Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 03 Jan 2024 01:56:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi https://benh.vn/nhung-bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-nho-noi-5386/ https://benh.vn/nhung-bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-nho-noi-5386/#respond Tue, 02 Jan 2024 13:30:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-nho-noi-5386/ Trong dân gian, cây nhọ nồi được biết đến với tác dụng đặc trưng là để cầm máu, chữa tiểu tiện ra máu, kiết lỵ…Tuy nhiên, vì nhọ nồi là một loại cây lành tính, nên nó còn có rất nhiều những tác dụng khác trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh mà chúng ta chưa biết đến.

Bài viết Những bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong dân gian, cây nhọ nồi được biết đến với tác dụng đặc trưng là để cầm máu, chữa tiểu tiện ra máu, kiết lỵ…Tuy nhiên, vì nhọ nồi là một loại cây lành tính, nên nó còn có rất nhiều những tác dụng khác trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh mà chúng ta chưa biết đến. Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp độc giả “bật mí” những tác dụng tuyệt vời của loại cây này.

Tìm hiểu về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Sở dĩ nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.

Nhọ nồi thuộc loại cây sống một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.

Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.

cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu, chữa tiểu tiện ra máu, kiết lỵ…

Đặc tính cây nhọ nồi

  • Tính lạnh.
  • Vị ngọt chua.
  • Không độc…

Tác dụng cây nhọ nồi

  • Lương huyết (mát huyết).
  • Cầm máu.
  • Thanh can nhiệt.
  • Dưỡng thận âm, làm đen râu tóc…

tuyen-thuong-than

Nhọ nồi có tác dụng thanh can nhiệt, dưỡng thận âm…

Chủ trị của cây nhọ nồi

  • Xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh).
  • Kiết lỵ.
  • Viêm gan mạn.
  • Chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để tạo thành các bài thuốc trị bệnh khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

Cây nhọ nồi trị thổ huyết và chảy máu cam

Nguyên liệu: cây nhọ nồi (cả cành và lá).

Phương pháp:

  • Rửa sạch cành, lá nhọ nồi.
  • Giã nát cành, lá nhọ nồi sau đó ép lấy nước .
  • Dùng nước uống để cầm máu.

chay-mau-cam

Nhọ nồi điều trị thổ huyết, chảy máu cam…

Cây nhọ nồi trị Tiểu ra máu

Nguyên liệu: lá nhọ nồi và mã đề (tỷ lệ bằng nhau: 10g hoặc 15g).

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi và mã đề.
  • Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước để uống.
  • Uống 3 chén/ngày (uống trước bữa ăn).

Lưu ý: có thể dung phương pháp nấu cháo nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng để ăn thay cho phương pháp trên.

Cây nhọ nồi trị Trĩ ra máu

Nguyên liệu: nhọ nồi để nguyên rễ, cành, lá (từ 30 đến 50g).

Phương pháp:

  • Rửa sạch rễ, cành, lá nhọ nồi.
  • Giã nhuyễn (rễ, cành, lá) sau đó cho tất cả vào 1 chén rượu nóng.
  • Dùng dịch đặc để uống và lấy bã đắp vào khu vực trĩ ra máu.
  • Sử dụng từ 3 đến 5 ngày.

benh-tri

Dùng lá, rễ, cành nhọ nồi giã nát và đắp vào khu vực trĩ ra máu

Bài thuốc chứa cây nhọ nồi trị chảy máu dạ dày, hành tá tràng

Nguyên liệu: nhọ nồi 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15 g.

Phương pháp:

  • Cho tất cả: nhọ nồi, bạch cập, đại táo, cảm thảo (đã rửa sạch) vào nồi để sắc.
  • Dùng nước đã sắc để uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Uống trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.

Bài thuốc chứa cây Nhọ nồi trị vết đứt chảy máu

Nguyên liệu: một nắm lá nhọ nồi (khoảng 10 đến 15 g).

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi.
  • Giã nhuyễn lá nhọ nồi sau đó dùng để đắp lên vết thương.

Cây nhọ nồi trị Rong kinh

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi.

Phương pháp:

  • Giã lá nhọ nồi đã rửa sạch sau đó vắt lấy nước cốt để uống (trường hợp rong kinh nhẹ).
  • Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Lưu ý: có thể sử dụng lá nhọ nồi khô sắc nước uống (trong trường hợp không có lá tươi).

Cây nhọ nồi trị Tóc bạc sớm

Nguyên liệu: lá nhọ nồi với lượng tùy dùng.

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi.
  • Nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa rồi cho vào lọ đậy kín.
  • Khi sử dụng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống.
  • Uống ngày 2 lần có tác dụng làm đen tóc, bổ thận, ích tinh huyết.

la-dep-toc

Uống nước lá nhọ nồi giúp tóc đen mượt, bổ thận, ích tinh huyết.

Cây nhọ nồi chữa Di mộng tinh (do tâm thận nóng)

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi 1 kg.

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó sấy khô, tán bột.
  • Sử dụng bột nhọ nồi đã tán uống với nước cơm (8 g/lần).
  • Uống 1 tuần rồi nghỉ, sau đó lại uống tiếp.

Cây nhọ nồi trị Tưa lưỡi

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g.

Phương pháp:

  • Giã nhuyễn lá nhọ nồi, lá hẹ tươi (sau khi đã rửa sạch).
  • Ép lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cho trẻ 2 giờ 1 lần.

tre-bi-tua-luoi

Nước cốt lá nhọ nồi hòa mật ong chấm lên lưỡi chữa tưa lưỡi cho trẻ

Cây nhọ nồi giúp Hạ sốt cho trẻ

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi 50 g.

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó giã nát và ép lấy nước.
  • Dùng nước nhọ nồi cho trẻ uống để hạ sốt (mỗi lần khoảng 50 ml).
  • Lấy bã đắp trán, bẹn, nách cho trẻ.

Lưu ý: bé dưới 1 tuổi cần đun sôi (nước cốt đã giã) rồi mới cho uống để đảm bảo vô trùng.

Kết quả chữa sốt xuất huyết từ cây nhọ nồi

Viện Đông y, bệnh viện quận Đống Đa đã dùng cây nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%.

Viện Quân y 13, quân khu 5 cũng dùng một số bài thuốc Nam dạng siro có thành phần nhọ nồi để chữa sốt xuất huyết đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, nhọ nồi khi phối hợp với những vị thuốc khác được dùng để chữa các loại ung thư như: ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng…

sot-xuat-huyet

Cây nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết đạt hiệu quả cao

Lời kết

Nhọ nồi là cây cỏ lành tính, mọc hoang ở nhiều nơi nên rất gần gũi với dân chúng. Trong dân gian, nhọ nồi được truyền miệng với công dụng hữu hiệu là cầm máu, chữa rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, chảy máu dạ dày, hành tá tràng, chữa sốt xuất huyết…Ngoài ra, nhọ nồi còn được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa ung thư như: ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng…

Tuy nhiên, khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất…Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ…

Bài viết Những bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-nho-noi-5386/feed/ 0
Củ Dong riềng đỏ – Vị thuốc ‘Thần’ cho người nguy cơ đau ngực do bệnh mạch vành https://benh.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/ https://benh.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/#respond Mon, 07 Aug 2023 07:26:24 +0000 http://benh2.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/ Theo đông y củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây dong riềng đỏ có tác dụng làm êm dịu và giảm kích thích, chữa được nhiều bệnh lý khó trị bằng Tây y.

