Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 09 Mar 2020 08:26:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao? https://benh.vn/chi-so-triglyceride-trong-mau-nhu-the-nao-la-cao-74255/ https://benh.vn/chi-so-triglyceride-trong-mau-nhu-the-nao-la-cao-74255/#respond Mon, 09 Mar 2020 08:19:18 +0000 https://benh.vn/?p=74255 Chỉ số Triglyceride trong máu có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán và phát hiện sớm 1 số bệnh lý nguy hiểm. Chỉ số triglycerid trong máu như thế nào là cao, có cách nào để xác định và làm thế nào để điều trị. Hãy cùng tìm hiểu

Bài viết Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bên cạnh cholesterol, triglyceride cũng là một phần quan trọng trong máu, phản ánh sức khỏe tổng thể của một người. Khi chỉ số triglyceride trong máu cao, nó có thể gây khó khăn cho tim và cũng là nguồn cơn của các rắc rối sức khỏe khác. Tìm hiểu ngay về chỉ số quan trọng này và cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Cấu trúc Triglyceride
Triglyceride được cấu tạo bởi Glycerol vả 3 axit béo

Chỉ số triglyceride là gì?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, chất béo không hoàn toàn xấu. Trong thực tế, chúng lại rất quan trọng đối với sự trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Một trong những chất béo đó là triglyceride.

Bên cạnh cholesterol, triglyceride là một trong những loại lipid máu, có mặt ở cả thực vật và động vật. Nó được hình thành bằng cách kết hợp một phân tử glycerol và ba phân tử axit béo. Mặc dù, cũng được cơ thể sản xuất qua gan, nhưng triglyceride chủ yếu thu nhận lượng lớn từ thực phẩm hàng ngày, trong đó chất béo và carbohydrate sẽ chuyển đổi thành triglyceride.

Mục đích chính của triglyceride là dự trữ năng lượng cho cơ thể hay còn gọi là calo. Calo đảm bảo cho các tế bào cơ thể thực hiện chức năng bình thường.

Khi bạn ăn, carbohydrate bị phá vỡ và chuyển thành glucose được tế bào hấp thụ làm nhiên liệu. Nếu tế bào không sử dụng hết, lượng chất đó sẽ được chuyển thành chất béo và lưu trữ dưới dạng triglyceride trong các mô mỡ và tế bào mỡ.

Nếu cơ thể cần thêm nhiên liệu do thiếu hụt calo, lipase tụy, một loại enzyme giữ liên kết của các phân tử sẽ phá vỡ triglyceride giải phóng các axit béo. Các axit béo bị phá vỡ sau đó được tổng hợp thông qua tá tràng và ruột non, và được chuyển đến các tế bào khác nhau qua đường máu.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, triglyceride liên tục liên quan đến một loạt các rối loạn bao gồm hội chứng chuyển hóa và bệnh tim. Vấn đề chính xác là nồng độ triglyceride tăng cao, một tình trạng gọi là tăng triglyceride máu. Cơ thể không cần nhiều lipid máu để hoạt động, điều đó có nghĩa, cholesterol và triglyceride nên được giữ ở mức tối thiểu. Trên thực tế, phạm vi bình thường là không quá 150 mg / dL (miligam trên mỗi decilit). Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong khi đó, coi 100 mg/dL là con số tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào loại lipid máu này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Chỉ số Triglycerid thế nào là cao
Chỉ số Triglycerid thế nào là cao

Chỉ số triglyceride trong máu thế nào là cao ?

