Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 23 Aug 2023 16:42:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori https://benh.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/ https://benh.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/#respond Wed, 23 Aug 2023 04:53:15 +0000 http://benh2.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/ Cho đến nay, tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori (HP) vẫn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày và hành tá tràng. Khoảng 90 - 95% các trường hợp loét tá tràng và 70-75% loét dạ dày được khẳng định là do H. Pylori được tổ chức y tế thế giới xếp vào nhóm I các nguy cơ gây ung thư dạ dày, do vậy việc phát hiện HP có vai trò quan trọng trong bệnh lý dạ dày - tá tràng

Bài viết Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cho đến nay, tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori (HP) vẫn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày và hành tá tràng. Khoảng 90 – 95% các trường hợp loét tá tràng và 70-75% loét dạ dày được khẳng định là do H. Pylori được tổ chức y tế thế giới xếp vào nhóm I các nguy cơ gây ung thư dạ dày, do vậy việc phát hiện HP có vai trò quan trọng trong bệnh lý dạ dày – tá tràng

test tìm vi khuẩn HP

Các kỹ thuật tìm Helicobacter Pylori

Test nhanh Urease

  • Nguyên lý: Dựa và khả năng của vi khuẩn có thể biến đổi Ure thành CO2 và Amoniac. Mẫu niêm mạc được đặt trong môi trường Test gồm ure và chất chỉ thị màu. Nếu có HP trong niêm mạc sẽ làm pH tăng lên, chất chỉ thị sẽ đổi màu. Dựa và sự thay đổi màu này để chẩn đoán.
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 90 – 95%
  • Độ đặc hiệu: 95%
  • Ưu điểm: Kinh tế, cho kết quả nhanh (15 phút đến 3 giờ)
  • Nhược điểm: không đánh giá được mức độ viêm
  • Giá trị: là phương pháp nhanh, đơn giản, giá thành thấp để phát hiện H. Pylori

Xét nghiệm mô bệnh học

  • Nguyên lý: nhuộm màu và soi trên kính hiển vị tìm HP trực tiếp trên mẫu mô bệnh học
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 85 – 95%
  • Độ đặc hiệu: 95 – 100%
  • Ưu điểm: là phương pháp chuẩn, cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng và mức độ viêm
  • Nhược điểm: là xét nghiệm xâm lấn
  • Giá trị: là phương pháp tiêu chuẩn

Test hơi thở C13

  • Nguyên lý: Cũng như test urease, Test hơi thở dựa trên khả năng phân cắt ure của HP. Bệnh nhân ăn thức ăn có chứa ure đánh dấu C13, enzyme urease của HP cắt ure làm thoát ra CO2 có chứa C13, khí thoát ra được thu lại định lượng bằng quang phổ hồng ngoại.
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 90%
  • Độ đặc hiệu: 95%
  • Ưu điểm: là test không xâm lấn
  • Nhược điểm: giá thành cao, không đánh giá được tình trạng viêm
  • Giá trị: là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán diệt trừ HP.

Xét nghiệm huyết thanh học

  • Nguyên lý: xét nghiệm huyết thanh dựa trên việc tìm kháng thể IgG và IgA chống lại H. Pylori. Nồng độ kháng thể cao xuất hiện ngay khi mới bắt đầu hoặc đang nhiễm H. pylori
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 85%
  • Độ đặc hiệu: 70 – 80%
  • Ưu điểm: xét nghiệm không xâm lấn
  • Nhược điểm: không có lợi khi theo dõi diệt trừ H pylori, độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, không đánh giá được mức độ viêm.
  • Giá trị: có tác dụng trong nghiên cứu dịch tễ học, ít giá trị trong theo dõi điều trị.

Phương pháp nuôi cấy

  • Nguyên lý: có thể nuôi cấy và xác định H. pylori trong phòng thí nghiệm đặc biệt
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 70 – 90%
  • Độ đặc hiệu: 100%
  • Ưu điểm: có thể làm được kháng sinh đồ
  • Nhược điểm: là xét nghiệm xâm lấn, giá rất đắt, độ nhạy thấp
  • Giá trị: không thể là xét nghiệm thường quy, nên dành cho các yêu cầu đặc biệt.

