Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 18 May 2020 16:21:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chuyện bây giờ mới kể https://benh.vn/chuyen-bay-gio-moi-ke-9386/ https://benh.vn/chuyen-bay-gio-moi-ke-9386/#respond Sat, 10 Oct 2015 07:06:41 +0000 http://benh2.vn/chuyen-bay-gio-moi-ke-9386/ Benh.vn mời bạn đọc cùng thưởng thức mẩu truyện ngắn cuối tuần. Câu chuyện về một nhà thơ tìm cách cứu một cô gái 18 tuổi có khả năng bị đuổi khỏi Trường Sư phạm cấp I Kiến An vì chửa hoang.

Bài viết Chuyện bây giờ mới kể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Benh.vn mời bạn đọc cùng thưởng thức mẩu truyện ngắn cuối tuần. Câu chuyện về một nhà thơ tìm cách cứu một cô gái 18 tuổi có khả năng bị đuổi khỏi Trường Sư phạm cấp I Kiến An vì chửa hoang.

Năm 1963, một nhà thơ người Hải Phòng tên là Hà G. sang tôi chơi. Khi ấy, tôi là giáo viên cấp 2 dạy văn và sử ở vùng mỏ Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Anh kể cho tôi biết anh đang tìm cách cứu một cô gái 18 tuổi có khả năng bị đuổi khỏi Trường Sư phạm cấp I Kiến An vì chửa hoang, mà không có cách nào. Anh ta bảo nó đẹp và ngoan lắm. Chỉ cần một người nào nhận là người yêu của nó là xong. Tôi bảo sao anh không làm việc nhân đức cứu người đó. Anh bảo, không được, vì mình sắp cưới vợ rồi. Sau này tôi mới biết là anh nói dối. Thế là tôi viết thư cho cô và hẹn sẽ đến thăm để cứu cô. Tên cô là Nguyễn Thị N., người làng A,  huyện Vĩnh Bảo(*).

Tôi đạp xe đến nhà cô, khoảng 75-80km, thấy một ngôi nhà, tường xây, nhưng mái lợp rạ, cái sân rộng đã bóc gạch ra. Bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi đoán đây là nhà một địa chủ đã xuống thành phần, vị cố nông nào đó đã trao trả, hoặc cho “chuộc” lại, sau khi tháo ngói trên mái và dỡ gạch dưới sân ra bán để có tiền tiêu. Vào nhà, thấy ông bố đang ngồi trên cái sập gỗ lim kiểu cổ, dáng rất quý phái, hút thuốc lào, cái điếu cổ rất sang với cái ống xe rất dài hình con rắn, rất trang nhã, bà mẹ ngồi nhặt rau muống dưới nền nhà, nền đất, vẻ mặt kiên nhẫn, mệt mỏi và âm thầm. Tôi nói: Thưa hai bác, cháu tên là Minh, 19 tuổi, làm giáo viên ở Mạo Khê, Đông Triều. Cháu đến xin lỗi hai bác là đã có “quan hệ” với em N., để xảy ra cái việc làm hai bác phiền lòng. Em N. chắc cũng đã thưa với hai bác rồi. Giờ cháu xin chịu trách nhiệm và sẽ lo một phần cho em.

Đời người con gái thật tội, có thể vì quá tốt và nhẹ dạ nên dễ bị lừa… (Ảnh minh họa).

Ông bố ngẩng lên, nhìn xói vào mặt tôi, hỏi: Thế ra là anh à? Lạ nhỉ? Có thật thế không? Thật ạ. Tôi thưa. Thế thì em nó ở dưới bếp. Ông ngần ngừ một lúc rồi nói, vừa nói vừa vút cái xe điếu rất dài làm tôi phát hoảng, tưởng ông vụt mình. Tôi xuống bếp, thấy N. đang nấu cơm. Trời nóng, bếp nóng. Cô ngồi, hai đầu gối ngang tai, bụng đã hơi to, liếc ngang thấy cô mặt gầy, cằm hơi nhọn, vêu vao, gò má hơi cao, nhiều nốt tàn hương. Tôi chợt nghĩ: Thế này mà Hà G. bảo là đẹp. Nếu mình lấy N. thì cũng chán. Nhưng rồi lòng thương đã choán hết tâm hồn tôi. Tôi bảo: Chiều nay, anh sẽ nhận trách nhiệm và làm các thủ tục để em không phải bị đuổi học. Sau này, em sinh con, nếu chúng ta thông cảm và thương yêu nhau, em có thể là vợ anh. N. khóc. Em không biết phải cảm ơn anh như thế nào và hoàn toàn không hiểu tại sao, anh lại tự nhiên nhảy vào cuộc. Thôi, em xin anh, anh hãy cứu giúp em cái đận này… Còn anh lấy em làm gì. Anh còn trẻ, lại trai tơ, việc gì mà phải khổ thế… N. khóc thành tiếng, đôi vai rung lên bần bật. Tôi rất thương, nhưng cũng không dám vuốt tóc hay xoa vai cô để an ủi…

