Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 23 Feb 2020 16:35:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thực hư về virus gây viêm cơ tim đang làm hoang mang dư luận https://benh.vn/thuc-hu-ve-virus-gay-viem-co-tim-dang-lam-hoang-mang-du-luan-69929/ https://benh.vn/thuc-hu-ve-virus-gay-viem-co-tim-dang-lam-hoang-mang-du-luan-69929/#respond Tue, 29 Oct 2019 19:40:07 +0000 https://benh.vn/?p=69929 Mạng xã hội mấy hôm nay tự nhiên rộ lên bệnh dịch...viêm cơ tim và các anh chị em thi nhau khuyến cáo thay cho các bác sĩ. Rằng đừng đi ra ngoài đường nếu không cần thiết , không đi qua đường A, B , C vì có nguy cơ nhiễm virus, vậy thực hư chuyện này ra sao ?

Bài viết Thực hư về virus gây viêm cơ tim đang làm hoang mang dư luận đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mạng xã hội mấy hôm nay tự nhiên rộ lên bệnh dịch…viêm cơ tim và các anh chị em thi nhau khuyến cáo thay cho các bác sĩ. Rằng đừng đi ra ngoài đường nếu không cần thiết , không đi qua đường A, B , C vì có nguy cơ nhiễm virus, vậy thực hư chuyện này ra sao ?

Nguyên nhân gây viêm cơ tim

Viêm cơ tim do nhiều nguyên nhân gây ra, vi khuẩn, virus, độc tố… Ngay cả những con virus thông thường khi nhiễm vào người như con virus cúm, con virus Dengue, con sởi,… , chúng tấn công vào tất cả các cơ quan trong đó có cả tim, làm tim bị tổn thương dẫn tới tử vong. Bệnh này có nhiều năm nay, năm nào cũng lẻ tẻ vài ca, thời gian khởi phát đến nay chưa rõ . Trước đây tỉ lệ chết lên đến 90%, tuy nhiên vài năm gần đây, kỹ thuật cao phát triển, tỉ lệ tử vọng giảm xuống còn khoảng 30%.

Viêm cơ tim có phải bệnh thường gặp không?

Không, để gây biến chứng tổn thương cơ tim khá hiếm gặp. Nhiều năm nay, mỗi năm chúng tôi gặp 1 số ca rải rác khắp các tỉnh thành, không tập trung vào một vùng hay khu vực nào hết. Thông thường nhiều lên 1 chút ở các vụ dịch ( năm 2017 dịch sốt xuất huyết có vài ca tử vong nghi ngờ do viêm cơ tim) sau đó thì như mọi năm.

Mấy ngày nay có bệnh nhân viêm cơ tim tăng lên không?

Sự thât là số lượng bệnh nhân viêm cơ tim mùa này còn ít hơn các mùa khác. Lời khuyên cho các bạn đó là đừng tìm đọc các bài báo không có nguồn gốc khoa học, từ các báo không uy tín rồi khuyến cáo truyền tai nhau gây hoang mang dư luận

Khi có triệu chứng lạ bất thường hãy đi khám bác sĩ. Viêm cơ tim đúng là nặng, nhưng khá hiếm gặp.

Chia sẻ của bác sĩ trong nghề

Một người đăng chuyện người nhà xấu số, người khác nhảy vào bảo rồ ôi hàng xóm nhà em cũng triệu chứng giống thế. Rồi anh khác chia sẻ mấy năm trước người quen em cũng giống thế. Hóa ra, tất cả ca tử vong thời gian gần đây theo các mọi người đều…giống hệt nhau.

Đời tôi làm bác sĩ 20 năm mà gặp viêm cơ tim đếm trên đầu ngón tay. Thôi chia buồn với ai chẳng may mắc phải. Còn để nó lây cho người khác thì chả có bằng chứng gì.

Theo ( Bác sĩ Ngô Đức Hùng )

Bài viết Thực hư về virus gây viêm cơ tim đang làm hoang mang dư luận đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-hu-ve-virus-gay-viem-co-tim-dang-lam-hoang-mang-du-luan-69929/feed/ 0
Xét nghiệm sinh hóa creatin phosphokinase trong máu https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-creatin-phosphokinase-trong-mau-5690/ https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-creatin-phosphokinase-trong-mau-5690/#comments Tue, 04 Sep 2018 05:31:50 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-creatin-phosphokinase-trong-mau-5690/ Xét nghiệm sinh hóa creatin phosphokinase, CPK, CK trong máu được thực hiện như thế nào ?

