Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 30 Dec 2023 10:22:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mảng bám trên răng xin chớ coi thường https://benh.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/ https://benh.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/#respond Tue, 19 Dec 2023 05:21:39 +0000 http://benh2.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/ Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, do thói quen ăn uống của con người, do thức ăn đã tác động và gây ảnh hưởng đến sự vững chắc của răng cũng như các bệnh về răng-miệng. Trên góc độ khoa học, mảng bám cao răng không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Bài viết Mảng bám trên răng xin chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, do thói quen ăn uống của con người, do thức ăn đã tác động và gây ảnh hưởng đến sự vững chắc của răng cũng như các bệnh về răng-miệng. Trên góc độ khoa học, mảng bám cao răng không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Tác dụng của răng

  • Nhai, nghiền thức ăn.
  • Giúp phát âm chuẩn, tròn vành, rõ chữ.
  • Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ đặc trưng của mỗi con người.

Nguyên nhân cấu thành mảng bám răng

  • Mảng bám là một lớp màng vi khuẩn bám dính, không màu phát triển trên răng. Nước bọt tạo ra một lớp màng mỏng (là một loại protein) trên bề mặt răng để bảo vệ răng tuy nhiên lớp màng mỏng này lại cũng là cơ sở vững chắc cho các loại vi khuẩn có hại bám trụ (mảng bám mất đi khi chúng ta vệ sinh răng miệng).
  • Sau khi ăn uống, nếu không kịp thời vệ sinh răng miệng, đường, thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ kết hợp với nhau tạo thành mảng bám trên răng…

Khoa học đã chứng minh mảng bám cao răng liên quan đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, mạch máu não, bệnh hô hấp

Mảng bám trên răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào

  • Gây hôi miệng, sâu răng.
  • Gây chảy máu nướu (lợi).
  • Vi khuẩn trong mảng bám (1mg mảng bám có thể chứa đến 200-300 triệu con vi khuẩn) có khả năng tiết ra các axit phá hủy men răng.
  • Khiến răng ố vàng, mất thẩm mỹ.
  • Sâu răng, viêm nướu (do mảng bám cao răng) liên quan mật thiết đến các bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể: mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh, sinh non, thai nhi phát triển chậm….

Phương pháp chăm sóc răng miệng ngăn ngừa mảng bám trên răng

  • Đánh răng đúng cách ngày 2 lần (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ).
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
  • Hạn chế uống trà, cà phê, hút thuốc lá.
  • Chải kỹ những khu vực tập trung mảng bám, cao răng, giữa các răng, viễn nướu, các năng bị khập khễnh không đều, hàm trên, mặt nhai của răng hàm, mặt ngoài và mặt sau của răng cửa hàm dưới.
  • Sau bữa ăn từ 03-20 phút cần vệ sinh răng miệng ngay (sau 20 phút vi khuẩn sinh ra các axit có hại cho răng).

Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau khi ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám trên răng 

  • Thời gian đánh răng tối thiểu 3 phút, chọn bàn chải có đầu lông mềm, mảnh (khoảng 0,02mm để xâm nhập tốt vào kẽ răng và viền lợi).
  • Thay bàn chải ít nhất 03 tháng một lần.
  • Dùng kem đánh răng chuyên dụng có chứa Canxi cacbonat (CAC) và Nhôm oxit (AOX), tăng gấp đôi khả năng tẩy trừ các vệt ngả màu trên răng do cà phê, trà, thuốc lá.
  • Khám răng đều đặn 6 tháng/1 lần để lấy mảng bám, cao răng, vết ố răng…

Lời kết

Thói quen hút thuốc, uống trà, không đánh răng sau khi ăn…là nguyên nhân gây mảng bám trên răng khiến răng ố vàng, mất thẩm mỹ. Nguy hiểm hơn, mảng bám còn gây viêm lợi, chảy máu chân răng, thậm chí mất răng…

Theo các nhà khoa học của tập đoàn  Lion – Tập đoàn có gần 120 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng tại Nhật Bản, nếu đánh răng sai phương pháp thì thậm chí có đánh răng đều đặn hàng ngày thì cũng khó có thể tẩy sạch mảng bám trên răng. Mảng bám thường tồn tại dai dẳng ở những nơi khó tiếp cận như viền nướu, kẽ răng, mặt trong răng. Vì vậy, cần học cách chải răng đúng và duy trì các thói quen lành mạnh để bảo vệ răng và nướu hiệu quả.

Bài viết Mảng bám trên răng xin chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/feed/ 0
Giảm đau khi mọc răng khôn https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/ https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/#respond Wed, 03 Aug 2022 04:51:27 +0000 http://benh2.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/ “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào.

Bài viết Giảm đau khi mọc răng khôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” câu ví quả thực không sai. Nếu ai đã từng bị đau răng, đặc biệt đau do biến chứng khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu sự đau đớn, nhức nhối…đến nhường nào. Chưa hết, răng khôn mọc lệch còn khiến khổ chủ chịu nhiều đau đớn suốt quá trình mọc răng, sau đó phải làm thủ thuật nhổ bỏ. 

mọc răng khôn

Răng khôn là răng số 8 thường mọc khi từ 17 đến 25 tuổi

Vậy, răng khôn là loại răng nào? Có phải mọc răng này xong thì chúng ta sẽ khôn ta không? Sự nguy hiểm và những lưu ý trong thời gian mọc loại răng đặc biệt này ra sao? Làm sao để giảm đau khi mọc răng khônBenh.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề này.

Răng khôn và những biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn

Mỗi người có đến 4 chiếc răng khôn, và hầu hết chúng đều mọc lệch hoặc gây ra những vấn đề răng miệng cho khổ chủ như sâu răng, viêm lợi, huỷ xương hoặc răng mọc ngầm…

Răng khôn khôn là gì

Răng khôn (răng số tám còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ 17 đến 25 tuổi trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Một số người, quá trình mọc răng khôn vô cùng thuận lợi, họ nhanh chóng có đủ 32 chiếc răng mà không trải qua bất cứ cơn đau nào. Đáng tiếc, đây chỉ là số ít những người may mắn. Hầu hết các trường hợp khác, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngược (chọc lên mũi, họng, chọc ra má ngoài…).

