Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 06 Aug 2023 01:03:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Học cách bảo vệ tuyến giáp của tiến sỹ người Mỹ https://benh.vn/hoc-cach-bao-ve-tuyen-giap-cua-tien-sy-nguoi-my-10053/ https://benh.vn/hoc-cach-bao-ve-tuyen-giap-cua-tien-sy-nguoi-my-10053/#respond Wed, 20 Feb 2019 14:27:58 +0000 http://benh2.vn/hoc-cach-bao-ve-tuyen-giap-cua-tien-sy-nguoi-my-10053/ Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào đều có một thụ thể hóc-môn tuyến giáp, gọi là T3 và T4 rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhất là tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.

Bài viết Học cách bảo vệ tuyến giáp của tiến sỹ người Mỹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuyến giáp là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Khi tuyến giáp “bất ổn” dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, tăng cân, ớn lạnh, giảm ham muốn tình dục, lo lắng… Vậy, làm sao để bảo vệ tuyến giáp?

Vị trí tuyến giáp trong cơ thể

Vai trò của tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào đều có một thụ thể hóc-môn tuyến giáp, gọi là T3 và T4 rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhất là tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.

Khi tuyến giáp “đạt ở mức cho phép”, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy tuyệt vời: Tràn đầy sức sống, năng lượng và lạc quan. Nhưng khi bộ phận này “quá yếu hay mạnh”, bạn sẽ rơi vào tình trạng “mất sức”. Các tế bào không sản xuất đúng cách với số lượng không đúng nhu cầu sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể không thể hoạt động hiệu quả.

Trường hợp các tế bào quá ít, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên trầm trọng – đó là chứng suy giáp. Bạn thường bị béo phì, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và khả năng tình dục.

Ngược lại quá nhiều, sự trao đổi chất tăng lên đến tốc độ chóng mặt – đó là cường giáp. Bạn trở nên hoảng sợ, lo lắng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, giảm cân ngay cả khi bạn ăn liên tục, cơ bắp yếu và tay bị run.

Khi tuyến giáp “trục trặc”

Đôi khi tuyến giáp bắt đầu trục trặc với những thay đổi về nội tiết tố như ở trong thai kỳ hoặc mãn kinh, bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tuyến giáp. Ngoài ra, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.

Do đó khi nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp tuyến giáp khỏe mạnh trở lại.

Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp

– Bổ sung Iốt và Protein qua các thực phẩm như các loại hải sản, các loại rau xanh đậm. Đặc biệt muối iốt giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ổn định hoạt động của tuyến giáp.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh chứa nhiều dưỡng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe

– Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt…

– Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp.

– Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa vitamin A là rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ…

– Vitamin D và các loại vitamin B có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto – nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh suy giáp. Bạn có thể tìm thấy các khoáng chất này trong các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, củ cải đỏ, thịt lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.

Những thực phẩm cần tránh

– Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đường, cà phê…

– Những thực phẩm chứa gluten có thể ảnh hưởng đến thuốc tuyến giáp và làm giảm tác dụng của nó như lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì.

– Thực phẩm từ sữa có thể gây bất dung nạp lactose. Do đó hãy tránh sữa và các sản phẩm sữa nếu bạn bị khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi sau khi sử dụng.

– Đậu nành: Tránh các sản phẩm đậu nành vì chúng cũng có thể cản trở chức năng tuyến giáp.

Benh.vn (Theo Soha.vn)

Bài viết Học cách bảo vệ tuyến giáp của tiến sỹ người Mỹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoc-cach-bao-ve-tuyen-giap-cua-tien-sy-nguoi-my-10053/feed/ 0
Bệnh tuyến giáp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào? https://benh.vn/benh-tuyen-giap-gay-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-nhu-the-nao-5143/ https://benh.vn/benh-tuyen-giap-gay-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-nhu-the-nao-5143/#respond Wed, 05 Dec 2018 13:30:48 +0000 http://benh2.vn/benh-tuyen-giap-gay-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-nhu-the-nao-5143/ Cuộc sống văn minh, hiện đại, đầy đủ vật chất khiến chất lượng sống của con người được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng vô sinh phát triển khá nhiều, nguyên nhân do nhiều lý do: bệnh tật, tác động từ môi trường, lối sống của con người gây nên. Trong đó, không ít cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh mà nguyên nhân xuất phát từ tuyến giáp mà không biết.

