Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 30 Apr 2024 11:41:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đề phòng bệnh loạn thần, trầm cảm sau sinh https://benh.vn/de-phong-benh-loan-than-tram-cam-sau-sinh-9556/ https://benh.vn/de-phong-benh-loan-than-tram-cam-sau-sinh-9556/#respond Tue, 30 Apr 2024 07:18:37 +0000 http://benh2.vn/de-phong-benh-loan-than-tram-cam-sau-sinh-9556/ Bệnh loạn thần, trầm cảm xảy ra đối với bất kỳ ai. Theo thống kê, hai căn bệnh trên đa phần xuất hiện ở phái nữ trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt thời gian qua không ít phụ nữ sau sinh bị trầm cảm đã giết hại chính con ruột của mình rồi tự vẫn gây nhiều bi ai cho gia đình và xã hội.

Bài viết Đề phòng bệnh loạn thần, trầm cảm sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh loạn thần, trầm cảm xảy ra đối với bất kỳ ai. Theo thống kê, hai căn bệnh trên đa phần xuất hiện ở phái nữ trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt thời gian qua không ít phụ nữ sau sinh bị trầm cảm đã giết hại chính con ruột của mình rồi tự vẫn gây nhiều bi ai cho gia đình và xã hội. Bởi vậy việc hiểu rõ các dấu hiệu của hai căn bệnh trên là việc làm và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

Bệnh trầm cảm sau sinh

Sau khi sinh, người phụ nữ có thể có một số rối loạn tâm thần xuất hiện sớm gồm bệnh lý trầm cảm không điển hình và trầm cảm điển hình với các biểu hiện mệt mỏi, chán chường, buồn bã, người bệnh cố gắng vượt qua, nếu không vượt qua được thì sẽ tìm đến cái chết sau khi giết con, giết chồng…

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể gây ra nỗi đau rất lớn cho gia đình và xã hội

Trong đó, trầm cảm không điển hình thường xảy ra vào ngày thứ 3 sau khi sinh, người mẹ đang từ trạng thái vui vẻ, phấn chuyển sang tâm trạng lo buồn, sợ hãi cho khả năng nuôi con của mình, lo lắng cho sự hoàn thiện và an toàn của đứa con. Rối loạn có thể làm xuất hiện cơn chảy nước mắt không giải thích được nguyên nhân hoặc thay đổi nội tiết xảy ra nhanh chóng và sự thay đổi tâm lý làm cho người mẹ quá lo lắng, quá quan tâm đến số phận và cuộc sống của đứa con.

Ngoài ra cũng có người mẹ quá nhạy cảm với các nhu cầu được chăm sóc, bế ẵm, nuôi dưỡng, ăn uống của đứa con như thấy con cựa mình hơi mạnh, uốn rướn người, hay khóc là đã lo lắng sợ con mình bị đói, bị lạnh hoặc bị bệnh gì đó mà mình chưa biết.

Hội chứng này có thể tự biến mất sau vài ngày tùy thuộc vào sự quan tâm chăm sóc, nâng đỡ về mặt tình cảm của gia đình, người thân và những người ở chung quanh đối với người mẹ bởi trạng thái trầm cảm không điển hình thường xảy ra nhẹ và lành tính. Do đó, người mẹ cần được chăm sóc, hướng dẫn, giải thích, tư vấn rõ để có kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con ngay từ những tháng cuối của thời kỳ mang thai và tiếp tục được nhân viên y tế, nữ hộ sinh giúp đỡ theo dõi, hướng dẫn chăm sóc và nuôi con sau khi sinh.

Bệnh loạn thần

Chứng loạn thần được đặc trưng bởi liên hệ sai lệch với thực tế và là một triệu chứng của những rối loạn tâm thần nghiêm trọng dẫn tới hoang tưởng hoặc ảo giác.

loạn thần sau sinh

Loạn thần sau sinh đặc trưng bởi sự liên hệ sai lệch với thực tế, có thể xuất hiện hoang tưởng hoặc ảo giác

Ảo giác là những trải nghiệm cảm xúc xảy ra mặc dù không có những kích thích thực tế. Ví dụ, một người bị ảo thanh có thể nghe thấy tiếng la hét của mẹ trong khi mẹ của họ không ở xung quanh đó. Hoặc một người bị ảo giác có thể nhìn thấy thứ gì đó, ví dụ như một người ở trước mặt họ nhưng thực sự thì không có ai ở đó.

