Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:56:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/ https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/#respond Sun, 05 May 2024 07:27:15 +0000 http://benh2.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/ 10 tuổi, tròn một thập niên trẻ bắt đầu hiểu và ý thức được cuộc sống, thế giới quan xung quanh. Do đó cha mẹ nên dạy bé những bài học quan trọng dưới đây để giúp trẻ hình thành nhân cách, thái độ sống và bản lĩnh vững vàng.

Bài viết Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
10 tuổi, tròn một thập niên trẻ bắt đầu hiểu và ý thức được cuộc sống, thế giới quan xung quanh. Do đó cha mẹ nên dạy bé những bài học quan trọng dưới đây để giúp trẻ hình thành nhân cách, thái độ sống và bản lĩnh vững vàng.

dạy trẻ khi lên 10

Trẻ 10 tuổi cần được dạy những bài học quan trọng để hình thành nhân cách và thái độ sống đúng đắn

Học cách tôn trọng mọi người

Tôn trọng người khác bất kể giới tính hay độ tuổi là một điều quan trọng mà trẻ nên được dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ.

Luôn sẵn sàng bảo vệ quan điểm của bản thân. Nhiều người coi trọng giáo viên và những người khác còn hơn cả con cái họ. Đó là lý do khiến trẻ bất an và không dám thể hiện suy nghĩ của mình.

Lời khuyên: Hãy giải thích cho con hiểu tôn trọng là điều cần thiết nhưng dám nói lên quan điểm của mình cũng rất quan trọng.

Kiến thức quan trọng hơn điểm số

Đôi khi, cha mẹ giận dữ với con cái khi điểm số của con không đáp ứng kì vọng của mình. Tuy nhiên, điểm cao không có nghĩa là hiểu biết nhiều nên trẻ cần hiểu rằng kiến thức còn quan trọng hơn cả điểm số.

Không sợ phạm sai lầm

Không phải ai cũng có khả năng học hỏi từ những sai lầm của người khác và của chính bản thân mình. Vì thế, trẻ nên được cha mẹ khuyến khích tinh thần không sợ thất bại hay mắc lỗi.

Cha mẹ là người bạn của con

Cha mẹ không phải “kẻ thù” của con bởi vậy con hãy nói với cha mẹ khi cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, để trở thành bạn của con và khiến con tin tưởng, cha mẹ nên tránh la mắng con mà hãy cùng con trò chuyện và chia sẻ.

cha mẹ là người bạn của con

Dạy con rằng cha mẹ chính là người bạn thân của con

Nói với thầy cô khi con thấy không khỏe

Trẻ em không nên sợ hãi khi nói về các vấn đề sức khỏe của mình bởi sức khỏe của con còn quan trọng hơn điểm số hay sự tức giận của giáo viên.

Lời khuyên: Cha mẹ nên nhắc con sức khỏe là điều quan trọng và khi thấy không khỏe cần báo với thầy cô giáo.

Nếu không hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

Trẻ em nên được giáo dục từ sớm về kĩ năng đặt câu hỏi. Do đó hãy giúp con hiểu rằng thà hỏi khi không biết còn hơn là giả vờ như con biết tất cả mọi thứ.

Cha mẹ nên chỉ cho con biết rằng sống thành thật và tự trọng quan trọng hơn là làm hài lòng người khác.

Học cách nói “không”

Ngoài việc vâng lời trẻ còn biết nói “không” với người lớn, với giáo viên và chính bản thân con trong những trường hợp nhất định.

Theo thời gian, thói quen sẽ hình thành nên tính cách bởi vậy trẻ cần học tính cách mạnh mẽ chứ không phải là một người chỉ tuân theo mọi mệnh lệnh.

Bài viết Bật mí những điều cần dạy bảo khi trẻ lên 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bat-mi-nhung-dieu-can-day-bao-khi-tre-len-10-10016/feed/ 0
Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông https://benh.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/ https://benh.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/#respond Fri, 26 Apr 2024 05:22:10 +0000 http://benh2.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/ Trong khi hàng loạt các hoạt động vui chơi được tổ chức trên khắp các tỉnh thành nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cuốn hút hàng ngàn trẻ em thì không ít trẻ vẫn chưa hoà nhập được vào môi trường chung do nhút nhát, e dè... Biểu hiện của những đứa trẻ này là không tiếp xúc, trò chuyện, vui đùa với các bạn mà chỉ quanh quẩn bên cha mẹ, anh chị…Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông? Phương pháp để trẻ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong khi hàng loạt các hoạt động vui chơi được tổ chức trên khắp các tỉnh thành nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cuốn hút hàng ngàn trẻ em thì không ít trẻ vẫn chưa hoà nhập được vào môi trường chung do nhút nhát, e dè… Biểu hiện của những đứa trẻ này là không tiếp xúc, trò chuyện, vui đùa với các bạn mà chỉ quanh quẩn bên cha mẹ, anh chị…Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông? Phương pháp để trẻ hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Thời gian hình thành tính cách của trẻ

+ Thời gian bắt đầu hình thành tính cách của trẻ là từ 3 đến 5 tuổi.

+ Trẻ bộc lộ tính cách rõ rệt nhất khi bắt đầu vào học lớp 1 (7 tuổi).

Trẻ hình thành tính cách rõ rệt nhất năm lên 7 tuổi

Hai nhóm tính cách chính

+ Hướng nộị.

+ Hướng ngoại.

Hướng nội có đặc điểm:

+ Thực tế.

+ Lãnh đạm.

+ Nhu nhược.

+ Vô tình.

Hướng ngoại có đặc điểm:

+ Duy cảm.

+ Đa tình.

+ Hiếu hoạt.

+ Nhiệt tâm.

