Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Sep 2023 05:00:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hướng dẫn tiêm vắc xin ngừa ho gà cho phụ nữ mang thai https://benh.vn/huong-dan-tiem-vac-xin-ngua-ho-ga-cho-phu-nu-mang-thai-9220/ https://benh.vn/huong-dan-tiem-vac-xin-ngua-ho-ga-cho-phu-nu-mang-thai-9220/#respond Fri, 27 Apr 2018 07:03:28 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-tiem-vacxin-ngua-ho-ga-cho-phu-nu-mang-thai-9220/ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có thông báo cho biết Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia có hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng mũi vắc xin ngừa ho gà cho phụ nữ có thai, thay cho việc trong giai đoạn mang thai chỉ tiêm vắcxin ngừa uốn ván như hiện nay.

Bài viết Hướng dẫn tiêm vắc xin ngừa ho gà cho phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có thông báo cho biết Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý Dược, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia có hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng mũi vắc xin ngừa ho gà cho phụ nữ có thai, thay cho việc trong giai đoạn mang thai chỉ tiêm vắc xin ngừa uốn ván như hiện nay.

tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai

Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)

Theo Cục Y tế dự phòng, vắc xin có thành phần ngừa ho gà (ngoại trừ loại phối hợp 3, 4, 5, 6 trong 1 dành cho trẻ em) có thể sử dụng tiêm ngừa cho người từ 6 – 64 tuổi, riêng phụ nữ có thai có thể tiêm ở thời điểm thai nhi ở tuần thứ 20, tuy nhiên Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh tốt nhất vẫn là tiêm trước thời gian có thai.

Tính từ đầu 2017 đến nay, các bệnh viện đã tiếp nhận 82 trẻ mắc ho gà, 80% trong đó dưới 3 tháng tuổi là lứa tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin ngừa ho gà.

Việc khuyến cáo tiêm vắc xin ngừa ho gà cho mẹ nhằm nâng cao kháng thể phòng ho gà cho trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng.

Hai tháng đầu năm 2017 đã có 5 trẻ tử vong vì ho gà và là năm có số tử vong cao nhất do ho gà trong vòng 10 năm trở lại đây.

Ngày 13-3, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn gửi các bệnh viện, yêu cầu tổ chức phân luồng, phát hiện bệnh nhân ho gà ngay tại nơi tiếp đón ban đầu.

Tại khu vực điều trị nội trú phải tổ chức khu vực riêng biệt điều trị cho bệnh nhân ho gà để tránh lây lan, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng tránh lây lan cho cả bệnh nhân và người nhà.

Bài viết Hướng dẫn tiêm vắc xin ngừa ho gà cho phụ nữ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-tiem-vac-xin-ngua-ho-ga-cho-phu-nu-mang-thai-9220/feed/ 0
Nguy cấp tình trạng bệnh nhi nhập viện vì ho gà https://benh.vn/nguy-cap-tinh-trang-benh-nhi-nhap-vien-vi-ho-ga-6405/ https://benh.vn/nguy-cap-tinh-trang-benh-nhi-nhap-vien-vi-ho-ga-6405/#respond Tue, 13 Sep 2016 05:45:20 +0000 http://benh2.vn/nguy-cap-tinh-trang-benh-nhi-nhap-vien-vi-ho-ga-6405/ Một tháng gần đây, căn bệnh ho gà hiếm gặp đã bắt đầu nhen nhóm quay trở lại với tình trạng mắc ở nhiều trẻ nhỏ. Điều đáng nói là các bé đều không được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, dẫn đến suy hô hấp do ho gà dai dẳng.

Bài viết Nguy cấp tình trạng bệnh nhi nhập viện vì ho gà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một tháng gần đây, căn bệnh ho gà hiếm gặp đã bắt đầu nhen nhóm quay trở lại với tình trạng mắc ở nhiều trẻ nhỏ. Điều đáng nói là các bé đều không được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, dẫn đến suy hô hấp do ho gà dai dẳng.

Bệnh ho gà lâu nay vốn là bệnh không phổ biến bởi nó đã được bảo vệ bằng việc tiêm phòng vắc-xin thì giờ đây đang có nhiều nguy cơ xuất hiện trở lại, với nhiều trẻ mắc ho gà dẫn đến suy hô hấp.