Người bị loạn thần có thể có những suy nghĩ trái ngược với thực tế. Những suy nghĩ này được gọi là hoang tưởng. Họ có thể bị mất đi động lực và xa rời xã hội.

Những gì mà họ trải qua có thể rất đáng sợ khiến những người bị loạn thần tự làm tổn thương chính họ hoặc người khác. Triệu chứng của loạn thần bao gồm khó tập trung, tinh thần giảm sút, ngủ quá nhiều hoặc không ngủ đủ, lo lắng, đa nghi, xa lánh gia đình và bạn bè, ảo giác, hoang tưởng…

Ý kiến của chuyên gia

TS-BS Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Sau vụ việc gây chấn động dư luận, người mẹ ở Thạch Thất, Hà Nội giết con 35 ngày tuổi, TS Minh Tâm đưa ra quan điểm cho rằng sản phụ trên có thể bị loạn thần chứ không phải bệnh trầm cảm “Bởi lẽ, trầm cảm sau sinh thường có biểu hiện mệt mỏi, chán chường, buồn bã, người bệnh cố gắng vượt qua, nếu không vượt qua được thì mới tìm đến cái chết và trước khi tự sát thường giết con, giết chồng…”.

Phân tích hành vi, sự việc có thể thấy sản phụ bị bệnh loạn thần sau sinh dẫn đến hoang tưởng, ảo giác liên quan đến tên người mà bệnh nhân viết ra trên cầu thang; hoặc là phản ứng tâm lý nhất thời sau sinh do mâu thuẫn, tức tối về việc gì đó khiến bệnh nhân bộc phát hành động dại dột. “Loạn thần sau sinh là bệnh lý liên quan trực tiếp đến quá trình thai sản, có thể là nguyên nhân trực tiếp, bệnh nhân có tổn thương, thay đổi về mặt hormone, nhiễm độc… cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng não bộ, biểu hiện triệu chứng loạn thần.

Loạn thần có nhiều mức độ khác nhau nhưng cốt lõi phụ thuộc vào nội dung mà triệu chứng loạn thần mắc phải như người bệnh hoang tưởng là có ai đó rình rập theo dõi giết mình, nên họ sẽ tìm người đó, tiêu diệt người đó trước, trước khi người đó ra tay, hoặc trốn tránh.

Một loại khác nữa là ảo giác nghe có nhiều tiếng nói, nội dung xui khiến mình làm gì đó: giết con, ăn cắp, đốt nhà… Họ hành động theo ảo giác chi phối. Trong trường hợp này, phải thăm khám trực tiếp hay phải theo dõi giám định pháp y mới kết luận chính xác được, từ đó có điều trị phù hợp. Nếu bệnh nội sinh thì dùng thuốc loạn thần là chủ yếu, còn nếu do hậu quả của sinh đẻ, nhiễm độc, nhiễm trùng, viêm tắc tĩnh mạch sau xoang, tổn thương não bộ…, phải tìm nguyên nhân để điều trị phù hợp”.

Qua đó, để phòng bệnh, người thân trong gia đinh cần quan tâm, lưu ý đến sản phụ nhiều hơn “Những biểu hiện của bệnh loạn thần sau sinh thường dễ phát hiện khi bệnh nhân có sự thay đổi về tính cách, nếp sinh hoạt. Chẳng hạn: bệnh nhân thường ngủ ít hơn, có hành động, thái độ, ngôn ngữ và cảm xúc thay đổi nhiều so với trước. Phải chẩn đoán chính xác mới áp dụng phác đồ điều trị bệnh loạn thần sau sinh”.