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa creatin phosphokinase trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xét nghiệm sinh hóa creatin phosphokinase trong máu thực hiện như thế nào ?

Sinh lý enzym creatin phosphokinase (CPK, CK)

Creatin phosphokinase (CK hay CPK) là một enzym xúc tác phản ứng chuyển đổi qua lại giữa ATP và creatin phosphat: Creatin  +  ATP ↔  Creatin − phosphat  +  ADP. Vì vậy, CPK đóng vai trò chủ chốt trong kiểm soát dòng cung cấp năng lượng cho các mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt ở mô cơ.

CPK là enzym được thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ vân và với một hàm lượng ít hơn ở mô não. Trong điều kiện bình thường, huyết thanh người chứa chủ yếu CPK dưới dạng MM. CPK-MB chiếm khoảng 5% CPK toàn phần và CPK-BB chỉ được thấy với một lượng không đáng kể.

Xác định hoạt tính CPK là một XN hữu ích trong quy trình chẩn đoán các bệnh lý cơ vân (Vd: loạn dưỡng cơ), nhồi máu cơ tim và bệnh lý mạch máu não. Tất cả các quá trình bệnh lý tác động tới các cơ quan này đều có thể là nguyên nhân gây tăng hoạt độ CPK toàn phần.

Nhờ kỹ thuật điện di hay sắc ký (chromatographie) có thể tách biệt CPK thành 3 loại isoenzym khác biệt:

1. CPK BB (CK1) được thấy trong não và cơ trơn của phổi.

2. CPK MB (CK2) khu trú chủ yếu trong cơ tim.

3. CPK MM (CK3) được thấy chủ yếu trong các cơ vân.

Trong nhồi máu cơ tim, tăng CPK thường xẩy ra trước khi tăng các transaminase và LDH. Hoạt độ CPK toàn phần điển hình sẽ tăng ngay từ giờ thứ 4 sau khi bị nhồi máu (4-8 giờ), với mức đỉnh xẩy ra giữa giờ thứ 12 – 36 sau khi bị nhồi máu. Hoạt độ CPK thường tăng cao trong khoảng 2 – 3 ngày và trở lại giá trị bình thường vào khoảng ngày thứ 4. Như vậy, CPK là một trong những enzym tim đầu tiên tăng lên sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp.

Mặc dù hoạt độ CPK toàn phần có thể được sử dụng như một test chẩn đoán đối với NMCT cấp (nhất là khi kết hợp cùng với CPK-MB) song hiện tại nhiều cơ sở điều trị chuyên khoa đã thay thế xét nghiệm này bằng troponin I hoặc T do tính đặc hiệu với cơ tim cao hơn so với xét nghiệm xác định hoạt độ CPK.

CPK-MB (phần isoenzym liên quan với cơ tim của CPK) là một enzym có trọng lượng phân tử 84 kDa đại diện cho 40% các CPK có mặt trong mô cơ tim. Cũng như CPK toàn phần, hoạt độ CPK MB tăng lên song song với CPK toàn phần với giá trị thu được thể hiện ít nhất 10% CPK toàn phần (tỷ lệ % này thường đạt tới giá trị 20 – 30%): CPK–MB thường bắt đầu tăng 4 – 6 giờ sau khi bắt đầu bị nhồi máu song không luôn tăng ở tất cả các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tới khoảng 12 giờ sau khi bị nhồi máu. Tình trạng tăng này trở về giá trị nền trong vòng 36 – 48h trong khi tình trạng tăng hoạt độ troponin huyết thanh có thể tiếp diễn kéo dài từ 10 – 14 ngày.

Điều này ngụ ý là không thể sử dụng CPK-MB để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ở giai đoạn muộn song có thể được sử dụng như đã được xác nhận để đánh giá mức độ lan rộng và mức độ nặng của nhồi máu. Hơn nữa, tăng lại hoạt độ CPK sau 4 ngày bị nhồi máu cơ tim cấp sau khi giá trị enzym này đã giảm đặt nghi vấn BN có thể bị nhồi máu cơ tim tái phát.

