Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 13 Jun 2021 02:44:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vắc xin Covid-19 có thể kết hợp tiêm nhiều loại được không? https://benh.vn/vac-xin-covid-19-co-the-ket-hop-tiem-nhieu-loai-duoc-khong-80707/ https://benh.vn/vac-xin-covid-19-co-the-ket-hop-tiem-nhieu-loai-duoc-khong-80707/#respond Sat, 12 Jun 2021 03:32:04 +0000 https://benh.vn/?p=80707 Kết hợp vắc xin COVID-19 được đề xuất ở một số quốc gia, tuy nhiên độ an toàn như thế nào và hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng ra sao với sự kết hợp này? Sử dụng kết hợp vắc xin Covid-19 có an toàn không? Hiện nay vắc xin COVID-19 đang được […]

Bài viết Vắc xin Covid-19 có thể kết hợp tiêm nhiều loại được không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kết hợp vắc xin COVID-19 được đề xuất ở một số quốc gia, tuy nhiên độ an toàn như thế nào và hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng ra sao với sự kết hợp này?

ket_hop_vac_xin_covid_19

Sử dụng kết hợp vắc xin Covid-19 có an toàn không?

Hiện nay vắc xin COVID-19 đang được triển khai, một vài quốc gia bắt đầu nghĩ tới việc kết hợp các chế phẩm vắc xin, tức là mũi đầu tiên tiêm một loại vắc xin, mũi thứ hai lại tiêm loại vắc xin khác vào một vài tuần sau đó.

Kết hợp vắc xin có thể là một ý tưởng tốt vì nhiều lý do. Tình trạng nghẽn tắc nguồn cung dẫn tới thiếu hụt vắc xin ở nhiều quốc gia, do đó có thể kết hợp các loại vắc xin từ nhiều nhà cung cấp khác nhau sẽ giúp làm giảm áp lực của việc cung cấp vắc xin. Hơn nữa, có một số bằng chứng ban đầu cho thấy kết hợp vắc xin có tiềm năng giúp thúc đẩy miễn dịch mạn hơn so với việc sử dụng 1 mũi tiêm của cùng 1 loại vắc xin. Một số quốc gia dự kiến sẽ phối hợp vắc xin vì thiếu hụt nguồn cung hoặc lo ngại các tác dụng phụ của một vài loại vắc xin.

AstraZeneca đang thử nghiệm sử dụng liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca và liều thứ hai là Ad26 Sputnik

Sử dụng kết hợp vắc xin nghe có vẻ không bình thường, tuy nhiên với các nhà miễn dịch học thì nó không phải thứ gì quá mới mẻ. Các nhà nghiên cứu HIV có một thười gian dài khám phá ra điều này khi nghiên cứu về vắc xin HIV. Bởi vì, để bảo vệ cơ thể trước virus HIV đòi hỏi phản ứng miễn dịch phức tạp, mà điều này gần như không thể đạt được chỉ với 1 loại vắc xin. Mặc dù chúng ta vẫn chưa có loại vắc xin HIV/AIDS hiệu quả nào, nhưng vào 2012 loại hiệu quả nhất được phát triển cho tới bây giờ là kết hợp của nhiều loại vắc xin khác nhau.

Vắc xin Ebola được phát triển bởi J&J là một ví dụ về chế phẩm vắc xin kết hợp hiệu quả được sử dụng hiện nay. Nó được sử dụng để cung cấp miễn dịch dài hạn. Liều vắc xin đầu tiên sử dụng vector adenovirus giống như vắc xin AstraZeneca, và liều vắc xin thứ hai là một phiên bản biến đổi của virus thủy đậu được gọi là Vắc xin virus Ankara biến đổi (MVA).