ThS.BS Nguyễn Lan Hải (chuyên gia tâm lý – giới tính)

Trầm cảm ở phụ nữ có thể xuất hiện ngay ở thời gian đầu của thai kỳ và kéo dài tới sau sinh nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời. Nguy hiểm là nhiều người vẫn còn nhầm lẫn những triệu chứng thai nghén với trầm cảm do đó không điều trị.

Theo BS, 10% bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai có thể trở thành một vấn đề quan trọng với khủng hoảng tiền sản. Một số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng cho thấy tỉ lệ phụ nữ trầm cảm khi mang thai cao gấp đôi người bình thường và gần 40% thai phụ gặp các rối loạn tâm thần phổ biến ở giai đoạn đầu thai kỳ. Đến cuối thai kỳ, tỉ lệ này còn gần 29%. Ở vùng sâu, vùng xa càng có nguy cơ bị rối nhiễu tâm lý khi mang thai do chế độ dinh dưỡng kém, ốm yếu, thiếu vi chất, mâu thuẫn và bạo lực gia đình, áp lực kinh tế. Tỉ lệ rối nhiễu tâm lý chung của người VN là từ 12-15%.

Vai trò của người thân trong gia đình

Chuyên gia tâm lý Minh Huệ cho biết bà mẹ sau sinh thường rất nhạy cảm với bất kỳ sự không thấu hiểu, vô tình nào của chồng hoặc người thân. Khi người mẹ có những dấu hiệu bất thường như cảm thấy lo lắng, bồn chồn, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ăn ít hoặc ăn quá nhiều, cảm thấy mình thừa thãi, không còn được làm những gì mình thích… thì chồng và người thân cần có sự chia sẻ, động viên ngay để tìm hiểu những suy nghĩ, khó khăn của người phụ nữ lúc ấy.

chồng quan tâm vợ sau sinh

Sự động viên, chia sẻ của chồng sẽ giúp vợ vượt qua những khó khăn của giai đoạn sau sinh

Đặc biệt “Tuyệt đối không được phủ nhận cảm xúc của các bà mẹ sau sinh, dù đó là những cảm xúc mà chính người chồng hay người bên ngoài cảm thấy thật khó hiểu. Phải luôn đồng hành cùng họ trong giai đoạn nhạy cảm này”.

Ngoài ra chồng, gia đình cần động viên và đi cùng vợ đến gặp các bác sĩ về tâm thần, tâm lý để được tư vấn cách điều trị, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Theo các chuyên gia, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến con. Thai nhi hoặc trẻ sinh ra có thể không cảm nhận được mối dây liên kết tình mẫu tử, khó chịu khi ở cùng mẹ, quấy khóc khi ngủ, chậm phát triển, không muốn giao tiếp, không “hóng chuyện” và trở nên thụ động. Trường hợp mẹ trầm cảm nặng có thể có hành vi nguy hiểm như ghét con, chối bỏ con, gây gổ với gia đình, tự sát hoặc giết con…

Benh.vn tổng hợp

Bài viết Đề phòng bệnh loạn thần, trầm cảm sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-phong-benh-loan-than-tram-cam-sau-sinh-9556/feed/ 0
Trầm cảm sau sinh – Căn bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường https://benh.vn/tram-cam-sau-sinh-can-benh-nguy-hiem-cho-nen-coi-thuong-7064/ https://benh.vn/tram-cam-sau-sinh-can-benh-nguy-hiem-cho-nen-coi-thuong-7064/#respond Wed, 03 Oct 2018 06:13:56 +0000 http://benh2.vn/tram-cam-sau-sinh-can-benh-nguy-hiem-cho-nen-coi-thuong-7064/ Thời gian gần đây, trên thế giới ghi nhận nhiều vụ việc trầm cảm của các bà mẹ sau sinh đã tự tìm đến cái chết hoặc hủy hoại cả đứa con vừa dứt ruột đẻ ra gây nhức nhối trong dư luận và nỗi đau tức tưởi cho những người ở lại. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ sản phụ bị trầm cảm sau sinh đang có dấu hiệu tăng dần.

