Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:53:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Ngồi nhiều khiến vòng 3 trở nên xấu xí https://benh.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/ https://benh.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/#respond Fri, 05 Jan 2024 06:46:02 +0000 http://benh2.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/ Ngoài các nghề lao động chân tay thì đa số dân văn phòng phải đối mặt với việcngồi lỳ 8h/ngày trước máy vi tính. Tuy nhiên, việc ngồi liên tục trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến hệ thống xương, béo bụng, đặc biệt là khiến vòng 3 trở nên xấu xí...

Bài viết Ngồi nhiều khiến vòng 3 trở nên xấu xí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngoài các nghề lao động chân tay thì đa số dân văn phòng phải đối mặt với việcngồi lỳ 8h/ngày trước máy vi tính. Tuy nhiên, việc ngồi liên tục trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến hệ thống xương, béo bụng, đặc biệt là khiến vòng 3 trở nên xấu xí…

Co rút cơ và cong cột sống do ngồi sai tư thế

Khi chúng ta ngồi lâu với tư thế không đúng, cơ gấp ở hông vùng háng bị co rút và ngăn cản hoạt động của cơ mông dẫn đến xương chậu không thể xoay ra trước, gây chèn ép vùng thắt lưng có thể dẫn đến đau lưng.

Đặc biệt, qua thời gian tích tụ,lại không chịu đithăm khám dẫn đến đau mạn tính dẫn đến mỗi lần thay đổi thời tiết mình mẩy lại đau ê ẩm. Điều này thể hiện rõ ở tuổi tứ tuần với những cơn đau, nhức mỏi trầm trọng hơn.

Vòng 3 bị lãng quên ảnh hường đến vùng chậu

Khi chúng ta ngồi cả ngày, toàn bộ vòng ba sẽ bị bỏ mặc. Tuy nhiên do cơ mông gây ảnh hưởng đến vận động khớp háng, khả năng xoay và sự vững vàng của vùng chậu nên những gì có hại cho vòng ba sẽ có hại cho cả cơ thể.

Bởi vậy, phương pháp khắc phục là đứng lên sau 35 phút ngồi yên để các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động.

Đầu gối, mắt cá chân cũng có thể bị đau

Do ngồi nhiều, khớp háng và cơ mông ít hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách, có thể làm tăng lực tác động lực theo mọi cách lên đầu gối và mắt cá chân gây đau.

Không chỉ vậy, khi cơ mông không kéo được trọng lượng của nó, áp lực và lực sẽ phân bố lại cho các điểm yếu hơn gây đau mỏi.

Gây teo cơ và cản trở việc tập luyện

Khi cơ mông bị ức chế trong thời gian dài thì hoạt động của nó sẽ không đạt hiệu quả như trước và trở nên yếu dần. Lâu dần dẫn đến teo cơ và làm tiêu tan “vẻ đẹp” vòng 3 mà bạn đang sở hữu từ trước.

Do đó hãy xoay chân, hông thường xuyên hoặc đứng lên đi lại để cơ thể được hoạt động đồng bộ.

Vòng 3 trở nên xấu xí

Qua năm tháng làm việc trong môi trường ngồi lỳ một chỗ khiến vòng 3 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu như trước đây bạn sở hữu một vòng 3 căng tròn thì sau một thời gian bụng trở nên to hơn, ngoài ra cơ gấp khớp háng bị co rút có thể khiến vòng ba trở nên phẳng chứ không cong, gợi cảm như trước.

Adam Gallo huấn luyện viên thể hình chia sẻ gần đây nhiều khách hàng muốn đẩy lùi tác hại của việc ngồi nhiều đối với cơ thể để bảo vệ sức khỏe và vòng ba hấp dẫn. Do đó, mỗi cá nhân nên tự ý thức để bảo vệ vòng 3 của minh, cần tập luyện thể thao hàng ngày, không ngồi một chỗ trong thời gian dài để có vòng 3 săn chắc và một cơ thể khỏe mạnh.