Răng khôn thường mọc rất chậm, mỗi thời điểm chỉ nhú lên 1 chút. Chính vì vậy, suốt quá trình mọc răng khôn, người bệnh có thể phải trải quá rất nhiều cơn đau đớn, tái diễn liên tục. Việc giảm đau khi mọc răng khôn cũng là nhu cầu chính đáng của rất nhiều người.

Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Có thể nói, mọc răng khôn là ác mộng của nhiều người khi tình trạng sưng đau, viêm dây thần kinh và 1 loạt bệnh lý nhiễm trùng như sâu răng, viêm lợi, sưng mộng răng…diễn ra thường xuyên. Thậm chí, xương, các răng xung quanh cũng có nguy cơ bị huỷ hoại.

Tổn thương tế bào và viêm dây thần kinh

Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm, chúng trực tiếp đâm vào các tế bào xung quanh, gây nên tình trạng viêm cấp kèm nhiễm khuẩn (do khó vệ sinh, không vệ sinh được) và gây đau đớn. Đặc biệt, 1 số răng khôn còn chèn ép dây thần kinh, gây tình trạng đau do viêm dây thần kinh và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Tình trạng

Sâu răng  do mọc răng khôn

Sâu răng, đặc biệt sâu răng số 7 rất dễ xảy ra khi mọc răng khôn. Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ gây viêm nhiễm. Rất nhiều trường hợp răng khôn còn đi kèm với lợi chùm khiến việc vệ sinh khó khắn. Thức ăn thừa và mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.

Đặc biệt những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi, sưng mộng răng

Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).

Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm và cảm giác đau đớn càng cao.

Không chỉ viêm lợi thông thường, hiện tượng sưng mộng răng cũng rất hay xảy ra trong các đợt cấp của nhiễm khuẩn do răng khôn đang nhú.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ … gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tâm sự của những người mọc răng khôn

N.M.L 22 tuổi sinh viên trường ĐHLĐXH (Hà Nội)

“Em mọc răng khôn từ đầu năm 2012. Thời gian đầu thấy lợi hơi sưng, miệng hôi, khó chịu…nên em súc miệng thường xuyên cũng thấy đỡ. Bẵng đi một thời gian, khoảng tháng 10/2012, răng đau thường xuyên hơn…có những lúc em phải nghỉ học do sốt cao, nổi hạch ở cổ,  không ăn uống được gì…Em làm đủ mọi cách để mong giảm đau khi mọc răng khôn từ trườm đá, ăn tỏi… nhưng không ăn thua.”

Em đi khám, bác sỹ nói em bị lợi trùm, răng không mọc lên được, gây mưng mủ, viêm nhiễm xung quanh….Sau khi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau một thời gian, bác sỹ đã phẫu thuật cắt lợi trùm cho em. Đến nay răng em không còn đau nữa”

M.A.T 21 tuổi (Hà Nội)

“Em bị đau răng khôn thường xuyên…Mỗi lần đau, em không mở được miệng, sốt cao…rất khó chịu. Sau khi điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sỹ nha khoa) hiện tượng đau răng đỡ hơn….Nhưng chỉ được vài tuần lại đau trở lại…

Em đã xin ý kiến tư vấn, bác sỹ bảo răng em mọc đâm sang bên cạnh, ảnh hưởng đến răng khác nên cần phải nhổ….Nhưng em rất sợ vì mọi người bảo răng số 8 nhiều dây thần kinh, nếu nhổ không cần thận…sẽ bị lệch mặt, méo miệng…Em chưa biết phải làm thế nào…nhưng để tình trạng đau kéo dài, phiền phức… em không chịu nổi”

Phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn bằng tây y

Không phải ai cũng sẵn sàng nhổ răng khôn sau 1 -2 cơn đau đầu tiên. Các thủ thuật nhổ răng khôn cũng bắt buộc phải diễn ra sau khi quá trình viêm nhiễm đã ổn định. Do đó, các phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn rất cần thiết, giúp khổ chủ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. 3 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau khi mọc răng khôn nhanh chóng, hiệu quả.

1. Giữ sạch vùng khoang miệng

Người đang bị đau do mọc răng khôn, nhất thiết phải thực hiện đầy đủ 3 bước vệ sinh răng miệng như sau:

  • Dùng chỉ hoặc chỉ tăm nha khoa sau khi ăn: Động tác này giúp loại bỏ 1 phần thức ăn nhét vào kẽ răng. Không nên dùng tăm tre vì có thể gây tổn thương nướu và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm.
  • Chải răng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn chuyên dụng: Sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn chứa TSN, Nano bạc, iod, Chlorhexidine…giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây viêm nhiễm và thức ăn dư thừa. Hiện nay, các loại nước súc miệng thế hệ mới chứa phức hệ TSN và keo ong…có thêm tác dụng chống viêm, giảm đau là lựa chọn tốt nhất để vệ sinh và giảm đau khi mọc răng khôn.

Chườm đá lạnh giúp giảm đau khi mọc răng khôn

Chườm đá cũng giúp giảm các triệu chứng sưng đau do viêm khi mọc răng khôn. Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Nên thực hiện vài lần trong ngày, đặc biệt khi đau nhiều hoặc khi các thuốc giảm đau hết tác dụng

Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau

Thuốc kháng sinh, và thuốc chống viêm là bắt buộc để kiểm soát viêm nhiễm tại vị trí mọc răng khôn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau trong các trường hợp đau nhiều, đặc biệt khi có đau do chèn ép dây thần kinh.

  • Kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh chuyên dùng cho răng thường là thuốc kết hợp giữa Spiramycin và Metronidazol (Biệt dược nổi tiếng nhất là Rodogyl). Ngoài ra, 1 số trường hợp đặc biệt, bác sỹ sẽ dùng kháng sinh phổ rộng như Amoxicillin cho bệnh nhân.
  • Thuốc chống viêm: Chống viêm, giảm phù nề, sưng đau giúp bệnh nhân dễ chịu trong khi chờ đợi kháng sinh phát huy tác dụng diệt khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm. Thuốc chống viêm có thể sử dụng như Medrol (chống viêm toàn thân) hoặc alphachoay (chống viêm tại chỗ)
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc chứa Paracetamol hoặc ibuprofen có thể sử dụng trong các trường hợp này. Lưu ý, do paracetamol cần uống cách nhau 4-6h, mỗi ngày không quá 2g (4 viêm 500mg). Do đó, nếu đau nhiều nên đổi sang ibuprofen hoặc nếu đau dọc dây thần kinh thì cần hỏi ý kiến bác sỹ và sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng hơn.