CPK BB hiếm khi được gặp và enzym này đã được mô tả như một marker đối với ung thư biểu mô tuyến của tuyến tiền liệt, vú, buồng trứng, đại tràng và đường tiêu hóa, cũng như đối với ung thư biểu mô tế bào không biệt hóa của phổi. Tăng hoạt độ CPK BB cũng đã được báo cáo gặp khi có tình trạng sốc nặng và/hoặc hạ thân nhiệt, nhồi máu ruột, chấn thương não, đột quỵ, đồng thời enzym này còn được coi như một chỉ dấu di truyền ở một số gia đình bị tăng thân nhiệt ác tính và gia tăng song hành với hoạt độ CPK MB ở các bệnh nhân bị bệnh cơ do rượu (alcoholic myopathy).

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

– Chỉ dấu sinh học với độ đặc hiệu tốt đối với tình trạng tổn thương hoặc bệnh lý của cơ tim.

– XN hỗ trợ thường được chọn để chẩn đoán các tình trạng rối loạn cơ vân.

– XN các isoenzym của CPK (CPK-MM) có thể được chỉ định để phát hiện các thể macro (macro forms) của CK: Giúp chẩn đoán các bệnh cơ vân, khi kết hợp với XN aldolase.

– CPK-MB được sử dụng rộng rãi như một chỉ dấu sinh học sớm để đánh giá tình trạng tổn thương cơ tim.

Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm CPK

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.

XN thường được chỉ định làm cấp cứu và được làm nhắc lại 3 – 4 lần trong vòng 4 – 24h ở các BN có bệnh cảnh cơn đau ngực kéo dài.

Giá trị bình thường

– CPK toàn phần:

+ Nữ: 40 – 150 U/L hay 0,67 – 2,50kat/L.

+ Nam: 38 – 174 U/L hay 0,63 – 2,90kat/L.

– CPK MB: < 10 U/L.

– Điện di các CPK:

+ CPK BB  <1%  (Hiếm khi được gặp trong điều kiện bình thường).

+ CPK MB < 5%.

+ CPK MM > 94%.

Tăng hoạt độ CPK toàn phần

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Các tình trạng hoại tử hoặc viêm của cơ tim: Chỉ số CPK thường > 4%. Các rối loạn được liệt kê trong phần CK-MB.

+ Nhồi máu cơ tim.

+ Sau tiến hành khử rung tim.

+ Sau phẫu thuật tim.

– Các tình trạng hoại tử, viêm hoặc thoái hóa cấp của cơ vân:

+ Các rối loạn được liệt kê trong phần CK-MB (chỉ  số  CPK thường < 4%).

+ Loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy), loạn dưỡng tăng trương lực cơ (myotonic dystrophy).

+ Xơ cột bên teo cơ (amyotrophic lateral sclerosis) (> 40% các trường hợp).

+ Viêm da và cơ (dermatomyosis), viêm đa cơ (polymyositis): gặp ở 70% các trường hợp với mức tăng trung bình là > 20 lần giới hạn bình thường cao).

+ Sau tiến hành đánh sốc điện.

+ Bỏng nhiệt và bỏng điện (giá trị CPK toàn phần thường cao hơn so với khi bị NMCT cấp).

+ Tiêu cơ vân (rhabsomyolysis) nhất là do chấn thương và gắng sức quá mức: Mức tăng có thể tới > 1000 lần giới hạn bình thường trên.

+ Gắng sức thể lực quá mức và kéo dài (như được gặp ở vận động viên chạy marathon): Tình trạng tăng bắt đầu xuất hiện sau hoạt động thể lực 3h, đạt mức đỉnh sau 8-16h và thường trở lại mức bình thường sau 48h.

+ Cơn co giật kéo dài (status epilepticus).

+ Tình trạng sảng rung (delirium tremens).

+ Tăng thân nhiệt ác tính.

+ Hạ thân nhiệt.

– Do thuốc và hóa chất:

+ Cocain, alcohol.

+ Emetin (Ipeca) (Vd: gây nôn trong điều trị chứng ăn uống vô độ).