Kết hợp vắc xin để tăng cường hệ thống miễn dịch

Đầu năm 2021, nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca để ý sự kết hợp giữa mũi tiêm đầu tiên vắc AstraZeneca với mũi tiêm thứ hai là vắc xin Sputnik V của Nga. Cả hai loại vắc xin đều sử dụng adenovirus (một tác nhân gây cảm lạnh thông thường) làm hệ vận chuyển kháng thể SARS-CoV-2 vào cơ thể và các tế bào; tuy nhiên với cách làm này thì hệ miễn dịch của chúng ta không chỉ có khả năng chống COVID-19 mà còn có khả năng đáp ứng với adenovirus loại được sử dụng làm phương tiện. Điều này có nghĩa là sau mũi tiêm thứ 2, cơ thể chúng ta có thể có kháng thể chống lại thành phần adenovirus làm trung hòa vắc xin, khiến cho mũi tiêm thứ hai kém hiệu quả đi.

Vắc xin Sputnik V dường như tránh được điều này nhờ sử dụng hai loại adenovirus khác nhau trong mỗi liều là Ad5 và Ad26. AstraZeneca hiện nay đang thử nghiệm sử dụng liều vắc xin đầu tiên của hãng kết hợp với liều vắc xin thứ hai Ad26 Sputnik của Nga xem có hiệu quả hay không.

Còn việc sử dụng hai loại vắc xin hoàn toàn khác nhau như vắc xin dùng vector adenovirus như của AstraZeneca với vắc xin mRNA của Pfizer-BioNTech ở liều thứ hai thì sẽ ra sao? Tháng trước, nghiên cứu CombivacS ở Tây Ban Nha thấy rằng những người sử dụng liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca và sau đó dùng liều thứ 2 là vắc xin Pfizer dường như có đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với việc dùng hai liều vắc xin AstraZeneca.

Bên cạnh các tác động tích cực tiềm năng khác tới hệ thống miễn dịch, điểm cộng khác của việc kết hợp 2 vắc xin kể trên có thể là giúp tránh nguy cơ vắc xin bị giảm hiệu lực khi đối mặt với biến thể virus mới. Khi virus đột biến, phần trên virus mà vắc xin tác động có thể thay đổi, điều đó làm vắc xin kém hiệu quả đi. Tuy nhiê nếu hai loại vắc xin tác động tới các phần khác nhau trên virus thì hệ thống miễn dịch của chúng ta có thêm vũ khí để chống lại virus khi nó thay đổi.

Lưu ý về tác dụng phụ khi kết hợp vắc xin Covid-19

Mặc dù đã có tiền lệ về sử dụng kết hợp nhiều loại vắc xin tiêm cho người và có những bằng chứng khoa học về việc đó, nhưng mRNA vắc xin mới chỉ lần đầu tiên được sử dụng cho COVID-19. Điều này có nghĩa là chưa có ghi nhận theo dõi nào về vấn đề sẽ xảy ra khi sử dụng kết hợp vắc xin mRNA với vắc xin adenovirus. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu kêu gọi thêm các nghiên cứu thận trọng hơn về việc kết hợp vắc xin, đặc biệt chú ý tới không chỉ khả năng tăng cường miễn dịch mà còn tới các tác động phụ tiềm tàng nữa.

Đầu tháng này, Thử nghiệm Nhóm Vắc xin Oxford Com-Cov đã phân tích những sự kết hợp khác nhau để thử đáp ứng miễn dịch. Họ thấy rằng những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên sau đó tiêm vắc xin Pfizer, hoặc ngược lại, đều có thêm “tính phản ứng”, ví dụ như tác dụng phụ gây sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và đau khớp so với những người tiêm hai mũi cùng 1 loại.

Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng không có bất kỳ ai trong nhóm đã sử dụng kết hợp 2 loại vắc xin đó cần nhập viện vì các triệu chứng khá ngắn, tuy nhiên bổ sung rằng dữ liệu này là từ những người trên 50 tuổi, các triệu chứng khi kết hợp vắc xin có thể nặng hơn với người trẻ hơn. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục phân tích về sự kết hợp giữa vắc xin AstraZeneca, Moderna hoặc Novavax.