Bài viết Bệnh tuyến giáp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuộc sống văn minh, hiện đại, đầy đủ vật chất khiến chất lượng sống của con người được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng vô sinh phát triển khá nhiều, nguyên nhân do nhiều lý do: bệnh tật, tác động từ môi trường, lối sống của con người gây nên. Trong đó, không ít cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh mà nguyên nhân xuất phát từ tuyến giáp mà không biết.

Vậy, bệnh tuyến giáp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào?

Tìm hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng lớn nhất trong cơ thể. Tuyến giáp nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 10-20 gram hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 – T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản.

Cấu tạo của tuyến giáp

Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp và phần trên khí quản, và 1 eo tuyến nối 2 thùy với nhau.

Tuyến màu nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi 1 lớp bao xơ được tạo ra bởi lớp cân sau gắn tuyến vào sụn giáp, nên khi nuốt tuyến di động theo thanh quản. Giáp trạng tiết các hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hormone TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng lớn nhất trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Các bệnh lý giáp trạng

  • Suy giáp.
  • Suy giáp bẩm sinh.
  • Cường giáp.
  • Ung thư giáp trạng.

Tác dụng của tuyến giáp

  • Kích thích tố của tuyến giáp (thyroxin) được hình thành từ tyrosin và iot có tác dụng
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
  • Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
  • Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
  • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.

Các triệu chứng suy giảm chức năng tuyến giáp

  • Tăng cân, mệt mỏi.
  • Táo bón, đau cơ và đau khớp.
  • Chậm chạp, không chịu được thời tiết lạnh.
  • Kinh nguyệt thất thường, mệt mỏi và mất ngủ.
  • Da và tóc có thể trở nên khô, tóc cứng hoặc rụng tóc, móng tay bị giòn…
  • Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh tuyến giáp còn ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, nhiệt độ cơ thể, tim…

Lưu ý: nếu gặp các triệu chứng trên, đặc biệt khi nhiều triệu chứng xuất hiện cùng lúc, cần đi kiểm tra hormon tuyến giáp ngay lập tức.

Bệnh tuyến giáp rất khó nhận biết (Ảnh minh họa)

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào?

  • Tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ gây ra tình trạng nhược năng tuyến giáp (suy giảm chức năng tuyến giáp) hoặc cường tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mạnh).
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp (suy tuyến giáp) khiến tuyến giáp không sản xuất đủ các kích thích tố quan trọng nhất định.
  • Mức độ hormon tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ.
  • Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh.

Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sự rụng trứng, suy yếu khả năng sinh sản ở nữ giới (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để bảo vệ chức năng tuyến giáp?

  • Cần đi khám và được chẩn đoán đúng khi có các dấu hiệu nghi ngờ.
  • Tránh giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.
  • Ngủ đủ giấc .
  • Loại bỏ căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không bỏ qua triệu chứng của bệnh.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất.

Đi khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ suy tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Lời kết

Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ (sản xuất hóc môn ) nhưng nó gây tác động lớn đến sức khỏe tổng thể của con người. Hiện nay trên thế giới, hàng triệu người đang có vấn đề về tuyến giáp nhưng không biết vì các triệu chứng bệnh không có gì đặc biệt: mệt mỏi, giảm cân, đau cơ, khớp… Tuy nhiên, những người tiềm ẩn bệnh suy tuyến giáp không biết rằng mình đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh, đặc biệt là chị em phụ nữ khi bị suy giảm tuyến giáp dẫn đến vô sinh làm ảnh hưởng đến đời sống và hạnh phúc gia đình.

Vì vậy, để bảo vệ tuyến giáp và một cuộc sống khỏe mạnh, chúng ta cần: đảm bảo bữa ăn đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn, tránh tăng, giảm cân đột ngột, stress, mệt mỏi kéo dài… Ngoài ra, khi có những triệu chứng bệnh kể trên cần kiểm tra hormon tuyến giáp ngay để kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Benh.vn

Bài viết Bệnh tuyến giáp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tuyen-giap-gay-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san-cua-phu-nu-nhu-the-nao-5143/feed/ 0
Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/ https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/#comments Tue, 10 Apr 2018 05:40:00 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/ Bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là nguyên nhân chính gây suy giáp.

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là nguyên nhân chính gây suy giáp.

viêm tuyến giáp hashimoto

Là bệnh có tính chất tự miễn đặc trưng bởi sự lắng đọng các tế bào lympho và dạng tế bào Hurthle tại tuyến giáp. Bệnh có tính gia đình và có thể xuất hiện đồng thời với một số bệnh tự miễn khác như suy thượng thận mạn tính nguyên phát (Addison), đái tháo đường týp 1, suy sớm buồng trứng…

Bệnh hay gặp ở nữ (khoảng 90%), mọi lứa tuổi nhưng thường tập trung ở độ tuổi 30-50.

