Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 15 Sep 2023 01:57:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Giải đáp: Ung thư vòm họng sống được bao lâu https://benh.vn/giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-84971/ https://benh.vn/giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-84971/#respond Thu, 14 Sep 2023 13:00:11 +0000 https://benh.vn/?p=84971 Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, ung thư vòm họng sống được bao lâu là câu hỏi phổ biến của người bệnh cũng như gia đình của họ. Bài viết dưới đây sẽ trả lời ngay câu hỏi này cho bạn. Tổng quan […]

Bài viết Giải đáp: Ung thư vòm họng sống được bao lâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, ung thư vòm họng sống được bao lâu là câu hỏi phổ biến của người bệnh cũng như gia đình của họ. Bài viết dưới đây sẽ trả lời ngay câu hỏi này cho bạn.

giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-1
Ung thư vòm họng sống được bao lâu

Tổng quan về bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh ác tính có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam, lên tới 12 %. Phổ biến nhất hiện nay là thể ung thư biểu mô vòm họng. Bệnh bắt nguồn từ tế bào trong vòm họng và không chỉ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn có tiên lượng tử vong cao.

Nguyên nhân ung thư vòm họng hiện nay chưa được xác định đầy đủ, khiến việc phòng tránh, điều trị bệnh rất khó khăn và phức tạp. Một số yếu tố sau đây được chỉ ra là có vai trò lớn trong sự khởi phát và tiến triển bệnh ung thư vòm họng:

  • Nhiễm virus: Virus Epstein-Barr (EBV), một số ít trường hợp liên quan đến virus HPV.
  • Đặc điểm di truyền: Người mang gen gây ung thư (LMP1), gen liên quan đến sự phát triển bệnh (HLA-I, MDM2, MMP2, TP53,…) dễ mắc ung thư vòm họng hơn. Ngoài ra, người trong gia đình có người mắc ung thư vòm họng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Đặc điểm nhân khẩu học: Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng rất cao ở Trung Quốc (lên tới 18%). Ngoài ra bệnh cũng phổ biến ở châu Á và châu Phi. Tỷ lệ mắc bệnh ở người sống tại châu Âu và châu Mỹ rất thấp.
  • Lối sống không lành mạnh: Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, sử dụng thực phẩm hun khói, đồ lên men và muối chua nhiều.
  • Giới tính: Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở nam giới hơn so với nữ giới.
  • Độ tuổi: Độ tuổi phát bệnh thường từ 40 – 60.
  • Môi trường làm việc ô nhiễm: Nhiều khói bụi, hóa chất gây ung thư,…
  • Thuốc: Aspirin, Tetracycline, Simvastatin,…
giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-2
Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ khiến việc phòng tránh và điều trị khó khăn

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư vòm họng?

Ung thư vòm họng sống được bao lâu không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh mà còn liên quan đến nhiều yếu tố sau đây:

  • Mức độ lan rộng của bệnh ung thư: Người bệnh ung thư vòm họng khu trú sẽ có thời gian sống dài hơn người bệnh có khối u đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tuổi tác: Người bệnh trẻ tuổi có cơ hội sống cao hơn so với người lớn tuổi.
  • Sức khỏe: Người có thể trạng khỏe mạnh có thời gian sống kéo dài hơn so với người yếu ớt, suy nhược cơ thể hoặc có các bệnh nền khác đi kèm, đặc biệt là các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường.
  • Mức độ đáp ứng với điều trị: Người bệnh đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị có thể kéo dài thời gian sống tốt hơn, thậm chí khỏi hẳn khi phát hiện bệnh sớm.
  • Mức độ ADN của virus Epstein-Barr (nguyên nhân chủ yếu gây tiến triển bệnh) trong máu trước khi điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng kéo dài sự sống của người bệnh.
  • Chất lượng chăm sóc và điều trị: Người bệnh có thể sống lâu hơn khi tuân thủ điều trị và thực hiện tốt các biện pháp cải thiện sức khỏe tổng thể.
giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-3
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Dưới đây là thống kê thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư vòm họng tính từ thời điểm được chẩn đoán mắc bệnh:

Ung thư vòm họng sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh

Người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn phát hiện bệnh. Người bệnh càng phát hiện ung thư sớm, thời gian sống càng dài và thậm chí là có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, giống như những bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng thường không biểu hiện triệu chứng trong những giai đoạn đầu, gây khó chẩn đoán sớm.

Thời gian sống của người bệnh ung thư vòm họng theo giai đoạn phát hiện bệnh:

  • Giai đoạn I: Người bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn này được điều trị kịp thời có tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 80 – 90%.
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ sống sau 5 năm ở người bệnh phát hiện trong giai đoạn II giảm xuống còn 60%.
  • Giai đoạn III và IV: Trong những giai đoạn này, cơ hội sống sót trên 5 năm của người bệnh giảm sâu từ 30 xuống 15%.

Hiện nay, đa số người bệnh đi khám và chẩn đoán ung thư vòm họng đều đã ở giai đoạn 3 và 4 khi có biểu hiện của di căn (hạch ở cổ, tổn thương thần kinh sọ). Do vậy khả năng điều trị thành công và có thể phục hồi là rất thấp.

giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-4
Ung thư vòm họng sống được bao lâu phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn phát hiện bệnh.

Ung thư vòm họng sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ di căn của bệnh

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã thống kê kết quả sống sót cho các bệnh ung thư và tạo cơ sở dữ liệu SEER. Cơ sở dữ liệu này không phân loại theo giai đoạn bệnh mà phân theo mức độ di căn của bệnh.

Theo thống kê này, ung thư vòm họng di căn sống được bao lâu liên quan lớn đến vị trí di căn của khối u. Cụ thể, thời gian sống của người bệnh ung thư vòm họng theo mức độ di căn được thống kê trong giai đoạn 2011 – 2017 như sau:

  • Giai đoạn bệnh khu trú tại chỗ, không có dấu hiệu di căn: 81% người bệnh có thể sống sót sau 5 năm kể từ lần đầu chẩn đoán.
  • Giai đoạn di căn gần (thường là đến các tổ chức bạch huyết gần đó): tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là 73%.
  • Giai đoạn di căn xa (đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi): chỉ có 48% người bệnh sống sót sau 5 năm phát hiện.
giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-5
Ung thư vòm họng di căn sống được bao lâu liên quan lớn đến vị trí di căn của khối u

Làm thế nào để cải thiện thời gian sống khi mắc ung thư vòm họng?

Việc cải thiện thời gian sống còn khi mắc ung thư vòm họng phụ thuộc lớn vào phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi điều trị bệnh để có thể kéo dài thời gian sống khi mắc ung thư vòm họng:

  • Thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chữa bệnh.
  • Đi khám định kỳ đúng lịch để có thể theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe, giúp phát hiện và xử lý sớm những thay đổi về sức khỏe. Ung thư vòm họng điều trị khỏi có tỷ lệ tái phát lại khá cao trong vòng 5 năm, vì vậy người bệnh vẫn cần đi kiểm tra định kỳ sau khi khỏi bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố về tâm lý và lối sống cũng góp phần đáng kể vào việc kéo dài thời gian sống của người bệnh. Tốt nhất người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh theo khuyến cáo sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa (các loại hạt, quả mọng, socola, trà xanh,…) để làm giảm phản ứng viêm, giúp ngăn chặn tiến triển bệnh.
  • Tránh tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hun khói hay lên men.
  • Tìm sự hỗ trợ tâm lý từ phía gia đình, bạn bè và cộng đồng.
  • Tập thể dục mỗi ngày để cơ thể thêm dẻo dai.
  • Vệ sinh miệng họng sạch sẽ hàng ngày, có thể sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn, chống viêm để loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn hầu họng, khiến bệnh nặng hơn.
giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-6
Người bệnh cần tuân thủ điều trị và thực hiện lối sống lành mạnh

Trên đây là giải đáp cho câu trả lời ung thư vòm họng sống được bao lâu. Thời gian sống của người bệnh ung thư vòm họng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện và điều trị sớm bệnh, kết hợp với hỗ trợ tâm lý và thực hiện lối sống lành mạnh để người bệnh có thể sống lâu nhất.

Bài viết Giải đáp: Ung thư vòm họng sống được bao lâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-dap-ung-thu-vom-hong-song-duoc-bao-lau-84971/feed/ 0
Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa https://benh.vn/nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-84760/ https://benh.vn/nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-84760/#respond Tue, 12 Sep 2023 08:12:26 +0000 https://benh.vn/?p=84760 Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân ung thư vòm họng xuất phát từ sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, khiến việc phòng ngừa trở nên khó khăn […]

Bài viết Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân ung thư vòm họng xuất phát từ sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, khiến việc phòng ngừa trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-1
Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa

Ung thư vòm họng là bệnh gì?

Ung thư vòm họng thuộc nhóm ung thư đầu – cổ, là bệnh ác tính phổ biến nhất tại vòm họng. Ung thư vòm họng có nhiều thể như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến nang, chế ngày, thể hỗn hợp,…

Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới nhưng đặc hữu ở Châu Á và một số vùng ở Châu Phi. Tại Việt Nam, ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất với tỷ lệ lên tới 12 %.

Triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng:

  • Đau họng kéo dài, nghẹt mũi một bên, chảy máu cam, rối loạn khứu giác.
  • Suy giảm thính lực, ù tai, nhiễm trùng tai giữa tái phát, tràn dịch tai giữa.
  • Nổi những hạch bất thường ở khu vực vòm họng kèm theo đau nửa đầu.
  • Nổi hạch bất thường dưới cổ, hàm quanh khu vực vòm họng. Các hạch thượng đòn là hạch cuối cùng bị ảnh hưởng của ung thư vòm họng và là dấu hiệu bệnh đang tiến triển.
  • Nhức đầu, sốt nhẹ, thiếu máu và sụt cân.
  • Có dấu hiệu rối loạn cảm giác và đau nhức liên quan đến dây thần kinh tiền đình – ốc tai, mặt và thần kinh ngoại biên.
nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-2
Ung thư vòm họng là bệnh ác tính phổ biến nhất tại vòm họng

Nguyên nhân ung thư vòm họng phổ biến

Căn nguyên chính xác của ung thư vòm họng chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, ung thư vòm họng được cho là tiến triển từ sự tương tác phức tạp giữa tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố như nhiễm virus, lối sống,… Cơ chế tác động của các yếu tố này đến từ sự tăng giải phóng cytokine gây tiến triển viêm. Cụ thể:

Nhiễm virus gây tiến triển ung thư vòm họng

Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) được coi là nguyên nhân ung thư vòm họng hàng đầu. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu về sự thúc đẩy bệnh ung thư vòm họng khi mắc virus HPV.

Virus Epstein-Barr (EBV)

Nhiễm virus Epstein-Barr rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn và thường ít có triệu chứng. Hoạt động gây ung thư của EBV được bộc lộ qua những tác động quan trọng lên bộ gen của vật chủ, làm thay đổi cấu hình di truyền và gây ra sự mất ổn định gen. Điều này kích thích giải phóng cytokine ức chế miễn dịch để tránh sự nhận diện của hệ miễn dịch với các tế bào nhiễm virus. Ngoài ra, EBV còn có thể tạo ra các tế bào có đặc tính giống tế bào gốc trong tế bào khối u của ung thư vòm họng.

Virus HPV

HPV được biết đến rộng rãi là virus gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một lượng không nhỏ các trường hợp ung thư biểu mô vòm họng không sừng hóa có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng HPV.

Quá trình stress oxy hóa xảy ra thúc đẩy sự phát triển của virus và sự tích hợp vật liệu di truyền của virus vào bộ gen của vật chủ. Sự phối hợp của virus HPV và quá trình này có thể khởi đầu và thúc đẩy quá trình ung thư vòm họng tiến triển.

nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-3
Nhiễm một số loại virus gây tiến triển ung thư vòm họng

Đặc điểm di truyền liên quan đến ung thư vòm họng

Ngoài yếu tố chính là virus Epstein-Barr (EBV), các đặc điểm di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh ung thư vòm họng:

  • Đặc điểm di truyền theo nhân khẩu học: Ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất ở người Trung Quốc, đồng thời cũng có tỷ lệ lớn ở Châu Á, châu Phi. Trong khi đó, chỉ có số ít người ở châu Âu mắc bệnh.
  • Gen gây ung thư: Gen LMP1 là gen được nghiên cứu nhiều nhất khi xác định nguyên nhân ung thư vòm họng. LMP1 phối hợp với EBV gây ra những biến đổi di truyền và thúc đẩy khả năng hình thành ung thư vòm họng.
  • Gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh: Bao gồm các gen HLA lớp I, TP53 và MDM2 (gen kiểm soát chu kỳ tế bào), MMP2 (gen di chuyển/kết dính tế bào) và RAD51L1 (gen sửa chữa DNA). Tuy nhiên, những nghiên cứu về các gen này còn hạn chế và chưa đưa ra được nhiều kết luận có ý nghĩa trên lâm sàng.
nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-4
Đặc điểm di truyền có liên quan lớn đến ung thư vòm họng

Yếu tố về lối sống góp phần tiến triển ung thư vòm họng

Tuy chưa xác định được cơ chế chính xác nhưng một số yếu tố về lối sống sau đây cũng gây nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao:

  • Hút thuốc lá (làm tăng nguy cơ gấp 2 đến 6 lần)
  • Uống nhiều rượu
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa Nitrosamine như thực phẩm hun khói (cá, thịt, xúc xích, lạp xưởng hun khói), thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối, kim chi,…), thịt muối,…
nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-5
Yếu tố về lối sống góp phần tiến triển ung thư vòm họng

Yếu tố nguy cơ khác gây ung thư vòm họng

Một số yếu tố khác cũng gây tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao như sau:

  • Giới tính nam: Nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.
  • Tuổi tác: Bệnh ung thư vòm họng xuất hiện phổ biến nhất ở người từ 40 đến 60 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Môi trường làm việc: nhiều bụi gỗ, chất hóa học như formaldehyde,…
  • Dùng thuốc: Một số thuốc như Simvastatin, Aspirin, Tetracycline đã được tìm ra là có thể kích thích cơ chế tự chết của tế bào và làm tăng khả năng hình thành khối u ác tính.
nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-6
Những yếu tố nguy cơ khác gây ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?

Tương tự như các bệnh ác tính khác, ung thư vòm họng là một bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng khá cao so với những loại ung thư khác và với những quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống còn sau 5 năm có thể lên tới 70%. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp được phát hiện đã ở giai đoạn cuối. Ung thư vòm họng gây tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện ở giai đoạn muộn do ở giai đoạn này, việc điều trị thường rất khó khăn.

Ung thư vòm họng thường di căn đến não, hạch và gây tác động xấu đến sức khỏe và nhận thức của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh ít khi di căn xa, chủ yếu là tại gan và phổi. Những tác động đến sức khỏe của ung thư vòm họng:

  • Viêm tai giữa tràn dịch, suy giảm và mất thính giác hoàn toàn.
  • Tắc nghẽn đường thở.
  • Khó nuốt, cứng hàm ảnh hưởng đến ăn nhai và gây suy dinh dưỡng.
  • Các bệnh thần kinh sọ não, đặc biệt là liệt dây thần kinh sọ não gây khuyết tật về vận động và suy giảm nhận thức không hồi phục.
  • Rối loạn nội tiết do rối loạn chức năng tuyến giáp và tuyến yên.

Hậu quả của những tác động này có thể không hồi phục kể cả khi người bệnh đã được điều trị hoàn toàn khối u ác tính. Bên cạnh đó, ung thư vòm họng có thể tái phát ở vòm họng hoặc ở những cơ quan khác của cơ thể. Hầu hết các đợt tái phát xảy ra trong vòng 5 năm kể từ khi điều trị, tuy nhiên ung thư vòm họng tái phát có thể lâu xuất hiện hơn nếu người bệnh được chăm sóc tốt.

nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-7
Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm

Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng

Để phòng tránh căn bệnh này, tốt nhất bạn cần loại bỏ tối đa những nguyên nhân ung thư vòm họng có thể gặp. Những cách phòng ngừa được khuyến cáo bao gồm:

  • Cai thuốc lá, hạn chế tối đa việc uống rượu bia và những thức uống có cồn khác.
  • Tránh ăn đồ muối, đồ lên men chua và các loại thực phẩm xông khói.
  • Bảo vệ cổ họng khỏi các bệnh viêm họng, viêm amidan, giữ ấm họng khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường tập thể dục, thể thao để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. 
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước, thức ăn và thức uống với người khác.
  • Thực hiện các biện pháp bảo hộ an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa virus HPV.
nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-8
Cách phòng ngừa ung thư vòm họng

 

Khi nào cần đi tầm soát ung thư vòm họng?

Việc phát hiện sớm là yếu tố quyết định tỷ lệ sống còn và hiệu quả điều trị của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, như đa số các bệnh ung thư khác, biểu hiện của ung thư vòm họng thường không rõ ràng và chỉ phát hiện được ở giai đoạn cuối.

Dù vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để tầm soát bệnh và điều trị sớm nhất có thể khi gặp các biểu hiện nghi ngờ là dấu hiệu của ung thư vòm họng sau đây:

  • Đau họng, nghẹt mũi kéo dài, dùng thuốc điều trị không hiệu quả từ 1 tuần trở lên.
  • Nghe và nói khó khăn hơn.
  • Có dấu hiệu khó thở.
  • Nổi hạch quanh vòm họng kèm đau nửa đầu.
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-9
Bạn nên đi tầm soát bệnh sớm nhất có thể

Tóm lại, việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vòm họng là rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ nguyên nhân ung thư vòm họng và những yếu tố nguy cơ khác để có thể hạn chế tối đa sự khởi phát và tiến triển của bệnh.