Các quốc gia cân nhắc chiến lược kết hợp vắc xin Covid-19

Số các quốc gia cân nhắc chiến lược sử dụng kết hợp vắc xin COVID-19 (mix and match) ngày càng tăng lên trong bối cảnh nguồn cung vắc xin không liên tục và các lo ngại về vấn đề an toàn có thể ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng.

vac_xin_covid_19_2021

Một số nghiên cứu để thử nghiệm hiệu quả của việc kết hợp vắc xin COVID-19 vẫn đang được tiến hành.

Sau đây là một số quốc gia đang cân nhắc hoặc đã quyết định sẽ áp dụng phương án “kết hợp sử dụng” (mix and match) vắc xin COVID-19.

BAHRAIN

Bahrain đã phát biểu vào ngày 4 tháng 6 năm nay rằng các ứng viên đủ điều kiện có thể tiêm mũi bổ sung là vắc xin Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể mũi tiêm đầu tiên là thuộc hãng gì.

CANADA

Ủy ban tư vấn tiêm chủng Quốc Gia Canada đã phát biểu vào ngày 1/6 rằng những người đã tiêm mũi vắc xin đầu tiên của AstraZeneca có thể lựa chọn tiêm mũi thứ hai loại loại vắc xin khác. Thông báo cũng bổ sung rằng vắc xin của Pfizer và Moderna có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Trung Quốc

Các nhà ngheien cứu Trung Quốc tháng 4 đã thử nghiệm kết hợp các loại vắc xin sản xuất bởi CanSino Biologics, và một đơn vị thuộc Chongqing Zhifei Biological Products, theo như dữ liệu đăng ký thử nghiệm lâm sàng cho biết.

Phần Lan

Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan phát biểu vào ngày 14 tháng 4 rằng những người đã tiêm mũi đầu tiên vắc xin AstraZeneca mà dưới 65 tuổi có thể tiêm một mũi thứ hai của hãng khác.

Pháp

Tháng 4 vừa rồi, Cơ quan tư vấn sức khỏe hàng đầu của Pháp khuyến cáo rằng những người dưới 55 tuổi đã tiêm vắc xin AstraZeneca cho mũi đầu và nên sử dụng mũi tiêm thứ hai với một loại vắc xin mRNA, mặc dù việc kết hợp sử dụng vắc xin vẫn chưa được chứng minh trên thử nghiệm.

Na Uy

Na Uy cho biết vào ngày 23 tháng 4 sẽ cho những người đã tiêm mũi đầu tiên là vắc-xin AstraZeneca được tiêm vắc-xin mRNA cho liều thứ hai.

Nga

Nga có thể bắt đầu thử nghiệm kết hợp vắc-xin COVID-19 Sputnik V trong nước và liều thứ hai là vắc xin Trung Quốc tại các nước Ả Rập, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Quỹ tài sản có chủ quyền RDIF của Nga cho biết hôm 4/6.

RDIF cũng cho rằng không có tác dụng bất lợi nào được tìm thấy trong các thử nghiệm lâm sàng kết hợp vắc xin COVID-19 bằng cách sử dụng mũi tiêm AstraZeneca và Sputnik V, Interfax đưa tin.

Hàn Quốc

Hàn Quốc vào ngày 20 tháng 5 cho biết sẽ tiến hành một thử nghiệm sử dụng kết hợp các liều vắc xin của AstraZeneca với các loại vắc xin phát triển bởi Pfizer và các nhà sản xuất thuốc khác.

Tây Ban Nha

Bộ trưởng Bộ Y tế Carolina Darias ngày 19/5 cho biết Tây Ban Nha sẽ cho phép những người dưới 60 tuổi được tiêm mũi AstraZeneca đầu tiên, được tiêm mũi vắc xin thứ hai là của AstraZeneca hoặc Pfizer, sau khi có kết quả sơ bộ của một nghiên cứu do Viện Y tế Carlos III do nhà nước hỗ trợ.

