Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 28 Nov 2023 08:03:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phát hiện viêm phổi sớm và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh https://benh.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/ https://benh.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/#respond Wed, 29 Nov 2023 04:32:46 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/ Khi nghi ngờ trẻ bị viêm phổi, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao trẻ, phát hiện sớm trẻ có bị viêm phổi hay không và đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Bài viết Phát hiện viêm phổi sớm và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là một bệnh lý nặng có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, việc phát hiện viêm phổi sớm cùng các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ đối với sức khỏe trẻ.

viem-phoi-tre-em

I. Viêm phổi nguy hiểm với trẻ em như thế nào

  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người ta ước tính rằng mỗi năm một em bé dưới 5 tuổi có thể mắc phải từ 3 – 8 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
  • Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận bằng cho trẻ uống thuốc kháng sinh thích hợp để tránh những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
  • Do nhiều hoàn cảnh và lý do khác nhau, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn còn khá nhiều trẻ dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi. Tổ chức Y tế Thế giới  cho biết hàng năm có gần 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong, trong số đó 4,3 triệu trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mà chủ yếu là viêm phổi.
  • Như vậy ước tính có khoảng 10.000 tử vong mỗi ngày và chưa có bệnh nào làm trẻ chết nhiều đến như vậy. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do viêm phổi mỗi năm.
  • Vì vậy người ta có thể nói rằng có ba “hung thần” đối với trẻ em ở các nước đang phát triển: viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
  • Vậy làm thế nào chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm viêm phổi ở trẻ em để có thể chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này? Đây cũng là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như của ngành Y tế.

II. Làm thế nào để phát hiện viêm phổi sớm?

Ba câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời là:

1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi?

2. Làm thế nào để biết là viêm phổi đã nặng cần phải cho trẻ nhập viện điều trị?

3. Đâu là dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã tới mức nguy hiểm cần phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức?

Tổ chức Y tế Thế giới đã dày công nghiên cứu và tìm ra các phương tiện rất đơn giản, dễ dàng mà lại chính xác để giúp chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi

  • Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này.
  • Dựa theo công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đã thấy rằng: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm: đồng hồ có kim giây.
  • Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:
  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
  • Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng.
  • Từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.

Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.

  • Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc…) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.

2. Dấu hiệu của viêm phổi nặng

  • Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành – một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào.
  • Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
  • Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

3. Các dấu hiệu nguy hiểm

Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.

  • Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
  • Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

III. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là:

  1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp: đúng cách, đủ liều (liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày) và đủ thời gian (số ngày cần cho trẻ uống thuốc). Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
  2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè.
  3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.
  4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.

Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng vi6em phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường.

Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.

Cách chăm sóc trẻ tại nhà

  • Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
  • Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.

Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng… chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng… Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác…) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em.

cham-soc-tre-viem-phoi

IV. Vấn đề tái khám khi trẻ điều trị viêm phổi

  • Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn, bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.
  • Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết káhc hoặc cho cháu nhập viện điều trị.
  • -Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn – mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

V. Kết luận

Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi mà nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách trẻ rất dễ tử vong.

Chúng ta có thể tóm lược cách phát hiện và xử trí tại nhà như sau:

  1. Trẻ có dấu hiệu ngu hiểm = bệnh rất nặng, nhập viện cấp cứu
  2. Trẻ thở co lõm lồng ngực – viêm phổi nặng, cần nhập viện ngay
  3. Trẻ thở nhanh = viêm phổi, cần uống kháng sinh tại nhà – tăng cường ăn uống – sử dụng thuốc ho an toàn.

Đây cũng là nội dung cơ bản nhất của phác đồ xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do Tổ chức Y thế giới đề ra từ 1990, đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và đã chứng minh hiệu quả thực tế trên phạm vi toàn cầu: người ta đã ước tính chỉ với những cách làm khá đơn giản nêu trên đã giúp giảm được 50% tử vong do viêm phổi, cứu sống được khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tránh khỏi lưỡi hái của hung thần viêm phổi trên toàn thế giới.

