Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 11 Feb 2024 06:14:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/#respond Mon, 05 Feb 2024 04:15:38 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/ Bánh nhau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh nhau và khi bánh nhau bị bệnh thì chức năng của nhau thai sẽ không đảm bảo. Phù nhau thai là một bệnh lý. Nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối.

Bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai được gắn vào tử cung giữ vai trò là trạm trung gian trao đổi chất giữa mẹ và con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Máu mẹ đổ từ các mạch máu ở thành tử cung vào các hồ máu. Mặt sau bánh nhau có các cấu trúc hình gai nhúng vào các hồ máu này. Bánh nhau thường có trọng lượng khoảng 450 – 550 g, đường kính 20 cm, bề dày 2,5 cm.

Bánh nhau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh nhau và khi bánh nhau bị bệnh thì chức năng của nhau thai sẽ không đảm bảo. Phù nhau (rau) thai là một bệnh lý. Nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối.

Phù nhau thai là nguyên nhân hàng đầu khiến thai chết lưu

Nguyên nhân phù nhau thai

Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virut như virut cúm, virut gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Phòng tránh nhiễm trùng tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù nhau thai

Nguyên nhân phù nhau thai thường là do nhiễm trùng, có thể là vi trùng hay siêu vi trùng (virus), cũng có khi do bất thường về nhiễm sắc thể gây ra bất thường nhau và thai.

Phòng tránh cho lần mang thai tới

Cách phòng ngừa bệnh là tránh để bị các bệnh nhiễm trùng khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thường xuyên thăm khám và theo dõi thai định kỳ. Hiện nay, không có cách điều trị khi đã mang bệnh. Khi phát hiện bánh nhau bị phù nếu không đình chỉ thai, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do nhau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai.

Bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/feed/ 0
Các bệnh lý về bánh nhau https://benh.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/ https://benh.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/#respond Tue, 11 Jul 2023 04:15:39 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/ Bánh nhau là một bộ phận vô cùng quan trọng giúp cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải lúc nào bánh nhau cũng phát triển một cách bình thường, khi nó bị bệnh thì việc đình chỉ thai kỳ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy các bà mẹ nên biết các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nhau thai

Bài viết Các bệnh lý về bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bánh nhau là một bộ phận vô cùng quan trọng giúp cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải lúc nào bánh nhau cũng phát triển một cách bình thường, khi nó bị bệnh thì việc đình chỉ thai kỳ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy các bà mẹ nên biết các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nhau thai

rau-thai

Bánh nhau là bộ phận vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi

Vị trí bám bất thường (Rau tiền đạo)

Nhau không bám ở đáy tử cung là nơi có nhiều mạch máu mà bám ở thành bên hay thấp hơn, thậm chí bám vào cổ hay gần cổ tử cung (nhau tiền đạo). Thai phụ thường hay bị xuất huyết bất thường trong thai kỳ và thai nhi dễ bị kém dinh dưỡng, sinh non, nhẹ ký.

Các nguyên nhân phát sinh có thể là: u xơ tử cung, sẹo tử cung (vết mổ cũ, nạo phá thai nhiều lần), người mẹ lớn tuổi, tử cung dị dạng… Khi người mẹ bị ra máu bất thường trong những tháng cuối, nên nghĩ đến khả năng có nhau tiền đạo và làm siêu âm chẩn đoán. Về trị liệu, chủ yếu là cầm máu, trì hoãn cho thai lớn thêm và mổ lấy thai; khi chảy máu quá nhiều, có thể phải chấp nhận bỏ thai để cứu mẹ hoặc phải cắt tử cung cầm máu khi mổ lấy thai.

Bất thường về mức độ bám (Cài răng lược)

Nhau có thể bám vào tử cung quá chặt (cài răng lược), khó bong ra sau sinh, có khi ăn thủng thành tử cung và ăn lan ra thành bàng quang hay trực tràng. Khi sổ thai, nhau thường không bong tự nhiên hay bong không đầy đủ, kèm theo chảy máu nhiều.

Bệnh lý này thường gặp trên các tử cung có vết sẹo (mổ sinh nhiều lần, mổ bóc nhân xơ, nạo phá thai nhiều lần) hay trong các trường hợp nhau tiền đạo.

Trước chuyển dạ, siêu âm đặc biệt sẽ cho biết độ bám của bánh nhau để có thể chủ động mổ lấy thai (mặc dù đây là một trường hợp mổ khó). Nếu không nắm biết trước, khi chuyển dạ sinh sẽ dễ bị băng huyết và phải mổ cấp cứu để cầm máu.

