Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:34:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Người nhiều mô bào đặc ở vú nguy cơ ung thư cao hơn người thường https://benh.vn/nguoi-nhieu-mo-bao-dac-o-vu-nguy-co-ung-thu-cao-hon-nguoi-thuong-9835/ https://benh.vn/nguoi-nhieu-mo-bao-dac-o-vu-nguy-co-ung-thu-cao-hon-nguoi-thuong-9835/#respond Wed, 15 May 2024 07:23:52 +0000 http://benh2.vn/nguoi-nhieu-mo-bao-dac-o-vu-nguy-co-ung-thu-cao-hon-nguoi-thuong-9835/ Ngoài ung thư tử cung, ung thư vú là căn bệnh đặc trưng thứ 2 của nữ giới với những biểu hiện đau sưng ở vú, thay đổi hình dạng núm vú, có hạch ở nách... Ngoài những biểu hiện trên, người nhiều mô bào đặc ở vú cũng có nguy cơ ung thư cao hơn người thường...

Bài viết Người nhiều mô bào đặc ở vú nguy cơ ung thư cao hơn người thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngoài ung thư tử cung, ung thư vú là căn bệnh đặc trưng thứ 2 của nữ giới với những biểu hiện đau sưng ở vú, thay đổi hình dạng núm vú, có hạch ở nách… Ngoài những biểu hiện trên, người nhiều mô bào đặc ở vú cũng có nguy cơ ung thư cao hơn người thường…

Trong 4 nguyên nhân gây 80% trường hợp ung thư vú, các chuyên gia cho biết mô bào đặc ở vú có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe ở nữ giới.

Cấu tạo mô vú

Mô vú gồm 2 dạng: mô mỡ và mô không mỡ. Mô không mỡ chứa các tuyến sản sinh sữa, ống dẫn sữa, và các loại mô dạng sợi hỗ trợ khác. Độ dày đặc của mô vú không thể cảm nhận hoặc quan sát bằng mắt.

Cấu tạo của mô vú (ảnh minh họa)

Các bác sĩ sử dụng phương pháp chụp quang tuyến vú (mammogram) để quan sát mô vú. Nữ giới ở độ tuổi trẻ thường có nhiều mô bào đặc ở vú. Khi quan sát bản đồ quang tuyến vú, mô mỡ ở vú có màu tối còn mô bào đặc có màu trắng.

Độ dày đặc của mô vú đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe ở nữ giới. Nếu mô bào đặc ở vú quá nhiều sẽ khiến việc phát hiện ung thư vú khó khăn hơn. Khi quan sát bản đồ quang tuyến vú, mô mỡ ở vú có màu tối còn mô bào đặc có màu trắng. Việc phân biệt với mô bào đặc và khối u ở vú rất khó vì các khối u trên bản đồ quang tuyến vú cũng có màu trắng.

Người có mô bào đặc nguy cơ ung thư vú cao

Các chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao nữ giới có nhiều mô bào đặc ở vú có nguy cơ ung thư vú cao hơn người ít mô bào đặc. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có nhiều mô bào đặc nên đi chụp quang tuyến vú hoặc các phương pháp kiểm tra khác như siêu âm hoặc MRI thường xuyên.

Ngoài ra việc tìm hiểu lịch sử bệnh ung thư vú trong phả hệ của gia đình cũng giúp bạn nhận biết ung thư sớm hơn. Do đó nữ giới nên xin tư vấn bác sĩ và các chuyên gia thường xuyên nếu nhận thấy các thay đổi lạ ở vú. Đặc biệt người có mô bào đặc nên đi chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm, MRI thường xuyên để phát hiện sớm ung thư vú.

Bài viết Người nhiều mô bào đặc ở vú nguy cơ ung thư cao hơn người thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-nhieu-mo-bao-dac-o-vu-nguy-co-ung-thu-cao-hon-nguoi-thuong-9835/feed/ 0
Lời khuyên cần thiết phòng chống bệnh ung thư https://benh.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/ https://benh.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/#respond Tue, 07 May 2024 05:17:56 +0000 http://benh2.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/ Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Hiện nay, ung thư là một bệnh lý thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Bài viết Lời khuyên cần thiết phòng chống bệnh ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Hiện nay, ung thư là một bệnh lý thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư cũng có xu hướng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc và trở thành một trong những gánh nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư luôn là những vấn đề mà cả thế giới quan tâm và đầu tư nghiên cứu.

phòng bệnh ung thư

Phòng chống bệnh ung thư (ảnh minh họa)

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư

Ung thư là một bệnh lý phức tạp có yếu tố khởi phát thường không rõ ràng và thường là kết hợp nhiều nguyên nhân, do đó cần nắm được các yếu tố nguy cơ của ung thư để có kết luận và theo dõi phù hợp.

Các yếu tố liên quan đến gen, di truyền

Một số loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú… có tính chất gia đình nghĩa là có nhiều người trong gia đình mắc cùng một loại bệnh ung thư. Do vậy, những thành viên gia đình này nên đi khám sức khoẻ định kỳ để sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư, từ đó điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.

Bức xạ ion hoá

Những người bị chiếu bởi các bức xạ ion hoá có thể tổn thương ADN trong nhân tế bào và dẫn đến ung thư. Nguy cơ tổn thương ADN phụ thuộc vào mức độ chiếu xạ nhiều hay ít. Do đó, chúng ta cần có các biện pháp hạn chế nguy cơ bị chiếu xạ cho cơ thể. Đối với những người làm trong môi trường có tiếp xúc với phóng xạ cần có các phương tiện bảo hộ lao động, che chắn phù hợp… để hạn chế mức độ ảnh hưởng của bức xạ ion hoá.

Bức xạ tia cực tím

Là bức xạ từ mặt trời đi tới trái đất. Loại bức xạ có hại nhất là loại có tần số cao, tức những tia cực tím B có khả năng làm tổn thương ADN. Những tia bức xạ cực tím này là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư da.

Mức độ nguy hiểm của tia cực tím theo từng giờ trong ngày

Vì vậy, cần có các phương tiện bảo hộ thích hợp, nên bôi kem chống nắng và tránh bị phơi nắng quá nhiều.

Hoá chất gây ung thư

Có nhiều loại hoá chất gây ung thư. Các chất này thường có ở trong đất, nước, thực phẩm, ví dụ như các thuốc trừ sâu, diệt cỏ…

Để phòng bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm ướp muối, nướng, hun khói; không ăn thực phẩm có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng. Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, các thực phẩm có nhiều caroten, vitamin C…

Yếu tố nội tiết

Những phụ nữ sử dụng nhiều các chế phẩm, thuốc có chứa estrogen sẽ có nhiều nguy cơ bị một số ung thư: ung thư vú, tử cung…

Phụ nữ có kinh lần đầu sớm và mãn kinh muộn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cần thường xuyên vận động, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không uống rượu, không nên sinh con quá muộn… sẽ làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung và các ung thư liên quan đến yếu tố nội tiết.

Thuốc lá

Trong khói thuốc lá có nhiều chất gây ra ung thư: phổi, đường hô hấp trên, thực quản, bàng quang, tuỵ, dạ dày, gan, thận, đại tràng và trực tràng…

Hít phải khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ bị các loại ung thư nói trên.

Rượu

Là một trong các nguyên nhân gây ung thư. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ cao bị ung thư miệng, họng, thực quản, dạ dày và gan.

Thực phẩm gây ung thư

Có một số loại thực phẩm có thể gây ung thư như: thực phẩm ướp muối, ủ chua, ngâm dấm, thực phẩm bị nấm mốc; thịt, cá hun khói, thịt nướng, dưa muối, thực phẩm đóng hộp…

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư đại tràng, trực tràng và tuyến tiền liệt.

Để phòng bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm ướp muối, nướng, hun khói; không ăn thực phẩm có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng. Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, các thực phẩm có nhiều caroten, vitamin C….

Chế độ ăn ít mỡ, thức ăn làm từ đậu tương, nhiều chất xơ, rau quả có thể phòng ngừa được ung thư vì chúng có tính chống oxy hoá, ngăn cản được các yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư.

Gốc tự do

Gốc tự do có thể gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư. Do đó, chúng ta cần bổ sung các chất chống oxy hoá có tác dụng kìm hãm, ngăn cản sự tạo thành các gốc tự do. Vitamin C và A là những chất chống oxy hoá tốt nhất, vì thế cần bổ sung hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều hai loại vitamin này.