Bài viết Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-ung-thu-vom-hong-huong-dan-cach-phong-ngua-84760/feed/ 0
Vì sao tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng đang trẻ hóa dần https://benh.vn/vi-sao-ty-le-benh-nhan-ung-thu-vom-hong-dang-tre-hoa-dan-6636/ https://benh.vn/vi-sao-ty-le-benh-nhan-ung-thu-vom-hong-dang-tre-hoa-dan-6636/#respond Sun, 24 Jan 2021 08:49:55 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-ty-le-benh-nhan-ung-thu-vom-hong-dang-tre-hoa-dan-6636/ Theo BS Thanh Tùng, qua 500 trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán tại phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy trong ba năm rưỡi (từ năm 2012 đến nay), cho thấy hơn 90% bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đi khám bệnh ở giai đoạn trễ hoặc quá trễ. Đồng thời, kết quả thống kê cũng cho thấy tỉ lệ ung thư vòm mũi họng ở nữ có xu hướng tăng.

Bài viết Vì sao tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng đang trẻ hóa dần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo BS Thanh Tùng, qua 500 trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán tại phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy trong ba năm rưỡi (từ năm 2012 đến nay), cho thấy hơn 90% bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đi khám bệnh ở giai đoạn trễ hoặc quá trễ. Đồng thời, kết quả thống kê cũng cho thấy tỉ lệ ung thư vòm mũi họng ở nữ có xu hướng tăng.

ung_thu_vom_hong_2

Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng đang trẻ hóa dần

Yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng

Cho đến nay nguyên nhân thật sự của ung thư vòm mũi họng vẫn không được biết một cách chính xác. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng do ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại, đặc biệt là ảnh hưởng đến giới trẻ bao gồm:

  • Hút thuốc lá và uống nhiều rượu (khoảng 20% trong số ca ung thư vòm mũi họng).
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Sử dụng tràn lan thuốc kích thích tăng trưởng với thực vật và vật nuôi.
  • Thực phẩm chế biến không an toàn vì có nhiều chất độc hại…

Triệu chứng của ung thư vòm họng

Đặc biệt, khi có các triệu chứng ung thư vòm họng dưới đây người dân cần đi khám tại các cơ sơ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

  • Khó nuốt.
  • Cổ họng có cảm giác khô rát.
  • Khó nuốt, giọng nói có sự thay đổi.
  • Ho kéo dài.
  • Nhức đầu.
  • Ù một bên tai.
  • Nghẹt mũi một bên.
  • Hạch nổi một bên vùng cổ.
  • Chảy vài giọt máu mũi rồi tự ngưng…

Vì sao tỷ lệ Ung thư vòm họng đang ngày càng trẻ hóa

Ung thư vòm họng nói riêng và ung thư nói chung đang có xu hướng ngày một trẻ hóa rõ rệt. Nếu như trước đây, các trường hợp phát hiện ung thư thường ở độ tuổi sau 50 thì khoảng 10 năm trở lại đây, độ tuổi phát hiện ung thư hoặc tử vong do ung thư có xu hướng trẻ hơn tuổi 50, thậm chí dưới 30 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của hiện tượng này?

Ung thư vòm họng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt, môi trường

Thói quen sinh hoạt có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng nhiều chất kích thích, môi trường ô nhiễm khói bụi… là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng Ung thư vòm họng trẻ hóa. Các nhà khoa học cho rằng, những thói quen trên đây kết hợp với các chất độc hại trong môi trường thúc đẩy các tế bào trên đường hô hấp biến đổi, và đột biến gây ra tình trạng ung thư.

Ung thư vòm họng trẻ hóa do thực phẩm

Có một thực tế là xã hội càng phát triển, thực phẩm độc hại càng gia tăng. Chưa nói tới các vấn đề thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm bẩn, ngay thực phẩm chế biến vẫn được sử dụng hàng ngày như đồ nướng, đồ chế biến sẵn cùng rất nhiều cất oxy hóa gây lão hóa nhanh, gây tổn hại các tế bào trong cơ thể và góp phần thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển sớm.

Ung thư vòm họng trẻ hóa do thay đổi xu hướng nghề nghiệp

Ung thư vòm họng có xu hướng tập trung vào một số ngành nghề đặc thù. Các ngành nghề thường gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng như nghề MC, Ca sỹ, diễn viên, giáo viên, công nhân trong môi trường khói bụi độc hại… Đây là những ngành nghề có xu hướng gia tăng nhanh trong xã hội hiện đại và một số nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra mối quan hệ giữa ngành nghề nhất định trên đây với tỷ lệ ung thư vòm họng gia tăng.

Ung thư vòm họng trẻ hóa do khả năng phát hiện Ung thư tiến bộ

Một trong những lý do khiến Ung thư vòm họng trẻ hóa đó là do khả năng tầm soát, phát hiện sớm ung thư. So với trước đây, ung thư vòm họng thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn thì thời gian gần đây, đã có rất nhiều ca ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn đầu và được điều trị sớm. Các phương pháp xét nghiệm và tầm soát ung thư hiện đại như xét nghiệm máu, nội soi, sinh thiết… giúp việc phát hiện ung thư trở nên dễ dàng hơn, sớm hơn.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến Ung thư vòm họng trẻ hóa trong những năm trở lại đây, tuy nhiên, thói quen sinh hoạt tốt vẫn là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh ung thư vẫn là một bệnh nan y, rất khó điều trị, nhất là ở giai đoạn muộn, việc tầm soát ung thư và phát hiện sớm hết sức quan trọng và mỗi người nên có ý thức về điều đó.

Bài viết Vì sao tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng đang trẻ hóa dần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-ty-le-benh-nhan-ung-thu-vom-hong-dang-tre-hoa-dan-6636/feed/ 0
Ung thư vòm họng ‘đánh lừa’ bạn như thế nào? https://benh.vn/ung-thu-vom-hong-danh-lua-ban-nhu-the-nao-8480/ https://benh.vn/ung-thu-vom-hong-danh-lua-ban-nhu-the-nao-8480/#respond Fri, 22 Jan 2021 17:15:32 +0000 http://benh2.vn/ung-thu-vom-hong-danh-lua-ban-nhu-the-nao-8480/ Rất ít, thậm chí không hề biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng, khiến bạn dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý thông thường là cách mà căn bệnh “báo tử” mang tên ung thư vòm họng sử dụng để “đánh lừa” hòng giảm bớt cơ hội sống của bạn.

Bài viết Ung thư vòm họng ‘đánh lừa’ bạn như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất ít, thậm chí không hề biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng, khiến bạn dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý thông thường là cách mà căn bệnh “báo tử” mang tên ung thư vòm họng sử dụng để “đánh lừa” hòng giảm bớt cơ hội sống của bạn.

Nguy cơ đến từ “kẻ giết người thầm lặng”

Không giống các bệnh lý đặc thù khác như bệnh tim mạch, da liễu hay viêm đường hô hấp, ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm do bệnh tiến triển âm thầm, hầu như không biểu hiện triệu chứng gì đáng kể ở những giai đoạn đầu và chỉ phát tác mạnh mẽ khi đến giai đoạn cuối, làm người bệnh không kịp trở tay.

Căn bệnh này được xếp hàng đầu trong số các loại ung thư thường gặp vùng đầu – cổ và cũng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam với tỷ lệ người mắc khá cao, lên tới 12%. Đáng nói hơn, trong số những người mắc có đến 70% trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, khiến cơ hội giành lại sự sống của họ bị rút ngắn đi rất nhiều.

chay_mau_mui

Chảy máu mũi có thể là 1 trong các biểu hiện của ung thư vòm họng (Ảnh minh họa)

Do đó, việc tầm soát ung thư vòm họng định kỳ 6 tháng một lần là hướng đi sáng được các bác sĩ khuyến khích thực hiện, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao bao gồm nam giới tuổi đời từ 30-55; người hay hút thuốc lá hoặc uống rượu bia nhiều; người sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, khói bụi; người hay ăn mặn, hay dùng thực phẩm lên men, đồ ăn chế biến sẵn; các cặp đôi thích quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex)…

Chỉ có tầm soát ung thư đều đặn ngay trong những lần thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm mới giúp bạn phát hiện sớm nếu không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm trên khi mà như đã nói, biểu hiện bệnh của nó gần như không có và không hề đặc thù.

Khi ảo tưởng “hổ lớn” là “mèo con”

Triệu chứng thông thường dễ gây nhầm lẫn

Ban đầu, lúc mới hình thành, ung thư vòm họng hoặc gần như không biểu hiện triệu chứng, hoặc sẽ “vay mượn” triệu chứng của một số bệnh thông thường liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng hạt, viêm xoang hay bệnh nội khoa về thần kinh, mạch máu khiến người bệnh thường lơ là, chủ quan và bỏ qua.

Những triệu chứng giai đoạn đầu dễ gây nhầm lẫn có thể là ngứa rát cổ họng, nghẹt mũi, đôi khi chảy máu cam, ù tai, mắt mờ, đau nửa đầu, nổi hạch cổ.