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra 4 mức độ để đánh giá chỉ số triglyceride trong máu như sau:

–       Bình thường: Dưới 150 mg/dL hoặc <1,7 mmol/L

–       Mức ranh giới cao (tăng giới hạn): 150 -199 mg/dL hoặc 1,8 – 2,2 mmol/L

–       Cao: 200 -499 mg/dL hoặc 2,3 -5, 6 mmol/L

–       Rất cao: Trên 500 mg/dL (trên 5,7 mmol/L)

Dựa trên mức độ đánh giá triglyceride trong máu, chi số triglyceride cao ki nồng độ trong máu  vượt quá ngưỡng bình thường 150 mg/dL hoặc > 1,7 mmol/L. Chỉ số triglyceride trong máu cao chỉ được phát hiện thông qua xét ngiệm máu gồm các chỉ số:

–       Tổng thể cholesterol

–       Cholesterol LDL

–       Chất béo

–       Triglyceride

Bạn có thể được yêu cầu lấy máu sau khi nhịn ăn, nhịn uống (trừ nước lọc) trong 8 giờ, hoặc thậm chí 12 giờ.  Xét nghiệm này sẽ cho thấy mức độ chất béo trung tinh khi cơ thể đã loại bỏ bất kỳ cholesterol nào từ các bữa ăn trước đó.

 chỉ số Triglyceride trong máu cao
Dấu hiệu của cơ thể khi chỉ số Triglyceride trong máu cao

Triglyceride trong máu cao có dấu hiệu không?

Tăng triglyceride máu thường không xuất hiện với các triệu chứng cho đến khi mức chất béo quá cao. Đối với phần lớn những người có triglyceride tăng cao, các triệu chứng bên ngoài chỉ xuất hiện khi đã bị viêm tụy hoặc bệnh lý tim mạch phát triển.

Nói chung, các triệu chứng sẽ chỉ xuất hiện khi nồng độ nằm trong khoảng từ 1000 đến 2000 mg/Dl. Ở cấp độ này, các đợt viêm tụy có thể phát triển kèm theo các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, chán ăn và sốt.

Cũng ở cùng mức nồng độ triglyceride cao trên, các triệu chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch có thể phát triển gồm đau thắt ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim.

Trong một vài trường hợp, ngay ở mức triglyceride cao 443 mg/ dL đã có thể làm tăng nguy cơ đau tim hơn gấp 3 lần. Còn khi chỉ số triglyceride cao vượt ngưỡng 5000mg/dL các hệ thống cươ quan khác có thể bị ảnh hưởng dẫn đến:

  • Đau dạ dày
  • Khó thở
  • Mất trí nhớ
  • Sa sút trí tuệ
  • Giác mạc giác mạc – một vòng cung mỏng, màu trắng hoặc xám xung quanh phần ngoài của giác mạc
  • Xanthomas (u vàng) là sự tích tụ chất béo màu vàng dưới da nằm ở lưng, ngực, mông hoặc đầu chi, mí mắt.

Nguyên nhân làm tăng triglycerid trong máu

Nhiều yếu tố có thể dẫn đến chỉ số triglyceride tăng trong máu như:

  • Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn quá nhiều chất béo (đặc biệt là chất béo chuyển hóa), carbohydrate và đường là một trong những thủ phạm phổ biến của triglyceride cao. Vì lượng calo rất cao, cơ thể sẽ tích trữ nhiều chất béo hơn.
  • Ít vận động: Một lối sống ít vận động, bao gồm ngồi trong thời gian dài, cũng làm tăng nguy cơ triglyceride cao vì cơ thể không tối đa hóa lượng calo hoặc nhiên liệu dự trữ.
  • Hội chứng chuyển hóa: Điều này được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều loại tình trạng và triệu chứng khác nhau có liên quan đến chuyển hóa và lưu trữ chất béo. Chúng bao gồm tăng huyết áp , tăng cholesterol xấu (lipoprotein mật độ thấp), đường huyết cao và triglyceride cao.
Béo phì, ăn nhiều tinh bột, chất béo, đồ uống có ga là nguyên nhân gây chỉ số Triglycerid trong máu cao.jpg
Béo phì, ăn nhiều tinh bột, chất béo, đồ uống có ga là nguyên nhân gây chỉ số Triglycerid trong máu cao
  • Béo phì: Một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng chuyển hóa là béo phì. Những người béo phì thường có chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng chỉ số triglyceride máu.
  •  Thuốc: Một số loại thuốc đặc biệt được nghiên cứu là làm tăng triglyceride máu như thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn beta,  estrogen, thuốc ức chế protease cho HIV, một số loại thuốc giảm cholesterol, isotretinoin điều trị mụn trứng cá, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid, một số thuốc chống loạn thần.
  • Rượu quá mức: Hầu hết các loại rượu đều chứa một lượng lớn đường, sau đó được phân hủy thành glucose. Khi không sử dụng, nó được lưu trữ dưới dạng chất béo. Đặc biệt, uống rượu bia có thể gây ra đột biến nguy hiểm khi chỉ số triglyceride tăng cao có thể gây viêm tụy.
  • Di truyền: Tăng triglyceride máu có thể do di truyền và có thể là do một khiếm khuyết di truyền. Những người mắc bệnh này có xu hướng có mức cholesterol xấu rất cao và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Biến chứng khi triglyceride máu tăng cao