Phù nhau thai

Bánh nhau dày trên 4 cm, thường là do bệnh lý nhiễm trùng, bệnh về miễn dịch. Khi bánh nhau bị phù, chức năng của nó bị sụt giảm và thai cũng có thể bị phù, đưa đến thai chết lưu hay sinh non. Người ta có thể nghĩ đến phù nhau khi bụng to nhanh hơn so với tuổi thai. Trong đa số trường hợp, phải chấm dứt sớm thai kỳ vì thai thường hay bị chết trong bụng và người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh.

Nhau bong non

Bình thường, sau sổ thai, bánh nhau sẽ bong ra. Vì một lý do nào đó (chấn thương, vỡ ối đột ngột trong đa ối), bánh nhau bong ra khi thai vẫn còn trong tử cung, khiến thai phụ lên cơn đau bụng giống như chuyển dạ và có thể bị ra máu âm đạo. Trong đa số trường hợp nếu không xử trí kịp thời,, thai sẽ yếu dần rồi chết.

Việc điều trị đòi hỏi làm phẫu thuật cấp cứu để cứu người mẹ.

ThS. Bs. Đặng Lê Dung Hạnh

Bài viết Các bệnh lý về bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/feed/ 0
Đặc điểm và các yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo https://benh.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/ https://benh.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/#respond Fri, 19 Apr 2019 04:15:42 +0000 http://benh2.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/ Rau tiền đạo là một cấp cứu chảy máu thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ, gây đẻ khó, cần phải chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời để tránh tai biến cho mẹ và thai nhi.

Bài viết Đặc điểm và các yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rau tiền đạo là một cấp cứu chảy máu thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ, gây đẻ khó, cần phải chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời để tránh tai biến cho mẹ và thai nhi.

kham-thai

Rau tiền đạo là nỗi lo lắng của nhiều thai phụ vì những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra

Rau tiền đạo là gì?

Gọi là rau tiền đạo khi rau không bám vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu nhiều khi chuyển dạ và làm ngôi thai bình chỉnh không tốt.

Phân loại rau tiền đạo

Phân loại theo vị trí giải phẫu

Tuỳ vào vị trí bám của bánh rau mà chia ra:

  • Rau bám thấp: bám vào thân của tử cung và chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Không gây chảy máu nhưng thường gây vỡ ối sớm, đa số hồi cứu khi sổ nhau
  • Rau bám bên: phần lớn rau bám vào đoạn dưới chưa tới cổ tử cung, chảy máu nhẹ
  • Rau bám mép: bờ bánh rau tới cổ tử cung chưa che lấp cổ tử cung, chảy máu vừa
  • Rau tiền đạo bán trung tâm không hoàn toàn: bánh rau che lấp một phần cổ tử cung, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu nhiều
  • Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: bánh rau che kín cổ tử cung khi cổ tử cung đã mở, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu rất nhiều.

Phân loại theo lâm sàng

Tuỳ theo tính chất chảy máu nhiều hay ít mà chia làm hai loại:

– Loại trung tâm:

  • Hay gặp rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn
  • Gây chảy máu nhiều thường phải mổ, tiên lượng xấu cho cả mẹ và thai, chiếm tỷ lệ 25 %

– Loại không trung tâm bao gồm các loại:

  • Bám thấp
  • Bám bên
  • Bám mép
  • Chảy máu ít, thường đẻ đường dưới ít nguy hiểm, tiên lương tốt chiếm tỷ lệ 75%.

phan-loai-rau-thai-tien-dao

Một số loại rau tiền đạo

Đặc điểm của rau tiền đạo

  • Bánh rau: thường to bờ không đều có thể dẹt mỏng các gai rau ăn sâu vào lớp cơ đoạn dưới tử cung.
  • Màng rau: dày cứng kém chun dãn dễ rách khi có cơn co nên dễ bị ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm.
  • Dây rau: không bám vào giữa bánh rau mà bám vào bờ bánh rau gần lỗ cổ tử cung nên dễ gây sa dây rau.
  • Đoạn dưới tử cung: thường mỏng vì không có lớp cơ đan các gai rau ăn sâu vào lớp cơ nên làm rạn nứt dễ chảy máu.
  • Ngôi thai: thường bình chỉnh không tốt đầu cao lỏng hoặc ngôi bất thường.