Nếu cảm thấy đau họng, khó nuốt kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi, bạn rất dễ lầm tưởng mình đang bị cảm cúm, viêm họng. Thêm biểu hiện nổi hạch ở cổ, chắc chỉ là viêm họng hạt thôi, uống thuốc vài ngày lại đâu vào đấy ngay?! Cho dù thi thoảng đột nhiên chảy máu cam, nhiều trường hợp vẫn chỉ xem đó là biểu hiện bình thường do nóng trong người hoặc làm việc quá sức…

Những điểm khác biệt

Tuy rằng các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về tai – mũi – họng khác, song để ý cẩn thận, người bệnh vẫn có thể nhìn ra sự khác biệt vì điểm chung của ung thư vòm họng là các dấu hiệu bệnh thường phát sinh ở cùng một bên (ví dụ như đau nửa đầu, nghẹt một bên mũi), nặng dần theo thời gian (đơn cử như ban đầu chỉ bị nghẹt mũi, khó nuốt, về sau có thể chảy máu cam, nổi hạch cổ) và điều trị bằng thuốc không ăn thua (thuốc có thể nhất thời làm dịu triệu chứng bệnh nhưng sau 3-4 tuần điều trị vẫn không thể khỏi hẳn, hoặc khỏi một thời gian rồi bệnh lại tái phát).

Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tác nhanh và trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy mủ mũi đi kèm máu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác… Đây cũng là lúc báo hiệu khả năng khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống thêm 5 năm sau điều trị của bạn đang ngày càng ít đi, chỉ ở mức 10-40% trong khi nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thêm 5 năm có thể đạt trên 90%.

Phòng tránh nguy cơ ung thư vòm họng

Thế nên, bạn cần quan sát kỹ mọi biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất của cơ thể kết hợp tầm soát ung thư định kỳ để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời, tránh tình trạng tưởng nhầm “hổ lớn” là “mèo con”, đẩy bản thân đến gần hơn với tử thần mà không hề hay biết.

Ngoài ra, việc áp dụng một lối sống khoa học không thuốc lá, rượu bia, tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và quan hệ tình dục lành mạnh cũng giúp bạn và gia đình tránh được nguy cơ mắc ung thư vòm họng cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bài viết Ung thư vòm họng ‘đánh lừa’ bạn như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ung-thu-vom-hong-danh-lua-ban-nhu-the-nao-8480/feed/ 0
Nghệ sĩ Giang còi xác nhận ung thư vòm họng, đã di căn https://benh.vn/nghe-si-giang-coi-xac-nhan-ung-thu-vom-hong-da-di-can-80101/ https://benh.vn/nghe-si-giang-coi-xac-nhan-ung-thu-vom-hong-da-di-can-80101/#respond Fri, 22 Jan 2021 17:14:39 +0000 https://benh.vn/?p=80101 Thông tin xác minh nghệ sĩ Giang còi đã bị ung thư vòm họng. Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi cũng xác nhận anh bị ung thư giai đoạn 3. “Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di […]

Bài viết Nghệ sĩ Giang còi xác nhận ung thư vòm họng, đã di căn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông tin xác minh nghệ sĩ Giang còi đã bị ung thư vòm họng. Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi cũng xác nhận anh bị ung thư giai đoạn 3. “Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi”, anh nói.

Ngày 22/1, trao đổi với phóng viên về tình trạng sức khỏe sau khi nhập viện kiểm tra, nghệ sĩ Giang còi cho biết: “Toi rồi, ung thư hạ họng giai đoạn 3. Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi”.

Nghệ sĩ Giang còi bị mất tiếng khi đang quay chương trình Sức nước ngàn năm cho VTV cách đây hơn 1 tuần. Được chẩn đoán nghi có khối u ở họng, anh nhập viện ung bướu để xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, các triệu chứng bệnh thuộc thể u sùi hạ họng xoang lê bên phải, tổn thương thứ phát phổi hai bên, tổn thương thứ phát ở gan, sơ gan, sỏi túi mật.

Chứng mất tiếng là do dây thanh quản bị sùi và liệt, giống như dây đàn không còn độ ngân nữa nên gây ra mất tiếng.

nghe_si_giang_coi_bi_ung_thu_vom_hong

Sau khi làm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi được xác định ung thư giai đoạn 3. Anh nói: “Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho tôi là truyền hóa chất vào thứ 4 hàng tuần. Tổng thiệt hại 60 triệu/lần, tháng 4 lần. Đợt 1 sẽ điều trị hóa chất 2 tháng”.

Tuy nhiên, nghệ sĩ Giang còi cho biết: “Tôi đã quyết định không điều trị hóa chất. Các bác sĩ rất khó khăn khi báo tình trạng bệnh cho tôi nhưng tôi cảm thấy thật đơn giản. Tôi còn những 2 năm nữa cơ mà. Tôi sẽ lại lao vào công việc. Nếu chết thì chết trên trường quay chứ không muốn hấp hối trên giường bệnh. Tôi sẽ để nguyên cho đẹp xác. Chết trẻ, khỏe ma”.

nghe_si_giang_coi_bi_ung_thu_vom_hong_2

Trước khi bị ung thư, nghệ sĩ Giang còi từng khổ sở với bệnh hen phế quản. Khỏi hen 2 năm thì bị viêm phổi. Sau đó là điều trị vì lao. “Suốt 18 tháng, ngày nào cũng một vốc thuốc, nghĩ đến uống thuốc là thấy rùng mình. Nhưng giờ tôi hết lao, hết hen rồi. Còn mỗi men gan cao nên gần đây tôi đã kiêng rượu, thuốc lá”, anh nói.

Mặc dù mắc thêm bệnh ung thư nhưng trò chuyện với chúng tôi, anh vẫn tếu táo, hài hước như lúc trước. Thậm chí còn coi nhẹ cái chết. Trước khi vào viện, anh cũng đã xác định tâm thế đón nhận tin xấu nhất. Anh tâm niệm, mình sống được 60 năm thế này là quá đủ rồi. Không nên bấu víu cuộc sống nếu sức khoẻ, số phận không còn cho sống nữa.

“Cuộc đời tôi dù sống được 60 năm cũng bằng người khác sống tám chín mươi năm, vì cường độ sống, làm việc của tôi rất cao”, nghệ sĩ Giang còi nói.

nghe_si_giang_coi_bi_ung_thu_vom_hong_3

Ung th­ư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung th­ư thanh quản nh­ưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu t­ương đối kín đáo, phần lớn ng­ười bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.

Theo Hiệp hội quốc tế chống ung th­ư (UICC), ung thư­ hạ họng là ung thư xuất hiện theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng.

Ở Việt Nam, ung thư­ hạ họng đứng thứ 3 sau ung th­ư vòm họng, ung th­ư mũi xoang trong phạm vi ung thư vùng tai mũi họng.

Về nguyên nhân bệnh, chư­a đ­ược xác định rõ. Một số yếu tố có liên quan hay gặp nhất là ở những ng­ười vừa nghiện r­ượu và thuốc lá, ngoài ra các yếu tố kích thích niêm mạc họng như­ các khí, hơi, bụi mang tính nghề nghiệp của những ng­ười hay tiếp xúc với các chất này.

 

Bài viết Nghệ sĩ Giang còi xác nhận ung thư vòm họng, đã di căn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghe-si-giang-coi-xac-nhan-ung-thu-vom-hong-da-di-can-80101/feed/ 0
Bệnh ung thư vòm họng – Tổng quan bệnh lý https://benh.vn/benh-ung-thu-vom-hong-4358/ https://benh.vn/benh-ung-thu-vom-hong-4358/#respond Fri, 22 Jan 2021 04:54:56 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-vom-hong-4358/ Bệnh ung thư vòm mũi họng là căn bệnh ác tính phổ biến ở Việt Nam, bệnh còn gọi là ung thư vòm họng, là khối u ác tính phát sinh từ biểu mô vùng họng mũi. Ung thư vòm họng có 3 đặc điểm là chẩn đoán muộn; triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận; tiến triển âm thầm, kín đáo. Cho nên trong các loại ung thư đường hô hấp trên, bệnh ung thư vòm họng là loại đáng nghi ngại nhất.

Bài viết Bệnh ung thư vòm họng – Tổng quan bệnh lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính phổ biến ở Việt Nam. Bệnh còn gọi là ung thư vòm mũi họng, là khối u ác tính phát sinh từ biểu mô vùng họng mũi. Ung thư vòm họng có 3 đặc điểm là chẩn đoán muộn; triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận; tiến triển âm thầm, kín đáo. Cho nên trong các loại ung thư đường hô hấp trên, bệnh ung thư vòm họng là loại đáng nghi ngại nhất.

ung_thu_vom_hong_1

Dấu hiệu Ung thư vòm họng có thể giống như bệnh viêm họng đơn thuần

Giải phẫu bệnh lý Ung thư vòm họng

Vòm mũi họng là một khoang rỗng hình hộp chữ nhật, có kích thước trung bình 6x4x2 cm, nằm ngay dưới mảnh nền xương chẫm, trước các đốt sống cổ 1-2, ở phần trên của họng miệng, sau cửa mũi sau, và gồm có 6 thành: thành trên và thành sau liên tiếp với nhau còn được gọi là nóc vòm, thành trước liên quan với cửa mũi sau, thành dưới ngang qua mặt sau màn hầu và 2 thành bên (thành bên có hố Rosenmuller, thường là nơi khởi phát của ung thư).

