Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 04 Dec 2018 08:28:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những tư thế an toàn cho bệnh nhân cấp cứu https://benh.vn/nhung-tu-the-an-toan-cho-benh-nhan-cap-cuu-8178/ https://benh.vn/nhung-tu-the-an-toan-cho-benh-nhan-cap-cuu-8178/#respond Fri, 19 Jan 2018 06:35:42 +0000 http://benh2.vn/nhung-tu-the-an-toan-cho-benh-nhan-cap-cuu-8178/ NB cấp cứu thường ở trong tình trạng có các chức năng sống không ổn định. Đặt NB ở tư thế thích hợp sẽ góp phần làm giảm nhẹ tình trạng rối loạn chức năng sống của NB, hạn chế tiến triển và các biến chứng của bệnh, giúp cho việc cấp cứu NB có hiệu quả hơn.

Bài viết Những tư thế an toàn cho bệnh nhân cấp cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU

NB cấp cứu thường ở trong tình trạng có các chức năng sống không ổn định. Đặt NB ở tư thế thích hợp sẽ góp phần làm giảm nhẹ tình trạng rối loạn chức năng sống của NB, hạn chế tiến triển và các biến chứng của bệnh, giúp cho việc cấp cứu NB có hiệu quả hơn.

Các tư thế an toàn cho NB cấp cứu thường sử dụng trên lâm sàng

Tư thế nằm ngửa đầu bằng

Đặt NB nằm ngửa, đầu bằng trên giường hoặc cáng (không gối đầu hoặc nâng cao đầu giường). Tư thế này thường áp dụng cho các trường hợp như tụt huyết áp, NB chấn thương cột sống, các cấp cứu cơ bản về hô hấp, tuần hoàn như bóp bóng qua mặt nạ, ép tim ngoài lồng ngực.

Hình 1. Tư thế nằm ngửa đầu bằng

Tư thế nằm ngửa, chân cao

Đặt NB nằm ngửa, kê chân cao. Tư thế này có tác dụng dồn máu ở chân về tim và giảm bớt tình trạng ứ trệ máu ở hai chân. Tư thế này thường được áp dụng cho NB bị mất máu nhiều, giảm thể tích tuần hoàn nặng, phù do tư thế… Tư thế này không được áp dụng cho NB bị gãy chân hoặc vỡ xương chậu.

Hình 2. Tư thế nằm ngửa chân cao

Tư thế nằm ngửa, đầu cao

Đặt NB nằm ngửa, nâng đầu giường, đầu cáng hoặc kê gối lên cao tùy theo tình trạng NB và chỉ định của bác sĩ thường nâng cao khoảng 30 độ. Tư thế này có tác dụng giúp thuận lợi cho tuần hoàn tĩnh mạch từ não trở về, giảm phù não. Tư thế này cũng giúp NB dễ thở hơn, giảm được nguy cơ bị trào ngược và sặc vào phổi, đặc biệt là thích hợp cho các NB chấn thương sọ não, tai biến mạch não, tăng áp lực nội sọ, nói chung đây là tư thế thích hợp cho đa số các NB cấp cứu nếu không có rối loạn huyết động. Tuy vậy, tư thế này cũng có nguy cơ ảnh hưởng không tốt lên NB rối loạn huyết động, làm giảm tưới máu não nếu NB bị tụt huyết áp.


Hình 3. Tư thế nằm ngửa đầu cao

Tư thế nằm nghiêng an toàn

Đặt NB nằm nghiêng về một bên, má áp xuống mặt giường, có thể đầu bằng hoặc đầu cao. Tư thế này có tác dụng giải phóng đường thở, tránh bị tụt lưỡi, dẫn lưu đờm dãi họng miệng ra ngoài, bạn chế nguy cơ hít vào phổi đặc biệt trong trường hợp NB nôn. Tư thế này thường được áp dụng cho NB có rối loạn ý thức nhưng chưa có rối loạn hô hấp, tuần hoàn. Tuy vậy tư thế này cũng gây khó khăn khi chăm sóc và theo dõi hô hấp và huyết động của NB.