 BS. Trần Anh Tuấn – Khoa Hô hấp – BV. Nhi Đồng 1

Bài viết Phát hiện viêm phổi sớm và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-viem-phoi-som-va-cac-dau-hieu-nguy-hiem-cua-benh-3286/feed/ 0
Mẹo phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa tại nhà https://benh.vn/meo-phong-viem-duong-ho-hap-cho-tre-luc-giao-mua-tai-nha-73963/ https://benh.vn/meo-phong-viem-duong-ho-hap-cho-tre-luc-giao-mua-tai-nha-73963/#respond Thu, 16 Mar 2023 07:42:12 +0000 https://benh.vn/?p=73963 Thời điểm giao mùa, đặc biệt lúc xuân sang hè, thời tiết khắc nghiệt và điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Áp dụng ngay các cách cực hay sau để phòng và điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ ngay tại nhà.

Bài viết Mẹo phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời điểm giao mùa, đặc biệt lúc xuân sang hè, thời tiết khắc nghiệt và điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Áp dụng ngay các cách cực hay sau để phòng và điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ ngay tại nhà.

tre-bi-viem-duong-ho-hap

Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em

Nhiễm trùng đường hô hấp (viêm đường hô hấp) là bệnh lý phổ biến, gặp ở hầu hết trẻ nhỏ. Hệ thống miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là các trẻ dưới 7 tuổi còn rất yếu, non nớt và gần như chưa hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi để vi trùng xâm nhiễm và gây bệnh. Trung bình 1 trẻ có thể bị viêm đường hô hấp 4-6 lần trong năm. Cá biệt có những trẻ liên tục viêm đường hô hấp với các dạng bệnh khác nhau.

Các bệnh viêm đường hô hấp có thể khiến sức khỏe và thể trạng của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ có thể do vi khuẩn hoặc virus. Do đó, kháng sinh uống nhiều như ăn cơm khiến hệ miễn dịch ngày càng giảm sút, các bệnh về tiêu hoá…thể trạng yếu ớt.

Một số bệnh viêm đường hô hấp mùa đông phổ biến ở trẻ em hiện nay

Viêm phế quản: Đây là bệnh do viêm nhiễm tại phế quản gây ra. Bệnh lý này phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt khi trời trở lạnh hoặc giao mùa. Các triệu chứng bao gồm ho có đờm, thở khò khè, khó chịu ở ngực kèm sốt. Trẻ bị viêm phế quản thường ho kéo dài trên dưới 3 tuần.

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản do nhiễm virus. Một số ít trường hợp là do mức độ ô nhiễm không khí hoặc vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae hoặc Bordetella pertussis.

virus-gay-viem-phe-quan
Viêm phế quản chủ yếu do virus

Cúm: Thường là cúm mùa. Tình trạng này có xu hướng tiến triển nhanh hơn cảm lạnh và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau cơ. Nếu trẻ bị sốt rất cao, kèm theo chảy dịch lỏng ở mũi hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào gần giống với bệnh cúm mùa, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để đảm bảo kịp thời can thiệp, giảm thiểu nguy hiểm cho con.

Viêm phổi: Không giống như các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn, không phải do vi-rút. Nó thường có triệu chứng khởi phát giống như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng nếu bệnh vẫn tiếp tục kéo dài trong một thời gian và kèm theo sốt cao, ho nặng hơn và khó thở thì hãy đến gặp các y bác sĩ chuyên khoa để kịp thời “bắt bệnh” cho trẻ.

Viêm họng: là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Viêm họng ở trẻ có thể cấp hoặc mạn tính. Hầu hết các trường hợp trẻ viêm họng thường kéo dài, hoặc xảy ra với tần suất dày. 60-80% trường hợp viêm họng do vi rút, còn lại do vi khuẩn, nấm hoặc các chất kích thích, chất gây ô nhiễm.

