhiễm khói thuốc lá dài hạn nặng nề.
  • Nhiễm virus bao gồm: adenovirus, cúm, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), rhinovirus, bocavirus ở người (8, 9, 10), coxsackievirus, herpes simplex…
  • Nhiễm khuẩn bao gồm: S pneumonia, M catarrhalis, H influenza, Chlamydia pneumonia, các loài Mycoplasma…
  • Các chất gây ô nhiễm không khí, khói thuốc lá.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm: dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm nấm…

Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản

Triệu chứng của viêm phế quản

  • Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính thường bao gồm ho và đôi khi đau ngực sau khi thở sâu hoặc ho. Các triệu chứng này có thể biến mất hoàn toàn và hệ hô hấp trở lại chức năng ban đầu trong vòng 10-14 ngày điều trị.
  • Viêm phế quản mãn tính là tái phát viêm và thoái hóa của các ống phế quản, có thể có liên quan đến nhiễm trùng hoạt động.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường do tăng xuất tiết hoặc giảm đào thải.
  • Ho là cơ chế thúc đẩy xuất tiết quá mức.

Điều trị viêm phế quản

  • Phần lớn viêm phế quản ở trẻ em có thể tự khỏi, bởi tình trạng này 90% là do virus, không cần đến thuốc kháng sinh.
  • Điều trị viêm phế quản cấp tính ở bệnh nhi bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hạ sốt, uống đủ nước và tránh khói thuốc.
  • Ngoài ra, một số bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi một thìa mật ong vào buổi tối để hạn chế ho.
  • Vệ sinh mũi tốt, nhỏ mũi bằng nước muối, có thể giúp làm sạch các xoang góp phần giảm tiết nước mũi, giảm ho.
  • Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt nhắm mục tiêu cắt các triệu chứng của viêm phế quản trẻ em.
  • Trong các trường hợp mạn tính, nên xem xét liệu pháp giãn phế quản.
  • Corticosteroid đường uống nên được bổ sung nếu triệu chứng ho còn tiếp tục và các khai thác bệnh sử cũng như khám lâm sàng gợi ý một tình trạng viêm phế quản mạn tính.

giu_am_cho_tre

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để phòng bệnh

Phòng ngừa viêm phế quản

Tuy viêm phế quản cấp có thể diễn biến khả quan và tự khỏi mà không cần dùng thuốc, nhưng các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan để tránh nhiều đợt cấp liên tiếp có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để giữ cho căn nhà không bị bụi, ve và các chất gây dị ứng khác hoặc nhiễm trùng gây viêm phế quản ở trẻ.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên sử dụng khác phải được rửa sạch hoặc hút bụi đều đặn.
  • Thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh đôi khi có thể gây viêm phế quản ở trẻ em.
  • Cha mẹ nên chú ý giữ ấm căn phòng, mặc quần áo ấm vào mùa đông cho trẻ.
  • Rửa tay thường xuyên không những giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản ở trẻ mà còn tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản

Theo medscape.com

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/feed/ 0
Bệnh ung thư thận, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa https://benh.vn/benh-ung-thu-than-chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-4005/ https://benh.vn/benh-ung-thu-than-chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-4005/#respond Wed, 07 Feb 2018 04:47:46 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-than-chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-4005/ Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện  ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Bài viết Bệnh ung thư thận, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đại cương

Ung thư thận là loại u ác tính nguyên phát trong nhu mô thận. Việc chẩn đoán sớm có một ý nghĩa trong điều trị.

Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn.

Ung thư thận có thể ở thể rải rác và ở thể di truyền. Ung thư thận có thể xuất hiện trên nhiều người trong gia đình và yếu tố di truyền cũng được đề cập đến (khuyết đoạn nhiễm sắc thể 3, chuyển vị của các nhiễm sắc thể 3 – 8).

Nhiều bệnh nhân có hội chứng thần kinh da, như hội chứng Von Hippel Lindau, hoặc bệnh xơ cứng não củ Bourneville có thể có ung thư thận. Những bệnh nhân suy thận được chạy thận nhân tạo nhiều năm có thể có nang thận kèm theo ung thư thận.

ung thư thận

Ung thư thận

Bệnh sinh

Nguyên nhân bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên một vài yếu tố được cho là có tác động đến sự xuất hiện ung thư thận.