Nhiều bệnh nhi nhập viện

 

Một bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Tính đến thời điểm này, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhi có biểu hiện mắc chứng ho gà. Điều đáng nói là các bé này đều không được gia đình tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh. Tại khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thời gian qua cũng đã tiếp nhận một số bé nghi ngờ mắc ho gà. Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp vì ho, biến chứng viêm phổi.

Biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhi

Trên lâm sàng, các bệnh nhi đều có biểu hiện nghi ngờ với những cơn họ dữ dội, kéo dài, sau ho xuất tiết nhiều đờm nhớt… đặc biệt, các trẻ đều có tiền sử chưa tiêm phòng.Bé Dương (2 tháng tuổi, Hải Phòng) vừa được ra viện sau 2 tuần điều trị tại Khoa Hô hấp. Người nhà bệnh nhi cho biết, cách đây 1 tháng, bé Dương có biểu hiện ho. Tuy nhiên, bé không ho bình thường mà xuất hiện từng cơn rũ rượi, tiếng thở rít, sau cơn ho xuất hiện tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở.

Tình trạng nguy kịch của các cháu

Sau khi được điều trị tại bệnh viện tỉnh 10 ngày với chẩn đoán viêm phế quản phổi, tình trạng bệnh nhi không cải thiện nên đã được chuyển lên bệnh viện Nhi Trung Ương. Tại đây, qua thăm khám và chụp X quang phổi, các bác sĩ nhận thấy cháu có bội nhiễm viêm phế quản, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, xét nghiệm dịch mũi họng cho kết quả dương tính với vi khuẩn ho gà.Một trường hợp khác là bé gái Trần Phương Linh (2 tuổi, Hà Nội) cũng đang được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực của bệnh viện cũng là một trường hợp bị biến chứng ho gà.

Bé cũng chưa được tiêm vắcxin. Các bác sỹ cho biết, cháu Linh khi nhập viện đã trong tình trạng nguy kịch: suy thở, suy tuần hoàn. Bé đã được điều trị bằng thở máy, hỗ trợ tim mạch, dùng thuốc kháng sinh phù hợp. May mắn, sau 5 ngày tình trạng bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt: bé cai được máy thở, giảm các triệu chứng viêm phổi. Tuy trẻ vẫn còn ho nhưng cơn ho không dai dẳng, không gây tím tái.

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ

 

Trẻ cần được tiêm vắc-xin đầy đủ để tránh nguy cơ nhiễm bệnh (Ảnh minh họa).

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, trước đây, khi chưa được tiêm phòng ho gà, tỉ lệ trẻ em mắc căn bệnh này khá nhiều. Bởi đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp (vi khuẩn có trong dịch mũi họng bắn ra ngoài không khí qua ho, hắt hơi, ôm hôm… ) khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Các giai đoạn của ho gà

Tuy nhiên, suốt thời gian dài vài năm qua không ghi nhận ca bệnh nào mắc ho gà.Với bệnh ho gà, biểu hiện lâm sàng khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài.  Bệnh ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn, ở giai đoạn đầu xuất tiết bệnh nhi ho kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này để chẩn đoán phân biệt ho gà rất khó do triệu trứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Ở giai đoạn toàn phát (từ 1-2 tuần kế tiếp) bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa. Những cơn ho khiến trẻ cảm giác không thở được, người tím tái. Cũng chính những con ho dài dữ dội khiến  trẻ mệt, kiệt sức.

Giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.Hiện nay, tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

Trẻ em cần được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà theo đúng độ tuổi. Ngoài ra, để phòng các bệnh hô hấp cho trẻ, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh hô hấp cho trẻ.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Nguy cấp tình trạng bệnh nhi nhập viện vì ho gà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-cap-tinh-trang-benh-nhi-nhap-vien-vi-ho-ga-6405/feed/ 0
Đánh giá của WHO về vắc xin Quinvaxem https://benh.vn/danh-gia-cua-who-ve-vac-xin-quinvaxem-7765/ https://benh.vn/danh-gia-cua-who-ve-vac-xin-quinvaxem-7765/#respond Wed, 25 May 2016 06:27:37 +0000 http://benh2.vn/danh-gia-cua-who-ve-vac-xin-quinvaxem-7765/ Thời gian vừa qua đã xảy ra một số sự cố liên quan đến tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ em Việt Nam dẫn đến những đồn đoán rằng loại vắc xin Quinvaxem này do Hàn Quốc sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm đối với trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, TS Kohei Toda chuyên gia tiêm chủng của WHO về sử dụng vắc xin Quinvaxem đã chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn này…