Bài viết Trầm cảm sau sinh – Căn bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây, trên thế giới ghi nhận nhiều vụ việc trầm cảm của các bà mẹ sau sinh đã tự tìm đến cái chết hoặc hủy hoại cả đứa con vừa dứt ruột đẻ ra gây nhức nhối trong dư luận và nỗi đau tức tưởi cho những người ở lại. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ sản phụ bị trầm cảm sau sinh đang có dấu hiệu tăng dần.

Để tránh xảy ra các sai lầm trên, chúng ta nên suy ngẫm và cân nhắc những việc làm cần thiết dưới đây để loại bỏ những nguy hiểm cho gia đình và xã hội.

Tìm hiểu về bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng của sản phụ sau sinh.

trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Một số trường hợp người mẹ tự tử hoặc giết con sau sinh do bị trầm cảm…

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh

Thay đổi về nội tiết

Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên trạng thái trầm cảm.

Ngoài ra, hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng còn gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Đặc biệt, thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.

Bạo hành gia đình, có thai ngoài ý muốn

Những phụ nữ sau sinh nếu rơi vào tình huống bạo hành gia đình hoặc “nội chiến” trong gia đình nhà chồng thì nguy cơ bị trầm cảm sẽ tăng gấp 5 lần so với người bình thường.

Ngoài yếu tố trên thì việc có thai ngoài ý muốn cũng là nhóm có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh do người mẹ chưa sẵn sàng chuẩn bị tâm lý sinh con…

Gặp khó khăn khi chăm sóc con

Sau 9 tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, bản thân người mẹ đã mất rất nhiều sức lực và hết sức mệt mỏi.

trầm cảm sau sinh

Thay đổi nội tiết, bạo hành gia đình, gặp khó khăn khi chăm sóc con… là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Vì vậy, nếu em bé sinh ra không may bị bệnh tật, đau yếu liên miên hoặc người mẹ gặp khó khăn khi chăm sóc con thì rất dễ rơi vào trạng thải trầm cảm.

Do yếu tố di truyền

Ngoài các yếu tố kể trên thì di truyền cũng là yếu tố quan trọng liên quan đến trầm cảm. Khi trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Phương pháp phòng tránh

Vai trò của người thân trong gia đình

Sau khi đứa trẻ được sinh ra thì mọi sức hút đều đổ dồn vào nhân vật chính này. Vì vậy, nhiều bà mẹ cho rằng mình không được quan tâm nữa, mình mệt mỏi thế mà mọi người không để ý, chăm nom và cho rằng mình chỉ là người “đẻ thuê”… sinh ra hậm hực, ghen tức, lâu dần nỗi buồn đó được nhân lên khiến người mẹ trở thành trầm cảm.

Vai trò của người chồng đặc biệt quan trọng để loại trừ bệnh trầm cảm sau sinh

Vì vậy, trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm vị trí rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp vật chất cho vợ, người chồng cần trò chuyện, tâm sự, chia sẻ bằng hành động và lời nói, động viên để giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, mẹ chồng, mẹ đẻ, chị, em gái…cũng nên thường xuyên gần gũi, thăm nom, nói chuyện để động viên sản phụ.

Người mẹ cần cởi mở, sống tích cực, suy nghĩ lạc quan

Đối với người mẹ, việc quan trọng nhất là đảm bảo đủ dinh dưỡng và thời gian ngủ đủ 8h/ngày. Vì vậy, các mẹ hãy sắp xếp cho mình một giấc ngủ hợp lý nếu phải thức dậy lúc nửa đêm cho bé bú và đừng bỏ qua giấc ngủ trưa 30 phút rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, người mẹ cần gọi điện thoại và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người. Qua đó nhận được những lời khuyên hữu ích từ phương pháp chăm sóc con, cảm nhận con lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của cha mẹ để thấy được niềm vui lớn nhất.

Và một điều quan trọng nữa mà chúng ta cần nhớ là đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác. Có như vậy, chúng ta sẽ tránh được áp lực không đáng có đang đè nặng lên đôi vai của chính mình.

