Bài viết Bệnh ung thư thanh quản hạ họng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Chỉ định điều trị và tiên lượng bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí tổn thương cũng như giai đoạn bệnh. Nếu như UTTQ có tiên lượng tốt thì UTHH có tiên lượng rất xấu, điều trị rất khó khăn.
Hình ảnh ung thư thanh quản hạ họng (ảnh minh họa)
UTTQHH là bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 20-25% các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới (chiếm 90% các trường hợp) và có liên quan nhiều đến vấn đề nghiện rượu, hút thuốc lá, hít nhiều các khí thải độc hại…
Đau họng, sùi loét là những triệu chứng của bệnh ung thư thanh quản hạ họng
– Nội soi hạ họng thanh quản: quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí tính chất thương tổn, đồng thời thực hiện sinh thiết u làm chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học. Các tổn thương có thể gặp là: u sùi – sùi loét. U lớn gây chít hẹp đường thở
– Xét nghiệm tế bào hạch cổ: thấy hình ảnh tế bào ác tính
– Xét nghiệm mô bệnh học khối u đã sinh thiết: 95% trường hợp là ung thư biểu mô vảy.
– Chụp CT Scan, MRI vùng cổ: đánh giá tổn thương và mức độ xâm lấn ra xung quanh.
– Chụp PET/CT: khi có điều kiện để đánh giá tổn thương u và những ổ di căn xa
– Các xét nghiệm khác: Xạ hình xương, chụp Xquang phổi, siêu âm gan ổ bụng, Công thức máu và sinh hoá máu… để đánh giá toàn trạng người bệnh.
Một điều không được quên là mặc dù đã được chẩn đoán xác định nhưng bao giờ cũng phải soi thực quản và phế quản để phát hiện những ổ di căn do tế bào ung thư rơi vào đường ăn và đường thở người bệnh.
– Viêm thanh quản cấp và mạn tính: bệnh khỏi sau điều trị kháng viêm.
– Các u nhú, u xơ, polyp thanh quản lành tính: cần lấy u và chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học khối u.
– Các viêm đặc hiệu như lao thanh quản… dựa vào các dấu hiệu chẩn đoán lao và đánh giá tình trạng sức khoẻ toàn thân.
Chỉ định chủ yếu cho các ung thư thanh quản thực sự và ở giai đoạn còn sớm: Tuỳ theo vị trí tổn thương và giai đoạn bệnh mà có những chỉ định khác nhau:
Đối với hạch cổ:
Là phương pháp được chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh. Xạ trị phối hợp với phẫu thuật cho giai đoạn sớm còn mổ được, xạ trị đơn độc cho giai đoạn muộn hoặc các trường hợp không có chỉ định phẫu thuật. Xu hướng hiện nay là phối hợp hoá xạ trị để tăng cường, nâng cao hiệu quả điều trị.
Là phương pháp điều trị phối hợp nhằm các mục đích cơ bản:
Chỉ định
Các loại hoá chất thường dùng:
CNTTCBTG – BV Bạch Mai
Bài viết Bệnh ung thư thanh quản hạ họng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Ung thư thanh quản, căn bệnh khó nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Gây phù nề thanh quản, gây khàn tiếng, mất tiếng. Nếu viêm thanh quản cấp điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi nhanh. Nếu viêm thanh quản mạn tính, tình trạng khàn tiếng thường kéo dài và dễ tái phát.
Khàn tiếng kéo dài dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác
Xuất hiện trên dây thanh làm cho 2 dây thanh đóng không kín. Thường gây ra tình trạng khàn tiếng kéo dài, hụt hơi, mệt mỏi.
Nang nước dây thanh làm cho dây thanh đóng không kín nên tiếng nói bị khàn, có cảm giác vướng, đau họng.
Các bệnh này gây ra tình trạng thanh quản không đóng kín, gây khàn tiếng. Nếu u to có thể gây ra chèn ép, khó thở.
Đây là dây thần kinh chi phối giọng nói. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, bị liệt, cũng gây ra khàn tiếng.
Triệu chứng ban đầu có khi chỉ là khàn tiếng kéo dài, sau đó ho khan, có thể ho ra máu, sụt cân. Khi khối u lớn có thể gây vướng, đau, khó nuốt, nếu chèn vào khí quản có thể gây khó thở. Có thể phát hiện những hạch cổ khi khối u đã di căn.