Cách phòng viêm đường hô hấp cho trẻ cực hiệu quả

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em vào mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa, các vị phụ huynh nên lưu ý và thực hiện đầy đủ những cách sau đây:

giu-am-cho-tre

Giữ ấm cho trẻ là các phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Giữ ấm: Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Lưu ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu,…

Giữ gìn vệ sinh thật tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ; không cho trẻ mút tay, mút đồ chơi. Vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thật sạch sẽ; giữ môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp. hẹn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

tiem-vaccin-cho-tre
Tiêm vaccin phòng cúm cho trẻ

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch: Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Mỗi mũi tiêm phòng có tác dụng phòng bệnh cho trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, không nên coi  nhẹ việc tiêm phòng. Hiện nay tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến khích để giúp trẻ hạn chế mắc cúm.

Thăm khám kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, là phải được thăm khám kĩ càng trước khi sử dụng thuốc.

Việc trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp vào mùa đông thực sự là điều rất khó tránh. Do đó, các bậc cha mẹ hãy trang bị cho mình những kĩ năng chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho trẻ nhỏ nhé. Mong rằng với bài chia sẻ về cách phòng viêm đường hô hấp cho trẻ mùa lạnh vừa rồi, các quý phụ huynh sẽ có thềm những cách phòng bệnh hiệu quả cho con em mình.

Bài viết Mẹo phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-phong-viem-duong-ho-hap-cho-tre-luc-giao-mua-tai-nha-73963/feed/ 0
Bệnh viêm phổi trẻ em https://benh.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/#respond Thu, 18 Oct 2018 14:13:12 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/ Tử vong do viêm phổi đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.

Bài viết Bệnh viêm phổi trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi mà trẻ mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm. Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nước trên thế giới có số trẻ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất là Ấn Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam được xếp thứ 9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ.

Tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh viêm phổi

Ở Việt Nam theo số liệu thống kê ở các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện đều cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nguyên nhân cao nhất đến khám bệnh và vào điều trị tại các bệnh viện. Tử vong do viêm phổi cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 – 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.

viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

Vi khuẩn

Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ở trẻ em là S. pneumonia chiếm tới khoảng 30-50% trường hợp. H. influenzae type b là nguyên nhân vi khuẩn đứng hàng thứ 2 chiếm khoảng 10-30% và tiếp theo là S.aureus và K.pneumonia.

Các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em trong đó phải kể đến M. pneumonia thường gây viêm phổi không điển hình ở trẻ trên 5 tuổi. Liên cầu B và Chlamydia spp có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra các vi khuẩn như K. pneumonia và một số vi khuẩn Gr(-) khác cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong những năm gần đây do có dịch HIV nên có thể gặp viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci ở trẻ nhiễm HIV.

Virus

Các nghiên cứu về viêm phổi do virus cho thấy có khoảng 15-40% là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV) tiếp theo là virus cúm A, B, á cúm, metapneumovirus ở người và adenovirus. Nhiễm virus đường hô hấp ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát hoặc đôi khi cũng gặp những trường hợp viêm phổi phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ này vào khoảng 20-30% trong các đợt viêm phổi.

Hiếm gặp nhưng các virus như Varicella và sởi đôi khi cũng gây viêm phổi ở trẻ em

Ký sinh trùng, nấm

Mặc dù cũng hiếm gặp nhưng Histoplasmosis toxoplasmosis và Candida cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em trong một số hoàn cảnh đặc biệt.

Biểu hiện lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ

– Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của WHO là:

  • Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng tuổi và
  • Nhịp thở ≥ 50 lần/phút đối với trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi và
  • Nhịp thở ≥ 40 lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi .

Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút.

– Ran ẩm nhỏ hạt cũng là dấu hiệu thường được dùng trong chẩn đoán viêm phổi.

– Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy, ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán.