Lời kết

Trầm cảm sau sinh không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến những hệ lụy khôn lường, đặc biệt là việc quyên sinh hoặc tự tay giết hại con mình.

Trong số những nguyên nhân gây bệnh thì yếu tố quan trọng nhất là sản phụ và gia đình (đặc biệt là chồng và gia đình nhà chồng) không tìm được tiếng nói chung gây nên những sự bất an, lo lắng cho người vợ. Đặc biệt, sự quan tâm hút về nhân vật chính – đứa trẻ mà quên đi người mẹ khiến họ cảm thấy tủi thân và dễ trở nên bị trầm cảm. Vì vậy, trong thời gian sau sinh (đặc biệt là 6 tháng đầu) chồng và gia đình 2 bên nên lo lắng, quan tâm chăm sóc cả về thể chất và tinh thần cho sản phụ. Thường xuyên trò chuyện, động viên và hướng họ tới những giá trị tích cực để giúp họ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc về những đứa con và cuộc sống tươi đẹp này.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Trầm cảm sau sinh – Căn bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tram-cam-sau-sinh-can-benh-nguy-hiem-cho-nen-coi-thuong-7064/feed/ 0
Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh nở https://benh.vn/phu-nu-mac-benh-tram-cam-sau-sinh-no-3682/ https://benh.vn/phu-nu-mac-benh-tram-cam-sau-sinh-no-3682/#respond Mon, 24 Sep 2018 04:41:10 +0000 http://benh2.vn/phu-nu-mac-benh-tram-cam-sau-sinh-no-3682/ Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ, điều đó thật thiêng liêng và đáng tự hào. Nhưng kèm theo thiên chức đó là những bệnh lý gặp phải liên quan đến thời kỳ sinh đẻ. Một trong những bệnh lý đó là bệnh trầm cảm sau khi sinh, chiếm tỉ lệ khoảng 13% các bà mẹ sau sinh con.

Bài viết Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh nở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ, điều đó thật thiêng liêng và đáng tự hào. Nhưng kèm theo thiên chức đó là những bệnh lý gặp phải liên quan đến thời kỳ sinh đẻ. Một trong những bệnh lý đó là bệnh trầm cảm sau khi sinh, chiếm tỉ lệ khoảng 13% các bà mẹ sau sinh con.

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ mà còn ảnh hưởng lên sự phát triển của bé

“Chị H. được gia đình đưa đến khám bác sĩ sau khi sinh con được một tháng với những biểu hiện mất ngủ, không muốn tiếp xúc với mọi người, thờ ơ, không quan tâm chăm sóc đến con, buồn chán, bi quan, sợ những điều không hay xảy ra với mình và con của mình. Chị đó được bác sĩ chẩn đoán là trầm cảm sau sinh”.

Sau khi sinh, cơ thể có một sự thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Người mẹ trải qua một thời gian ở trong tâm trạng mong chờ con ra đời, vui mừng đón chào thiên thần bé nhỏ nhưng có một tỉ lệ khoảng 85% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là “baby blues” với những biểu hiện như có tâm trạng buồn và chán, khó khăn trong giấc ngủ, dễ bị kích thích, sự ngon miệng thay đổi, có vấn đề về sự tập trung chú ý. Những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh và tối đa kéo dài hai tuần do có sự thay đổi về hormon ngay sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc một căn bệnh đó là trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh?

Ngay sau khi sinh, một sự thay đổi nhanh chóng nồng độ hormon trong máu, đó là sự giảm đi của nồng độ estrogen và progestergon, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hoá mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm.

Sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Những đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ có thể kéo dài một vài tuần sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, cơ thể mất đi một trọng lượng đáng kể, các bà mẹ thường cảm thấy người mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ. Họ thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình.

Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh, những sự kiện stress trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh con như là khó khăn trong khi sinh, con khi sinh ra gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đẻ non, hoặc ốm trong quá trình mang thai. Những phụ nữ có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội thì nguy cơ trầm cảm cao.