PCR (Polymerase Chain Reaction)

Đây là kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên nguyên lý khuyếch đại gen. Nguyên lý của kỹ thuật là dùng phản ứng chuỗi polymerase cùng với các mồi (primer) gen của H. pylori để khuyếch đại nhiều lần các gen đặc trưng của H. pylori (nếu có) trong bệnh phẩm và dễ dàng chứng minh sự có mặt của chúng. PCR được coi là kỹ thuật có độ nhậy cao nhất trong việc phát hiện các vi sinh vật gây bệnh nói chung cũng như với H. pylori.

Hiện nay ứng dụng chủ yếu của PCR là phát hiện H. pylori trong bệnh phẩm sinh thiết dạ dày, nhưng PCR còn được ứng dụng chẩn đoán với nhiều loại bệnh phẩm không xâm phạm khác. PCR chẩn đoán H. pylori trong mảnh sinh thiết dạ dày và dịch dạ dày có độ nhậy và đặc hiệu đạt trên 95%.

Xét nghiệm nước bọt và nước tiểu

Các xét nghiệm này dựa trên việc phát hiện IgA hoặc IgG (chủ yếu là IgG) kháng H. pylori có trong nước bọt và nước tiểu.

Do độ nhậy và độ đặc hiệu thấp nên các xét nghiệm này ít phổ biến. Gần đây, các tác giả Nhật Bản thông báo chế tạo thành công một loại kit chẩn đoán H. pylori phát hiện IgG từ nước tiểu đạt độ nhậy 95%, độ đặc hiệu 87,9% dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch với màng nitrocellulose phủ kháng nguyên H. pylori. Nghiên cứu này mở ra một triển vọng trong nỗ lực đơn giản hoá các phương pháp chẩn đoán không xâm phạm.

Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên H. pylori (Faecal test)

Việc phát hiện kháng nguyên H. pylori trong phân trước đây gặp rất nhiều khó khăn do việc xử lý bệnh phẩm phân rất phức tạp. Từ năm 1999, công ty Meridian Diagnostics (USA) đã phát triển kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên H. pylori trong phân và đưa ra một loại kit chẩn đoán đơn giản, có độ nhậy và độ đặc hiệu cao (83-100%), đó là kit HpSA. Loại kit này rất thích hợp để phát hiện H. pylori ở trẻ em cũng như theo dõi H. pylori trước và sau điều trị, nhưng do giá thành cao nên chưa phổ biến.

Bài viết Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/feed/ 0
Những sai lầm phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp https://benh.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-trong-dieu-tri-benh-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-7727/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-trong-dieu-tri-benh-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-7727/#respond Sat, 21 Aug 2021 05:00:52 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-trong-dieu-tri-benh-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-7727/ Trong vấn đề điều trị dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh như loét dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí Ung thư dạ dày đặc biệt trong trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn HpBệnh đau dạ dày rất phổ biến ở Việt Nam, tới mức hầu như ai đi khám […]

Bài viết Những sai lầm phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong vấn đề điều trị dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh như loét dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí Ung thư dạ dày đặc biệt trong trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn HpBệnh đau dạ dày rất phổ biến ở Việt Nam, tới mức hầu như ai đi khám bệnh cũng đã từng đau dạ dày. Cũng chính vì mức độ phổ biến như vậy mà mọi người thường chủ quan.

dau_da_day_do_vi_khuan_hp

Sau đây là những sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp và cách khắc phục những sai lầm đó.

1. Cho rằng nguyên nhân đau dạ dày chỉ do stress và ăn uống

Quan niệm về bệnh đau dạ dày của cả thế giới đã thay đổi kể từ sau khi phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Loại vi khuẩn này hiện nay được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng.Vi khuẩn Hp cũng là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày khiến gần 10.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm.

Mặc dù có tới 70% người Việt Nam nhiễm khuẩn Hp nhưng nhiều người vẫn chưa bao giờ nghe nói tới vi khuẩn Hp và nghĩ đơn giản đau dạ dày là do stress, do chế độ ăn và do acid dạ dày. Cách hiểu sai lầm này là nguyên nhân của việc tự điều trị bệnh sai cách, đôi khi dẫn tới hậu quả đáng tiếc và bệnh không thể điều trị dứt điểm.