Bài viết Củ Dong riềng đỏ – Vị thuốc ‘Thần’ cho người nguy cơ đau ngực do bệnh mạch vành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Củ Dong riềng đỏ, còn gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu…, loại cây này trồng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Củ Dong riềng biết đến như là loại nguyên liệu làm miến, làm lương thực trong những năm khó khăn. Nhưng không phải nhiều người biết đến công dụng đặc biệt chữa bệnh tim mạch của nó.

Củ dong riềng

Củ Dong riềng đỏ – vị thuốc quý của Đông y.

Theo đông y củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây dong riềng đỏ có tác dụng làm êm dịu và giảm kích thích.

Tác dụng quý nhất của củ dong riềng đỏ là “Hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch vành”. Đây là kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào người Dao ở miền Tây Bắc Việt Nam. Loại cây này đã được nhiều người sử dụng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngoài việc hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch vành, củ dong riềng đỏ hiện nay còn được sử dụng điều trị các bệnh về tim mạch nữa như: chữa suy tim, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành, hạ huyết áp, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành, an thần…

Nên lưu ý rằng, có hai loại củ dong riềng là củ dong riềng trắng và đỏ. Để có tác dụng trong quá trình điều trị, nên dùng loại củ dong riềng đỏ.

Sau đây là một số bài thuốc thường được dùng trong dân gian:

Củ dong riềng đỏ sao khô, dùng 100g lá sắc uống hàng ngày giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Riêng với các bệnh về tim mạch dùng 100g củ dong riềng đỏ nấu với 1/4 quả tim lợn. Một tuần dùng 3 lần, ăn hàng ngày. Có thể ăn cùng với cơm thay canh.

Bệnh lý động mạch vành hay còn được viết đến dưới nhiều thuật ngữ chuyên môn khác như: suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đau thắt ngực không ổn định là tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch do xơ vữa động mạch vành dẫn đến thiếu máu nuôi cơ tim với triệu chứng điển hình là đau thắt ngực.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo TPO)

Bài viết Củ Dong riềng đỏ – Vị thuốc ‘Thần’ cho người nguy cơ đau ngực do bệnh mạch vành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cu-dong-rieng-do-vi-thuoc-than-cho-nguoi-nguy-co-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-9970/feed/ 0
Bạn đã biết những tác dụng toàn tập của hoa sen https://benh.vn/ban-da-biet-nhung-tac-dung-toan-tap-cua-hoa-sen-9692/ https://benh.vn/ban-da-biet-nhung-tac-dung-toan-tap-cua-hoa-sen-9692/#respond Fri, 14 Jul 2023 07:21:10 +0000 http://benh2.vn/ban-da-biet-nhung-tac-dung-toan-tap-cua-hoa-sen-9692/ Hoa sen, loài hoa có vẻ đẹp thanh khiết, bình dị tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh được bình chọn là quốc hoa của Việt Nam. Không chỉ vậy, tất cả các sản phẩm từ loài hoa này như thân, lá, rễ, hoa… còn có những tính năng kỳ diệu để chữa bệnh và làm đẹp.

Bài viết Bạn đã biết những tác dụng toàn tập của hoa sen đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoa sen, loài hoa có vẻ đẹp thanh khiết, bình dị tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh được bình chọn là quốc hoa của Việt Nam. Không chỉ vậy, tất cả các sản phẩm từ loài hoa này như thân, lá, rễ, hoa… còn có những tính năng kỳ diệu để chữa bệnh và làm đẹp.

Những tác dụng của hoa sen

Hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh. Hình tượng hoa sen có vai trò rất quan trong trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều thế kỷ của người Việt.

Ngoài giá trị tinh thần, hoa sen còn có tác dụng chữa bệnh bởi các bộ phận của cây sen đều có tác dụng riêng hoặc để chế biến thành những món ăn có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Gương sen

Gương sen là nơi chứa hạt sen.Theo tài liệu cổ, gương sen có vị đắng chát, tính ôn có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa huyết ứ, bụng đau, sinh xong nhau chưa ra, băng huyết sau khi sinh, tiểu tiện khó hoặc ra máu.

Phương pháp: Dùng gương sen già lấy hết hạt, phơi khô, sắc nước uống để chữa bệnh.

Tim sen

Tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao. Tim sen pha uống như trà chữa bệnh mất ngủ, an thần. Ngoài ra có thể áp dụng cả hạt và tâm sen chữa bệnh.

Phương pháp: Lấy 1/2 kg hạt sen khô, giã vỡ rồi rang lên với một chút muối (giã rang nhỏ lửa) sao cho hạt sen hơi vàng là được. Sau đó cho vào lọ đậy kín, mỗi ngày ăn một vốc nhỏ trước khi đi ngủ. Cách này rất tốt cho những người hay bị mất ngủ.

Ngó sen

Ngó sen rất tốt trong việc tăng cường sức sống tế bào, giúp da dẻ hồng hào, nâng cao thể lực và tạo nguyên khí dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, ngó sen còn có tác dụng cầm máu nhờ chứa hàm lượng chất sắt và tannic.

ngo-sen

Phương pháp: Ngó sen để nguyên vỏ xay nhuyễn, ép lấy nước uống tốt để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, lao, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh….Sử dụng ngó sen làm nước uống sẽ giải độc tố giúp làn da đẹp hơn, các vết nám, tàn nhang và sẹo mờ dần.

Lá sen

Lá sen có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Đặc biệt, dịch chiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.

Phương pháp: Lá sen tươi hay phơi khô thái thật nhuyễn, có thể dùng để nấu cháo nhừ với đường cát trắng có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết lợi thủy tiêu mỡ, trị chứng cao huyết áp, mỡ trong máu cao, béo phì…

Ngoài ra, dùng cháo sen trong những ngày hè nóng nực giúp giải nhiệt, trị chứng nặng đầu, tức ngực, phiền khát, tiểu tiện ngắn đỏ… Núm cuống lá sen giã vắt lấy nước uống có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ.

Ngoài nấu cháo có thể dùng lá sen đun lấy nước uống hoặc hãm lá sen khô như chè để uống hàng ngày.

Hạt sen

Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài. Đồng thời tăng cường chức năng tì vị, bảo đảm dinh dưỡng, điều hòa sự thu nạp thức ăn.

Ngoài ra, trong hạt sen có chứa sắt, can-xi, tinh bột và đặc biệt là phốt –pho được dùng để chữa kiết lỵ, cấm khẩu, tim đập nhanh, tiểu đục và bệnh phụ nữ.

Phương pháp: Dùng hạt sen để nấu cháo, nước dừa, chè hạt sen, hạt sen hầm với các loại thịt gia súc, gia cầm.

Củ sen (rễ sen)

Rễ sen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhất là protein và vitamin C giúp tuần hoàn máu, chữa bệnh đậu mùa.

Phương pháp: Củ sen nấu chín (hoặc ngâm dấm) có thể làm giảm nhiệt, giảm thâm tím, tăng cường chức năng tim mạch và dạ dày.

Bài viết Bạn đã biết những tác dụng toàn tập của hoa sen đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-da-biet-nhung-tac-dung-toan-tap-cua-hoa-sen-9692/feed/ 0
Cây Ý Dĩ và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe https://benh.vn/cay-y-di-va-nhung-cong-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-75611/ https://benh.vn/cay-y-di-va-nhung-cong-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-75611/#respond Sat, 08 Jul 2023 00:53:12 +0000 https://benh.vn/?p=75611 Cây Ý dĩ  không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một thảo dược được mọi người ưa chuộng với nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới dây.

