Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 22 Mar 2019 06:46:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tăng cường miễn dịch ở trẻ sinh mổ https://benh.vn/tang-cuong-mien-dich-o-tre-sinh-mo-2496/ https://benh.vn/tang-cuong-mien-dich-o-tre-sinh-mo-2496/#respond Sat, 04 Aug 2018 04:15:14 +0000 http://benh2.vn/tang-cuong-mien-dich-o-tre-sinh-mo-2496/ Nghiên cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy cách trẻ sinh ra ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ bị thiệt thòi do hệ vi sinh đường ruột phát triển chậm hơn.

Bài viết Tăng cường miễn dịch ở trẻ sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta thường cho rằng sự phát triển của trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ (hay còn được gọi là mổ lấy thai) không có gì khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy cách trẻ sinh ra ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ bị thiệt thòi do hệ vi sinh đường ruột phát triển chậm hơn.

trẻ em và hệ vi khuẩn chí

Hệ vi khuẩn chí đóng vai trò quan trọng

Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình chuyển dạ “đánh thức” hệ miễn dịch của bé. Trẻ khi sinh ra, trong quá trình chui qua ống sinh của mẹ, đã được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và qua đó, kích thích sự khu trú các vi khuẩn tốt trong ruột của bé. Càng có nhiều vi khuẩn tốt trong ruột, hệ miễn dịch của bé càng được kích hoạt và huấn luyện sớm giúp bé mạnh khỏe.

Trẻ sinh bằng phương pháp sinh mổ sẽ không trải qua sự tiếp xúc này, và phần lớn trẻ phải cần tới 6 tháng để đạt được số lượng vi khuẩn tốt mà trẻ sinh mổ chỉ cần mất 10 ngày đã có được. Bên cạnh đó, với trẻ đẻ mổ, các vi khuẩn mà trẻ tiếp nhận được không phải là vi khuẩn từ âm đạo của bà mẹ mà có nguy cơ tiếp nhận những loại vi khuẩn có hại, các vi khuẩn không thực sự thân thiện với trẻ. Đó có thể là lý do vì sao trẻ sinh mổ thường dễ bị các bệnh nhiễm trùng và dị ứng hơn những trẻ được sinh thường.

Tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ nhờ nguồn sữa mẹ

Tạo hóa luôn cung cấp giải pháp tuyệt với và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Theo nghiên cứu năm 2007 của tác giả Perez và cộng sự, sữa mẹ còn chứa một lượng các vi khuẩn tốt như bifidobacteria và lactobacillii có lợi cho tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt bảo vệ miễn dịch sau sinh cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ.

Vì thế, sữa mẹ là tốt nhất cho tất cả các trẻ kể cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có thể bị thiệt thòi vì thiếu hụt các vi khuẩn có lợi này.

ThS.Bs Đỗ Thị Lan Hương

Bài viết Tăng cường miễn dịch ở trẻ sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tang-cuong-mien-dich-o-tre-sinh-mo-2496/feed/ 0
Cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ https://benh.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/ https://benh.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/#respond Mon, 11 Jun 2018 04:52:20 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/ “Điếc không sợ súng” là câu nói chỉ những bà mẹ sinh mổ nhưng không tuân thủ khoảng thời gian giữa hai lần sinh. Mang thai sớm sau sinh mổ có thể do vỡ kế hoạch, do thiếu hiểu biết... nhưng hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà mẹ và em bé sau này.

Bài viết Cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Điếc không sợ súng” là câu nói chỉ những bà mẹ sinh mổ nhưng không tuân thủ khoảng thời gian giữa hai lần sinh. Mang thai sớm sau sinh mổ có thể do vỡ kế hoạch, do thiếu hiểu biết… nhưng hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà mẹ và em bé sau này.

Qua bài viết dưới đây, Benh.vn hy vọng các cặp vợ chồng sẽ có những thông tin hữu ích, để bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc gia đình.

Đẻ thường (sinh tự nhiên)

  • Trong khi sinh, thai phụ phải dùng sức rặn đẻ để thúc thai nhi ra ngoài.
  • Khi đầu thai nhi đã tụt xuống gần cổ tử cung, thai phụ phải lấy hơi để rặn thai nhi ra ngoài.

Đẻ mổ (tác động của y khoa)

  • Sau khi thai phụ đã được gây tê, thử phản ứng, bác sĩ rạch một đường chừng hơn 10 cm trên da, rồi đến các lớp mô, và chạm tới tử cung.
  • Chỉ trong vài giây, em bé được đưa ra khỏi túi ối kèm theo dây rốn và cả nhau thai.

Khoảng cách an toàn giữa hai lần đẻ mổ

  • Thời gian tốt nhất là từ 3 đến 5 năm mới sinh con tiếp theo.
  • Sau 3 đến 5 năm cơ thể người mẹ mới phục hồi tốt sau thai kỳ và nuôi con nhỏ, khoảng thời gian đó đủ để liền vết sẹo ở tử cung người mẹ.

