Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:22:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/ https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/#respond Thu, 15 Nov 2018 06:21:18 +0000 http://benh2.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/ Bỏng là một loại tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào kể cả ở trong căn nhà bạn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường tò mò, hiếu động nên rất dễ bị bỏng. Nếu cha mẹ không sơ cứu cho trẻ kịp thời hậu quả để lại sẽ vô cùng nặng.

Bài viết Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bỏng là một loại tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào kể cả ở trong căn nhà bạn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường tò mò, hiếu động nên rất dễ bị bỏng. Nếu cha mẹ không sơ cứu cho trẻ kịp thời hậu quả để lại sẽ vô cùng nặng.

Vậy những kỹ năng sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần nhớ như thế nào?

xu-ly-khi-bi-bong

Xử lý tình huống khi trẻ bị bỏng

  • Bỏng là một tổn thương ở da do tác động từ nhiệt độ như của lò sưởi, lò nướng, nước sôi… Bỏng nước sôi là tai nạn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
  • Khi con bạn bị bỏng, trước tiên hãy kiểm tra, đảm bảo khu vực xung quanh đã an toàn và không còn nguy cơ gây tổn thương thêm cho trẻ. Nếu có thể hãy đưa trẻ đến nơi an toàn để sơ cứu.
  • Nếu vết bỏng ở phần thân của trẻ, hãy cởi bỏ quần áo cho trẻ ngay lập tức để áo quần không dính vào vết bỏng, tháo các phụ kiện cho trẻ nếu có để vết bỏng được khô thoáng.

Sơ cứu ban đầu

  • Làm mát vết bỏng dưới nước trong vòng 20 phút. Sơ cứu ngay lập tức. Cách làm này sẽ có hiệu quả trong vòng 3 tiếng sau khi bị bỏng.
  • Làm mát vết bỏng nhưng không phải làm lạnh trẻ. Nếu vết bỏng lớn, bạn cần dừng làm mát nó sau 20 phút. Để quá lâu sẽ làm hạ thân nhiệt của trẻ rất nhanh.
  • Che hờ vết bỏng bằng một chiếc khăn ướt sạch, sáng màu hay một lớp bóng kính sạch. Nâng vết bỏng (nếu ở tay lên cao).

Khi cần chăm sóc y tế

  • Không chườm đá, nước đá, kem dưỡng ẩm, dầu, thuốc mỡ, kem hoặc bột vào vết bỏng vì chúng có thể làm vết bỏng bị nặng hơn.
  • Cần gọi ngay cấp cứu nếu trẻ bị bỏng ở cổ, mặt, bàn tay hoặc bộ phận sinh dục hay vết bỏng lớn hơn kích thước một bàn tay.
  • Cần đến ngay một cơ sở y tế hoặc bệnh viện nếu vết bỏng có kích thước lớn, hay sâu và phồng rộp nặng. Nếu trẻ bị đau nặng và bạn không chắc chắn nên làm thế nào thì hãy lập tức đưa trẻ tới ngay bác sĩ.

Xem thêm: Bỏng ở trẻ em

Bài viết Kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-khi-tre-bi-bong-7444/feed/ 0