+ Độc tính của hóa chất: Các chế phẩm có vòng benzen (Vd: xylen) gây khử cực màng của tế bào cơ và gây thẩm lậu các enzym có trọng lượng  phân  tử thấp làm nồng  độ  CPK  toàn phần tăng rất cao (100% là CPK-MM với tăng LDH gấp 3-5 lần giá trị bình thường).

– Bệnh tai biến mạch máu não cấp: Gặp ở 50% số bệnh nhân bị nhồi máu não lan rộng. Nồng độ đạt tới mức cao nhất vào ngày thứ ba với tình trạng tăng có thể không xẩy ra trong vòng 2 ngày đầu. Mức độ tăng thường thấp hơn so với trong NMCT song tình trạng tăng này kéo dài hơn và giá trị CPK toàn phần chỉ trở về bình thường sau 14 ngày. Các BN có mức tăng CPK > 300IU đi  kèm với  tỷ lệ  tử vong cao. Tăng hoạt độ CPK huyết thanh trong nhồi máu não có thể gây che dấu chẩn đoán NMCT đi kèm.

– Các nguyên nhân khác:

+ Loạn thần cấp.

+ Nghiện rượu.

+ Chấn thương não.

+ Giảm kali  máu và chứng liệt chu kỳ giảm kali máu có tình gia đình.

+ Suy chức năng tuyến giáp và phù niêm.

+ Chuyển dạ đẻ và thường xẩy ra trong những tuần cuối của thai kỳ.

+ Bệnh McArdle.

+ Tiêm bắp nhiều lần: Đôi khi xẩy ra và thường ở mức nhẹ (mức tăng thay đổi từ 2-6  lần giá trị bình  thường).  Giá  trị

CPK trở lại bình thường 48 giờ sau khi ngừng tiêm và hiếm khi tác động tới phần CPK-MB, LDH -1 và AST.

Giảm hoạt độ CPK toàn phần

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Giảm khối lượng cơ của cơ thể (Vd: người có tuổi, suy dinh dưỡng, nghiện rượu).

– Viêm khớp dạng thấp (gặp ở khoảng 2/3 các bệnh nhân).

– Bệnh nội tiết:

+ Bệnh Addison.

+ Giảm tiết của thùy trước tuyến yên.

+ Cường giáp không được điều trị.

+ Bệnh Cushing.

– Bệnh của mô liên kết (connective tissue disease) không đi kèm với giảm hoạt động thể lực.

– Có thai ở giai đoạn sớm (8 -12 tuần): Hoạt độ CPK giảm xuống còn khoảng 75% giá trị CPK khi không có thai.

– Do thuốc (Vd: phenothiazin, prednison, estrogen, tamoxifen, ethanol), do độc tố và nọc côn trùng (Vd: aldrin, dieldrin).

– Bệnh nhân HSCC bị nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết.

– Suy nhiều hệ thống cơ quan (multiple organ failure).

– Bệnh lý khối u có di căn tới gan.

Hoạt độ CPK toàn phần có thể bình thường trong

– Nhồi máu phổi.

– Nhồi máu thận.

– Bệnh lý gan.

– Tắc mật.

– Một số rối loạn cơ:

+ Bệnh cơ do nhiễm độc giáp (thyrotoxicosis myopathy).

+ Bệnh cơ do steroid.

+ Teo cơ do nguồn gốc thần kinh (Vd: bại liệt di chứng, viêm đa dây thần kinh).

+ Hầu hết các bệnh lý ác tính.

+ Xơ cứng bì hoặc xơ cứng các đầu chi (acrosclerosis).

+ Lupus  ban  đỏ  với  ban  dạng  đĩa  (discoid  lupus  erythematosus).

Tăng hoạt độ isoenzym CPK-BB

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Bệnh lý não:

+ Tai biến mạch máu não.

+ Tình trạng sau cơn động kinh với thiếu oxy não.

+ Chấn thương mô não.

+ Các khối u não.

+ Hội chứng Reyes.

– Ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt nhất là khi có di căn.

– Nhồi máu phổi.

– Tình trạng sốc.