Các triệu chứng cần đi khám để phát hiện sớm ung thư

phòng chống bệnh ung thư

Vàng da là một dấu hiệu của bệnh ung thư gan

Việc chẩn đoán sớm bệnh ung thư giúp điều trị hiệu quả và có thể điều trị khỏi bệnh. Những dấu hiệu sau đây có thể là sự báo động của bệnh ung thư:

  • Ho dai dẳng, ho ra máu kéo dài, đau ngực đặc biệt trên những người nghiện thuốc lá và rượu thì cần phải nghĩ tới bệnh ung thư phổi và cần phải đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Khàn tiếng thường xuyên và kéo dài không do viêm họng hay cảm lạnh, thì có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
  • Rối loạn tiêu hoá dai dẳng, khi táo bón, khi tiêu chảy, đi ngoài có nhầy máu lẫn theo phân; ở tuổi trên 40 thường xuyên ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón, hay bị tiêu chảy… là những dấu hiệu hướng tới bệnh ung thư đại tràng, trực tràng.
  • Chán ăn, đầy hơi, đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… cần nghĩ tới ung thư dạ dày.
  • Vết thương bị lở loét lâu lành ở vùng miệng, dù đã điều trị tích cực từ 2-3 tuần mà không khỏi, và nếu trong miệng có những vùng trắng dày lên, những khối sùi loét có thể là biểu hiện của ung thư khoang miệng.
  • Nuốt nghẹn, nuốt vướng, nuốt khó, có cảm giác vướng víu ngay vùng cổ khi ăn, đó có thể là dấu hiệu ung thư thực quản.
  • Đau hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
  • Đi tiểu ra máu, đi tiểu buốt, dắt, tiểu nhiều lần hoặc khó đi tiểu… cần đi khám để phát hiện ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt.
  • Ra máu âm đạo bất thường: sau khi có quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh, sau mãn kinh… có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tử cung.
  • Đầu vú có tiết dịch hoặc rỉ máu, sờ thấy khối bất thường tại vú có thể là ung thư vú. Phụ nữ không sinh con, không cho con bú, những phụ nữ mà gia đình có mẹ, chị gái bị ung thư vú và phụ nữ trên 40 tuổi cần phải đi khám kiểm tra vú định kỳ 6 tháng -1 năm/lần để phát hiện sớm ung thư vú.
  • Nốt ruồi đột nhiên phát triển nhanh, đau, ngứa, dễ chảy máu khi va chạm; các vết loét nhỏ trên da lâu ngày không khỏi… có thể là dấu hiệu ung thư hắc tố, ung thư da.
  • Khối u ở chân tay, thành bụng và lưng có dạng cục tròn, hơi cứng và di động, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phần mềm…
  • Vết xuất huyết dưới da, nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn… có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, u lympho.
  • Đau đầu, mờ mắt, co giật, giảm trí nhớ, yếu nửa người… có thể là dấu hiệu của u não

Tóm lại

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường chúng ta cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, phát hiện sớm ung thư. Đối với bệnh ung thư, phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả và tỷ lệ khỏi bệnh càng cao.

Chúng ta cần có lối sống lành mạnh, chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để  tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh ung thư.

Để phát hiện sớm và điều trị ung thư có hiệu quả chúng ta cần thực hiện khám sức khoẻ định kỳ và chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Lời khuyên cần thiết phòng chống bệnh ung thư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-khuyen-can-thiet-phong-chong-benh-ung-thu-5149/feed/ 0
Điều trị, theo dõi và kiểm soát ung thư đại trực tràng https://benh.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/ https://benh.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/#respond Tue, 30 Apr 2024 04:19:47 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/ Ung thư đại tràng là ung thư phần cuối của hệ thống ống tiêu hóa. Ung thư trực tràng là ung thư của một vài cm cuối của đại tràng. Cùng nhau, chúng thường được gọi là ung thư đại trực tràng.

Bài viết Điều trị, theo dõi và kiểm soát ung thư đại trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư đại tràng là ung thư phần cuối của hệ thống ống tiêu hóa. Ung thư trực tràng là ung thư của một vài cm cuối của đại tràng. Cùng nhau, chúng thường được gọi là ung thư đại trực tràng.

ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng (ảnh minh họa)

Phương pháp điều trị Ung thư đại trực tràng

Điều trị phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn của ung thư. Ba lựa chọn điều trị chủ yếu là: phẫu thuật, hóa trị và xạ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Nếu ung thư nhỏ, trong polyp và trong giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể loại bỏ nó hoàn toàn bằng nội soi. Nếu nghiên cứu bệnh học xác định bệnh ung thư ở polyp không liên quan đến gốc, nơi polyp gắn vào thành ruột, loại bỏ polyp có nghĩa ung thư đã được hoàn toàn loại bỏ.

Một số khối u lớn hơn có thể được gỡ bỏ bằng cách sử dụng phẫu thuật nội soi. Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật thực hiện qua một vài vết mổ nhỏ ở thành bụng, chèn dụng cụ gắn liền với máy ảnh hiển thị đại tràng trên một màn hình video. Cũng có thể lấy mẫu từ các hạch bạch huyết ở khu vực nơi có vị trí ung thư.

Phẫu thuật ung thư đại tràng xâm lấn

Nếu ung thư đại tràng đã phát triển qua thành đại tràng, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một phẫu thuật để loại bỏ các phần đại tràng chứa ung thư, cùng với các mô bình thường ở hai bên cạnh ung thư. Các hạch bạch huyết gần đó thường cũng bị loại bỏ và thử nghiệm bệnh ung thư.

Bác sĩ phẫu thuật thường có thể kết nối lại các phần lành của đại tràng hoặc trực tràng. Nhưng khi đó là không thể, ví dụ như bệnh ung thư tại các cửa của trực tràng, có thể cần phải có phẫu thuật tạm thời. Điều này liên quan đến việc tạo hậu môn nhân tạo. Đôi khi phẫu thuật chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phẫu thuật có thể được vĩnh viễn.

Phẫu thuật điều trị triệu chứng ung thư tiến triển

Nếu ung thư hoặc sức khỏe tổng thể rất kém, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị làm giảm tắc nghẽn đại tràng hoặc các điều kiện khác để cải thiện các triệu chứng. Mục đích của phẫu thuật không phải là để chữa bệnh ung thư, nhưng để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như chảy máu và đau đớn.

Trong trường hợp cụ thể, ung thư đã lan tới gan và nếu sức khỏe tổng thể không tốt, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương ung thư từ gan. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật này. Điều trị này giúp cải thiện tiên lượng.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể được dùng để tiêu diệt tế bào ung thư sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng khối u hoặc để làm giảm triệu chứng của ung thư đại tràng. Bác sĩ có thể khuyên nên hóa trị nếu ung thư đã lan ra ngoài thành của đại tràng hoặc nếu bệnh ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Ở những người bị ung thư trực tràng, hóa trị liệu thường được sử dụng cùng với xạ trị.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các nguồn năng lượng mạnh để diệt tế bào ung thư có thể vẫn còn sau khi phẫu thuật, để thu nhỏ khối u lớn trước khi phẫu thuật hoặc làm giảm triệu chứng bệnh ung thư đại tràng và ung thư trực tràng.

Liệu pháp bức xạ rất hiếm khi được sử dụng trong ung thư đại tràng giai đoạn đầu, nhưng là bình thường của điều trị ung thư trực tràng, đặc biệt nếu ung thư đã xâm nhập qua thành của trực tràng hoặc đến các hạch bạch huyết gần đó. Xạ trị thường kết hợp với hóa trị liệu, có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái diễn

Điều trị đích

Các thuốc điều trị đích có thể sử dụng trong ung thư đại tràng giai đoạn muộn, bao gồm bevacizumab, cetuximab và panitumumab. Thuốc điều trị đích có thể được dùng cùng với hóa trị hoặc một mình. Loại thuốc này được dành riêng cho người mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn muộn.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc để xác định ai được hưởng lợi nhiều nhất từ các loại thuốc nhắm đích này. Cho đến lúc đó, các bác sĩ cẩn thận cân nhắc các lợi ích-hạn chế của các loại thuốc điều trị đích so với nguy cơ tác dụng phụ và chi phí tốn kém khi sử dụng phương pháp này.

Điều trị thay thế

Gần như tất cả những người mắc bệnh ung thư, đều gặp phải dấu hiệu và triệu chứng của đau khổ sau khi có chẩn đoán bao gồm buồn phiền, tức giận, khó tập trung, khó ngủ và chán ăn. Phương pháp điều trị thay thế có thể giúp suy nghĩ tích cực hơn, vượt qua nỗi sợ hãi, ít nhất là tạm thời.

Phương pháp điều trị thay thế có thể bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu.
  • Dance hoặc bài tập trị liệu.
  • Tập thể dục.
  • Thiền.
  • Âm nhạc trị liệu.
  • Bài tập thư giãn.

Bác sĩ có thể giới thiệu các chuyên gia để giúp bạn tìm hiểu và thử những phương pháp điều trị thay thế.