Bài viết Ngồi nhiều khiến vòng 3 trở nên xấu xí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngoi-nhieu-khien-vong-3-tro-nen-xau-xi-8294/feed/ 0
Các tư thế giúp bà bầu lúc chuyển dạ https://benh.vn/cac-tu-the-giup-ba-bau-luc-chuyen-da-2930/ https://benh.vn/cac-tu-the-giup-ba-bau-luc-chuyen-da-2930/#respond Sun, 28 Jun 2020 02:23:42 +0000 http://benh2.vn/cac-tu-the-giup-ba-bau-luc-chuyen-da-2930/ Cách hít thế nào? tư thế đứng, ngồi của bạn ra sao? Khi nào cần rặn đẻ là một trong những kỹ năng bạn cần có để cảm nhận được điều gì đang đến và tiếp theo phải làm gì để giúp cuộc đẻ thành công tốt đẹp. 

Bài viết Các tư thế giúp bà bầu lúc chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cách hít thế nào? Tư thế đứng, ngồi của bạn ra sao? Khi nào cần rặn đẻ? Đó đều là những kỹ năng quan trọng cho phụ nữ mang thai chuẩn bị trước khi chuyển dạ, sinh nở.

Giai đoạn đầu của chuyển dạ

Giai đoạn này dài nhất của quá trình sinh nở. Nó thường kéo dài từ 6 – 10 tiếng, tính từ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Trong giai đoạn này, sự co thắt dần lên về cường độ để cổ tử cung của bạn mở ra từ từ cho bé di chuyển vào đường sinh.

Khi cơn đau lúc chuyển dạ

Mọi tư thế lúc này chỉ là giải pháp tình thế, bạn hãy chọn tư thế nào mình cảm thấy dễ chịu nhất thì áp dụng. Chúng ta cứ thử nhiều tư thế để tìm ra cách phù hợp với mình, nhưng nhớ là luôn giữ thẳng người khi đi lại, khi đứng, ngồi hay quỳ. Như vậy sẽ đỡ đau hơn và rút ngắn được thời gian chuyển dạ.

Tư thế ngồi

Bà bầu nên cố gắng giữ sức trong lúc chuyển dạ. Cúi người ra trước để tạo áp lực lên cổ tử cung và để giảm gánh nặng lên vùng lưng dưới. Nếu cần chỗ dựa trong lúc co thắt thì hãy ngồi quay mặt về phía lưng ghế và kê thêm gối để nghỉ giữa các cơn co thắt.

tu-the-ngoi-chuyen-da-13

Tư thế quỳ

Quỳ và chồm người về phía trước với hai tay duỗi thẳng sẽ giảm bớt áp lực lên cổ tử cung. Tư thế này sẽ làm chậm lại sự co thắt, nhưng lại rất hữu ích khi các cơn co thắt diễn ra càng lúc càng liên tục và gần nhau hơn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp giảm bớt gánh nặng cho lưng vốn phải chịu nhiều áp lực trong thai kỳ.

tu-the-chuyen-da-4

Tư thế đứng

Đứng và đi lại giữa các cơn co thắt lúc mới bắt đầu chuyển dạ sẽ tạo áp lực cho cổ tử cung, làm nó mau giãn nở hơn. Dựa vào tường hoặc dựa vào người chồng để giữ thăng bằng giữa các cơn co thắt. Chồng bạn cũng có thể xoa bóp lưng để giảm đau cho bạn.

tu-the-chuyen-da-1

Ngoài ra, bạn cũng cần:

  • Thở đều đặn và thư giãn.
  • Không nên nín thở trong lúc đang co thắt mà hãy thở ra khi thả lỏng vai và hàm. Không nên gồng mình khi cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, vì như vậy sẽ càng đau hơn.
  • Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực khi diễn ra cơn co thắt. Tự nhủ rằng, mỗi lần co thắt sẽ giúp bé nhanh chào đời hơn.
  • Hãy nghe sự mách bảo của chính cơ thể mình và chọn những tư thế mà bạn thấy thoải mái nhất.
  • Nếu thấy đau lưng thì nên chườm lưng bằng chai hoặc túi nước nóng.
  • Hãy nhờ chồng xoa bóp và có thể dùng thêm tinh dầu để massage.

Giai đoạn chuyển tiếp và bé chào đời

Đây là giai đoạn khi tử cung đã giãn nở hoàn toàn (khoảng 10cm) và kết thúc khi bé đã lọt lòng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ 10 phút hoặc kéo dài đến 2 tiếng. Thông thường, các bác sĩ sẽ can thiệp khi giai đoạn này kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ.