Lưu ý

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý.

Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Ngoài các phương pháp giảm đau sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng 1 số loại thảo dược dân gian để hỗ trợ. Cần lưu ý, các biện pháp ngày không thể thay thế các phương pháp tây y do viêm nhiễm khi mọc răng khôn cần giải quyết nhanh. Trong khi đó, thảo dược thường có tác dụng khá chậm.

Dùng lá lốt giảm đau khi mọc răng khôn

lá lốt

Nước lá lốt dùng hàng ngày có tác dụng giảm đau răng hiệu quả

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lá lốt cũng có tác dụng như chất sát trùng tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau khi mọc răng khôn.

Cách làm:

– Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch.

– Cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối.

– Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

Dùng tỏi gây tê tự nhiên

Tác dụng của tỏi: tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau khi mọc răng khôn rất tốt.

Cách làm:

– Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều.

– Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

Lưu ý: Áp dụng các phương pháp giảm đau bằng dân gian trong trường hợp bệnh nhân không được uống thuốc giảm đau như: bà bầu, phụ nữ cho con bú…

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn

“Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỷ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.

Hàm răng của chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng khôn ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường tự “mở đường” mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.

Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Vì vậy, khi mọc răng khôn, nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm”.

Hầu hết mọi người không ít thì nhiều cũng trải qua thời kỳ mọc răng, đau răng, và “nếm trải” những vấn đề khó chịu, nhức nhối do răng khôn gây nên. Tuy nhiên, để tránh xảy ra phiền phức, đau đớn…ngay khi răng khôn mọc, chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám, tư vấn và điều trị dứt điểm.

Bài viết Giảm đau khi mọc răng khôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giam-dau-khi-moc-rang-khon-4188/feed/ 0
Hãy dùng chỉ Nha khoa https://benh.vn/hay-dung-chi-nha-khoa-70754/ https://benh.vn/hay-dung-chi-nha-khoa-70754/#respond Thu, 05 Dec 2019 08:43:34 +0000 https://benh.vn/?p=70754 Chỉ nha đã ra đời rất nhiều năm và được tin dùng bởi rất nhiều người trên thế giới . Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều người tin tưởng và sử dụng chỉ nha. Bạn hãy là người thay đổi.

Bài viết Hãy dùng chỉ Nha khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chỉ nha đã ra đời rất nhiều năm và được tin dùng bởi rất nhiều người trên thế giới . Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều người tin tưởng và sử dụng chỉ nha. Bạn hãy là người thay đổi.

Bạn có thể đã thấy hoặc nghe những câu chuyện tin tức gợi ý rằng bạn có thể quên đi việc dùng chỉ nha khoa, vì các nhà khoa học thiếu bằng chứng chắc chắn rằng bạn sẽ được lợi từ việc làm sạch giữa răng bằng chỉ nha. Nhưng nhiều nha sĩ vẫn cực kì khuyến nghị bạn dùng. Họ đã nhìn thấy răng và nướu của những người thường xuyên xỉa răng và những người không có. Sự khác biệt có thể là nổi bật.

Bác sĩ Tim Iafolla, chuyên gia sức khỏe răng miệng tại NIH cho biết, mỗi nha sĩ ở nước này có thể nhìn vào miệng ai đó và cho biết họ có xỉa răng hay không. Nướu đỏ hoặc sưng dễ chảy máu có thể là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc dùng chỉ nha khoa và thói quen nha khoa tốt hơn là cần thiết. Làm sạch tất cả các mặt của răng, kể cả giữa răng của bạn, nơi bàn chải đánh răng không thể với tới, là một điều tốt, theo IaIolla.

Tại sao có nhiều lời đồn về tác dụng của chỉ nha ?

Nếu các nha sĩ giáo dục và thậm chí có thể là kinh nghiệm cá nhân của bạn thì gợi ý rằng dùng chỉ nha khoa thường xuyên giữ cho miệng của bạn khỏe mạnh, vậy thì tại sao lại có tin tức rằng chỉ nha không thực sự tốt cho răng miệng ? Đó là bởi vì các nghiên cứu dài hạn, quy mô lớn, được kiểm soát cẩn thận về chỉ nha khoa đã phần nào bị hạn chế.

Những lợi ích được chỉ ra từ những nghiên cứu nhỏ

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy lợi ích khiêm tốn từ việc dùng chỉ nha khoa trong các nghiên cứu lâm sàng nhỏ. Ví dụ, một phân tích của 12 nghiên cứu được kiểm soát tốt cho thấy dùng chỉ nha khoa cộng với đánh răng làm giảm bệnh nướu nhẹ hoặc viêm nướu, tốt hơn đáng kể so với đánh răng đơn thuần. Những nghiên cứu tương tự đã báo cáo rằng dùng chỉ nha khoa cộng với đánh răng có thể làm giảm mảng bám sau 1 hoặc 3 tháng tốt hơn so với chỉ đánh răng.

Nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể ngăn ngừa viêm nha chu, một dạng bệnh nướu nghiêm trọng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người lớn. Viêm nha chu có thể phát sinh nếu bệnh nướu nhẹ không được điều trị. Mảng bám sau đó có thể lan ra bên dưới đường nướu, dẫn đến gãy xương và các mô khác hỗ trợ răng của bạn. Viêm nha chu phát triển chậm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu dùng chỉ nha khoa cho đến nay, chỉ kiểm tra khoảng thời gian tương đối ngắn.

Một thách thức khác ngăn cản việc nghiên cứu về sử dụng chỉ nha

Một thách thức nghiên cứu khác là các nghiên cứu lớn trong thế giới thực về xỉa răng phải dựa vào những người báo cáo chính xác thói quen làm sạch răng của họ. Và mọi người có xu hướng báo cáo những gì họ nghĩ là câu trả lời đúng của Hồi giáo khi nói về hành vi sức khỏe của họ, dù là dùng chỉ nha khoa, tập thể dục, hút thuốc hay ăn uống. Đó là lý do tại sao các nghiên cứu được kiểm soát tốt (nơi các nhà nghiên cứu theo dõi chặt chẽ việc dùng chỉ nha khoa hoặc thực hiện chỉ nha khoa) có xu hướng cho thấy dùng chỉ nha khoa là hiệu quả. Nhưng các nghiên cứu thực tế dẫn đến bằng chứng yếu hơn.

