Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 24 Jul 2019 08:39:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Độ tuổi nào trẻ quấy đêm nhiều nhất? https://benh.vn/do-tuoi-nao-tre-quay-dem-nhieu-nhat-55216/ https://benh.vn/do-tuoi-nao-tre-quay-dem-nhieu-nhat-55216/#respond Thu, 21 Feb 2019 03:31:52 +0000 https://benh.vn/?p=55216 Khi chăm con, bố mẹ chắc chắn sẽ gặp những thời điểm bỗng dưng bé trằn trọc, quấy khóc kéo dài nhiều ngày. Cùng Benh.vn tìm hiểu đó là những thời điểm nào để có sự chuẩn bị tốt nhất, cùng con "vượt qua".

Bài viết Độ tuổi nào trẻ quấy đêm nhiều nhất? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi chăm con, bố mẹ chắc chắn sẽ gặp những thời điểm bỗng dưng bé trằn trọc, quấy khóc kéo dài nhiều ngày. Cùng Benh.vn tìm hiểu đó là những thời điểm nào để có sự chuẩn bị tốt nhất, cùng con “vượt qua”.

Bé được 5 tuần tuổi

Sau khi đầy tháng, bé bắt đầu có sự phát triển các giác quan và đặc biệt mạnh mẽ vào tuần thứ 5. Bé trở nên tỉnh táo hơn, chú ý đến mọi thứ xung quanh nhiều hơn khiến bé có cảm giác choáng ngợp và quấy khóc nhiều.

Giai đoạn này, giấc ngủ của bé thường bị gián đoạn, ngủ thường không sâu giấc, thậm chí bé quấy khóc suốt đêm. Vì thế, mẹ cần cho bé bú đúng cữ để đảm bảo bé luôn được no bụng và đảm bảo bé không bị nóng quá hay lạnh quá.

Bé được 8 – 9 tuần tuổi

Giai đoạn này, bé bắt đầu nhận ra và thực hiện 1 số hành vi lặp đi lặp lại ví dụ như chóp chép miệng. Bé tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Chính điều này khiến bé trở nên “khó ở” hơn và giấc ngủ của bé cũng rối loạn hơn.

Mẹ hãy tạo cho bé 1 môi trường ngủ lý tưởng: giảm ánh sáng và tiếng ồn. Hãy cho bé đi ngủ theo 1 khung giờ cố định để rèn thói quen ngủ đúng giờ cho bé.

Bé được 12 tuần tuổi

Đây là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên của trẻ. Lúc này, việc vận động của bé trở nên nhịp nhàng và khéo léo hơn. Con sẽ bắt đầu biết lẫy, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn và thích nghe nhiều âm thanh hơn. Trẻ hoạt động nhiều hơn hẳn nên lịch ngủ vì thế cũng bị xáo trộn.

Bé được 15 – 19 tuần tuổi

Mẹ sẽ bắt đầu thấy bé biết cho tay vào miệng hoặc cầm nắm tất cả mọi đồ vật nhét vào miệng, biết nhìn theo mẹ bố, đẩy núm ti ra khi đã no. Bé nhận ra ảnh hưởng của các sự vật.

Giấc ngủ của bé vào nếp chưa được bao lâu thì mẹ đã phải đối mặt với giai đoạn bé tiếp tục ngủ thất thường này. Giai đoạn này, bé có thể quấy nhiều hơn, giấc ngủ chập chờn hơn.

Bé được 23 – 26 tuần tuổi

Bé bắt đầu lăn, trườn, bò và nghịch ngợm mọi thứ xung quanh. Bé sẽ có cảm giác lo lắng, bất an khi thấy mẹ đi xa, vì thế việc dỗ bé đi ngủ khó khăn hơn khi không có mẹ bên cạnh.

Bé được 33 – 37 tuần tuổi

Giai đoạn này, bé vận động nhanh nhẹn hơn. Bé có thể bò tốt hơn, bé đứng thẳng dễ hơn và chập chững tập đi. Đây cũng là thời điểm giấc ngủ của bé bị rối loạn nhiều nhất. Vì thế, mẹ cần tránh tạo ra quá nhiều thay đổi trong giấc ngủ của bé vì có thể khiến giấc ngủ của bé trở nên rối loạn hơn, bé quấy nhiều hơn và ít ngủ hơn.

Bé được 42 – 46 tuần tuổi

Con sẽ bắt đầu nói những từ đơn, biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn, thích chơi xếp chồng đồ vật và có những bước tiến mới trong các công việc đơn giản như mặc quần áo, ăn cơm… Đây cũng là một trong những giai đoạn bé bị rối loạn giấc ngủ, quấy khóc nhiều.

Bé được 52 – 55 tuần tuổi

Bé dần thể hiện sở thích cá nhân, chẳng hạn như thích chơi đồ chơi này chứ không phải loại khác. Vì sở thích cá nhân và tính cách độc lập bắt đầu bộc lộ nên việc đưa bé đi ngủ trưa và ngủ tối có thể gặp khó khăn và mẹ cần luôn sẵn tinh thần trước những cơn ăn vạ, chống đối của bé.