Hút thuốc lá được nhiều tác giả đề cập đến, khoảng 30% nam giới và khoảng 24% nữ giới hút thuốc là bị ung thư thận.

Những bệnh nhân dùng nhiều thuốc lợi tiểu có tỉ lệ ung thư thận tăng gấp 3 lần người bình thường, hoặc dùng nhiều thuốc giảm đau chứa phenacetin dường như cũng làm tăng nguy cơ hình thành ung thư thận. Béo phì dường như cũng có mối liên hệ với ung thư thận.

Một số chất như amian, thorium dioxide cũng được cho là có liên quan đến sự xuất hiện ung thư thận. Công nhân nghề in, hoặc tiếp xúc với xăng dầu nhiều có nguy cơ ung thư thận cao hơn bình thường.

Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy ung thư thận có liên quan đến gen ức chế u, gen VHL. Gen VHL được định vị trên vùng p25 – p26 của nhiễm sắc thể 3.

Giải phẫu bệnh

Đại thể

Phần lớn u xuất phát từ vùng vỏ thận. Thông thường, u hình cầu có bao giả chèn ép vào vùng tuỷ. Màu sắc thay đổi từ xám trắng đến màu vàng tuỳ vào loại tế bào. Phần lớn u đồng chất với lốm đốm có vùng hoại tử và chảy máu, có chỗ vôi hóa, xơ và tạo thành nang. Có nhiều mạch máu đến nuôi dưỡng.

Vi thể

Ung thư thận thường là ung thư biểu mô tuyến và bao gồm nhiều loại tế bào khác nhau. Tế bào sáng chiếm khoảng 75%, các tế bào này hình tròn, nhân nhỏ, bào tương chứa nhiều glycogen và lipit. Tế bào hạt ít gặp hơn, chứa nhiều hạt trong bào tương, nhân lớn hơn nhân của tế bào sáng.

Ngoài ra có tế bào còn ở dạng tế bào nhỏ và tế bào dạng sarcom, các tế bào này có thể có dạng hình thoi, giống các nguyên bào sợi, có nhân biến dạng và nhiều gián phân.

Các loại ung thư khác ít gặp

Nephroblastom

Còn được gọi là u Wilms, thường gặp ở trẻ em 3 – 4 tuổi. Xuất phát từ các phần còn lại của mô phôi. Các tế bào ung thư được tạo thành bởi sự hỗn hợp các tế bào biểu mô, tế bào trung mô và tế bào mầm.

Sarcom

Hiếm gặp hơn. Ung thư xuất phát từ các phần tử trung mô của vỏ và xoang thận và bao gồm các loại sarcom cơ trơn, sarcom mỡ, u mạch tế bào quanh mao mạch (hemangiopericitom)

Các loại khác

Ung thư nang tuyến nhú, các u tế bào lớn Hamperl và các u hỗn hợp lại càng ít gặp.

Tiến triển

Ung thư thận lúc đầu còn khu trú trong thận, vì vậy lúc giải phẫu tử thi có thể phát hiện nhiều trường hợp chưa có di căn. Bell (1950) cho rằng các u tế bào thận dưới 3cm là u tuyến lành tính. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều u thận dưới 3 cm mà đã có di căn rồi (Smith 1989)

Khối ung thư to dần, phá vỡ bao thận và lan ra ngoài tới lớp mỡ quanh thận, xâm lấn các tạng gần như đại tràng, gan.

Ung thư thận di căn theo các đường bạch huyết và tĩnh mạch. Theo đường bạch huyết, ung thư thận di căn vào các hạch thắt lưng động mạch chủ rồi đến các hạch sau phúc mạc, bụng, trung thất, có khi u lên hạch thượng đòn, nách, cổ. Theo đường tĩnh mạch u di căn vào tĩnh mạch chủ rồi đến các hạch sau phúc mạc bụng, trung thất và xa hơn vào các tạng xa như phổi, gan, xương, thượng thận, thận bên kia, não…

Phân loại ung thư thận theo TNM

T (Khối u)

  • Tx không xác định được u nguyên phát
  • T0 Không có bằng chứng u
  • T1 U có kích thước < 7cm, khu trú trong thận
  • T2 U có kích thước >7cm, khu trú trong thận
  • T3 U lan ra đến tĩnh mạch lớn hoặc thâm nhiễm tuyến thượng thận hoặc tổ chức mỡ quanh thận, nhưng chưa lan ra khỏi cân Gerota.
    • T3a U xâm nhiễm tuyến thượng thận hoặc bao mỡ quanh thận, nhưng chưa xâm lấn cân Gérota.
    • T3b U xâm lấn vào tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới cơ hoành
    • T3c U xâm lấn vào tĩnh mạch chủ trên cơ hoành
  • T4 U xâm lấm ra ngoài cân Gerota.