Thực tế là chưa có một nghiên cứu lớn nào về việc dùng chỉ nha khoa không có nghĩa là việc dùng chỉ nha khoa không hiệu quả, theo ông Iafolla. Đơn giản chỉ cần gợi ý rằng các nghiên cứu lớn rất khó thực hiện và tốn kém khi bạn theo dõi các hành vi sức khỏe dưới bất kỳ hình thức nào.

Lời kết

Mặc dù bằng chứng khoa học về lợi ích dùng chỉ nha khoa có thể thiếu một chút, nhưng có rất ít bằng chứng cho bất kỳ tác hại hoặc tác dụng phụ nào từ việc dùng chỉ nha khoa và chi phí thấp. Vậy tại sao không xem xét việc biến nó thành một phần của thói quen hàng ngày của bạn?

Nói chuyện với nha sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm về răng hoặc nướu của bạn. Nếu dùng chỉ nha khoa là khó khăn, nha sĩ có thể đề xuất các cách khác để loại bỏ mảng bám giữa răng, chẳng hạn như dùng chỉ nha khoa hoặc chất tẩy rửa kẽ răng. Nếu bạn cần giúp đỡ trong việc học cách xỉa răng, hoặc nếu bạn không nghĩ rằng mình đang làm đúng, nha sĩ hoặc chuyên gia vệ sinh của bạn sẽ sẵn lòng chỉ cho bạn cách làm.

nih.gov

Bài viết Hãy dùng chỉ Nha khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hay-dung-chi-nha-khoa-70754/feed/ 0
Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thế nào? https://benh.vn/trong-qua-trinh-mang-thai-me-bau-nen-cham-soc-rang-mieng-the-nao-7561/ https://benh.vn/trong-qua-trinh-mang-thai-me-bau-nen-cham-soc-rang-mieng-the-nao-7561/#respond Sat, 29 Jun 2019 06:23:35 +0000 http://benh2.vn/trong-qua-trinh-mang-thai-me-bau-nen-cham-soc-rang-mieng-the-nao-7561/ Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé sau này. Vì vậy để con có hàm răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ bầu không nên chủ quan với vấn đề răng miệng và nên có kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay từ trước khi chuẩn bị mang thai.

Bài viết Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé sau này. Vì vậy để con có hàm răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ bầu không nên chủ quan với vấn đề răng miệng và nên có kế hoạch chăm sóc răng miệng ngay từ trước khi chuẩn bị mang thai.

Cùng Benh.vn tìm hiểu về cách mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thế nào.

Trước khi mang thai

Hãy chắc chắn rằng răng của bạn được chăm sóc tốt nhất khi chuẩn bị mang bầu. Bạn nên đến gặp nha sĩ thường xuyên để chắc chắn răng và lợi của bạn luôn khỏe.

Việc tăng hormone khi mang thai có thể làm cho răng và nướu của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Dẫn tới nhiều nguy cơ mắc bệnh răng nướu khi mang bầu. Do đó, việc chăm sóc răng miệng khi mang bầu là không thể coi nhẹ.

Chăm sóc răng miệng khi mang thai giúp răng và lợi của bé khỏe mạnh về sau (ảnh minh họa)

Giai đoạn thứ 1

  • Nói với bác sĩ nha khoa bạn đang mang thai
  • Nên đi thăm khám răng định kỳ để luôn đảm bảo nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất.
  • Sưng nướu là nguyên nhân của việc thay đổi hormone khi mang thai.
  • Sử dụng kem đánh răng không mùi không vị để tránh buồn nôn vào buổi sáng.
  • Nếu bạn thường xuyên buồn nôn vào buổi sáng sau khi đánh răng có thể thay bằng nước súc miệng
  • Bác sĩ nha khoa có thể sẽ đưa ra lời khuyên dùng nước súc miệng có chứa fuor trong thời kỳ mang thai.
  • Sử dụng bàn chải với lông chải mềm để hạn chế tổn thương răng, lợi.

Giai đoạn thứ 2

  • Hạn chế ăn các loại đồ khô có vị ngọt để đảm bảo sức khỏe cho răng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, canxi, vitamin B12…chúng sẽ giúp răng của bạn chắc khỏe hơn.
  • Trong quá trình mang thai có một số người gặp phải tình trạng xuất hiện những bọng nhỏ màu đỏ nổi lên ở nướu hoặc môi.

Giai đoạn thứ 3

  • Suốt 6 tuần của thai kỳ, tránh thực hiện các biện pháp y khoa đối với răng miệng.
  • Bạn vẫn phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề chăm sóc răng miệng tại nhà bằng những biện pháp thông thường như đánh răng, dùng nước súc miệng.
  • Sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa sau khi sinh con.

Bài viết Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trong-qua-trinh-mang-thai-me-bau-nen-cham-soc-rang-mieng-the-nao-7561/feed/ 0
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-theo-tung-do-tuoi-56310/ https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-theo-tung-do-tuoi-56310/#respond Thu, 28 Feb 2019 09:41:11 +0000 https://benh.vn/?p=56310 Theo thống kê của Viện Răng hàm mặt Quốc gia: số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có tới 80% trẻ 4-8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Bài viết Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê của Viện Răng hàm mặt Quốc gia: số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có tới 80% trẻ 4-8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Việc đánh răng hàng ngày là thói quen mà bất cứ bạn nhỏ nào cũng được cha mẹ yêu cầu thực hiện. Tuy nhiên, đánh răng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu dẫn đến mòn lớp men răng. Dưới đây là cách đánh răng đúng dành cho trẻ từ 1 – 9 tuổi.

Nguyên nhân của các bệnh răng miệng ở trẻ

Cha mẹ chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho con

Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp mà còn gây nhiều bất lợi cho bé khi trưởng thành. Một nguyên nhân quan trọng là nhiều phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng cho con, trong đó suy nghĩ phổ biến đó là con còn nhỏ, chưa cần đánh răng hàng ngày.