Bài viết Cây Ý Dĩ và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cây Ý dĩ không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một thảo dược với nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về loại cây này và 6 bài thuốc trị bệnh cực hay qua bài viết dưới đây.

Cây Ý dĩ – Loài cây tưởng mọc dại nhưng lại là thảo dược quý

Cây Ý dĩ rất dễ sống, nhiều người tưởng đây chỉ là loài cây thảo dại mà bỏ qua loại thảo dược quý siêu giảu acid amin cực tốt cho sức khoẻ.

Cây Ý dĩ được trồng ở khu vực nào

Cây Y dĩ còn có các tên gọi khác là cây giải lễ, mễ châu, dĩ thực, dĩ mễ, ý châu tử, yế mễ nhân, ngọc mễ, thảo ngư mục, bò lô ốc viêm, khởi mục, ý thử, hữu ốc mai, cảm mễ, tây phiên thuật, hồi hồi mễ, thảo châu chi, cống mễ. Tên khoa học là Coix lachryma jobi L. Thuộc họ Lúa (Poaceae).

Cây Y dĩ là một loại thảo dược có nguồn gốc tại một số nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam cây được trồng ở một số nơi như Thanh Hóa, Nghệ An,  Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên.

Đặc điểm thực vật của cây Ý dĩ

Cây Ý dĩ thích hợp với khí hậu mát mẻ, ưa nước. Đây là một loài cây thân thảo, thân nhẵn bóng có vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu phía dưới có thể mọc ra rễ phụ, cây mọc thành bụi. Lá hình mác dài 10 –  40cm, rộng 1,5 đến 3 cm gân dọc nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc ở kẽ trên, hoa cái mọc ở phía dưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả có mày cứng bao bọc.

Hạt cây Ý Dĩ có hình trứng dài 5 – 8mm, đường kính 2 đến 5mm, mặt ngoài có màu trắng đục đôi khi còn sót lại màng vỏ chưa loại hết, mặt trong có rãnh hình máng. Cây được thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10, sau khi cắt về đập lấy ruột quả ( thường được gọi là hạt) đem phơi khô, loại bỏ quả lép rồi xay lấy hạt để sử dụng.

dac-diem-cay-y-di
Đặc điểm thực vật của cây Ý dĩ

Thành phần hóa học của cây Y dĩ

Bộ phận sử dụng: bộ phận dùng của cây Ý dĩ chủ yếu là hạt và rễ. Thành phần hóa học của Ý dĩ có chứa các hoạt chất: hydratcacbon65%, chất béo 5,4%, protit 13,7% và các axit amin như leuxin, lysine, acginin, tysosin, histidin, protit đặc biệt của ý dĩ là coixenolid và axit glutamic…

Hạt Ý dĩ trước khi sử dụng cần sao vàng hạ thổ để tăng tác dụng trên tạng phủ và giảm các tác dụng phụ.

Hướng dẫn cách sao vàng, hạ thổ cây Ý dĩ

Sao vàng hạ thổ là một trong những phương pháp phổ biến trong sơ chế các dược liệu, Ý dĩ cũng vậy. Mục đích của việc sao vàng hạ thổ đó chính là tuân theo học thuyết ngũ hành. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật đều có âm dương, âm dương có cân bằng thì mọi vật mới phát triển. Trong y dược cũng vậy, để thuốc có hiệu quả tốt nhất cần được phải sao vàng hạ thổ.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Rang dược liệu trên chảo, đến khi có mùi thơm đặc trưng của Ý dĩ thì tắt bếp.

Bước 2: Sử dụng miếng vải sạch đặt trên mặt đất. Đổ thành lớp mỏng trải dài và để khoảng 30 – 40 phút đến khi nguội.

Bước 3: Sau khi Ý dĩ đã nguội,cần bảo quản trong túi hoặc hộp khô, sử dụng đến đâu gói ký đến đó, tránh chỗ ẩm ướt.

Công dụng Đông y của cây Ý dĩ

Theo Đông y, hạt Ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn, rễ có vị đắng, ngọt nhẹ, tính hàn, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Hạt ý dĩ có tác dụng:

Hạt ý dĩ Lợi thấp

Sử dụng hạt Ý dĩ sống có tác dụng lợi thủy trừ thấp. Khi kết hợp với mộc qua, ngưu tất, cau,… dùng cho điều trị chân gối sưng đau.

Hạt ý dĩ tác dụng Kiện tỳ

Ý dĩ nhân sao có công dụng kiện tỳ, trừ thấp, thường kết hợp với bạch truật, phục linh, … chữa ỉa chảy. Trong trường hợp người bị tỳ hư, thấp thịnh, thường sử dụng cả hai loại sống và sao Ý dĩ nhân sẽ có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp.

Hạt ý dĩ Bài mủ

Ý dĩ nhân có tác dụng bài mủ rất hiệu quả. Nếu muốn chữa phế ung, sử dụng kết hợp với đông qua tử, đào nhân,… Ngoài ra, phối hợp sử dụng với cát cánh, bạch cập, dùng để chữa phế ung, thổ ra nhiều mủ…

Hạt ý dĩ thư cân hoạt lạc

Hạt Ý dĩ có tác dụng sinh thư cân gân, lợi khớp, giảm đau tê.

Ngoài ra, hạt ý dĩ còn có tác dụng chữa một số bệnh như tả lỵ, sỏi thận, chưa lao lực hoặc nôn ra máu, chữa tê thấp,…

Công dụng của cây Ý dĩ  theo Tây y

Theo kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm lâm sàng, cây Y dĩ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: điều trị rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, viêm khớp, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ung thư.

Cây Y dĩ có tác dụng điều trị rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ

Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc sử dụng hạt Ý dĩ có tác dụng giảm kích thích tố progesterone và testosterone, giảm các triệu chứng đau đớn trong kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan do rối loạn nội tiết tố.

Rối loạn nội tiết tố là hiện tượng sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone gây nên trạng thái mất cân bằng. Rối loạn nội tiết tố thường gặp hơn ở nữ giới. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự hoạt động của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung…Sử dụng Hạt Ý dĩ giúp điều hoà hormon tự nhiên, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan do rối loạn nội tiết tố gây nên.

Cây Ý dĩ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư

Hạt Ý dĩ  có chứa hoạt chất coixenolid có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập các vi khuẩn, virus, giảm được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, điều hòa đường huyết, mỡ máu, huyết áp, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan trong cơ thể, kéo dài thời gian sống cho người bệnh điển hình với các loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày…

cay-y-di-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-phoi
Cây Ý dĩ có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Cây Y dĩ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

Loãng xương (osteoporosis), là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, dẫn đến suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung này. Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới. Bên cạnh các phương pháp điều trị, các hoạt chất trong hạt Ý dĩ có tác dụng giảm tình trạng loãng xương, giúp xương chắc khỏe, giảm các biến chứng của bệnh gây ra.

Ngoài ra, Cây Ý dĩ còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: làm đẹp da, giảm cân, chữa bệnh sỏi thận, điều trị sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, chữa tiểu đường, đái ra máu, ăn uống kém, phù nề, phong thấp tê đau. Chữa da mọc mụn hạt cơm, tàn hương, trứng cá, phát ban, chữa sâu răng. Trị rôm sảy, bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiểu sẻn, nước tiểu vàng, bụng trướng nước, đái tháo đường.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Ý dĩ

Cây Y dĩ có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh được nhiều thầy thuốc, lương y tin dùng…  Dưới đây là một số bài thuốc từ cây Ý dĩ phổ biến trong dân gian.

