Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 04 Sep 2023 05:00:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vaccine phòng bệnh bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella và viêm gan siêu vi B https://benh.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/ https://benh.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/#respond Mon, 27 Aug 2018 13:14:05 +0000 http://benh2.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/ Trẻ em nào cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm gan B. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về lịch tiêm các loại vắc xin trên cũng như những lưu ý khi tiêm cho trẻ.

Bài viết Vaccine phòng bệnh bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella và viêm gan siêu vi B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ em nào cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm gan B. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về lịch tiêm các loại vắc xin trên cũng như những lưu ý khi tiêm cho trẻ.

Vắc xin MMR

Vắc xin phòng bại liệt

Vaccine phòng bại liệt (IPV- Inacivated Polio Virus) có chức năng phòng bại liệt do Virus Polio gây ra tình trạng yếu liệt cơ ở một hoặc hai chân, tay. Virus này cũng gây ra yếu liệt các cơ hô hấp & cơ nuốt dẫn đến tử vong. Hiệu quả phòng bệnh hiệu quả đến 90%.

Lịch tiêm

Vaccine này cần được tiêm 4 mũi cho trẻ theo các mốc thời gian sau :

  • Mũi thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi
  • Mũi thứ 3 khi trẻ được 6-18 tháng tuổi
  • Mũi cuối cùng khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiếp tục các mũi kế tiếp

  • Không nên tiêm chủng vaccine này khi trẻ có các biểu hiện dị ứng với các thuốc như neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B.
  • Không tiêm chủng các mũi kế tiếp khi trẻ có phản ứng quá mạnh với mũi tiêm đầu tiên, trước đó.

Ngoài các biểu hiện của các kích thích vùng da bị tiêm chích, vaccine phòng bại liệt hầu như rất an toàn và chắc chắn nó không gây ra … bại liệt cho trẻ do IPV.

Trường hợp sau khi tiêm chích, trẻ bị các biểu hiện như khó thở hoặc đe dọa sốc (lừ đừ, yếu mệt, lạnh run, vả mồ hôi hột), gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella (Vaccin MMR là viết tắt của Measles, Mumps & Rubella)

Sởi gây ra sốt, mẫn ngứa đỏ trên da (phát ban), ho, chảy mũi & chảy nước mắt. Sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi & các biến chứng nghiêm trọng như phù não & thậm chí tử vong.
Quai bị gây ra sốt, đau đầu, sưng cùng với triệu chứng đau ở một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt. Quai bị có thể dẫn đến viêm màng não và phù não (hiếm). Biến chứng hiếm thấy khác là sưng phù tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ trai lớn lên.
Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, phát ban & sưng phù các tuyến ở vùng cổ. Sởi Đức có thể dẫn đến tai biến phù não & các biến chứng xuất huyết nội. Dị tật bẩm sinh thường thấy khi mẹ đang mang thai bị mắc sời Đức là gây cho trẻ bị mù hoặc điếc hoặc các biến chứng gây trì trệ việc học tập về sau.

Lịch tiêm:

Vaccine này được tiêm chủng 2 mũi:

  • Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được 12-15 tháng
  • Mũi thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi.

Tác dụng và tác dụng phụ:

Vaccine MMR hiệu quả hơn 90% & có thể phòng các bệnh này suốt đời.
Các tai biến hiếm thấy sau khi tiêm MMR ngoại trừ các phản ứng nhẹ như sau khi tiêm chủng các vaccine khác.

Một số bác sĩ nghi ngờ mũi vaccine MMR gây ra chứng tự kỷ ám thị (một dạng bệnh lý tâm thần). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu đã khẳng định không có mối liên quan giữa MMR & bệnh tự kỷ ám thị.

Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiếp tục các mũi kế tiếp:

  • Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường.
  • Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiên
  • Trẻ có tiền căn dị ứng với trứng, chất gelatin hoặc kháng sinh neomycin
  • Trong khoảng thời gian 3 tháng trẻ đang điều trị với chất gamma globulin
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch do bất kỳ nguyên do nào

Vaccin phòng nhiễm Haemophilus influenza nhóm B (HiB)

Vắcxin giúp phòng chống Haemophilus influenza nhóm B (Hib) có thể gây ra các bệnh nguy hiểm ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi và viêm họng nghiêm trọng, có thể dẫn đến nghẹt đường thở.

Lịch tiêm:

HiB cần được tiêm chủng 4 mũi theo thời gian sau:

  • Mũi thứ nhất vào khi trẻ được 2 tháng
  • Mũi thứ hai vào tháng thứ 4
  • Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6
  • Mũi cuối cùng lúc trẻ được 12-15 tháng tuổi

Tác dụng

Hiệu quả phòng bệnh hơn 90% ở trẻ nhận ít nhất 3 mũi tiêm, vaccine này phòng được các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm màng ngoài tim và các nhiễm trùng máu, xương, khớp gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenza nhóm B.

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chích giống như khi trẻ tiêm các vaccine khác.

Vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi B (HBV):

HBV (hepatitis B virus) là virus gây ra bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh này có thể dẫn đến ung thư gan và tử vong.

Lịch tiêm:

Vaccine phòng viêm gan siêu vi B được tiêm 3 mũi. Có thể hoà chung HBV & HiB để tiêm một lần cho trẻ theo thời gian sau:

  • Mũi thứ nhất sau sanh, trước khi trẻ được cho về nhà; trong trường hợp nếu như mẹ có nhiễm virus HBV, mũi này phải được chích cho trẻ trong vòng 12 tiếng đầu sau khi bé chào đời.
  • Mũi thứ hai được chích vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2.
  • Mũi thứ 3 vào tháng thứ 6.

Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà mũi thứ nhất chỉ được chích khi trẻ được 1-2 tháng thì mũi thứ 2 được chích khi trẻ được 3 – 4 tháng và mũi thứ 3 được tiêm trong khoảng thời gian trẻ được 6 – 18 tháng.

Tác dụng:

Vaccine này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B gây ra do virus Hepatitis nhóm B (HBV). Bệnh lý này có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư gan hoặc xơ gan.
Vaccine phòng viêm gan siêu vi B dường như có tác dụng miễn dịch cả đời (trong trường hợp tiêm chủng đúng). Trẻ lớn nếu chưa tiêm chủng khi còn bé cũng nên được chủng vaccine này.
Các tác dụng ngoài mong muốn do tiêm vaccine HBV rất hiếm xảy ra. Một số phiền toái nhỏ như sốt nhẹ & bị kích thích vùng da quanh vết tiêm. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng Aspirin.

Một số trường hợp cần phải trì hoãn hoặc không nên tiêm vaccine này như:

  • Trẻ đang có một bệnh lý khác đi kèm cho dù đó là những triệu chứng của một đợt cảm lạnh thông thường
  • Trẻ bị dị ứng quá mức với mũi tiêm đầu tiêm

Gọi ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi trẻ được tiêm chủng

Benh.vn

Bài viết Vaccine phòng bệnh bại liệt, Sởi, Quai bị, Rubella và viêm gan siêu vi B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vaccine-phong-benh-bai-liet-soi-quai-bi-rubella-va-viem-gan-sieu-vi-b-2440/feed/ 0
Làm cách nào để nhớ lịch chích ngừa cho con? https://benh.vn/lam-cach-nao-de-nho-lich-chich-ngua-cho-con-2369/ https://benh.vn/lam-cach-nao-de-nho-lich-chich-ngua-cho-con-2369/#respond Sun, 26 Aug 2018 04:12:41 +0000 http://benh2.vn/lam-cach-nao-de-nho-lich-chich-ngua-cho-con-2369/ Ngày nay, theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, mọi trẻ em sinh ra đều được tiêm chủng nếu đủ điều kiện sức khỏe. Ngoài các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các bà mẹ còn có nhiều lựa chọn hơn khi có rất nhiều loại bệnh đã có vắc xin tiêm phòng như rubella, thủy đậu, viêm não nhật bản, viêm màng não mủ…

