Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 27 Jun 2023 06:58:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện trẻ bị thiếu Vitamin D và cách bổ sung https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-thieu-vitamin-d-va-cach-bo-sung-39281/ https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-thieu-vitamin-d-va-cach-bo-sung-39281/#respond Thu, 29 Jun 2023 14:30:37 +0000 https://benh.vn/?p=39281 Trẻ em nếu không được cung cấp đủ Vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu Vitamine D có thể phòng tránh được nếu biết cách.

Bài viết Biểu hiện trẻ bị thiếu Vitamin D và cách bổ sung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em nếu không được cung cấp đủ Vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Tuy nhiên, thiếu Vitamine D có thể phòng tránh được nếu biết cách.

Vitamin_D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu calci, phosphore ở ruột, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố tuyến cận giáp (PTH), làm tăng hấp thu Calcium, Phosphore vào xương và ngăn chặn quá trình tiêu hủy xương. Ngoài ra, Vitamin D còn có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại Ung thư và bệnh lý khác.

Thiếu Vitamin D ở trẻ em thường không gây ra những tình trạng như Ung thư hoặc thấy bệnh lý rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nghi ngờ trẻ thiếu Vitamin D nếu có một số biểu hiện bất thường trên xương, răng, mồ hôi, miễn dịch… Một số trẻ có nguy cơ cao thiếu Vitamin D cao hơn so với trẻ khác, bạn cũng cần nắm được để quan tâm hơn.

Những biểu hiện trẻ thiếu Vitamin D

tre_bi_thieu_vitamin_d

Trẻ bị rụng tóc vành khăn do thiếu Vitamin D (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị thiếu Vitamin D có thể có biểu hiện ra nhiều mồ hôi, hay vặn mình, ngủ không sâu giấc, tóc rụng hình vành khăn.

Trẻ có thóp thở lâu cứng hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ dễ bị chuột rút, co giật và khó thở. Những vấn đề này cũng liên quan đến thiếu canxi.

Trẻ có xu hướng có xương sọ và xương chân mềm, có thể nhìn thấy cong hơn bình thường. Trẻ cũng có thể có những cơn đau dữ dội thường ở chân và cơ bắp do yếu. Nếu trẻ rơi vào tình trạng này thường xuyên, có thể trẻ đã bị mắc chứng Còi xương.

Trẻ bị thiếu Vitamin D sẽ sự tăng trưởng kém, cân nặng giảm và phát triển chậm.

Trẻ mọc răng muộn.

Trẻ em có xu hướng trở nên cáu kỉnh.

Trẻ thiếu Vitamin D dễ bị nhiễm trùng khác nhau như hô hấp.

Khả năng thở của trẻ thiếu Vitamin D cũng bị ảnh hưởng khi lồng sườn trở nên mềm yếu.

Khi còi xương trở nên nghiêm trọng, nó gây ra tình trạng thiếu canxi trong máu. Trẻ cần được tới viện chăm sóc càng sớm càng tốt.

Cuối cùng, mặc dù rất hiếm, thiếu Vitamin D gây ra sự yếu kém của các cơ tim, ảnh hưởng tới khả năng bơm máu đi toàn bộ cơ thể, trẻ có thể nhợt nhạt, thở yếu, vận động kém so với bạn bè.

Các đối tượng trẻ có nguy cơ thiếu Vitamin D cao

tre-sinh-non-12

Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu Vitamin D cao hơn trẻ sinh đủ tháng.

  • Trẻ em có da sẫm màu. Màu tối của da (melanin) hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên và làm tăng thời gian cần thiết trong ánh nắng mặt trời để tạo ra vitamin D một cách tự nhiên.
  • Trẻ em có làn da hiếm khi tiếp xúc với ánh mặt trời, ví dụ: những trẻ ở trong nhà hoặc mặc quần áo che chắn quá kín.
  • Trẻ sinh non.
  • Các em bé bú sữa mẹ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên. Sữa mẹ là loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng nó không chứa nhiều vitamin D. Trẻ sẽ lưu trữ vitamin D ban đầu từ mẹ của chúng khi mới được sinh ra; vì vậy, chúng có nguy cơ bị thiếu vitamin D nếu mẹ của họ có lượng vitamin D thấp và / hoặc nếu mẹ chúng có làn da sẫm màu.
  • Trẻ em mắc một số bệnh, sử dụng một số thuốc gây ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thu và kiểm soát vitamin D như bệnh gan, bệnh thận, các vấn đề hấp thụ thức ăn (ví dụ: xơ nang, bệnh celiac, bệnh viêm ruột) và một số loại thuốc (như một số loại thuốc động kinh).