Bài thuốc 1: Ý dĩ hỗ trợ trong điều trị ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày

Nguyên liệu: 150g hạt ý dĩ đã được sao vàng .

Cách thực hiện: Cho hạt ý dĩ vào trong ấm hoặc chuyên nhỏ, sắc lên uống thay cho nước lọc hàng ngày.

Tác dụng: Những thành phần hóa học có trong ý dĩ sẽ tác động lên tế bào ung thư, ức chế tế bào ung thư phát triển, hạn chế khả năng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Bài thuốc 2: Ý dĩ hỗ trợ điều trị phong thấp

Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 30 hạt hạnh nhân, 120g ma hoàng, 40g cam thảo

Cách thực hiện: Trộn hỗn hợp nguyên liệu trên cho vào sắc với 1 lít nước. Chú ý đun đều lửa, nếu đun lửa to sẽ làm biến chất của thuốc. Quá trình sắc thuốc chia làm 3 lần.

Lần 1: Đổ 4 chén nước nước lọc vào đun cho đến khi còn 1 bát chắt ra để riêng.

Lần 2: Đổ thêm 3 chén nước lọc như lần 1, đun cho đến khi còn 1 bát.

Lần 3: Sử dụng 2 chén nước vừa chắt ở lần 1 và lần 2, tiếp tục đun cho đến khi còn 1 bát.

Chú ý: để dễ uống, bạn nên chia chén thuốc này làm 3, uống 3 lần/ngày.

Tác dụng: Phong thấp là bệnh hay gặp đối với người cao tuổi khi thay đổi thời tiết. Ngày nay nhiều người trẻ hay gặp những bệnh về phong thấp do ít vận động vì làm việc hầu hết tại văn phòng.  Bài thuốc có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa đau nhức và giảm thiểu những tác động xấu khi phong thấp kéo dài.

Bai-thuoc-chua-phong-thap-tu-cay-Y-di
Bài thuốc chữa phong thấp từ hạt Ý dĩ kết hợp với các thảo dược khác

Bài thuốc 3: Ý dĩ giúp giảm ho, tiêu đờm

Nguyên liệu: 120g ý dĩ, 80g cam thảo, 40g cát cánh

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 20g sau bữa ăn. Hoặc nấu hỗn hợp trong nước, nên sử dụng lỏng để dễ uống, uống 2 lần/ ngày.

Tác dụng: Bài thuốc khá hiệu quả và lành tính đối với mọi lứa tuổi. Ho đờm nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến phổi và phế quản.  Vì vậy bài thuốc sẽ giúp chữa ho tiêu đờm, hạn chế việc điều trị bằng thuốc Tây.

Bài thuốc 4: Ý dĩ hỗ trợ điều trị tỳ hư, tiêu hóa kém

Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 30g sơn tra, 40g hoài sơn, 30g sử quân tử, 40g bạch biển đậu, 16g thần khúc, 30g liên nhục, 200g đương quy, 100g gạo nếp.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu sao vàng, sau đó tán thành bột trộn lẫn cùng với nhau. Mỗi lần sử dụng 15g bột của hỗn hợp trên sắc nước. Chú ý uống nóng để dạ dày dễ hấp thụ và hiệu quả tốt hơn.

Tác dụng: Tỳ là cơ quan hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tỳ hư là biểu hiện của những vấn đề căng thẳng trong suy nghĩ, ăn uống quá nhiều những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tỳ hư, tiêu hóa kém sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Việc quan tâm đến tỳ là vô cùng cần thiết. Việc sử dụng bài thuốc giúp ăn uống, tiêu hóa tốt.

Bài thuốc 5: Ý dĩ bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng

Nguyên liệu: 10g ý dĩ, 4g mạch môn, 4g thiên môn, 5g tang bạch bì, 4g bách bộ

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước, đun đến còn 500ml tắt bếp, ngày uống 3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn 20 phút.

Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Điều này có lợi với những ai có thể trạng yếu, sụt cân, kích thích vị giác ăn uống.

Bài  thuốc 6: Ý dĩ có tác dụng giảm tiểu buốt, tiểu rắt

Nguyên liệu: 20g ý dĩ, 16g cam thảo

Cách thực hiện: Sắc hỗn hợp trên với 1 lít nước, sắc đến khi còn 500ml tắt bếp, uống 3 lần/ngày.

Tác dụng: Tiểu buốt, tiểu rắt có nhiều nguyên nhân, có thể do viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa… Nhưng phần lớn tiểu buốt, tiểu rắt là viêm đường tiết niệu do sỏi gây ra. Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận gây viêm, nhiễm đường tiết niệu bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng gây viêm thận, thận ứ mủ…Bài thuốc trên giúp cải thiện đáng kể tình trạng trên. Chú ý, bài thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng đều đặn và kiên trì khi sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng cây Y dĩ để đạt hiệu quả

Ý dĩ là cây thuốc nam được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên đây không phải là loại cây lành tính khi sử dụng với liều lượng cao.Để đạt hiệu quả một cách tốt nhất trong quá trình sử dụng, hãy lưu ý những điều sau đây:

Cây Y dĩ dùng dạng nào là tốt nhất?

Việc sử dụng cây Ý dĩ ở dạng nào tốt nhất là điều quan tâm của rất nhiều người khi tìm hiểu về loại cây này. Theo các chuyên gia y tế cho biết, nên sử dụng hạt Ý dĩ ở dạng bột bằng cách sắc uống, bởi việc sử dụng hạt Ý dĩ ở dạng bột sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ tinh dầu trong nhân hạt Ý dĩ. Tinh dầu đem lại hiệu quả nhanh chóng sau thời gian ngắn sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng hạt ý dĩ kết hợp chế biến thành các món ăn như: cháo ý dĩ, nấu chè…

Nen-su-dung-hat-Y-di-o-dang-bot-bang-cach-sac-uong
Nên sử dụng hạt Ý dĩ ở dạng bột bằng cách sắc uống để đạt hiểu quả trong chữa bệnh

Sử dụng cây Y dĩ gây tác dụng phụ như thế nào?

Mặc dù Ý dĩ có tác dụng trong việc kích thích hệ hô hấp, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và chữa viêm khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: ức chế quá trình hô hấp, gây khó thở. Ngưng co bóp cơ làm hoạt động cơ gặp khó khăn, làm giảm lượng đường trong máu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại hạt này, khi có những bất kỳ dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ. Việc sử dụng cần đúng liều lượng, các bác sĩ khuyên rằng mỗi người chỉ được sử dụng không quá 80g ý dĩ /1 ngày.

Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây  Ý dĩ?

Phụ nữ đang mang thai

Ý dĩ chỉ có tác dụng đối với phụ nữ sau sinh giúp tăng tiết sữa. Đối với phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng Ý dĩ vì sẽ làm sẩy thai. Các bà mẹ đang mang thai nên chú ý điều này.

phu-nu-mang-thai-khong-su-dung-hat-y-di
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng hạt Ý dĩ

Những ai dị ứng với những thành phần của Ý dĩ

Nên dùng thử một lượng nhỏ Ý dĩ trước khi có ý định sử dụng lâu dài để kiểm tra cơ thể có bị dị ứng không. Dấu hiệu dị ứng có thể nổi mẩn đỏ hoặc ngứa. Vì trong thành phần Ý dĩ có khá nhiều thành phần hóa học. Nhiều cơ thể có phản ứng dị ứng với một số thành phần trong Ý dĩ nên bạn hãy thận trọng khi sử dụng.