Trong khoảng thời gian này, bạn thường cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, đôi khi đan xen cả hai trạng thái này. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn nôn, ói mửa. Lúc này, người thân có thể chườm lạnh hoặc ấm cho thai phụ.

  • Hãy rặn theo hướng dẫn của nữ hộ sinh, không nên cố rặn, vì nếu cố rặn khi cổ tử cung chưa giãn nở sẽ làm cho cổ tử cung bị sưng. Như vậy càng khó đẩy bé ra ngoài và bị bầm tím gây đau.
  • Nên quỳ xuống và đẩy mông lên để giảm bớt áp lực của bào thai lên cổ tử cung, nhờ đó bạn cũng đỡ có cảm giác muốn rặn hơn và giúp giữ lại sức để tiếp tục đối phó với giai đoạn gay go hơn.

Để đẩy bé ra dễ dàng, bạn nên thở sâu khi cơn co thắt đang diễn ra và khi sự co thắt lên đến đỉnh điểm. Hãy cố rặn trong 5 giây (nín thở khi không cần thiết có thể làm bạn kiệt sức và làm giảm lượng ôxy đến bé). Nếu cơn co thắt vẫn còn đang lên cao thì hãy thở vài lần thật sâu, sau đó tiếp tục rặn. Bạn sẽ có cảm giác bị thúc đẩy phải rặn từ 3 – 5 lần mỗi khi cơn co thắt xuất hiện. Sau mỗi cơn co, đầu bé ngày càng lộ ra rõ hơn và sau đó lại thụt vào một chút giữa các cơn co thắt. Bạn có thể sẽ phải rạch âm đạo – vết cắt nhỏ ở đáy chậu ngay phần da giữa âm đạo và trực tràng để tránh rách cơ.

Khi bé sắp lọt lòng, đầu của bé sẽ lộ ra ở cửa âm đạo và không còn bị thụt vào nữa. Bạn sẽ được ra hiệu ngừng rặn khi đầu bé từ từ được đẩy ra. Chất nhầy ở miệng và mũi bé được hút sạch, sau đó bạn sẽ rặn thêm lần nữa để vai và phần còn lại của bé được đẩy ra hoàn toàn. Nếu bé vẫn chưa thở thì bác sĩ phải hút chất nhầy lần nữa hoặc phải cho bé trợ thở bằng ôxy. Nếu mọi chuyện ổn thoả, bé sẽ được cắt dây rốn và cuối cùng là nhau thai được tống ra ngoài. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem còn sót lại mảnh nào bên trong không, vì nếu còn xót sẽ gây xuất huyết và nhiễm trùng. Cuối cùng, vùng đáy chậu được khâu lại, nếu trước đó bị rách hoặc bị rạch cho bé lọt ra.

Bài viết Các tư thế giúp bà bầu lúc chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-tu-the-giup-ba-bau-luc-chuyen-da-2930/feed/ 0
Các tư thế ngồi gây hại cho cơ thể https://benh.vn/cac-tu-the-ngoi-gay-hai-cho-co-the-46200/ https://benh.vn/cac-tu-the-ngoi-gay-hai-cho-co-the-46200/#comments Thu, 25 Apr 2019 01:27:06 +0000 https://benh.vn/?p=46200 Cứ tưởng “ngồi không” là đơn giản, hóa ra cũng phải biết cách, vì ngồi sai tư thế có thể gây ra nhiều căn bệnh đáng sợ đấy bạn nhé!

Bài viết Các tư thế ngồi gây hại cho cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cứ tưởng “ngồi không” là đơn giản, hóa ra cũng phải biết cách, vì ngồi sai tư thế có thể gây ra nhiều căn bệnh đáng sợ đấy bạn nhé!

Ngồi vắt chéo chân

Tư thế ngồi quen thuộc hàng đầu của các chị em phụ nữ cũng chính là thói quen ảnh hưởng đến khung xương chậu nhiều nhất. Theo nghiên cứu, khi bạn vắt chéo chân, 1 bên xương chậu sẽ cao hơn bên còn lại, lâu dần tình trạng phát triển lệch sẽ xảy ra, nhất là giai đoạn dậy thì.