Bài viết Làm cách nào để nhớ lịch chích ngừa cho con? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay, theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, mọi trẻ em sinh ra đều được tiêm chủng nếu đủ điều kiện sức khỏe. Ngoài các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các bà mẹ còn có nhiều lựa chọn hơn khi có rất nhiều loại bệnh đã có vắc xin tiêm phòng như rubella, thủy đậu, viêm não nhật bản, viêm màng não mủ…

Bảng lịch tiêm chủng cho trẻ - BV Nhi Đồng

Đến khi nào thì bé phải tiêm mũi ngừa bệnh nào? Làm sao để nhớ chính xác ngày tiêm chủng cho trẻ nếu bé có quá nhiều mũi tiêm và thời gian tiêm nhắc lại đôi khi kéo dài đến vài năm sau? Những câu hỏi này đã làm đau đầu các bậc cha mẹ và cả bác sĩ khi phải giải quyết những trường hợp mẹ đưa bé đi tiêm quá trễ so với lịch hẹn để nhiều bé phải tiêm lại từ đầu hay lịch tiêm trở nên quá dày do mũi tiêm nào cũng cần thiết phải tiêm ngay vì để quá lâu mũi tiêm sẽ không phát huy hết tác dụng. Một vài cách sau đây để giúp các mẹ nhớ được lịch tiêm chủng cho bé:

Cách để nhớ lịch tiêm chủng của trẻ

1. Nên giữ sổ tiêm chủng của con cẩn thận. Thỉnh thoảng bạn nên lấy sổ ra xem và dùng bút viết đậm lại nếu nét mực đã mờ (vì có những mũi hẹn tiêm đến vài ba năm sau, nét chữ mờ dần sẽ không đọc được).

2. Nên qui định mỗi tháng xem sổ tiêm chủng một lần. Nếu trong tháng đó có ngày tiêm nhắc chủng của con thì bạn lập tức khoanh vào lịch để cả 2 vợ chồng cùng nhớ ngày phải đi tiêm.

3. Nếu đến ngày tiêm nhắc lại mà có công chuyện bận phải hoãn, hoặc bé bị ốm không đi tiêm được thì ngay khi xong việc hoặc ngay khi bé khỏi bệnh bạn nên đưa con đi tiêm vì để lâu quá sẽ quên, sót mũi hoặc phải tiêm bổ sung liên tiếp thì khổ bé.

4. Không nên tiêm ở nhiều nơi để tránh bị trùng mũi và phải lưu nhiều giấy tờ.Tốt nhất là chỉ có một quyển sổ duy nhất theo dõi lịch tiêm và các bác sĩ sẽ điền vào đó sau mỗi lần tiêm cho bé để cha mẹ có thể nắm được.

Benh.vn

Bài viết Làm cách nào để nhớ lịch chích ngừa cho con? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-cach-nao-de-nho-lich-chich-ngua-cho-con-2369/feed/ 0
WHO hy vọng xóa sổ bệnh bại liệt trong năm 2016 https://benh.vn/who-hy-vong-xoa-so-benh-bai-liet-trong-nam-2016-7904/ https://benh.vn/who-hy-vong-xoa-so-benh-bai-liet-trong-nam-2016-7904/#respond Sun, 24 Jul 2016 06:30:20 +0000 http://benh2.vn/who-hy-vong-xoa-so-benh-bai-liet-trong-nam-2016-7904/ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận con người đang phải đối mặt với các loại dịch bệnh, trong đó bệnh bại liệt đã khiến hàng nghìn người dân trên thế giới lâm vào cảnh tàn phế hoặc tử vong.Tuy nhiên, với những bước tiến vượt bậc trong y khoa, WHO hi vọng bệnh bại liệt sẽ được xóa sổ vào năm 2016 sau khi kiểm soát dịch bệnh ở các vùng chiến sự Syria, Iraq, Somali nhờ chiến dịch tiêm chủng 2 năm trước.