Không sử dụng chung Ý dĩ với các thuốc chữa bệnh tiểu đường

Những loại thuốc chữa bệnh tiểu đường như: glyburide, glimepride, glipizide,… khi kết hợp với Ý dĩ làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn làm cơ thể có phản ứng sốc khi thay đổi cơ thể nhanh chóng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Y dĩ, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về thảo dược thân thuộc này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Bài viết Cây Ý Dĩ và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cay-y-di-va-nhung-cong-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-75611/feed/ 0
Tác dụng kỳ diệu của nước dâu tằm đối với sức khỏe https://benh.vn/tac-dung-ky-dieu-cua-nuoc-dau-tam-doi-voi-suc-khoe-4128/ https://benh.vn/tac-dung-ky-dieu-cua-nuoc-dau-tam-doi-voi-suc-khoe-4128/#comments Tue, 27 Jun 2023 02:50:14 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-ky-dieu-cua-nuoc-dau-tam-doi-voi-suc-khoe-4128/ Mùa hè, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức một cốc nước Dâu tằm thì thật tuyệt. Nước Dâu tằm không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu, không phải ai cũng biết. Đó là những tác dụng gì? Cách pha chế nước dâu ra sao?

Bài viết Tác dụng kỳ diệu của nước dâu tằm đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức một cốc nước Dâu tằm thì thật tuyệt. Nước Dâu tằm không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu, không phải ai cũng biết. Đó là những tác dụng gì? Cách pha chế nước dâu ra sao?

qua-dau-tam-chin-co-mau-den-mong
Quả dâu tằm chín có màu đen mọng nước

Tìm hiểu về quả dâu tằm

Trên thực tế có hai loại có 2 loại dâu ta là Dâu tằm và Dâu lưu niên, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt hai loại này với nhau mà đều gọi chung là dâu tằm. Các thành phần bổ dưỡng trong dâu tằm cũng rất phong phú tạo nên tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như nước ngâm của nó.

Hai loại dâu ta

Có hai loại dâu ta thường gặp là dâu tằm và dâu lưu niên, tuy nhiên cũng có chỗ gọi tên khác. Phân biệt như sau.

  • Dâu ta hay còn gọi là dâu tằm, nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua.
  • Dâu lưu niên (dâu Tàu) quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt.

Các thành phần trong quả Dâu

Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có:

  • Nước 84,71%;
  • Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza)
  • Axit 80% (có axit malic, axit sucinic)
  • Protit 0,36%.
  • Tanin, Vitamin C, Beta – Caroten, Vitamin E tự nhiên.

Tác dụng của quả dâu

  • Bổ thận, dưỡng huyết, khu phong.
  • Sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên.
  • Giải được độc của rượu, lợi cho khí và thùy trong cơ thể.
  • Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm.
  • Chữa váng đầu, mất ngủ, ù tai, tiêu khát, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…
  • Phụ nữ bế kinh.

Cách làm nước dâu

Làm nước dâu rất đơn giản, tuy nhiên, khi ngâm cần lưu ý rửa sạch, ngâm đúng tỷ lệ quả dâu – đường để có loại nước ngon nhất.

Nguyên liệu ngâm nước dâu

  • 1kg dâu tằm
  • 500gr đường

Cách chọn dâu để ngâm nước

  • Quả chín có màu tím sẫm.
  • Quả không bị dập nát, hư hỏng.

Cách làm nước dâu ngâm

  • Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng. Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.
  • Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)
  • Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.
  • Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.
  • Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)
  • Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.
ngam-dau-tam-voi-duong
Mỗi 1kg quả dâu tằm nên ngâm cùng 500gr đường

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nước ngâm dâu

Nước dâu ngâm không chỉ là một loại đồ uống giải khát tuyệt vời, nó còn có thể được sử dụng như một loại thuốc giúp bồi bổ cơ thể, kích thích ăn ngon ngủ tốt, sáng mắt.

Nước dâu tằm giải khát, chữa táo bón

  • Uống 2 ly nước dâu tằm /ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.
  • Với 3 ly nước dâu/ngày hàm lượng vitamin C trong nước dâu sẽ trị căn bệnh táo bón rất hiệu quả.

Nước dâu kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe bằng nước dâu tằm

  • Uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện.
  • Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.
nuoc-dau-tam-giai-khat
Uống nước dâu tằm hàng ngày có lợi cho sức khỏe

Nước dâu chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp

Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp. Nếu trong gia đình bạn có người cao tuổi, hoặc người bị các bệnh lý xương khớp, hãy lưu ý luôn dự trữ sẵn vài bình nước dâu tằm lớn trong nhà để có thể sử dụng hàng ngày, rất tốt cho bệnh lý xương khớp.

Nước dâu giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn

  • Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa.
  • Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…
nuoc-dau-tam-lam-dep-da
Làn da sáng mịn là niềm ao ước của mọi chị em

Nước dâu tằm giúp giảm đau họng

  • 500g dâu rửa sạch và ép thành nước.
  • Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.

Phương pháp này có hiệu quả rất nhanh, có thể do những thành phần chống oxy hóa trong quả dâu tằm dồi dào gây nên tác dụng.

Nước dâu chữa bỏng

  • Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch.
  • Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng.

Khi sử dụng để đắp vào vết bỏng, bạn nhớ lưu ý vệ sinh, thật sạch sẽ các quả dâu bằng nước đung sôi để nguội, tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng tại vết bỏng. Sau khi bôi, rửa, đắp bằng nước ép dâu, nhớ lưu ý vệ sinh lại bằng các biện pháp tiệt trùng khác như sử dụng povidone iod.

Lời kết

Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên, vì dâu thuộc tính hàn nên không dùng đối với các bệnh như sôi bụng, ỉa chảy… Mặt khác, dâu kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất.

Bài viết Tác dụng kỳ diệu của nước dâu tằm đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-ky-dieu-cua-nuoc-dau-tam-doi-voi-suc-khoe-4128/feed/ 1
Tỏi – vị thuốc thần kỳ cho sức khỏe, lưu ý khi chế biến https://benh.vn/cach-dung-che-bien-va-cong-dung-cua-toi-2316/ https://benh.vn/cach-dung-che-bien-va-cong-dung-cua-toi-2316/#respond Sun, 28 May 2023 12:00:40 +0000 http://benh2.vn/cach-dung-che-bien-va-cong-dung-cua-toi-2316/ Tỏi từ lâu đã được biết đến như là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Một số món ăn sẽ thiếu hấp dẫn, thậm chí nhạt nhẽo nếu không có mùi thơm của tỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngoài giá trị làm gia vị, Tỏi còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Bài viết Tỏi – vị thuốc thần kỳ cho sức khỏe, lưu ý khi chế biến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỏi từ lâu đã được biết đến như là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Một số món ăn sẽ thiếu hấp dẫn, thậm chí nhạt nhẽo nếu không có mùi thơm của tỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngoài giá trị làm gia vị, Tỏi còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

cu-toi-chua-benh
Củ tỏi có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Tìm hiểu về củ Tỏi

Củ tỏi có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe nhờ thành phần hoạt chất chống oxy hóa mạnh có sẵn bên trong đó.