Thông thường, trẻ nhút nhát, e dè, ngại giao tiếp (không mạnh dạn trước đám đông) thuộc nhóm trẻ hướng nội.

Nguyên nhân khiến trẻ chưa mạnh dạn trước đám đông

+ Trẻ ít được giao tiếp với mọi người.

+ Trẻ chậm thích nghi với môi trường.

+ Do gia đình quá nuông chiều.

+ Cuộc sống gia đình không hạnh phúc.

Trẻ không mạnh dạn trước đám đông do gia đình quá nuông chiều

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp như: sự áp đặt của ông bà, cha mẹ, người thân, thầy cô, nhà trường, bạn bè, sự so sánh giữa trẻ này với trẻ khác về thành tích học tập … khiến trẻ thường rơi vào tình trạng stress nặng.

Làm thế nào để trẻ mạnh dạn trước đám đông

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Mục đích:

+ Bé cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc (đi học, đi đến nơi đông người…) để tránh bỡ ngỡ, hụt hẫng.

Phương pháp:

+ Nói chuyện với bé về nơi sẽ đến.

+ Mô tả về quang cảnh, giới thiệu một số bạn mới sẽ gặp để trẻ biết…

Cho trẻ chơi với những trẻ khác

Cho trẻ chơi với những trẻ khác để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn

Mục đích:

+ Tạo thói quen, giúp trẻ làm quen với các bạn.

+ Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, không còn cảm thấy nhút nhát, sợ sệt…

Phương pháp:

+ Đưa trẻ đến các sân chơi chung của trẻ em (trẻ cùng tuổi rất dễ chơi hay kết thân với nhau).

+ Đưa trẻ sang chơi cùng trẻ em hàng xóm.

+ Đưa trẻ đi tham quan, du lịch nơi đông người…

Luôn để trẻ được thoải mái

Mục đích:

+ Để cho trẻ được nói những gì mình muốn.

+ Trẻ không còn lo sợ bị cha mẹ mắng phạt…

Phương pháp:

+ Giải thích cho trẻ những gì cần làm là việc tốt đáng hoan nghênh: chào hỏi ông bà, người lớn tuổi; Những việc không được làm: vô lễ với người lớn, cấu em, tranh đồ chơi của bạn… là việc xấu.

Tạo cảm giác tin tưởng cho trẻ

day_tre_ky_nang_chong_Xam_hai

Cha mẹ tạo cảm giác tin tưởng để trẻ vượt qua cảm giác sợ sệt, lo lắng

Mục đích:

+ Giúp trẻ vượt qua cảm giác sợ sệt, lo lắng.

Phương pháp:

+ Động viên trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn.

+ Giúp trẻ thực hiện những điều trẻ muốn làm…

Trao đổi với mọi người về sự nhút nhát của trẻ

Mục đích:

+ Để mọi người biết trước tính nhút nhát của trẻ, tránh những cử chỉ, câu nói khiến trẻ sợ hãi…

+ Mọi người sẽ giúp trẻ dần thích nghi với môi trường mới.

Phương pháp:

+ Cha mẹ có thể gọi điện thoại, trao đổi với bạn bè, người thân về tính cách của trẻ trước chuyến đi  chơi, dã ngoại…

+ Chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ.

Lời kết

Trẻ em thường hay mắc phải chứng rụt rè, nhất là trước một đám đông những người lạ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không tự tin khi giao tiếp như: trẻ ít được giao tiếp, chậm thích nghi với môi trường cuộc sống, sự áp đặt của gia đình, so sánh giữa trẻ này với trẻ khác khiến trẻ thấy mình kém cỏi hơn …Lâu dần tính nhút nhát, ngại giao tiếp sẽ tạo thành thói quen, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ.

Vì vậy, để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với những người xung quanh, cha mẹ cần tìm hiểu tâm lý của trẻ, thường xuyên đưa trẻ đến những khu vực giành riêng cho trẻ nhỏ, chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ, giới thiệu cho trẻ về nơi sắp đến, bạn bè, những người sẽ gặp mặt để trẻ không bị đột ngột, hụt hẫng khi đến một môi trường mới lạ…

Bài viết Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giup-tre-manh-dan-truoc-dam-dong-5350/feed/ 0
Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/#respond Mon, 22 Apr 2024 05:22:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/ Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Nhật từ lâu đã vô cùng nổi tiếng với những cách dậy con khoa học và rất hiệu quả trong việc giúp hình thành nhân cách tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ. Các bậc làm cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo những bí quyết, những chân lý nuôi dạy con của người mẹ Nhật Bản để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc nuôi dạy con của chính gia đình mình.

Chăm sóc trẻ

– Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng. Con dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 bữa một ngày, thực phẩm phải cân bằng và phong phú.

– Không cần ép con ăn, lo con đói vì trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói.

– Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

– Nếu trẻ không thiếu canxi thì không cần bổ sung. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

– Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

– Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

– Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

– Không chiều chuộng bằng cách cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo.

– Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không uống quá 14 ngày.

– Con sốt phải đưa đến bệnh viện khám, cố gắng yêu cầu xét nghiệm máu.

– Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang

Bữa ăn của trẻ nhất định phải được diễn ra trong ghế ăn.

Dạy trẻ

– Điều quan trọng nhất ở trẻ không phải là cần quá thông minh. Quan trọng nhất là phải có một nhân cách tốt.

– Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

– Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

– Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

– Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

– Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

Lời kết

Dù mỗi gia đình, mỗi bậc làm cha, làm mẹ có một cách chăm sóc và giáo dục con riêng nhưng những bí quyết nuôi dạy trẻ trên đây của Nhật Bản – một đất nước sản sinh ra những con người tuyệt vời cả về trí tuệ lẫn nhân cách, những con người luôn mang trong mình ý chí vươn lên, cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ vẫn rất đáng để chúng ta quan tâm và tham khảo.

