Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:55:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Làm thế nào để biết trẻ mắc chứng bệnh tăng động? https://benh.vn/lam-the-nao-de-biet-tre-mac-chung-benh-tang-dong-6613/ https://benh.vn/lam-the-nao-de-biet-tre-mac-chung-benh-tang-dong-6613/#respond Sat, 22 Jun 2019 08:00:26 +0000 http://benh2.vn/lam-the-nao-de-biet-tre-mac-chung-benh-tang-dong-6613/ Tăng động giảm chú ý là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị tăng động luôn bồn chồn và dễ xao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe hay hoàn thành tốt một công việc nào đó…có nhiều nguyên nhân được đưa ra tuy nhiên chưa có câu trả lời chính xác cho chứng bệnh này. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố cùng tác động do đó việc nhận biết và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bài viết Làm thế nào để biết trẻ mắc chứng bệnh tăng động? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tăng động giảm chú ý là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị tăng động luôn bồn chồn và dễ xao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe hay hoàn thành tốt một công việc nào đó…Vậy làm thế nào để biết trẻ mắc chứng bệnh tăng động? 

Vì sao trẻ bị tăng động?

tre_bi_tang_dong_1

Trẻ bị tăng động thường rất khó ngồi yên một chỗ.

Không ai biết chính xác nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh tăng động ở trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ có tiền sử gia đình có người bị tăng động sẽ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn so với những trẻ khác. Một số yếu tố khác như tai biến lúc sinh; tiếp xúc độc chất (rượu, thuốc lá, ma túy) khi còn trong bụng mẹ hoặc rối loạn tâm thần do bị lạm dụng, gia đình không hạnh phúc… cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh tăng động ở trẻ.

Do đó, để phòng tránh chứng bệnh này, người mẹ nên tránh dùng các chất kích thích trong quá trình mang thai, đồng thời cố gắng quan tâm hơn đến tâm lý của con trong quá trình nuôi dạy bé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tăng động

Không thể tập trung

Biểu hiện chính của tăng động là trẻ không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ thường gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói, hướng dẫn hoặc hoàn thành nhiệm vụ hay một sinh hoạt cá nhân nào đó…

Theo đó, những trẻ mắc bệnh này thường có xu hướng chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác. Chẳng hạn, trẻ có thể đang lôi sách toán ra học nhưng chưa giải hết bài đã đòi vẽ siêu nhân. Vẽ siêu nhân chưa xong cái đầu thì lại đòi chuyển sang học hát rồi nhảy múa loạn cả nhà…

Không thể ngồi yên một chỗ

Chứng bệnh tăng động ở trẻ có thể biểu hiện bằng việc chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi ngồi xuống, chúng cũng có xu hướng ngọ ngoậy, bồn chồn hoặc nhún nhẩy. Ví dụ, khi ở nhà, những đứa trẻ này không chịu ngồi yên, hết chạy xuống bếp lại leo lên sân thượng rồi lại leo trèo mà không màng đến lời dọa nạt của người lớn. Yêu cầu những đứa trẻ này ngồi yên một lúc là cả một vấn đề lớn.

tre_tang_dong_noi_nhieu

Chúng còn nói rất nhiều, không thể tập trung và rất hấp tấp, bốc đồng.

  • Nói nhiều quá mức
  • Một số trẻ bị tăng động sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng.
  • Hay mơ mộng, thường mắc lỗi
  • Trẻ bị tăng động cũng thường hay mơ mộng và mắc lỗi. Trẻ mắc bệnh có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung hay có thể gây ra sự buồn chán…
  • Bốc đồng, hấp tấp

Biểu hiện thứ năm của chứng tăng động ở trẻ là tính hấp tấp, bốc đồng – tức là thường xuyên cắt ngang, phá vỡ những thứ khác hay buột miệng trả lời trước khi giáo viên kết thúc câu hỏi. Biểu hiện này của chứng tăng động cũng gây ra khó khăn khi trẻ phải chờ đợi hay suy nghĩ điều gì đó trước khi hành động.