Bài viết WHO hy vọng xóa sổ bệnh bại liệt trong năm 2016 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận con người đang phải đối mặt với các loại dịch bệnh, trong đó bệnh bại liệt đã khiến hàng nghìn người dân trên thế giới lâm vào cảnh tàn phế hoặc tử vong.Tuy nhiên, với những bước tiến vượt bậc trong y khoa, WHO hi vọng bệnh bại liệt sẽ được xóa sổ vào năm 2016 sau khi kiểm soát dịch bệnh ở các vùng chiến sự Syria, Iraq, Somali nhờ chiến dịch tiêm chủng 2 năm trước.

Thống kê số bệnh nhân bị bệnh bại liệt trên toàn cầu

Theo thống kê của WHO, năm 1988 trên toàn cầu có khoảng 350.000 bệnh nhân bị mắc bệnh bại liệt. Năm 2013 (sau 25 năm), số bệnh nhân đã giảm xuống chỉ còn 417 trường hợp.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã ghi nhận 74 bệnh nhân bại liệt, trong đó 59 trường hợp phát hiện tại Pakistan. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo bệnh bại liệt đang quay trở lại và có nguy cơ đe dọa sức khỏe của cộng đồng khi chúng xuất hiện mà không có biện pháp ngăn chặn.

Tìm hiểu về bệnh bại liệt

Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây nên. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt nhẹ, tiêu chảy và liệt mềm cấp tính; khi bệnh nhân đã bị liệt thì hết sốt. Dấu hiệu liệt thường xuất hiện khi có các tổn thương bất chợt sau tiêm chích và chỉ xuất hiện khoảng 1% ở những người bị nhiễm vi rút. Thực tế ghi nhận người bệnh có triệu chứng đau cơ trước khi bị liệt.

Triệu chứng liệt do bệnh bại liệt là liệt mềm, không đối xứng và thường bị liệt ở chân nhiều hơn ở tay. Nếu bị liệt cơ hô hấp dễ dẫn đến tử vong. Có khoảng 1% số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não nước trong. Thực tế ghi nhận có đến 90% các trường hợp nhiễm virus bại liệt thường ở thể ẩn, không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Tiêm chủng vắc xin để ngăn ngừa bại liệt

Bệnh bại liệt lây nhiễm qua đường tiêu hóa, vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng nguồn thực phẩm ăn uống, sau đó lan vào hạch mạc treo rồi đến hệ thần kinh. Bệnh bại liệt để lại những di chứng lâu dài cho người bệnh, gia đình và xã hội.

Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh bại liệt, người dân cần chủ động phòng ngừa bằng cách sử dụng vắc xin phòng bệnh. Trong đó, hai loại vắc xin là vắc xin sống giảm độc lực gọi là Sabin và vắc xin tiêm gọi là Salk tiến tới xóa sổ bệnh bại liệt trong năm 2016.

Tổng hợp

Bài viết WHO hy vọng xóa sổ bệnh bại liệt trong năm 2016 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/who-hy-vong-xoa-so-benh-bai-liet-trong-nam-2016-7904/feed/ 0
Việt Nam sẽ có thêm văcxin 6 trong 1 mới vào năm 2016 https://benh.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/ https://benh.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/#respond Wed, 16 Dec 2015 06:27:24 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/ Với mong muốn cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại văcxin cần thiết cho trẻ nhỏ, mới đây Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết  Việt Nam sẽ lưu hành văcxin 6 trong 1 trong toàn quốc vào năm 2016 sau khi có kết quả thử kháng thể báo cáo lên Bộ Y tế…

Bài viết Việt Nam sẽ có thêm văcxin 6 trong 1 mới vào năm 2016 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với mong muốn cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại văcxin cần thiết cho trẻ nhỏ, mới đây Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết  Việt Nam sẽ lưu hành văcxin 6 trong 1 trong toàn quốc vào năm 2016 sau khi có kết quả thử kháng thể báo cáo lên Bộ Y tế…

Qua đó, nghiên cứu lâm sàng về văcxin Hexaxim trên 330 trẻ em ở Thái Bình đã hoàn tất. Đây là văcxin 6 trong 1 được lưu hành tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Dự kiến vào năm 2016 loại văcxin này sẽ được ứng dụng tại Việt Nam sau khi hoàn tất các hồ sơ đăng ký lưu hành tại VN.