Bài viết Những bí quyết nuôi dạy con của người Nhật nhất định nên tham khảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bi-quyet-nuoi-day-con-cua-nguoi-nhat-nhat-dinh-nen-tham-khao-5347/feed/ 0
Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:03:54 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/ Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng không thể chỉ đơn giản là điều chỉnh từ hướng dẫn sử dụng thuốc cho người lớn mà cần có một nguyên tắc riêng biệt, thậm chí những chỉ định và chống chỉ định khác biệt. Benh.vn sẽ đề cập tới nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em trong bài viết này.

Thận trọng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liệu pháp dùng thuốc an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đòi hỏi phải có sự hiểu biết về những thay đổi trong quá trình trưởng thành đã tác động đến tác dụng, chuyển hóa và độ thanh thải hoàn toàn của thuốc.

Điều chỉnh liều lượng khi sử dụng thuốc ở trẻ em

Hầu như tất cả các thông số dược động học thay đổi theo lứa tuổi. Liều lượng thuốc ở trẻ em tính theo mg/kg, cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (trong thời kỳ sau dậy thì) và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không, có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Lưu ý về đường dùng thuốc ở trẻ em

Trong mọi trường hợp nên tránh tiêm bắp thịt và gây đau cho trẻ

Phải đặc biệt coi trọng việc ghi đơn thuốc thật rõ ràng, hàm lượng thuốc. Mặc dù các loại thuốc nước chế sẵn phù hợp với các trẻ nhỏ nhưng thuốc pha có chứa nhiều đường có khả năng gây sâu răng. Vì vậy khi dùng thuốc dài ngày, tốt hơn là nên dùng các thuốc không có đường.

Ðối với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước với liều lượng dưới 5 ml, cần một bơm hút chia thể tích, khi cho uống thuốc cần thông báo để bố mẹ không cho bất kỳ loại thuốc nào vào trong bình sữa vì thuốc có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa, làm như vậy có thể số lượng thuốc đưa vào cơ thể bị thiếu hụt nếu bệnh nhi không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

Cuối cùng cần lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em

Liều lượng thuốc cho trẻ em

Liều lượng thuốc ở trẻ em trong Dược thư quốc gia Việt Nam trong đa số trường hợp đã được ghi trong chuyên luận của riêng từng thuốc, trừ khi thuốc được khuyến cáo không dùng cho trẻ em.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo cân nặng hoặc tuổi

Liều lượng thuốc thường căn cứ vào cân nặng cơ thể (thể trọng tính bằng kilogam) hoặc theo tuổi: Mới đẻ (tháng đầu), cho đến 1 tuổi (trẻ nhỏ), 1 – 5 tuổi, 6 – 12 tuổi.

Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em có thể dựa trên liều lượng của người lớn bằng cách căn cứ tuổi, thể trọng hay diện tích bề mặt cơ thể hoặc phối hợp các yếu tố trên. Phương pháp tốt nhất là dựa trên diện tích bề mặt cơ thể.

Liều lượng thuốc ở trẻ em theo thể trọng

Thể trọng cơ thể được dùng để tính liều biểu thị bằng mg/kg; trẻ em có thể phải cần một liều lượng cho mỗi kg thể trọng cao hơn người lớn vì tốc độ chuyển hóa ở trẻ em cao hơn. Nhiều yếu tố khác cũng cần phải tính đến. Ví như tính liều theo thể trọng cho các cháu béo phì cần phải dùng liều cao hơn nhiều. Trong những trường hợp này, liều phải được tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao và độ tuổi.

Theo diện tích bề mặt cơ thể

Sử dụng yếu tố diện tích bề mặt cơ thể làm cho việc tính liều lượng thuốc ở trẻ em chính xác hơn so với thể trọng. Vì rất nhiều hiện tượng sinh lý có tương quan với nhau tốt hơn trong diện tích bề mặt cơ thể. Diện tích bề mặt trung bình của một nam giới nặng 70 kg vào khoảng 1,8 m2. Như vậy có thể dùng công thức sau đây để tính liều lượng thuốc cho trẻ em:

Liều lượng ước lượng cho bệnh nhi = S bề mặt cơ thể (m2) x liều người lớn/1,8.

Bảng tính sẵn theo tỷ lệ phần trăm dưới đây có thể dùng để tính liều lượng thuốc cho trẻ em đối với các thuốc thông thường có sự cách xa giữa liều điều trị và liều độc.

Các trẻ đẻ thiếu tháng cần giảm liều tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Liều lượng thuốc tính toán theo diện tích bề mặt cơ thể chính xác hơn và diện tích này có thể tính từ chiều cao và cân nặng..

Số lần dùng thuốc trong ngày

Các kháng sinh thường dùng cách 6 giờ một lần. Cần linh hoạt khi dùng thuốc cho trẻ em để tránh đánh thức trẻ về đêm, thí dụ thuốc dùng trong đêm có thể cho trẻ uống lúc bố mẹ đi ngủ.

Khi sử dụng một thuốc mới hay thuốc có khả năng gây ngộ độc, liều lượng thuốc do nhà sản xuất khuyến cáo cần được thực hiện nghiêm túc.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-thuoc-o-tre-em-1904/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/#respond Tue, 02 Apr 2024 07:56:17 +0000 https://benh.vn/?p=46763 Mặc dù có một số biện pháp phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản tại nhà, tuy nhiên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ vẫn là quan trọng nhất. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khó chịu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng xấu đi nào cũng phải được báo cáo để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù có một số biện pháp phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản tại nhà, tuy nhiên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ vẫn là quan trọng nhất. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khó chịu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng xấu đi nào cũng phải được báo cáo để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

trà xanh

Một số món ăn dành cho trẻ viêm phế quản được áp dụng tại các nước phương Tây

Quả tầm xuân: là biện pháp điều trị nhà phổ biến nhất cho viêm phế quản ở trẻ em vì nó chứa một nguồn vitamin c và chất flavonoid dồi dào, rất hữu ích cho việc làm lỏng chất nhầy. Quả tầm xuân có thể có sẵn trong một số loại trà có hương vị trái cây đã khử caffein pha cho trẻ em bị viêm phế quản.