Triệu chứng

Bướu tuyến giáp: đa số có bướu giáp to, chắc, đối xứng và thường không đau. Khoảng 10% trường hợp tuyến giáp bị teo. Bướu to nhiều có thể chèn ép gây cảm giác nghẹn ở cổ, khó nuốt, nói khàn… tuy nhiên ít gặp. Viêm tuyến giáp lâu không được điều trị có thể khám thấy tuyến giáp to, rắn chắc, có khi cứng, bề mặt gồ ghề, có nhiều thuỳ. Tuyến giáp sờ không đau và không có hạch to vùng cổ.

Suy giáp: là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn muộn với các biểu hiện như sợ lạnh, táo bón, mạch chậm. Nhiều trường hợp suy giáp nhẹ, biểu hiện chủ yếu ở các rối loạn trong xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Nếu bệnh nhân đến khám sớm trong giai đoạn đầu có thể có triệu chứng nhiễm độc giáp nhưng thường nhẹ, thoáng qua.

Cận lâm sàng

– Hội chứng viêm: thường không có biểu hiện viêm.

– Thăm dò tuyến giáp.

– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: tuỳ theo mức độ tiến triển của viêm tuyến giáp, bệnh nhân có thể trong tình trạng cường giáp nhẹ, bình giáp nhưng thường là suy giáp rõ ràng: FT3, FT4 giảm, TSH tăng cao hoặc suy giáp cận lâm sàng với FT3, FT4 bình thường, TSH tăng.

– Kháng thể kháng tuyến giáp: tăng hiệu giá kháng thể kháng tuyến giáp Anti thyroid peroxidase (Anti-TPO) trong 90% các trường hợp, kháng thể kháng thyroglobulin tăng trong 20-50% các trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

– Siêu âm: tuyến giáp giảm âm, hình ảnh thay đổi tuỳ theo giai đoạn của bệnh.

– Đo độ tập trung I131: độ tập trung không đồng đều, không có ý nghĩa trong chẩn đoán.

– Tế bào học tuyến giáp: cần thực hiện trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto có nhân trong tuyến để loại trừ lymphoma hoặc ung thư tuyến giáp.

Điều trị

– Không chỉ định điều trị corticoid vì không có tác dụng lên tiến triển của bệnh.

– Suy giáp rõ: điều trị thay thế bằng levothyroxine liều từ 50-100 µg/ngày (xem thêm điều trị suy giáp).

– Suy giáp cận lâm sàng: có nhiều ý kiến khác nhau, thường bắt đầu điều trị levothyroxine khi TSH > 10 µu/ml.

Xem thêm: Bệnh suy tuyến giáp

Khoa Nội tiết – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-tuyen-giap-hashimoto-6119/feed/ 3
Phát hiện và kiểm soát bệnh lý Cường tuyến giáp https://benh.vn/phat-hien-va-kiem-soat-benh-ly-cuong-tuyen-giap-8098/ https://benh.vn/phat-hien-va-kiem-soat-benh-ly-cuong-tuyen-giap-8098/#respond Thu, 27 Aug 2015 06:34:08 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-va-kiem-soat-benh-ly-cuong-tuyen-giap-8098/ Theo thống kê mới nhất hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cường giáp, một bệnh nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam đang gia tăng rất nhanh.

Bài viết Phát hiện và kiểm soát bệnh lý Cường tuyến giáp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê mới nhất hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cường giáp, một bệnh nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam đang gia tăng rất nhanh.

Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới và thường trong độ tuổi từ 30-45 tuổi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là gầy sút nhiều không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, run tay, dễ cáu gắt, hồi hộp, cổ to và một số bệnh nhân (BN) có mắt lồi. Tuy có nhiều triệu chứng nhưng do diễn biến tăng dần nên nhiều trường hợp được chẩn đoán muộn. Cần phát hiện và kiểm soát kịp thời, nếu không được điều trị ngay và dứt điểm, BN cường giáp có thể bị nhiều biến chứng mà phổ biến và nguy hiểm nhất là các biến chứng về tim mạch.

Tìm hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng con bướm nằm phía trước cổ, nó là một bộ phận rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp được coi là tuyến lớn nhất của hệ nội tiết, nó tiết ra hormone – nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Tuyến giáp còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều…

Bệnh lý tuyến giáp

Khi tuyến giáp phải hoạt động quá mức, bị suy yếu, đó là do nó không tiết đủ hormon T4 cho cơ thể gây bệnh suy giáp trạng. Ngược lại khi tuyến giáp tiết quá nhiều hormon, sẽ dẫn đến trình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức sinh ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.