N (hạch)

Hạch lympho vùng là những hạch ở rốn thận, quanh động mạch và tĩnh mạch chủ bụng. Việc xâm lấn phía đối diện không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn phân loại của N

  • Nx không xác định được hạch di căn
  • N0 Không có hạch di căn
  • N1 Di căn 1 hạch vùng
  • N2 Di căn nhiều hơn 1 hạch vùng

M (di căn xa)

  • Mx không xác định được di căn xa
  • M0 Không có di căn xa
  • M1 Di căn xa

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng:

– Đái máu

Là triệu chứng thường gặp (80% trường hợp). Đái máu đại thể, toàn bãi, không đau, không sốt. Đái máu một cách bất ngờ, bỗng nhiên dừng lại để rồi tái phát không có nguyên nhân. Trong trường hợp đái máu nhiều, có máu cục, cũng có thể có cơn đau quặn thận..

– Đau thắt lưng

Đau âm ỉ, lan ra trước hay xuống dưới do u phát triển to ra làm căng bao thận hoặc có thể có cơn đau quặn thận do máu cục di chuyển xuống bàng quang.

– Khối u vùng thắt lưng

Dễ sờ thấy nếu bệnh nhân đến khám muộn. Thăm khám phải nhẹ nhàng để tránh gây di căn ung thư. Nhiều khi khám thấy một khối u rắn chắc bờ đều hay gồ ghề, di động nhiều hay ít.

Đái máu, đau thắt lưng và khối u vùng thắt lưng được xem là 3 triệu chứng kinh điển của ung thư thận, tuy nhiên một số bệnh nhân lại có biểu hiện bởi sự kết hợp các hội chứng và các triệu chứng.

– Các triệu chứng khác

  • Nếu thăm khám kỹ, có thể phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh cùng bên có bệnh lý.
  • Chảy máu sau phúc mạc có thể gặp, kèm theo đau dữ dội, sốt và các triệu chứng chảy máu trong, khi ung thư đột ngột vỡ ra khỏi bao.
  • Hội chứng cận ung thư: thường xuất hiện bên cạnh các triệu chứng tiết niệu kể trên
    • Sốt 39 – 40 độ C trong nhiều tháng, sức khoẻ giảm sút. Hoại tử trong thận hay các chất sinh nhiệt của ung thư thận có thể là nguyên nhân sốt của ung thư.
    • Tình trạng toàn thân giảm sút nhanh chóng, chán ăn, suy nhược, thiếu máu, sốt nhẹ, tốc độ huyết trầm tăng.
    • Đa hồng cầu, kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, ngứa tê các chi, rối loạn thị giác.
    • Gan to, nhẵn, không đau, kèm theo phosphatase kiềm tăng, tỉ prothrombin giảm, albumin máu giảm (hội chứng Stauffer).
    • Nồng độ calci máu tăng do ung thư tiết chất giống hormon tuyến cận giáp, hoặc di căn vào xương gây kích thích các huỷ cốt bào hoạt động.
    • Tăng huyết áp do u tiết nhiều renin hay do chèn ép động mạch thận.

Nếu các hội chứng cận ung thư không giảm đi sau cắt thận, có thể tiên đoán tiên lượng xấu.

– Triệu chứng do di căn đến các cơ quan khác

Trong trường hợp di căn của ung thư vào phổi, xương, gan và các tạng khác, bệnh nhân có thể đến khám với các triệu chứng của các cơ quan này.

Hoặc ngược lại ung thư được phát hiện một cách tình cờ, khi chưa có dấu hiệu lâm sàng, nhân khi chụp niệu đồ tĩnh mạch, siêu âm, chụp CT Sacnner, chụp phổi… Các trường hợp này ngày càng nhiều nhờ sự phổ cập của các phương tiện ghi hình, đặc biệt siêu âm từ những năm 80.

Cần chú ý phát hiện bệnh trong thể bệnh gia đình hay khi gặp các hội chứng thần kinh da.