Hình 4. Tư thế nằm nghiêng

Đặt NB nằm đầu cao 45 – 60° (nửa ngồi) hoặc đặt NB ngồi trên giường tựa lưng vào đầu giường nâng cao, chân duỗi thẳng hoặc đặt thấp xuống cạnh giường. Tư thế này có tác dụng làm cơ hoành dễ di động hơn, giảm đè ép của các tạng trong ổ bụng lên khoang ngực, làm giảm tuần hoàn tĩnh mạch trở về tim nên thuận lợi cho các cấp cứu như phù phổi cấp, suy tim, khó thở cấp. Không nên áp dụng tư thế này cho các NB có rối loạn ý thức nặng, tụt huyết áp.


Hình 5. Tư thế nằm nửa ngồi (tư thế fowler)

Tư thế nằm sấp

Trên thực tế tư thế này ít được áp dụng do gây khó khăn cho nhân viên y tế trong việc duy trì tư thế và theo dõi chăm sóc NB. Mặt khác, NB cũng rất khó chịu khi được đặt ở tư thế này và có nguy cơ nặng thêm nếu tình trạng hô hấp bất ổn. Tư thế này thường được áp dụng cho các NB có các tổn thương ở vùng sau lưng hoặc thực hiện các biện pháp khám xét, thủ thuật cho NB ở vùng sau lưng (Hình 6).

Hình 6. Tư thế nằm sấp

LỰA CHỌN TƯ THẾ THÍCH HỢP CHO NB CẤP CỨU

Nhân viên tiếp nhận NB cấp cứu cần lựa chọn tư thế thích hợp và đặt ngay NB vào tư thế đó, sau đó tiếp tục thực hiện các biện pháp đánh giá, cấp cứu, chăm sóc và theo dõi NB. Trong suốt quá trình đó, cần đánh giá chặt chẽ diễn biến của NB để lựa chọn lại tư thế phù hợp với diễn biến của NB.

Tư thế nằm đầu cao và nghiêng an toàn thích hợp với đa số NB có tình trạng cấp cứu. Tuy vậy, cần chú ý với các NB có rối loạn ý thức nặng hoặc rối loạn huyết động nặng. Đối với những NB còn tỉnh táo NB thường tự chọn một tư thế mà tự NB cảm thấy dễ chịu nhất, trong trường hợp đó, nếu thấy tư thế NB tự chọn là phù hợp, không có chống chỉ định thì nên để NB ở tư thế đó

Hình 7. Tư thế NB chấn thương cột sống

CÁC KỸ THUẬT VẬN CHUYỀN NB CẤP CỨU

Vận chuyển NB cấp cứu là một công việc rất khó khăn, phức tạp đối với nhân viên y tế có nhiệm vụ vận chuyển NB. Bản thân NB cũng có nguy cơ diễn biến nặng lên hoặc xuất hiện các biến chứng trong quá trình vận chuyển do diễn biến của bệnh hoặc do chính kỹ thuật vận chuyển không đúng. Do đó công tác vận chuyển NB cấp cứu cần đảm bảo đúng các kỹ thuật vận chuyển nhằm hạn chế các biến cố nguy hiểm do vận chuyển cho NB và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế làm công tác vận chuyển.

Kỹ thuật nâng và chuyển NB

Các kỹ thuật này nhằm đưa NB ra khỏi khu vực nguy hiểm như cháy, nổ, nước, điện,… hoặc khó thực hiện các biện pháp cấp cứu và chăm sóc NB, trong khi thực hiện các kỹ thuật này phải đảm bảo an toàn cho những nhân viên vận chuyển. Kỹ thuật nâng NB phải dựa hoàn toàn vào sức lực của người thực hiện kỹ thuật, do đó trước khi nâng và chuyển NB cần đánh giá nhanh tình trạng NB và khả năng có thể đủ sức nâng được NB lên hay cần sự hỗ trợ để đưa NB vượt qua được khoảng cách đến vị trí định trước.

Cố gắng tận dụng các phương tiện sẵn có một cách hiệu quả. Khi đi chuyển NB nôn đi chậm, nhân viên vận chuyển cần sử dụng các động tác phối hợp để tận dụng cơ lực của mình một cách hiệu quả để chuyển NB đến nơi an toàn gần nhất hoặc chuyển được NB lên cáng hoặc các phương tiện vận chuyển khác. Nên có nhiều người tham gia cần phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các nhân viên trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo an toàn cho NB và hỗ trợ lẫn nhau.