Thụy Điển

Cơ quan y tế Thụy Điển ngày 20/4 cho biết những người dưới 65 tuổi đã tiêm một mũi vắc-xin AstraZeneca sẽ được tiêm một loại vắc-xin khác cho liều thứ hai.

Các tiểu vương quốc Ả Rập

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đã chuẩn bị sẵn vắc-xin Pfizer / BioNTech PFE.N, BNTX.O đủ cho cả các mũi tiêm nhắc lại cho những người được chủng ngừa ban đầu bằng vắc-xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển.

Một đại diện của Mubadala Health, một phần của quỹ nhà nước, cho biết loại vắc-xin khác có thể được cung cấp như một mũi tiêm nhắc lại nhưng quyết định này là do người được tiêm lựa chọn và các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị.

Vương quốc Anh

Novavax (NVAX.O) cho biết vào ngày 21 tháng 5 họ sẽ tham gia vào một cuộc thử nghiệm sử dụng kết hợp vắc xin để kiểm tra hiệu quả việc sử dụng liều vắc xin bổ sung từ nhà sản xuất khác ở mũi tiêm thứ hai. Thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 6 tại Vương quốc Anh.

Những phát hiện đầu tiên của một nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu được công bố vào ngày 12 tháng 5 chỉ ra rằng những người được tiêm vắc-xin Pfizer sau đó là một liều AstraZeneca, hoặc ngược lại, có nhiều báo cáo về triệu chứng sau tiêm vắc xin từ nhẹ tới trung bình hơn so với việc tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại.

Hoa Kỳ

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết vào ngày 1 tháng 6 rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của một mũi tiêm nhắc lại một loại vắc xin khác.

Bài viết Vắc xin Covid-19 có thể kết hợp tiêm nhiều loại được không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vac-xin-covid-19-co-the-ket-hop-tiem-nhieu-loai-duoc-khong-80707/feed/ 0
Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện mới từ Israel https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-80698/ https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-80698/#respond Thu, 10 Jun 2021 05:47:15 +0000 https://benh.vn/?p=80698 Phản ứng tái kích hoạt Herpes zoster – hay còn gọi là bệnh Zona – sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 ở 6 bệnh nhân bị mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý viêm có thể là tác dụng bất lợi liên quan tới vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech mRNA, một báo cáo […]

Bài viết Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện mới từ Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phản ứng tái kích hoạt Herpes zoster – hay còn gọi là bệnh Zona – sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 ở 6 bệnh nhân bị mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý viêm có thể là tác dụng bất lợi liên quan tới vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech mRNA, một báo cáo cho biết.

Tại hai trung tâm ở Israel, có 6 trường hợp bị Herpes zoster phát hiện sớm sau khi được cho tiêm vắc xin Covid-19 của Pfizer ở những bệnh nhân có các bệnh lý sẵn có như viêm khớp dạng thấp từ tháng 12 năm 2020, theo Victoria Furer, MD, Đại học Tel Aviv, và các cộng sự.

Tới nay, chúng ta vẫn còn biết rất ít về mức độ an toàn cũng như hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19 trong số những bệnh nhân bệnh thấp khớp, bởi vì những cá thể bị ức chế miễn dịch không được đưa vào trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu.

Theo đó, một nghiên cứu quan sát được tiến hành tại Trung tâm Y khoa Tel Aviv và Trung tâm Y khoa Carmel ở Haifa, theo dõi những tác dụng bất lợi sau khi tiêm vắc xin ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống, bệnh mô liên kết, viêm mạch, viêm cơ. Phân tích tạm thời này bao gồm 491 bệnh nhân và 99 chứng, các sự kiện được báo cáo trong suốt thời gian theo dõi 6 tuần sau khi tiêm vắc xin. Tỷ lệ mắc ở các bệnh nhân là 1.2% cao hơn so với nhóm chứng, Furer và các cộng sự báo cáo trong tạp chí Thấp khớp học.