– Sốt cao cũng là một triệu chứng thường gặp.

– Khò khè có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi do Mycoplasma.Tuy nhiên, các trẻ này cũng dễ nhầm với hen nếu không chụp Xquang phổi. Các triệu chứng đau ngực hoặc đau bụng (thường liên quan đến tổn thương màng phổi phía cơ hoành) tiết dịch màng phổi và tiếng thổi ống rất ít gặp ở trẻ em.

– Các triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích, và các bất thường khi khám phổi thay đổi phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và độ nặng của bệnh.

Mặc dù có một số triệu chứng như bỏ bú, thở rên, tím trung tâm có thể là những gợi ý của tình trạng thiếu oxygen nhưng vì chúng không có độ nhạy và đặc hiệu cao, do vậy khi có điều kiện cần phải đo độ bão hoà oxygen qua da cho bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp hoặc có vẻ ốm nặng.

Chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em

Dựa vào các nghiên cứu lâm sàng và Xquang phổi, Tổ chức Y Tế thế giới đã phân loại viêm phổi thành các thể rất nặng, nặng và không nặng dựa vào các triệu chứng lâm sàng để qua đó các thầy thuốc lâm sàng quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ như oxygen, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu.

Viêm phổi rất nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:

  • Tím tái; co giật, lơ mơ hoặc hôn mê.
  • Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ.
  • Suy hô hấp nặng (ví dụ như: đầu gật gù theo nhịp thở và co kéo cơ hô hấp phụ).

suy hô hấp

Suy hô hấp là biểu hiện của viêm phổi rất nặng

Ngoài ra có thể có thêm một số triệu chứng khác sau:

  • Thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực.
  • Nghe phổi có thể thấy:
  • Giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt.
  • Tiếng cọ màng phổi v.v…

Nếu có điều kiện thì nên chụp Xquang.

Viêm phổi nặng

Trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:

  • Co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
  • Thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng) và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng.

Ngoài ra, cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.

Chụp Xquang thường ít khi cho những thông tin để làm thay đổi quyết định điều trị, do đó chỉ các trường hợp đặc biệt mới cần chụp Xquang mà thôi.

Viêm phổi không nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh:

  • Trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở ~ 60 lần/phút.
  • Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở ~ 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Nhịp thở ~ 40 lần/phút.

Và không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.

Ngoài ra khi nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.

Không viêm phổi (ho cảm)

Trẻ có các triệu chứng sau:

  • Ho, chảy mũi, thở bằng miệng.
  • Sốt.

Và không có các dấu hiệu sau:

  • Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên.
  • Các triệu chứng nguy hiểm chung khác.

Một số trẻ có thể có khò khè. Các trẻ này thường do virus. Không cần dùng kháng sinh cho trẻ, điều trị triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.

Hướng dẫn điều trị bệnh viêm phổi trẻ em

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng

Các trẻ này cần phải điều trị tại bệnh viện do bệnh có thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần phải theo dõi chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn Gram (-), tụ cầu, liên cầu nhóm B… còn phế cầu và H. influenzae thì ít gặp hơn.

Hãy dùng: Benzyl penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin. Một đợt dùng từ 5-10 ngày. Trong các trường hợp viêm phổi rất nặng thì dùng cefotaxime.

Viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

Nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn như phế cầu, H. influenzae và M. catarrhalis còn các vi khuẩn khác như tụ cầu hoặc vi khuẩn Gram (-) thì ít gặp hơn.

– Viêm phổi không nặng (chỉ có ho và thở nhanh). Điều trị tại nhà bằng amoxycillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng.

– Viêm phổi nặng (có khó thở, co rút lồng ngực). Điều trị tại bệnh viện. Hãy dùng: Benzyl penicillin hoặc ampicillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng.