 

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa creatin phosphokinase trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-creatin-phosphokinase-trong-mau-5690/feed/ 2
Bệnh viêm cơ tim rất nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua https://benh.vn/benh-viem-co-tim-rat-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua-4715/ https://benh.vn/benh-viem-co-tim-rat-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua-4715/#respond Sun, 04 Feb 2018 05:09:04 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-co-tim-rat-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua-4715/ Viêm cơ tim do virut là loại bệnh lý tương đối hay gặp nhưng một tỷ lệ khá lớn bị bỏ qua do tổn thương nhẹ, không điển hình hoặc lẫn vào triệu chứng của những bệnh phối hợp...

Bài viết Bệnh viêm cơ tim rất nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm cơ tim do virut là loại bệnh lý tương đối hay gặp nhưng một tỷ lệ khá lớn bị bỏ qua do tổn thương nhẹ, không điển hình hoặc lẫn vào triệu chứng của những bệnh phối hợp…

Vì sao viêm cơ tim?

Định nghĩa

Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau (trong đó có nguyên nhân do virut) dẫn đến hiện tượng viêm, hoại tử tế bào cơ tim mà không do nguyên nhân tắc mạch máu nuôi tim (nhồi máu cơ tim).

Tần suất

Tần suất mắc của bệnh hiện nay chưa được rõ do bệnh cảnh lâm sàng rất phong phú từ nhẹ đến nặng dẫn đến nhiều trường hợp bị bỏ qua và triệu chứng không đặc hiệu (chẩn đoán chỉ được xác định chính xác bằng sinh thiết cơ tim – một việc khó làm trên thực tế) nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác.

Trong một số nghiên cứu, có khoảng 1 – 9% số bệnh nhân (có triệu chứng nghi ngờ) được chẩn đoán chính xác là viêm cơ tim khi làm sinh thiết cơ tim và ở người trẻ, 42% đột tử là do viêm cơ tim cấp. Ở người nhiễm HIV, có tới trên 50% mẫu sinh thiết cho thấy những biểu hiện viêm rất rõ của tế bào cơ tim.

Nguyên nhân

Nguyên nhân cơ tim bị tổn thương sau nhiễm virut có thể do phản ứng tự miễn dịch. Virut và các thành phần của nó có cấu trúc tương tự như sợi myosin của cơ tim nên khi cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virut thì lại “đánh nhầm” sang cả cơ tim.

Bên cạnh đó, hàng loạt các phản ứng viêm xảy ra sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập tế bào cơ tim dẫn đến hiện tượng phù nề, sung huyết, hoại tử cơ tim và quá trình viêm kết thúc bằng việc cơ tim bị xơ hóa, phì đại dẫn đến chức năng co bóp tống máu bị giảm hay tim bị suy (nếu bệnh nhân qua được giai đoạn cấp của viêm cơ tim).

Biểu hiện bệnh rất phong phú

Biểu hiện của viêm cơ tim do virut rất phong phú và đa dạng, có thể chia làm ba nhóm chính: nhóm không có triệu chứng, nhóm có triệu chứng điển hình và nhóm có biểu hiện rất nặng, đột tử ngay từ khi vừa xuất hiện.

Nhóm không có triệu chứng

Với nhóm bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng hoặc có nhưng quá nhẹ khiến cho bệnh nhân và thầy thuốc không chú ý đến, các thương tổn cơ tim diễn biến âm thầm và chỉ được phát hiện nhiều năm sau đó với các dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại.

Nhóm có triệu chứng điển hình

Ở nhóm có triệu chứng điển hình, khởi đầu bệnh nhân thường có hội chứng nhiễm virut không đặc hiệu: sốt cao, đau mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, nước mũi, sung huyết kết mạc, tiêu chảy, mệt mỏi, khó thở, ăn uống kém. Sau một hai ngày, khó thở tăng lên, bệnh nhân có cảm giác đau ngực, đánh trống ngực, nặng hai chi dưới, đau tức vùng gan.

Khám thấy nhịp tim nhanh, tiếng cọ màng ngoài tim, có thể thấy tiếng thổi hoặc tiếng tim thứ ba.