Giải phẫu bệnh ung thư vòm họng đại thể

  • Hình thái: Thể sùi 82%. Thâm nhiễm 10%. Loét 2%. Thể phối hợp 6%.
  • Vị trí: Thành bên 50%. Thành trên sau 40%. Thành dưới 10%. Riêng ung thư ở thành trước của vòm được xếp vào ung thư mũi.

Mô bệnh học ung thư vòm họng

Về phương diện mô bệnh học, người ta chia ung thư vòm họng thành 2 thể như sau:

– K biểu mô (carcinome): chiếm 90-95%, gồm 2 loại:

  • Loại 1: K biểu mô tế bào gai biệt hóa còn gọi là CS (Carcinome spinocellulaire), chiếm 10%.
  • Loại 2: K biểu mô không biệt hóa (chiếm đa số) và kém biệt hóa còn được gọi chung là UCNT (Undifferentiated Carcinome of Nasopharyngeal Type), chiếm 90%. Trong loại nầy còn có u lai căng lympho-epithelioma, rất hiếm gặp.

– K liên kết (sarcome): chỉ chiếm có 5-10% và nay lại được xếp vào loại bệnh hệ thống.

Điều này giải thích:

  • Ung thư vòm thường được gọi là ung thư biểu mô của vòm (NPC: naso-pharyngeal carcinoma).
  • Ung thư vòm có tiên lượng khả quan vì u biểu mô không hoặc kém biệt hóa, rất đáp ứng với xạ trị và hóa trị nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng.
  • Việt nam cần phát triển tuyến y tế cơ sở và tuyến điều trị chuyên sâu về u vòm họng.

hinh_anh_khoi_u_ung_thu_vom_hong

Dịch tễ học Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng phân bố theo tuổi, giới: Gặp từ 3 – 84 tuổi, trong đó 40 – 60 tuổi chiếm trên 50%. Nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 3/1. Sự phân bố theo địa lý và chủng tộc.

Phân bố Ung thư vòm họng trên thế giới

Ở Châu Âu, ung thư vòm rất hiếm gặp (ở người bản xứ), chiếm tỷ lệ khoảng 1% tổng số các loại ung thư toàn thân và khoảng 2% ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên.

Theo Hiệp Hội Quốc Tế Chống Ung Thư (UICC), ung thư vòm chiếm 10/100.000 dân số thế giới và hiện nay trên thế giới đã hình thành rõ ràng 3 khu vực địa lý khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm hoàn toàn khác nhau.

  • Vùng có nguy cơ cao nhất là miền Nam Trung Quốc và phần lớn các nước Đông Nam Á với tỉ lệ 20 – 30/100.000 dân, tương ứng với dân da vàng.
  • Vùng có nguy cơ trung bình ở quanh bờ biển Địa Trung Hải, ở Bắc Phi, Đông Phi với tỉ lệ 5 – 9/100.000 dân, tương ứng với dân da đen.
  • Vùng có nguy cơ thấp nhất là Châu Âu, Châu Mỹ và ở các nước công nghiệp phát triển (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc) với tỉ lệ 0,1- 0,5/100.000 dân, tương ứng với dân da trắng.

Ung thư vòm họng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ung thư vòm rất phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 10-12% tổng số các loại ung thư toàn thân.

Ung thư vòm đứng hàng đầu trong các ung thư tai mũi họng và đầu mặt cổ; đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm 6 loại ung thư hay gặp nhất ở VN (dạ dày, gan, vú, phổi, vòm họng, tử cung).

  • Tỷ lệ giảm dần từ đồng bằng Bắc Bộ dọc theo miền biển vào miền Trung.
  • Sự phân bố theo nghề nghiệp: Người mắc bệnh đa số là làm ruộng, nông thôn (53%), cán bộ 36%, thành thị 8%.

Nguyên nhân gây Ung thư vòm họng

Nguyên nhân chính xác gây ra Ung thư vòm họng hiện nay chưa rõ, chỉ có những giả thuyết về nguyên nhân như sau.

Yếu tố di truyền

Người ta cho rằng ung thư vòm có sự liên quan đến yếu tố kháng nguyên bạch cầu người (HLA).

Virus hướng lymphô Epstein Barr

Gần đây người ta nhận thấy EBV có mặt thường xuyên (100%) ở bệnh tích ung thư vòm, nên nhiều tác giả cho rằng cho đến hiện nay ung thư vòm là loại K duy nhất có nguồn gốc vi rút.

Yếu tố thuận lợi

  • Môi trường: Tiếp xúc với hơi các hóa chất độc, thuốc trừ sâu, phóng xạ …
  • Điều kiện sống thấp.
  • Tập quán: Hút thuốc lá, uống rượu. Ăn các thức ăn làm dưa, làm mắm hư mục; chiên nướng, thức ăn có thầu dầu, thức ăn ẩm mốc … Thắp nhiều hương khói.

Triệu chứng bệnh Ung thư vòm họng

Các hội chứng chính của bệnh ung thư vòm họng

Các dấu hiệu về mũi

  • Chảy máu mũi diễn ra mũi trước hoặc khịt khạc ra miệng.
  • Tắc mũi từ từ và tăng dần.

Các dấu hiệu về tai: ù tai, nghe kém ở 1 bên, tăng dần, và thường nghe kém tiếng trầm.

u_tai

Ù tai là một biểu hiện thường gặp của Ung thư vòm họng

Nhức đầu: Đây là dấu hiệu hay gặp nhất, thường nhức nửa đầu, âm ỉ suốt ngày.

Hạch cổ to: Là một dấu hiệu thường gặp, nhiều khi hạch cổ xuất hiện rất sớm. Đầu tiên, xuất hiện hạch ở dãy cảnh trên (hạch Kuttner) cùng bên với khối u hoặc hạch dưới bụng sau cơ nhị thân. Về sau, khi muộn mới lan sang bên đối diện hay nhiều dãy cùng một bên. Khi hạch đã xuống 1/3 dưới máng cảnh hay ở dãy cổ ngang thì thường đã có di căn xa.

Liệt các dây thần kinh sọ: Có khi khá sớm và chỉ liệt một bên.

  • Liệt dây V thường bị đầu tiên.
  • Liệt dây VI thường bị thứ hai.
  • Liệt dây III, IV, VI, và V1 là hội chứng khe bướm.
  • Liệt dây IX, X, XI là hội chứng lỗ rách sau (hội chứngVernet).
  • Liệt dây IX, X, XI, XII là hội chứng lồi cầu – lỗ rách sau (Collet et Sicard)
  • Liệt dây IX, X, XI, XII và hạch giao cảm cổ trên (Vilaret).
  • Liệt cả 12 dây thần kinh sọ một bên (Garcin).

Triệu chứng toàn thân

Giai đoạn đầu, thể trạng chung gần như bình thường, chỉ có hơi mất ngủ vì nhức đầu. Về sau, khi u đã lan rộng, xâm lấn các cơ quan lân cận toàn trạng suy sụp, da vàng rơm, nhức đầu nhiều, bội nhiễm ở xoang, tai, phổi…

Khám thực thể ung thư vòm họng

Ung thư vòm thường biểu hiện sớm bằng các triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận, cho nên phải khám kỹ các cơ quan đó.

  • Soi mũi trước: Để đánh giá sự lan tràn của u vào hốc mũi.
  • Soi mũi sau bằng gương: Đánh giá khối u về kích thước, vị trí, màu sắc, hình thái đại thể, sự lan tràn. Đánh giá sự biến dạng của các thành của vòm.
  • Khám tai: Khám màng nhĩ, đo thính lực, đo nhĩ lượng.
  • Khám mắt: Đo thị lực. Khám vận nhãn. Soi đáy mắt.
  • Khám hạch: Các hạch vùng cổ nằm ở trên hố trên xương đòn trở lên gọi là hạch di căn vùng (Node). Các hạch ở hố dưới đòn trở xuống (nách, bẹn) gọi là hạch di căn xa (Metastasis). Các hạch ở 1/3 dưới dãy cảnh hoặc ở dãy cổ ngang thường nghi ngờ di căn xa.
  • Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não.
  • Soi họng miệng: đôi khi thấy u lan xuống họng miệng.
  • Sờ vòm: Để đánh giá mật độ khối u và tính chất dễ chảy máu của nó…
  • Nội soi vòm: bằng ống soi quang học luồn qua mũi tới vòm.

Các xét nghiệm cận lâm sàng Ung thư vòm họng

Các xét nghiệm cần thiết tiến hành khi nghi ngờ ung thư vòm họng như sinh thiết khối u, chọc hạch, chụp x quang, cộng hưởng từ….

Về khối u

Sinh thiết u là có giá trị nhất. Có thể làm tế bào bong khối u ở vòm.

Về hạch

Chọc hạch làm hạch đồ. Mổ bóc toàn bộ hạch để sinh thiết.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp CT scan là phương pháp chính xác nhất để đánh giá sự xâm lấn của khối u, qua đó xác định trường chiếu xạ hợp lý.
  • Có thể chụp phim X quang Blondeau, Hirtz, Sọ nghiêng để đánh giá sự lan tràn của khối u vào các xoang, hốc mắt, hố chân bướm hàm, nền sọ, cột sống cổ…

Các xét nghiệm miễn dịch học

  • Tỉ giá IgA/VCA dương tính ở nồng độ 1/10-1/40 dùng để chẩn đoán sàng lọc phát hiện trong điều tra hàng loạt.
  • Tỉ giá IgA/EA dương tính ở nồng độ 1/5 dùng để chẩn đoán sàng lọc.
  • Xác định type HLA.