Phòng bệnh

Bệnh ung thư đại trực tràng có thể phòng được nếu mỗi người đều biết cách chăm sóc và phòng bệnh hợp lý.

Sàng lọc ung thư đại trực tràng

Tầm soát ung thư đại tràng nên bắt đầu ở tuổi 50 đối với người có nguy cơ trung bình bao gồm:

  • Xét nghiệm máu hàng năm.
  • Soi đại tràng sigma mỗi năm
  • Soi đại tràng mỗi 10 năm.
  • CT mỗi năm.
  • Thử nghiệm DNA – cách tiếp cận kiểm tra mới.

Kiểm tra thường xuyên hoặc sàng lọc sớm hơn nên được áp dụng nếu tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Thảo luận về những lợi ích và rủi ro của mỗi lựa chọn sàng lọc với bác sĩ. Có thể quyết định một hoặc nhiều xét nghiệm thích hợp.

Thay đổi lối sống

Có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ ung thư đại tràng:

  • Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc. Trái cây, rau và ngũ cốc có chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể phòng chống ung thư.
  • Hạn chế uống rượu. Nếu uống rượu, hạn chế số lượng rượu uống, không vượt quá một ly một ngày với phụ nữ và hai ly với cho nam giới.
  • Ngưng hút thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ về cách để bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên. It nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục hàng ngày. Nếu cần phải giảm cân, hãy hỏi bác sĩ về những cách phù hợp để đạt được mục tiêu.

Phòng chống ung thư đại tràng cho những người có nguy cơ cao

Một số phương pháp điều trị, bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật có thể giảm nguy cơ khối u tiền ung thư hoặc ung thư đại tràng ở những người có nguy cơ cao:

Aspirin: Một số bằng chứng cho thấy khi sử dụng aspirin thường xuyên giúp giảm nguy cơ khối u và ung thư đại tràng. Tuy nhiên mối liên quan này chỉ đúng khi dùng liều cao aspirin trong một khoảng thời gian dài. Nhưng khi dùng liều cao kéo dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đặc biệt là trên tiêu hóa

Kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác aspirin: Các thuốc giảm đau, bao gồm các thuốc như ibuprofen và naproxen. Một số nghiên cứu đã tìm thấy NSAIDs có thể làm giảm nguy cơ khối u tiền ung thư và ung thư đại tràng. Nhưng lại gây ra tác dụng phụ bao gồm viêm loét và chảy máu đường tiêu hóa.

Celecoxib: Celecoxib và các loại thuốc ức chế COX – 2 có thể giảm nguy cơ khối u tiền ung thư ở những người đã được chẩn đoán có các khối u trong quá khứ. Nhưng COX – 2 mang đến nguy cơ về các vấn đề tim mạch. Hai chất ức chế COX – 2 đã phải rút khỏi thị trường vì những rủi ro này.

Phẫu thuật để ngăn chặn bệnh ung thư: trong một số trường hợp hiếm gặp, hội chứng di truyền như polyp u tuyến gia đình, hoặc bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng, bác sĩ có thể khuyên nên loại bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng để ngăn ngừa ung thư xảy ra trong tương lai.

Bài viết Điều trị, theo dõi và kiểm soát ung thư đại trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-theo-doi-va-kiem-soat-ung-thu-dai-truc-trang-2727/feed/ 0
Bệnh ung thư đại trực tràng https://benh.vn/benh-ung-thu-dai-truc-trang-5192/ https://benh.vn/benh-ung-thu-dai-truc-trang-5192/#respond Sat, 10 Feb 2024 05:18:56 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-dai-truc-trang-5192/ Ung thư đại tràng trực tràng (UTĐT-TT) là loại ung thư phổ biến, khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành của đại trực tràng. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước Tây Âu, Mỹ cao hơn ở các nước châu Á. Ở Việt Nam UTĐT-TT đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới sau ung thư phổi, dạ dày, gan và ung thư vú ở nữ.

Bài viết Bệnh ung thư đại trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư đại tràng trực tràng (UTĐT-TT) là loại ung thư phổ biến, khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành của đại trực tràng. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước Tây Âu, Mỹ cao hơn ở các nước châu Á. Ở Việt Nam UTĐT-TT đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới sau ung thư phổi, dạ dày, gan và ung thư vú ở nữ.

Tại Hà Nội tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam giới là 13,9, ở nữ giới là 10,1 trên 100.000 dân. Ở TP Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc ở nam giới là 12,5, ở nữ giới là 9,0 trên 100.000 dân.

Ung thư đại trực tràng (ảnh minh họa)

Dấu hiệu bệnh Ung thư đại trực tràng

Các triệu chứng lâm sàng

– Triệu chứng cơ năng: tuỳ vị trí u, giai đoạn bệnh mà có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, nhìn chung có các dấu hiệu sau: đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hoá, phân nhầy mũi. Hội chứng bán tắc ruột, tắc ruột thường gặp ở UT đại tràng trái, hội chứng lỵ hay gặp ở UT trực tràng.

– Triệu chứng thực thể: Có thể sờ thấy u qua thành bụng hoặc qua thăm khám trực tràng nếu u ở trực tràng, ống hậu môn.

Các xét nghiệm

– Nội soi đại trực tràng cho hình ảnh trực tiếp: tổn thương dạng sùi, loét, thâm nhiễm cứng hoặc dạng polyp. Kết hợp sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học qua nội soi.

– Chụp đại tràng có thuốc cản quang: hình ảnh hẹp lòng đại trực tràng, giãn quai ruột trên u.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) bụng: đánh giá u đại trực tràng, sự xâm lấn xung quanh, phát hiện di căn hạch và các cơ quan khác trong ổ bụng.

– Siêu âm ổ bụng: giúp phát hiện u đại tràng, tổn thương di căn gan, hạch.

– Xạ hình xương với MDP-Tc99m bằng máy Gamma camera, SPECT giúp chẩn đoán sớm di căn xương.

– Chụp PET, PET/CT: quét toàn thân giúp phát hiện sớm, chính xác u nguyên phát và di căn hạch, các tạng trong ổ bụng, di căn xương cũng như các nơi khác trong toàn cơ thể.

– Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: CEA > 10 ng/ml. Chỉ số CEA có giá trị theo dõi đáp ứng điều trị và tái phát.

Nguyên nhân bệnh Ung thư đại trực tràng

Nguyên nhân UT ĐT-TT chưa rõ.

Các yếu tố nguy cơ là:

  • Chế độ ăn: ít rau, nhiều chất béo, nhiều thịt, thức ăn lên men, ướp muối, xông khói, thức ăn có các gia vị, phụ gia thực phẩm độc hại, thức ăn nhiễm chất gây đột biến gen: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất tăng trọng.
  • Bệnh lý đại trực tràng: viêm loét niêm mạc mạn tính, polyp, bệnh Crohn, bệnh đa polyp tuyến gia đình.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có người (bố, mẹ, anh chị em ruột… ) đã bị mắc ung thư đại trực tràng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

  • Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
  • Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng. UT ĐT-TT 95% là UT biểu mô tuyến, còn lại là u hắc tố, lymphoma và khoảng 1-2% là UT biểu mô vảy của ống hậu môn.

Xác định TNM và chẩn đoán giai đoạn

Xác định TNM

T (u nguyên phát).

  • Tx: không thể xác định u nguyên phát
  • Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ
  • T1: U xâm lấn tới lớp dưới niêm mạc
  • T2: U xâm lấn tới lớp cơ
  • T3: U xâm lấn tới thanh mạc hoặc tổ chức quanh đại tràng
  • T4: U xâm lấn tới cơ quan hay tổ chức lân cận.

N (hạch vùng)

  • Nx: không thể xác định di căn hạch vùng
  • No: không có di căn hạch vùng
  • N1: di căn từ 1-3 hạch
  • N2: di căn từ 4 hạch vùng trở lên.

M (Di căn xa)

  • Mx: không thể xác định di căn xa
  • Mo: Không có di căn xa
  • M1: có di căn xa.
Giai đoạn Theo TNM Theo Dukes
0 TisNoMo
I T1,2 No Mo A
II T3,4 No Mo B
III Bất kỳ T N1,2 Mo C
IV Bất kỳ T, Bất kỳ N, M1 D

Điều trị bệnh ung thư đại trực tràng

Các phương pháp cơ bản điều trị ung thư đại trực tràng

Phẫu thuật khối u và nạo vét hạch

Là phương pháp điều trị cơ bản. Nguyên tắc phẫu thuật là lấy hết tổ chức ung thư, vét hạch vùng, bảo đảm lưu thông đường tiêu hoá.