Chỉ số triglyceride trong máu cao  nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bạn có thể gặp một số biến chứng như:

Viêm tụy

Tụy nằm bên trái bụng, đảm nhiệm vai trò bài sản xuất dịch tiêu hóa góp sức tiêu thụ thức ăn. Khi chỉ số triglyceride tăng cao có thể làm tụy bị sưng gây đau bụng dữ dội, nôn  và sốt.  Nếu không xử lý kịp dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài ổ bụng sẽ đe dọa tính mạng.

Tiểu đường typ II

Triglyceride tăng cao là một trong những biểu hiện của hội chứng chuyển hóa, bao gồm tăng cân, béo phì, huyết áp cao, nồng độ HDL (Cholesterol tốt) thấp và đường máu cao. Khi triglycerin máu cao kết hợp với bất kỳ 1 trong các biểu hiện trên sẽ làm tăng cơ hội phát triển tiểu đường typ II.

Bệnh lý tim mạch

Chỉ số triglyceride cao và hội chứng chuyển hóa làm tăng gấp đôi  nguy cơ mắc bệnh tim. Những người trẻ tuổi có chỉ số triglyceride cao có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao gấp bốn lần so với những người có chỉ số triglyceride tăng nhẹ. Lượng chất bé tích tụ bám vào thành mạch cản trở vận chuyển oxy đến cơ tim.

Bệnh do triglyceride máu tăng cao là gì, Chỉ số Triglyceride trong máu cao gây biến chứng nặng nề trên tim mạch, não... do mảng xơ vữa
Chỉ số Triglyceride trong máu cao gây biến chứng nặng nề

Đột quỵ

Đột quỵ là tổn thương não do giảm cung cấp máu cho các tế bào não. Triglyceride  tăng cao có thể hạn chế lưu lượng máu đến não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy đối với phụ nữ lớn tuổi, nồng độ triglyceride cao là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.

Bệnh lý gan

Chất béo tích tụ trong gan là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý gan mạn tính như suy gan, sẹo gan vĩnh viễn, ung thư, đe dọa tính mạng. Trong bệnh gan nhiễm mớ không do rượu, hơn 10% gan được thay thế bằng chất béo, Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do bệnh tiểu đường, béo phì và triglycerin cao.

Ảnh hưởng đến chân

Triglyceride tăng cao làm cản trở lưu thông máu đến chân do quá nhiều chất béo bám vào thành mạch, dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Khi bị PAD người bệnh sẽ bị đau và tê chân, nhất là khi đi bộ. Đồng thời, người bệnh cũng đứng trước mối đe dọa tiềm ẩn tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.

Mất trí nhớ

Bên cạnh tuổi tác, chỉ số triglycerid cao là những yếu tố nguy cơ lớn gây ra chứng mất trí. Nghiên cứu đã chỉ ra, triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não, góp phần tích tụ một loại protein độc hại (amyloid).