Sự phổ biến của thức ăn nhanh, đồ hộp

Điều kiện sống được nâng cao đồng nghĩa với thói quen ăn uống của người Việt thay đổi nhiều. Nếu trước đây người Việt Nam ăn uống lành mạnh hơn với các loại đồ ăn tươi thì hiện nay, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nước uống có ga ngày càng phổ biến. Đây chính là một trong những tác nhân gây các bệnh răng miệng ở trẻ.

Đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng trẻ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì chính đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ là nguyên nhân gây sâu răng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành các mảng bám trên răng. Nếu không chải răng kỹ lưỡng mỗi ngày, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại, phá hủy men răng và làm sâu răng, lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng gây viêm nướu, bệnh nha chu và thậm chí mất răng.

Các ảnh hưởng của bệnh răng miệng

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy: sâu răng và viêm nướu có liên quan đến các bệnh khác khi trẻ trưởng thành như: bệnh mạch máu não , tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh hô hấp, xương thủy tinh, sinh non… Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn nên khi con bị sâu vẫn không điều trị. Trong khi đó, răng sữa có những chức năng rất quan trọng như nhai, phát âm, thẩm mỹ và “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển. Tuổi của răng sữa là từ 6 – 12 năm.

Trong quá trình mọc răng, lần lượt từng răng bị thay chứ không phải thay cùng lúc, nên nếu nhổ răng sữa sớm do sâu răng, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch, chiếm chỗ của răng vĩnh viễn. Khi bị “chèn ép” như vậy, răng vĩnh viễn bắt buộc mọc lệch, mọc xiên thậm chí không mọc được, phải nắn chỉnh rất tốn kém. Ngoài ra, trẻ mất răng sữa sớm, không ăn nhai thì xương hàm không phát triển, điều này dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều quan trọng. Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ. Cha mẹ nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp và thực hành chải răng đúng cách.

Từ 8 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa.

Giai đoạn từ 1 tuổi đến 2 tuổi

Cha mẹ chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc, cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối.

Trẻ 3 – 6 tuổi

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của mình.

Trẻ 6 – 9 tuổi

Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để tránh trẻ đánh răng sai cách.

Khi trẻ 3 – 6 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ một số nguyên tắc và nên sử dụng những mẹo dưới đây nhằm tạo hứng thú cho trẻ làm quen với thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng vào thời gian hợp lý. Hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần
  • Đánh răng đúng cách để mang lại hiệu quả chăm sóc, bảo vệ răng miệng cao. Đó là đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng, chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 – 3 cái, chải đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian đánh răng lý tưởng nhất là khoảng 2 – 3 phút.
  • Lưu ý chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ: chọn loại không đường, chứa Xylitol và Fluoride để chống sâu răng. Nhiều trẻ nhũ nhi thích ăn hoặc mút kem đánh răng nên phụ huynh cần chọn loại kem an toàn.
  • Chọn bàn chải cho trẻ: cha mẹ cần ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải răng. Lông bàn chải cho trẻ là loại lông siêu mềm

Tạo hứng thú thích đánh răng cho con

Đối với trẻ, đánh răng là một hành động khá khó. Mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn răng miệng, những tác hại của bệnh sâu răng. Và khẳng định cách phòng bệnh răng miệng đơn giản nhất là đánh răng thường xuyên.

Bên cạnh việc lựa chọn cho bé loại bàn chải có kiểu dáng dễ thương, màu sắc nổi bật, loại kem đánh răng có mùi thơm hấp dẫn mẹ cần biết cách tạo hứng thú cho trẻ mỗi ngày:

  • Cùng đánh răng với bé và thi đua xem ai đánh răng đúng cách hơn, sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn nhé
  • Khi bé đánh răng xong hãy tỏ ra khen ngợi bé
  • Hãy tập cho bé đánh răng đều đặn mỗi ngày vào một giờ cố định
  • Hãy cho bé thấy sự khác nhau giữa hàm răng trắng đẹp do đánh răng đều đặn và hàm răng xỉn màu, bị sâu răng do lười đánh răng để bé có thêm động lực
  • Trong nhà nên có sẵn hai ba loại kem đánh răng có mùi vị khác nhau (táo, cam, dâu, nho) hoặc vài bàn chải với màu sắc khác nhau để giúp bé có nhiều chọn lựa.

Ngoài ra nên định kỳ hàng năm cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng để phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-mieng-cho-tre-theo-tung-do-tuoi-56310/feed/ 0
Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng và phương pháp khắc phục https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-rang-bi-o-vang-va-phuong-phap-khac-phuc-5873/ https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-rang-bi-o-vang-va-phuong-phap-khac-phuc-5873/#respond Sun, 19 Aug 2018 05:35:18 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-khien-rang-bi-o-vang-va-phuong-phap-khac-phuc-5873/ Một hàm răng đều đặn, trắng bóng giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp. Ngược lại hàm răng khấp khểnh, lô nhô, răng bị xỉn màu, ố vàng…khiến nụ cười của chủ nhân trở nên “méo mó” e dè, thậm chí do ngại ngùng khiến nụ cười trở nên hiếm hoi hơn. Vậy, nguyên nhân khiến răng bị ố vàng là gì? Phương pháp hạn chế răng ố vàng như thế nào?

Bài viết Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng và phương pháp khắc phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một hàm răng đều đặn, trắng bóng giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp. Ngược lại hàm răng khấp khểnh, lô nhô, răng bị xỉn màu, ố vàng…khiến nụ cười của chủ nhân trở nên “méo mó” e dè, thậm chí do ngại ngùng khiến nụ cười trở nên hiếm hoi hơn. Vậy, nguyên nhân khiến răng bị ố vàng là gì? Phương pháp hạn chế răng ố vàng như thế nào?

Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng

Chế độ ăn uống

+ Ảnh hưởng từ nước sốt đậm, các loại trái cây mọng gồm nho, lựu, bơ…Những lớp màu phong phú có thể dính vào men răng và để lại các màng trên răng.

Răng bị ố vàng do chế độ ăn uống, sinh hoạt…

+ Giấm Balsamic chứa nhiều acxit khiến cho răng dễ bị đổi màu.

+ Các sắc tố trong cà phê, rượu vang đỏ, trà đen, nước coca… có thể làm răng bị ố vàng và chuyển màu.

+ Các loại kẹo, kẹo cao su, kem và các loại đồ ngọt khác chứa các chất màu cũng có thể gây ố răng. Tuy nhiên, chỉ khi ăn thường xuyên, răng mới thực sự bị đổi màu.