Người ta khuyến cáo rằng việc sử dụng tư thế ngồi này thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ đau lưng và cổ. Ngoài ra, ngồi vắt chéo chân còn có thể làm tổn thương dây thần kinh, gây tăng huyết áp, suy tĩnh mạch và nguy cơ hình thành cục máu đông cực kỳ nguy hiểm.Ngồi vắt chéo chân đẹp mắt nhưng không tốt cho cơ thể chút nào.

Ngồi đè lên chân

Bạn đã từng nhiều lần vô thức ngồi đè lên chân mình, sau đó không bước đi nổi vì cảm giác tê chân? Nếu vậy, hãy chú ý tránh xa tư thế ngồi này, bởi nó cực kỳ có hại đấy! Khi chân bị đè nặng, tĩnh mạch chân sẽ bị tích tụ dịch, dẫn đến bệnh tĩnh mạch mãn tính, suy tĩnh mạch.

Cụ thể, bệnh tĩnh mạch mãn tính xảy ra khi van tĩnh mạch chân không hoạt động đúng “quy trình” để đảm bảo vòng tuần hoàn máu, sẽ gây sưng đau ở bàn chân, cẳng chân.Chú ý đến đôi chân của mình khi ngồi bạn nhé!

Ngồi kiểu chữ W

Đây là một trong những tư thế không có lợi được hình thành khi chúng ta còn nhỏ. Rất nhiều trẻ em duy trì  kiểu ngồi này như một thói quen từ lúc bắt đầu tập ngồi. Sở dĩ là bởi nó là giúp cơ thể chúng ta thăng bằng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tư thế ngồi chữ W lại dồn quá nhiều áp lực, khiến cơ chân bị co rút và khớp gối bị nới lỏng, ảnh hưởng tiêu cực đến liên kết xương và dáng đi.

Mặt khác, nó còn hạn chế hoạt động, cũng như sự phát triển của các cơ ở thân. Về lâu dài, trẻ sẽ gặp vấn đề về khả năng cân bằng, phối hợp, hay kĩ năng vận động đòi hỏi sử dụng những loại cơ lớn

Ngồi một chỗ quá lâu

Đây có lẽ là vấn đề mà mọi nhân viên văn phòng đều phải đối mặt mỗi ngày. Không chỉ gây béo bụng như bạn vẫn nghĩ, việc ngồi nhiều giờ liền để làm việc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, như ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, tiểu đường,…

Bên cạnh đó, ngồi một chỗ quá lâu có thể tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Khi bạn chuyển sang tư thế nằm, máu sẽ đột ngột dồn đến, làm cơ cổ sưng lên, khiến bạn cảm thấy khó thở, thậm chí ngưng thở.

Theo thống kê, ngồi lâu là căn bệnh gây ra nhiều cái chết đứng thứ tư trên thế giới.

Ngồi thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Theo tư vấn của các chuyên gia, tư thế ngồi đúng cần đảm bảo các yếu tố sau: hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất; hai đầu gối giữ vuông góc; hông vuông góc với thân người; lưng thẳng; đầu cổ giữ thẳng trục với lưng; mắt nhìn về phía trước.

Khi ngồi ở bàn và làm việc với máy tính xách tay, hãy lựa chọn một chiếc ghế có chiều cao vừa phải, kê máy lên vài quyển sách, đồng thời, giữ bàn phím gần cơ thể để không phải nhoài người về phía trước.

Đặc biệt, sau một thời gian làm việc khoảng 45 – 50 phút, hãy đứng lên, đi lại, tập vài động tác căng giãn cơ thể để giữ cho cơ thể linh hoạt, tránh cảm giác đau mỏi.

Bài viết Các tư thế ngồi gây hại cho cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-tu-the-ngoi-gay-hai-cho-co-the-46200/feed/ 2
Vì sao chúng ta bị hoa mắt khi đứng dậy quá nhanh? https://benh.vn/vi-sao-chung-ta-bi-hoa-mat-khi-dung-day-qua-nhanh-6022/ https://benh.vn/vi-sao-chung-ta-bi-hoa-mat-khi-dung-day-qua-nhanh-6022/#respond Mon, 23 Jul 2018 05:38:08 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-chung-ta-bi-hoa-mat-khi-dung-day-qua-nhanh-6022/ Trong sinh hoạt ai cũng có một vài lần thấy choáng váng, hoa mắt với các đốm sáng lóe lên và nhảy múa trước mắt. Đây là hiện tượng khá phổ biến khi chúng ta đứng lên đột ngột. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?