Với biểu hiện này, cuộc sống của trẻ bị tăng động bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường, vì không tập trung nên các bé rất khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm nên bị bố mẹ quát mắng. Thêm việc hay hấp tấp nên kết bạn cũng trở nên khó khăn với chúng. Lâu dần, những đứa trẻ này trở nên tự ti và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

tre_tang_dong_tram_cam

Trẻ bị tăng động thường hay bị quát mắng và rất khó để kết bạn. Từ đó, trẻ có thể trở nên tự ti hay thậm chí là trầm cảm.

Ngoài việc phối hợp với bác sĩ cho con điều trị dùng thuốc và liệu pháp hành vi, cha mẹ cần tìm hiểu và giáo dục con đúng cách, khuyến khích con nghĩ đến những điểm tốt của mình, đồng thời thường xuyên khen ngợi để con không bị tự ti, tự kỷ…

Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ học tập, làm việc, cha mẹ cũng cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm như thế này, thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này, điều kia. Quan trọng nhất là cha mẹ cần luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao, tránh xảy ra chấn thương khi trẻ hiếu động thái quá…

Bài viết Làm thế nào để biết trẻ mắc chứng bệnh tăng động? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-the-nao-de-biet-tre-mac-chung-benh-tang-dong-6613/feed/ 0
Bệnh tăng động có thể dẫn đến tử vong https://benh.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/ https://benh.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/#respond Mon, 06 Aug 2018 05:49:28 +0000 http://benh2.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/ Tăng động tên đầy đủ là tăng động giảm chú ý (ADHD), là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Người bị ADHD có những hành vi hiếu động thái quá và bị suy giảm khả năng chú ý. Đặc biệt, tăng động làm tăng nguy cơ tử vong đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em.

Bài viết Bệnh tăng động có thể dẫn đến tử vong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tăng động tên đầy đủ là tăng động giảm chú ý (ADHD), là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Người bị ADHD có những hành vi hiếu động thái quá và bị suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập, kiểm soát hành vi mà còn gây khó khăn trong giao tiếp.

 

Bệnh tăng động giảm chú ý là chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em.

Bệnh tăng động gây nguy cơ tử vong cao – đó là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) sau khi theo dõi 2 triệu người ở nước này. Trong đó, có khoảng 32.000 người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tính từ sinh nhật 1 tuổi của họ cho đến năm 2013 (người được theo dõi lâu nhất là 32 năm).

Kết quả cho thấy, có tổng cộng 107 người mắc bệnh ADHD đã chết sớm gấp 2 lần so với những người không mắc bệnh này. Đáng chú ý, có tới 50% những người mắc ADHD tử vong do tai nạn. Nguyên nhân chính là vì người bệnh không có khả năng chú ý, mất đi năng lực kiểm soát cũng như xử lý tình huống xảy ra xung quanh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ mắc ADHD có nguy cơ tử vong cao hơn nam giới, đặc biệt, nguy cơ tử vong càng cao hơn ở những người được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn trưởng thành.

 

Nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ mắc bệnh tăng động có nguy cơ tử vong cao hơn so với nam giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, nhà khoa học Soeren Dalsgaard thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) cho biết, phát hiện mới cho thấy tầm quan trọng của việc chẩn đoán và phát hiện sớm chứng bệnh tăng động giảm chú ý, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Theo các nghiên cứu trước đây, yếu tố di truyền dường như có tham gia vào sự phát triển bệnh tăng động.

Bài viết Bệnh tăng động có thể dẫn đến tử vong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tang-dong-co-the-dan-den-tu-vong-6614/feed/ 0
Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý https://benh.vn/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-5097/ https://benh.vn/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-5097/#respond Wed, 21 Mar 2018 05:16:54 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-5097/ Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention - Deficit / Hyperactivity disorder) là một rối loạn thường gặp trong thực hành lâm sàng tâm thần học trẻ em. Phần lớn các trường hợp thường có biểu hiện triệu chứng giảm chú ý kết hợp với rối loạn tăng động.