Biểu hiện của bệnh

Nếu bạn thấy những biểu hiện của trạng thái buồn chán sau sinh kéo dài trên hai tuần cùng với những biểu hiện:

  • Bạn không còn cảm thấy thích thú với con của mình nữa.
  • Có những cảm xúc tiêu cực đối với con bạn như chán ghét con, không yêu con nữa…
  • Lo lắng là bạn sẽ làm gì đó có hại cho con bạn.
  • Không còn quan tâm chăm sóc bản thân.
  • Không có sự hài lòng trong cuộc sống.
  • Bạn cảm thấy không còn sức lực và không có động cơ trong cuộc sống.
  • Cảm thấy không có giá trị và có tội lỗi.
  • Ăn không ngon miệng hoặc sút cân.
  • Ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Thường có ý nghĩ đến cái chết hoặc tự sát.

Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh với con?

Những trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể có những ảnh hưởng sau:

  • Những vấn đề về hành vi: Những trẻ này có xu hướng có những hành vi bất thường, ví dụ như những vấn đề về giấc ngủ, hành vi dễ bùng nổ, kích động và tăng hoạt động.
  • Chậm trong việc phát triển nhận thức: Những trẻ này thường có sự chậm trong phát triển về nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn những trẻ khác. Chúng cũng có thể gặp những khó khăn trong học tập, có cả những vấn đề khó khăn khi ở trường.
  • Những vấn đề về xã hội: Trẻ thường có khó khăn trong các mối quan hệ tại trường học, với bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ thường thu rút những mối quan hệ xã hội hoặc có những cách cư xử bất bình thường.
  • Những vấn đề về cảm xúc: Những trẻ này thường có lòng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, bị động hơn những trẻ khác, thường hay phụ thuộc và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Điều trị trầm cảm sau sinh

Để điều trị trầm cảm, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm.

  • Liệu pháp tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Sử dụng liệu pháp tâm lý điều trị trầm cảm sau sinh (ảnh minh họa)

  • Liệu pháp hormon bao gồm sử dụng estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối với trầm cảm sau sinh. Hormon estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.
  • Đối với những trường hợp nặng, bà mẹ không thể chăm sóc được bản thân mình và con thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm nhưng cần phải lưu ý nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng thuốc điều trị với tác dụng phụ nếu tiếp tục cho con bú và phải có sự theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa.

Làm thế nào để tránh bị trầm cảm sau sinh?

Các nhà chuyên khoa về tâm thần học khuyên bạn cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ, đi ra ngoài ánh sáng mặt trời, không nên ở mãi trong phòng theo những phong tục tập quán cổ hủ ngày xưa và ăn uống đủ chất, không được kiêng khem dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi cần thiết và có những lúc phải không suy nghĩ gì đến nhiệm vụ làm mẹ của mình để tự giải phóng mình. Bạn nên làm những việc sau đây:

  • Có thể tâm sự với một ai đó về những cảm xúc của mình.
  • Tìm người giúp đỡ để chăm sóc con bạn, làm việc nhà và những việc vặt để bạn có thể nghỉ ngơi.
  • Bạn cần dành thời gian để thư giãn hàng ngày, mỗi ngày ít nhất là 15 phút.
  • Bạn cũng nên nhớ một điều là không ai có thể trở thành một bà mẹ hoàn hảo ngay từ những lần sinh con đầu tiên.
  • Bạn hãy thể hiện những gì mình còn chưa biết và đừng ngại ngùng hỏi người khác về kinh nghiệm chăm sóc con.
  • Bạn có thể tham gia vào những câu lạc bộ để cùng trao đổi và học hỏi.
  • Bạn nên nghĩ rằng có những lúc bạn cũng rất thành công chứ không phải lúc nào cũng tự trách mình.