  • Với ung thư đại tràng: Tuỳ theo tình huống cụ thể, phẫu thuật có thể là cắt đoạn, cắt nửa đại tràng, cắt đại tràng ngang, cắt toàn bộ đại tràng, kết hợp cắt bỏ tổn thương di căn, cắt mạc nối, vét hạch. Trường hợp u di căn xâm lấn nhiều không thể cắt bỏ được chỉ tiến hành phẫu thuật nối tắt chống tắc nghẽn.
  • Với ung thư trực tràng: u thấp cách rìa hậu môn dưới 5 cm chỉ định cắt cụt trực tràng qua đường bụng và tầng sinh môn, làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. U trực tràng cao và trung bình: phẫu thuật cắt đoạn ruột có u, nối tận tận.

Có thể phẫu thuật nội soi hớt niêm mạc (EMR) với các trường hợp ung thư ĐT-TT giai đoạn sớm (Tis, T1 chưa có di căn).

Hoá trị

Hoá trị là liệu pháp điều trị toàn thân giúp tăng thời gian sống, giảm tỷ lệ tử vong. Hoá trị có thể là bổ trợ trước mổ, bổ trợ sau mổ hoặc hoá trị triệu chứng khi bệnh giai đoạn muộn, với các phác đồ đơn chất hoặc kết hợp nhiều loại hoá chất.

Xạ trị

Chỉ định cho UT trực tràng thấp, trung bình, khi tổn thương chiếm trên ½ chu vi hoặc xâm lấn vào tổ chức xung quanh.

Xạ trị trước mổ chỉ định khi u lớn, xâm lấn nhiều. Xạ trị sau mổ cho các trường hợp u xâm lấn qua thanh mạc ruột ra tổ chức xung quanh.

Lựa chọn phương án điều trị

Phương án điều trị ung thư đại tràng

  • Giai đoạn I: phẫu thuật triệt căn cắt bỏ khối u.
  • Giai đoạn II: phẫu thuật cắt u vét hạch + cân nhắc hoá trị bổ trợ.
  • Giai đoạn III: phẫu thuật + hoá trị bổ trợ.
  • Giai đoạn IV: phẫu thuật nếu có thể + hoá trị + điều trị triệu chứng.
  • Ung thư đại tràng tái phát: điều trị như giai đoạn IV.

Phương án điều trị ung thư trực tràng

  • Giai đoạn sớm 0, I: phẫu thuật là phương pháp cơ bản.
  • Giai đoạn II, III: phẫu thuật + hoá trị + xạ trị bổ trợ.
  • Giai đoan IV: xạ trị, hoá trị tiền phẫu, phẫu thuật nếu có thể được.
  • Điều trị hoá chất kết hợp điều trị chăm sóc triệu chứng với các trường hợp bệnh giai đoạn tiến xa.

Xử trí một số tình huống đặc biệt

  • Tắc ruột do u: mổ cấp cứu làm hậu môn nhân tạo (HMNT) trên u hoặc cắt u theo phương pháp Hartmann, có thể cắt đoạn ruột có u nối ngay nếu tình trạng người bệnh cho phép.
  • Vỡ u, viêm phúc mạc: mổ cấp cứu lau rửa ổ bụng, đưa đoạn ruột ra ngoài.
  • Nhân di căn gan đơn độc: mổ cắt đoạn ruột có u, cắt u di căn gan, có thể làm một lần nếu tình trạng người bệnh cho phép.
  • Tái phát trong ổ bụng: phẫu thuật rộng rãi + hoá trị. Tái phát tầng sinh môn: phẫu thuật hoặc xạ trị + hoá trị.
  • U lớn, di căn xâm lấn nhiều không mổ cắt u được: làm phẫu thuật tạm thời (nối tắt, HMNT).

Theo dõi và tiên lượng

Sau điều trị triệt căn cần khám theo dõi phát hiện tái phát, di căn tại chỗ, hạch, ổ bụng, gan, phổi…xét nghiệm CEA, siêu âm, Xquang phổi, xạ hình xương, tốt nhất là chụp PET/CT toàn thân nếu có điều kiện.

Năm đầu tái khám 3 tháng /lần, năm thứ 2 tái khám 6 tháng /lần, sau đó 1 năm/lần.

Phòng bệnh ung thư đại trực tràng

  • Thực hiện chế độ làm việc, sinh hoạt, thể dục thể thao điều độ.
  • Chế độ ăn nhiều rau, chất xơ, ít chất béo; Hạn chế thức ăn lên men, ướp muối, xông khói; Không dùng các phụ gia thực phẩm, chất màu độc hại. Tránh những chất gây đột biến gen nhiễm trong thức ăn: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất tăng trọng.
  • Không lạm dụng rượu bia và các chất lên men khác.
  • Điều trị tích cực các bệnh lý viêm nhiễm đại trực tràng.
  • Phẫu thuật cắt đại tràng, cắt polyp dự phòng ung thư trong các trường hợp bệnh đa polyp, polyp lớn viêm nhiễm sùi loét.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh ung thư đại trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-dai-truc-trang-5192/feed/ 0
Bệnh ung thư tuyến tụy – Nguyên nhân và cách điều trị https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/ https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/#respond Fri, 09 Feb 2024 05:40:48 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/ Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm và khó chữa nhất bởi đây là căn bệnh lây lan rất nhanh, người bệnh không phát hiện được ở giai đoạn đầu.

Bài viết Bệnh ung thư tuyến tụy – Nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm và khó chữa nhất bởi đây là căn bệnh lây lan rất nhanh, người bệnh không phát hiện được ở giai đoạn đầu.

Tuyến tụy là bộ phận có hình tam giác thuôn dài nằm phía sau bụng, sát dạ dày, có chức năng sản xuất các men (enzym) tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và sản xuất hormon bao gồm cả insulin tham gia quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào (ung thư) phát triển, phân chia, và lây lan trong các mô của tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh ung thư đứng thứ 4 chỉ sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng. Mỗi năm, bệnh ung thư tuyến tụy cướp đi sinh mạng của gần 40.000 người Mỹ. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới cũng từng “dính” phải căn bệnh nguy hiểm này như nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã được chẩn đoán ung thư tụy vào năm 2003 và qua đời ngày 5/10/2011 hay nam diễn viên Patrick Swayze cũng đã phải đối mặt với bệnh ung thư tuyến tụy và qua đời vào năm 2009.

Tế bào ung thư tuyến tụy.

Triệu chứng của Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy được gọi là bệnh “thầm lặng” bởi các triệu chứng thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Nhưng khi bệnh phát triển và lây lan, đau xuất hiện ở vùng bụng trên và đôi khi lan ra sau lưng, cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn hoặc nằm xuống. Các triệu chứng khác có thể bao gồm vàng da, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược và trầm cảm…

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng sớm của bệnh. Đau giữa bụng hoặc vùng bụng trên là triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn muộn.
  • Vàng da: Ung thư tuyến tụy từ các khối ung thư ống mật, gan có thể gây vàng da. Dấu hiệu bao gồm da vàng, mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.
  • Các triệu chứng khác bao gồm khó tiêu, đầy hơi và đi đại tiện có nhiều nhớt…  khi ung thư phát triển và làm tắc ống tụy khiến các men tiêu hóa không được giải phóng vào đường ruột.

Đầy hơi, khó tiêu là một trong những triệu chứng của ung thư tuyến tụy.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, người ta vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, những người có các yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có một số yếu tố gây ra căn bệnh này như: hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì… Tuổi tác cũng có liên quan tới ung thư tụy, người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ. Nguy cơ sẽ ngày càng tăng nếu bị các bệnh như tiểu đường, viêm tụy, các bệnh gan hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tụy. Lối sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh này như béo phì, lười tập thể dục hay chế độ ăn uống nhiều chất béo…

  • Hút thuốc: Đây là yếu tố nguy cơ chính, với những người hút thuốc ít nhất 2 lần mỗi ngày có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người không hút thuốc. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao nhất.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến tụy hơn những người khác.
  • Tiền sử gia đình: Một người có cha, mẹ, chị em hoặc anh em bị ung thư tuyến tụy sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Viêm tụy (viêm nhiễm tuyến tụy): Bị viêm tụy trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều nguy cơ bị ung thư tuyến tụy hơn những người khác.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của Ung thư tụy

Chẩn đoán ung thư tuyến tụy

Nếu nghi ngờ mắc ung thư tuyến tụy, bệnh nhân cần chụp cắt lớp vi tính (CT scan) ổ bụng. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được thực hiện để giúp các bác sĩ có được hình ảnh của tuyến tụy và hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy, bệnh nhân có thể thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Thủ thuật này sử dụng một đầu dò sợi quang đưa vào vào dạ dày và ruột non, nơi các ống dẫn của tuyến tụy chảy vào. Thuốc phản quang sẽ được tiêm vào các ống dẫn của tuyến tụy và chụp ảnh các cơ quan, cho phép bác sĩ nhận biết các bất thường của ống tụy. Trong suốt quá trình ERCP, bác sĩ có thể cắt các mô ra để làm sinh thiết.