Chẩn đoán chỉ số triglyceride cao

Chẩn đoán chỉ số Glyceride trong máu cao

Để chuẩn đoán chính xác chỉ số triglyceride tăng, bạn cần thực hiện xát nghiệm máu. Xát nghiệm này không chỉ xác định nồng độ triglyceride mà còn đo các dạng chính của cholesterol như cholessterol toàn phần, cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Lưu ý, để kết quả xét nghiệm được chính xác bạn nên nhịn ăn từ 12 giờ đến 14 giờ.

Thông số chẩn đoán chỉ số Triglyceride bình thường, cao hay rất cao

Kết quả xét nghiệm có được sẽ được tham chiếu với các giá trị chuẩn để xác định chỉ số triglyceride trong máu cao hay thấp:
–       Bình thường: Dưới 150 mg/dL hoặc <1,7 mmol/L

–       Mức ranh giới cao (tăng giới hạn): 150 -199 mg/dL hoặc 1,8 – 2,2 mmol/L

–       Cao: 200 -499 mg/dL hoặc 2,3 -5, 6 mmol/L

–       Rất cao: Trên 500 mg/dL (trên 5,7 mmol/L)

Nếu chỉ số triglyceride cao hơn 500 mg/dL các xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện để xác định xem có nguyên nhân di truyền hay không. Một số kiểm tra khác cũng được tiến hành song song đẻ kiểm tra các triệu chứng về da, mắt, gan, lách.

Các xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích biết nguyên nhân chính và nguyên nhân thứ phát làm chỉ số triglyceride tăng. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều chị hợp lý.

Phương pháp điều trị tryglyceride cao

Tăng triglyceride máu thường được điều trị bằng sự kết hợp giữa các can thiệp lối sống và thuốc . Nếu chỉ số triglyceride ở mức cao, bạn có thể không cần dùng thuốc ngay lập tức mà bắt đầu áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Thay đổi lối sống

  • Vận động nhiều hơn: Tập thể dụng thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và tăng cholesterol tốt.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Để cắt giảm lượng calo dư thừa, cách tốt nhất là hạn chế chất béo không lành mạnh. Chất béo nạp vào mỗi ngày chỉ nên chiến 25 -35% tổng khẩu phần ăn. Tăng cường ăn carbohydrate giàu chất xơ như rau, ngũ cốc, hạn chế carbohydrate đơn giảntrong bánh mỳ, mì ống, khoai tây. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế dùng đường tinh chế và bổ sung  thực phẩm giàu axit béo Omega-3, có sẵn trong một số loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá hồi hồ và cá mòi), dầu cá hoặc hạt lanh.
  • Giảm cân: Chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng, bạn có thể làm giảm triglyceride. Bạn nên giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Bỏ thuốc lá: Bỏ thuốc lá không chỉ góp phần làm giảm triglyceride máu mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể
  • Hạn chế rượu: Rượu có thể khiến triglyceride tăng đột biến ở một số người, nên chẳng có lý do gì mà không hạn chế nó.
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động

Thay đổi lối sống có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến triglyceride, trong một sốc trường hợp, chỉ số này sẽ trở lại phạm vi bình thường mà không cần dùng thuốc.

Nhưng ngược lại, trong một sốc trường hợp, bên cạnh thay đổi lối sống, người bệnh cần phối hợp dùng thêm thuốc để  chỉ số triglyceride trờ về bình thường.

Thuốc

  • Axit béo omega-3 là dạng kê đơn của axit béo omega-3 liều cao có trong tự nhiên có thể làm giảm triglyceride.
  • Dẫn xuất Fibrate là thuốc hoạt động bằng cách làm suy giảm khả năng giải phóng triglyceride của gan
  • Niacin hoặc vitamin B3 có thể ức chế một số hoặt chất cần thiết cho cơ thể để sản xuất triglyceride.
  • Statin được sử dụng để giảm cholesterol LDL và cũng có thể làm giảm triglyceride

Khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi. Đồng thời để việc điều trị tăng triglyceride đạt hiệu quả tốt không được điều trị đơn lẻ với thuốc mà cần phối hợp với lối sống lành mạnh.