Các yếu tố thuận lợi

Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân sinh ra rau tiền đạo. Tuy nhiên, tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những thai phụ có tiền sử sau:

  • Đẻ nhiều lần.
  • Mổ lấy thai.
  • Mổ bóc nhân xơ tử cung, cắt góc tử cung trong điều trị thai làm tổ ở sừng tử cung, tạo hình tử cung…
  • Nạo thai, hút
  • Điều hoà kinh nguyệt nhiều lần.
  • Đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo
  • Viêm nhiễm tử cung
  • Đa thai
  • Tiền sử đã mang thai bị rau tiền đạo.

Bài viết Đặc điểm và các yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/feed/ 0
Một số hiểu biết về bánh rau https://benh.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/ https://benh.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/#respond Sat, 28 Jul 2018 07:21:37 +0000 http://benh2.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/ Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi.

Bài viết Một số hiểu biết về bánh rau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi.

Khi người mẹ chuyển dạ thì nhau thai có thể nặng tới 1kg và to tương đương một cái đĩa có đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm.

Khi ra ngoài cùng em bé, nhau thai vẫn tiếp tục thực hiện chức năng nuôi dưỡng thai nhi trong khoảng một vài phút. Chỉ khi dây rốn được cắt, nhau thai mới chính thức ngưng hoạt động và trở thành một loại rác thải y tế.

Khi em bé được sinh ra thì nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Bởi vậy mà sau khi em bé đã ra khỏi bụng mẹ, các mẹ vẫn thấy có thêm một vài cơn co nữa, đó chính là quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-20 phút nhưng cũng có thể là 1 tiếng sau sinh.

Nhau thai đảm nhận nhiệm vụ lọc độc tố và bài tiết cho thai nhi thông qua máu. Nó là huyết mạch sự sống của thai nhi.

Những vị trí bình thường của nhau thai

– Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).

– Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).

– Nhau bám ở phía trên thành tử cung.

– Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Xem thêm: Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai

Benh.vn

Bài viết Một số hiểu biết về bánh rau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/feed/ 0
Nguyên nhân và triệu chứng của bong nhau non https://benh.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-bong-nhau-non-2532/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-bong-nhau-non-2532/#respond Wed, 25 Jul 2018 04:15:56 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-bong-nhau-non-2532/ Rau bong non là một cấp cứu sản khoa thường xảy ra ở ba tháng cuối của thời kỳ thai kỳ với diễn biến đột ngột, nhanh chóng có thể đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng choáng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu. Cần phải chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời mới có thể cứu sống mẹ và thai.

Bài viết Nguyên nhân và triệu chứng của bong nhau non đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rau bong non là một cấp cứu sản khoa thường xảy ra ở ba tháng cuối của thời kỳ thai kỳ với diễn biến đột ngột, nhanh chóng có thể đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng choáng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu. Cần phải chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời mới có thể cứu sống mẹ và thai.

nhau bong non

Hình ảnh nhau thai bong non

Bong nhau non là gì?

Rau bong non là trường hợp rau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi thai nhi được sổ ra ngoài, do có sự hình thành khối huyết tụ sau rau, khối huyết tụ lớn dần làm bong bánh rau ra khỏi thành tử cung cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi

Nguyên nhân bong nhau non

Nguyên nhân chính xác gây rau bong non chưa được biết rõ, tuy nhiên người ta nhận thấy có những yếu tố thuận lợi sau:

– Rau bong non hay gặp ở người sinh con rạ hơn là người sinh con so (80%).

– Huyết áp cao nhiễm độc thai nghén (khi có thai mới bị cao huyết áp, trước đó chưa bao giờ bị)

– Do sang chấn gây ra rau bong non:

  • Chấn thương trực tiếp vào bụng (do tai nạn giao thông, bị ngã xe, hoặc do tai nạn sinh hoạt (do bị đánh hoặc khi lao động bị ngã)
  • Do dấu kim đâm vào lá rau khi chọc dò ối không đúng chỗ gây chảy máu tạo thành khối máu tụ sau rau làm rau bong
  • Do thủ thuật ngoại xoay thai không đúng kỹ thuật làm kéo dây rốn gây rau bong non

Triệu chứng nhau bong non

– Triệu chứng cơ năng:

  • Đau: Đau vùng bụng dưới xuất hiện một cách đột ngột, bắt đầu từ tử cung đau xiên ra sau lưng và lan xuống đùi sau đó lan khắp cả bụng. Cơn đau có tính chất liên tục kéo dài. Khi tử cung cứng như gỗ bệnh nhân đau lăn lộn vật vã hốt hoảng có dấu hiệu choáng ngày càng nặng, mạch nhanh huyết áp tụt nặng hơn nữa có thể kèm theo hội chứng tiền sản giật
  • Xuất huyết: Xuất huyết âm đạo có thể có hoặc không có do máu đọng lại trong tử cung mà không chảy ra ngoài. Tính chất máu chảy ra là máu đỏ sậm loãng không đông

