Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 14 Jul 2019 16:45:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Một số nguyên nhân gây vàng da https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-gay-vang-da-2782/ https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-gay-vang-da-2782/#respond Mon, 07 Aug 2017 04:20:51 +0000 http://benh2.vn/mot-so-nguyen-nhan-gay-vang-da-2782/ Vàng da là một triệu chứng biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vàng da thường kèm theo vàng niêm mạc như gan bàn chân, gan bàn tay, vàng kết mạc mắt. Có trường hợp chỉ vàng da đơn thuần, có trường hợp vàng da kèm theo xuất huyết dưới.

Bài viết Một số nguyên nhân gây vàng da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vàng da là một triệu chứng biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vàng da thường kèm theo vàng niêm mạc như gan bàn chân, gan bàn tay, vàng kết mạc mắt. Có trường hợp chỉ vàng da đơn thuần, có trường hợp vàng da kèm theo xuất huyết dưới.

Việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng vì ranh giới giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý rất mong manh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Một số nguyên nhân gây vàng da:

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý thường chỉ gặp ở một số trẻ sau khi sinh ra da bị vàng (ước tính khoảng 1/3 số trẻ sơ sinh). Thông thường vàng da sinh lý kéo dài khoảng một đến vài tuần rồi tự hết không để lại biến chứng gì vì trẻ sơ sinh có đời sống hồng cầu ngắn hơn ở người lớn. Do đó lượng hồng cầu bị hủy nhanh làm tăng lượng bilirubin trong máu. Đồng thời gan của trẻ sơ sinh cũng chưa hoàn chỉnh chức năng đủ để loại trừ nhanh lượng bilirubin trong máu.

Để phát hiện vàng da sớm, nên cho trẻ nằm ở phòng đủ ánh sáng tự nhiên, thường xuyên bế trẻ ra chỗ sáng để kiểm tra da toàn thân. Cũng có thể kiểm tra độ vàng da cho trẻ bằng cách lấy một ngón tay đè xuống vùng da của bé để làm giãn các mạch máu. Sau khi bỏ tay lên, vùng da đó trắng thì không sao, còn nếu thấy hơi có màu vàng thì cần theo dõi nếu sau vài tuần mà hiện tượng vàng da vẫn không thuyên giảm (có khi còn gia tăng) thì nguy cơ có thể là vàng da do bệnh lý về gan hoặc về máu hoặc bệnh khác.

Vàng da do viêm đường dẫn mật

Viêm đường dẫn mật hoặc viêm túi mật đều làm cho hiện tượng ứ mật hoặc tắc mật làm xuất hiện hiện tượng vàng da. Trong những trường hợp này thường có sốt cao, rét run và có thể có đau vùng túi mật (hạ sườn phải). Triệu chứng đau thường xuất hiện trước triệu chứng sốt và vàng da, có trường hợp kèm theo ngứa.

Vàng da do sỏi đường dẫn mật

Sỏi đường dẫn mật có thể là sỏi đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan. Sỏi ở ống mật chủ, ở ngã ba ống mật chủ – túi mật, ở cổ túi mật hoặc sỏi ở túi mật. Triệu chứng là đau quặn hay xuất hiện sau bữa ăn, đau lan ra sau lưng, lan sang trái, đôi khi túi mật căng phồng có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy. Sau đau là sốt và vàng da. Triệu chứng của sỏi đường dẫn mật hay xuất hiện từng đợt. Hậu quả xấu nhất là có thể gây thấm mật phúc mạc rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc làm tổn thương tế bào gan.

Vàng da do bệnh của tụy tạng

Như viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính, đặc biệt là ung thư đầu tụy. Ung thư đầu tụy da càng ngày càng vàng đậm.

Vàng da do các bệnh về máu

Như bệnh huyết tán.

Vàng da do viêm gan (viêm gan A,B,C,D,E)

Dù là viêm gan do virut viêm gan nào cũng đều gây vàng da, vàng mắt trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Sau thời kỳ ủ bệnh là đến giai đoạn khởi phát, sau đó là toàn phát. Trong các thể loại viêm gan gây vàng da cần lưu ý thể viêm gan cấp tính hoặc thể viêm gan thể teo gan, vàng cấp là rất nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh vàng da kéo dài hơn 14 ngày sau sinh là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan nặng tiềm ẩn. Bệnh gan ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải là không có.

Vàng da do bệnh sốt rét (sốt rét cơn và sốt rét ác tính)

Do lượng hồng cầu bị phá hủy nhiều giải phóng ra bilirubin gây vàng da. Bệnh thường gặp ở vùng có sốt rét lưu hành, nhất là miền núi, cao nguyên.