Nam việt quất: rất hữu ích trong việc chống lại nhiễm virus vì nó làm suy yếu khả năng nhiễm trùng gây ra bởi vi trùng bám dính vào tế bào. Ta có thể trộn một chút nước ép nam việt quất với trà hoa hồng hoặc nước chanh vì đó là sự kết hợp hoàn hảo và được biết đến với vai trò bảo vệ cơ thể hữu hiệu.

Trà xanh: chắc hẳn chúng ta không xa lạ gì với vai trò tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng của trà xanh. Cũng chứa một hàm lượng flavonoid đủ lớn, trà xanh còn ngăn cản nhiễm trùng niêm mạc đường hô hấp hiệu quả. Trẻ em sẽ thích uống trà xanh nếu được pha với nước chanh và mật ong cũng như lượng đường vừa phải.

Trà cam thảo: có thể dễ dàng tìm mua trong các cửa hàng hoặc trên siêu thị. Đây là một trong những biện pháp điều trị tại nhà được sử dụng rộng rãi cho viêm phế quản và ho thông thường.

Mật ong: nhiều bác sĩ khuyên rằng nên dùng một thìa cà phê mật ong để làm dịu cơn ho do viêm phế quản. Tuy nhiên, mật ong chỉ được khuyến cáo cho trẻ em trên 1 tuổi vì nguy cơ bị đau dạ dày cao ở trẻ nhỏ.

mật ong

Bột nghệ: có thể pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly sữa và uống 2-3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất. Để hiệu quả hơn, cần cung cấp sữa và đồ uống nghệ vào sáng sớm khi dạ dày còn rỗng và trước khi đi ngủ. Thực phẩm này sẽ không gây hại cho dạ dày của trẻ.

Các phương pháp kết hợp khác

Chườm nóng: chườm nóng trên lưng và ngực của trẻ có thể giúp làm giảm tác động của viêm phế quản ở trẻ em. Đây là biện pháp khắc phục tự nhiên phổ biến nhất đối với viêm phế quản và có thể giảm đau ngay lập tức cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ của khăn để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.

Chà xát ngực: có thể kết hợp với một số loại tinh dầu có mùi dịu nhẹ khiến trẻ dễ chịu, song nên lưu ý nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc đã từng kích ứng da với các loại tinh dầu trước đây.

Xúc miệng, xịt mũi bằng nước muối sinh lý: đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để giữ sạch đường hô hấp trên của trẻ. Nhược điểm là xúc miệng chỉ được áp dụng với trẻ trên 3 tuổi, những trẻ nhỏ hơn nên được cha mẹ vệ sinh miệng bằng khăn mềm mỗi ngày.

trà cam thảo

Nhiều trẻ có thể không thích những thực phẩm được liệt kê phía trên, nên lúc này cha mẹ đừng quên bổ sung đủ nước cho trẻ. Việc xuất tiết nhiều đờm và sốt sẽ khiến trẻ bị mất nước, càng làm cơ thể mệt mỏi. Hãy động viên trẻ uống nhiều nước, nếu uống được orezol sẽ càng tốt, và theo dõi triệu chứng của trẻ để đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/feed/ 0
Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/ https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/#respond Wed, 27 Mar 2024 04:48:01 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/ Mùa hè là thời điểm khiến con người mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vì cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con? Benh.vn sẽ đưa ra những gợi ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp các bé khỏe mạnh và chóng lớn.

Bài viết Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè là thời điểm khiến con người mệt mỏi và dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ vì cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con? Benh.vn sẽ đưa ra những gợi ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp các bé khỏe mạnh và chóng lớn.

1. Các nhóm thực phẩm cần cho bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trẻ cần bổ sung từ 50 – 60 dưỡng chất khác nhau. Vì vậy trong chế độ ăn của trẻ, cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Các nhóm thức ăn nên bổ sung đầy đủ cho trẻ bao gồm: tinh bột, chất đạm, sắt, chất xơ…

Nhóm thức ăn giàu tinh bột

  • Bánh mỳ.
  • Gạo.
  • Các loại ngũ cốc:…

Nhóm thức ăn giàu chất đạm

Thực phẩm từ động vật:

  • Thịt: lợn, bò, gà…
  • Cá và các chế phẩm từ cá.
  • Tôm, lươn, cua…
  • Trứng.
  • Các loại sữa.

….

Thực phẩm từ thực vật:

  • Đậu tương, đậu đỗ
  • Các loại đậu: đen, xanh…
  • Lạc, vừng.

Nhóm thức ăn giàu chất sắt:

  • Thịt nạc: Các loại thịt màu đỏ, đặc biệt là thịt bò.
  • Rau xanh: Các loại rau cải như cải bắp, cải xanh, cải xoong, rau dền, rau muống…
  • Trái cây: Mơ, hạnh nhân, hạt mè, dưa hấu…

Nhóm thức ăn giàu chất xơ:

  • Các loại quả: táo, đu đủ, quả bơ, các loại quả mọng…
  • Lúa mạch, bột yến mạch và ngũ cốc.
  • Bông cải xanh, đậu, quả Atiso.