Bài viết Đánh giá của WHO về vắc xin Quinvaxem đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian vừa qua đã xảy ra một số sự cố liên quan đến tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ em Việt Nam dẫn đến những đồn đoán rằng loại vắc xin Quinvaxem này do Hàn Quốc sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm đối với trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, TS Kohei Toda chuyên gia tiêm chủng của WHO về sử dụng vắc xin Quinvaxem đã chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn này…

Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng so với trước. Trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ có Việt Nam sử dụng Quinvaxem mà các quốc gia Thái Lan, Philipin, Campuchia, Lào cũng đang sử dụng vắc xin này.

WHO khẳng định vắc xin Quinvaxem được sử dụng tại 94 quốc gia

Phát biểu của chuyên gia về tiêm chủng

Ngày 10/11, TS Toda Toda chuyên gia tiêm chủng của WHO cho biết: “Vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định về chất lượng vào năm 2006 và được phép lưu hành. Hiện nay, vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng tại 94 nước trên toàn thế giới với số lượng khoảng 449 triệu liều.

Ngoài Quinvaxem, các vắc xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào cũng được sử dụng rộng rãi tại 131 nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay đã sử dụng khoảng 24,9 triệu liều”.

Trong quá trình sử dụng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đều được tiến hành điều tra, báo cáo kịp thời. Các Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh đã xem xét từng trường hợp và quy trình tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế và công tác điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được thực hiện minh bạch.

WHO khẳng định tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng

WHO đánh giá Việt Nam đã rất nhạy bén trong việc đánh giá tai biến nặng sau tiêm chủng so với trước đây nên có nhiều trường hợp được báo cáo hơn trong những năm gần đây và khẳng định tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng so với các năm trước. 94% các trường hợp sốc phản vệ đều hồi phục nhờ được cán bộ y tế xử trí phù hợp và được các cơ sở khám chữa bệnh chăm sóc, điều trị kịp thời theo quy định của Bộ Y tế. Tỷ lệ tai biến nặng liên quan đến vắc xin Bạch hầu – Ho gà (toàn tế bào) – Uốn ván đến nay là 4,5/1 triệu liều vắc xin sử dụng trong khi tỉ lệ theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới là 1- 20/1 triệu liều).

Vì vậy, WHO vẫn khuyến cáo sử dụng vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào để tạo miễn dịch phòng bệnh tốt hơn. Vắc xin Quinvaxem là vắc xin an toàn hiệu quả có chất lượng tốt và chi phí hợp lý theo kết quả tiền thẩm định của WHO.

Khuyến nghị cho các phụ huynh

Qua đó, TS Toda cũng khuyến nghị, các bà mẹ cần lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế và tiếp tục đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, không chậm trễ, nhất là trong thời gian gần đây đã ghi nhận một số ca mắc bệnh ho gà ở Việt Nam và xảy ra ổ dịch bạch hầu ở một số nước láng giềng. Quinvaxem là vắc xin cần thiết để phòng chống các bệnh trong tiêm chủng mở rộng ở trẻ em.. Đặc biệt, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để đảm bảo việc sử dụng vắc xin an toàn.

Trước các thông tin của WHO đưa ra, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định Quinvaxem là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng và đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm nghiệm, đạt chất lượng và cho phép lưu hành.