Bài viết Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention – Deficit / Hyperactivity disorder) là một rối loạn thường gặp trong thực hành lâm sàng tâm thần học trẻ em. Phần lớn các trường hợp thường có biểu hiện triệu chứng giảm chú ý kết hợp với rối loạn tăng động.

Đặc điểm nổi bật của rối loạn này là người bệnh không thể duy trì sự tập trung chú ý cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một công việc nào đó. Điều này dẫn đến hậu quả là xuất hiện những triệu chứng tăng vận động, người bệnh luôn hoạt động nhưng lại không thể hoàn tất một công việc nào đó khi được yêu cầu, được giao phó. Trẻ mắc rối loạn này thường được xem là những đứa trẻ cứng đầu, bướng bỉnh, quậy phá, không nghe lời, làm cho những người xung quanh hết sức mệt mỏi, ở tuổi đến trường rất khó hoà đồng với các bạn bè cùng trang lứa.

Từ 3 – 7% trẻ ở lứa tuổi học đường mắc rối loạn này.Trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ. Tỷ lệ từ 2,5 đến 5,6 trẻ nam trên một trẻ nữ.

Nguyên nhân bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được một nguyên nhân rõ ràng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến rối loạn này.

Di truyền

– Trên các cặp sinh đôi cùng trứng nếu một trẻ bị thì nguy cơ mắc rối loạn này của trẻ còn lại lên đến khoảng 80 – 90%.

– Nếu một người cha hoặc mẹ bị mắc thì nguy cơ con của họ, mắc rối loạn này là khoảng 50%. Nếu trẻ có anh chị mắc rối loạn này thì nguy cơ bị mắc là 15 – 25%.

Những bất thường hoặc những tổn thương não bộ

Các nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ lệ rối loạn giảm chú ý, tăng động tăng cao ở những trẻ bị viêm não màng não, chấn thương não bộ trong quá trình sinh nở, ngạt sau sinh, những trẻ sinh thiếu tháng v.v…

Môi trường

Trong thời kỳ mang thai mẹ bị ngộ độc chì, thuốc diệt côn trùng, hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý … có vai trò ở khoảng 10 – 15% các trường hợp mắc rối loạn giảm chú ý – Tăng động.

Triệu chứng lâm sàng

Rối loạn giảm chú ý – tăng động tập trung ở ba nhóm triệu chứng chính :

– Giảm chú ý

– Tăng vận động

– Xung động

Các rối loạn này cũng biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Trí thông minh và rối loạn tăng động giảm chú ý không có liên quan gì đến nhau. Khó khăn trong học tập là hậu quả của việc giảm tập trung chú ý và tăng động gây nên chứ không phải là do trẻ thiếu thông minh.

Rối loạn này cũng thay đổi theo thời gian. Khoảng 40 đến 70% trẻ mắc rối loạn này còn tồn tại ở tuổi vị thành niên và tỷ lệ đáng kể rối loạn này còn tồn tại ở tuổi trưởng thành.

Chẩn đoán xác định bệnh

Hiện nay, ở Việt Nam chẩn đoán rối loạn này dựa chủ yếu vào tiêu chuẩn lâm sàng theo phân loại chẩn đoán quốc tế ICD-10.

Tiêu chuẩn 1

– Nhóm triệu chứng giảm chú ý: có ít nhất 6 triệu chứng dưới đây tồn tại ít nhất trong 6 tháng, những triệu chứng này gây hậu quả trẻ khó thích ứng và thiếu hài hoà so với những trẻ khác cùng trang lứa.

– Thường xuyên không thể chú ý tới các chi tiết hoặc mắc những lỗi dại dột khi làm bài ở trường, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.