Một phương pháp khác là siêu âm nội soi (EUS) sử dụng một thiết bị siêu âm để chụp các hình ảnh của tuyến tụy từ bên trong ổ bụng. Thiết bị siêu âm được truyền qua một đầu dò sợi quang được đưa xuống thực quản và vào dạ dày ghi nhận các hình ảnh. Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu các tế bào để làm sinh thiết trong quá trình siêu âm nội soi.

Thách thức lớn nhất trong việc điều trị căn bệnh này là phát hiện sớm. Rất khó để xác định một người có mắc ung thư tụy hay không qua việc kiểm tra định kỳ sức khỏe. Để chẩn đoán ban đầu căn bệnh nguy hiểm này bác sĩ phải tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thậm chí cần cả chụp cắt lớp hay sinh thiết mới xác định chính xác bệnh và giai đoạn của bệnh từ khối u.

Phương pháp điều trị ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Ở giai đoạn sớm, ung thư có thể được điều trị và chữa khỏi bằng phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được điều trị hỗ trợ trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Tuy nhiên, với bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy nặng thì không thể áp dụng phẫu thuật. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả hai để giảm kích thước khối bướu, giảm các triệu chứng và kéo dài cuộc sống.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp duy nhất thường được tiến hành đối với bệnh nhân ung thư tụy. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của việc loại bỏ khối u ở tụy là dễ xảy ra xuất huyết ồ ạt, do tụy thường gắn với các cơ quan khác như lá lách, túi mật… Khi phẫu thuật, phẫu thuật viên cắt bỏ các phần ung thư xâm lấn, giữ lại các phần, bộ phận không bị khối ung thư tấn công.

Phẫu thuật – phương pháp điều trị phổ biến dành cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ thường được sử dụng trong khoảng 5 ngày/ tuần và kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Phương pháp này sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong khu vực sau khi phẫu thuật. Xạ trị có thể giúp giảm đau hoặc các vấn đề về tiêu hóa gây ra bởi khối ung thư.

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển hoặc nhân lên. Các bác sĩ có thể sử dụng một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm, khi thuốc đi vào máu, chúng đi khắp cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị là lựa chọn tốt khi bệnh ung thư đã lan rộng, nó cũng rất hữu ích sau khi người bệnh đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Miễn dịch

Miễn dịch là một phương pháp mới để điều trị ung thư tuyến tụy. Phương pháp này còn gọi là liệu pháp sinh học. Miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của con người để chống lại bệnh tật. Đây là phương pháp mới đang được nghiên cứu nhằm tìm ra cách mà hệ thống miễn dịch có thể tấn công các tế bào ung thư.

Điều trị giảm nhẹ

Liệu pháp giảm nhẹ thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng và giảm đau không phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh hoặc các phương pháp điều trị khác. Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là để cải thiện chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh. Khi bệnh đang ở giai đoạn phát triển, giảm đau là cách thức quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân.

Hỗ trợ và phòng ngừa

Sống chung với bệnh ung thư tuyến tụy không dễ dàng, không chỉ người bệnh mà còn cả người nhà và các tổ chức xã hội cần hỗ trợ bệnh nhân hiểu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân vượt qua bệnh tật. Hãy bắt đầu bằng cách tránh xa các yếu tố nguy cơ, một số việc có thể làm ngay như: bỏ hút thuốc, giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên… sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì – là các nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm thứ 4, chỉ đứng sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng. Những người có lối sống thiếu cân bằng và không lành mạnh sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Chính vì vậy ngay từ bây giờ, hãy luôn đề phòng và chú ý cẩn thận trong các sinh hoạt hàng ngày để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

Bài viết Bệnh ung thư tuyến tụy – Nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-tuy-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-6162/feed/ 0
Những type phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung https://benh.vn/nhung-type-phu-nu-de-mac-benh-ung-thu-co-tu-cung-7091/ https://benh.vn/nhung-type-phu-nu-de-mac-benh-ung-thu-co-tu-cung-7091/#respond Tue, 23 Jan 2024 06:14:27 +0000 http://benh2.vn/nhung-type-phu-nu-de-mac-benh-ung-thu-tu-cung-7091/ Mỗi năm Việt Nam có hơn 6.200 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và 3.334 người trong số đó tử vong. Như vậy trung bình cứ 2 giờ có một phụ nữ chết vì bệnh này. - Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng- Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản Tp.HCM

Bài viết Những type phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỗi năm Việt Nam có hơn 6.200 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và 3.334 người trong số đó tử vong. Như vậy trung bình cứ 2 giờ có một phụ nữ chết vì bệnh này. – Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng- Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản Tp.HCM. Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu những type phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Người béo

Béo là biểu hiện cho thấy có sự mất cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể, lượng mỡ lớn dư thừa đó sẽ làm gia tăng sự tích tụ của estrogen (hormone nữ). Lượng mỡ này còn làm tăng hàm lượng estrogen có trong máu dẫn tới tăng sinh nội mạc tử cung và từ đó sẽ gây ra bệnh ung thư.

Người có thu nhập cao và có tri thức

So với những người nghèo thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung ở những phụ nữ này cao gấp 2 lần. Có thể do kinh tế dư giả nên họ ăn quá nhiều chất béo trong khi lại ít vận động thể lực.

type phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung

Người bị xuất huyết tử cung lâu ngày

Đặc biệt là những người bị xuất huyết tử cung sau khi mãn kinh phải nghĩ ngay đến khả năng ung thư nội mạc tử cung. Cần phải đi khám phụ khoa để sớm phát hiện, chữa trị kịp thời.

Do thói quen ăn uống

Những phụ nữ có thói quen ăn quá nhiều chất béo cũng dễ mắc ung thư tử cung, trong khi đó những phụ nữ ăn nhiều rau xanh, hoa quả lại có nguy cơ mắc bệnh này thấp. Chất béo có tác dụng tích trữ hormone nữ estrogen gây ra tăng sinh nội mạc tử cung thậm chí dẫn tới ung thư.

Người có kinh nguyệt không đều

Ở những đối tượng này, do trong khoảng thời gian dài nội mạc tử cung nhận được hormone nữ đơn nhất không có đối kháng progesterone nên sẽ xuất hiện hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung.

Ngoài việc có kinh nguyệt không đều, những phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu tiên quá sớm hay quá muộn cũng dễ bị ung thư tử cung hơn vì hiện tượng tăng sinh nội mạc tử cung này.

Người bị tiểu đường, cao huyết áp

Những phụ nữ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp thường có tuyến yên dị thường kéo dài trong một thời gian sẽ rất dễ bị buồng trứng đa nang, tăng sinh phi điển hình nội mạc tử cung, nồng độ estrogen quá cao… đấy chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tử cung.

Sử dụng estrogen ngoại sinh

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số phụ nữ sẽ sử dụng riêng estrogen ngoại sinh mà không dùng thêm đối kháng progesterone, điều này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung của họ thêm cao. Cũng cần lưu ý thêm là những người sử dụng thuốc có chứa estrogen trong thời gian nhất định nhưng nếu có đối kháng progesterone thì nguy cơ mắc bệnh khá thấp.

Do di truyền

Do ảnh hưởng của nhân tố di truyền, những người mắc bệnh ung thư tử cung thường có người thân có bệnh sử về ung thư cho nên nguy cơ mắc bệnh của họ khá cao.

Quan hệ đồng tính

Thực tế các vi-rút gây ung thư cổ tử cung có thể lây truyền qua đường tình dục giữa những người phụ nữ. Nhưng do mặc cảm họ thường che giấu và không làm nhưng xét nghiệm sàng lọc sớm (như xét nghiệm Pap smear) để phát hiện thương tổn tiền ung thư.

Bài viết Những type phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-type-phu-nu-de-mac-benh-ung-thu-co-tu-cung-7091/feed/ 0
Bệnh ung thư tụy đã có thể được chữa khỏi nhanh chóng https://benh.vn/benh-ung-thu-tuy-da-co-the-duoc-chua-khoi-nhanh-chong-4806/ https://benh.vn/benh-ung-thu-tuy-da-co-the-duoc-chua-khoi-nhanh-chong-4806/#respond Mon, 22 Jan 2024 05:10:54 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-tuy-da-co-the-duoc-chua-khoi-nhanh-chong-4806/ Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh nặng do ít triệu chứng lâm sàng nên khi người bệnh được phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn.