Tìm hiểu về văcxin 6 trong 1 mới

Hexaxim là văcxin 6 trong 1 đóng gói dạng hỗn dịch bơm sẵn trong bơm kim tiêm, được sử dụng ngừa 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib và bại liệt. Đây là loại văcxin 6 trong 1 thứ hai, có thành phần ho gà vô bào được đăng ký lưu hành tại VN và sử dụng cho nhóm trẻ tiêm phòng dịch vụ, theo nhu cầu.

Trên thị trường còn một loại văcxin 6 trong 1 dịch vụ khác nhưng do thay đổi về nhà máy sản xuất, cả năm 2015 hầu như không có văcxin 6 trong 1 được nhập khẩu về, dẫn đến tình trạng khan hiếm văcxin dịch vụ nghiêm trọng.

Tỷ lệ phản ứng khi tiêm vắc xin

Bên cạnh đó, viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư có thống kê cho biết các văcxin đều có tỉ lệ gặp phản ứng phụ, tuy nhiên văcxin có thành phần ho gà toàn tế bào có tỉ lệ phản ứng vào nhóm cao: 50% trẻ sưng, đỏ, đau chỗ tiêm; 50% sốt trên 38 độ C; tới 60% có các phản ứng toàn thân như khó chịu, kích thích. Kế đến là văcxin phế cầu cộng hợp, 10-20% trẻ gặp các biểu hiện kể trên sau khi tiêm, văcxin phế cầu cộng hợp có tỉ lệ trẻ sưng, đỏ, đau chỗ tiêm lên tới 50%, tỉ lệ trẻ sốt trên 38 độ C dưới 1%.

Văcxin cúm bất hoạt có 10-64% người được tiêm có phản ứng tại chỗ, 5-12% sốt trên 38 độ C. Văcxin viêm não và văcxin bại liệt uống là hai văcxin có tỉ lệ gặp phản ứng phụ sau tiêm thấp nhất, trong đó chỉ 1-4% người tiêm văcxin cúm có tỉ lệ phản ứng tại chỗ, chỉ 1% người uống văcxin ngừa bại liệt có sốt, trên 38% hoặc khó chịu toàn thân.

Trước những nỗ lực của Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành nhằm cung cấp đa dạng các loại văcxin cho trẻ nhỏ, người dân có thể yên tâm về số lượng văcxin sẽ được cung cấp đầy đủ cho trẻ ở các tỉnh thành vào những năm tới.

Tổng hợp

Bài viết Việt Nam sẽ có thêm văcxin 6 trong 1 mới vào năm 2016 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-se-co-them-vacxin-6-trong-1-moi-vao-nam-2016-7753/feed/ 0
Hà Nội: Tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ 2,5 tuổi, bác sĩ bảo không sao! https://benh.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/ https://benh.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/#respond Sun, 06 May 2012 04:16:02 +0000 http://benh2.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/ Cháu bé 2,5 tuổi được tiêm 1 liều vắc xin mà trên nhãn đã hết hạn, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ lại cho rằng… không sao!

Bài viết Hà Nội: Tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ 2,5 tuổi, bác sĩ bảo không sao! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cháu bé 2,5 tuổi được tiêm 1 liều vắc xin mà trên nhãn đã hết hạn, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ lại cho rằng… không sao!