Khi triệu chứng suy tim xuất hiện, bệnh nhân có triệu chứng phù hai chi dưới, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, khó thở nhiều, nhịp ngựa phi hoặc các triệu chứng suy tim trái cấp (phù phổi cấp): khó thở dữ dội, khạc bọt hồng. Nặng hơn nữa là tình trạng sốc tim: bệnh nhân kích thích vật vã, mạch nhanh nhỏ, da tái lạnh, huyết áp tụt hoặc không đo được, bệnh cảnh sốc tim có thể nặng dần, không đáp ứng điều trị và bệnh nhân sẽ tử vong.

Bên cạnh các triệu chứng nêu trên, các rối loạn nhịp tim bao giờ cũng có, nhẹ nhất như các cơn nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất, nặng hơn như ngoại tâm thu thất dày, cơn nhịp nhanh thất… Viêm cơ tim có rối loạn nhịp tim nguy hiểm bao giờ cũng báo hiệu một tiên lượng không tốt cho bệnh nhân.

Nhóm có biểu hiện rất nặng

Ở nhóm đột tử, bệnh diễn biến tối cấp, bệnh nhân tử vong nhanh chóng do sốc tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán viêm cơ tim do virut dựa vào các bằng chứng lâm sàng như đã mô tả ở trên kết hợp với làm điện tim, siêu âm tim, chụp Xquang tim phổi, xét nghiệm nồng độ men CKMB, troponin T, troponin I và kháng thể kháng virut và sinh thiết cơ tim là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định.

Giải pháp nào cho căn bệnh này?

Điều trị viêm cơ tim do virut chủ yếu là điều trị triệu chứng như tăng cường co bóp cơ tim, chống loạn nhịp, chống sốc… đặt bóng động mạch chủ và một số trường hợp nặng có thể dùng liệu pháp tuần hoàn ngoài cơ thể để chờ cơ tim hồi phục. Ghép tim là giải pháp cuối cùng cho một số trường hợp nặng, tim không còn khả năng trở về chức năng bình thường.

Dự phòng viêm cơ tim do virut chủ yếu vẫn là các biện pháp giữ gìn sức khỏe (nhất là đối với trẻ em, người già, phụ nữ có thai, những người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch…), giữ gìn vệ sinh chung, chống ô nhiễm môi trường, cách ly đối với những bệnh nhân bị nhiễm virut có nguy cơ viêm cơ tim cao và tiêm chủng đối với một số virut như Rubella, Influenza…

Benh.vn (TS.BS. Vũ Đức Định-SKĐS)

Bài viết Bệnh viêm cơ tim rất nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-co-tim-rat-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua-4715/feed/ 0
Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh viêm cơ tim https://benh.vn/nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-viem-co-tim-8682/ https://benh.vn/nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-viem-co-tim-8682/#respond Sat, 30 Dec 2017 06:53:20 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-viem-co-tim-8682/ Bệnh viêm cơ tim là tình trạng nhiễm trùng gây hoại tử, thoái hóa các tế bào cơ tim do nhiễm trùng. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Khi bệnh trở nặng, tim mất khả năng bơm máu, không thể đưa máu đến các phần khác của cơ thể dẫn đến suy tim, đau tim, đột quỵ thậm chí là đột tử.

Bài viết Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh viêm cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm cơ tim là tình trạng nhiễm trùng gây hoại tử, thoái hóa các tế bào cơ tim do nhiễm trùng. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Khi bệnh trở nặng, tim mất khả năng bơm máu, không thể đưa máu đến các phần khác của cơ thể dẫn đến suy tim, đau tim, đột quỵ thậm chí là đột tử.

Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh viêm cơ tim là gì?

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm cơ tim

Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do nhiễm virus. Các triệu chứng ban đầu tương tự như bị cảm cúm. Một số virus gây các bệnh như nhiễm trùng đường tiêu hóa, bạch cầu đơn nhân, sởi, HIV cũng gây ra viêm cơ tim. Ngoài ra, bệnh còn có thể do nhiễm các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng khác. Nhiễm độc hóa học do tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc dị ứng với một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến viêm cơ tim.