Bé được 61 – 64 tuần tuổi

Trẻ giai đoạn này tiếp thu rất nhanh trước những phản ứng của bố mẹ đối với chúng. Do đó, cha mẹ cần phải đưa ra những thông điệp chính xác, thiết lập khuôn khổ để đưa bé vào nề nếp. Vấn đề ngủ không chỉ đơn thuần là chuyện đi ngủ nữa mà trở thành vấn đề làm thế nào để rèn kỷ luật cho bé.

Bé được 72 – 76 tuần tuổi

Trẻ đã biết thay đổi hành vi và thái độ cho phù hợp với hoàn cảnh nhất định. Đó là lí do vì sao bạn lại thấy con có thể rất ngoan ngoãn, dễ bảo khi ở bên cô trông trẻ nhưng lại quấy khóc khi ở bên bố mẹ.

Tình trạng trẻ quấy khóc, mất ngủ ở những giai đoạn nhạy cảm trên là không tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng gặp phải tình trạng này. Vì thế, nếu bé nhà bạn có không may gặp phải tình trạng khó ngủ hay quấy khóc, ba mẹ cũng nên tìm cách cải thiện sớm tình trạng này.

Benh.vn

Bài viết Độ tuổi nào trẻ quấy đêm nhiều nhất? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/do-tuoi-nao-tre-quay-dem-nhieu-nhat-55216/feed/ 0
Mẹo hay dỗ bé bớt quấy khóc https://benh.vn/meo-hay-do-be-bot-quay-khoc-6189/ https://benh.vn/meo-hay-do-be-bot-quay-khoc-6189/#respond Tue, 03 Jul 2018 05:41:17 +0000 http://benh2.vn/meo-hay-do-be-bot-quay-khoc-6189/ Quấy khóc ở trẻ em là chuyện rất thường gặp, nhất là các bé nhỏ. Thông thường, các bé khóc vì một nguyên nhân nào đó gây đau đớn, khó chịu hoặc không thoải mái trong người… Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến việc các bé quấy khóc và một vài mẹ nhỏ giúp cha mẹ và người lớn có thể chăm sóc và chơi đùa với bé thoải mái hơn.

Bài viết Mẹo hay dỗ bé bớt quấy khóc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quấy khóc ở trẻ em là chuyện rất thường gặp, nhất là các bé nhỏ. Thông thường, các bé khóc vì một nguyên nhân nào đó gây đau đớn, khó chịu hoặc không thoải mái trong người… Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến việc các bé quấy khóc và một vài mẹ nhỏ giúp cha mẹ và người lớn có thể chăm sóc và chơi đùa với bé thoải mái hơn.

Tại sao bé quấy khóc?

1. Đói

Khi bé khóc, điều quan tâm đầu tiên là cha mẹ nên xác định xem bé có bị đói hay không? Thức ăn không làm bé ngưng khóc ngay, do đó, bạn có thể cho bé ăn từ từ đến no, khi đó bé sẽ hết quấy khóc.

2. Tã lót bị ướt hoặc bẩn

Một số bé sẽ khóc khi tã lót bị bẩn gây khó chịu. Do đó, cần chú ý thay tã lót cho bé để luôn được sạch sẽ, khô ráo bởi các bé rất thích sự ấm áp và thoải mái.

3. Nhiệt độ môi trường quá lạnh hoặc quá nóng

Bé thích được ủ ấm như lúc nằm trong bụng mẹ. Khi cảm thấy lạnh, bé sẽ khóc và chỉ ngưng khóc nếu được thay tã và ủ ấm. Ngược lại, quấn nhiều đồ cho bé dễ gây sự nóng bức và khiến bé dễ quấy khóc hơn. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn hãy mặc quần áo ấm cho trẻ một cách thích hợp nhất.

4. Trẻ đòi bế

Bé thích được nâng niu, ôm ấp, nhìn mặt cha mẹ, lắng nghe giọng nói, nhịp tim của mẹ, thậm chí là thích mùi của mẹ (đặc biệt là mùi sữa mẹ). Sau khi ăn và ợ hơi, bé luôn thích được mẹ bế trong lòng. Nhu cầu này thường chỉ xảy ra trong vài tháng đầu đời của cuộc sống trẻ thơ mà thôi.

5. Trẻ bị quá tải hoạt động

Bé quấy khóc lâu hơn bình thường sau khi đi nghỉ mát với nhiều thành viên trong gia đình. Đó là bởi bé đã nhận quá nhiều kích thích từ bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế, nựng nịu… dẫn đến bị quá tải với nhiều hoạt động. Lúc này, bạn nên giữ yên bé ở nơi yên tĩnh, không khí thoáng mát hoặc ru cho bé nằm ngủ.