– Triệu chứng toàn thân:

  • Tình trạng vật vã kích thích do thiếu máu, người mệt lả, ngất xỉu
  • Choáng xẩy ra nhanh chóng mặc dù có thể thấy máu ra âm đạo ít. Có thể có hội chứng tiền sản giật đi kèm, lúc đầu huyết áp hơi tăng về sau giảm, mạch chậm, chân tay lạnh vã mồ hôi da niêm mạc nhợt nhạt… Bệnh nhân choáng không đi đôi với số lượng máu mất ra ngoài âm đạo

– Triệu chứng thực thể:

  • Tử cung co cứng là triệu chứng quan trọng nhất. Tử cung co cứng một cách bất thường, trương lực cơ bản của tử cung cũng cao hơn bình thường, trong những thể nặng tử cung cứng như gỗ.
  • Bề cao tử cung ngày càng tăng, khối máu tụ càng lớn làm tử cung càng tăng lên
  • Sờ nắn phần thai qua thành bụng khó khăn do tử cung co cứng
  • Nghe tim thai thay đổi nhanh chóng hoặc không nghe được trong những thể nặng. Những thể nhẹ cũng có thể nghe được nhưng khó khăn, thường diễn tiến đến suy thai rất nhanh chóng.
  • Khám âm đạo cổ tử cung siết cứng như vòng nhẫn, ối căng phồng, bấm ối thấy nước ối lẫn máu đỏ

– Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Sinh sợi huyết hơi tăng giai đoạn đầu về sau giảm
  • Xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu
  • Siêu âm sẽ thấy hình ảnh máu tụ là một khối echo đồng nhất sau rau

Các thể lâm sàng

Rau bong non thể chảy máu (nhẹ, trung bình, nặng) và thể tiềm ẩn (từ trái qua phải)

– Thể tiềm ẩn: Triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Chuyển dạ tiến triển vẫn bình thường, bé sinh ra khoẻ mạnh bình thường. Trường hợp này chỉ chẩn đoán được sau khi sổ rau kiểm tra thấy mặt mẹ của lá rau có dấu ấn lõm do khối máu tụ sau rau

– Thể nhẹ: Các triệu chứng không đầy đủ, chẩn đoán trước sinh thường không rõ ràng. Đau bụng nhẹ, tử cung hơi cường tính, không có dấu hiệu choáng, chảy máu ít. Nghe tim thai bình thường hoặc hơi nhanh

– Thể trung bình: Có dấu hiệu choáng nhẹ, tử cung co cứng nhiều và đau bụng. Nghe tim thai chậm rời rạc. Ra máu âm đạo lượng vừa.

– Thể nặng: Thể nặng còn gọi thể phong huyết tử cung nhau hay hội chứng Couvelaire. Tình trạng choáng nặng xảy ra nhanh chóng. Tử cung co cứng như gỗ. Thai chết. Thường có kèm thêm các triệu chứng của hội chứng tiền sản giật, sản giật. Khám âm đạo thấy cổ tử cung bị siết cứng xoá mỏng nhưng không mở được, ối căng phồng

Bộ môn sản ĐHYHN

Bài viết Nguyên nhân và triệu chứng của bong nhau non đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-bong-nhau-non-2532/feed/ 0
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai https://benh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/ https://benh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/#respond Sat, 21 Jul 2018 07:21:36 +0000 http://benh2.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/ Nhau thai là một bộ phận của thai nhi được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh. Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn, nó làm nhiệm vụ nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và sản xuất hormone giúp bào thai phát triển.

Bài viết Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là một bộ phận của thai nhi được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh. Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn, nó làm nhiệm vụ nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và sản xuất hormone giúp bào thai phát triển.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống như virus cúm, virus Rubella v.v.

Hình ảnh rau thai

Yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai

– Tuổi cao: Mẹ mang thai sau 40 tuổi dễ có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến nhau thai hơn các mẹ khác.

– Đã có tiền sử về nhau thai: Những mẹ có tiền sử nhau thai gặp vấn đề trong các lần mang thai trước cũng có nguy cơ cao về nhau thai trong lần mang thai tiếp theo.

– Gặp vấn đề về đông máu: Một số vấn đề y khoa có thể gây ra hiện tượng máu không đông lại được.