Tôi đến thăm cô lần thứ hai, cô đã xin nghỉ học một tháng để sinh con. Lần này tôi thấy cô dễ coi hơn. Tôi bảo có cần anh ra nói trước với trạm xá xã để em ra sinh con không? Cô bảo không cần. Tôi tặng cô một tháng lương 45 đồng và 2 mét vải lụa trắng…

Khoảng hơn một tháng sau, tôi nhận được thư cô, báo tin, em đã sinh cháu gái, lấy tên anh làm đệm và đặt tên cho cháu là Minh Đ. Em cũng lấy tên anh đệm cho mình là Minh N. Em xin lạy anh một lạy và nói dứt khoát với anh rằng, em cấm anh, từ nay không được đến với em nữa. Em không tiếp.

Tôi kể lại chuyện và đưa thư cho bạn bè xem. Chả có ai khen tôi cả. Họ bảo tôi: Mày có máu “Đông Ki sốt” và “hấp mẹ nó rồi”. Sau này, nằm một mình trong đêm, ngẫm nghĩ lại, tôi biết N. đã có thai với ai. Vì tôi thường chậm hiểu, cái gì phải xảy ra rồi tôi mới biết rõ sự tình…

35 năm sau, năm 1998, nhân có việc qua Vĩnh Bảo, tôi đã lên xe đò đi A, định tìm đến ngôi nhà cũ của cô xem bây giờ mọi sự thế nào. Cũng thấy hay hay. Nhưng đến quá nửa đường, tự nhiên thấy mình vớ vẩn, vô duyên… nên tôi lại xuống xe và đi ngược để trở về Hải Phòng…

Gần đây, nhà văn Dương Thị Nhụn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hải Phòng, bảo tôi: Anh có cần không? Sớm hay muộn thế nào em cũng tìm được tung tích cô gái năm xưa đó. Tôi bảo không cần. Mình thương cô ấy, rất thương. Cũng muốn biết sau đó cô ấy có được hạnh phúc không? Đời người con gái thật tội, vì quá tốt nên nhẹ dạ và dễ bị lừa… Chuyện đã cũ lắm rồi…

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH

Benh.vn( Theo SK&ĐS)

Bài viết Chuyện bây giờ mới kể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuyen-bay-gio-moi-ke-9386/feed/ 0
Ngày về https://benh.vn/ngay-ve-8307/ https://benh.vn/ngay-ve-8307/#respond Tue, 04 Aug 2015 06:46:17 +0000 http://benh2.vn/ngay-ve-8307/ Benh.vn xin gửi đến các bạn truyện ngắn về người quân nhân, mang tên "Ngày về". Mời bạn đọc cùng thưởng thức!

Bài viết Ngày về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Benh.vn xin gửi đến các bạn truyện ngắn về người quân nhân, mang tên “Ngày về”. Mời bạn đọc cùng thưởng thức!

…Đến Thường Tín, đã có xe đón sẵn để đưa ngay chúng tôi về Vĩnh Bảo, về đất Hải Phòng. Trạm điều dưỡng thương binh ở quanh mấy xã Nam Am, Cổ Am, Lý Học của huyện Vĩnh Bảo, chúng tôi được tiếp nhận về Đội 4 (các đơn vị điều dưỡng gọi là Đội) ở Liên Am. Đó là mấy dãy nhà xây một tầng quét vôi vàng nằm dọc con kênh thủy lợi.

Nhưng về đến nơi, chúng tôi chưa được “nhập trại” ngay mà được dẫn vào mấy nhà dân gần đấy. Sau khi điểm danh, việc đầu tiên là kiểm tra quân trang. Đám thương binh chúng tôi – cả những thằng què thằng cụt – đều phải đứng xếp hàng trên sân gạch. Đứng thẳng hàng, bồng đồ để xuống sân, mở rộng. Tất cả quần áo tư trang cùng đồ dùng cá nhân phải xếp thành đống bên cạnh cái bồng mở toang rỗng không ấy.
Một sỹ quan và mấy cô lính gái đi xét từng hàng, họ lục lọi trong cái dúm quần áo lính bèo nhèo, nhấc nhấc giũ giũ rồi nhặt ra những gói bột ngọt trăng trắng nho nhỏ, cho vào một cái bao. Chúng tôi nhìn theo họ, máu sôi trong huyết quản nhưng vẫn phải đứng yên cho xong việc, mình còn là lính mà.