Cận lâm sàng:

Các xét nghiệm cận lâm sàng có mục đích giúp cho chẩn đoán xác định, đánh giá sự xâm lấn của ung thư và theo dõi sau mổ để phát hiện di căn hoặc tái phát tại chỗ

– Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm sinh hoá như công thức máu, xét nghiệm tốc độ lắng máu, calci máu, chức năng gan, các rối loạn nội tiết cho phép phát hiện các dấu hiệu trong các “hội chứng cận ung thư”

– Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm

Đây là một phương pháp dễ sử dụng, không nguy hiểm, khả năng phát hiện rất tốt, ngay cả những u nhỏ chưa có biểu hiện lâm sàng và hiện nay được phát triển tương đối đều khắp. Siêu âm cho phép chẩn đoán các ung thư đặc của thận và các di căn vào tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ, các hạch ở cuống thận. Thông thường ung thư thận là một khối đặc, không đồng nhất, bờ không đều, âm vang khác với âm vang của thận bình thường. Chú ý là các u nhỏ thường kém âm vang.

  • X quang

Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị cho thấy bóng thận không đều, to hơn bình thường, có thể kèm theo hình ảnh vôi hoá trong thận hay ở rìa thận.

Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): trong các phim chụp sớm, có thể thấy một khối u vượt ra khỏi bờ ngoài của thận. Ở các phim sau, thấy ngay ở vùng đầy một hình khuyết. Ở các phim chụp khác tiếp theo, có thể thấy các hình chèn ép, kéo dài, cắt cụt, đẩy chệch hướng các đài bể thận. U ở cực  dưới thận còn đẩy lùi vào trong phần trên của niệu quản. Ngoài ra phương pháp này còn cho thấy chức năng thận bên kia. Trên thực tế, cần kết hợp với siêu âm để khỏi bỏ sót những khối u nhỏ < 2 hay 3 cm.

Trong một số trường hợp ngược lại ung thư thận quá lớn, hủy hoại gần hết nhu mô thận hay làm tắc tĩnh mạch thận, hoặc máu cục chèn ép các đài bể thận. Vì vậy thận không ngấm thuốc cản quang.

  • Chụp động mạch:

Trước đây chụp động mạch là một phương pháp để chẩn đoán quan trọng đối với các u thận. Phương pháp này cho phép thấy được một khối được sự tưới máu rất mạnh, hình ảnh hỗn loạn của hệ động mạch cùng các hồ máu, thời gian máu quay về tĩnh mạch nhanh, hình ảnh vô mạch do hoại tử. Một số ung thư thận lại ít được tưới máu (10% các ung thư thận). Chụp động mạch thận còn giúp làm tắc động mạch thận để tiến hành phẫu thuật thuận lợi.

Phương pháp chụp động mạch còn có giá trị rất lớn khi cần phát hiện những u nhỏ gây chảy máu tái phát. Chụp động mạch thận còn giúp cho việc hướng dẫn cắt thận bán phần trong trường hợp ung thư thận trên thận duy nhất. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này dần dần được thay thế bởi  chụp tỉ trọng cắt lớp.

  • Chụp CT Scanner:

Cho phép xác định tính chất của u và đánh giá sự xâm lấn của u. Trước hết nên chụp mà không bơm thuốc để phát hiện những hình ảnh vôi hoá, sau đó chụp với thuốc để phát hiện u.

Ung thư thận thường được thể hiện như một khối đầy, không đồng nhất, tỷ trọng ngang hoặc kém so với nhu mô thận. Sau khi tiêm thuốc u nổi rõ  lên một thoáng rồi trở nên kém tỉ trọng so với nhu mô thận. Các vùng hoại tử càng kém tỉ trọng.

  • Cộng hưởng từ hạt nhân:

Giúp cho việc phân biệt một khối u nang và một khối u đặc, phát hiện các mầm ung thư trong hệ tĩnh mạch và giúp cho việc đánh giá sự xâm lấn của ung thư.

– Các xét nghiệm khác

Trong trường hợp nghi ngờ ung thư di căn xa vào các tạng khác, cần phải làm một số các xét nghiệm khác:

  • Chụp phổi thẳng nghiêng
  • Chụp nhấp nháy hệ thống xương với methylendiphosphonat (MDP 99mTC)
  • Siêu âm gan

Chẩn đoán phân biệt

Các nang thận không điển hình

Nang đặc chứa máu, các chất dịch… được chẩn đoán nhờ siêu âm, tỷ trọng cắt lớp và có khi chỉ cần chọc hút.