2. Chế độ ăn uống

  • Cho bé ăn nhiều nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí…
  • Bữa ăn của bé cần chia nhỏ và nên có canh…
  • Bổ sung những bữa ăn phụ bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan…

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn sữa chua 1-2 cốc/ ngày để giúp tiêu hoá tốt và uống thêm 400- 500ml sữa/ngày. Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem.

3. Cách chế biến thức ăn

Để bé ăn ngon miệng hơn, quan trọng là cách chế biến. Các mẹ nên chế biến các món canh vừa mát vừa bổ lại dễ ăn như canh cua mồng tơi, mướp, rau đay hay canh chua nấu thịt băm với sấu hoặc me, hạn chế các món xào rán khó ăn trong mùa hè.

Điều này giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, các mẹ nên chú ý tạo màu sắc và mùi vị thức ăn sinh động để hấp dẫn khẩu vị.

Chế biến các món canh mát, bổ cho bé (Ảnh minh họa)

4. Chú ý bổ sung nước

Thời tiết mùa hè nóng nực khiến trẻ ra rất nhiều mồ hôi, dẫn đến thiếu nước. Vì vậy, các mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên (kể cả khi trẻ không đòi), lượng nước đủ là khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.

Đồ uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây…

Đối với các trẻ lớn nên chế biến các món ăn có nhiều nước như: cháo, súp, bún, mỳ, phở, cho trẻ ăn thêm vào các bữa phụ khi mà trẻ ăn ít cơm.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sinh tố, nước hoa quả, sữa chua, sữa tươi trong tủ để trẻ có thể ăn bất kỳ lúc nào chúng muốn.

5. Bổ sung các nguồn cung cấp vitamin

Với sự thất thoát nhiệt lượng và chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất. Trẻ có thể mải mê, ham chơi mà quên mất ăn nhẹ hay uống nước khiến chúng dễ bị cảm, mệt và suy giảm miễn dịch.

Trái cây là một trong những nguồn cung cấp khá nhiều vitamin và dưỡng chất, chất xơ cho trẻ và giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè.

Những loại quả như: dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ hay dứa… rất phổ biến trong mùa hè mà lại tốt cho sức khỏe của bé.

6. Lựa chọn thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì để tăng cường miễn dịch cho trẻ, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm để có đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn).

  • Nên chọn trái cây giàu sinh tố như: cam, xoài, lê, đu đủ, nho… và cho bé ăn bằng cách ép lấy nước cốt, sau đó cho bé uống từng ít một.

Các loại nước sinh tố rất tốt cho sức khỏe của bé (Ảnh minh họa)

  • Đối với rau củ, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: bí đỏ, các loại đậu, súp lơ, cà chua, rau ngót…
  • Kết hợp thịt, cá, trứng trong khẩu phần ăn sẽ cung cấp thêm vitamin A, B9, B6, B12, kẽm, selen làm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

7.Những cấm kỵ khi cho trẻ ăn uống trong mùa hè

  • Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì thận sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ khát nước.
  • Không cho trẻ ăn những món có nhiều loại gia vị cay nóng: ớt, tiêu, gừng… không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.
  • Không nên lưu trữ thức ăn của trẻ quá lâu, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn trong mùa hè, ôi thiu – rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
  • Không cho bé ăn kem vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.

Lời kết

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những ngày hè, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thời tiết và tuổi của các bé. Đặc biệt chú trọng các khoáng chất và các loại vitamin để cơ thể của bé chuyển đổi nhiệt một cách dễ dàng hơn.

Bài viết Chế độ ăn đảm bảo sức khỏe của bé trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-dam-bao-suc-khoe-cua-be-trong-nhung-ngay-he-4019/feed/ 0
Chuối, món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ https://benh.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/ https://benh.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/#respond Tue, 26 Mar 2024 05:32:02 +0000 http://benh2.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/ Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và vô cùng dễ chế biến. Vậy chuối có tác dụng tốt thế nào cho trẻ và chế biến các món ăn dặm cho trẻ từ chuối ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Chuối, món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và vô cùng dễ chế biến. Vậy chuối có tác dụng tốt thế nào cho trẻ và chế biến các món ăn dặm cho trẻ từ chuối ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Lợi ích cho sức khỏe mà chuối mang lại

  • Chuối chứa hàm lượng lớn vitamin B6, C và B2, Kali
  • Một quả chuối chứa 400mg kali đủ nhu cầu kali cho trẻ trong một ngày.
  • Chuối có thể cho bé ăn ngay sau khi nghiền nhuyễn hoặc trộn vào các loại rau quả khác hoặc bột ăn dặm của trẻ.
  • Trong chuối có nhiều chất xơ có thể ngừa bệnh táo bón cho trẻ.
  • Trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể.
  • Chuối còn được biết đến như một loại thuốc kháng acid rất hiệu quả, chống tổn thương và viêm loét dạ dày.

Trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể.

Cách chọn chuối cho trẻ ăn dặm

Nên chọn chuối thế nào

  • Da quả thường có chấm màu đen.
  • Chuối có màu vàng chấm hồng, có những vạch màu đen.
  • Ngoài vỏ có nếp nhăn.

Không nên chọn những quả chuối có đặc điểm sau

Những quả có vỏ màu vàng, không tì vết vì những quả chuối này thường do người bán thúc bằng nhiều cách để chuối chín nhanh. Bởi thông thường khi thu hoạch chuối, bà con thường thu hoạch trước khi quả chín. Không những độc hại mà khi ăn những quả chuối này cũng không ngon, thường có vị chát.

Những món ăn dặm cho trẻ từ chuối dễ chế biến

Chuối nghiền trộn sữa

  • Chuẩn bị 1 quả chuối, 30ml sữa công thức.
  • Tán nhuyễn phần chuối đã được bỏ hạt và xơ vỏ, trộn đều với sữa là đã có món chuối trộn thơm ngon. Tuỳ vào tháng tuổi và khả năng ăn đặc của trẻ mà mẹ điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp.

chuoi-nuong

Chuối nướng cho trẻ ăn dặm.