– Phẫu thuật tử cung: Đã từng phẫu thuật tử cung cũng có thể khiến nhau thai không phát triển bình thường.

– Bị thương ở bụng: Bị ngã, hay bị vật nhọn đâm vào bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai. Nguy cơ nhau thai bị đứt, gãy là rất cao.

– Mang đa thai: Các bà mẹ mang đa thai thường có nhau thai phát triển yếu hơn.

– Huyết áp cao: Huyết áp cao cũng có thể khiến nhau thai không thực hiện đầy đủ chức năng của nó.

– Bong nút nhầy cổ tử cung sớm: Bong nút nhầy cổ tử cung quá sớm cũng khiến nhau thai gặp nguy hiểm.

– Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, những chất kích thích nói chung cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nhau thai.

Một số vấn đề thường gặp đối với nhau thai

Bác sỹ sẽ theo dõi tình trạng nhau thai nhờ xác định lưu lượng máu truyền qua dây rốn – nhau thai qua các lần siêu âm. Khi mang bầu các mẹ có thể phải đối mặt với một số vấn đề bất thường về nhau thai như sau:

Canxi hóa bánh rau

Ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện hiện tượng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu ở những tháng cuối thai kì, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng vì vậy mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.

Nhau thai bám thấp

Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung. Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, che một phần hoặc che hoàn toàn cổ tử cung. Trường hợp này, bánh nhau đã “ngáng” đường đi của thai nhi khi chào đời. Mổ lấy thai hiện nay là phương pháp phổ biến và an toàn nhất khi mẹ bầu mắc nhau tiền đạo.

Triệu chứng nhau tiền đạo phổ biến mất là thai phụ bị chảy máu bất thường nhưng không đau bụng vào cuối thai kỳ thứ hai hoặc bắt đầu sang thai kỳ thứ ba.

Nhau thai bám quá chắc

Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.

Nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược là thuật ngữ sản khoa để chỉ hiện tượng nhau thai bám quá chắc và sâu vào thành tử cung. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nhau thai bám vào thành tử cung. Khi đến ngày dự sinh, nhau thai sẽ bong tróc tự nhiên và em bé chào đời. Trường hợp nhau cài răng lược, một phần hay toàn bộ bánh nhau không bám bình thường vào thành tử cung, mà bám sâu và chắc. Mẹ bầu mắc nhau cài răng lược dễ có nguy cơ sinh non hoặc mất máu khi chuyển dạ. Để xử lý trường hợp này, các bác sỹ thường chọn phương pháp mổ lấy thai hoặc phẫu thuật loại bỏ nhau thai.

Nhau thai đứt rời

Là trạng thái rau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra máu cho mẹ và khiến nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.

Benh.vn

Bài viết Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/feed/ 0
Chẩn đoán các biến chứng và điều trị rau bong non https://benh.vn/chan-doan-cac-bien-chung-va-dieu-tri-rau-bong-non-2534/ https://benh.vn/chan-doan-cac-bien-chung-va-dieu-tri-rau-bong-non-2534/#respond Wed, 11 Jul 2018 04:15:58 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-cac-bien-chung-va-dieu-tri-rau-bong-non-2534/ Rau bong non là một cấp cứu sản khoa nguy hiểm cho mẹ và thai vì vậy chẩn đoán và xử trí kịp thời nhằm giảm các biến chứng sản khoa hạn chế tử vong cho mẹ và cho thai nhi.

Bài viết Chẩn đoán các biến chứng và điều trị rau bong non đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Rau bong non là một cấp cứu sản khoa nguy hiểm cho mẹ và thai vì vậy chẩn đoán và xử trí kịp thời nhằm giảm các biến chứng sản khoa hạn chế tử vong cho mẹ và cho thai nhi.

rau bong non

Rau bong non là một cấp cứu sản khoa nguy hiểm (ảnh minh họa)

Tiến triển và biến chứng

Trong những thể nặng mặc dù đã được xử trí nhưng tính mạng bệnh nhân vẫn bị đe doạ nhiều vì các biến chứng choáng chảy máu, vô niệu…

Tiến triển

– Thông thường sau khi nhau bong chuyển dạ sẽ bắt đầu khởi phát. Chuyển dạ thường diễn ra rất nhanh. Ở thể nhẹ bấm ối thể tích giảm làm tử cung co bóp được, cổ tử cung mở nhanh thai sổ ra ngay, rau và máu cục ra theo, nhưng tử cung có thể đờ và máu chảy nhiều

– Có thể chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng trong chốc lát. Nếu không xử lý kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng sau

Biến chứng

– Choáng mất máu: Vừa là triệu chứng vừa là chẩn đoán. Choáng xảy ra nhanh nhất là sau khi thai và rau ra. Điều cần lưu ý là lượng máu ứ lại trong lòng tử cung có thể rất nhiều so với lượng máu chảy ra ngoài âm đạo.