Bệnh sốt vàng da, chảy máu

Bệnh này do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Bệnh có thể gặp ở dân tộc ít người, người làm rừng, bảo vệ rừng, bộ đội biên phòng, vận động viên bơi lội do xoắn khuẩn Leptospira đào thải ra từ nước tiểu chuột làm nhiễm ở các nguồn nước sông suối, ao, hồ. Khi xoắn khuẩn Leptospira bám vào da chúng dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể người nhất là khi da đã mềm mại do ngâm dưới nước.

Bệnh vàng da là một triệu chứng mà không phải là một loại bệnh. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhẹ thì chiếu tia cựu tím (Ánh sáng liệu pháp – Phototherapy) đối với trẻ, nặng hơn thì thay máu (Blood exchange transfusion). Nếu bệnh nguyên nhân xuất phát từ gan hay mật thì có thể phải cắt bỏ sỏi mật, khối u, dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc ghép gan đối với vài trường hợp gan bị hư hại nặng.

Benh.vn

Bài viết Một số nguyên nhân gây vàng da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-gay-vang-da-2782/feed/ 0
Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như thế nào? https://benh.vn/vang-da-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-nhu-the-nao-2781/ https://benh.vn/vang-da-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-nhu-the-nao-2781/#respond Sun, 27 Dec 2015 04:20:50 +0000 http://benh2.vn/vang-da-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-nhu-the-nao-2781/ Hàng năm, khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Ðồng I tiếp nhận và điều trị trung bình khoảng hơn 200 trẻ sơ sinh bị vàng da, trong đó số trẻ bị vàng da nhân chiếm khoảng 1/3. Những trẻ này có thể tử vong hoặc mắc di chứng thần kinh nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bài viết Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hàng năm, khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Ðồng I tiếp nhận và điều trị trung bình khoảng hơn 200 trẻ sơ sinh bị vàng da, trong đó số trẻ bị vàng da nhân chiếm khoảng 1/3. Những trẻ này có thể tử vong hoặc mắc di chứng thần kinh nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị vàng da?

Phần lớn trẻ sau sinh vài ngày đều có dấu hiệu vàng da. Ðây là hiện tượng sinh lý bình thường, do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi bị vỡ, hồng cầu sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn Bilirubin – là chất có sắc tố vàng làm cho trẻ bị vàng da. Ngoài ra, do chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì thế chưa thể chuyển hóa nhanh và hoàn toàn chất bilirubin.

Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?

Ða số các trường hợp vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày (không biến chứng) do chất bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng, chất bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não, gây bệnh cảnh Vàng da nhân (Bệnh não do bilirubin). Ở các trường hợp này, trẻ thường có biểu hiện bỏ bú, hôn mê, co gồng; Trẻ có thể tử vong hoặc mắc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Làm thế nào để phát hiện sớm vàng da?

Vàng da sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy sau khi sinh, hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có đầy đủ ánh sáng, không nên nằm trong phòng tối. Trong trường hợp khó nhận biết màu da trẻ thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây rồi buông ra; Nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Ở trường hợp vàng da nhẹ, da của trẻ vàng nhẹ ở mặt và thân, thường xuất hiện sau ngày thứ ba, trẻ bình thường và vẫn bú tốt. Nếu bị vàng da nặng, da trẻ vàng sậm, lan đến tay chân, xuất hiện sớm trong vòng 1-2 ngày đầu sau sinh, trẻ bú kém hoặc bỏ bú, co gồng. Những trẻ non tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng thì vàng da càng nặng hơn.

Làm gì khi trẻ bị vàng da?

Khi phát hiện trẻ bị vàng da, bà mẹ nên báo cho nhân viên y tế (nếu còn đang nằm viện) hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khám. Thầy thuốc sẽ khám và quyết định những trường hợp nào chỉ cần theo dõi, những trường hợp nào cần được điều trị.

Trẻ vàng da nhẹ thường được theo dõi tại nhà. Ðiều trị bằng cách tắm nắng, đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời và cho bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa. Gia đình cần theo dõi tình trạng của trẻ, nếu thấy vàng da tăng thêm hoặc có dấu hiệu bú kém, cần đem trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Trẻ vàng da nặng cần được điều trị tại bệnh viện. Có 2 cách điều trị vàng da hiệu quả là chiếu đèn (Ánh sáng liệu pháp – Phototherapy) và thay máu (Blood exchange transfusion). Trong phương pháp chiếu đèn, ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc, được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và đường tiểu. Còn phương pháp thay máu sẽ lấy bớt chất bilirubin nhanh chóng ra khỏi cơ thể.

Ðiều cần biết là trẻ vàng da nặng nếu được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ không bị vàng da nhân. Phát hiện và xử trí đúng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt về sau, giảm thiểu tử vong và di chứng do vàng da nhâ

Ths. Bs. Phạm Thị Thanh Tâm

Bài viết Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vang-da-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-nhu-the-nao-2781/feed/ 0