Triệu chứng bệnh viêm cơ tim

Đây là một bệnh rất nguy hiểm và phức tạp, do đó khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Các dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Đau ngực, khó thở, loạn nhịp tim.
  • Mệt mỏi.
  • Ứ dịch, sưng chân, mắt cá chân, bàn chân.
  • Da xanh hoặc xám bạc.
  • Các triệu chứng của nhiễm virus như đau đầu, đau người, sốt, tiêu chảy…

Biện pháp điều trị bệnh viêm cơ tim

Trường hợp bệnh nhẹ ở người lớn do virus, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe, bệnh sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng. Nếu bệnh do nhiễm trùng, nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc kháng sinh và một số loại thuốc trợ giúp tim, kiểm soát nhịp tim, thư giãn mạch máu, loại bỏ nước thừa.

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần đến các biện pháp can thiệp y học như tim nhân tạo tạm thời, máy bơm động mạch chủ… Trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân có thể cần phải được phẫu thuật thay tim.

Trong thời gian hồi phục, bệnh nhân cần tránh hoạt động mạnh. Khẩu phần ăn nhạt, ít muối. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng muối có thể có trong mỗi bữa ăn cũng như khi nào có thể vận động, sinh hoạt như bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế uống nước, không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.

Cách phòng bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là căn bệnh hiếm gặp và cũng không có cách phòng ngừa cụ thể, chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn thông thường.

  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh do virus gây ra. Nếu bản thân đang có các triệu chứng nhiễm virus, phải chủ động tránh tiếp xúc với người khác.
  • Giữ gìn vệ sinh. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
  • Thực hiện tình dục an toàn.
  • Không sử dụng thuốc bất hợp pháp hay các thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Cẩn thận khi phải sống hoặc làm việc trong các khu vực bị nhiễm khuẩn. Mặc quần áo dài, che kín cơ thể và sử dụng các loại thuốc đuổi côn trùng.
  • Tiêm chủng đầy đủ.

Với những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh viêm cơ tim ở trên đây, các bạn thấy được sự nguy hiểm, cách phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngày nay sự phát triển của nền y học hiện đại, các bệnh nhân viêm cơ tim hoàn toàn có cơ hội để có một cuộc sống bình thường với một trái tim khỏe mạnh.

Benh.vn (Theo Yhocvn.net)

Bài viết Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh viêm cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-benh-viem-co-tim-8682/feed/ 0
Bác sĩ vất vả cứu bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mục nát cơ tim https://benh.vn/bac-si-vat-va-cuu-benh-nhan-bi-vi-khuan-an-muc-nat-co-tim-8967/ https://benh.vn/bac-si-vat-va-cuu-benh-nhan-bi-vi-khuan-an-muc-nat-co-tim-8967/#respond Wed, 18 May 2016 06:58:41 +0000 http://benh2.vn/bac-si-vat-va-cuu-benh-nhan-bi-vi-khuan-an-muc-nat-co-tim-8967/ Chị Nguyễn Thị Hoà 44 tuổi, ở Hòa Long, Bắc Ninh, đã hồi phục, xuất viện sau 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhiều người, thậm chí các bác sĩ cũng không nghĩ chị có thể sống. Ít ai biết được để chụp được bức ảnh bệnh nhân cười khi xuất viện là nỗ lực của biết bao con người: Bác sĩ, điều dưỡng, nhà hảo tâm, nhân viên công tác xã hội, quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng trăm triệu...

Bài viết Bác sĩ vất vả cứu bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mục nát cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chị Nguyễn Thị Hoà 44 tuổi, ở Hòa Long, Bắc Ninh, đã hồi phục, xuất viện sau 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhiều người, thậm chí các bác sĩ cũng không nghĩ chị có thể sống. Ít ai biết được để chụp được bức ảnh bệnh nhân cười khi xuất viện là nỗ lực của biết bao con người: Bác sĩ, điều dưỡng, nhà hảo tâm, nhân viên công tác xã hội, quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng trăm triệu…

Từ tháng 6, chị Hòa sốt cao, uống thuốc hạ được vài hôm lại sốt. Đi khám lúc thì được chẩn đoán sốt virus, lúc thì lại xuất huyết dạ dày, người chị ngày càng yếu dần, nằm nghiêng bên phải là không chịu được. Chị cứ ra vào bệnh viện tuyến dưới mãi không đỡ. Đến giữa tháng 9, bị ngất liên tục, người tím tái chị được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.