Khoảng cách an toàn giữa 2 lần đẻ mổ là từ 3 đến 5 năm (ảnh minh họa)

Hậu quả mang thai sớm sau khi mổ

Nguy cơ cho mẹ

  • Gây nguy cơ nứt vỡ tử cung.
  • Nguy cơ rạn vết thương, nứt và xuất huyết rất cao.
  • Nguy cơ phải bỏ thai.
  • Nguy cơ này tăng cao nếu lần mang thai tiếp cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

Nguy cơ cho con

  • Gây sinh non, trẻ nhẹ ký, vàng da, thính giác kém.
  • Trẻ kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi lớn lên.

Chị N.N (Hà Nội) sinh mổ, khoảng cách giữa hai lần sinh là 7 tháng.

“Lần sinh con đầu lòng, chị N.H (25 tuổi) phải sinh mổ vì cạn nước ối… Tuy nhiên vì nghĩ cho con bú không có thai nên chị chẳng áp dụng biện pháp ngừa thai nào. Đến khi con được 9 tháng, chị thấy người mệt mỏi, kém ăn… đi khám và phát hiện mang thai hơn 2 tháng.

Khi thai được 5 tháng, bác sĩ cảnh báo có thể chị phải sinh mổ vào khoảng tuần thứ 36 bởi nếu đợi đến lúc chuyển dạ, có thể vết mổ cũ sẽ bị toạc… gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con khiến hai vợ chồng chị ăn không ngon, ngủ không yên….

Kết quả đúng như dự đoán, đứa con thứ hai của chị chào đời khi được 37 tuần tuổi do chị bị rạn vết mổ. Bé sinh sớm hơn bình thường 3 tuần và bị nhẹ cân…..vì vậy cháu yếu hơn so với đứa trẻ bình thường khác”

Ý kiến của chuyên gia y tế

Theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Sơn Thạch (giám đốc bệnh viện Hùng Vương TP HCM)

“Nhân viên y tế không thể khuyên các cặp vợ chồng nên bỏ hay giữ thai sau khi sinh mổ…. Vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của các cặp vợ chồng.

Thai phụ khi phát hiện mình mang thai trong vòng 1-2 năm sau khi sinh mổ, cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn hay không…

Việc sớm phát hiện các dấu hiệu đe dọa và đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai.

Đồng thời, thai phụ cũng được tư vấn cách giữ gìn sức khỏe cũng như sớm phát hiện các nguy cơ vết mổ bị ảnh hưởng”.

Khuyến cáo

Ngày nay với sự tiến bộ của y học và sự phát triển về chất lượng của các vật tư trong y khoa, dần dần khoảng cách giữa các lần sinh đã được rút ngắn. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho các bà mẹ và bé sau này các bác sĩ khuyên những bà mẹ sinh mổ chỉ nên sinh 2 lần và khoảng thời gian tốt nhất giữa hai lần sinh là từ 3 đến 5 năm. Không khuyến khích các ông bố bà mẹ sinh con trước thời gian kể trên

Sau khi sinh mổ, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp tránh thai để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

Benh.vn

Bài viết Cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/feed/ 0
Dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ https://benh.vn/dinh-duong-cho-tre-sinh-mo-2497/ https://benh.vn/dinh-duong-cho-tre-sinh-mo-2497/#respond Thu, 03 May 2018 04:15:15 +0000 http://benh2.vn/dinh-duong-cho-tre-sinh-mo-2497/ Tại buổi hội thảo "Vai trò của dinh dưỡng trong điều hòa bảo vệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sinh mổ" diễn ra Việt Nam mới đây, giáo sư Bengt Bjorksten khẳng định, phương pháp sinh là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột.

Bài viết Dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại buổi hội thảo “Vai trò của dinh dưỡng trong điều hòa bảo vệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sinh mổ” diễn ra Việt Nam mới đây, giáo sư Bengt Bjorksten khẳng định, phương pháp sinh là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột.

bé sinh mổ

Phương pháp sinh ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột

Khi được sinh bình thường, trong quá trình chuyển dạ, trẻ được tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn trong môi trường âm đạo của mẹ.

Trẻ sinh mổ, được sinh ra trong môi trường hoàn toàn vô khuẩn và thường có kèm theo sử dụng kháng sinh do đó sự phát triển hệ vi sinh đường ruột bị chậm lại. Điều này giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường dễ bị mắc một số bệnh lí kể cả những bệnh dị ứng trong giai đoạn sau này.

Bởi vậy, không có gì tốt hơn là trẻ sinh mổ đựơc dùng sữa mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch. Sữa mẹ được công nhận không chỉ chứa carbohydrates là thức ăn cho vi khuẩn có lợi mà còn chứa các vi khuẩn có lợi. Nhờ đó trẻ sinh mổ có thể tiếp nhận những lợi ích từ vi sinh khi bú mẹ, giúp cho hệ miễn dịch của trẻ phát triển như trẻ sinh thường, chống lại các căn bệnh dị ứng, nhiễm trùng và các bệnh khác.

Mặc dù cũng có những loại sữa bán trên thị trường có bổ sung vi sinh nhưng theo các chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng trong trường hợp trẻ không được bú mẹ đầy đủ. Và tất nhiên, sự bổ sung đó cũng không thể thay thế được sữa mẹ.

Benh.vn (Theo dantri)

Bài viết Dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dinh-duong-cho-tre-sinh-mo-2497/feed/ 0