Bài viết Vì sao chúng ta bị hoa mắt khi đứng dậy quá nhanh? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong sinh hoạt ai cũng có một vài lần thấy choáng váng, hoa mắt với các đốm sáng lóe lên và nhảy múa trước mắt. Đây là hiện tượng khá phổ biến khi chúng ta đứng lên đột ngột. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?

Vì sao chúng ta bị hoa mắt khi đứng dậy quá nhanh ?

Theo các chuyên gia, tất cả liên quan đến việc thiếu lưu lượng máu khi chúng ta đứng dậy quá nhanh.

Thông thường, máu chảy tới và đi khỏi trái tim, luân chuyển khắp cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta đứng, máu từ các chân phải chống lại trọng lực để tới tim. Nhưng khi ngồi, điều đó không xảy ra.

Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây. Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà máu cung cấp cho võng mạc – vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng.

Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, đánh lừa bộ não nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy các đốm sáng khi chúng không tồn tại ở đó.

Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường. Không phải là biểu hiện của bệnh lý nào cả.

Benh.vn(Theo Vietnamnet/Business Insider)

Bài viết Vì sao chúng ta bị hoa mắt khi đứng dậy quá nhanh? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-chung-ta-bi-hoa-mat-khi-dung-day-qua-nhanh-6022/feed/ 0
20 quy tắc khi tập tư thế asana https://benh.vn/20-quy-tac-cho-khi-tap-tu-the-asana-7690/ https://benh.vn/20-quy-tac-cho-khi-tap-tu-the-asana-7690/#respond Mon, 19 Sep 2016 06:26:11 +0000 http://benh2.vn/20-quy-tac-cho-khi-tap-tu-the-asana-7690/ Yoga là một bộ môn rèn luyện sức khỏe với những lợi ích đã được công nhận bởi hàng triệu người tập trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng có không ít cá nhân, dù tập luyện đều đặn trong thời gian dài vẫn chưa cảm nhận được những thay đổi tích cực mà các bài tập mang lại. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, hãy nắm vững những quy tắc cơ bản dưới đây.

Bài viết 20 quy tắc khi tập tư thế asana đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Yoga là một bộ môn rèn luyện sức khỏe với những lợi ích đã được công nhận bởi hàng triệu người tập trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng có không ít cá nhân, dù tập luyện đều đặn trong thời gian dài vẫn chưa cảm nhận được những thay đổi tích cực mà các bài tập mang lại. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, hãy nắm vững những quy tắc cơ bản dưới đây.

1. Nên mặc trang phục thoải mái khi tập.

2. Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống bởi như vậy có thể bị cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết xuất ra khi tập tư thế asana có thể bị phá huỷ.

3. Nên tắm hoặc tắm sơ (rửa mặt mũi, chân tay) trước khi tập tư thế asana.

4. Không tập asana ở ngoài trời bởi điều đó có thể khiến cơ thể phải hứng gió đột ngột và do vậy có thể cảm lạnh. Khi tập tư thế asana ở trong nhà, phải chú ý mở cửa sổ để không khí thông thoáng.

 

 

5. Không để khói bụi bay vào phòng. Càng ít khói bụi càng tốt

6. Chỉ tập asana khi lỗ mũi trái hoặc cả hai lỗ mũi đều thông: không tập asana khi hơi thở chỉ qua lỗ mũi phải.

7. Sau khi tập asana phải xoa bóp kỹ chân, tay, và toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp.

8. Sau khi xoa bóp, nằm nguyên ở tư thế xác chết shavasana tối thiểu hai phút.

9. Sau khi thư giãn ở tư thế xác chết, không tiếp xúc ngay với nước trong vòng tối thiểu là 10 phút.

10. Sau khi tập asana, nên đi bộ ở nơi yên tĩnh một lúc.

11. Nếu phải đi ra ngoài sau khi tập asana khi nhiệt độ cơ thể chưa hạ xuống mức bình thường, hoặc nếu nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài cần mặc quần áo cẩn thận khi ra ngoài. Nếu có thể, hãy hít sâu vào khi ở trong phòng và thở ra khi đi ra ngoài. Làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.