– Rối loạn đông máu: Do thiếu sinh sợi huyết, phát hiện sau khi sổ rau thấy máu loãng vẫn tiếp tục chảy ra ngoài âm đạo. Biến chứng này càng nặng nếu diễn biến nhau bong non càng kéo dài vì vậy cần phải phát hiện sớm để có ngay hướng xử trí

– Vô niệu: Cần theo dõi những giờ đầu và những ngày tiếp theo sau để phát hiện những biến chứng này. Biểu hiện bệnh nhân đái ít, đau vùng hông, urê huyết tăng cao nhưng urê niệu giảm. Vô niệu phần lớn là do tình trạng choáng tụt huyết áp, chảy máu nhiều. Một số khác do hoại tử không hồi phục của lớp vỏ thận tiên lượng nặng có thể dẫn đến tử vong

– Biến chứng khác:

Ngoài ra rau bong non có thể để lại các di chứng sau:

  • Suy gan cấp
  • Suy thận mạn.
  • Suy tuyến thượng thận.
  • Cao huyết áp.

Chẩn đoán

– Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng cơ năng, thực thể và cận lâm sàng để chẩn đoán

– Chẩn đoán phân biệt:

  • Vỡ tử cung
  • Rau tiền đạo
  • Các bệnh lý của cổ tử cung

Hình ảnh rau bong non

Điều trị

– Điều trị nội khoa hồi sức tích cực bằng truyền dịch, truyền máu và phục hồi lại cân bằng nước điện giải, chống choáng giảm đau, dùng thuốc giảm co cơ tử cung.

– Nếu thể nhẹ cổ tử cung mở hết thì bấm ối cho đẻ đường dưới

– Nếu thể nặng thì chống sốc, chống các biến chứng vô niệu, mổ sớm cứu mẹ và thai

– Phẫu thuật nhằm hai mục đích chính:

  • Lấy thai ra khỏi tử cung để tử cung co hồi thực hiện cơ chế cầm máu
  • Quan sát kỹ các tổn thương để quyết định bảo tồn hay phải cắt tử cung

– Tích cực điều trị các biến chứng.

Phòng bệnh

– Đăng ký và quản lý thai nghén thật tốt

– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ cao

– Xử lý sớm đối với các trường hợp rau bong non

– Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về nguyên nhân, triệu chứng và nguy cơ của rau bong non để đề phòng và phát hiện sớm

Bộ môn sản ĐHYHN

Bài viết Chẩn đoán các biến chứng và điều trị rau bong non đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-cac-bien-chung-va-dieu-tri-rau-bong-non-2534/feed/ 0
Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa rủi ro khi nhau thai bám thấp https://benh.vn/nguyen-nhan-va-phuong-phap-phong-ngua-rui-ro-khi-nhau-thai-bam-thap-2519/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-phuong-phap-phong-ngua-rui-ro-khi-nhau-thai-bam-thap-2519/#respond Tue, 12 Jun 2018 04:15:41 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-phuong-phap-phong-ngua-rui-ro-khi-nhau-thai-bam-thap-2519/ Hiện tượng nhau thai bám thấp cũng là một dạng của rau tiền đạo. Nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé vì vậy cần phải theo dõi nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bài viết Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa rủi ro khi nhau thai bám thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện tượng nhau thai bám thấp cũng là một dạng của rau tiền đạo. Nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé vì vậy cần phải theo dõi nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bình thường, nhau thai bám vào đáy tử cung, nhưng trường hợp này, một phần hoặc toàn thể bánh nhau lại bám xuống cổ tử cung, che một phần lỗ tử cung làm cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ.

Nếu mắc phải hiện tượng nhau bám thấp, khi cổ tử cung mở (trong giai đoạn chuyển dạ) cũng là lúc nhau thai tràn ra ngoài. Nó sẽ khiến thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong cho thai phụ.

nhau thai bám thấp

Rau thai bám thấp tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé (ảnh minh họa)

Nguyên nhân nhau thai bám thấp

– Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có tiền sử nạo (hút) thai…

– Sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung giảm sút.