– Thường xuyên gặp khó khăn duy trì tập trung chú ý vào công việc hay những trò chơi.

– Thường xuyên tỏ ra lơ đãng khi người khác nói chuyện với mình.

– Thường xuyên không tuân thủ các quy định, không hoàn tất bài tập ở trường, công việc và nhiệm vụ được giao ở nhà hay ở trường (không phải do chống đối hay không hiểu công việc được giao).

– Thường xuyên gặp khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc hay các hoạt động khác trong sinh hoạt.

– Thường xuyên né tránh hoặc thực hiện một cách miễn cưỡng những công việc cần sự tập trung (bài tập về nhà hay học ở trường).

– Thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập như sách vở, bút, thước v.v…

– Thường xuyên bị chi phối dễ dàng bởi các kích thích xung quanh.

– Thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

Tiêu chuẩn 2

Triệu chứng tăng động: có ít nhất 3 trong các triệu chứng dưới đây thời gian tồn tại ít nhất trong 6 tháng, những triệu chứng này gây hậu quả trẻ khó thích ứng và thiếu hài hoà so với các trẻ cùng trang lứa.

– Luôn ngọ nguậy chân tay hay uốn éo, vặn vẹo mình trên ghế.

– Luôn nhấp nhỏm đứng lên trong lớp học hoặc ở những nơi cần phải ngồi yên trên ghế.

– Chạy nhảy, leo trèo khắp nơi ở những nơi không cho phép (nếu là trẻ vị thành niên hay người trưởng thành có thể chỉ có cảm giác bồn chồn, khó chịu).

– Thường xuyên gặp khó khăn trong việc tuân thủ luật lệ của các trò chơi hoặc các hoạt động giải trí.

– Vận động liên tục không biết mệt mỏi.

Tiêu chuẩn 3

Triệu chứng xung động: có ít nhất một trong các triệu chứng dưới đây thời gian tồn tại ít nhất 6 tháng, triệu chứng này gây hậu quả trẻ khó thích ứng và thiếu hoà hợp so với các trẻ cùng trang lứa.

– Thường xuyên bật ra những câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi.

– Thường xuyên gặp khó khăn mỗi khi phải chờ đợi đến lượt mình.

-Thường xuyên áp đặt, ngắt lời người khác.

– Nói quá nhiều.

Tiêu chuẩn 4

Những rối loạn này xuất hiện trước 7 tuổi.

Tiêu chuẩn 5

Các triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở một hoàn cảnh nào đó mà phải xuất hiện trên các hoàn cảnh khác nhau.

Tiêu chuẩn 6

Những triệu chứng ở nhóm 1 và nhóm 3 gây nên sự khó khăn hoặc một sự giảm sút rõ rệt các chức năng xã hội, học tập và trong nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn 7

Loại trừ chẩn đoán rối loạn quá trình phát triển lan toả, giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm, rối loạn lo âu.

Chẩn đoán phân biệt rối loạn tăng động giảm chú ý

– Rối loạn lo âu (thường xuyên xuất hiện ở một số hoàn cảnh đặc biệt).

– Rối loạn phân ly (thường gắn với nguyên nhân tâm lý xuất hiện từng cơn).

– Tâm thần phân liệt (thường xuất hiện ở tuổi lớn hơn kèm các triệu chứng tự kỷ, thiếu hoà hợp điển hình.)

– Rối loạn Tic (thường là các rối loạn vận động ngôn ngữ mang tính định hình).

– Rối loạn hành vi chống đối.

Điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

Nguyên tắc điều trị

Điều trị bằng hoá dược là chủ yếu, ngoài ra các liệu pháp tâm lý xã hội cũng được áp dụng như là các liệu pháp phụ trợ.