Thói quen trong sinh hoạt

+ Do hút thuốc lá (khói thuốc lá làm cho răng bị ố vàng)

+ Vệ sinh răng miệng kém (tích tụ các mảng bám trên răng)…

Hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém khiến răng bị ố vàng.

Tác động của thuốc

+ Trẻ em uống thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline trong thời gian răng phát triển (trước 8 tuổi) khiến răng có thể biến sang màu nâu vàng.

+ Chlorhexidine một chất khử trùng được sử dụng trong nước súc miệng để điều trị viêm lợi cũng có thể biến đổi màu của răng.

+ Thuốc minocycline chống mụn trứng cá, một dẫn xuất của chất tetracycline, cũng gây ra các vết bẩn răng.

+ Uống quá nhiều florua và sử dụng các hóa trị ở đầu và cổ cũng gây ra các vết bẩn bên trong răng.

+ Thuốc kháng histamin và thuốc huyết áp, đôi khi cũng có thể gây vàng răng…

Di truyền

Ngoài ra do di truyền và tuổi tác cũng khiến răng bị ố, vàng.

Cách điều trị

+ Đảm bảo vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày (trừ sạch các mảng bám, thức ăn còn lại trên răng).

+ Sử dụng chanh pha với muối hoặc baking soda để làm trắng răng (xoa trực tiếp lên răng) trong vòng 10 phút.

+ Sử dụng phần trong của vỏ cam, quýt chà lên răng (10 đến 15 phút).

+ Ngoài ra có thể dùng vỏ chuối, cùi bã mía, dâu tây, quả cau…để làm trắng răng. Tuy nhiên, không quá lạm dụng mà chỉ nên thực hiện 1 tuần/lần.

+ Đối với ố răng nội sinh thì việc tẩy răng ố vàng rất khó khăn. Phương pháp tốt nhất là tẩy trắng răng bằng công nghệ cao hoặc bọc sứ bên ngoài răng…

Sử dụng các loại trái cây tự nhiên làm trắng răng…

+ Ưu tiên các thực phẩm hỗ trợ làm trắng răng gồm: táo, cần tây, cà rốt…(làm trắng răng và kích thích quá trình tăng tiết nước bọt).

+ Hạn chế ăn những thực phẩm và những đồ uống làm xỉn màu răng như: các loại nước sốt đậm, hoa quả mọng, đồ ngọt, rượu, cà phê, trà, thuốc lá…

+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.

+ Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám trên kẽ răng.

+ Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có công dụng làm trắng răng.

+ Khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và kịp thời phát hiện những bất thường của răng miệng..

Lời kết

Răng ố vàng do nhiều nguyên nhân: chế độ ăn uống, ảnh hưởng từ các loại thuốc, do di truyền… Răng ố vàng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến con người mất tự tin trong giao tiếp, gây bất lợi cho những người làm trong công tác đối ngoại, quan hệ công chúng…

Vì vậy, để có một nụ cười đẹp, rạng rỡ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên,  dùng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch mảng bám trên kẽ răng, hạn chế hút thuốc lá, uống trà, cà phê…

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng và phương pháp khắc phục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-rang-bi-o-vang-va-phuong-phap-khac-phuc-5873/feed/ 0
Đánh răng, súc miệng sau sinh như thế nào cho đúng? https://benh.vn/danh-rang-suc-mieng-sau-sinh-nhu-the-nao-cho-dung-6454/ https://benh.vn/danh-rang-suc-mieng-sau-sinh-nhu-the-nao-cho-dung-6454/#respond Thu, 15 Mar 2018 05:46:19 +0000 http://benh2.vn/danh-rang-suc-mieng-nhu-the-nao-sau-sinh-cho-dung-6454/ Có người nhầm tưởng rằng, việc kiêng cữ của sản phụ bao gồm cả đánh răng vì vậy trong thời gian phải nằm nghỉ ngơi trên giường, chị em đã không đánh răng. Đây là những suy nghĩ và việc làm không khoa học và không vệ sinh.

Bài viết Đánh răng, súc miệng sau sinh như thế nào cho đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có người nhầm tưởng rằng, việc kiêng cữ của sản phụ bao gồm cả đánh răng vì vậy trong thời gian phải nằm nghỉ ngơi trên giường, chị em đã không đánh răng. Đây là những suy nghĩ và việc làm không khoa học và không vệ sinh.

Trong thời gian này, sản phụ ăn vào rất nhiều các loại thức ăn có đường và đạm, những loại này dễ làm hỏng răng nhất, dễ dẫn đến sâu răng, loét vòng miệng. Đánh răng súc miệng có thể loại bỏ thức ăn còn sót lại, các chất axit, bảo vệ răng miệng. Hơn nữa trong thời gian này bạn thường xuyên tiếp xúc với bé, thậm trí các bình ti của bé. Nếu việc vệ sinh răng miệng không tốt có thể dẫn đến nhiễm bệnh cho bé.

 

Đông y khuyến khích đánh răng bằng tay trong vòng 3 ngày sau khi sinh

– Cách làm là: rửa sạch ngón trỏ tay phải, hoặc dùng túi vải quấn vào đầu ngón trỏ, rồi lấy một chút kem đánh răng lên đầu ngón tay, chà qua chà lại như khi dùng bàn chải đánh răng, rồi dùng ngón tay massage phần lợi vài lần. Đánh răng bằng tay có tác dụng hoạt huyết, thông lạc, làm chắc răng, nếu áp dụng trong thời gian dài, sẽ có thể chữa được chứng viêm lợi, chảy máu chân răng, lung lay…Sản phụ mắc bệnh về răng thì tốt hơn nên đánh răng bằng tay.

– Súc miệng: súc miệng nước muối, súc miệng và súc nước thuốc.

Cách súc nước muối là: mỗi buổi sáng sớm, lấy khoảng 3g muối cho vào miệng, dùng nước ấm ngậm cùng để muối từ từ tan ra, làm sạch răng, giúp răng chắc và không bị lung lay. Súc miệng sau mỗi bữa cơm, dùng nước ấm súc miệng vài lần làm sạch các thức ăn thừa.

