Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Nov 2019 15:38:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách https://benh.vn/sac-hat-vai-be-trai-duoc-me-cuu-song-nho-cap-cuu-dung-cach-55586/ https://benh.vn/sac-hat-vai-be-trai-duoc-me-cuu-song-nho-cap-cuu-dung-cach-55586/#respond Sat, 23 Feb 2019 08:29:19 +0000 https://benh.vn/?p=55586 Dù rất hoảng loạn khi thấy con trai 2 tuổi rưỡi hóc hạt vải, chị L vẫn kịp nhớ lại cách xử trí khi trẻ hóc dị vật xem được trên ti vi để làm theo, nhờ đó may mắn cứu được con thoát khỏi nguy hiểm.

Bài viết Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dù rất hoảng loạn khi thấy con trai 2 tuổi rưỡi hóc hạt vải, chị L vẫn kịp nhớ lại cách xử trí khi trẻ hóc dị vật xem được trên ti vi để làm theo, nhờ đó may mắn cứu được con thoát khỏi nguy hiểm.

Bệnh nhân là cháu B.G.H, được đưa vào khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng xuất tiết đờm dãi nhiều, xây xước vùng miệng.

Theo lời kể của gia đình, khi đang ăn vải cùng mọi người, đột nhiên cháu bé ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Mẹ cháu hoảng hốt theo phản xạ vội móc tay vào miệng con, vô tình khiến cháu càng khó thở, tím tái và chảy máu vùng miệng.

“Dù khi ấy vô cùng sợ hãi nhưng tôi chợt nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên ti vi. Tôi liền cho cháu nằm sấp đầu thấp đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát. Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải bật ra ngoài, cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái”. Mẹ bé kể lại.

Khi thăm khám, kết quả cho thấy cháu bé hồng hào, không khó thở, chỉ số bão hòa oxy máu trong giới hạn bình thường. Bé H được hút dịch mũi miệng, cầm máu vết thương vùng miệng, chụp X quang phổi. Sau kiểm tra, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định.

Trẻ bị suy hô hấp do dị vật đường thở hoàn toàn có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng kỹ thuật. Trong trường hợp này, điều may mắn là mẹ cháu bé đã kịp nhớ ra cách xử trí và thực hiện đúng cách, cứu sống con mình. Do đó, gia đình cần lưu ý:

Các dấu hiệu cảnh báo

Nếu trẻ đột ngột ho sặc sụa, khó thở và tím tái sau khi ăn uống, bố mẹ phải nghĩ đến trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Lứa tuổi thường gặp

Dị vật đường thở thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi. Các loại dị vật thường gặp là các loại hạt, mảnh xương (lợn, cá), thạch hoặc 1 số đồ vật như nắp bút, kim băng… Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật đang cầm trên tay

Phòng tránh

Tránh cho trẻ nhỏ ăn các dễ hóc như vải, lạc, đỗ … đặc biệt là thạch, tránh cho trẻ ngậm đồ ăn vào miệng. Không nên ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Không đùa giỡn với trẻ khi trẻ đang ngậm thức ăn trong miệng.

Cách xử trí

Khi nghĩ tới bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí để tránh trẻ bị ngạt thở.

  • Nếu trẻ tỉnh táo, không khó thở, không tím tái và ho có hiệu quả thì nên khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài.
  • Nếu trẻ khó thở, tím tái, ho không hiệu quả ( ho yếu) thì ngay lập tức tiến hành thực hiện động tác vỗ lưng và ấn ngực. Đặt trẻ dọc theo tay người cấp cứu cho trẻ nằm sấp đầu thấp đồng thời tiến hành vỗ lưng 5 lần và nếu di vật vẫn không bật ra ngoài được thì lật ngược cho trẻ nằm ngửa đầu thấp và ấn ngực trẻ 5 lần cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài.
  • Tránh móc dị vật nếu không quan sát được rõ vì có thể làm dị vật xâm nhập sâu hơn vào đường thở và làm cho trẻ suy hô hấp nặng hơn.

Cấp cứu dị vật đường thở: kỹ thuật vỗ lưng và ấn ngực

Benh.vn (Theo BV Nhi trung ương)

Bài viết Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sac-hat-vai-be-trai-duoc-me-cuu-song-nho-cap-cuu-dung-cach-55586/feed/ 0
Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/ https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/#respond Sun, 09 Sep 2018 09:03:29 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/ Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.

Bài viết Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, gây hội chứng xâm nhập với các biểu hiện như ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi thậm chí tiêu tiểu cả ra quần.

Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.

Trẻ em, nhất là từ 3-5 tuổi, đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, nên rất dễ trở thành nạn nhân của hóc dị vật mà phần lớn lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.

 Một thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:

* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng

* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.

* Xương cá

* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen

* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng

* Đồng xu

* Bi

* Pin đồng hồ dạng tròn

* Bút hoặc nắp bút

* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ

* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ

* Cúc áo

* Nắp chai nhựa

* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi

* Những túi hạt chống ẩm

Phòng ngừa

Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:

* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.

* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.

* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà

* Tháo pin ra khỏi đồ chơi

* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn…,

* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười

* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.

* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.

* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.

Cách sơ cứu trẻ khi mắc dị vật

* Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn giúp trẻ dễ thở hơn.

* Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.

* Đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp cứu.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-phong-ngua-di-vat-duong-tho-o-tre-nho-2408/feed/ 0
TPHCM: Bé trai 5 tuổi tử vong vì hóc rau câu https://benh.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/ https://benh.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/#respond Wed, 08 Feb 2017 07:02:40 +0000 http://benh2.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/ Mặc dù đã được các cơ quan y tế khuyến cáo về sự nguy hiểm của thạch rau câu đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên theo thống kê trên toàn quốc, không ít trường hợp trẻ bị sặc, hóc rau câu dẫn đến tử vong. Đầu năm 2017 tại TPHCM, một cháu bé 5 tuổi đã thiệt mạng vì một miếng rau câu lọt vào khí quảnđể lại sự xót thương cho gia đình và xã hội.

Bài viết TPHCM: Bé trai 5 tuổi tử vong vì hóc rau câu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù đã được các cơ quan y tế khuyến cáo về sự nguy hiểm của thạch rau câu đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên theo thống kê trên toàn quốc, không ít trường hợp trẻ bị sặc, hóc rau câu dẫn đến tử vong. Đầu năm 2017 tại TPHCM, một cháu bé 5 tuổi đã thiệt mạng vì một miếng rau câu lọt vào khí quảnđể lại sự xót thương cho gia đình và xã hội.

Rau câu là dị vật nguy hiểm

Rau câu là loại dị vật khá nguy hiểm. Khi trẻ ăn rau thường mở hộp và hút thật mạnh vào miệng. Theo cơ chế hoạt động của cơ thể, khi thức ăn vào tới miệng, cơ thể có phản xạ đóng nắp thanh môn để thức ăn xuống đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, do rau câu trơn nên khi trẻ hút mạnh, nắp thanh môn không kịp đóng khiến rau câu chui nhanh vào đường thở làm bé hóc, nghẹn gây nguy hiểm tính mạng.

Áp dụng thời gian vàng khi bị ngạt do rau câu

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết  một bé trai 5 tuổi, ngụ tại quận 10 đã được đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1 để cấp cứu vì bị sặc rau câu. Tuy nhiên, bé đã tử vong bởi quãng thời gian bị ngưng thở đã quá lâu. Trước đó, cậu bé đã ăn rau câu bằng cách hút miếng rau câu ra khỏi vỏ nhựa và không may lọt thẳng vào khí quản thay vì thực quản, khiến đường thở tác nghẽn hoàn toàn. Khi người lớn phát hiện, bé đã tím tái.

Bác sĩ Phương giải thích, khi ăn rau câu, cháu bé thực hiện động tác hút, nắp thanh môn phía trên khí quản mở ra để không khí đi qua. Tuy nhiên, do lực hút quá mạnh, miếng rau câu đã lọt vào miệng, họng mà nắp thanh môn chưa kịp đóng lại nên nó đã lọt thẳng vào khí quản. Tai hại là miếng rau câu mềm và kích thước khá lớn nên đã chặn toàn bộ đường thở cháu bé.

BS Phương chia sẻ, thông thường một người bị ngạt có khoảng 4 phút “thời gian vàng” và họ cần được phát hiện, sơ cứu trước khi hết thời gian vàng này thì hy vọng cứu sống mới cao. Bởi vậy khi trẻ trẻ sặc thức ăn, phụ huynh nên thực hiện 2 việc song song là gọi cấp cứu 115 và tìm cách tống dị vật khỏi đường thở.

Phương pháp cấp cứu

Trường hợp trẻ hóc rau câu còn tỉnh: Cho trẻ đứng, người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

Bác sĩ Phương hướng dẫn cách thổi ngạt cho trẻ

Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Trong tình huống nạn nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

Từ những tai nạn thương tâm trên, các bác sĩ khuyến cáo việc ăn rau câu bằng cách hút khỏi vỏ luôn tiềm tàng nguy cơ bị sặc. Do đó đối với trẻ lớn, gia đình có thể dặn dò trẻ trước khi ăn còn trẻ nhỏ hơn cần cắt nhỏ miếng rau câu ra để đề phòng nguy hiểm.Phương pháp tốt nhất là dùng thìa múc thành từng miếng nhỏ thay vì bóp vỏ đẩy trực tiếp rau câu vào miệng.

Benh.vn (Theo doisongvietnam.vn)

Bài viết TPHCM: Bé trai 5 tuổi tử vong vì hóc rau câu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tphcm-be-trai-5-tuoi-tu-vong-vi-hoc-rau-cau-9176/feed/ 0