Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 05 Sep 2023 04:38:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tổng hợp về bệnh viêm da tổ đỉa và các phương pháp điều trị https://benh.vn/tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-84409/ https://benh.vn/tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-84409/#respond Mon, 04 Sep 2023 03:00:35 +0000 https://benh.vn/?p=84409 Viêm da tổ đỉa là dạng chàm mạn tính khó trị và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin về viêm da tổ đỉa để giúp bạn phòng ngừa và điều trị căn bệnh này đúng […]

Bài viết Tổng hợp về bệnh viêm da tổ đỉa và các phương pháp điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm da tổ đỉa là dạng chàm mạn tính khó trị và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin về viêm da tổ đỉa để giúp bạn phòng ngừa và điều trị căn bệnh này đúng cách.

tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-1
Tổng hợp về bệnh viêm da tổ đỉa và các phương pháp điều trị

Viêm da tổ đỉa là gì?

Viêm da tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) hay còn gọi là bệnh tổ đỉa, là một dạng chàm mãn tính với tổn thương là các mụn nước dày cứng, khu trú ở bàn tay, bàn chân. 

Viêm da tổ đỉa có thể chỉ gặp 1 lần trong đời nhưng hầu như đều tái phát dai dẳng thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, vị trí phát bệnh viêm da tổ đỉa ở tay, bàn chân – những vị trí tiếp xúc nhiều nhất với môi trường xung quanh. Do vậy, nguy cơ bội nhiễm của bệnh tổ đỉa cao hơn so với các bệnh viêm da mạn tính khác.

Triệu chứng của viêm da tổ đỉa

Viêm da tổ đỉa thường tiến triển theo mùa: nặng vào mùa xuân hạ, đỡ vào mùa đông nhưng dai dẳng và dễ tái phát. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tổ đỉa là vùng da bệnh ngứa dữ dội, có thể bỏng rát, sau đó nổi các mụn nước:

  • Nằm sâu trong cấu trúc da, cứng chắc với đường kính khoảng 1 – 2mm hoặc lớn hơn.
  • Mọc rải khác hoặc tập trung lại thành từng cụm.
  • Mụn nước khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân, đầu ngón, hai rìa hoặc mặt dưới ngón tay, ngón chân. Đôi khi mụn mọc lên cả mu bàn tay, bàn chân nhưng rất hiếm khi lan xa hơn (trường hợp nặng).
  • Không tự vỡ, khi tự tiêu để lại những vảy dày sừng màu vàng. Khi vảy tróc, vùng da dưới vảy bóng nhẵn, có màu hồng và viền vằn vèo.
  • Có thể lành sau vài tuần, khi lành da khô nứt và bong tróc.
tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-2
Biểu hiện của bệnh viêm da tổ đỉa

Tổ đỉa có biểu hiện khá tương đồng với các bệnh nhiễm trùng (viêm da mủ thể chốc lây, tay chân miệng, nhiễm Herpes, thủy đậu) hay một số bệnh viêm da khác (viêm da tiếp xúc, vảy nến mụn mủ). Tốt nhất người bệnh nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.

Ngoài ra, bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên và người lớn. Do vậy nếu thấy triệu chứng giống viêm da tổ đỉa ở trẻ em, cha mẹ nên nghi ngờ sang các bệnh lý nhiễm trùng da khác.

tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-3
Tổ đỉa có biểu hiện tương đồng với nhiều bệnh lý khác

Phân loại các thể bệnh trên lâm sàng

Bệnh viêm da dạng tổ đỉa được chia làm 4 thể bệnh như sau:

  • Thể đơn giản: Là thể bệnh điển hình với đầy đủ các triệu chứng tiêu biểu.
  • Thể nhiễm khuẩn: Xuất hiện khi người bệnh vệ sinh kém và chọc gãi nhiều. Biểu hiện là mụn nước đau rát, chảy mủ, có quầng viêm đỏ hoặc được phủ bởi lớp vỏ vàng. Nhiễm khuẩn có thể làm lây lan mụn, gây sưng tấy, sốt và nổi hạch.
  • Thể bọng nước: Xuất phát từ dị ứng hóa chất, biểu hiện là mụn nước có kích thước lớn như hạt ngô, hạt đỗ, chứa dịch không màu, trong suốt.
  • Thể khô: Gặp ở người đã mắc bệnh nhiều năm và có triệu chứng điển hình là da đỏ, khô, bề mặt da tróc vảy, không nổi mụn nước và có cảm giác nóng rát. Bệnh nặng hơn trong mùa xuân.
tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-4
4 thể bệnh tổ đỉa trên lâm sàng

Nguyên nhân gây viêm da tổ đỉa

Tương tự các bệnh viêm da mạn tính khác như viêm da cơ địa, hiện nay không rõ cơ chế cụ thể của viêm da tổ đỉa là gì. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể kích thích bệnh khởi phát như:

  • Nhiễm khuẩn: Cầu khuẩn ruột Proteus, Liên cầu.
  • Dị ứng: Hóa chất, thuốc, kim loại, chất tẩy rửa, xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm hoặc nước hoa.
  • Nhiễm nấm: thường gặp ở kẽ chân, ít khi ở tay.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm gây đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân.
  • Nguyên nhân khác: rối loạn nội tiết, thời tiết nóng ẩm, căng thẳng thần kinh hoặc suy giảm miễn dịch.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có liên quan lớn đến sự khởi phát bệnh. Khoảng 50% người bệnh có người nhà mắc tổ đỉa hoặc các bệnh chàm cơ địa khác.

tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-5
Các tác nhân kích thích khởi phát bệnh tổ đỉa

Viêm da tổ đỉa có lây không? Có tự khỏi không?