Bạn cần nhớ: Khi khám bệnh đau dạ dày, bác sỹ có thể kiểm tra xem bạn có nhiễm khuẩn Hp không, nếu có (thường là có) thì bác sỹ sẽ cho bạn phác đồ để diệt vi khuẩn Hp, đấy mới là cách điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Tự điều trị đau dạ dày theo dân gian

Chắc chắn một số bài thuốc dân gian có thể làm giảm triệu chứng đau dạ dày, tuy nhiên đa số các trường hợp tự điều trị sẽ chỉ làm bệnh nặng hơn. Lý do là bởi các loại dược liệu chỉ cần trung hòa acid dịch vị là có thể đạt được hiệu quả giảm triệu chứng đau dạ dày. Trong khi đa số các trường hợp đau dạ dày ở Việt Nam là do vi khuẩn Hp gây ra, nếu bệnh nhân không được điều trị vi khuẩn Hp thì bệnh vẫn tái phát thường xuyên, lâu ngày bệnh sẽ trở nên trầm trọng từ viêm dạ dày chuyển sang loét dạ dày tá tràng và có thể có các biến chứng nặng nề.

Hiện nay chưa có bất kỳ 1 loại dược liệu nào được thế giới công nhận là có tác dụng diệt vi khuẩn Hp khi sử dụng trên người, nếu có thì chỉ là thí nghiệm trong ống nghiệm mà thí nghiệm trong ống nghiệm gần như không có ý nghĩa đối với vấn đề điều trị vi khuẩn Hp khi vi khuẩn này sinh sống trong dạ dày người.

Bạn cần nhớ: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn Hp, trong trường hợp có vi khuẩn Hp thì tiệt trừ được vi khuẩn Hp mới điều trị được tận gốc bệnh. Chưa có loại thuốc dân gian nào được công nhận có tác dụng tiệt trừ vi khuẩn Hp khi sử dụng trên người nên bạn hãy thật thông thái khi lựa chọn phương pháp điều trị cho mình, tránh tình huống “tiền mất tật mang”.

Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sỹ

Bệnh nhân có thể sai thời gian uống thuốc, uống liều thấp hơn vì triệu chứng đã giảm, thậm chí là ngừng thuốc khi thấy hết triệu chứng vì nghĩ bệnh đã khỏi.

Đối với bệnh đau dạ dày có vi khuẩn Hp, việc sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp bằng kháng sinh là điều bắt buộc. Nếu bệnh nhân không tuân thủ thì hậu quả là vi khuẩn Hp không bị tiêu diệt hết, có thể đề kháng kháng sinh và trở nên rất khó tiêu diệt ở các lần điều trị sau đó.

Bạn cần nhớ: Sử dụng đúng, đủtheo đơn bác sỹ. Khi ngừng thuốc hoặc có dấu hiệu bất thường khi sử dụng phải báo ngay cho bác sỹ để được tư vấn hợp lý.

Sử dụng lại đơn thuốc bác sỹ khi bị đau dạ dày tái phát

Rất phổ biến ở Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, tập trung nhất vào nhóm người trung niên trở lên, là thói quen sử dụng lại đơn thuốc cũ. Thói quen này gây ra tác hại sau:

–           Bệnh nhân không được chẩn đoán đúng bệnh khi điều trị.

–           Nhờn thuốc, trong đó có việc vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh.

–           Gây khó khăn cho bác sỹ khi điều trị bệnh bị tiến triển nặng các lần tiếp theo.

Bạn cần nhớ: Tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc cũ để mua thuốc tự điều trị bệnh cho những lần sau này. Không mượn hoặc cho mượn đơn thuốc để điều trị bệnh.

5. Cho rằng đau dạ dày không lây

Mặc dù triệu chứng của bệnh đau dạ dày không lây nhiễm, nhưng nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp thì rất dễ dàng lây qua đường vệ sinh ăn uống. Bác sỹ Bùi Hữu Hoàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc điều trị vi khuẩn Hp nếu chỉ tiến hành trên người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ cho các thành viên trong gia đình thì sẽ trở nên vô nghĩa vì sau đó vi khuẩn Hp sẽ lại tái nhiễm và gây bệnh trở lại.

Bạn cần nhớ: Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm từ người sang người. Các thành viên trong gia đình là những đối tượng dễ lây truyềnvi khuẩn Hp nhất. Chính vì vậy, vệ sinh ăn uống, tiệt trừ Hp cho cả gia đình, tiệt trừ Hp triệt để… là cách để bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp không tái phát hiệu quả.

Trên đây là một số những sai lầm phổ biến nhât được thống kê trong cách điều trị bệnh lý đau dạ dày của người Việt Nam. Các bạn hãy lưu ý tham khảo để tránh mắc phải các sai lầm trên khiến bệnh cứ tái phát không khỏi kéo dài.

Bài viết Những sai lầm phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-trong-dieu-tri-benh-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-7727/feed/ 0