Bài viết Bệnh ung thư tụy đã có thể được chữa khỏi nhanh chóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh nặng do ít triệu chứng lâm sàng nên khi người bệnh được phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân bệnh ung thư tuyến tụy: 40% do tự phát, 30% có liên quan đến thuốc lá, 20% có liên quan đến chế độ ăn uống (nhiều năng lượng, ít rau quả tươi), 5% liên quan đến bệnh viêm tuỵ mạn, 5-10% liên quan đến di truyền.

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Vị trí của khối u trong ung thư tuỵ: 75% đầu và cổ, 15-20% thân, 5-10% đuôi tuỵ. Ung thư đầu tuỵ thường có triệu chứng xuất hiện sớm hơn ung thư thân và đuôi tuỵ (triệu chứng của chèn ép đường mật), do có có tỉ lệ được phẫu thuật cắt bỏ cao hơn và có tiên lượng tốt hơn.

thuốc mới điều trị ung thư tụy

Các nhà khoa học đã tìm thấy một loại thuốc có khả năng diệt trừ bệnh trong vòng một tuần. Họ tin rằng họ đã tìm thấy một loại thuốc có thể chữa khỏi ung thư tuyến tụy – căn bệnh mà Apple CEO Steve Jobs mắc phải và đã qua đời.

Tế bào ung thư tạo ra một hàng rào bảo vệ xung quanh khối u tuyến tụy. Một loại thuốc mới – AMD3100 – có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ này, cho phép hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khối u.

Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra điều này là do bản thân các tế bào bị bao bọc bởi protein chemokine và tạo thành một hàng rào bảo vệ xung quanh khối u.

Các chuyên gia tại Đại học Cambridge nói rằng họ đã tạo ra loại thuốc có thể chữa khỏi bệnh chỉ trong một tuần. Họ nghĩ rằng nó cũng có khả năng chữa bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư phổi và buồng trứng.

Một loại thuốc mới AMD3100 – còn được gọi là Plerixafor – có thể được sử dụng để giúp ngăn chặn sự hình thành của protein và phá vỡ rào cản, tạo điều kiện cho “Tế bào T” của cơ thể có thể vượt qua và chiến đấu chống lại khối u.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thuốc thành công trên chuột và cảm thấy nó đã sẵn sàng để thử nghiệm trên con người – với khả năng chữa bệnh có sẵn trong vòng 10 năm tới.

Tiến sĩ Douglas Fearon từ Viện nghiên cứu đã tuyên bố, đây có thể là bước đột phá đầu tiên hướng tới cách điều trị cho nhiều hình thức của bệnh. Ông nói: “Bằng cách cho phép cơ thể sử dụng hệ thống “phòng thủ” riêng để tấn công ung thư, phương pháp này cải thiện đáng kể khả năng điều trị các khối u rắn. Dù hiện nay chỉ giới hạn trong ung thư tuyến tụy, nhưng nó sẽ có hiệu quả trong cả buồng trứng và ung thư phổi vì chúng cho phản ứng tương tự”.

Bệnh ung thư tuyến tụy là nguyên nhân phổ biến thứ 5 gây tử vong liên quan đến ung thư ở Anh và thứ 8 trên toàn thế giới. Đàn ông hay phụ nữ chịu ảnh hưởng như nhau, và thường gặp nhất ở những người trên 60 tuổi.

Hiện nay, thông thường chỉ khoảng dưới 20% bệnh nhân ung thư tuyến tụy hiện vẫn còn sống 1 năm sau khi chẩn đoán và ít hơn 4% còn sống sau 5 năm.

Bài viết Bệnh ung thư tụy đã có thể được chữa khỏi nhanh chóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-tuy-da-co-the-duoc-chua-khoi-nhanh-chong-4806/feed/ 0
Chế độ ăn cho bệnh ung thư tụy https://benh.vn/che-do-an-cho-benh-ung-thu-tuy-56943/ https://benh.vn/che-do-an-cho-benh-ung-thu-tuy-56943/#respond Thu, 04 Jan 2024 08:36:50 +0000 https://benh.vn/?p=56943 Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy là khá khó khăn. Khi dinh dưỡng không đảm bảo sẽ dẫn tới giảm hiệu quả điều trị, đồng thời khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến xấu đi. Những cách dưới đây có thể giúp việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh ung thư tụy dễ dàng hơn.

Bài viết Chế độ ăn cho bệnh ung thư tụy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy là khá khó khăn. Khi dinh dưỡng không đảm bảo sẽ dẫn tới giảm hiệu quả điều trị, đồng thời khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chuyển biến xấu đi. Những cách dưới đây có thể giúp việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh ung thư tụy dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng

  • Ăn thức ăn mềm, chia nhỏ, nhai kỹ
  • Chia thành 4 ~ 6 bữa/ngày, bổ sung bữa phụ
  • Nên ăn đồ ăn giàu đạm như trứng, đậu phụ, cá, thịt nạc mềm để bổ sung chất đạm
  • Tránh thức ăn nhiều giàu mỡ như đồ nướng, chiên, xào
  • Nếu tiêu chảy nên uống nhiều nước
  • Hạn chế đồ uống có chất kích thích như rượu bia; gia vị đậm; đồ uống có caffeine như cà phê, nước có ga…

Nên ăn những thức ăn nhỏ, mềm, dễ nhai

Thực phẩm nên dùng

Khoai tây, súp, bánh bông lan, thịt nạc (lợn, bò, gà), đậu phụ, cá, sữa ít béo, phô mai

Thực phẩm nên tránh

Khoai tây chiên, bỏng ngô, thịt nhiều mỡ (thịt ba chỉ, sườn, thịt xông khói), rượu, thực phẩm sấy khô

Yếu tố nguy cơ của bệnh có thể phòng tránh được

Cần tránh thuốc lá và đồ uống có cồn bởi nó không những là nguyên nhân gây nên ung thư tụy và nhiều loại ung thư khác. Ngoài ra các chất hóa học như dung môi, xăng dầu, thuốc trừ sâu (DDT)… cũng có khả năng gây ra ung thư tụy.

Tránh xa khói thuốc và đồ uống có cồn

Tiểu đường và viêm tụy cũng là một trong số những yếu tố nguy hiểm gây bệnh. Vì thế những trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường hoặc tiểu đường mới phát hiện, viêm tụy cấp hoặc viêm tụy mạn nên thăm khám theo dõi định kỳ, kiểm soát tối đa các tác nhân gây bệnh

Bài viết Chế độ ăn cho bệnh ung thư tụy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-cho-benh-ung-thu-tuy-56943/feed/ 0
Bệnh ung thư tuyến giáp https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-giap-5222/ https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-giap-5222/#respond Tue, 19 Dec 2023 05:19:38 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-tuyen-giap-5222/ Ung thư tuyến giáp (UTTG) là ung thư khởi phát ở tuyến giáp trạng. Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư, tỷ lệ này cao hơn ở những nước có bệnh bướu cổ địa phương lưu hành....

Bài viết Bệnh ung thư tuyến giáp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư tuyến giáp (UTTG) là ung thư khởi phát ở tuyến giáp trạng. Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư, tỷ lệ này cao hơn ở những nước có bệnh bướu cổ địa phương lưu hành.

Ở Việt Nam, theo ghi nhận của ung thư Hà Nội, ung thư tuyến giáp đứng thứ 6 trong số 10 loại ung thư hay gặp nhất. Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp nhiều gấp 3 lần nam giới. Ung thư tuyến giáp có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phụ nữ hay mắc bệnh ở tuổi từ 45-49, nam giới từ 65-69 tuổi.

Ung thư tuyến giáp được chia làm 2 loại biệt hoá và không biệt hoá. UTTG thể biệt hoá chiếm đa số khoảng 80% bao gồm thể nhú, thể nang và thể nhú nang hỗn hợp. UTTG thể biệt hoá thường tiến triển chậm, phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp sẽ mang lại hiệu quả cao, kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. UTTG không biệt hoá chiếm khoảng 15%, chủ yếu ở người lớn tuổi, tiến triển nhanh và hay di căn xa, có tiên lượng xấu. Ngoài ra còn có UTTG thể tuỷ, ung thư tế bào Hurthle.

Nhận biết dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp

Các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng sớm:

Nhiều trường hợp, vô tình bệnh nhân khám sức khoẻ định kỳ, siêu âm tuyến giáp thấy có u tuyến giáp, có những nốt vôi hoá trong u.

Bệnh nhân tự phát hiện có một hay nhiều u giáp trạng, u thường có đặc điểm: U cứng, bờ rõ, bề mặt nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.