Benh.vn (theo skđs)

Bài viết Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh nở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-nu-mac-benh-tram-cam-sau-sinh-no-3682/feed/ 0
Vì sao phụ nữ Việt Nam sau sinh bị trầm cảm nhiều hơn so với thế giới https://benh.vn/vi-sao-phu-nu-viet-nam-sau-sinh-bi-tram-cam-nhieu-hon-so-voi-the-gioi-9558/ https://benh.vn/vi-sao-phu-nu-viet-nam-sau-sinh-bi-tram-cam-nhieu-hon-so-voi-the-gioi-9558/#respond Fri, 08 Jun 2018 07:18:39 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-phu-nu-viet-nam-sau-sinh-bi-tram-cam-nhieu-hon-so-voi-the-gioi-9558/ Trầm cảm sau sinh để lại nhiều di chứng nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Theo thống kê, tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ trên thế giới chiếm khoảng 10 - 20% nhưng ở Việt Nam con số này tăng lên tới 33%. Vậy, nguyên nhân do đâu?

Bài viết Vì sao phụ nữ Việt Nam sau sinh bị trầm cảm nhiều hơn so với thế giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trầm cảm sau sinh để lại nhiều di chứng nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Theo thống kê, tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ trên thế giới chiếm khoảng 10 – 20% nhưng ở Việt Nam con số này tăng lên tới 33%. Vậy, nguyên nhân do đâu?

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn thường gặp ở những bà mẹ trẻ, xuất hiện khoảng 1 năm sau khi sinh với các triệu chứng lo âu, trầm buồn, thu mình; suy nghĩ gây hại bản thân hoặc gây hại cho đứa trẻ, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.

Tại Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ trầm cảm sau sinh tại Việt Nam cao hơn thế giới

Do tục lệ kiêng khem truyền thống của người Á Đông

Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trầm cảm sau sinh cao hơn thế giới có thể do các tục lệ kiêng khem theo truyền thống của người Á Đông, sự thiếu kiến thức về trầm cảm sau sinh trong cộng đồng cũng như hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra việc các bà mẹ phải tuân thủ kiêng khem như nằm trên lửa, không được tắm gội, phải đeo gạc bông tai để tránh nghe tiếng động lớn, dùng thảo dược, phải ăn những thức ăn đặc biệt, hạn chế ra ngoài trong 30 ngày sau sinh… cũng là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp, công việc không ổn định, cuộc sống hôn nhân mâu thuẫn cũng là những tác nhân lớn dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Từ những nhận định trên có thể chia ra 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh đó là sinh học, tâm lý và xã hội.

Nhóm nguyên nhân sinh học

Sự tăng quá mức lượng hooc mon steroid, estradiol và progesterone khi người phụ nữ mang thai và sau khi sinh dẫn đến trầm cảm.

Nhóm nguyên nhân tâm lý – xã hội

Nhóm này bao gồm nhiều yếu tố trong đó các yếu tố có nguy cơ cao nhất bao gồm lo âu, trầm cảm trong quá trình mang thai; đã có bệnh trầm cảm trước đó; có các sự kiện tiêu cực trong cuộc đời xảy ra trong giai đoạn ở cữ; không có sự hỗ trợ xã hội cần thiết.

Nhóm yếu tố nguy cơ cao thứ hai là mức độ căng thẳng trong quá trình chăm sóc con; tự đánh giá bản thân thấp kém; khí chất trẻ sơ sinh khó khăn; vị trí kinh tế xã hội của người phụ nữ; tình trạng hôn nhân, mẹ đơn thân…

Nhóm yếu tố nguy cơ thấp hơn là các biến cố trong quá trình mang thai và sinh nở; mức độ căng thẳng trong quá trình mang thai; thiếu sự hỗ trợ của chồng và gia đình trong quá trình mang thai; mang thai không mong muốn.

Những hậu quả do trầm cảm sau sinh gây ra

Trầm cảm sau sinh gây ra những tổn hại thể chất và tinh thần cho người mẹ, khó phục hồi và không thể hoàn thành chức năng của người mẹ trong việc chăm sóc con, không tạo được sự gắn bó sớm an toàn giữa mẹ con từ đó ảnh hưởng đến cả sự phát triển nhận thức và hành vi của trẻ.