Thành phần hoạt chất trong củ Tỏi

Tỏi chẳng những chứa nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh nên có mùi hôi rất đặc trưng. Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B6, B1,C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Cách dùng tỏi

Tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Lưu ý đặc biệt khi chế biến tỏi: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

cach-che-bien-toi-tuoi

Nên thái lát tỏi sau đó để trong không khí khoảng 15 phút trước khi chế biến (ảnh minh họa)

Công dụng của tỏi

Củ tỏi có nhiều công dụng được cả y học cổ truyền và y học hiện đại xác nhận trong đó có chống cảm cúm, kháng khuẩn, kháng virus, trị ho…

Tỏi chữa cảm cúm

Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.
Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

Tỏi kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut

Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.

Tỏi trị Ho, viêm họng

Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

Tỏi hỗ trợ bệnh thấp khớp, đau nhức xương, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp

Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tỏi tốt cho bệnh hô hấp

Rượu tỏi cũng có khả năng làm giảm các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản nhờ công dụng kháng viêm của tỏi.
Người bệnh tiểu đường: nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

Tỏi tốt cho Tim mạch

Tỏi có chất chống oxy hóa, chống đông tụ. Theo Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, một kết luận được rút ra từ 18 cuộc nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 5 hay hơn 5 tép tỏi tươi mỗi ngày có thể làm giảm lượng triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu và giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch.

Tỏi hỗ trợ điều trị Huyết áp cao

10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý: Chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

toi-tot-cho-tim-mach

Tỏi rất có lợi cho bệnh nhân tim mạch, huyết áp (ảnh minh họa)

Tỏi hỗ trợ Tiêu hóa hiệu quả

Tỏi từ lâu đã được ông cha ta dùng như là một bài thuốc dân gian để chữa các bệnh ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi khoa học chưa thực sự phát triển và chưa chứng minh được công dụng của tỏi thì họ truyền tai nhau và coi đây như là một bài thuốc có hiệu quả để chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

Tỏi giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư

Tỏi có tác dụng giúp cơ thể phòng ngừa và làm chậm tiến trình phát triển các khối u và nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản… là điều mà nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được.

Tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe là điều đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì nó cũng có những tác dụng phụ nhất định. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…

Bài viết Tỏi – vị thuốc thần kỳ cho sức khỏe, lưu ý khi chế biến đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-dung-che-bien-va-cong-dung-cua-toi-2316/feed/ 0
Tác dụng tuyệt vời của lá sen và những lưu ý khi sử dụng https://benh.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-la-sen-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-9688/ https://benh.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-la-sen-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-9688/#respond Sat, 27 May 2023 02:21:06 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-la-sen-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-9688/ Sen không chỉ đẹp mà từ xa xưa, tất cả các bộ phận của sen như hạt sen, tâm sen, củ sen, lá sen... đều được sử dụng làm món ăn, bài thuốc. Thời gian gần đây, chị em sử dụng lá sen như một "thần dược" giảm béo tự nhiên. Tuy nhiên, uống lá sen khoa học cần tuân thủ những nguyên tắc riêng…

Bài viết Tác dụng tuyệt vời của lá sen và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoa sen đã trở thành một biểu tượng của người dân Việt Nam. Sen không chỉ đẹp mà từ xa xưa, tất cả các bộ phận của sen như hạt sen, tâm sen, củ sen, lá sen… đều được sử dụng làm món ăn, bài thuốc. Thời gian gần đây, chị em sử dụng lá sen như một “thần dược” giảm béo tự nhiên. Tuy nhiên, uống lá sen khoa học cần tuân thủ những nguyên tắc riêng…

Tác dụng của lá sen

Theo Đông y, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.

Ngoài những tác dụng đã phát hiện, kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy lá sen còn có tác dụng giảm béo, chống xơ vữa động mạch do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt và tác dụng giải độc nấm.

Hiện, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.

Cách sử dụng lá sen

  • Lá sen tươi, hoặc khô thái nhỏ, đun sôi lấy nước uống hàng ngày hoặc cho vào ly (tách) hãm với nước sôi để uống. Có thể thêm chút quế, vài cánh hoa hồng hoặc đường để có vị thơm dễ chịu.

la-sen-la-1-vi-thuoc

  • Đun lá sen lấy nước và kết hợp gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể cho thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Trước khi nấu hãy ngâm lá sen cho mềm (có thể dùng lá sen tươi).

Lưu ý: Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng lá sen

  • Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
  • Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Do đó người thể hàn không nên uống lá sen.
  • Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

Bài viết Tác dụng tuyệt vời của lá sen và những lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-la-sen-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-9688/feed/ 0
Lô hội và các bài thuốc trong đông y https://benh.vn/lo-hoi-va-cac-bai-thuoc-trong-dong-y-2482/ https://benh.vn/lo-hoi-va-cac-bai-thuoc-trong-dong-y-2482/#respond Thu, 16 Feb 2023 01:14:56 +0000 http://benh2.vn/lo-hoi-va-cac-bai-thuoc-trong-dong-y-2482/ Cây lô hội hay còn gọi là Nha đam có nhiều tác dụng quý với sức khỏe và được sử dụng phổ biến trong Đông Y, tuy nhiên, không phải ai cũng biết.

Bài viết Lô hội và các bài thuốc trong đông y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cây lô hội hay còn gọi là Nha đam có nhiều tác dụng quý với sức khỏe và được sử dụng phổ biến trong Đông Y, tuy nhiên, không phải ai cũng biết.

lo-hoi-benh

Cây sống dai, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô. Lá mọng nước, tiết diện 3 cạnh, có gai ở mép lá, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, dài 20-30cm, rộng 3-5cm, dày 1-1,5cm. Lá mọc thành cụm như hoa thị ở gốc. Hoa có cán dài đến 1m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Lô hội ở miền Bắc Việt Nam được trồng làm cảnh là Aloe maculata Forsk. Cây ra hoa vào mùa Thu.Trồng khắp nơi làm cảnh.

Lô hội còn có nhiều tên gọi khác như Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam)… Tên khoa học là Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger. Họ Hành Tỏi (Liliaceae).

Tác dụng của Lô hội

Minh mục, trấn Tâm, sát trùng, giải độc Ba đậu (Khai Bảo Bản Thảo).

Chuyên sát trùng, thanh nhiệt (Bản Thảo Cương Mục).

Thanh nhiệt, nhuận hạ, mát gan, kiện Tỳ (Trung Dược Học).

Nhuận hạ, sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị của lô hội

Trị táo bón, trẻ nhỏ bị cam nhiệt, tích trệ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Kiêng kỵ đối với lô hội

Đang có thai hoặc  đang hành kinh: không dùng (Trung Dược Học).

Người Tỳ hư hàn, rối loạn tiêu hóa: không dùng (Trung Dược Học).

Tỳ Vị suy yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Lô hội gây sung huyết, do đó, không dùng cho người bị lòi dom và có thai (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Liều dùng: 0,4-2g cho vào hoàn tán, không cho vào thuốc thang. Dùng ngoài: vừa đủ đắp chỗ bệnh.