Có khoảng 10-15% BN cường giáp có biến chứng loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rung nhĩ (tâm nhĩ không đập theo nhịp bình thường nữa mà đập rất nhanh và không đều, từ 300-600 lần/phút). Khi đó các BN thường có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, một số bị đau ngực, thậm chí có BN bị ngất. Nghe tim thấy tâm thất đập không đều nhưng ở tần số rất nhanh, có thể lên tới 170-180 lần/phút.

Đau cơ khớp cũng là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề, Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.

Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trường. Còn với cường giáp, người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm và rất mềm mỏng.

Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kì kinh đến sớm với tần xuất cao bạn có thể đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Điều này là do nồng độ hormon thay đổi, gây kích thích đến kinh nguyệt, làm thay đổi cơ chế kinh, từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con khó khăn. Ngoài ra còn gây giảm ham muốn tình dục.

Hormone tuyến giáp được coi là có ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng.

Nếu cơ thể bị trầm cảm và hoảng sợ, chữa trị mãi vẫn không khỏi dù đã uống thuốc đặc trị, có thể bạn đã bị bệnh về giáp. Hormone tuyến giáp là một phần quan trọng giúp tăng trưởng và thúc đẩy hoạt động của các cơ, vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về giáp sẽ khiến nguồn hormone giả, do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây mệt mỏi. Đặc biệt, đôi khi cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ nhưng không cảm giác đủ giấc.

Khi bị cường giáp, các hormon sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.

Một số phương pháp điều trị cường giáp tồn tại, cách tiếp cận tốt nhất phụ thuộc vào tuổi, tình trạng thể chất và mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn

Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Thuốc kháng giáp

Những loại thuốc này giảm dần các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp sản xuất thừa kích thích tố. Chúng bao gồm propylthiouracil và methimazole (Tapazole). Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong sáu đến 12 tuần, nhưng điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng thường tiếp tục ít nhất một năm và thường dài hơn. Đối với một số người, điều này đã xóa bỏ vĩnh viễn các vấn đề, nhưng những người khác có thể bị tái phát.

Cả hai loại thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong. Bởi vì propylthiouracil đã gây rất nhiều thiệt hại cho gan, nó thường được sử dụng chỉ khi không thể chịu đựng được methimazole.

Beta blockers

Các thuốc này thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Nó không làm giảm mức tuyến giáp, nhưng nó có thể làm giảm nhịp tim nhanh chóng và giúp ngăn ngừa đánh trống ngực. Vì lý do đó, bác sĩ có thể kê toa cho đến khi mức tuyến giáp tiến gần hơn với bình thường.

I-ốt phóng xạ

Uống iốt phóng xạ được hấp thu bởi tuyến giáp, nó thu nhỏ tuyến và các triệu chứng giảm dần, thường là trong vòng 3 – 6 tháng. Bởi vì điều trị nguyên nhân cường giáp chậm đáng kể,  cuối cùng có thể cần phải uống thuốc mỗi ngày để thay thế thyroxine

Phẫu thuật tuyến giáp

Nếu không thể chịu được thuốc kháng giáp và không muốn dùng iốt phóng xạ trị liệu, có thể phẫu thuật tuyến giáp, mặc dù đây là một tùy chọn chỉ trong một vài trường hợp. Bác sĩ loại bỏ hầu hết các tuyến giáp. Rủi ro của phẫu thuật bao gồm thiệt hại dây thanh âm và tuyến cận giáp – bốn tuyến nhỏ nằm ở mặt sau của tuyến giáp có thể giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu.

Ngoài ra, cần phải điều trị suốt đời với levothyroxine (Levoxyl, Synthroid…) để cung cấp cho cơ thể với số lượng  hormone tuyến giáp bình thường. Nếu tuyến cận giáp cũng được loại bỏ, cần uống thuốc để giữ mức canxi huyết bình thường.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân cường giáp cũng rất quan trọng. Người bệnh cường giáp phải kiêng ăn những thức ăn có hàm lượng iốt cao. Trong ăn uống phải kiêng thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê. Bổ sugn nhiều vi khoáng canxi, kẽm. Tăng cường vitamin trợ lực chống mệt mỏi do cường giáp gây ra. Tăng cường bổ sung calo và hạn chế đồ uống lợi tiểu.

Benh.vn

Bài viết Phát hiện và kiểm soát bệnh lý Cường tuyến giáp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-va-kiem-soat-benh-ly-cuong-tuyen-giap-8098/feed/ 0