Chuối nướng

  • Chuẩn bị 2 quả chuối, hai thìa bơ.
  • Đun nóng chảy 2 thìa bơ trong chảo nhỏ, cho chuối đã được thái lát mỏng/nhỏ vào đảo qua cho chuối được ngấm bơ.
  • Sau khi rán sơ qua, nếu mẹ thấy miếng còn to và bị dính thì có thể nghiền ra cho trẻ ăn. Món ăn này rất thơm ngon béo ngậy và lạ miệng giúp trẻ kích thích vị giác. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm táo nghiền vào cũng giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Bánh trứng chuối

  • Chuẩn bị 2 quả chuối, 3 lòng đỏ trứng, nửa cốc sữa công thức.
  • Cho hỗn hợp trên vào máy xay đánh nhuyễn, hoặc cho vào bát rồi lấy thìa trộn đều sao cho hỗn hợp được mịn và dẻo.
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn nướng trong 20 phút ở nhiệt độ 350 độ. Mẹ cần kiểm tra bánh 10 phút một lần, vì độ dày/mỏng của hỗn hợp được đổ ra có thể ảnh hưởng đến bánh. Khi bánh chín, bề mặt sẽ có các khe nứt. Để kiểm tra, mẹ có thể lấy dao chọc vào tâm bánh, khi rút ra nếu dao sạch không dính hỗn hợp có nghĩa món ăn đã thành công.

Bột chuối

  • Chuẩn bị 1 quả chuối chín nhỏ, 1-2 thìa bột gạo ăn dặm, 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Dùng thìa dầm cho đến khi chuối mịn. Trộn bột gạo vào sữa rồi khuấy cùng chuối. Điều chỉnh lượng sữa và bột gạo để món ăn lỏng hoặc đặc hơn.

Sinh tố bơ chuối.

Sinh tố bơ chuối

  • Chuẩn bị ¼ quả bơ, ½ quả xoài chín, ½ quả chuối chín, 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Nghiền nhuyễn hỗn hợp trên. Cho vào 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức là đã có một món ăn dặm bổ dưỡng thơm ngon cho trẻ

Sinh tố dâu tây, chuối

  • Chuối bóc vỏ và thái chuối thành nhiều miếng nhỏ. Nếu mẹ nào cẩn thận hơn thì rửa chuối với hỗn hợp gồm ba phần nước và một phần dấm trắng để loại bỏ vi khuẩn bám ngoài vỏ. Rửa chuối dưới vòi nước đang chảy, sau đó để ráo mới bóc vỏ. Nhớ cắt bỏ hai đầu nếu những chỗ ấy bị nhũn hay có màu nâu.
  • Dùng máy xay sinh tố nghiền nhuyễn chuối cho đến khi nhuyễn, mịn. Chuối sau khi xay có màu đậm hơn. Các mẹ có thể thêm sữa mẹ vào để làm loãng hỗn hợp thay vì cho nước lọc.

Sữa chua trộn chuối và mơ

  • Chuẩn bị 1 quả mơ, 2 thìa sữa chua, 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.
  • Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.

Lời kết

Chuối là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Bổ sung chuối vào trong thực đơn ăn dặm sẽ giúp trẻ hấp thụ nhiều vitamin cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời chuối có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn dặm phong phú kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bài viết Chuối, món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuoi-mon-an-dam-bo-duong-cho-tre-5700/feed/ 0
Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc rượu, dầu hỏa https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/ https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/#respond Fri, 15 Mar 2024 07:20:58 +0000 http://benh2.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/ Trẻ nhỏ do nghịch ngợm, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên thường gặp những “tai nạn” bất ngờ. Theo thống kê, thời gian qua các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc rượu, ngộ độc dầu hỏa gây nguy hiểm đến tính mạng…

Bài viết Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc rượu, dầu hỏa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhỏ do nghịch ngợm, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên thường gặp những “tai nạn” bất ngờ. Theo thống kê, thời gian qua các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc rượu, ngộ độc dầu hỏa gây nguy hiểm đến tính mạng…

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.100-1.200 trẻ bị các loại tai nạn thương tích, đặc biệt trong mùa hè số trẻ bị tai nạn, kể cả uống nhầm hóa chất, tăng hơn so với bình thường.

Lỗi một phần do gia đình

Bé V, T uống nhầm dầu hỏa

Theo thông tin từ gia đình, bé V. sang nhà hàng xóm chơi, thấy một chai nước ngọt dưới gầm bàn, bé đã lấy uống khoảng nửa chai. Ngay sau đó gia đình phát hiện mặt bé đỏ, nôn, người co giật, hơi thở có nhiều mùi rượu nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hàm Yên cấp cứu, sau đó bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang điều trị.

Tương tự, trường hợp bé T. Khi chơi trong nhà bé lấy dầu hỏa trong chai để dưới gầm bàn thờ rồi mở nắp uống. Sau khi uống bé ho nhiều, nhiều đờm dãi, da mặt tím tái, khó thở nên gia đình chuyển ngay bé đi cấp cứu.

Hiện cả hai bé đã được điều trị an thần, truyền dịch, dùng kháng sinh, chống viêm, làm các xét nghiệm cần thiết.

Lời khuyên của chuyên gia

Bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên tận dụng các loại vỏ chai đựng nước đã dùng hết để đựng rượu, dầu đốt đèn hay hóa chất. Nếu gia đình có chai lọ chứa các dung dịch dạng này cần để ở ngoài tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp trẻ uống nhầm loại nước này gây ngộ độc.