Súc miệng nước thuốc lá: cho lá thuốc vào nước đun hoặc ngâm vào trong nước rồi dùng nước thuốc đó để súc miệng. Chủ yếu căn cứ vào yêu cầu khác nhau của từng sản phẩm để lựa chọn loại lá thuốc. Nếu sản phụ bị đau răng do nhiệt, lưỡi có nhiều bựa trắng không muốn ăn uống thì trước tiên dùng 6g bạch chỉ, 3g cam thảo, ngâm trong nước sôi hoặc đun nhỏ lửa, để nguội bớt, bỏ bã rồi súc ngậm, loại nước thuốc này có tác dụng giảm đau khử gió, kiện vị, tránh phong hàn; hoặc lấy 6g trần bì (nếu dùng loại tươi thì phải tăng lượng nhiều lên tương ứng), tế tân 1g, ngâm cùng nước sôi, để nguội bớt bỏ bã, súc ngậm, có thể trị hôi miệng, sưng lợi.

Sau thời gian trên, sản phụ cần đánh răng hàng ngày vào buổi tối và sáng với nước ấm để tránh buốt cho răng, súc miệng ngay sau khi ăn, vệ sinh răng miệng là một thói quen tốt để bảo vệ cho răng miệng, phòng tránh các bệnh về tai mũi họng.

Bài viết Đánh răng, súc miệng sau sinh như thế nào cho đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/danh-rang-suc-mieng-sau-sinh-nhu-the-nao-cho-dung-6454/feed/ 0
Cô gái 18 tuổi biến dạng mặt sau nhổ răng do vi khuẩn tấn công https://benh.vn/co-gai-18-tuoi-bien-dang-mat-sau-nho-rang-do-vi-khuan-tan-cong-9199/ https://benh.vn/co-gai-18-tuoi-bien-dang-mat-sau-nho-rang-do-vi-khuan-tan-cong-9199/#respond Sun, 05 Feb 2017 07:03:05 +0000 http://benh2.vn/co-gai-18-tuoi-bien-dang-mat-sau-nho-rang-do-vi-khuan-tan-cong-9199/ Ai cũng từng phải nhổ răng và nghĩ đây là việc làm đơn giản,. Tuy nhiên, nhiều người chỉ vì nhổ răng mà bị biến chứng, vi khuẩn tấn công khiến khuôn mặt biến dạng, số ít tử vong sau nhổ răng do bị nhiễm trùng. Vừa qua, một cô gái người Campuchia đã bị phá hủy gần hết khuôn mặt do nhổ răng cảnh tỉnh người dân cần thận trọng khi thực hiện thủ thuật này.

Bài viết Cô gái 18 tuổi biến dạng mặt sau nhổ răng do vi khuẩn tấn công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ai cũng từng phải nhổ răng và nghĩ đây là việc làm đơn giản,. Tuy nhiên, nhiều người chỉ vì nhổ răng mà bị biến chứng, vi khuẩn tấn công khiến khuôn mặt biến dạng, số ít tử vong sau nhổ răng do bị nhiễm trùng. Vừa qua, một cô gái người Campuchia đã bị phá hủy gần hết khuôn mặt do nhổ răng cảnh tỉnh người dân cần thận trọng khi thực hiện thủ thuật này.

Nhiễm trùng khi nhổ răng

Vào tháng 12/2016, cô gái Suth Ret, 18 tuổi, sống tại Campuchia đã đi nhổ răng tại một phòng khám nha khoa tư nhân. Tuy nhiên, sau khi nhổ xong, bác sĩ đã xử lý không cẩn thận khiến chân răng của cô bị nhiễm trùng. Vi khuẩn sinh sôi ở cổ họng rồi nhanh chóng đi vào máu.

Sau đó, Suth Ret được chuyển đi bệnh viện Phnom Penh. Các bác sĩ ở đây chẩn đoán, Suth Ret bị mắc chứng viêm mạc hoại tử (necrotizing fasciitis). Chứng bệnh này do một loài vi khuẩn ăn tế bào sống của người gây nên.

Khuôn mặt của cô gái biến dạng sau khi bị vi khuẩn phá hoại.

Theo Cục Y tế Quốc gia Anh (NHS), vi khuẩn necrotizing fasciitis là một nhóm liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus, thường phá hủy tế bào da, chất béo, dây thần kinh và các mạch máu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể tử vong nếu phát bệnh ở một số bộ phận nguy hiểm.

Nói về trường hợp của Suth Ret, sau khi bị nhiễm khuẩn cô bị sốt, đau đớn và giảm cân nhanh chóng. Vào thời điểm nhập viện, cân nặng của cô chỉ còn 38 kg.

Những con vi khuẩn chui qua lớp da, tàn phá nhanh chóng gương mặt của cô tại khu vực nhổ răng khiến mặt của Suth Ret bị biến dạng hoàn toàn. Các bác sĩ đã phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và tiêu diệt loại vi khuẩn nguy hiểm.

Khuôn mặt của Suth trước khi xảy ra sự cố

Gây quỹ ủng hộ cô gái

Trước tình hình bệnh nguy hiểm của Suth Ret, cô Yulia Khouri, một người Canada hiện sống ở Campuchia tìm các chuyên gia y tế giỏi và đã kêu gọi cộng đồng gây quỹ để giúp đỡ chi phí chữa bệnh cho Suth Ret.

Cô Yulia cho biết“Khi tôi gặp cô gái đáng thương này, tôi không nghĩ ngợi nhiều mà phải làm gì đó để giúp cô ấy. Chứng bệnh này không chỉ khiến cô gái bị đau đớn về thể xác, mà còn về tinh thần khi nhan sắc của cô bị tàn phá đi nhanh chóng”.

Cô gái Suth đang được đoàn bác sĩ quốc tế chữa trị và tái tạo lại khuôn mặt.

Được biết, Suth đã được một đoàn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có hơn 40 năm kinh nghiệmđến từ Đức tiến hành tái tạo khuôn mặt.