Chẩn đoán bệnh Ung thư vòm họng

Để chẩn đoán Ung thư vòm họng cần chẩn đoán sàng lọc và chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán sàng lọc trong cộng đồng

Để phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng, ở các trung tâm y học lớn, người ta thường dùng 2 xét nghiệm về miễn dịch học là: tỉ giá IgA/VCA và tỉ giá IgA/EA.

Ở các nơi chưa có điều kiện trang thiết bị, có thể dùng phương pháp tế bào bong để phát hiện sớm.

Chẩn đoán xác định bệnh ung thư vòm họng

Dựa vào

  • Hỏi bệnh về các triệu chứng lâm sàng.
  • Khám lâm sàng: đặc biệt là soi mũi sau và sờ hạch cổ.
  • Khám cận lâm sàng: Sinh thiết u để xét nghiệm giải phẫu bệnh là xét nghiệm chắc chắn nhất để khẳng định bệnh.

Chẩn đoán sự di căn vào hạch

Bằng hạch đồ hoặc mổ bóc hạch sinh thiết.

Chẩn đoán độ lan rộng

Bằng chụp CT scan là xét nghiệm đáng tin cậy nhất hiện nay.

Chẩn đoán giai đoạn theo TNM

T = Khối u ở vòm

  • T1: Khối u ở 1 vị trí giải phẫu của vòm.
  • T2: Khối u ở 2 vị trí giải phẫu của của vòm.
  • T3: Khối u lan vào hốc mũi hoặc xuống họng miệng.
  • T4: Khối u đã xâm lấn vào nền sọ hoặc thương tổn các dây thần kinh sọ não.

N = Hạch cổ di căn

  • NX: Khám không thấy hạch cổ.
  • N0: Không có di căn hạch cổ.
  • N1: Hạch cổ di căn kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm.
  • N2: Hạch cổ di căn kích thước trên 3 cm và nhỏ hơn 6 cm.
  • N2a: di căn một hạch cùng bên.
  • N2b: di căn nhiều hạch cùng bên.
  • N2c: di căn hạch hai bên hay bên đối diện.
  • N3: Hạch cổ di căn kích thước lớn nhất trên 6 cm.

M = Di căn xa.

  • M0: không có di căn xa
  • M1: có di căn xa.

Chẩn đoán phân biệt

Với VA, u xơ vòm mũi họng, K sàng hàm, polype mũi sau.

Tiến triển và biến chứng Ung thư vòm họng

80% đến khám bệnh muộn khi đã ở vào giai đoạn III hoặc IV, khối U lan tràn rộng vào đáy sọ.

Sau đó liệt nhiều dây thần kinh sọ, đau nhức đầu dữ dội, bị nhiễm độc bởi ung thư và cuối cùng sẽ tử vong do suy kiệt, do di căn xa vào gan, xương, não, phổi …

Nguyên tắc điều trị Ung thư vòm họng

Cũng giống như nhiều bệnh lý ung thư khác, ung thư vòm họng có một số phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.

Xạ trị

Là phương pháp chủ yếu để điều trị khối u và hạch cổ. Dùng tia Cobalt 60 với liều lượng 70 Gy cho khối u và 70 Gy cho hạch cổ.

Hóa chất

Đối với loại UCNT hóa trị phối hợp với xạ trị cho kết quả rất tốt. Hai hoá chất thường dùng là Cisplatine và 5 Fluoro-uracyl chuyền TM, 4-6 ngày / tuần / 3 tuần.

Phẫu thuật

Không áp dụng phẫu thuật bóc bỏ u nguyên phát vì ít có kết quả. Chỉ áp dụng phẫu thuật nạo vét hạch cổ nếu 6 tuần sau khi chiếu tia đủ liều mà hạch cổ vẫn chưa tan (còn sờ thấy được).

Miễn dịch

Hiện nay chỉ mới áp dụng miễn dịch không đặc hiệu, nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể nói chung như tiêm BCG, Interferon…

Tiên lượng bệnh Ung thư vòm họng và phòng bệnh

Tiên lượng bệnh Ung thư  vòm họng phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là các bệnh lý kèm theo, giai đoạn mắc bệnh, thể trạng bệnh nhân… Để phòng bệnh, cần lưu ý lối sống, tầm soát bệnh tốt.

Tiên lượng bệnh Ung thư vòm họng

Tiên lượng Ung thư vòm họng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Giải phẫu bệnh: UCNT tiên lượng khả quan nhất. CS xấu vừa. Sarcome xấu nhiều.
  • Giai đoạn bệnh: ung thư vòm để càng muộn tiên lượng càng xấu. Tiên lượng của ung thư vòm là khả quan vì phần lớn là ung thư vòm rất nhạy cảm với tia xạ và hóa chất, do đó tỉ lệ sống trên 5 năm cao hơn nhiều loại ung thư khác. Nói chung tỉ lệ sống trên 5 năm sau điều trị là 30%, trong đó ở nước ngoài là 15-40%, nhưng ở Việt Nam chỉ là 5 – 10%.

Phòng bệnh ung thư vòm họng

  • Đời sống kinh tế đầy đủ, bảo vệ môi trường trong sạch.
  • Rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe và phổ biến kiến thức cho nhân dân về bệnh ung thư vòm. Bỏ rượu và thuốc lá. Phòng hộ lao động tốt.
  • Quan trọng nhất hiện nay vẫn là phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
  • Theo dõi tốt các bệnh nhân đã điều trị bệnh ung thư vòm để tránh tái phát, hạn chế các di chứng.

Bài viết Bệnh ung thư vòm họng – Tổng quan bệnh lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-vom-hong-4358/feed/ 0
Bệnh ung thư vòm mũi họng – triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh https://benh.vn/benh-ung-thu-vom-mui-hong-5203/ https://benh.vn/benh-ung-thu-vom-mui-hong-5203/#respond Tue, 30 Jul 2019 05:19:08 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-vom-mui-hong-5203/ Ung thư vòm mũi họng (UTVMH)-(Nasophanryngeal Carcinoma -NPC) là bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc vòm mũi họng-nằm ở thành trên sau họng. Bệnh rất thường gặp và có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.

Bài viết Bệnh ung thư vòm mũi họng – triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH)-(Nasophanryngeal Carcinoma -NPC) là bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc vòm mũi họng, nằm ở thành trên sau họng. Bệnh rất thường gặp và có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.

Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn muộn thì việc điều trị cũng đưa lại kết quả khả quan trong nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống ở người bệnh. Bệnh ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở khoảng 30-50. Hay gặp ở người có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, bị chiếu xạ.

ung_thu_vom_hong_2201

Ung thư vòm họng

Triệu chứng lâm sàng Ung thư vòm mũi họng

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư vòm mũi họng không đặc trưng riêng mà thường giống với bệnh Tai Mũi Họng thông thường.

Dấu hiệu cơ năng Ung thư vòm mũi họng

Giai đoạn sớm:

  • Nhức đầu: lan toả, âm ỉ, thường ở một bên.
  • Ù tai: đa số một bên, ù như tiếng ve kêu.
  • Ngạt mũi một bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi xì ra máu mũi.

Giai đoạn muộn:

  • Nhức đầu liên tục có lúc dữ dội, có điểm đau khu trú.
  • Ù tai tăng, nghe kém, giảm thính lực, có thể điếc.
  • Ngạt mũi liên tục, kèm chảy máu mũi, không đáp ứng với điều trị thông thường.

Dấu hiệu thực thể Ung thư vòm mũi họng

– Khám u vòm: soi gián tiếp qua gương hoặc trực tiếp qua ống nội soi, đa số u ở hai thành bên và nóc vòm. Giai đoạn muộn có thể gặp u đẩy lồi nhãn cầu, xuống họng miệng hoặc sùi ra ống tai ngoài. Qua soi tiến hành sinh thiết u làm chẩn đoán mô bệnh học.

– Khám các dây thần kinh sọ: Các dây số III, IV, V, VI hay bị tổn thương sớm và ở giai đoạn muộn có thể tổn thương nhiều dây thần kinh.

– Khám hệ hạch cổ: thường nổi hạch cổ cùng bên với u nguyên phát, hạch góc hàm tổn thương sớm và hay gặp nhất. Ban đầu hạch nhỏ còn di động, sau hạch chắc cố định.

Các xét nghiệm cận lâm sàng Ung thư vòm mũi họng

Cần làm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng để có thể chẩn đoán ung thư vòm mũi họng và phân biệt với các bệnh lý tai mũi họng khác.

Chẩn đoán tế bào học Ung thư vòm mũi họng

  • Quệt tế bào bong ở vòm họng tìm tế bào ung thư.
  • Chọc hút kim nhỏ làm chẩn đoán tế bào ung thư tại hạch cổ.

Chẩn đoán mô bệnh học ung thư vòm mũi họng

Là xét nghiệm bắt buộc phải có để xác định chẩn đoán

  • Sinh thiết trực tiếp u vòm qua ống soi cứng hoặc mềm.
  • Sinh thiết hạch cổ nếu kết quả MBH u vòm âm tính (chẩn đoán gián tiếp).