Khi phát hiện trẻ uống nhầm rượu, dầu hỏa hoặc các hóa chất khác, gia đình cần nhanh chóng đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, giải độc. Khi đi mang theo chai trẻ uống nhầm để các bác sĩ xác định được loại độc nào để có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Gây nôn khi trẻ uống nhầm rượu, ngược lại trẻ uống nhầm dầu hỏa không được gây nôn

Các bác sĩ cũng cảnh báo trẻ uống nhầm rượu có thể suy hô hấp, rối loạn nhịp tim và thần kinh, uống nhiều có nguy cơ tử vong. Nếu trẻ uống nhầm rượu, gia đình nên gây nôn (ói) cho trẻ ngay.

Tuy nhiên, trẻ uống nhầm dầu hỏa có thể gây suy hô hấp, khó thở nặng, gia đình cần bình tĩnh đưa trẻ đến bệnh viện, không tự ý gây nôn cho trẻ do khi gây nôn, hóa chất có thể tràn vào khí quản làm trẻ viêm phổi, tổn thương phế nang với tình trạng nặng hơn thông thường.

Bài viết Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc rượu, dầu hỏa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-xu-ly-khi-tre-bi-ngo-doc-ruou-dau-hoa-9681/feed/ 0
Tiêu chuẩn chọn sữa công thức cho con các bà mẹ nên biết https://benh.vn/tieu-chuan-chon-sua-cong-thuc-cho-con-cac-ba-me-nen-biet-5828/ https://benh.vn/tieu-chuan-chon-sua-cong-thuc-cho-con-cac-ba-me-nen-biet-5828/#respond Sun, 14 Jan 2024 05:34:26 +0000 http://benh2.vn/tieu-chuan-chon-sua-cong-thuc-cho-con-cac-ba-me-nen-biet-5828/ Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhưng có một số nguyên nhân khiến trẻ không thể bú mẹ vì vậy các bậc cha mẹ đã chọn sữa công thức cho con để thay thế nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Bài viết Tiêu chuẩn chọn sữa công thức cho con các bà mẹ nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhưng có một số nguyên nhân khiến trẻ không thể bú mẹ vì vậy các bậc cha mẹ đã chọn sữa công thức cho con để thay thế nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sữa công thức dành cho trẻ ở mọi độ tuổi với những quảng cáo vô cùng hấp dẫn như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển vượt trội khiến nhiều gia đình băn khoăn không biết chọn loại sữa nào cho con mình.

Vậy thế nào là sữa công thức đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn để chọn sữa công thức cho trẻ thế nào hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Sữa công thức đảm bảo chất lượng là thế nào?

Khi được phát triển cùng lúc cả thể chất, trí não và hệ miễn dịch trẻ mới có thể phát triển toàn diện. Sữa công thức đảm bảo chất lượng phải:

Bổ sung đủ các chất DHA, ARA, choline, betaglucan… những dưỡng chất mới cần thiết cho nhu cầu nhu dinh dưỡng của trẻ, hỗ trợ phát triển trí não và hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, từ đó tăng khả năng học hỏi.

Phải được phát triển và sản xuất dựa trên những bằng chứng khoa học cụ thể, phải phù hợp với các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng nhi khoa uy tín như: WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), EFSA (Ủy ban An toàn Thực phẩm châu Âu) và phải được công nhận về lợi ích của nó đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

tre-bu-binh

Khi được phát triển cùng lúc cả thể chất, trí não và hệ miễn dịch trẻ mới có thể phát triển toàn diện.

– Phải chứa những thành phần dinh dưỡng cần thiết phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ như: đạm, đường, acid béo… và đầy đủ những dưỡng chất có lợi như: DHA, ARA, cholin. Những nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng, việc bổ sung DHA và ARA cho trẻ trong những năm đầu đời sẽ có tác động tích cực trong việc phát triển trí não và thị lực cho trẻ.

Theo khuyến cáo mới nhất của Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm châu Âu năm 2009, hàm lượng DHA trong sữa công thức phải ở mức 0,3% trong tổng số các chất béo, nhằm bảo đảm giúp trẻ phát triển tốt về thị lực và hệ miễn dịch.

Tiêu chuẩn chọn sữa công thức tốt cho trẻ

Chọn loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ nhất để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần… Và công thức các loại sữa này ngoài các thành phần thông thường (đạm, đường, chất béo và các vitamin, khoáng chất thiết yếu) còn cần có một số dưỡng chất bổ sung đặc biệt như choline, DHA, ARA, beta-glucan, prebeotic… các dưỡng chất này phải tuân thủ các khuyến cáo về hàm lượng bổ sung với tỉ lệ phù hợp.

Chọn các loại sữa công thức được sản xuất trên các quy trình hiện đại, nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sữa theo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm: GMP, ISO, ICE.

Lựa chọn sữa phù hợp độ tuổi bởi với mỗi độ tuổi khác nhau trẻ cần những nguồn dinh dưỡng và tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng khác nhau.

Chọn các loại sữa đã nhận được các chứng nhận khoa học, kiểm chứng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng nhi khoa uy tín: JECFA (Ủy ban Chuyên gia phối hợp của FAO/WHO – Tổ chức Lương Nông/Tổ chức Y tế Thế giới), CODEX (Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế), EFSA (Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu).

Lựa chọn loại sữa có hương vị mà trẻ thích uống.

Lựa chọn sữa phù hợp độ tuổi bởi với mỗi độ tuổi khác nhau trẻ cần những nguồn dinh dưỡng và tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng trong công thức sữa khác nhau nhằm đảm bảo sự hấp thu tốt nhất các dưỡng chất. Vì vậy, khi mua sữa, mẹ hãy đảm bảo chọn sữa đúng độ tuổi của trẻ.