– Viêm phổi rất nặng (có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì…). Điều trị tại bệnh viện. Hãy dùng:

  • Benzyl penicillin hoặc ampicillin phối hợp với gentamicin hoặc
  • Không đỡ dùng cefuroxime.

– Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu. Hãy dùng:

  • Oxacillin kết hợp với gentamicin hoặc nếu không có oxacillin thì:
  • Thay bằng cephalothin gentamicin.
  • Gần đây một số nơi có tỷ lệ tụ cầu kháng methicillin cao thì có thể chuyển sang dùng vancomycin.

Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

Nguyên nhân thường do phế cầu hoặc H. influenzae… Hãy dùng từ 7-10 ngày:

  • Benzyl Penicillin 50mg/kg/lần (TM). Ngày dùng 4-6 lần hoặc
  • Cephalothin 50-100mg/kg/ngày(TM hoặc TB) chia 3-4 lần hoặc
  • Cefuroxime 50-75 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3 lần hoặc
  • Ceftriaxone 50-100mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 1-2 lần.

Nếu ở nơi nào tỷ lệ H. influenzae sinh beta-lactamase cao thì có thể thay bằng amoxy/clavulanic (Augmentin) hoặc ampicillin/Sulbactam (Unacin) TB hoặc TM.

Viêm phổi không điển hình

Nguyên nhân thường do Mycoplasma, Chlamydia, Legionella hoặc Ricketsia, hãy dùng:

  • Erythromycine 40-50mg/kg/ngày, uống chia 4 lần trong 10 ngày hoặc
  • Azithromycine 10mg/kg trong ngày đầu sau đó 5mg/kg trong 4 ngày tiếp theo. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng tới 7-10 ngày.

Phòng bệnh viêm phổi trẻ em

Các biện pháp phòng bệnh chung nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh đã đem lại những hiệu quả giảm tỷ lệ mắc viêm phổi rõ rệt đó là:

– Cải thiện điều kiện nhà ở.

– Tăng cường dinh dưỡng.

– Giảm mật độ người trong gia đình chật chội, đông đúc.

– Giảm các loại khói.

– Giảm tỷ lệ mang các vi khuẩn ở tỵ hầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

– Sử dụng các loại vaccin là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu các vaccin được dùng hiện nay là:

  • H.influenzae type b (Hib).
  • Ho gà (Bordatella pertusis).
  • Phế cầu (S.pneumonia).
  • Cúm.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm phổi trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/feed/ 0
Bệnh viêm phổi ở trẻ mới sinh https://benh.vn/benh-viem-phoi-o-tre-moi-sinh-3281/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-o-tre-moi-sinh-3281/#respond Tue, 26 Dec 2017 08:00:38 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-phoi-o-tre-moi-sinh-3281/ Bệnh viêm phổi ở trẻ mới sinh có thể do nguyên nhân trong tử cung hoặc sau khi sinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng này

Bài viết Bệnh viêm phổi ở trẻ mới sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ mới sinh có thể bị mắc bệnh viêm phổi khi còn ở trong tử cung, trong quá trình sinh nở hoặc sau khi được sinh ra, bệnh mắc trong hai trường hợp đầu gọi là viêm phổi nhiễm bệnh trong tử cung, trường hợp còn lại là viêm phổi nhiễm bệnh sau khi sinh, có thể do virus, vi khuẩn, nguyên trùng hoặc y nguyên thể gây bệnh.

Viêm phổi nhiễm bệnh trong tử cung do màng ối vỡ sớm, vi khuẩn trong âm đạo, virus gây nhiễm trùng màng ối, trẻ hít phải nước ối bị nhiễm bẩn khi ở trong tử cung. Màng ối vỡ sớm khoảng 12 tiếng là nước ối có thể bị nhiễm bẩn; bị nhiễm virus, nguyên trùng vào giai đoạn sau của thai kỳ, có thể bà mẹ mang thai không thấy có triệu chứng bệnh nhưng các nguyên thể bệnh đã truyền sang thai nhi thông qua con đường nhau thai.