“Chúng tôi không thấy có các ca nào bổ sung cho tới thời điểm này,” Furer đã phát biểu với MedPage Today. Tuy nhiên, “các hoạt động giám sát tiếp theo đối với tác dụng bất lợi tiềm tàng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh nhân viêm khớp là rất cần thiết,” bà bổ sung.

Xem thêm nghiên cứu đầy đủ tại đây: Herpes zoster following BNT162b2 mRNA Covid-19 vaccination in patients with autoimmune inflammatory rheumatic diseases: a case series

vacxin_Covid_19_gay_zona

Các ca bệnh được theo dõi

Ca thứ nhất là một phụ nữ 44 tuổi mắc hội chứng Sjogren, đang được điều trị với Hydroxychloroquine. Cô có tiền sử mắc Thủy đậu và chưa được tiêm chủng vắc xin thủy đậu. 3 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên, cô bị phát ban trên da kèm theo ngứa, đau thắt lưng và đau đầu. Các triệu chứng đều cùng hết sau 3 tuần mà không cần điều trị gì, cô được tiêm mũi vắc xin thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần.

Trường hợp thứ hai là một phụ nữ 56 tuổi với tiền sử lâu dài mắc viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính được điều trị với các thuốc sinh học khác nhau và bệnh tình giảm với thuốc Tofacitinib (Xeljanz) từ năm 2014. Cô có lịch sử bị thủy đậu và chưa được chủng ngừa.

Sau mũi tiêm vắc xin thứ nhất, cô báo cáo tình trạng khó chịu và đau đầu, sau đó 4 ngày cô thấy rất đau ở mắt trái và phần trán, cùng với đó là nổi các nốt phân bổ quanh mắt dọc dây thần kinh sọ não số 5 – herpes zoster ophthalmicus (HZO). Khám đáy mắt phát hiện thấy bệnh nhân bị viêm kết mạc xung huyết gây viêm giác mạc. Bệnh nhân được sử dụng 2 tuần thuốc acyclovir và giảm đau, các triệu chứng giảm dần và rõ rệt sau 6 tuần. Trong 2 tuần, bệnh nhân ngưng thuốc Tofacitinib nhưng không bị phát bệnh viêm khớp. Bệnh nhân từ chối tiêm mũi vắc xin thứ 2.

Trường hợp thứ 3 là một phụ nữ 59 tuổi với viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính không đáp ứng với liệu pháp điều trị sinh học và baricitinib (Olumiant), nhưng 6 tháng trước đó cô bắt đầu được điều trị với upadacitinib (Rinvoq) cùng prednisone 5mg/ngày và đáp ứng một phần với điều trị. Bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu và được tiêm vắc xin sống giảm độc lực vào năm 2019.

Hai ngày sau khi tiêm mũi vắc xin Covid thứ 2, bệnh nhân báo cáo đau và có nổi mụn nước ở vùng bụng dưới, bẹn, mông, đùi và được cho thuốc valacyclovir. Thuốc kháng virus được uống trong 3 ngày nhưng sau đó ngưng dùng vì tác dụng phụ các mụn nước trên da tự lành trong 6 tuần.

Thuốc upadacitinib không được sử dụng trong thời gian bị Zona và bệnh nhân trải qua tình trạng tái phát viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng, đau đa khớp, sau đó cô phải sử dụng thuốc điều trị viêm khớp là etanercept (Enbrel)

Trường hợp thứ 4 là một phụ nữ 36 tuổi với tiền sử bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính kèm theo bệnh phổi kẽ. 2 năm trước bệnh nhân được điều trị với rituximab (Rituxan), mycophenolate mofetil (Cellcept), và prednisone liều 7mg/ngày. Bệnh nhân có tiền sử thủy đậu và chưa được tiêm vắc xin tái tổ hợp.