Có một số trường hợp bệnh nhân có hạch ở vùng cổ xuất hiện trước, hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

Hình ảnh ung thư tuyến giáp 

Triệu chứng muộn:

Khi u lớn, bệnh nhân thường có:

  • Khối u to, rắn, cố định ở trước cổ.
  • Khàn tiếng, có thể khó thở.
  • Khó nuốt, nuốt vướng do u chèn ép.
  • Da vùng cổ có thể thâm nhiễm hoặc sùi loét, chảy máu.

Các xét nghiệm

Chẩn đoán tế bào học

– Chọc dò kim nhỏ vào u và hạch để tìm tế bào ung thư, có thể làm nhiều lần, nếu tìm thấy tế bào giáp trạng ở hạch thì chắc chắn là ung thư giáp trạng. Chẩn đoán thường chính xác tới 90%.

– Sinh thiết lạnh (còn gọi là sinh thiết tức thì) được tiến hành ngay trong lúc mổ có thể xác định khối u tuyến giáp được lấy ra là lành tính hay ác tính. Từ đó, bác sĩ sẽ có cách thức phẫu thuật hợp lý, nếu là u lành thì chỉ phẫu thuật cắt u, nếu là u ác thì phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch.

Chẩn đoán mô bệnh học

Sau khi sinh thiết, sinh thiết tức thì hoặc sinh thiết sau mổ thường thấy các hình ảnh tổn thương sau đây:

Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá gồm: ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú chiếm khoảng 60-80%, ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang chiếm khoảng 10-20%, ung thư tuyến giáp thể nang nhú chiếm khoảng 20%, ung thư tế bào Hurthle thường được xếp vào với thể nang nhú.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ vùng cổ: Đánh giá hạch di căn xâm lấn của u vào khí quản, thực quản hoặc dấu hiệu vôi hoá.

Xạ hình tuyến giáp

Phần lớn UTTG không bắt iod phóng xạ I131 và biểu hiện bằng những vùng khuyết hoạt độ phóng xạ hay còn gọi là “nhân lạnh” trên hình ảnh ghi được.

Xạ hình toàn thân có thể phát hiện những ổ di căn xa đặc biệt là di căn phổi và xương.

Siêu âm tuyến giáp

Giúp phân biệt tổ chức u đặc hay nang, phát hiện các nốt vôi hoá, hạch cổ hai bên, nhiều trường hợp giúp định vị cho chọc dò kim nhỏ để chẩn đoán tế bào học và sinh thiết.

Chẩn đoán sinh hoá

Định lượng hormon tuyến giáp: FT3, FT4, TSH, TG và AntiTg.

Ngoài ra còn làm thêm các xét nghiệm máu ngoại vi, sinh hoá máu, nước tiểu, X quang tim phổi, điện tim, siêu âm ổ bụng để đánh giá tình trạng toàn thân.

Nguyên nhân của bệnh Ung thư tuyến giáp

80% – 90% trường hợp UTTG không tìm được nguyên nhân bệnh sinh, tuy nhiên, người ta thấy có một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ UTTG:

Những người sống lâu năm ở vùng có bướu cổ địa phương do thiếu iod.

Bệnh nhân sống ở gần biển, nơi có đủ iod khi có u tuyến giáp sẽ dễ bị ung thư hơn so với nơi thiếu iod.

Tiếp xúc với tia bức xạ: những bệnh nhân được xạ trị vùng đầu cổ khi còn nhỏ nguy cơ mắc UTTG càng cao khi liều xạ càng lớn và xạ trị khi tuổi càng nhỏ. Nguồn bức xạ bị rò rỉ từ các sự cố của các nhà máy nguyên tử hoặc vũ khí hạt nhân làm tăng UTTG lên đáng kể như sau: thảm hoạ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) hay sau tại nạn Chernobyl (Ucraina).

Yếu tố di truyền: một số loại UTTG có liên quan đến di truyền.

Chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp

Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng như đã nêu trên trong đó chẩn đoán mô bệnh học đóng vai trò quyết định cho chẩn đoán UTTG.

Chẩn đoán giai đoạn

Giúp để tiên lượng bệnh và tính liều điều trị hợp lý cho bệnh nhân.

Phân loại theo giai đoạn (staging) TNM như sau:

  • T: tumor (khối u) nguyên phát. Theo kích thước và sự xâm lấn của khối u chia ra từ T1 đến T4.
  • N: hạch lympho trong vùng (cổ, trên trung thất). Theo vị trí hạch một bên hay hai bên cổ, hạch trung thất  chia ra từ N0 đến N1b.
  • M: Di căn xa. Không có di căn xa là M0, có di căn xa là M1.

Bệnh nhân < 45 tuổi thì chia hai giai đoạn: Không có di căn xa là giai đoạn I, có di căn xa là giai đoạn II.

Bệnh nhân > 45 tuổi thì chia bốn giai đoạn: Có di căn xa là giai đoạn IV.

Điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

Điều trị UTTG thể biệt hoá

Là phác đồ phối hợp phẫu thuật, uống iod phóng xạ I131, dùng hormon tuyến giáp thay thế. Trong đó phẫu thuật có vai trò quyết định, điều trị bằng iod có tác dụng bổ trợ, hormon thay thế là bắt buộc.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn phần 4-6 tuần, điều trị tiếp tục bằng I131 để huỷ nốt mô tuyến giáp còn lại, diệt các ổ ung thư nhỏ (microcarcinoma) và diệt các tế bào ung thư di căn sẽ hạn chế tái phát ung thư, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. I131 còn là phương pháp hữu hiệu duy nhất khi đã có di căn xa. Đến nay nhờ phối hợp điều trị bằng I131 sau phẫu thuật, tỷ lệ sống thêm 10 năm đã đạt trên 95% ở Mỹ.

Cho bệnh nhân nhận liều I131 khi bệnh nhân trong tình trạng nhược giáp, TSH ≥ 30µUI/ml, TSH ở mức này sẽ kích thích mô giáp còn lại và tế bào ung thư bắt I131, hiệu quả điều trị sẽ cao.

Liều điều trị:

  • Liều huỷ mô giáp đơn thuần:  50 – 100mCi
  • Bệnh nhân đã có di căn vùng: 100 – 150mCi
  • Bệnh nhân đã có di căn xa: 200 – 300 mCi

Bệnh nhân nằm ở phòng cách ly sau khi nhận liều điều trị, đề phòng chống các tác dụng phụ của I131 dùng thuốc chống nôn, thuốc bảo vệ dạ dày, cho bệnh nhân uống nhiều nước không nhịn tiểu.

Bổ sung hormon giáp 3-5 ngày sau điều trị, uống thyroxin liều 2-4 Mg/1kg cân nặng/ ngày. Đưa bệnh nhân về tình trạng bình giáp và bệnh nhân uống liên tục cho đến hết đời, duy trì liều thyroxin đủ ức chế TSH <0,01 µUI/ml.

Bệnh nhân xuất viện sau 5 ngày, được làm xạ hình toàn thân (XHTT) trước khi ra viện, chỉ định XHTT này rất quan trọng giúp ra phát hiện di căn xa như hạch cổ, não, phổi, trung thất, xương mà khi chỉ định với liều I131 chẩn đoán không phát hiện được.

Tái khám sau 1 tháng, xét nghiệm hormon giáp và TSH, điều chỉnh liều Thyroxin để bệnh nhân ở trạng thái bình giáp và TSH ≤ 0,01 µUI/ml.

Đánh giá kết quả sau 6 tháng điều trị: bệnh nhân uống thyroxin liên tục 5 tháng, nghỉ 1 tháng. Bệnh nhân khỏi bệnh khi TSH ≥ 30µUI/ml, Tg âm tính, AntiTg âm tính, xạ hình toàn thân âm tính. Bệnh nhân chưa khỏi bệnh khi một trong các chỉ số dương tính và được điều trị tiếp I131 cho đến khi khỏi bệnh.

Bệnh nhân khỏi bệnh được tái khám 6 tháng 1 lần, chú ý thăm khám lâm sàng vùng cổ, siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu FT3, FT4, TSH, Tg, AntiTg. Khi thấy hạch trên lâm sàng và siêu âm cần làm chẩn đoán tế nào học bằng chọc dò kim nhỏ, nếu tái phát bệnh nhân cần được phẫu thuật và điều trị I131 tiếp. Khi Tg và AntiTg cao quá giới hạn cho phép cho bệnh nhân nghỉ thyroxin 1 tháng để TSH ≥ 30µUI/ml lúc này sẽ nhận liều I131 bổ sung.

Điều trị UTTG thể không biệt hoá

Thường điều trị bằng xạ ngoài, có thể phối hợp với hoá chất.

Cách phòng chống bệnh ung thư tuyến giáp

Ăn uống chế độ đủ iod.

Những bệnh nhân có bướu giáp và những người sống ở vùng ở vùng bướu cổ địa phương cần thường xuyên được khám, siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm hormon giáp.