Tổng hợp

Bài viết Đánh giá của WHO về vắc xin Quinvaxem đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/danh-gia-cua-who-ve-vac-xin-quinvaxem-7765/feed/ 0
Việt Nam sẽ có thêm văcxin 6 trong 1 mới vào năm 2016 https://benh.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/ https://benh.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/#respond Wed, 16 Dec 2015 06:27:24 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/ Với mong muốn cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại văcxin cần thiết cho trẻ nhỏ, mới đây Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết  Việt Nam sẽ lưu hành văcxin 6 trong 1 trong toàn quốc vào năm 2016 sau khi có kết quả thử kháng thể báo cáo lên Bộ Y tế…

Bài viết Việt Nam sẽ có thêm văcxin 6 trong 1 mới vào năm 2016 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với mong muốn cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại văcxin cần thiết cho trẻ nhỏ, mới đây Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết  Việt Nam sẽ lưu hành văcxin 6 trong 1 trong toàn quốc vào năm 2016 sau khi có kết quả thử kháng thể báo cáo lên Bộ Y tế…

Qua đó, nghiên cứu lâm sàng về văcxin Hexaxim trên 330 trẻ em ở Thái Bình đã hoàn tất. Đây là văcxin 6 trong 1 được lưu hành tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Dự kiến vào năm 2016 loại văcxin này sẽ được ứng dụng tại Việt Nam sau khi hoàn tất các hồ sơ đăng ký lưu hành tại VN.

Tìm hiểu về văcxin 6 trong 1 mới

Hexaxim là văcxin 6 trong 1 đóng gói dạng hỗn dịch bơm sẵn trong bơm kim tiêm, được sử dụng ngừa 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib và bại liệt. Đây là loại văcxin 6 trong 1 thứ hai, có thành phần ho gà vô bào được đăng ký lưu hành tại VN và sử dụng cho nhóm trẻ tiêm phòng dịch vụ, theo nhu cầu.

Trên thị trường còn một loại văcxin 6 trong 1 dịch vụ khác nhưng do thay đổi về nhà máy sản xuất, cả năm 2015 hầu như không có văcxin 6 trong 1 được nhập khẩu về, dẫn đến tình trạng khan hiếm văcxin dịch vụ nghiêm trọng.

Tỷ lệ phản ứng khi tiêm vắc xin

Bên cạnh đó, viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư có thống kê cho biết các văcxin đều có tỉ lệ gặp phản ứng phụ, tuy nhiên văcxin có thành phần ho gà toàn tế bào có tỉ lệ phản ứng vào nhóm cao: 50% trẻ sưng, đỏ, đau chỗ tiêm; 50% sốt trên 38 độ C; tới 60% có các phản ứng toàn thân như khó chịu, kích thích. Kế đến là văcxin phế cầu cộng hợp, 10-20% trẻ gặp các biểu hiện kể trên sau khi tiêm, văcxin phế cầu cộng hợp có tỉ lệ trẻ sưng, đỏ, đau chỗ tiêm lên tới 50%, tỉ lệ trẻ sốt trên 38 độ C dưới 1%.

Văcxin cúm bất hoạt có 10-64% người được tiêm có phản ứng tại chỗ, 5-12% sốt trên 38 độ C. Văcxin viêm não và văcxin bại liệt uống là hai văcxin có tỉ lệ gặp phản ứng phụ sau tiêm thấp nhất, trong đó chỉ 1-4% người tiêm văcxin cúm có tỉ lệ phản ứng tại chỗ, chỉ 1% người uống văcxin ngừa bại liệt có sốt, trên 38% hoặc khó chịu toàn thân.

Trước những nỗ lực của Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành nhằm cung cấp đa dạng các loại văcxin cho trẻ nhỏ, người dân có thể yên tâm về số lượng văcxin sẽ được cung cấp đầy đủ cho trẻ ở các tỉnh thành vào những năm tới.

Tổng hợp

Bài viết Việt Nam sẽ có thêm văcxin 6 trong 1 mới vào năm 2016 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/feed/ 0
Hà Nội: Tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ 2,5 tuổi, bác sĩ bảo không sao! https://benh.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/ https://benh.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/#respond Sun, 06 May 2012 04:16:02 +0000 http://benh2.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/ Cháu bé 2,5 tuổi được tiêm 1 liều vắc xin mà trên nhãn đã hết hạn, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ lại cho rằng… không sao!

Bài viết Hà Nội: Tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ 2,5 tuổi, bác sĩ bảo không sao! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cháu bé 2,5 tuổi được tiêm 1 liều vắc xin mà trên nhãn đã hết hạn, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ lại cho rằng… không sao!