Viêm phổi nhiễm bệnh sau khi sinh do không khí ô nhiễm, hoặc vốn bị viêm đường hô hấp trên rồi sau đó lan đến phổi, hoặc do viêm rốn, nhiễm trùng máu truyền đến phổi qua tuần hoàn máu hoặc khi hút đờm, ống hút đờm có mang theo mầm bệnh.

1.  Trong vòng 72 tiếng sau khi sinh, trẻ bị tím tái, thở gấp, cho thấy khả năng trẻ bị viêm phổi trong tử cung.

2.   Khi phát bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ thấy phản ứng yếu đi, tiếng khóc yếu ớt, hoặc không ăn, khóc nhỏ, không động đậy. Sắc mặt trắng bệch, xung quanh môi và đầu ngón tay ngón chân tái đi. Trường hợp bị nặng thấy thở nông và nhanh, cánh mũi hơi phập phồng, thấy tím tái rõ rệt, gật đầu khi hô hấp, mép có bọt trắng hoặc giữa các kẽ trên môi khi thở ra có bọt trắng, tim đập nhanh hơn, nếu nghe kỹ thì thấy ở phổi có phát ra tiếng ộc ọe ẩm ướt đều đặn. Nhiệt độ cơ thể không tăng. Một số trường hợp bị sốt nếu thấy thở gấp hơn, mặt tím tái hơn thì cần chú ý đến khả năng bị tức thở, khó thở.

3. Kiểm tra tia X: có thể thấy viêm khí quản nhánh kèm theo phổi không nở và bị giãn phổi.

4. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm: nuôi cấy vật hít vào ở khí đạo và nuôi cấy máu để tìm nguyên thể bệnh, để có thể tham khảo khi lựa chọn kháng sinh chữa bệnh

Viêm phổi ở tre moi sinh

Đối với chứng bệnh viêm phổi ở trẻ mới sinh, bố mẹ không được phép sơ suất:

1) Chăm sóc: chú ý giữ ấm, thường xuyên thay đổi vị trí cơ thể, làm sạch các chất tiết ra ở đường hô hấp; xông thuốc; kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ

2) Chữa trị nguyên thể bệnh: cần tích cực sớm dùng các loại kháng sinh để chữa trị. Cách tốt nhất là tiêm thuốc tĩnh mạch. Trước tiên dùng Ampicilin, cũng có thể sử dụng Cefazolin, Cefotaxime, Cefoperazone… và Penicillin. Trẻ bị bệnh nặng có thể sử dụng kết hợp các loại kháng sinh. Nếu là viêm phổi do virus có thể chọn dùng Interferon, transfer Factor (TF), Bodyfluid factor của tuyến ngực, Ribavirin để chữa trị.

Phải dùng kháng sinh như: penicillin, sulfamid

Trường hợp nặng: Tiêm penicillin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampicillin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.

Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, acetaminophen,

Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.

Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.

Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.

3) Chăm sóc hô hấp: trường hợp trẻ bị thở gấp, phần xung quanh miệng bị tím tái có thể cho trẻ hít oxy, với trẻ bị thiếu oxy trong thời gian dài, sắc mặt tím tái, những người có giá trị PaO2<6.7kPa, PaCO2 > 8kPa thì sau khi cấp oxy có thể tính tới phương án dùng máy thở.

Bài viết Bệnh viêm phổi ở trẻ mới sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-o-tre-moi-sinh-3281/feed/ 0
Thêm một bệnh nhi viêm phổi vì uống nhầm dầu máy khâu https://benh.vn/them-mot-benh-nhi-viem-phoi-vi-uong-nham-dau-may-khau-5451/ https://benh.vn/them-mot-benh-nhi-viem-phoi-vi-uong-nham-dau-may-khau-5451/#respond Mon, 09 Mar 2015 05:24:11 +0000 http://benh2.vn/them-mot-benh-nhi-viem-phoi-vi-uong-nham-dau-may-khau-5451/ Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được những việc mình làm nên đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm trí tính mạng của bé như uống nhầm thuốc sâu, thuốc diệt chuột... Vì vậy gia đình có trẻ nhỏ cần giám sát con thật chặt chẽ.