6. Bé không được khỏe

Khi bé quấy khóc, người lớn nên kiểm tra xem bé có khỏe không? Xác định xem thân nhiệt của bé bình thường hay đang bị sốt, tiếng khóc của bé lúc bệnh khác với tiếng khóc lúc bình thường. Trẻ khóc thét có thể đau bụng (lồng ruột), có thể nhức đầu (viêm màng não) hoặc cơn khóc dạ đề (khóc đêm) do hạ calci máu. Đôi khi trẻ khóc do côn trùng cắn (kiến, bọ chét, muỗi đốt). Cần khẩn trương đưa bé đi bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Một số mẹo hay giúp cha mẹ dỗ bé thôi quấy khóc

1. Cuộn bé trong chăn

Với bạn, quấn chặt trong chăn sẽ khó chịu giống như mặc áo bó. Nhưng với một em bé đang quấy khóc thì cảm giác đó lại giống như được quay trở lại bụng mẹ vậy. Hãy cuộn đủ chặt để trẻ không cử động được chân tay một cách tự do, dần dần bé sẽ thấy ấm áp và thích thú hơn, không còn khóc nữa.

2. Thay đổi vị trí của bé

Cha mẹ thường có thói quen bế ngửa khi bé quấy khóc, nhưng cách này không có nhiều tác dụng. Thay vào đó, hãy giữ bé nằm sấp, tay bạn giữ phía dưới bụng và để đầu bé nằm trên cánh tay. Nếu bé bị đầy hơi, áp lực tạo nên tại vùng bụng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Tạo ra những nhịp điệu ngẫu nhiên

Âm thanh nhỏ có thể giúp bé cảm thấy như đang ở trong bụng mẹ. Do vậy, hãy tạo ra những nhịp điệu nhẹ nhàng, lặp lại như: bật quạt, đưa nôi tới gần máy rửa bát, chạy máy hút bụi, bật đài phát thanh….

4. Tạo âm thanh “shhh”

Tạo ra những tiếng động nhỏ “shhh” ngay bên tai có thể giúp bé an tâm. Đừng nói nhỏ quá, hãy chắc chắn bé có thể nghe thấy những âm thanh đó.

5. Tạo ra những chuyển động

Em bé trong bụng mẹ đã quen với nhiều chuyển động nên bé có thể đi ngay vào giấc ngủ nếu bạn tạo ra những sự di chuyển như: đẩy bé qua lại, bế bé ngồi đung đưa trên ghế xích đu hay để bé trong một chiếc ghế rung, hoặc thậm chí là cho bé đi dạo một vài vòng bằng xe đạp, xe máy…

6. Mát-xa cho bé

Sự êm dịu của những tương tác tạo ra tác động kỳ diệu với bé đang quấy khóc. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, trẻ được mát-xa nhẹ nhàng sẽ khóc ít hơn và ngủ tốt hơn. Chỉ cần cởi đồ của bé và vuốt ve nhẹ nhàng chân, tay, lưng, cổ… bé sẽ có cảm giác dễ chịu, thậm chí cũng giúp bạn bình tĩnh hơn.

7. Địu bé trên người

Trong nhiều nền văn hóa, bé thường xuyên được địu trên lưng hoặc ngực mẹ. Đặt em bé đang khóc vào trong địu, bé rúc đầu vào mẹ và có thể ngủ bởi sự chuyển động. Khi đó, cánh tay của mẹ sẽ được nghỉ ngơi hay tranh thủ làm việc nhà.

8. Vỗ nhẹ lên lưng bé

Khi khóc, bé có thể hít vào quá nhiều không khí, làm bé bị khó thở và khóc nhiều hơn. Hãy vỗ nhẹ lên lưng bé. Tư thế quen thuộc là để đầu bé qua vai nhưng hãy nghĩ tới việc thay đổi tư thế như đặt trẻ lên đùi hoặc để bé ngồi, trong khi đó, tay bạn vuốt ngực và cổ bé.

9. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nếu đêm nào bé cũng quấy khóc, cha mẹ sẽ cảm thấy bị quá tải và mệt mỏi. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi và để các thành viên khác trong gia đình trông bé. Kể cả khi không có ai khác giúp, hãy nhớ rằng không sao cả nếu cứ để trẻ khóc một chút trong khi bạn lấy lại sức.

10. Gặp bác sĩ

Nếu cha mẹ vẫn băn khoăn về tình trạng của bé, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra hướng dẫn và loại trừ những nguyên nhân y tế. Thông thường cũng không có nguyên nhân đặc biệt, chỉ là một số trẻ có xu hướng quấy nhiều hơn bình thường. Vì thế lần tới nếu việc trẻ khóc làm bạn phiền lòng, hãy nhớ hai điều: đó không phải lỗi của bạn và tình trạng này sẽ không tồn tại mãi mãi.

Bạn nên nhớ, khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để dỗ dành trẻ, cha mẹ cũng nên duy trì phương cách đó cố định trong một vài ngày trước khi đổi sang một cách dỗ khác. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy xác định rõ phương pháp nào thích hợp có thể áp dụng cho đứa con thương yêu của mình để bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và lớn lên khỏe mạnh hơn.

Benh.vn (Tổng hợp)

 

Bài viết Mẹo hay dỗ bé bớt quấy khóc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-hay-do-be-bot-quay-khoc-6189/feed/ 0