Lựa chọn sữa phù hợp tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Trẻ thiếu tháng, nhẹ cân nên uống các loại sữa có nhiều năng lượng, sữa nguyên kem và các chất dinh dưỡng hỗ trợ chiều cao (Vitamin D, Canxi, Photpho…) để nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng của trẻ cùng lứa tuổi.

  1. Trẻ béo phì nặng trên ba tuổi hoặc thừa cân trên sáu tuổi thì dùng sữa ít béo hay sữa không béo, không cho trẻ uống sữa nguyên kem vì dễ khiến trẻ mắc bệnh béo phì.
  2. Những trường hợp bệnh lý có liên quan đến dùng sữa như dị ứng, tiêu chảy kéo dài, tắc mật, trào ngược, táo bón… thì cha mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng trước khi chọn 1 nhãn sữa nào đó cho trẻ.

Lựa chọn loại sữa hợp với trẻ, có hương vị mà trẻ thích uống, không nên đổi sữa thường xuyên.

Nếu dùng một loại sữa trong một thời gian thấy trẻ tăng cân tốt, không dị ứng, đi tiêu phân tốt… thì loại sữa đó phù hợp với trẻ và nên duy trì, không nên đổi sữa thường xuyên.

Chọn sữa phù hợp tình hình kinh tế của gia đình: Chi phí cho việc mua sữa của trẻ hàng tháng cũng cần tính toán trong ngân sách thu chi của gia đình bởi nhu cầu về sữa của trẻ tăng rất nhanh theo độ tuổi. Nếu uống sữa công thức hoàn toàn trong một tháng đầu đời thì trẻ cần từ 4-6 hộp 400g một tháng. Ở trẻ lớn, mỗi ngày cần khoảng từ 2–3 ly sữa (ly 200ml).

Chọn các loại sữa của những nhãn hàng uy tín, có chứng nhận đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và quan trọng nhất là phải còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn không hư hỏng.

Lời kết

Với những trẻ vì một lý do nào đó không thể bú sữa mẹ thì sữa công thức là lựa chọn tối ưu nhất cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trên thị trường có vô vàn các loại sữa công thức với những lời quảng cáo hấp dẫn, để chọn cho trẻ loại sữa phù hợp, đảm bảo chất lượng và tốt nhất các bậc cha mẹ nên tham khảo những tiêu chuẩn chọn sữa cho con trong bài viết trên đồng thời tham khảo thêm ý kiến tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Bài viết Tiêu chuẩn chọn sữa công thức cho con các bà mẹ nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tieu-chuan-chon-sua-cong-thuc-cho-con-cac-ba-me-nen-biet-5828/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/#respond Fri, 05 Jan 2024 13:58:26 +0000 https://benh.vn/?p=46678 Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh và dần dần trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, gai người, ho, khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và khó thở.

Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Cung cấp đủ dịch

Bồi phụ đầy đủ dịch là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em viêm phổi. Cần phải đảm bảo trẻ uống đủ nước và không bị mất nước.

Tre-em-uong-nuoc

Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc sữa bột. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, sữa nguyên chất là thức uống được khuyên dùng. Các loại thức uống khác như nước lọc, nước trái cây, siro hoa quả, nước ngọt không có ga…nên được cho trẻ uống thường xuyên. Đặc biệt nước chanh, nước táo và nước gà rất có tác dụng trong việc long đờm và giãn cơ hô hấp. Khi trẻ ăn uống nhiều sẽ dễ khiến trẻ mệt mỏi, vì vậy, nên cho trẻ ăn đầy đủ và kịp thời.

Chế độ ăn giàu năng lượng

Theo Hiệp hội dinh dưỡng hoa kì, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng, phòng ngừa tình trạng sụt cân, giúp cơ thể phục hồi và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa 1 ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Các loại đồ uống có hàm lượng calo cao như sữa nguyên nhất, nước trái cây nguyên chất, nước giải khát không có ga nên được sử dụng. Một số nơi trên thế giới có thể thêm bột protein vào đồ uống của trẻ.

Nên chọn cá loại thực phẩm giàu chất béo và đạm như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, phô mai. Hoặc có thể bổ sung calo và thức ăn bằng cách sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật, mayonnaise…

thuc-pham

Trái cây, rau quả và ngũ cốc

Trái cây, rau quả và ngũ cốc cung cấp rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể. Chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt chuông, cam, táo và dưa hấu. Quercetin, chất làm các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ, đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng ức chế sản xuất và giải phóng histamine (chất chịu trách nhiệm về các triệu chứng dị ứng).

Ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, bánh mỳ đen, lúa mạch, gạo cung cấp cho trẻ các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do sinh ra trong quá trình mang bệnh.

Các nguồn thực phẩm khác

Nên cho trẻ uống các thức uống giàu calo như sữa nguyên chất. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và trứng cung cấp cho cơ trẻ trẻ các lợi khuẩn và vitamin E. Trong khi các lợi khuẩn giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể, thì vitamin E là một chất chống oxy hóa rất quan trọng.

Một số phương pháp trị liệu khác

Trung tâm y tế trường đại học Marryland Hoa Kỳ đã đưa ra một số liệu pháp tiềm năng.

Cho trẻ dùng mật ong là một cách hiệu quả giúp giảm ho và đau họng. Có thể thêm mật ong vào các loại trà thảo mộc hoặc chỉ đơn giản pha nước mật ong. Tuy nhiên, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

mat-ong-chanh

Các loại thảo mộc khác như bạc hà, cỏ xạ hương, bạch đàn cũng được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng hô hấp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc cho trẻ bị viêm phổi.

Xem thêm: Bệnh viêm phổi trẻ em

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/feed/ 0