  • U nang có ngăn: Phân biệt giữa nang thường với u nang ung thư có ngăn dày và u nang bào sáng.
  • U nang vôi hoá: 2-5% các u nang có thể vôi hoá, nhưng chỉ ở phần ngoại vi và có dịch lỏng bên trong. Cần chọc hút dưới siêu âm.
  • U nang bờ không đều được chẩn đoán bằng siêu âm và chụp tỉ trọng cắt lớp.

Các u thận ác tính và lành tính

  • U cơ mỡ thận có những vùng mờ nhạt do mỡ trong u.
  • Cần đặc biệt chú ý các thể xâm lấn của các u đường tiết niệu trên.

Các khối viêm

  • Như áp xe, viêm thận bể thận, u thận hạt vàng, hoặc bệnh viêm thận màng trắng.

Các u tạng gần

  • Gan.
  • Thượng thận…

Nguyên tắc điều trị

Phương pháp được chọn lựa là phẫu thuật cắt thận kèm bóc hạch, cắt bỏ tuyến thượng thận, kèm lấy bỏ tổ chức mỡ quanh thận, cắt mạch máu buồng trứng hoặc mạch máu thừng tinh và cắt toàn bộ niệu quản sau khi lấy bỏ huyết khối tĩnh mạch. Đây là phương pháp kinh điển.

  • Cắt bỏ thận để điều trị triệu chứng trong trường hợp chảy máu nhiều.
  • Những di căn một vị trí cần được phẫu thuật để lấy bỏ.
  • Cắt thận một phần: Trong trường hợp ung thư trên 1 thận hoặc u nhỏ.
  • Làm tắc nghẽn mạch động mạch thận: Đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật được.

Tia xạ: Áp dụng trong trường hợp có di căn vào xương,

Hoá chất trị liệu: Một số hoá chất chống ung thư đã được sử dụng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.

Miễn dịch trị liệu: Nhiều tác giả hiện nay đang sử dụng các Cytokin như Interferon, Interleukin để điều trị có hiệu quả khá tốt.

Hormon trị liệu: Một số tác giả sử dụng progesteron, androgen, antiestrogen để điều trị, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.

Các phương pháp điều trị

Cắt thận toàn bộ

Chỉ định

Đây là phương pháp được chọn lựa hàng đầu trong điều trị ung thư thận nhằm mục đích chữa khỏi cho bệnh nhân nếu giai đoạn sớm hoặc nhằm mục đích điều trị triệu chứng (đau, đái máu) ở giai đoạn muộn. Ngay cả ung thư thận đã có di căn (hạch, gan, não) cắt thận toàn bộ vẫn có chỉ định nhằm mục đích làm chậm quá trình phát triển của khối di căn, kéo dài đời sống của bệnh nhân.

Nguyên tắc

Phẫu thuật bao gồm cắt thận toàn bộ kèm bóc hạch, cắt bỏ tuyến thượng thận, lấy bỏ tổ chức mỡ quanh thận, cắt mạch máu buồng trứng hoặc mạch máu thừng tinh và cắt toàn bộ niệu quản sau khi lấy bỏ huyết khối tĩnh mạch.

Đây là phương pháp kinh điển. Đường mổ phải đủ rộng để có thể tiếp cận cuống mạch được dễ dàng và lấy hết được toàn bộ khối u và tổ chức mỡ quanh thận cũng như mạc thận. Đường mổ hay được sử dụng là đường dưới sườn xuyên phúc mạc.

Cắt thận không điển hình

Cắt bỏ thận để điều trị triệu chứng trong trường hợp chảy máu nhiều hoặc gây đau.

Những di căn một vị trí cần được phẫu thuật để lấy bỏ.

Cắt thận một phần: Trong trường hợp ung thư trên 1 thận hoặc u nhỏ.

Làm nghẽn mạch động mạch thận

Đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật được.

Tia xạ

Chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, áp dụng trong trường hợp có di căn vào xương, nhằm mục đích giảm đau.

Hoá chất trị liệu

Một số hoá chất chống ung thư đã được sử dụng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao và cũng chỉ áp dụng điều trị tạm thời.