PGS Võ Thanh Quang – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết dấu hiệu ung thư thanh quản rất đặc trưng không giống các bệnh ung thư khác dấu với biểu hiện sớm duy nhất đó là “khàn tiếng” nên mọi người thường bỏ qua.
Với ung thư thanh quản, các dấu hiệu khác như gây khó thở hoặc thở có tiếng ồn, ho, cảm giác có cục ở cổ họng có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản đã ở giai đoạn trễ hơn. Khi khối u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh quản có thể gây khó nuốt.
Việc sàng lọc ung thư thanh quản cũng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần được bác sĩ soi thanh quản. Nếu bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường, bệnh nhân cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để khẳng định ung thư.
Từ những phân tích trên, PGS Quang khuyến cáo “Nếu một người khàn tiếng 5 đến 7 ngày không có dấu hiệu đỡ cần đi kiểm tra ngay vùng thanh quản nhất là người có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu”.
Benh.vn (Theo soha.vn)
Bài viết Ung thư thanh quản, căn bệnh khó nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bệnh nhân khi khám họng có nhiều lý do: có thể bị đau họng, nuốt vướng hoặc khàn tiếng, khó thở, ho…
Để biết rõ về bệnh: thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? chủ yếu là của các chứng đưa người bệnh đến khám, ngoài ra còn cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.
Các triệu chứng chính cần lưu ý:
Dụng cụ: Đèn Clar, gương trán, Đè lưỡi, Gương soi vòm, soi thanh quản.
Thuốc tê
Khám họng gồm 3 bước: khám miệng, khám họng không có dụng cụ, khám họng có dụng cụ.
Miệng và họng có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể khám họng mà không khám miệng. Dùng đè lưỡi v n má ra để xem răng, lợi và mặt trong của má xem hàm ếch và màn hầu có giá trị trong chẩn đoán bảo bệnh nhân cong lưỡi lên xem sàn miệng và mặt dưới lưỡi.
Bảo bệnh nhân há miệng, thè lưỡi và kêu ê ê…, lưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong tư thế bình thường. Cách khám này bệnh nhân không buồn nôn.
Muốn khám tốt nên gây tê tại chỗ để tránh phản xạ nôn. Bảo bệnh nhân há miệng không thè lưỡi thở nhẹ nhàng.
Thầy thuốc đặt nhẹ đè lưỡi lên 2/3 trước lưỡi sau đó ấn lưỡi từ từ xuống, không nên để lâu quá.
Chúng ta cần xem được: màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, amiđan và thành sau họng, muốn thấy rõ amiđan ta có dùng cái v n trụ trước sang bên, chú ý xem sự vận động của màn hầu, lưỡi gà.
Hình ảnh bình thường: màn hầu cân đối, lưỡi gà không lệch, amiđan kích thước vừa phải không có chấm mủ, niêm mạc hồng hào. Trụ trước, trụ sau bình thường không xung huyết đỏ, thành sau họng sạch nhẵn.
Hình ảnh bệnh lý thường gặp: lưỡi gà bị lệch, amiđan nhiều chấm mủ, tổ chức lympho quá phát ở thành sau họng.
Khám vòm họng bằng gương: trong khám mũi sau tay trái cầm đè lưỡi tay phải cầm cán gương soi lỗ nhỏ luồn ra phía sau màn hầu. Trong khi đó bệnh nhân thở bằng mũi. Chúng ta quan sát được cửa mũi sau, nóc vòm, vòi Esutachi. Xem được có u sùi không? có viêm loét ở vòm họng không? có polyp cửa mũi sau không?
Bệnh nhân ngồi ngay ngắn, thầy thuốc tay trái cầm gạc kéo lưỡi bệnh nhân, tay phải cầm cán gương soi thanh quản (tùy tuổi mà dùng các cỡ khác nhau), tốt nhất là gây tê trước khi soi.
Sau khi hơ nóng trên đèn cồn, tay trái kéo lưỡi tay phải luồn gương qua màn hầu bảo bệnh nhân kêu ê. ê. để thấy được sự di động của dây thanh.
Cần quan sát: xem có u vùng tiền đình thanh quản không? dây thanh (màu sắc, có hạt không? khép có kín không?), xoang lê có sạch không?
Với phương pháp này chúng ta nhìn rõ hơn vùng thanh quản.
Các bệnh thường gặp:
Viêm nề thanh quản.
Hạt xơ dây thanh.
Polyp dây thanh.
U (gặp trong ung thư thanh quản).
Bài viết Khám phát hiện bệnh vùng họng thanh quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>