Cách bổ sung Vitamin D cho trẻ tốt nhất

Trẻ tắm nắng để bổ sung Vitamin D

Cho trẻ tắm nắng và vận động thường xuyên là cách tốt nhất để bổ sung Vitamin D cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Cách đầu tiên, đơn giản nhất và rẻ tiền nhất là cho da trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 80% lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ được sản xuất ngay trên da, dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng tốt nhất là ánh nắng buổi sáng sớm. Vậy, bạn nên cho trẻ vận động thường xuyên ngoài trời, lưu ý, không sử dụng kem chống nắng trong thời gian muốn trẻ được bổ sung nhiều Vitamin D.

Các chế phẩm chứa Vitamin D liều thấp (uống hàng ngày) hoặc liều cao (uống hàng tháng hoặc ít thường xuyên hơn), các chế phẩm trên thị trường thường có hàm lượng Vitamin D cho mỗi liều dùng là 400 IU, tương đương với khuyến cáo bổ sung đủ lượng Vitamin D hàng ngày cho trẻ (100% RDI). Tuy nhiên, nếu trẻ có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, sống ở vùng nhiệt đới thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng vì quá nhiều Vitamin D trong thời gian dài cũng gây ra vấn đề cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ em có lượng vitamin D thấp cũng cần đủ canxi trong chế độ ăn uống. Mục đích để cung cấp cho họ 2-3 ăn sữa mỗi ngày (một khẩu phần của sữa tương đương với một ly sữa, một bồn sữa chua hoặc một lát phô mai).

Bài viết Biểu hiện trẻ bị thiếu Vitamin D và cách bổ sung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-thieu-vitamin-d-va-cach-bo-sung-39281/feed/ 0
Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-tam-nang-cho-tre-4165/ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-tam-nang-cho-tre-4165/#respond Wed, 10 Jan 2018 04:50:59 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-khi-tam-nang-cho-tre-4165/ Sinh con ra, ai cũng mong muốn con khỏe mạnh, được chăm sóc một cách tốt nhất, đầy đủ nhất. Tuy nhiên, việc kiêng cữ một cách thái quá sẽ khiến trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với không khí bên ngoài, là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ còi xương ở Việt Nam khá cao.

Bài viết Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để khắc phục tình trạng tỷ lệ trẻ còi xương ở Việt Nam khá cao, người ta dùng một phương pháp rất hiệu quả cho bé đó là – tắm nắng. Ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm giúp trẻ khỏe mạnh, hạn chế còi xương và tăng sức đề kháng. Vậy, cần lưu ý những gì khi tắm nắng cho trẻ? Benh.vn sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kỹ năng này nhé.

Thế nào là tắm nắng

Tắm nắng là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm tiếp xúc trực tiếp lên da để tổng hợp vitamin D, nhằm phòng bệnh còi xương cho trẻ.

Tắm nắng cho trẻ (Ảnh minh họa)

Vai trò của vitamin D đối với trẻ nhỏ

-Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng xương ở trẻ em, làm tăng hấp thu Canxi và Phospho ở niêm mạc ruột.

– 80% vitamin D được tổng hợp ở da,  dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da.

– 20% vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, trứng, bơ, nấm, đậu…)

Các biểu hiện khi thiếu vitamin D

-Thiếu vitamin D gây giảm hấp thu canxi, hậu quả làm giảm canxi trong máu gây nên tình trạng còi xương – biến dạng xương.

– Thiếu vitamin D, trẻ nhỏ có triệu chứng khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, ngủ hay giật mình khóc.