10 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên, bệnh nhân báo cáo đau và có mụn nước ở bụng và lưng dọc vùng da T10, và được cho sử dụng acyclovir trong 7 ngày. Các mụn nước giảm hết trong vòng 6 tuần, và bệnh nhân được tiêm mũi thứ 2 sau 4 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ nhất. Bệnh nhân không thấy tác dụng bất lợi của vắc xin nữa và không bị phát bệnh viêm khớp.

Trường hợp thứ 5 là một phụ nữ 38 tuổi bị bệnh mô liên kết không biệt hóa và hội chứng kháng phospholipid đã được điều trị với thuốc aspirin và hydroxychloroquin. Bệnh nhân đã từng bị Thủy đậu và không tiêm vắc xin tái tổ hợp.

Hai tuần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ nhất, bệnh nhân nổi mụn nước ngứa ở ngực phải và được cho sử dụng thuốc Acyclovir 1 tuần. Triệu chứng Zona được giải quyết trong 3 tuần và bệnh nhân được tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 2 theo lịch trình mà không bị tác dụng phụ hay phát bệnh trở lại.

Trường hợp thứ 6 là một phụ nữ 61 tuổi với tiền sử viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính lâu năm, đã được điều trị với thuốc Tocilizumab (Acetemra) và prednisone 5mg/ngày tại thời điểm được tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên. Hai tuần sau đó, mụn nước xuất hiện ở vùng da T6, và bệnh nhân được cho sử dụng valacyclovir trong 1 tuần, các triệu chứng Zona hết trong 10 ngày.

Tuy nhiên, bệnh nhân đã báo cáo tình trạng viêm khớp tăng nhẹ và được tăng liều prednisone lên 7.5mg/ngày. Liều vắc xin thứ hai được tiêm không theo đúng lịch trình.

Mô hình và cơ chế gây tác dụng bất lợi của vắc xin Covid-19 mRNA

Furer và các cộng sự đã lưu ý rằng chưa có báo cáo về Herpes zoster trong các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin COVID-19 mRNA, và do đó, với hiểu biết của nhóm nghiên cứu thì đây là những ca đầu tiên trong số các bệnh nhân với nền bệnh tự miễn, hoặc bệnh lý viêm.

Dạng bệnh tương đối nhẹ, không có bệnh nhân nào bị lan tỏa hoặc đau dây thần kinh sau khi mắc Herpes. Điều đáng lưu ý, các nhà nghiên cứu chỉ ra có một trường hợp bệnh nhân đã tiêm vắc xin tái tổ hợp 2 năm trước khi được chủng ngừa COVID-19.

“Miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh Zona tái phát. Tình trạng giảm miễn dịch qua trung gian tế bào theo tuổi tác hoặc theo thể bệnh có mối liên hệ với việc giảm tế bào T đặc hiệu với virus Varicella zoster, làm gián đoạn giám sát miễn dịch và tăng nguy cơ tái phát Zona, cùng với tuổi tác là tác nhân nguy cơ chính chiếm tới 90% trường hợp Zona,” các nhà nghiên cứu nhận xét. Tuy nhiên, các ca bệnh này nằm trong độ tuổi trung niên, trung bình 49 tuổi và có bệnh lý viêm khớp nhẹ, kéo dài.

Các tác nhân khác có thể liên quan. Ví dụ, nguy cơ Herpes zoster ở nhóm bệnh nhân thấp khớp cao hơn so với người khỏe mạnh, với tỷ lệ mắc gộp là 2.9% (95% CI 2.4-3.3). Thêm vào đó, nguy cơ trong nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn cao hơn gấp khoảng 2 lần so với nhóm dân cư phổ thông.

Các nguy cơ khác là mức độ hoạt động của bệnh và liều cao của prednisone được bệnh nhân sử dụng. Hơn nữa, nhóm bệnh nhân được điều trị với thuốc ức chế JAK như tofacitinib cũng có nguy cơ mắc herpes cao gấp 2 lần, trong số 6 trường hợp trên có 2 trường hợp dùng thuốc này.