Mẹ tá hỏa khi con bị tiêm vắc xin hết hạn

Chị Lê Thị Quỳnh Trang, P 201, ĐN 4, Khu tập thể Thông tấn xã Việt Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết: Chiều 7/2 chị đưa con gái Đinh Hà Phương, 2,5 tuổi đi tiêm nhắc lại lại vắc-xin 4 trong 1: Bạch Hầu – uốn ván, ho gà và bại liệt. Sau khi tiêm xong, chị cầm vỏ hộp thuốc lên xem mới tá hỏa: con chị vừa được tiêm thuốc đã hết hạn từ ngày 1/2/2012.

Tôi hỏi y tá tiêm và bác sĩ tư vấn cho con tôi thì đều trả lời không sao và giải thích thực tế trên vỏ bao đã hết hạn sử dụng xong sau 1 – 2 tháng vẫn tiêm được bình thường. Thực sự tôi không biết phải làm sao, thuốc đã hết hạn sao lại coi là vẫn tiêm được bình thường? Tại sao y tá và bác sĩ lại không nói gì với tôi trước khi tiêm? Giờ thuốc đã vào con tôi rồi, chẳng may nếu sau này con tôi bị làm sao thì ai chịu trách nhiệm?

Lời giải thích từ Đại diện Viện vệ sinh dịch tễ TƯ

Khẳng định thuốc chưa hết hạn và không có vấn đề gì

Trưa 8/2, đại diện Viện vệ sinh dịch tễ TƯ, BS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng cùng bà Nguyễn Linh Giang nhân viên phòng kinh doanh đã có buổi làm việc với gia đình chị Trang và phóng viên. Bác sĩ Sơn khẳng định, thuốc không có vấn đề gì và xin chịu trách nhiệm nếu có tai biến gì xảy ra cho sức khỏe của cháu bé.

BS Nguyễn Hồng Sơn cho biết, theo phiếu nhập kho của CTy Tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy đơn vị nhập khẩu loại thuốc này cho biết, – đây là vắc-xin Tetraxin lô E 0278 – 1 của Sanofi Pasteur được nhập khẩu từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009 và có hạn dùng đến ngày 29/2/2012.

Thông tin trên nhãn thuốc khác với tờ thông tin gốc

Tuy nhiên, trên bao bì của ống tiêm vắc-xin tiêm cho cháu bé lại ghi rõ ngày sản xuất là 2/4/2009 và hạn sử dụng đến ngày 1/2/2012, nghĩa là đã quá hạn sử dụng 7 ngày khi tiêm cho cháu bé.

Giải thích điều này BS Sơn cho biết, theo hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế cấp phép in bằng tiếng Việt thì thời hạn sử dụng từ ngày sản xuất đến khi hết hạn là 36 tháng, nghĩa là phải đến tháng 2/4/2012 thuốc mới hết hạn sử dụng.

Tuy nhiên, so sánh tờ hướng dẫn sử dụng với tờ tiếng Anh và tiếng pháp thì đều không thấy ghi: hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất(?).

Trung tâm sẽ đảm bảo về sức khỏe của trẻ đến tiêm vắc xin

“Cái sai của trung tâm là không thông báo ngày sắp hết hạn sử dụng vắc-xin cho gia đình biết, để gia đình quyết định lựa chọn thuốc”, BS Sơn nói. Tuy nhiên, thuốc đảm bảo nên đáp ứng tốt và sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu.

Mọi cháu tiêm vắc-xin tại Trung tâm đều được khám, tư vấn và theo dõi sức khỏe trong vòng 72 giờ. Riêng trường hợp cháu Phương nếu gia đình có yêu cầu Trung tâm sẽ tiến hành kiếm tra về đáp ứng miễn dịch của mũi tiêm đối với cháu Phương. Ông Sơn cũng khẳng định, sẽ chuyển mọi tài liệu chứng minh thuốc vẫn còn hạn tới gia đình trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có thông tin mới.

Bài viết Hà Nội: Tiêm vắc-xin hết hạn cho trẻ 2,5 tuổi, bác sĩ bảo không sao! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-noi-tiem-vac-xin-het-han-cho-tre-25-tuoi-bac-si-bao-khong-sao-2538/feed/ 0