Miễn dịch trị liệu

Nhiều tác giả hiện nay đang sử dụng các Cytokin như Interferon, Interleukin để điều trị có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng giá thuốc còn rất đắt.

Hormon trị liệu

Một số tác giả sử dụng progesteron, androgen, antiestrogen để điều trị, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng.

Benh.vn

Bài viết Bệnh ung thư thận, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-than-chan-doan-va-dieu-tri-ngoai-khoa-4005/feed/ 0
Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm cầu thận cấp https://benh.vn/trieu-chung-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-viem-cau-than-cap-2070/ https://benh.vn/trieu-chung-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-viem-cau-than-cap-2070/#respond Fri, 04 Mar 2016 04:07:02 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-viem-cau-than-cap-2070/ 1. Trong viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn Dưới đây là bệnh cảnh điển hình của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn. 1.1. Lâm sàng Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ở ngoài […]

Bài viết Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm cầu thận cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

1. Trong viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn

Dưới đây là bệnh cảnh điển hình của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn.

1.1. Lâm sàng

Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ở ngoài da thường ủ bệnh dài ngày hơn.

1.1.1. Giai đoạn khởi phát

Thường là đột ngột nhưng có thể có dấu hiệu báo trước với:

– Toàn thân mệt mỏi, sốt 38-390C hoặc nhẹ hơn.

– Đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.

– Cũng có thể bệnh nhân đến viện vì còn viêm họng, viêm da.

1.1.2. Giai đoạn toàn phát

– Phù: Lúc đầu thường xuất hiện ở mặt, như nặng mí mắt, phù có thể khỏi nhanh, nhưng cũng có thể lan xuống chi rồi phù toàn thân. Phù trong viêm cầu thận cấp có đặc điểm:

+ Phù mềm, trắng, ấn lõm để lại dấu ngón tay.

+ Phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân.

Có thể phù nặng với phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não. Phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

– Đái ít hoặc vô niệu: Xuất hiện sớm, nước tiểu chỉ được 500-600ml/24giờ. Khi có thiểu niệu (nước tiểu dưới 500ml/24giờ) hoặc vô niệu (nước tiểu dưới 100ml/24giờ) là biểu hiện suy thận cấp.

– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp cả tối đa lẫn tối thiểu, thường rõ ở hai tuần đầu. Trên 60% VCTC có tăng huyếp áp. Phù phổi cấp trong VCTC là tai biến thường gặp do tăng huyết áp, phù và suy tim trái.

– Đái máu: Ít khi đái máu đại thể, nếu có thường xuất hiện sớm cùng với phù, nước tiểu đỏ hay sẩm màu ( khi đó hồng cầu niệu trên 300.000/phút). Thường gặp hơn là đái máu vi thể. Hồng cầu méo mó dễ vỡ. Trụ hồng cầu là dấu hiệu có giá trị nhất, chứng tỏ hồng cầu từ cầu thận xuống. Đái máu đại thể thường khỏi sớm nhưng đái máu vi thể thì kéo dài, hồng cầu niệu có khi 3-6 tháng mới hết.

1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

1.2.1. Máu: Công thức máu có thiếu máu nhẹ, lắng máu tăng nhiều tuần và trở lại bình thường khi ổn định.

1.2.2. Nước tiểu

– Protein: 0,2 – 3g/24giờ. Điện di protein niệu có tính không chọn lọc(tỷ lệ alb/globulin < 1, clearance IgG / transferin > 10%). Protein niệu trong VCTC luôn có và là yếu tố để theo dõi diễn tiến của bệnh.

– Cặn addis: Hồng cầu 100.000 – 500.000/1 phút, Bạch cầu 20.000/1 phút.

– Trụ Hồng cầu là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán, tuy nhiên cũng có tỷ lệ không gặp.

1.2.3. Urê, creatinine máu

Urê máu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ và ít có ý nghĩa tiên lượng khi không vượt quá 1g/l. Nếu urê máu càng ngày càng tăng dần là một chỉ dẫn xấu, creatinine máu bình thường, nếu tăng cao dần song song với urê là một chỉ dẫn xấu.

Tốt nhất để theo dõi VCTC là tính độ thanh lọc cầu thận với creatinine. Nếu Ccr dưới 50ml/phút đó là một tiên lượng dè dặt.