Bài viết Thêm một bệnh nhi viêm phổi vì uống nhầm dầu máy khâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được những việc mình làm nên đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm trí tính mạng của bé như uống nhầm thuốc sâu, thuốc diệt chuột… Vì vậy gia đình có trẻ nhỏ cần giám sát con thật chặt chẽ.

Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhi bị viêm phổi nặng do uống dầu máy khâu phải đưa lên cấp cứu tại khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai do sự tắc trắc của người lớn.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, mẹ bé làm thợ may. Hàng ngày, ống dầu máy khâu vẫn được để ngay trên bàn để thỉnh thoảng chị tra dầu vào máy. Hôm đó, bé cầm ống dầu chơi, cho vào miệng nhưng cũng chẳng ho hắng gì.

Vì gia đình không biết con ngậm, nuốt phải dầu máy khâu nên đến khi thấy con sốt, ho ngày càng nhiều, đưa vào viện thì đã ở trong tình trạng viêm phổi rất nặng. Điều trị tại bệnh viện địa phương mấy ngày không đỡ, bệnh nhi đã được chuyển lên khoa Nhi BV Bạch Mai. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân viêm phổi rất nặng, co rút lồng ngực và phải trải qua 2 tuần điều trị, tình trạng mới ổn định.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai khuyến cáo

“Thời gian qua khoa tiếp nhận nhiều trường hợp viêm phổi do uống nhầm hóa chất. Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhi bị viêm phổi nặng do uống dầu máy khâu. Các trường hợp viêm phổi do uống xăng, dầu hỏa, dầu máy các loại rất nguy hiểm nhưng lại gặp khá phổ biến, vì thói quen chứa những chất này trong các chai, lọ thực phẩm như chai nước lọc, trà xanh nên trẻ nhầm tưởng là đồ uống được.

Những bệnh nhi viêm phổi do uống nhầm hóa chất, xăng dầu thường phải nằm điều trị hàng tuần, hơn nữa, việc điều trị rất khó khăn

Xăng, dầu đều là những chất bay hơi nên khi uống phải, trẻ thường bị biến chứng viêm phổi do hít phải hơi xăng dầu. Cũng có trẻ, khi uống nhầm, sặc, gây nôn ọe khiến trẻ hít phải thức ăn trào ngược từ dạ dày gây viêm phổi. Đặc biệt với dầu máy khâu, dầu luyn rất nguy hiểm bởi dầu là chất nhờn, quánh, không lỏng như xăng.

Một vài giọt dầu chui vào trong phổi có thể bít tắc các nhánh phế quản nhỏ, gây xẹp phổi, hoại tử từng vùng. Những bệnh nhi viêm phổi do uống nhầm hóa chất, xăng dầu thường phải nằm điều trị hàng tuần, hơn nữa, việc điều trị rất khó khăn.

Vì vậy, khi thấy con uống nhầm, bố mẹ tuyệt đối không gây nôn vì trẻ hít phải chất nôn rất nguy hiểm.

Lời kết

Để phòng nguy cơ ngộ độc xảy ra với trẻ, người lớn cần bỏ thói quen tận dụng chai lọ đựng thực phẩm để  hóa chất, dung dịch nguy hiểm. Lưu ý, những dung dịch này cũng phải cất kỹ và để xa tầm với của trẻ.

Đối với các em nhỏ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc trong quá trình vui chơi. Không để trẻ tự chơi một mình, tránh để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Benh.vn

Bài viết Thêm một bệnh nhi viêm phổi vì uống nhầm dầu máy khâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/them-mot-benh-nhi-viem-phoi-vi-uong-nham-dau-may-khau-5451/feed/ 0