Thuốc điều trị

– Nhóm thuốc kích thích tâm thần (methylphenidate, dextroamphetamine): là lựa chọn hàng đầu trong điều trị rối loạn này. Nhưng thuốc được xếp vào nhóm ma tuý tổng hợp, cần được kiểm soát theo pháp luật. Hiện chưa được sử dụng ở Việt Nam.

– Atomoxetine: không thuộc nhóm thuốc kích thích tâm thần nhưng cũng là lựa chọn hàng đầu trong điều trị giảm chú ý tăng động. Cơ chế tác dụng ức chế hấp thu chất norepinephrine. Thuốc được chỉ định cho trẻ trên 6 tuổi.

– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin: là lựa chọn thứ 2 sau các thuốc kích thích tâm thần và Atomoxetine trong trường hợp kháng với các thuốc trên và kèm theo trầm cảm lo âu. Thuốc thường dùng là: amitriptylin 25mg/ngày, sertraline 50mg/ngày

– Clonidine: Đồng vận α Adrenergic là lựa chọn thứ 3 và đối với các trường hợp kèm rối loạn Tic, hội chứng Gille de la Tourette và có những hành vi gây hấn. Liều lượng và cách dùng: liều trung bình 0,1 đến 0,25mg/ngày. Khởi đầu từ 0,025mg đến 0,05mg/ngày chia 2 lần cứ sau 3 đến 7 ngày tăng thêm 0,025 đến 0,05mg.

Phòng bệnh

Vấn đề phòng bệnh không đơn giản vì nguyên nhân chưa rõ ràng và có yếu tố di truyền nhưng chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ như an toàn sinh nở, phòng chống những bệnh gây tổn thương não bộ, không hút thuốc uống rượu khi mang thai, tránh tiếp xúc với các chất kim loại nặng, thuốc trừ sâu, không sử dụng các phẩm màu thực phẩm gây độc hại.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-5097/feed/ 0
Chứng hiếu động quá mức ở trẻ https://benh.vn/chung-hieu-dong-qua-muc-o-tre-2302/ https://benh.vn/chung-hieu-dong-qua-muc-o-tre-2302/#respond Tue, 24 Oct 2017 01:11:23 +0000 http://benh2.vn/chung-hieu-dong-qua-muc-o-tre-2302/ Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, nghịch ngợm liên tục khiến người chăm sóc mệt mỏi. Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.

Bài viết Chứng hiếu động quá mức ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, nghịch ngợm liên tục khiến người chăm sóc mệt mỏi. Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.

Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết, rất nhiều trẻ hiếu động quá mức chỉ được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám khi bệnh đã nặng. Nguyên nhân của sự phát hiện chậm trễ này là cha mẹ ít quan tâm đến con, giao con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc; hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng này. Phần lớn phụ huynh không nghĩ đây là một bệnh về tâm lý nên không đưa trẻ đi khám sớm.

Ở tuổi chưa biết đi, trẻ hiếu động thường khóc và ngọ nguậy liên tục. Sự hiếu động bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra:

Mất khả năng tập trung

Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trung vào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay.

Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động

Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi. Thường trẻ 2-4 tuổi cũng rất nhanh nhạy nhưng đó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chất bệnh lý, các hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên.

Ý kiến chuyên gia

Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết, do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻ quá hiếu động ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Thầy cô luôn xem trẻ là học sinh cá biệt nhưng thật ra đó không phải là lỗi của trẻ. Do bị bạn bè xa lánh, trẻ càng hăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiện ngập rất sớm do bị cô lập.

Còn theo bác sĩ Thuỷ, trẻ quá hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội.

Bác sĩ Điền cũng cho hay, có nhiều nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ:  Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”.

Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi.

Những điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động

– Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.

– Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”… Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.

– Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.

– Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.

– Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì.

– Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻGiúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.

– Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích.

– Luôn giám sát trẻ.

Benh.vn (Theo NLĐ)

Bài viết Chứng hiếu động quá mức ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chung-hieu-dong-qua-muc-o-tre-2302/feed/ 0