Benh.vn (Theo khampha.vn)

Bài viết Cô gái 18 tuổi biến dạng mặt sau nhổ răng do vi khuẩn tấn công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-gai-18-tuoi-bien-dang-mat-sau-nho-rang-do-vi-khuan-tan-cong-9199/feed/ 0
Nên hay không nên đánh răng ngay khi ngủ dậy https://benh.vn/nen-hay-khong-nen-danh-rang-ngay-khi-ngu-day-6325/ https://benh.vn/nen-hay-khong-nen-danh-rang-ngay-khi-ngu-day-6325/#respond Fri, 06 Jan 2017 05:43:52 +0000 http://benh2.vn/nen-hay-khong-nen-danh-rang-ngay-khi-ngu-day-6325/ Hầu hết, chúng ta đều có thói quen đánh răng ngay sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Trên thực tế, điều này không hề có ích đối với sức khỏe răng miệng đâu nhé!

Bài viết Nên hay không nên đánh răng ngay khi ngủ dậy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hầu hết, chúng ta đều có thói quen đánh răng ngay sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Trên thực tế, điều này không hề có ích đối với sức khỏe răng miệng đâu nhé!

Thói quen sai lầm

Thông thường, mọi người thường có thói quen đánh răng sau khi thức dậy, sau đó ăn sáng và cứ thế đến trưa lại ăn. Thực ra, đó là quy trình không đúng bởi đồ ăn buổi sáng sẽ bám vào răng và làm hỏng răng của bạn. Bên cạnh đó, các thành phần trong kem đánh răng cũng chẳng có nhiều thời gian để lưu lại trên răng và phát huy tác dụng mà lại “trôi” theo bữa ăn sáng xuống dạ dày.

 

Nên đánh răng khi nào ?

Đánh răng ngay sau khi ngủ dậy không phải là thói quen tốt. Hãy súc miệng sau khi thức giấc, ăn sáng và đánh răng sau đó 30 phút. Đặc biệt, đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống những đồ uống có chứa axit là một trong những sai lầm lớn của rất nhiều người. Điều này có thể tăng nguy cơ làm mòn răng của bạn. Thực tế, axit trong thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm đi lớp men răng. Nếu bạn đánh răng ngay vào lúc này, men răng rất dễ bị thương tổn.

Do đó, sau khi ăn xong 30 phút, bạn mới nên đánh răng – đó là thời gian để nước bọt tiết ra và trung hòa các axit có trong thực phẩm.

Những vấn đề có thể xảy ra khi đánh răng

Ngoài ra, nhiều trường hợp gặp rắc rối như có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khan khi đánh răng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do tâm lý phản xạ nôn bị kích thích khi đánh răng hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh thường gặp như viêm mũi họng, viêm sưng amidan hay viêm xoang, viêm họng mạn tính… Triệu trứng nôn ói khi đánh răng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh như trào ngược dạ dạy thực quản, các bệnh về thực quản, nhiễm ký sinh trùng…

 

Nên súc miệng thường xuyên sẽ có ích cho sức khỏe răng miệng.

Để có bộ răng luôn chắc khỏe bạn nên đánh răng 2-3 lần/ngày, không nên đánh nhiều hơn 3 lần. Do vậy, những lúc ăn uống còn lại chỉ cần súc miệng thật nhiều là đủ. Chải răng quá nhiều và quá mạnh cũng sẽ gây mòn răng, lâu dần bạn sẽ thấy răng của mình bị ê buốt mỗi khi uống nước nóng hoặc lạnh hay khi có luồng hơi thổi qua và khi nói chuyện…

Bài viết Nên hay không nên đánh răng ngay khi ngủ dậy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nen-hay-khong-nen-danh-rang-ngay-khi-ngu-day-6325/feed/ 0
Những sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng https://benh.vn/nhung-sai-lam-trong-viec-ve-sinh-rang-mieng-2336/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-trong-viec-ve-sinh-rang-mieng-2336/#respond Sun, 20 Dec 2015 04:12:02 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-trong-viec-ve-sinh-rang-mieng-2336/ Vệ sinh răng miệng là một công việc đơn giản thường ngày. Tuy nhiên có rất nhiều sai lầm mà mọi người hay mắc phải khiến cho việc làm đơn giản này không được tối ưu. Cùng xem đó là gì nhé.

Bài viết Những sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vệ sinh răng miệng là một công việc đơn giản thường ngày. Tuy nhiên có rất nhiều sai lầm mà mọi người hay mắc phải khiến cho việc làm đơn giản này không được tối ưu. Cùng xem đó là gì nhé.

1. Chỉ dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh răng

Vệ sinh răng bằng bàn trải và kem đánh răng chỉ có thể làm sạch 60% diện tích mặt răng. Chỉ nha khoa mới là công cụ hữu hiệu để loại bỏ tât cả những gì còn lại trên răng vì nó có thể tiếp cận tất cả các ngóc ngách của răng giúp kẽ răng thông thoáng, giúp không khí có thể lọt qua kẽ răng cản trở việc phát triển của trùng ám khí – thủ phạm gây các bệnh về chân răng. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ bảo vệ răng bạn khỏi sâu răng.

2. Chỉ dùng một loại kem đánh răng duy nhất

Mỗi loại kem đánh răng cung cấp một loại dưỡng chất cho răng vì vậy nên thường xuyên thay đổi kem đánh răng và không cần phải chờ hết típ thuốc này mới dùng típ khác. Bạn có thể dùng xong xong hai ba loại và đánh vào các buổi khác nhau. Ví dụ buổi sáng có thể dùng kem đánh răng với flour sẽ củng cố men răng, đề kháng tốt với các hoạt động của sâu răng. Buổi trưa có thể dùng loại ngăn ngừa mảng bám chân răng, buổi tối dùng loại bảo vệ và phục hồi nướu lợi  hoặc dùng lại loại kết hợp nhiều tác dụng.

3. Nước xúc miệng có khả năng làm sạch răng

Nước xúc miệng chỉ có tác ụng chống vi khuẩn chứ không có khả làm sạch mảng bám cũng như không thể làm sạch thức ăn mắc trong kẽ răng vốn đã rựa vào nhau rất khít. Nơi này lại là nơi bị đe doạ sâu răng nhiều nhất.

4. Chỉ làm vệ sinh miệng khi đã xuất hiện lớp màng màu trắng hoặc màu vàng

Mặt lưỡi được phủ màng niêm mạc – địa bàn thuận lợi cho vi trùng tập trung. Nếu chỉ xúc miệng không thể đẩy lùi được chúng. Đánh lưỡi thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu thủ phạm gây viêm nướu lợi, sâu răng.

Benh.vn

Bài viết Những sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-trong-viec-ve-sinh-rang-mieng-2336/feed/ 0