Độc tính: Dùng liều quá cao (8g), có thể gây ngộ độc chết người [Tiểu nhiều, yếu toàn thân, mạch chậm, hạ nhiệt độ] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Đơn thuốc kinh nghiệm có chứa lô hội

  1. Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính: Lô hội 20g, Chu sa 15g,  cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc  nước  cơm, ngày 2 lần  (Canh Y Hoàn – Cục Phương).
  2. Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: Lô hội 6g, Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần (Lô Hội Thông Tiện Giảo Hoàn – Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).
  3. Trị màng tiếp hợp viêm cấp: Lô hội 3g, Hồ hoàng  liên 3g, Đương quy 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hương 3g, Long đởm thảo 6g. Sắc nước  uống (Lô Hội Hoàn Gia Vị – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  4. Trị Can Đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm: Lô hội, Đại hoàng, Thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4g, Đương quy, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng bá, Hoàng liên mỗi thứ 6g, Mộc hương 5,5g, Xạ hương 0,3g (để riêng). Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần (Đương Quy Lô Hội Hoàn – Tiền Ất).
  5. Trị cam nhiệt, giun đũa: Lô hội 15g, tán bột. Mỗi ngày uống 6g lúc đói với nước  ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  6. Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng: Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hương đều 3g, Vô di, Thanh bì đều 6g, Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g. Tán bột, trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 4-6g (Lô Hội Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  7. Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn: Lô hội 30g, Cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nước  đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào (Lô Hội Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  8. Trị mụn mặt ở thanh niên: Chế cao xoa mặt có gia thêm nước  lá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần. Trị 140 cas, có kết quả 136 cas (Vương Thị – Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 9:27).
  9. Trị táo bón, khó tiêu vì thiếu nước  mật, vàng da, yếu gan yếu ruột: bột Lô hội 0,08g, Cao mật bò tinh chế 0,05g, Phenltalein 0,05g, bột Cam thảo 0,05g. Tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 1-2 viên  vào bữa cơm chiều. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi không dùng (Viên Nhuận Trường – Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  10. Phòng ngừa sỏi niệu: Dùng vài lá Lô hội tươi, lấy gel nấu với  đậu xanh làm nước  uống hàng ngày. Ăn mỗi tuần vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).
  11. Trị viêm loét dạ dày: uống gel tươi của lá Lô hội: cứ vài giờ uống 1 muỗng canh gel tươi, lúc bụng đói [tổng cộng khoảng 400ml gel Lô hội tươi/ngày] (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).
  12. Trị phỏng nắng: Bôi ngay gel Lô hội lên da vài giờ 1 lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).
  13. Trị trĩ ra máu: bôi gel Lô hội vào, ngày vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).

Bài viết Lô hội và các bài thuốc trong đông y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lo-hoi-va-cac-bai-thuoc-trong-dong-y-2482/feed/ 0
Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe https://benh.vn/qua-la-han-va-nhung-tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-4866/ https://benh.vn/qua-la-han-va-nhung-tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-4866/#comments Wed, 27 Apr 2022 05:12:08 +0000 http://benh2.vn/qua-la-han-va-nhung-tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-4866/ Quả la hán có rất nhiều tác dụng tốt như chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho… Đây là loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam để tăng cường sức khỏe.

Bài viết Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
La hán là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây được trồng phổ biến và là đặc sản của vùng Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Quả la hán có rất nhiều tác dụng tốt như chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho… Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu về quả la hán và các tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

la-han-qua
Quả la hán có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thông tin chung về Quả la hán

La hán quả thuộc loại cây dây leo rụng lá theo mùa. Cây mọc hoang và được trồng tại vùng Tây Nam Trung Quốc. Quả La hán có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.

La hán quả được trồng ở đâu

La hán là loại cây được trồng để lấy quả. Quả la hán vừa được dùng làm nước uống giải khát thanh nhiệt cơ thể vừa là một vị thuốc đông y.

Quả la hán khô, màu nâu vàng sẫm hơi bóng có lông nhung, hình tròn hoặc tròn dài, đường kính 5-8 cm. Quả giòn dễ vỡ sau khi vỡ mặt trong có màu trắng vàng, xốp nhẹ. Hạt bên trong bẹt hình tròn trong hạt có hai lá mầm vị ngọt. La hán quả tốt là quả tròn, lớn, cứng chắc, màu nâu vàng, lắc không kêu.

Thành phần hóa học của quả la hán

Quả la hán chứa nhiều hợp chất cho lợi cho sức khoẻ, đặc biệt thích hợp sử dụng làm dược liệu làm ngọt trong thức uống của người tiêu đường. Các thành phần trong quả la hán gồm có:

  • Trong thành phần quả la hán có đến 8,67%-13,35% protein.
  • La hán quả chứa vitamin C, khoáng chất Sắt, Mangan, Niken, Kẽm và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác.
  • Trong hạt quả la hán có khoảng 41% acid béo
  • Đường hữu cơ: Fructose, glucose…hàm lượng không cao trong quả la hán nên không ảnh hưởng đến người tiểu đường
  • Chất ngọt: mogrosid
  • Hợp chất protein monogrosvin
  • Hỗn hợp mogrosid trong quả la hán tạo ra vị ngọt cao hơn đường mía 300 lần. Rất thích hợp dùng làm thức uống cho người bệnh tiểu đường, béo phì…

Tác dụng của quả la hán theo Đông y

Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ).. Quả la hán có vị ngọt tự nhiên gấp 3 – 4 lần đường mía nhưng lại ít calo, phù hợp với người bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…

Quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô..

nuoc-la-han-qua
Nước quả la hán có vị ngọt mát, tốt cho sức khỏe, không gây tăng đường huyết

Ngoài ra nước sắc quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Trà từ quả la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà Đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.

Một số bài thuốc sử dụng quả la hán

Quả la hán được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa các bệnh hô hấp (viêm họng, viêm thanh quản, ho gà…), bệnh lao, an thần, thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt, la hán quả được sử dụng làm chất làm ngọt thay thế đường cho người bị tiểu đường, mỡ máu.

Chua-viem-hong-voi-la-han-qua
Uống nước la hán quả hết viêm họng, viêm thanh quản, mất tiếng

Bài thuốc chữa viêm họng bằng quả la hán

Quả la hán khô bổ cau hoặc bổ 4. Đem quả la hán hãm với nước sôi dùng thay được hàng ngày.

Tuỳ vào sở thích uống ngọt hay lạt có thể sử dụng từ 2-4 quả, hãm với 2-3 lít nước để uống hàng ngày. Kết hợp thêm với việc dùng chanh đào mật ong hoặc quất mật mong để viêm họng nhanh khỏi

Quả la hán chữa chứng viêm thanh quản (mất tiếng)

La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít.

Người bị viêm thanh quản muốn nhanh khôi phục tiếng nói cần sử dụng quả la hán và các thuốc tân dược tiêu viêm để đạt hiệu qủa cao. Nếu không muốn dung tân dược, có thể sử dụng chanh muối hoặc chanh đào mật ong đều được.

Chữa ho gà với la hán quả và hồng khô

Chuẩn bị bài thuốc chữa ho gà cần : La hán quả 1 quả chẻ cau, hồng khô 25g,

Đem 2 vị dược liệu này sắc lấy nước uống; dùng hàng ngày thay nước.

Có thể thay thế hồng khô bằng phổi heo: quả la hán 1 quả, phổi heo bóp hết bọt 40g, hầm nhừ, nêm gia vị ăn. Những người ăn chay hoặc không quen ăn phổi heo thì không nên dùng cách này.

Chữa ho đờm vàng quánh với bài thuốc từ quả la hán

Ho có đờm vàng quánh là do có nhiễm khuẩn, do vậy bài thuốc dùng quả la hán cần gia giảm thêm vị thuốc kháng viêm mạnh.

Sử dụng quả la hán 20g, tang bạch bì 12g. Đem 2 thứ này sắc lấy nước uống trong ngày. Sắc với 2 hoặc 3 lít nước. Có thể thêm la hán quả để tăng hương vị dễ uống

La hán quả trong điều trị lao giúp bổ phế, cải thiện triệu chứng lao

Trong bệnh lao phổi, quả la hán được sử dụng với 2 mục đích:

Bổ phế (hỗ trợ trong trị lao): La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, hai thứ thái lát cho hầm cùng, nêm gia vị đủ, ăn cùng cơm.