12. Nên ăn thức ăn tinh khiết.

13. Không cắt lông ở các khớp trên cơ thể.

14. Không tập asana khi bụng đầy.

15. Móng tay, móng chân phải được cắt ngắn.

16. Người tập asana có thể tập các môn thể thao khác, nhưng chỉ không nên tập ngay sau các asana.

17. Nếu bạn bị đau (cảm cúm…) không nên tập asana.

18. Không tập asana khi bụng đầy. Chỉ tập asana từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng sau bữa ăn.

19. Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong vòng một tháng sau khi sinh, phụ nữ không nên luyện tập asana cũng như các bài tập khác.

20. Chỉ tập asana từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng sau bữa ăn.

Benh.vn

Bài viết 20 quy tắc khi tập tư thế asana đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/20-quy-tac-cho-khi-tap-tu-the-asana-7690/feed/ 0
Điều chỉnh tư thế, hạn chế đau lưng bằng thiết bị cảm biến https://benh.vn/dieu-chinh-tu-the-han-che-dau-lung-bang-thiet-bi-cam-bien-6418/ https://benh.vn/dieu-chinh-tu-the-han-che-dau-lung-bang-thiet-bi-cam-bien-6418/#respond Fri, 16 Sep 2016 05:45:35 +0000 http://benh2.vn/dieu-chinh-tu-the-han-che-dau-lung-bang-thiet-bi-cam-bien-6418/ Thực tế đã chỉ ra rằng, các cơn đau của người bệnh thường xuất phát từ một tư thế sai trong lao động và các hoạt động thường ngày. Nhiều tư thế rất đơn giản nhưng lại trở thành căn nguyên của căn bệnh đau lưng dai dẳng kéo dài.

Bài viết Điều chỉnh tư thế, hạn chế đau lưng bằng thiết bị cảm biến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thực tế đã chỉ ra rằng, các cơn đau của người bệnh thường xuất phát từ một tư thế sai trong lao động và các hoạt động thường ngày. Nhiều tư thế rất đơn giản nhưng lại trở thành căn nguyên của căn bệnh đau lưng dai dẳng kéo dài.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tư thế không đúng có thể làm con người bị khó thở, hệ thống tiêu hóa hoạt động kém hay dẫn đến chứng đau ở lưng, cổ, vai gáy hoặc ngang hông.

 

Bộ cảm biến giúp điều chỉnh tư thế

Chính vì lý do này, một thiết bị cảm biến đã được phát minh nhằm điều chỉnh tư thế cho người sử dụng, mở ra hy vọng cải thiện bệnh tật đối với những người mắc bệnh đau lưng. Thiết bị này được làm bằng silicon với chiều dài 10cm, nặng 30gram, hoạt động bằng pin tối đa lên tới 4 ngày, 1 cổng USB và Bluetooth có thể kết nối với máy tính.

Thiết bị nhỏ gọn này sẽ được dính vào cột sống người bệnh và phát ra cảm biến rung khi người sử dụng bị sai tư thế. Bởi theo những nhà phát minh ra thiết bị chống đau lưng này, tư thế đúng, nhất là đảm bảo cho cột sống thẳng là điều kiện tiên quyết để con người tránh khỏi các chứng đau nhức khi hoạt động.

 

Theo đó, người sử dụng thiết bị có thể kiểm tra các hoạt động hàng ngày của mình, phân tích tư thế, thống kê các tư thế sai khi kết nối thiết bị với máy tính. Từ đó, điều chỉnh hoạt động hàng ngày của mình để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh hơn, tránh được chứng đau lưng.Các nhà sản xuất hy vọng thiết bị này sẽ được bán ra thị trường vào tháng 7/2015 với giá thành chỉ 75 bảng.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Điều chỉnh tư thế, hạn chế đau lưng bằng thiết bị cảm biến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-chinh-tu-the-han-che-dau-lung-bang-thiet-bi-cam-bien-6418/feed/ 0
Ngồi cả ngày nguy hiểm tới mức độ nào? https://benh.vn/ngoi-ca-ngay-nguy-hiem-toi-muc-do-nao-6996/ https://benh.vn/ngoi-ca-ngay-nguy-hiem-toi-muc-do-nao-6996/#respond Tue, 29 Dec 2015 06:12:38 +0000 http://benh2.vn/ngoi-ca-ngay-nguy-hiem-toi-muc-do-nao-6996/ Ngồi xuống là một cách nghỉ ngơi tuyệt vời cho ngày bận rộn. Phần lớn mọi người trong chúng ta không cảm thấy vấn đề nguy hại gì lớn cho sức khỏe khi ngồi nhiều trong thời gian ngắn nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục, hậu quả mà nó gây ra là vô cùng nguy hiểm và khó lường. Vậy chính xác thì việc ngồi quá nhiều ảnh hưởng tới cơ thể của ta thế nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Bài viết Ngồi cả ngày nguy hiểm tới mức độ nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngồi xuống là một cách nghỉ ngơi tuyệt vời cho ngày bận rộn. Phần lớn mọi người trong chúng ta không cảm thấy vấn đề nguy hại gì lớn cho sức khỏe khi ngồi nhiều trong thời gian ngắn nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục, hậu quả mà nó gây ra là vô cùng nguy hiểm và khó lường. Vậy chính xác thì việc ngồi quá nhiều ảnh hưởng tới cơ thể của ta thế nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Ngồi nhiều là nguyên nhân gây ra mỡ máu, đái tháo đường