Điều trị triglyceride cao bằng thuốc nam

Với những người chỉ số triglyceride tăng thường xuyên, cộng thêm lối sống lành mạnh khó duy trì, có thể sử dụng những cây thuốc nam để điều chỉnh.

Lá sen

Lá sen giúp giảm chỉ số Triglycerid trong máu
Lá sen giúp giảm chỉ số Triglycerid trong máu

Lá sen là một trong những vị thuốc nam có tác dụng giảm triglyceride khá hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Ngày nay, lá sen cũng là thành phần chính trong nhiều sản phẩm có tác dụng hạ mỡ máu.

Bạn có thể dùng lá sen tươi hoặc lá sen khô đun nước uống hàng ngày. Nước sắc lá sen không chỉ có tác dụng giảm triglyceride mà còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn, tăng cường sức khỏe cơ thể…

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá sen với vỏ đậu xanh, mỗi loại khoảng 10-20 g, rửa sạch rồi hãm nước uống mỗi ngày để điều trị triglyceride cao.

Tỏi

tỏi

Tỏi được biết đến rộng rãi với nhiều lợi ích chữa bệnh. Họ hàng với tỏi như hành, hẹ, tỏi tây cũng mang nhiều lợi ích chữa bện. Tuy nhiên, các hợp chất hoạt động trong tỏi là mạnh nhất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra, tỏi làm giảm mức cholesterol và triglyceride máu, đồng thời đảm bảo sức khỏe tim mạch.  Ngoài ra, tỏi còn làm giảm huyết áp và chứng chuột rút chân do lưu thông máu kém.  Bài thuốc từ điều trị triglyceride cao như sau:

– Chuẩn bị: 4 củ tỏi rửa sạch, bóc bỏ vỏ. 4 quả chanh cắt nhỏ

– Tiến hành: Cho tỏi và chanh đã chuẩn bị vào xay nhuyễn, sau đó cho vào bình với 3 lít nước, rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày bạn sử dụng khaorng 50ml sau khi ăn và dùng trong khaorng 40 ngày.

Trà xanh

Cách chữa triglycerid máu cao bằng trà xanh

Trà xanh từ lâu đã được biết đến là thảo dược tốt cho sức khỏe, có công dụng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa ung thư,… Lá trà xanh được xác định là một trong những loại thảo mộc  làm giảm triglyceride vì đặc tính đốt cháy chất béo và giảm calo.

Bạn có thể uống trà xanh hàng ngày để điều trị triglyceride cao được hiệu quả.  Để làm giảm độ chat của trà xanh, bạn có thể thêm cút nước chanh và mật ong vào vừa dễ uống, vừa thêm lợi ích cho sức khỏe.

Rau diếp cá

Rau dấp cá (diếp cá) là cách chữa triglycerid máu cao

Diếp cá ngoài vai trò là một loại rau thơm ngon, nó còn là một vị thuốc nam điều trị mỡ máu hiệu quả. Hàm lượng lớn hoạt chất cellulose trrong diếp cá có tác dụng khử mỡ, giúp hạ mỡ máu nói chung và triglyceride nói riêng. Để hạ triglyceride máu bạn có thể ăn rau diếp cá hoặc ép lấy nước uống.

Kết luận

Chỉ số triglyceride tăng cao trong máu rất nguy hiểm, vì nó tiềm ẩn vô số những rủi ro đe dọa sức khỏe. Khi được xác định chỉ số này cao bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kết hợp với một lối sống lành mạnh để đưa nó về ngưỡng an toàn.

Bài viết Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chi-so-triglyceride-trong-mau-nhu-the-nao-la-cao-74255/feed/ 0