–  Thiếu vitamin D, trẻ chậm đóng thóp, chậm mọc răng, biết ngồi, biết đi …

– Trẻ lù đù, kém linh hoạt cơ mềm nhão…..( đối với trẻ bụ bẫm thiếu vitamin D)

– Thiếu vitamin D thuờng đi đôi còi xương, suy dinh dưỡng.

Lưu ý: Thời gian trẻ thiếu vitamin D là từ 6 tháng đến 18 tháng. Trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba thiếu vitamin D càng trầm trọng hơn.

Trẻ thiếu vitamin D hay quấy khóc (Ảnh minh họa)

Vì sao phải tắm nắng

– Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời buổi sáng thúc đẩy tạo thành sinh tố D trong cơ thể, giúp cho sự phát triển xương và cơ của trẻ.

– Tia cực tím có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da, sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho.

– Tăng sức đề kháng cho trẻ và phòng chống bệnh tật.

Cách tắm nắng cho trẻ

a. Độ tuổi

Tắm nắng cho trẻ sau khi trẻ đầy tháng tuổi trở lên.

Thời gian tắm nắng: từ 6h30 đến 9 sáng (buổi chiều không nên tắm nắng)

b. Cách tắm nắng

Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt và đầu trẻ khi tắm nắng (Ảnh minh họa)

– Chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát nhiều ánh sáng mặt trời.

– Cởi bỏ tã để tắm nắng (đầu đội mũ vải mềm, thấm mồ hôi)

– Tắm  tay, chân và mông trẻ (đằng lưng của trẻ) trước.

– Tiếp đến tắm hai bên thân, sau đó dần mở rộng phạm vi: bụng, lưng…để hở da thịt trẻ (tùy thuộc thời tiết)

– Xoay các tư thế để các vùng da trên cơ thể  trẻ đều được tiếp xúc với ánh nắng.

– Thời lượng tắm cho trẻ từ 10 đến 30 phút dưới ánh nắng nhẹ tùy theo sự phát triển của trẻ.

Hai mẹ con cùng tắm nắng trực tiếp, hoặc để trẻ nằm trong xe đẩy có mui che, đặt ở nơi có bóng râm, tia tử ngoại phản xạ đủ để tắm nắng cho trẻ.

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Tắm nắng qua cửa kính không có tác dụng đối với trẻ (Ảnh minh họa)

– Thời gian tắm tăng dần để trẻ làm quen với ánh nắng: 5 phút, 10 phút, 20 phút…

– Không cho trẻ tắm nắng quá 30 phút mỗi lần.

– Không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, vào mắt trẻ (tia cực tím hại cho mắt và não của trẻ).

– Nếu trời có gió, chọn nơi tắm nắng sau lưng ngọn gió để tránh gió lùa.

– Cuối mùa xuân, đầu mùa thu và mùa hạ không nên để ánh nắng mặt trời chiếu vào trẻ.

– Tắm nắng qua cửa kính không có tác dụng đối với trẻ (thuỷ tinh sẽ cản trở tia tử ngoại)

– Cho trẻ uống nước bổ sung sau khi tắm nắng.

– Sau khi tắm nắng, lau khô mồ hôi,  mặc thêm quần áo cho trẻ đề phòng cảm lạnh (khi phơi nắng, các lỗ chân lông nở to,  khí lạnh dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông)

– Sau 30 phút có thể tắm cho trẻ.

Cẩn trọng:

– Nếu thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé.

–  Để hạn chế khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, tập cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.

Lời kết

Tập quán kiêng cữ cho mẹ và bé sau sinh làm giảm nguồn vitamin D trong sữa mẹ, khiến trẻ dễ bị còi xương. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bé trong những năm đầu đời, các bà mẹ cần bổ sung một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất.

Đặc biệt, cha mẹ cần tắm nắng cho trẻ khi trẻ đầy tháng tuổi. Ánh nắng mặt trời không chỉ có tác dụng chống còi xương mà còn là viên gạch đầu tiên giúp bé làm quen với môi trường sống bên ngoài.