Chẩn đoán hình ảnh ung thư vòm mũi họng

Quan trọng để đánh giá mức độ lan tràn cũng như giai đoạn bệnh:

  • Chụp Xquang tư thế Hirtz, Blondeaux (hiện ít làm vì giá trị chẩn đoán không cao).
  • Chụp CT Scan vùng vòm, nền sọ (có mở cửa sổ xương) thấy hình u làm đầy trần và thành vòm, tại cửa sổ xương thấy hình tiêu xương nền sọ nếu có tổn thương xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) vòm và sọ não. Thấy u vòm xâm lấn ra các phần mềm xung quanh hoặc thấy tổn thương di căn não trên phim chụp sọ.
  • Siêu âm vùng cổ tìm hạch, siêu âm ổ bụng tìm di căn, Chụp phổi thẳng tìm di căn.
  • Xạ hình xương với máy SPECT phát hiện di căn ở xương cột sống, xương chậu, xương sườn…
  • Chụp PET-CT cho phép đánh giá khá chính xác tổn thương tại vòm, hạch, cũng như ổ di căn, tái phát ung thư bằng việc tăng đậm độ FDG. PET/CT cũng được ứng dụng trong việc mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.

Xét nghiệm miễn dịch tìm virus Epstein Barr như IgA/VCA, IgA/EBNA…công thức máu, sinh hoá, điện tim….đánh giá tình trạng toàn thân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư vòm mũi họng

  • Khám lâm sàng và cận lâm sàng có tổn thương u và/hoặc hạch cổ
  • Kết quả chẩn đoán mô bệnh học (u hoặc hạch) là ung thư (có thể phải làm nhiều lần và cần thiết phải nhuộm đặc biệt để xác định týp mô học).

Chẩn đoán phân biệt: chủ yếu dựa vào chẩn đoán mô bệnh học

  • Hạch cổ viêm lao; Tổn thương lao – biểu hiện tại vòm mũi họng.
  • Hạch cổ di căn của các ung thư vùng đầu cổ, hoặc hạch biểu hiện của bệnh ung thư hạch hệ thống (Lymphoma).
  • U lympho ác tính không Hodgkin biểu hiện tại vòm mũi họng và vòng Waldayer.

Điều trị bệnh ung thư vòm mũi họng

Nguyên tắc điều trị ung thư vòm mũi họng tương đối giống nguyên tắc điều trị các bệnh ung thư khác dựa vào mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, triệu chứng và giải pháp tối ưu.

Nguyên tắc chung điều trị ung thư vòm mũi họng

Chỉ định điều trị dựa vào giai đoạn bệnh, loại mô bệnh học, thể trạng chung của người bệnh.

Xạ trị là phương pháp cơ bản, hoá chất và một số phương pháp khác có vai trò bổ trợ trong điều trị UTVMH.

Xu hướng hiện nay là điều trị phối hợp nhiều phương pháp, trong đó phối hợp hoá xạ trị đồng thời mang lại kết quả tốt rõ rệt, nhất là với các ung thư ở giai đoạn toàn phát.

Chuẩn bị cho người bệnh

  • Chế độ dinh dưỡng: cho người bệnh các chế độ ăn đặc biệt nhiều dinh dưỡng, khẩu phần cân đối.
  • Điều trị các bệnh răng miệng và chăm sóc răng miệng trong quá trình điều trị.
  • Chuẩn bị tốt dung cụ cố định người bệnh, tốt nhất dùng mặt nạ nhựa plastic đặc dụng.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng

Xạ trị (điều trị bằng tia xạ)

Xạ trị từ xa bằng máy gia tốc theo kỹ thuật thông thường (3D). Nếu có phần mềm chuyên dụng thì tốt nhất nên xạ theo kỹ thuật điều biến liều IRMT nhằm giảm thiểu các biến chứng của tia bức xạ. Liều xạ chỉ định theo giai đoạn bệnh. Trung bình liều vào u nguyên phát, hạch phát hiện trên lâm sàng và phim Xquang là 65-70Gy,. Liều dự phòng vào hạch cổ đạt 50 gy. Hiện nay, xu hướng phối hợp hoá xạ trị đồng thời đã góp phần làm giảm một phần liều xạ nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị. Ở đây hoá chất được coi như một yếu tố làm tăng nhạy cảm của tổ chức ung thư với xạ trị.

xa_tri_dieu_tri_ung_thu_vom_mui_hong

Xạ trị là phương pháp cơ bản điều trị Ung thư vòm họng

Điều trị bằng hóa chất (hoá trị)

Chỉ định phối hợp đồng thời với xạ trị hoặc bổ trợ sau xạ trị cho các giai đoạn muộn, và một số di căn, tái phát tại chỗ của loại ung thư.

Phẫu thuật

Được chỉ định để lấy hạch cổ làm chẩn đoán gián tiếp hoặc lấy hạch còn lại sau xạ trị. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90% ở giai đoạn I và II, 30-40% ở giai đoạn III, 15 % ở giai đoạn IV. Tuy nhiên 90-97% người bệnh ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV.

Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng

Ung thư giai đoạn I, II (T1,2N0M0)

Xạ trị đơn thuần, tổng liều 65 Gy (với ung thư biểu mô không biệt hoá), 70 Gy đối với ung thư biểu mô vảy, tại hạch cổ dự phòng liều 50Gy. Phân liều 2Gy/ngày; 10Gy/tuần. Tốt nhất xạ trị theo kỹ thuật IRMT với chụp PET/CT mô phỏng.

Ung thư giai đoạn III, IV ( T3,4 N2,3 M0): thực hiện phác đồ hoá xạ trị đồng thời với các tình huống:

Người bệnh có sức khoẻ tốt, tuổi trẻ, có nguy cơ di căn mạnh: phối hợp đồng thời 4 đợt đa hoá chất chu kỳ 21 ngày (phác đồ CF; PC; DC; PP.). Sau xạ trị kết thúc, xét khả năng bổ trợ thêm 2 đợt hoá chất như trên nếu sức khoẻ cho phép.

Người bệnh nhiều tuổi, sức khoẻ yếu: Phối hợp đồng thời 6 đợt đơn hoá chất (cisplatin, palitaxel..), 1 tuần truyền 1 đợt xen kẽ với xạ trị gia tốc trải liều.

Xạ trị: Gia tốc theo kỹ thuật 3D, tổng liều tại u 70Gy, tại hạch (+) 65-70Gy, Hạch cổ (-) tia dự phòng liều 50Gy, phân liều 2Gy/ngày – 10Gy/tuần. Trải liều trong 7-8 tuần. Lưu ý sau liều 40Gy có thể chuyển sang xạ theo kỹ thuật IRMT nếu tổn thương thu gọn khu trú nhằm giảm biến chứng của tia bức xạ.

Các trường hợp đặc biệt

Còn ung thư tại ổ nguyên phát (chẩn đoán qua sinh thiết). Có hai tình huống:

  • Khối u vòm khu trú: xạ trị áp sát liều 30Gy cho T1,2, 40Gy cho T3,4.
  • Khối u lan rộng: xét hoá trị bổ trợ bắng các phác đồ đa hoá chất.

Hạch cổ còn lại sau xạ trị 2-3 tháng: phẫu thuật lấy hạch theo yêu cầu. Nếu không mổ được: hoá trị bổ trợ hoặc xạ trị phối hợp hoá trị.

Di căn xa ngay tại thời điểm chẩn đoán: đa hoá trị 3 đợt sau đó đánh giá; nếu đáp ứng >50% tiếp tục hoá trị đủ 6 đợt hoá chất, sau đó xem xét khả năng phối hợp xạ trị nếu sức khoẻ cho phép. Nếu không đáp ứng hoặc đáp ứng dưới 50% thì chuyển điều trị triệu chứng.

Trường hợp tái phát tại u: Tổn thương khu trú: xạ trị từ xa 40Gy trải liều 2Gy/ngày kết hợp áp sát tổng liều 70Gy. Trường hợp lan rộng: phải xét khả năng hoá trị kết hợp xạ ngoài liều 70Gy. Chỉ định này chỉ được tính đến khi tái phát sau điều trị ít nhất phải trên 6 tháng.

Di căn xương: Điều trị đa hoá chất phác đồ mạnh

  • Nếu u có đáp ứng trên 50% tiếp tục cho tới 6 đợt, sau đó xạ trị Flash 17Gy (phân liều 4,25Gy/ngày x 4 ngày) x 2 đợt cách nhau 3 tuần tại xương bị tổn thương nếu còn khu trú. Nếu u đáp ứng dưới 50% chuyển xạ trị trải liều 60-65Gy, phân liều 2Gy/ngày, 10Gy/tuần.
  • Trường hợp di căn nhiều ổ chuyển sang điều trị triệu chứng. Có thể sử dụng dược chất phóng xạ P32, Strongtri 89, Samarium…. Kết hợp thuốc giảm đau.
  • Phối hợp các thuốc chống huỷ xương, chống huỷ cốt bào: Acid Zoledronic 4mg (Zomecta, Zoletalis..) pha với 250ml muối đẳng trương truyền tĩnh mạch 1 giờ, chu kỳ 3-4 tuần; Pamidronat (Aredia, Pamisol) lọ 90mg pha với 250ml muối đẳng trương truyền tĩnh mạch 1 giờ, chu kỳ 3-4 tuần.