Đặc biệt, con của những người mẹ trầm cảm sau sinh thường tăng cân chậm; quấy khóc, phàn nàn đau cơ thể; gặp khó khăn trong học tập; không đạt các mốc phát triển và có nhiều vấn đề cảm xúc khi lớn lên.

Một số bằng chứng cho thấy mẹ bị trầm cảm sau sinh thì con có nguy cơ bị tăng động giảm chú ý cao hơn, nguy cơ chậm phát triển các chức năng nhận thức như chậm nói cũng lớn hơn. Khi lớn lên, những đứa trẻ này cũng thường có tỉ lệ cao mắc lo âu, trầm cảm.

Hậu quả nặng nề nhất của trầm cảm sau sinh là việc các bà mẹ tự sát hoặc tệ hơn là giết con rồi tự sát. Người ta thấy rằng tỉ lệ “đột tử” ở trẻ là con của những người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (bao gồm cả các trường hợp bà mẹ trầm cảm giết con hoặc bỏ mặc con cho đến chết) là khá cao bởi vậy việc bảo vệ các bà mẹ không bị trầm cảm sau sinh là việc làm cần thiết của người chồng, các thành viên trong gia đình cũng như toàn thể xã hội.

Benh.vn (Theo vov.vn)

Bài viết Vì sao phụ nữ Việt Nam sau sinh bị trầm cảm nhiều hơn so với thế giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-phu-nu-viet-nam-sau-sinh-bi-tram-cam-nhieu-hon-so-voi-the-gioi-9558/feed/ 0
Trung Quốc: Mắc chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ dắt 2 con trai tự tử trên biển https://benh.vn/trung-quoc-mac-chung-tram-cam-sau-sinh-nguoi-me-dat-2-con-trai-tu-tu-tren-bien-8201/ https://benh.vn/trung-quoc-mac-chung-tram-cam-sau-sinh-nguoi-me-dat-2-con-trai-tu-tu-tren-bien-8201/#respond Sat, 04 Feb 2017 06:36:10 +0000 http://benh2.vn/trung-quoc-mac-chung-tram-cam-sau-sinh-nguoi-me-dat-2-con-trai-tu-tu-tren-bien-8201/ Trung Quốc: Mắc chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ dắt 2 con trai tự tử trên biển

Bài viết Trung Quốc: Mắc chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ dắt 2 con trai tự tử trên biển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mắc chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ dắt 2 con trai tự tử trên biển tại Trung Quốc 

Trước đó, thi thể của người mẹ và cậu em trai chưa tròn 1 tuổi của cậu bé này cũng được phát hiện tại đây.

Theo 163, bi kịch xảy ra vào tối 24/6, khi trở về nhà, Lý không tìm thấy vợ và hai con. 3 giờ đồng hồ sau, người ta phát hiện thi thể của người vợ trên bờ biển và cách đó không xa là thi thể của cậu con trai nhỏ.

Hiện tại, cảnh sát đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc. Trong khi đó, người nhà của Lý cho biết người vợ của anh này mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Gia đình Lý sống tại ngôi làng cách bờ biển khoảng 2km. “Tôi thường xuyên gặp cô ấy nhưng chưa từng nghe nói cô ấy có gì bất thường,” một người dân trong làng nói.

“Họ là cặp vợ chồng cùng tuổi, kết hôn được 5 năm. Tình cảm hai người rất tốt, điều kiện kinh tế khá giả,” người này nói.

Một người hàng xóm nói người dân trong làng đang truyền tai nhau rằng họ nghi ngờ cô Lý mắc chứng trầm cảm sau sinh. “Trước đây, khi mang thai em bé thứ hai, cô ấy nói thường xuyên cảm thấy áp lực, tâm trạng không tốt. Thời gian gần đây, cô ấy trầm hơn, rất ít nói, cũng ít giao tiếp với mọi người”./.

 Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Trung Quốc: Mắc chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ dắt 2 con trai tự tử trên biển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trung-quoc-mac-chung-tram-cam-sau-sinh-nguoi-me-dat-2-con-trai-tu-tu-tren-bien-8201/feed/ 0