Benh.vn 

Bài viết Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-tam-nang-cho-tre-4165/feed/ 0
Bồi bổ cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bằng thịt cóc đúng hay sai https://benh.vn/boi-bo-cho-tre-mac-benh-suy-dinh-duong-bang-thit-coc-dung-hay-sai-5892/ https://benh.vn/boi-bo-cho-tre-mac-benh-suy-dinh-duong-bang-thit-coc-dung-hay-sai-5892/#respond Sat, 09 Apr 2016 05:35:40 +0000 http://benh2.vn/boi-bo-cho-tre-mac-benh-suy-dinh-duong-bang-thit-coc-dung-hay-sai-5892/ Thịt cóc, ruốc cóc vẫn thường được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt những trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Vậy phương pháp này có tốt như mọi người vẫn nghĩ không, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng thịt cóc là sai hay đúng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Bài viết Bồi bổ cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bằng thịt cóc đúng hay sai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thịt cóc, ruốc cóc vẫn thường được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt những trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Vậy phương pháp này có tốt như mọi người vẫn nghĩ không, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng thịt cóc là sai hay đúng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Giá trị dinh dưỡng thật sự có trong thịt cóc

Theo quan niệm của đông y, thịt cóc có tác dụng bổ tỳ giúp cho trẻ ăn ngon miệng, tiêu hoá tốt. Còn theo dinh dưỡng hiện đại, thịt cóc cũng là nguồn dinh dưỡng tốt, có độ đạm cao tương đương thịt gà.

Trong 100g thịt cóc có chứa 18,6g đạm (protein), ngoài ra còn có một yếu tố vi lượng đặc biệt khác là kẽm rất tốt cho sự phát triển và phục hồi dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì lượng kẽm trong thịt cóc vẫn thua con hàu.

Khi so sánh lượng đạm trong 100 gram thịt cóc so với thịt bò, thịt dê, thịt heo…thì kết quả tương đương nhưng giá thành của thịt cóc lại đắt hơn nhiều so với các loại thịt còn lại.

Thịt cóc có độ đạm cao tương đương thịt gà.

Độc tố có trong thịt cóc

– Độc tố có ở một số bộ phận cơ thể của cóc:

+ Nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan và buồng trứng.

+ Các bộ phận của cóc như: gan, da, trứng có chứa lượng độc tố kịch độc đủ quật ngã 4 – 5 người khỏe mạnh.

+ Thịt cóc và xương cóc không có chứa độc nhưng rất khó để đảm bảo rằng trong quá trình làm thịt cóc bạn có thể loại bỏ hoàn toàn cơ quan chứa chất độc của cóc mà không hề bị lây lan sang phần thịt cóc.

– Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline, Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin…

Tác động sinh học của độc tố tùy theo cấu trúc hoá học: Bufagin tác động đến tim mạch như nhóm Glycoside tim mạch; Bufotenine gây ảo giác; Serotonin gây hạ huyết áp… Thành phần độc tố thay đổi tuỳ theo loài cóc.

– Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da bình thường, nhưng gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt, niêm mạc người.

– Loại độc tố này không bị phá hủy bởi nhiệt nên dù ăn thịt cóc nấu chín thì nguy cơ ngộ độc vẫn rất cao.

Độc tố có ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc.

Dấu hiệu ngộ độc thịt cóc

– Chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội.

– Có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, Block nhĩ – thất, truỵ tim mạch.

– Huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp.

– Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc…

Lời kết

Những điều trên cho thấy thịt cóc không phải là một loại thần dược cho sức khỏe của trẻ như các bậc cha mẹ vẫn nghĩ bởi giá trị dinh dưỡng của nó chỉ tương đương với thịt gà nhưng nguy cơ tiềm ẩn lại quá lớn.

Tốt nhất để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh các gia đình nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng chủng loại thực phẩm. Nếu các mẹ vẫn chọn mua thịt cóc hoặc các chế phẩm từ thịt cóc cho con sử dụng thì hãy lựa những nơi bán hàng uy tín để đảm bảo tốt nhất sức khoẻ cho trẻ.

Benh.vn

Bài viết Bồi bổ cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bằng thịt cóc đúng hay sai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/boi-bo-cho-tre-mac-benh-suy-dinh-duong-bang-thit-coc-dung-hay-sai-5892/feed/ 0