Hình 8. Một số kỹ thuật chuyển và di dời NB

Một số kỹ thuật chuyển và di dời NB có thể vận dụng trong những tình huống đặc biệt như kéo NB bằng cách nắm lấy cổ áo NB hay đặt NB lên một tấm chăn rồi kéo NB về phía trước vẫn luôn tôn trọng trục thẳng của cơ thể, hoặc người thực hiện kỹ thuật luồn hai tay qua nách NB từ phía sau và kéo NB về phía trước.

Hình 9. Một số kỹ thuật chuyển và di dời khẩn cấp

Kỹ thuật khiêng an toàn

Khi đã chuyển được NB lên cáng hoặc các phương tiện tận dụng phù hợp (ván..) chỉ thực hiện động tác khiêng khi đã nắm chắc tay vào cáng, cáng phải sát vào thân mình, trong khi khiêng lưng phải thẳng, không nên bước dài, đầu giữ thẳng, di chuyển nhẹ nhàng tránh các động tác đột ngột, xóc nảy làm các cơ của người khiêng cáng hoạt động quá sức dẫn đến nhanh mỏi cơ và tổn thương cơ. Phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp. Khi có từ bốn nhân viên vận chuyển trở lên khi khiêng cáng mỗi người chỉ dùng một bàn tay để khiêng. Khi khiêng cáng ở những địa hình đặc biệt cần chú ý nguyên tắc khi đi xuống dốc (hoặc xuống cầu thang) phía chân NB đi trước, khi lên dốc (hoặc lên cầu thang) phía đầu NB đi trước (Hình 10)

Hình 10. Một số kỹ thuật khiêng cáng an toàn

Kỹ thuật chuyển NB từ cáng vào giường bệnh và ngược lại

Kỹ thuật kéo sang ngang

Thường cần cổ 3 nhân viên, nếu NB chấn thương, nghi có tổn thương cột sống cổ, cần có thêm 1 nhân viên để giữ đầu NB luôn thẳng trục với thân mình. Đặt cáng sát cạnh vào giường, mặt cáng và mặt giường ngang nhau. Nếu NB đang nằm trên ga trải các nhân viên có thể đứng bên phía giường hay cáng cần chuyển vào và nắm lấy mép ga ở các vị trí ngang đầu, thân, chân NB và kéo đồng thời cả NB và ga sang, cần chú ý khóa chân giường và cáng để tránh cho giường hoặc cáng bị di chuyển khi kéo chuyển NB sang. Sau khi đặt NB vào tư thế phù hợp thì lấy ga ra. Trong trường hợp có các phương tiện chuyên dụng như thảm lăn đặt dưới lưng NB việc chuyển sẽ thuận lợi hơn. Nếu NB không nằm trên ga trải, các nhân viên vận chuyển có thể đứng cùng một bên giường hay cáng luồn tay dưới đầu, lưng hông, đùi và chân NB nâng nhẹ và kéo NB sang ngang.

Kỹ thuật “múc thìa” * Nâng bổng NB

Thường cần có 3 nhân viên, nếu NB chấn thương, nghi có tổn thương cột sống cổ, cần có thêm 1 nhân viên để giữ đầu NB luôn thẳng trục với thân mình. Các nhân viên vận chuyển quỳ một chân ở cùng một bên của NB, luồn tay dưới đầu, lưng hông, đùi chân NB, nâng lên và cùng di chuyển giữ cho cơ thể NB luôn được giữ thẳng trục (Hình 11). Kỹ thuật này thường áp dụng khi chuyển NB lên cáng hoặc chuyển NB từ cáng lên giường và ngược lại. Trong kỹ thuật chuyển NB từ cáng lên giường hoặc ngược lại, vị trí của cáng so với giường có thể đặt tuỳ theo điều kiện cụ thể để thuận lợi cho chuyển NB như đặt cáng song song gần, cáng song song xa và cáng vuông góc với giường

Hình 11. Kỹ thuật” múc thìa”