Ngay khi bạn ngồi xuống, điện tâm đồ ở các cơ giảm xuống rõ rệt và tỷ lệ đốt cháy calorie lao thẳng xuống chỉ còn 1 calorie/phút. Chỉ sau 3 giờ ngồi kích cỡ giãn nở động mạch giảm xuống 50% kéo theo giảm lưu lượng máu trong cơ thể.

Ngồi suốt 24h lượng insulin trong cơ thể giảm gần 40%, khả năng hấp thụ glucose tăng lên kéo theo khả năng mắc tiểu đường typ 2 và những điều tồi tệ bắt đâu từ đây.

Sau 2 tuần ngồi nhiều hơn 6 tiếng một ngày LDL cholesterol – một loại cholesterol xấu tăng cao kèm với các phân tử chất béo khác đẩy cơ thể vào nguy cơ tăng trọng. Trên hết enzyme chịu trách nhiệm cho việc bẻ gãy các phân tử béo giảm mạnh và vì thời gian không hoạt động kéo dài, các múi cơ bắt đầu bị phá vỡ, dần dần việc co lại của cơ càng yếu đi và bơm máu ngược trở lại tim.

Thậm chí cả khi bạn làm việc thường xuyên nhưng chỉ một phút bạn ngừng cử động, quá trình phá hỏng này lại bắt đầu trở lại tỷ lệ thuận với thời gian ngồi của bạn.

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ tử vong

Đáng sợ hơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc luyện tập thể dục đơn thuần không thể chống lại ảnh hưởng xấu của việc hút thuốc cũng như ngồi quá nhiều.

Một năm sau đó, các ảnh hưởng của việc ngồi nhiều ngày càng trở nên trầm trọng, nhưng nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy khối lượng xương giảm 1% mỗi năm đồng thời não bộ cũng bị ảnh hưởng. Các chuyển động vật lý không chỉ giúp bơm máu và oxy đến não mà còn gửi các hormone gây ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.

Khi bạn không chuyển động, các chức năng của não bắt đầu giảm xuống. Sau 10 – 20 năm ngồi liên tục hơn 6 tiếng mỗi ngày, bạn có thể mất 7 năm cuộc sống khỏe mạnh và sẽ phải lo lắng về cái chết, nguy cơ tử vong bởi bệnh tim sẽ tăng 64%, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú tăng 30%.

Lời kết

Nếu ngồi không quá 3 giờ mỗi ngày, tuổi thọ trung bình của bạn có thể tăng thêm 2 năm. Đơn giản bởi cơ thể của bạn sinh ra không được lập trình cho việc ngồi 1 chỗ, nếu làm việc này là trái với quy luật tự nhiên từ đó đương nhiên là hại tới sức khỏe.

Thay vì ngồi 8h mỗi ngày ở nơi làm việc sau đó về nhà lại ngồi xem tivi tại sao bạn không chọn đi tập gym hay vận động để giải phóng năng lượng, hãy chăm chỉ vận động bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ đấy.

Benh.vn

Bài viết Ngồi cả ngày nguy hiểm tới mức độ nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngoi-ca-ngay-nguy-hiem-toi-muc-do-nao-6996/feed/ 0