Nhiều trường hợp phát hiện nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai phụ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất nhóm thai phụ này nên nhập viện sớm để theo dõi diễn biến của cơn chuyển dạ. Tình trạng sảy thai hoặc sinh non ở nhóm phụ nữ có tình trạng nhau bám thấp khá cao.

Phân biệt nhau bám thấp và nhau tiền đạo

Nhiều người cho rằng nhau bám thấp là nhau tiền đạo nhưng không phải như vậy. Nhau bám thấp chỉ là một dạng của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo còn có các dạng như nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Tất cả những hiện tượng này đều gây nguy hiểm.

Rau bám thấp chỉ là một dạng của rau tiền đạo

Các cấp độ nhau thai bám thấp

– Nhau thai nằm thấp: Nhau thai “định cư” ở phía dưới tử cung, gần cổ tử cung nhưng mép của nhau thai chưa chạm tới cổ tử cung.

– Mép của nhau thai chạm tới cổ tử cung.

– Một phần nhau thai bao phủ cổ tử cung.

– Toàn bộ nhau thai bao phủ cổ tử cung.

Phát hiện và phòng ngừa rủi ro khi nhau bám thấp

– Nếu thấy dấu hiệu ra máu đỏ tươi khi đi vệ sinh, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay. Hiện tượng này có thể cảnh báo nguy cơ nhau bám thấp.

– Máu khi nhau bám thấp thường có màu đỏ tươi, không đi kèm với dấu hiệu đau bụng, lượng máu ở lần sau có thể nhiều hơn lần trước.

– Bạn nên đi khám thai theo định kỳ (khoảng 1 tháng một lần).

– Ngoài ra, bạn nên tránh những công việc nặng nhọc, hạn chế đi lại nhiều. Nếu bạn bị ra máu khi quan hệ vợ chồng, bạn nên nhanh chóng đi khám.

Thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian. Nên thăm khám định kỳ để theo dõi bánh rau có thay đổi vị trí hay không.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa rủi ro khi nhau thai bám thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-phuong-phap-phong-ngua-rui-ro-khi-nhau-thai-bam-thap-2519/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-rau-tien-dao-2521/ https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-rau-tien-dao-2521/#respond Tue, 15 May 2018 04:15:44 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-dieu-tri-rau-tien-dao-2521/ Tình trạng rau bám thấp trong tử cung có thể dẫn đến băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Vì vậy cần được chẩn đoán sớm để có phương án xử lý để đảm bảo tính mạng cho mẹ và bé.

Bài viết Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bánh rau được hình thành từ rất sớm cùng với sự phát triển của thai nhi. Nó giống như một đĩa có đường kính khoảng 20-25 cm, dày khoảng 2,5-3 cm, mỏng dần về phía bìa và có cân nặng khoảng 500-600 g. Hệ thống mạch máu của bánh rau được tập trung thành hai động mạch và một tĩnh mạch rốn nối liền với thai nhi, được gọi là dây rau hay dây rốn, có chiều dài 35-60 cm.

rau tiền đạo

Rau tiền đạo dễ dẫn đến băng huyết sau sinh, gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé

Tình trạng rau bám thấp trong tử cung có thể dẫn đến băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Vì vậy cần được chẩn đoán sớm để có phương án xử lý để đảm bảo tính mạng cho mẹ và bé.

Chẩn đoán

Trong ba tháng cuối

– Cơ năng: Chảy máu là triệu chứng chính với tính chất đặc biệt đột ngột, không đau bụng, máu đỏ loãng, có máu cục. Không cần điều trị, tự cầm, có tính chất tái diễn.

– Toàn thân bệnh nhân phụ thuộc vào lượng máu mất nhẹ

– Thực thể:

  • Thường ngôi bất thường đầu cao lỏng ngôi ngang hoặc ngôi ngược.
  • Nếu ra máu nhiều tim thai có biểu hiện suy.
  • Thăm âm đạo thấy ngôi cao qua cổ tử cung có thể sờ được bánh rau
  • Siêu âm: là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất và vô hại.

– Tiến triển:

Thường máu tự cầm đôi khi máu chảy nhiều mang tính tái phát không ảnh hưởng tới toàn thân. Có tới 75 % đẻ non dưới 8 tháng hiếm thấy các trường hợp ra máu ba tháng cuối giữ được đến đủ tháng trường hợp hay gặp vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối.

Khi chuyển dạ

– Cơ năng: Máu chảy đỏ tươi nhiều hay gặp trong rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn các loại khác chảy ít hơn

– Toàn thân: Thể trạng chung tuỳ thuộc vào lượng máu mất nếu mất máu nhiều da xanh niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt có khi trụy tim mạch.