Cố định NB trong khi vận chuyển

Cần chú ý đặt NB ở tư thế phù hợp và đảm bảo chắc chắn trước khi chuyển NB tránh nguy cơ bị ngã, rơi, trong khi vận chuyển. Nếu chuyển bằng cáng sau khi đặt NB nằm trên cáng, dùng dây cố định NB vào cáng, thường dùng cố định ở 3 vị trí là ngang ngực, ngang bụng, ngang chân NB, có thể nâng cao đầu cáng lên nếu không có chống chỉ định. Nếu không dùng cáng, cũng cần đảm bảo NB đã được cố định chắc chắn trước và trong khi vận chuyển (Hình 12)

Hình 12. Kỹ thuật cố định NB vào cáng

Tư thế NB trong khi vận chuyển

Trong khi vận chuyển, NB có nguy cơ bị tiến triển nặng thêm do tiến triển của bệnh hoặc do tác động của quá trình vận chuyển, cần đặt NB ở tư thế phù hợp, theo dõi diễn biến và đặt lại tư thế cho phù hợp với tình trạng mới của NB. Đối với NB bị chấn thương phải chú ý đến chấn thương cột sống, đặc biệt là chấn thương cột sống cổ, nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ cần đặt nẹp cổ cho NB và đảm bảo trục đầu, cổ và thân mình trong quá trình vận chuyển. Nếu cổ gãy chi phải cố định tạm thời bước khi vận chuyển và chú ý giữ bất động trong quá trình vận chuyển.

THỰC HIỆN VẬN CHUYỀN NB

Chuẩn bị vận chuyển

Chuẩn bị NB

Đánh giá tình trạng NB, thảo luận giữa các nhân viên vận chuyển về tình trạng NB, các chú ý về theo dõi chăm sóc và điều trị của NB, giải thích cho NB (nếu NB tỉnh) hoặc người nhà NB về việc vận chuyển NB và dự kiến những khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Chuẩn bị nhân viên vận chuyển

Số lượng nhân viên tham gia vận chuyển tuỳ thuộc vào tình hình thực tế nhưng phải đảm bảo tối thiểu là hai nhân viên để vận chuyển NB. Nếu trường hợp NB nặng có nguy cơ rối loạn chức năng sống hoặc có nguy cơ phải can thiệp nên có bác sĩ tham gia vận chuyển. Nhân viên vận chuyển phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án và các tài liệu liên quan, ghi chỉ định vận chuyển và ghi diễn biến trong quá trình vận chuyển. Lựa chọn tư thế và kỹ thuật vận chuyển phù hợp cho NB. Nhân viên vận chuyển phải xác định rõ ràng lộ trình vận chuyển và nơi sẽ chuyển NB tới.

Chuẩn bị phương tiện vận chuyển

Tuỳ theo tình trạng NB và khả năng trang thiết bị và thuốc để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển. Thông thường các phương tiện và thuốc cơ bản cần thiết gồm máy theo dõi điện tim, máy phá rung, bóng Ambu mặt nạ, ống nội khí quản, bình oxy, thuốc tối thiểu cấp cứu: adrenalin, atropin, lidocain, thuốc duy trì salbutamol, vận mạch, máy truyền dịch, bơm tiêm điện. Nếu NB cần thở máy, các máy thở khi vận chuyển phải đảm bảo các chức năng cơ bản và an toàn cho NB.

Theo dõi NB trong khi vận chuyển

NB phải đảm bảo được theo dõi chặt chẽ các chức năng sống theo dõi liên tục và ghi định kỳ điện tím, nồng độ oxy máu (SpCh), theo dõi và ghi chép định kỳ huyết áp, mạch, nhịp thở, khi phát hiện NB có những diễn biến bất thường trong trường hợp cần thiết có thể tạm dừng việc vận chuyển để xử trí NB, phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên vận chuyển, cần lưu ý hai thời điểm khi chuyển. NB từ giường lên cáng và chuyển NB từ cáng lên giường rất dễ xảy ra các biến cố nguy hiểm hoặc bị tuột đường truyền thuốc, tuột các phương tiện theo dõi. Bàn giao đầy đủ tình trạng NB và diễn biến trong quá trình vận chuyển, các biện pháp điều trị đang thực hiện.

Benh.vn

Bài viết Những tư thế an toàn cho bệnh nhân cấp cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-tu-the-an-toan-cho-benh-nhan-cap-cuu-8178/feed/ 0