Cải thiện các triệu chứng bệnh lao: la hán 50g, thịt lợn bằm 1 lạng. Xào chín thịt, cho la hán đã thái nhỏ vào. Thêm 1 tô nước để nấu làm canh. Nêm nếm vừa ăn dùng kèm với cơm. Ăn mỗi ngày 1 bữa tốt cho bệnh lao.

Bài thuốc từ quả la hán giúp thanh nhiệt, giải độc, chứa táo bón

Trà la hán quả thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp: La hán làm sạch, bỏ lông sau đó hãm với nước sôi. Ủ 20 phút cho la hán tiết chất ngọt và hoạt chất. Dùng để uống hàng ngày

Nước la hán quả mật ong chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

benh-tao-bon-dieu-tri-bang-qua-la-han
Bệnh táo bón có thể trị được bằng quả la hán

Quả la hán thanh nhiệt giải độc, trị cảm nóng và khát: Lấy một quả la hán bổ đôi quậy đều trong nước sôi uống thay trà.

La hán quả chữa mất ngủ

La hán quả rất tốt cho những người mất ngủ kinh niên, mất ngủ vô căn do dược liệu này giúp an dịu thần kinh.

Quả la hán rửa sạch, bổ đôi hoặc 4, đun sôi với nước. Để nguội uống hàng ngày thay trà. Có thể sử dụng thêm 1 số loại dược liệu như tam thất và bạch quả sắc chung với la hán quả để uống giúp tăng hiệu quả an thần, ổn định huyết áp.

Chất ngọt trong quả la hán dùng làm đường thay thế cho người tiểu đường

Quả la hán có nhiều chất ngọt như hỗn hợp mogrosid ngọt gấp 300 lần đường mía. Nhờ vậy, la hán quả được dùng để thay thế đường trong đồ uống của người bị tiểu đường và tiền tiểu đường,

Cách làm: La hán quả khô dùng  2-3 quả, nấu với nước đến khi ra nước đặc hoặc cao lỏng. Khi nấu ăn hoặc làm đồ uống thì cho cao lỏng la hán quả vào thay đường. Rất thơm ngon lạ miệng mà lại tốt cho người tiểu đường.

Kiêng kỵ khi sử dụng quả la hán

Quả la hán có nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên uống. Những người sau cần chú ý khi sử dụng quả la hán chữa bệnh.

  • Người có thể tạng hàn (còn gọi là dương hư, hư hàn ) với biểu hiện: sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài phân lòng, rêu lưỡi trắng, chân tay lạnh không nên dùng quả la hán.
  • Khi dùng chung với thuốc hoặc thực phẩm chức năng, cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng

Lời kết: La hán là một loại quả không có tính độc, rất tốt cho sức khỏe của con người. Bệnh nhân tiểu đường hay béo phì nên sử dụng quả la hán thường xuyên để hỗ trợ điều trị. Các gia đình cũng nên sử dụng nước quả la hán để thanh nhiệt giải khát. Ngoài ra còn giúp thải độc cho cơ thể nhằm giúp chúng ta có một sức khỏe dồi dào, và cơ thể dẻo dai.

Bài viết Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-la-han-va-nhung-tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-suc-khoe-4866/feed/ 4
Công dụng của tam thất đối với sức khỏe https://benh.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-tam-that-3013/ https://benh.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-tam-that-3013/#respond Fri, 24 Sep 2021 14:25:19 +0000 http://benh2.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-tam-that-3013/ Tam thất là một trong những vị thuốc đặc biệt quý có nhiều tác dụng tuyệt vời và đặc biệt tốt với phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi dùng, cần lưu ý lựa chọn và chế biến thích hợp.

Bài viết Công dụng của tam thất đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tam thất là một vị thuốc quý đặc biệt đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong chữa bệnh, người dùng cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi sử dụng.

cu-tam-that-nam

Tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 – 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.

2 loại Tam thất trên thị trường

Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng.

Công dụng của tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ. Rễ củ tam thất có tác dụng dược lý rất phong phú. Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ở các hoạt tính osetrogen và hướng sinh dục.

phan-biet-tam-that-bac-va-tam-that-nam
Cách phân biệt giữa củ tam thất bắc và củ tam thất nam

Cách lựa chọn và sơ chế tam thất

Lựa chọn: Củ tam thất hình con quay, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết nhăn dọc, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ.

Sơ chế: Để đảm bảo hiệu quả cao trong chữa bệnh, trước hết phải rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột. Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.

Công dụng của tam thất

Công dụng của tam thất theo Đông Y và Tây Y đều rất tốt cho sức khỏe và đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng.

Tính vị của tam thất theo Đông Y

Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.

Tác dụng của tam thất theo Đông y

Tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch

Kích thích tâm thần, chống trầm uất

Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.

Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.

Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

tam-that-co-nhieu-tac-dung-tot
Củ tam thất có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể

Cách sử dụng tam thất

Sử dụng tam thất cần lưu ý dạng dùng thích hợp và liều lượng đối với từng đối tượng để đảm bảo hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Dạng dùng của tam thất

Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống

Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ

Liều lượng củ tam thất

Dùng để cầm máu, giảm đau nhanh: mỗi ngày uống 10 –  20 g, chia làm 4 – 5 lần.

Dùng để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 – 6 g, chia hai lần.

Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều người lớn.

Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.

Một số bài thuốc y học cổ truyền có vị tam thất

Tam thất thường được sử dụng trong các bài thuốc chứa tam thất để tăng cường hiệu quả khi sử dụng bên cạnh việc dùng đơn thành phần như bột tam thất. Nhờ nhiều công dụng của tam thất khác nhau và loại dược liệu này được ứng dụng rất đa dạng.

Phòng và chữa đau thắt ngực bằng củ tam thất

Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt):

Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

Chữa máu ra nhiều sau khi sinh đẻ bằng tam thất

Tam thất tán thành bột mịn. Uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần.

bot-tam-that-bac
Tam thất dạng bột được sử dụng trực tiếp trong nhiều bài thuốc

Tam thất chữa thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh)

  • Bột tam thất uống 6g/ngày.
  • Tần gà non với tam thất, ăn nguyên con.

Bài thuốc chứa tam thất chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh

Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).

Bài thuốc chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ từ củ Tam thất

Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 tháng.

Bài thuốc có tam thất nam cho rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh thay đổi dài ngắn không chừng), người gầy, da xanh sạm hoặc sau sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, kém ngủ, chóng mặt, nhức đầu, người mệt mỏi. Sử dụng bài thuốc có Tam thất sau đây:

Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày tháng.

cong_dung_cua_tam_that_voi_phu_nu
Tam thất có trong nhiều bài thuốc tốt cho phụ nữ (ảnh: soha)

Chữa đau bụng kinh, ra kinh nguyệt quá nhiều, đau nhức mình mẩy sau sinh

Tam thất nam ngày dùng 6-10g. Sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bột mịn hoặc ngâm rượu uống.

Tam thất nam, hồi đầu, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Lần uống 2-3g với nước đun sôi để nguội, ngày 2-3 lần, uống 5-7 ngày.

Bột tam thất chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)

Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

Chữa đau thắt lưng bằng bài thuốc có Tam thất, hồng sâm

Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

Bài thuốc tam thất chữa bệnh bạch cầu cấp và mạn tính

Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống

Bài viết Công dụng của tam thất đối với sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-tam-that-3013/feed/ 0