COVID-19 bản thân nó cũng có mối liên hệ với các nốt Zona, điều này gợi ý rằng bệnh có thể cản trở sự hoạt hóa và chức năng của CD4+ và CD8+, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch chống lại virus.

“Các cơ chế tiềm năng có thể giải thích mối liên hệ bệnh học giữa vắc xin mRNA-COVID-19  và tái phát Zona là sự kích thích miễn dịch bẩm sinh thông qua các thụ thể giống toll (toll-like receptors),” các nhà nghiên cứu viết.

Họ cũng lưu ý rằng vắc xin có thể kích thích interferons tuýp I và cytokines làm ảnh hưởng tới khả năng biểu hiện kháng nguyên.

Một hạn chế của phân tích này là chẩn đoán Herpes zoster được thực hiện chỉ trong môi trường lâm sàng. Với một số lượng mẫu nhỏ, không thể khẳng định có thể suy đoán với các trường hợp thông thường khác.

Bài viết Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện mới từ Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-80698/feed/ 0
Tiêm vắc xin Covid-19 – Những điều cần biết Trước, Trong và Sau khi tiêm https://benh.vn/tiem-vac-xin-covid-19-nhung-dieu-can-biet-truoc-trong-va-sau-khi-tiem-80654/ https://benh.vn/tiem-vac-xin-covid-19-nhung-dieu-can-biet-truoc-trong-va-sau-khi-tiem-80654/#respond Fri, 28 May 2021 10:01:00 +0000 https://benh.vn/?p=80654 Tiêm vắc xin Covid-19 là biện pháp được nhiều người nhắc tới nhất hiện nay, mặc dù chưa thực hiện tiêm chủng đại trà toàn dân, tuy nhiên, nhà nước đã thực hiện mua tới 31 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Pfizer và tiếp tục được hỗ trợ hàng trăm nghìn liều vắc xin […]

Bài viết Tiêm vắc xin Covid-19 – Những điều cần biết Trước, Trong và Sau khi tiêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tiêm vắc xin Covid-19 là biện pháp được nhiều người nhắc tới nhất hiện nay, mặc dù chưa thực hiện tiêm chủng đại trà toàn dân, tuy nhiên, nhà nước đã thực hiện mua tới 31 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Pfizer và tiếp tục được hỗ trợ hàng trăm nghìn liều vắc xin AstraZeneca trong năm 2021. Sắp tới khi thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên, và một số người dân, chúng ta cần lưu ý các thông tin định hướng quá trình tiêm vắc xin được cung cấp Unicef trong bài viết này.

tiem_vac_xin_covid_19_1

Hàng triệu người trên thế giới hiện nay có thể được tiêm chủng an toàn chống lại Covid-19, điều này mang lại cho chúng ta một bước gần hơn nữa để có thể trở lại tận hưởng cuộc sống bên những người thân yêu. Với nhiều người vắc xin Covid-19 không thể nhanh chóng được tiêm chủng đầy đủ, tuy nhiên những người chuẩn bị được tiêm vắc xin có thể cần được hiểu rõ về quy trình tiêm vắc xin.

Các chuyên gia y tế của UNICEF hỗ trợ chúng ta hiểu về quy trình và một số điều chúng ta cần biết trước, trong và sau khi tiêm chủng.

Trước khi tiêm vắc xin Covid-19

Nghiên cứu: có nhiều thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19 ở trên mạng, do đó bạn hãy tìm các nguồn thông tin đáng tin cậy như từ UNICEF và WHO. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bạn có nên tiêm vắc xin Covid-19, hãy hỏi bác sỹ của bạn. Hiện tại, những người có tình trạng sức khỏe như sau thì không nên tiêm vắc xin Covid-19 để tránh những tác động bất lợi:

  • Có lịch sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin Covid-19.
  • Đang bị ốm hoặc có các triệu chứng mắc COVID-19 (bạn có thể tiêm vắc xin Covid-19 sau khi bạn đã khỏe lại và được bác sỹ tư vấn).