Tiến sĩ Hùng (phải), cùng bệnh nhân và con gái. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Bệnh nhân tổn thương cơ tim nghiêm trọng

Mổ càng sớm càng tốt

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch (C8), Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng bệnh nhân khi nhập viện bị nhiễm trùng rất nặng, vi khuẩn ăn thủng rách hết van động mạch chủ, sang cơ tim, suy tim, khó thở, sốt… Trước khi mổ tim, bệnh nhân thường được yêu cầu điều trị khỏi hết các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Với chị Hòa thì ngược lại, càng mổ sớm càng tốt, uống thuốc không thể kiểm soát được nhiễm khuẩn.

Xác định cứu được bệnh nhân sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém, chăm sóc dài ngày, trong khi hoàn cảnh éo le, các bác sĩ vẫn quyết tâm mổ vì “người vẫn còn có cơ hội sống thì cứ cứu rồi đến đâu thì tính. Tiền nong thì mỗi người một chân một tay, sẽ đi xin”.

Ca phẫu thuật phức tạp

Ca mổ không hề đơn giản. Thông thường, bác sĩ sẽ thay van tim nhân tạo cho bệnh nhân, nhưng với chị Hòa, điều này là không thể vì tim không còn “bản lề” để lắp van vào nên sẽ rơi. Hơn nữa, van là dị vật, khi đặt vào cơ thể việc kiểm soát nhiễm khuẩn càng khó hơn, tỷ lệ bung ra cao.

Vì thế, các bác sĩ đã quyết định hoán đổi van, cắt van động mạch phổi để ghép sang vị trí của van động mạch chủ, sau đó lấy màng tim tạo ra một van nhân tạo khác thay thế van động mạch phổi bị cắt. Do tính chất của tim phải, tim trái; van động mạch chủ cần độ kín hơn rất nhiều, nếu không tim bị suy, trong khi đó van động mạch phổi hở một chút cũng không sao.

“Khi mổ bác sĩ ngỡ ngàng vì người bệnh có thể sống với thương tổn kinh khủng như thế, van rách nát hết, cơ tim bị ‘ăn’ thành ổ áp xe đầy mủ… Chúng tôi phải làm sạch, gắp hết mùn ra để phẫu thuật”, tiến sĩ Hùng kể lại.

Bệnh nhân hồi phục tốt sau ca phẫu thuật

Bình thường ca mổ chỉ kéo dài một giờ, riêng ca mổ này kéo dài 6 tiếng. Sức khỏe bệnh nhân tiến triển như mong đợi. Sau 2 tuần hậu phẫu bệnh nhân mới ổn định rút ống thở, được chuyển ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt, tiếp tục điều trị nhiễm khuẩn cho triệt để dùng kháng sinh mạnh, kháng sinh đắt tiền. Bệnh nhân hồi phục dần, lên cân, ăn uống biết ngon miệng, hết nhiễm trùng và được xuất viện.

Chị Nguyễn Thị Phong, em gái chị Hòa vui vẻ chia sẻ: “Gia đình cũng không ngờ là chị có thể sống được, khi mổ bác sĩ bảo tỷ lệ thành công chỉ là 50-50 nhưng còn nước còn tát”.

Chia sẻ về phương pháp ghép tim được sử dụng cho bệnh nhân

Theo tiến sĩ Hùng, vì ghép tự thân nên người bệnh không phải dùng thuốc chống đông. Van lấy từ cơ thể người, tổ chức sống nên ngấm kháng sinh rất tốt, tạo điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn, van không bị bục.

Kỹ thuật này được phẫu thuật viên người Anh làm từ những năm 1967, không phải trung tâm nào trên thế giới cũng thực hiện vì khó. Đây là phẫu thuật phức tạp, nguy cơ rủi ro nên không tiến hành đại trà, chỉ dùng cho những trường hợp đặc biệt, nhiễm trùng nặng hoặc với trẻ có van nhỏ, không có van nhân tạo để thay van động mạch chủ…

Benh.vn ( Theo VNE)

Bài viết Bác sĩ vất vả cứu bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mục nát cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bac-si-vat-va-cuu-benh-nhan-bi-vi-khuan-an-muc-nat-co-tim-8967/feed/ 0