Khi phát hiện những dấu hiệu lâm sàng bất thường cần đến sớm các cơ sở y tế chuyên khoa ung bướu khám để phát hiện sớm.

Đảm bảo vệ sinh an toàn bức xạ tốt sau những rò rỉ bức xạ.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh ung thư tuyến giáp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-tuyen-giap-5222/feed/ 0
Chữa bệnh ung thư bằng phương pháp tâm lý https://benh.vn/chua-benh-ung-thu-bang-phuong-phap-tam-ly-5396/ https://benh.vn/chua-benh-ung-thu-bang-phuong-phap-tam-ly-5396/#respond Sun, 26 Nov 2023 05:23:05 +0000 http://benh2.vn/chua-benh-ung-thu-bang-phuong-phap-tam-ly-5396/ Ung thư là hai từ mà mọi người thường sợ hãi và né tránh bởi đó là tiếng gọi của “tử thần”… chính vì vậy mà số đông, khi rơi vào hoàn cảnh này đều bị sa sút, kiệt quệ, hoảng loạn về tinh thần và thể chất khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn…

Bài viết Chữa bệnh ung thư bằng phương pháp tâm lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư là hai từ mà mọi người thường sợ hãi và né tránh bởi đó là tiếng gọi của “tử thần”… Chính vì vậy mà số đông, khi rơi vào hoàn cảnh này đều bị sa sút, kiệt quệ, hoảng loạn về tinh thần và thể chất khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn…

Để điều trị ung thư, y học hiện đại đã áp dụng nhiều phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, khi sử dụng các phương pháp trên kết hợp với liệu pháp tâm lý sẽ giúp người bệnh kéo dài được thời gian sống với một niềm khát khao sống.

Vậy, biện pháp chữa ung thư bằng tâm lý có tác dụng như thế nào?

Con đường hình thành ung thư

Cơ thể con người được hình thành từ rất nhiều các tế bào. Mỗi tế bào lớn lên rồi bắt đầu quá trình phân chia thành các tế bào khác. Khi các tế bào xuất hiện quá trình phân chia không đúng quy luật, rồi xâm lấn sang các tế bào bình thường, khối u sẽ hình thành, gây nên bệnh ung thư.

ung-thu-benhvn

Bệnh ung thư

Đặc điểm của bệnh ung thư

  • Khối u tranh chiếm năng lượng của cơ thể, phát triển chèn ép.
  • Gây đau đớn về thể chất: đau nhức nhối, dữ dội,…
  • Làm bệnh nhân mất ăn mất ngủ, tinh thần bải hoải, bạc nhược, dẫn tới nội môi bị sụp đổ…

Tâm lý của bệnh nhân ung thư

  • Lo lắng, sợ hãi, căng thẳng.
  • Dằn vặt, mặc cảm vì sức khỏe yếu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ (rụng tóc, cơ thể gầy gò, yếu đuối).
  • Lo lắng về kinh tế (kinh phí điều trị bệnh)
  • Buồn chán, tuyệt vọng.
  • Có thể rơi vào trầm cảm…

tram-cam

Buồn chán, tuyệt vọng, trầm cảm… là tâm lý của bệnh nhân ung thư (ảnh minh họa)

Vì sao cần sử dụng liệu pháp tâm lý để chữa ung thư

  • Những người vững vàng về tinh thần, thể chất tốt thì khối u phát triển chậm hơn.
  • Khi tâm lý tốt kết hợp thay đổi cách sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt theo chiều hướng tốt thì khả năng loại dị vật và vô hiệu hóa tổ chức tăng lên, khối ung thư có thể tự đẩy lùi…
  • Phối hợp tốt hơn với bác sĩ trong quá trình điều trị. Không nghe lời dụ dỗ để uống thuốc linh tinh khiến tiền mất bệnh càng trở nên trầm trọng

Chữa bệnh ung thư bằng phương pháp tâm lý

Mục đích:

  • Giúp bệnh nhân vượt qua mọi đau đớn về thể xác và tinh thần khi vật lộn với căn bệnh ung thư.
  • Đối mặt với bệnh tật, đương đầu để dành lấy sự sống
  • Đưa ra những lời khuyên bổ ích và giúp họ tìm đến sự bình an, thanh thản hơn trong suy nghĩ…

Phương pháp:

Biết chấp nhận thực tế

Nhìn chung bệnh nhân ung thư đều bị khủng hoảng tâm lý, họ buồn bã, chán nản và tuyệt vọng kéo theo sự suy kiệt về tinh thần và thể chất. Vì vậy, bác sỹ, người chăm sóc cho bệnh nhân cần “truyền lửa” cho người bệnh và là đòn bẩy nâng đỡ, tạo sức hút cho bệnh nhân thấy cần phải sống và vui vẻ chấp nhận thực tế.

benh-nhan-ung-thu

Bệnh nhân ung thư cần sống vui vẻ và chấp nhận thực tế để kéo dài tuổi thọ

Vượt qua khó khăn

Ung thư là căn bệnh dai dẳng, mà người bệnh phải gặm nhấm từng nỗi đau theo cung bậc thời gian (điều trị trong nhiều năm)… Trong đau đớn triền miên không lối thoát họ dễ nghĩ đến tiêu cực, bi quan, nhìn nhận quá trình điều trị là sự thất bại.

Biện pháp hữu hiệu nhất giúp người bệnh vượt qua khó khăn là chỉ cho họ thấy những điều tích cực, những chặng đường gian nan đã qua, các tiến bộ đạt được và điều họ cần làm tiếp theo để đấu tranh với bệnh tật.

Tạo tâm lý tốt

Bệnh nhân ung thư thường sống thu mình, cảm giác chán nản, bế tắc…Suy nghĩ “sống nay chết mai” khiến họ có tâm lý không tốt, bất cần đời và không tin vào bản thân…

Giải pháp “chiếm hữu thời gian”: nghe nhạc, xem phim, đi dạo cùng các con …sẽ giúp họ về với cuộc sống đời thường và cân bằng tâm lý trở lại.

cham-soc-tre

Nghe nhạc, xem phim, đi dạo cùng con…giúp cân bằng tâm lý cho bệnh nhân ung thư

Tạo môi trường tích cực

Gặp gỡ nhiều người với các quan điểm khác nhau, nhận những lời khuyên hoặc trao đổi sẽ giúp người bệnh có thêm niềm vui.

Khi xung quanh là những người vui vẻ, tích cực, tâm  trí của người bệnh sẽ thoải mái và có nhiều suy nghĩ tích cực hơn, giúp họ thêm nghị lực để đấu tranh với bệnh tật.

Giải mã quy luật “sinh lão bệnh tử”

Dù là người thường hay bệnh nhân ung thư thì ai cũng “sợ chết”. Tuy nhiên, nếu hiểu được giá trị chân thực của cuộc sống “tre già, măng mọc”, quy luật sinh tồn: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, bệnh tật, chết… thì người bệnh sẽ an bài và chấp nhận số phận.

Có những người sống thọ 80, 90…nhưng cũng có những sinh linh bé nhỏ chưa kịp chào đời đã rời khỏi trần gian… vì vậy, được sống trên dương gian dù chỉ là 10, 20, 30 hay 50 năm…cũng là những điều may mắn.

Vì vậy, giải mã quy luật “sinh lão bệnh tử”, giúp người bệnh tự tin, lạc quan để đấu tranh với bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

sinh-lao-benh-tu

Quy luật “sinh lão bệnh tử”, giúp người bệnh tự tin, lạc quan đấu tranh với bệnh tật

Lời kết

Ung thư là một căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao vì y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu. Nguyên nhân gây bệnh do những thói quen không tốt của con người như: chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng (30%), uống rượu bia, hút thuốc lá (16%), môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi (12%)…

Các phương pháp hỗ trợ ung thư hiện nay bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp hóa trị, xạ trị…  Tuy nhiên, để kết hợp điều trị cùng những phương pháp trên, liệu pháp điều trị tâm lý (hỗ trợ tinh thần) đạt hiệu quả rất cao, giúp người bệnh ổn định tâm lý, không hoảng loạn và kéo dài tuổi thọ.

Với phương pháp động viên, khích lệ người bệnh: biết chấp nhận thực tế, vượt qua khó khăn, tạo môi trường tích cực… giúp bệnh nhân tìm lại chính mình, có ý chí và quyết tâm đấu tranh với bệnh tật, gạt bỏ ám ảnh về cái chết đang lơ lửng trên đầu để tự giải thoát cho bản thân, giúp họ sống vui, khỏe và có ích…

Bài viết Chữa bệnh ung thư bằng phương pháp tâm lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-benh-ung-thu-bang-phuong-phap-tam-ly-5396/feed/ 0