1.2.4. Bổ thể máu giảm

90% bệnh nhân có bổ thể máu giảm, giảm thành phần C3 là chủ yếu. Sang tuần thứ sáu của bệnh mới trở về bình thường.

1.2.5. Các xét nghiệm khác

Chủ yếu để phát hiện liên cầu và các kháng thể như ngoáy họng tìm liên cầu khuẩn, ALSO tăng hơn 400đv Todd, điện tim có PR kéo dài.

1.2.6. Sinh thiết thận

Chỉ cần thiết ở người lớn tuổi, giúp chẩn đoán thể giải phẩu bệnh và giúp tiên lượng bệnh.

Trong thực tế 2 xét nghiệm hồng cầu niệu và protein niệu cũng đủ để xác định VCTC.

1.3. Tiến triển: Với nhiều khả năng

– Tốt: là diễn tiến thường gặp của bệnh VCTC, sau 8-15 ngày bệnh nhân đái nhiều, hết phù, huyết áp và nước tiểu trở lại bình thường. Có trường hợp sau 3 tháng, có khi 6 tháng các triệu chứng trên mới trở lại bình thường. Những trường hợp này gọi là khỏi chậm, tỷ lệ này ít. Ở trẻ em, tỷ lệ khỏi bệnh cao (85-95%) so với người lớn (50-75%).

– Xấu

+ Viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh hay ác tính chỉ diễn tiến vài tuần hoặc vài tháng, có khi dai dẵng hơn, nhưng thường tử vong trong vòng 6 tháng,chiếm tỷ lệ dưới 10%. Lâm sàng khởi phát nhưVCTC kinh điển nhưng dẫn đến suy thận cấp nhanh.

+ Tiến triển xấu cũng dẫn đến tử vong ngoài 6 tháng: phù và protein niệu dai dẳng, thường xuất hiện hội chứng thận hư, trước đây gọi là viêm cầu thận cấp bán cấp, bệnh dần dần suy thận, không phục hồi.

+ Bệnh diễn tiến kéo dài nhiều năm với từng đợt lui bệnh, nhưng cuối cùng cũng dẫn đến tử vong, hôn mê do tăng urê máu hoặc do tai biến mạch não do tăng huyết áp gọi là suy thận mạn.

1.4. Các thể lâm sàng khác của viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn

1.4.1. Thể đái máu đơn thuần:

Thường gặp ở trẻ em, đái máu có thể đơn độc, không phù, không thiểu, vô niệu. Tiến triển nói chung tốt, nhưng có thể tái phát.

1.4.2. Thể tim mạch

Thường gặp ở người lớn, trẻ, khởi phát dữ dội với tăng huyết áp, phù phổi, phù não.Chẩn đoán cơ bản dựa vào xét nghiệm nước tiểu với hồng cầu niệu và protein niệu. Tiến triển nếu không tử vong ở giai đoạn đầu, về sau phù kéo dài nhiều năm.

1.4.3. Thể vô niệu: Biểu hiện của một suy thận cấp, trước đây có khi khởi tự phát, ngày nay với thận nhân tạo tỷ lệ khỏi bệnh nhiều hơn, khi nước tiểu phục hồi thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn như các thể khác.

1.4.4. Thể nhẹ hay thoáng qua: Được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm một cách có hệ thống, nhất là những bệnh nhân có viêm mũi, viêm họng, rất hiếm chuyển sang mạn tính.

1.4.5. Thể sơ sinh và trẻ em nhỏ tuổi: Khởi phát có khi dữ dội bằng các cơn co giật và suy tim cấp, tuy nhiên khi qua khỏi, tiên lượng thường tốt hơn ở người lớn.

2. Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn

2.1. Luput ban đỏ hệ thống

70% luput có viêm cầu thận cấp có thể biểu hiện dưới hai dạng:

– Nhẹ: nhưng thường nặng lên vì điều trị bằng hormon vỏ thương thận.

– Nặng: kèm với viêm đa khớp, viêm đa màng.

2.2. Ban dạng thấp

30% có viêm cầu thạn cấp biểu hiện với đái máu và protein niệu.

2.3. Viêm cầu thận cấp do hiện tượng quá mẫn

Như do thuốc, vacxin, diễn biến thường tốt sau khi ngừng thuốc.

Bài viết Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm cầu thận cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-viem-cau-than-cap-2070/feed/ 0