Trao đổi với bác sỹ của bạn. Nếu bạn đã từng bị dị ứng nặng với bất kỳ loại vắc xin nào trước đó hoặc bạn có thắc mắc về các vấn đề y khoa hiện nay đang bị, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi tiêm vắc xin Covid-19.

Tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Ngủ thật tốt trước ngày tiêm và bổ sung nước đầy đủ trước khi tiêm chủng.

Trong buổi tiêm chủng vắc xin Covid-19

Đảm bảo an toàn. Hãy chắc chắn rằng bạn tuân thủ các khuyến cáo an toàn trong cơ sở tiêm chủng ví dụ như giữ khoảng cách trong khi chờ đợi và đeo khẩu trang.

Giao tiếp. Hãy cho chuyên gia biết nếu bạn gặp vấn đề nào về sức khỏe có thể bị coi là cảnh báo, ví dụ như đang mang thai hoặc suy giảm miễn dịch.

Ghi chú. Bạn nên nhận thẻ tiêm vắc xin trong đó có ghi loại vắc xin Covid-19 mà bạn đã sử dụng, khi nào bạn được tiêm và đã tiêm ở đâu. Nhớ giữ thẻ này trong trường hợp bạn có thể cần trong tương lai.

tiem_vac_xin_covid_19_1

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Theo dõi. Bác sỹ sẽ giám sát bạn trong vòng 15 phút sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, cũng có tương đối ít phản ứng phụ nghiêm trọng với sức khỏe.

Chuẩn bị cho một số tác dụng phụ của vắc xin. Vắc xin được thiết kế để cung cấp miễn dịch cho cơ thể giúp tránh bênh tật. Nói chung người được tiêm vắc xin có thể sẽ gặp tác dụng phụ từ nhẹ tới trung bình trong một vài ngày sau khi tiêm.

Các tác dụng phụ từ nhẹ tới trung bình mà bạn có thể gặp phải như:

  • Đau tay ở vị trí tiêm.
  • Sốt nhẹ.
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau mỏi cơ, khớp
  • Ớn lạnh
  • Đi ngoài

Nếu một vài triệu chứng trên tiếp diễn vài ngày hoặc có dấu hiệu tăng nặng lên, hãy liên hệ với đơn vị tiêm chủng nơi bạn thực hiện tiêm vắc xin ngay lặp tức để được hỗ trợ.

Kiên nhẫn. Xây dựng miễn dịch cần có thời gian. Bạn sẽ coi như có đầy đủ miễn dịch sau 2 tuần kể từ khi được tiêm vắc xin mũi thứ hai của Pfizer-BioNtech hoặc AstraZeneca hoặc 2 tuần sau mũi tiêm đầu tiên của hãng J&J/Janssen.

Giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh. Các loại vắc xin hiện nay được chứng minh có hiệu quả cao trong bảo vệ khỏi tình trạng nặng của COVID-19, chúng ta vẫn đang tiếp tục tìm hiểu xem liệu có khả năng những người đã được tiêm chủng trở thành người phát tán virus, ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, điều quan trọng là tiếp tục thực hiện các khuyến cáo an toàn để bảo vệ bản thân và người xung quanh, bao gồm tránh tụ tập nơi đông người, giữ khoảng cách, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang.

Trên đây là một số thông tin hết sức cơ bản nhưng rất quan trọng để chúng ta bắt đầu cho quá trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 được hoàn thành tốt đẹp và vực dậy các hoạt động của đất nước sau đại dịch.

Bài viết Tiêm vắc xin Covid-19 – Những điều cần biết Trước, Trong và Sau khi tiêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tiem-vac-xin-covid-19-nhung-dieu-can-biet-truoc-trong-va-sau-khi-tiem-80654/feed/ 0