Mẹ tá hỏa khi con bị tiêm vắc xin hết hạn

Chị Lê Thị Quỳnh Trang, P 201, ĐN 4, Khu tập thể Thông tấn xã Việt Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết: Chiều 7/2 chị đưa con gái Đinh Hà Phương, 2,5 tuổi đi tiêm nhắc lại lại vắc-xin 4 trong 1: Bạch Hầu – uốn ván, ho gà và bại liệt. Sau khi tiêm xong, chị cầm vỏ hộp thuốc lên xem mới tá hỏa: con chị vừa được tiêm thuốc đã hết hạn từ ngày 1/2/2012.

Tôi hỏi y tá tiêm và bác sĩ tư vấn cho con tôi thì đều trả lời không sao và giải thích thực tế trên vỏ bao đã hết hạn sử dụng xong sau 1 – 2 tháng vẫn tiêm được bình thường. Thực sự tôi không biết phải làm sao, thuốc đã hết hạn sao lại coi là vẫn tiêm được bình thường? Tại sao y tá và bác sĩ lại không nói gì với tôi trước khi tiêm? Giờ thuốc đã vào con tôi rồi, chẳng may nếu sau này con tôi bị làm sao thì ai chịu trách nhiệm?

Lời giải thích từ Đại diện Viện vệ sinh dịch tễ TƯ

Khẳng định thuốc chưa hết hạn và không có vấn đề gì

Trưa 8/2, đại diện Viện vệ sinh dịch tễ TƯ, BS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng cùng bà Nguyễn Linh Giang nhân viên phòng kinh doanh đã có buổi làm việc với gia đình chị Trang và phóng viên. Bác sĩ Sơn khẳng định, thuốc không có vấn đề gì và xin chịu trách nhiệm nếu có tai biến gì xảy ra cho sức khỏe của cháu bé.

BS Nguyễn Hồng Sơn cho biết, theo phiếu nhập kho của CTy Tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy đơn vị nhập khẩu loại thuốc này cho biết, – đây là vắc-xin Tetraxin lô E 0278 – 1 của Sanofi Pasteur được nhập khẩu từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009 và có hạn dùng đến ngày 29/2/2012.

Thông tin trên nhãn thuốc khác với tờ thông tin gốc

Tuy nhiên, trên bao bì của ống tiêm vắc-xin tiêm cho cháu bé lại ghi rõ ngày sản xuất là 2/4/2009 và hạn sử dụng đến ngày 1/2/2012, nghĩa là đã quá hạn sử dụng 7 ngày khi tiêm cho cháu bé.

Giải thích điều này BS Sơn cho biết, theo hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế cấp phép in bằng tiếng Việt thì thời hạn sử dụng từ ngày sản xuất đến khi hết hạn là 36 tháng, nghĩa là phải đến tháng 2/4/2012 thuốc mới hết hạn sử dụng.

Tuy nhiên, so sánh tờ hướng dẫn sử dụng với tờ tiếng Anh và tiếng pháp thì đều không thấy ghi: hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất(?).

Trung tâm sẽ đảm bảo về sức khỏe của trẻ đến tiêm vắc xin

“Cái sai của trung tâm là không thông báo ngày sắp hết hạn sử dụng vắc-xin cho gia đình biết, để gia đình quyết định lựa chọn thuốc”, BS Sơn nói. Tuy nhiên, thuốc đảm bảo nên đáp ứng tốt và sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu.

Mọi cháu tiêm vắc-xin tại Trung tâm đều được khám, tư vấn và theo dõi sức khỏe trong vòng 72 giờ. Riêng trường hợp cháu Phương nếu gia đình có yêu cầu Trung tâm sẽ tiến hành kiếm tra về đáp ứng miễn dịch của mũi tiêm đối với cháu Phương. Ông Sơn cũng khẳng định, sẽ chuyển mọi tài liệu chứng minh thuốc vẫn còn hạn tới gia đình trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có thông tin mới.

Bài viết Hà Nội: Tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ 2,5 tuổi, bác sĩ bảo không sao! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/feed/ 0