– Thực thể:

  • Sờ nắn thấy ngôi ở rất cao hoặc ngôi bất thường
  • Nghe tim thai có thể không rõ
  • Thăm âm đạo khi chuyển dạ là phương pháp lâm sàng chính xác nhất để xác định các thể rau tiền đạo và hướng xử trí thích hợp. Nếu chảy máu nhiều, nhanh chóng mổ lấy thai để an toàn cho cả mẹ và con .Nếu chảy máu ít theo dõi sát để đẻ thường.

– Cận lâm sàng: Có nhiều phương pháp để chẩn đoán

  • Siêu âm: Ngày nay siêu âm là phương tiện sử dụng nhiều nhất có thể xác định vị trí chính xác của bánh rau còn xác định được nhịp tim thai
  • Chụp X quang không chuẩn bị để xác định vị trí của bánh rau nằm vị trí đoạn dưới tử cung. Ngoài ra có phương pháp bơm thuốc cản quang vào động mạch đùi để tìm vị trí bám của bánh rau tuy nhiên ít làm vì nguy hiểm cho thai nhi .
  • Dùng đồng vị phóng xạ ( I125 , I131. I132 …) xác định vị trí bánh rau

Chẩn đoán phân biệt

– Rau bong non

Thường có hội chứng tiền sản giật – sản giật. Máu âm đạo đen loãng, không đông, sản phụ đau bụng nhiều, tử cung co cứng, thai suy nhanh chóng.

– Vỡ tử cung

Thường có dấu hiệu dọa vỡ, thai suy hoặc chết, sản phụ choáng nặng, có dấu hiệu xuất huyết nội.

– Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân chảy máu từ cổ tử cung (viêm lộ tuyến, polyp, ung thư…), chảy máu âm đạo. Trong khi chuyển dạ chẩn đoán phân biệt với đứt mạch máu của dây rau, máu chảy ra đỏ tươi, thai suy rất nhanh.

Các phương pháp điều trị

Khi thai chưa được 32 tuần

– Điều trị nội khoa:

  • Bất động
  • Thuốc giảm co bóp tử cung như Spasmaverin, Salbutamol, Magné Sulfate.
  • Các thuốc cầm máu, các thuốc bổ thai theo dõi cho đến khi thai đủ tháng nếu ra máu nhiều khó giữ thai cần phải cấp cứu mẹ, bấm ối (trừ loaị trung tâm) cầm máu và gây chuyển dạ

Khi thai đủ 32 tuần

– Thai có thể sống độc lập ngoài tử cung nếu chảy máu tái diễn nhiều lần tốt nhất mổ lấy thai không nên chờ đợi đến chuyển dạ

– Khi chuyển dạ:

Rau tiền đạo không trung tâm

  • Đa số các trường hợp này có thể đẻ thường. Khi chuyển dạ nên bấm ối để hạn chế chảy máu. Nếu sau bấm ối máu vẫn tiếp tục chảy nên mổ lấy thai.
  • Khi có quyết định cho đẻ thường cần phải theo dõi sát toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ, số lượng máu mất và tình trạng thai. Nếu toàn trạng mẹ xấu đi do mất máu nhiều, hoặc phát sinh thêm các yếu tố nguy cư khác thì phải mổ lấy thai cấp cứu.
  • Sau khi thai sổ, bánh rau thường bong sớm vì một phần đã bị bong trước sinh. Chỗ rau bám có thể chảy máu, cần dùng các thuốc co hồi tử cung. Nếu không kết quả phải cắt tử cung bán phần thấp.

Rau tiền đạo trung tâm

  • Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối.
  • Trường hợp chảy máu nhiều không kiểm soát được thì có thể buộc động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị để cầm máu. Nếu không có kết quả thì phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.

Thời kỳ hậu sản

Về phía mẹ

– Theo dõi sát để đề phòng chảy máu thứ phát sau sinh và nhiễm khuẩn.

– Trong thời kỳ hậu sản nếu mẹ thiếu máu nhiều phải truyền máu để bù lại số lượng máu đã mất và uống thêm viên sắt.

Về phía thai

– Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì phần lớn là trẻ non tháng do mẹ mất máu mãn tính nên thai nhi thiếu oxy từ trong bụng mẹ thai dễ suy và dễ tử vong do non tháng và do chảy máu.

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-dieu-tri-rau-tien-dao-2521/feed/ 0