Di căn phổi: hoá trị PC hoặc DC: sau 3 đợt đánh giá lại, nếu đáp ứng trên 50% tiếp tục đủ 6 đợt, nếu đáp ứng dưới 50% chuyển xạ trị triệu chứng trải liều 65-70Gy.

Di căn gan: Tiên lượng rất xấu, người bệnh tử vong sớm, xét khả năng hoá chất điều trị triệu chứng và giảm đau.

Di căn não: Nếu ổ di căn < 3cm, và < 3 ổ: xét khả năng xạ phẫu bằng dao gamma hoặc Gamma quay. Nếu nhiều ổ rải rác, hoặc quá lớn, xem xét xạ trị toàn não 40Gy (phân liều 2Gy/ngày) kết hợp hoá trị nếu sức khoẻ người bệnh cho phép.

Điều trị các bệnh nội khoa nếu có: Cần điều trị tích cực các bệnh nội khoa xuất hiện trước, trong và sau quá trình điều trị. Đặc biệt là các biến chứng do hoá chất gây nên cần được quan tâm triệt để.

Theo dõi sau điều trị

3 năm đầu cần khám lại 3-6 tháng/lần. Những năm tiếp theo 6-12 tháng/lần nhằm:

  • Phát hiện sớm tái phát và di căn, cũng như những biến chứng do điều trị mang lại để sửa chữa, khắc phục kịp thời.
  • Phát hiện các ung thư mới nguyên phát.

Dự phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vòm mũi họng

Không hút thuốc, uống rượu, ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần ăn cân đối.

Khám ngay Tai-Mũi-họng khi có các dấu hiệu bất thường như: đau đầu, ù tai một bên kéo dài. Nổi hạch cổ. Khịt khạc ra máu đỏ tươi….

CNTTCBTG – Bệnh viện Bạch Mai.

Bài viết Bệnh ung thư vòm mũi họng – triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-vom-mui-hong-5203/feed/ 0
Cách phòng chống ung thư vòm họng bạn nên biết https://benh.vn/cach-phong-chong-ung-thu-vom-hong-ban-nen-biet-48549/ https://benh.vn/cach-phong-chong-ung-thu-vom-hong-ban-nen-biet-48549/#respond Mon, 28 Jan 2019 04:19:37 +0000 https://benh.vn/?p=48549 Vì nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định rõ nên cách phòng bệnh ung thư vòm họng vẫn được các bác sĩ khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ.

Bài viết Cách phòng chống ung thư vòm họng bạn nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vì nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định rõ nên cách phòng bệnh ung thư vòm họng vẫn được các bác sĩ khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ.

ung thư vòng họng

Ung thư vòm họng khởi phát từ vòm họng (hay còn được gọi là họng mũi) là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các bệnh ung thư đầu cổ và cũng là một trong mười bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.

Các cách phòng bệnh ung thư vòm họng

Không hút thuốc lá

Không hút thuốc lá sẽ giúp bạn tránh được nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi mà còn là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.

Khói thuốc qua khoang miệng bắt dính trực tiếp vào lớp niêm mạc vùng họng làm biến đổi tế bào và hình thành ung thư. Nguyên nhân được giải thích là do trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại như nicotine, benzene, amoniac, asen… Nói không với thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc là cách phòng bệnh bước đầu được đánh giá có hiệu quả.

Ăn uống khoa học, đủ chất

Một chế độ ăn uống khỏe mạnh không những đảm bảo cho bạn một sức khỏe tốt mà còn có vai trò quan trọng trong phòng tránh các bệnh ung thư.

Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh

Dù chưa biết chính xác tại sao nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra những người có dinh dưỡng kém có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người bình thường.

Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Quan hệ tình dục an toàn

HPV (Human Papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bằng miệng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng mà còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư miệng…

Trang bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại

Những người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ, khói sơn, dầu khí, nhựa, amiang… có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người bình thường. Vì vậy, trang bị bảo hộ thiết bị lao động là việc làm rất cần thiết.

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì được khuyến khích cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao

Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng mà bạn không thể kiểm soát được như tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm họng. Chính vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì cần được quan tâm, đặc biệt là ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Cách phòng chống ung thư vòm họng bạn nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-phong-chong-ung-thu-vom-hong-ban-nen-biet-48549/feed/ 0
4 dấu hiệu kinh điển của ung thư vòm họng https://benh.vn/4-dau-hieu-kinh-dien-cua-ung-thu-vom-hong-37136/ https://benh.vn/4-dau-hieu-kinh-dien-cua-ung-thu-vom-hong-37136/#respond Thu, 09 Aug 2018 21:56:54 +0000 https://benh.vn/?p=37136 Ung thư vòm họng căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ chữa khỏi thấp nếu di căn sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu nếu kịp thời phát hiện thì khả năng chữa khỏi sẽ rất cao.

Bài viết 4 dấu hiệu kinh điển của ung thư vòm họng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư vòm họng căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ chữa khỏi thấp nếu di căn sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu nếu kịp thời phát hiện thì khả năng chữa khỏi sẽ rất cao. Vậy làm sao để phát hiện sớm ung thư vòm họng?

hinh_anh_ung_thu_vom_hong_2201

Ung thư vòm họng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

Bị ung thư nhưng nhầm với tiền đình

Anh Trần Vũ Huân – 31 tuổi, Phúc Thọ, Hà Nội tới bệnh viện kiểm tra vì đã hơn 1 tháng nay anh bị đau nửa đầu. Anh cũng từng đi khám, bác sĩ cho biết anh bị đau đầu vận mạch nên kê thuốc về nhà uống. Tuy nhiên tình trạng đau nửa đầu không dứt.

Anh Huân nghĩ có thể do stress nên anh thường xuyên bị đau đầu, một phần lý do cá nhân. Vợ chồng anh nghĩ chắc hết stress bệnh sẽ hết và những cơn đau đầu vẫn hành hạ. Anh Huân lại uống giảm đau. Hai tháng trời bệnh không đỡ nên anh đi kiểm tra.

Bác sĩ chụp cộng hưởng từ và nội soi tai mũi họng. Kết quả anh có khối u ở vòm mũi họng và sinh thiết đó là ung thư vòm mũi họng.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Nụ sinh năm 1981, Quỳnh Lưu, Nghệ An cũng bị đau nửa đầu, mờ mắt. Thời gian đầu, chị Nụ nghĩ có thể là bị tiền đình nên chủ quan chỉ uống thuốc rối loạn tiền đình. Đến khi bệnh nặng, dấu hiệu mắt mờ nhìn khó và chảy máu cam chị mới đi khám bác sĩ.

Tại Bệnh viện 108, chị Nụ được chẩn đoán ung thư vòm mũi họng và đã tiến hành xạ trị 29 mũi. Đến nay, chị Nụ thấy sức khỏe khá hơn, nhưng do tác dụng phụ của xạ trị việc ăn uống rất khó khăn. Chị Nụ đều ăn cơm nhão và mọi thứ phải xay nhừ. Chị Nụ vẫn thấy mình may mắn vì bệnh của chị vẫn ở giai đoạn điều trị ổn định.

nội soi vòm họng
Nội soi vòm mũi họng để phát hiện ung thư sớm nhất

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi 40 – 60. Nếu được phát hiện sớm bệnh có thể được điều trị khỏi bằng xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị.

Tuy nhiên do bệnh phát triển thầm lặng với triệu chứng không điển hình nên do đó thường được phát hiện chẩn đoán ở giai đoạn đã tiến triển.

4 dấu hiệu ung thư vòm họng cần nhớ

Theo Thạc sĩ, BS. Bùi Quang Biểu Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện TƯQĐ 108, các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh do nhiều triệu chứng liên quan với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, nên người bệnh và thầy thuốc dễ chủ quan và bỏ qua.

Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.

noi_hach_co_ung_thu_vom_hong

Các hạch dưới cổ nổi lên kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của Ung thư vòm họng

Sau đây là các dấu hiệu của ung thư vòm giai đoạn sớm:

  • Đau đầu: thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não.
  • Ù tai: khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai.
  • Ngạt mũi: dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu, chảy máu cam.
  • Nổi hạch cổ: hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện.

Khi có các dấu hiệu này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem có sự nổi lên bất thường của hạch hay không. Các vị trí quan trọng như cổ, cằm, vùng xương quai xanh… Sau đó tiến tới kiểm tra dưới xương lưỡi, vòm họng.

Phòng bệnh kịp thời

Để dự phòng ung thư vòm họng, bác sĩ Biểu cho biết mọi người cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh như không hút thuốc lá.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây lên ung thư vòm họng. Nếu như bạn có hút thuốc lá, lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.

  • Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối… Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng.
  • Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.

Bài viết 4 dấu hiệu kinh điển của ung thư vòm họng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/4-dau-hieu-kinh-dien-cua-ung-thu-vom-hong-37136/feed/ 0