Suốt dọc đường ra, lính tráng đã luôn thì thào vào tai nhau cái này cấm, cái kia bị cấm. Mà khốn khổ, mấy thằng lính đi đánh nhau trầy đầu, đổ máu, toàn ở rừng, đến lúc bị thương trở về có ai mang được cái gì? Chỉ là mấy gói bột ngọt mà anh em ở lại góp tiền phụ cấp mua cho để đem về ăn dần (miền Bắc đang rất thiếu thốn). Cũng nhiều nhặn gì đâu, anh nào nhiều lắm cũng chưa mang nổi một kí lô. Tôi chỉ có hai gói, năm lạng thôi. Dù bao nhiêu, nó cũng là từ tiền phụ cấp của chúng tôi, là tiền xương tiền máu, sao lại ngang nhiên “trấn lột” của chúng tôi như thế???

Sau này, tôi được biết các phạm nhân trong trại cải tạo cũng hay bị bắt đứng nghiêm với đống tư trang trước mặt để khám xét như vậy, họ gọi là “kiểm tra nội vụ”. Nhưng chúng tôi có phải phạm nhân đâu? Chúng tôi là những người mà ông chính ủy đã cất giọng sang sảng “vinh quang thuộc về những người lính xả thân vì Tổ quốc” khi tiễn chúng tôi lên tàu đi B. Là những người mà các cổng chào ở các binh trạm đều viết to dòng chữ “anh về bốn chữ chiến trường lập công” cơ mà. Bất cứ ai trong chúng tôi cũng đã bỏ một phần máu thịt vì đất nước này. Sao lại đối xử với chúng tôi như vậy???

Sáng hôm sau tôi được gọi lên nhận lại một gói bột ngọt, còn một gói kia đâu? Không ai trả lời, không ai thèm giải thích. Mà thôi, tôi cũng đâu cần giải thích, tôi hiểu rồi. Quãng đời lính chiến đã dạy cho tôi những điều không cần phải hỏi, chỉ nhìn mà đoán, mà biết để xử trí.

An dưỡng được gần tháng thì đến ngày 30 tháng Tư, cả nước tưng bừng, mọi người lâng lâng say với niềm vui “chiến thắng”. Riêng chúng tôi thì mừng vì lẽ những thằng bạn chưa bị thương còn trong ấy đã có cơ may sống sót.

Rồi thời gian an dưỡng cũng qua đi, tôi nhận giấy tờ hồ sơ để chuyển về làm việc ở cơ quan cũ. Một buổi sáng, tôi cầm cuốn sổ hộ khẩu – trong đó còn cái tên mình đã bị gạch đi và ghi chú ở mục cắt hộ khẩu là đi bộ đội – với mấy thứ giấy tờ về việc chuyển công tác trên tay, sang đồn công an ở xế trước cửa nhà, bên kia đường phố. Đi nhập lại hộ khẩu, để có …sổ gạo.

Tay công an trực ban có cái mặt lưỡi cày mang nốt ruồi đen bên má phải hờ hững cầm “hồ sơ nhập khẩu” của tôi, nhìn lướt qua rồi bảo còn thiếu giấy ấy, giấy ấy. Xong. Hắn đút tay vào túi quần bước ra tựa cửa, rít thuốc, nhìn trời đất, như chưa hề có cái thằng tôi ở đó.

Cầm mớ hồ sơ hộ khẩu trên tay, nhìn cái phòng thường trực Công an lạnh lẽo, tôi chợt nhớ cái buổi chiều tôi nhận được cùng lúc hai giấy gọi khám sức khỏe để nhập ngũ, một của cơ quan và một của khu phố.

Tôi nhớ cái buổi lên đường nhập ngũ, không có hoa nhưng rừng rực đỏ cờ, đỏ khẩu hiệu và choang choác lời kêu gọi.
Tôi nhớ buổi chiều tập trung trước lúc lên tàu, ông chính ủy sang sảng trước hàng quân: “Huân chương ở bên kia chiến hào, vinh quang thuộc về những người lính xả thân vì Tổ quốc!”.

Tôi nhớ chính trị viên Oánh vung khẩu K54 vừa nhào tới thúc lính vừa hô: “Các chiến sỹ giải phóng anh dũng xung phong”, hô xong, trúng ngay một trái M79, Oánh nằm dãy dụa trong đống khói.

Tôi nhớ Thụ, tiểu đội trưởng của tôi, bị thương mà trận địa không ngớt tiếng súng, không chuyển về sau được, cứ ngồi ôm vết thương rỉ máu gọi mẹ cho đến lúc lả dần đi rồi …mất.

Tôi nhớ anh em đồng đội của mình những đêm ngày trần mình khổ ải, sống không ra người trong hầm chốt chặn với nắng mưa, với xích xe tăng, với đạn bom và máu đổ.
Tôi chợt hiểu, cái người ta cần ở chúng tôi đã qua rồi, chúng tôi đã làm xong cái người ta cần rồi.

Việc ấy xong rồi. Bây giờ là việc khác.
Thôi, về nhà.

Benh.vn (sưu tầm)

Bài viết Ngày về đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngay-ve-8307/feed/ 0