Dấu hiệu bọng nước của bệnh viêm da tổ đỉa khiến nhiều người thắc mắc bệnh này có lây không. Viêm da tổ đỉa là bệnh mạn tính và có cơ chế bệnh sinh liên hệ sâu sắc với các yếu tố như di truyền, chức năng sinh lý và hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy, dù có thể khởi phát do các yếu tố vi sinh vật nhưng bệnh tổ đỉa không lây lan từ người này sang người khác, kể cả khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương. Các yếu tố vi sinh vật ít có khả năng gây bệnh tổ đỉa ở những người không có yếu tố nguy cơ.

tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-6
Bệnh tổ đỉa không lây lan từ người này sang người khác

Ngoài ra, bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi trong vòng vài tuần nhưng rất dễ tái phát lại sau đó. Đa phần bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, mạn tính trong suốt cuộc đời khi người bệnh tiếp xúc với bất kỳ tác nhân nào. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có biện pháp nào được coi là tối ưu khi điều trị tổ đỉa. Thuốc hay biện pháp không dùng thuốc chỉ có thể làm giảm tổn thương, giảm ngứa ngáy, hạn chế bội nhiễm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-7
Bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng thường kéo dài dai dẳng

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tổ đỉa

Viêm da tổ đỉa gây nhiều bất lợi về ngoại hình và làm giảm hiệu suất làm việc, học tập của người bệnh. Vì vậy, cải thiện bệnh sớm và nhanh chóng là điều cần thiết.

Chưa có cách chữa viêm da tổ đỉa dứt điểm. Do vậy, mục tiêu chính của việc điều trị căn bệnh này là ngăn ngừa bội nhiễm, giảm tổn thương trên da và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Những biện pháp được áp dụng trong điều trị tổ đỉa bao gồm:

Điều trị không dùng thuốc

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên phối hợp cả dùng thuốc điều trị và các biện pháp không dùng thuốc khác. Sự kết hợp này đã được chứng minh là đem lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

Các biện pháp điều trị viêm da tổ đỉa không dùng thuốc bao gồm:

  • Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để hạn chế khô da, nứt nẻ và phòng ngừa bội nhiễm.
  • Dùng liệu pháp ánh sáng (đèn chiếu, tia cực tím) để giảm các phản ứng miễn dịch và ngăn chặn tổn thương da. Liệu pháp này được chỉ định khi người bệnh đáp ứng kém hoặc gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc bôi.
  • Tiêm botox để điều trị tác nhân gây bệnh là sự hoạt động mạnh của các tuyến mồ hôi.
  • Chích dịch, chọc tháo mủ khi có mụn nước to gây trở ngại lớn cho sinh hoạt của người bệnh. Biện pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám có chuyên môn.
  • Bôi các sản phẩm chứa chất sát khuẩn và kích thích quá trình phục hồi như gel bôi PlasmaKare No5 có thành phần là nano bạc TSN, dịch chiết Núc nác và Chitosan kháng khuẩn, kháng nấm gây bệnh.
  • Liệu pháp Đông y: xông với khói thương truật theo từng đợt 10 – 15 ngày, mỗi ngày 5 – 10 phút.
tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-8
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

Điều trị tổ đỉa bằng thuốc

Mục tiêu của điều trị tại chỗ là ngăn ngừa bội nhiễm và giảm mụn nước. Bác sĩ sẽ cân nhắc giai đoạn phát triển, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc tương ứng.

Thuốc trị viêm da tổ đỉa chủ yếu là thuốc bôi tại chỗ. Thuốc dùng đường uống chỉ sử dụng để giảm ngứa và điều trị các trường hợp nặng hoặc khi có nhiễm trùng nặng. Bác sĩ sẽ xem xét giai đoạn bệnh, mức độ của triệu chứng và khả năng đáp ứng với thuốc của người bệnh để chỉ định thuốc tương ứng.

Thuốc bôi trị bệnh tổ đỉa:

  • Chất sát trùng: Dung dịch Xanh methylen, dung dịch thuốc tím, dung dịch tím methyl 1%, dung dịch Milian hoặc Nitrat bạc.
  • Kháng sinh: Mupirocin, Acid Benzoic,…
  • Thuốc bôi chống nấm: Miconazol, Ketoconazol.
  • Thuốc bôi chống viêm Corticoid: Triamcinolone, Hydrocortison, Fluticasone, Mometasone.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus, Pimecrolimus.

Thuốc uống trị bệnh tổ đỉa:

  • Kháng sinh: tùy thuộc tác nhân vi khuẩn, thường dùng kháng sinh nhóm Beta-lactam hoặc kháng sinh Aminosid.
  • Thuốc chống nấm: Griseofulvin.
  • Corticoid: Prednisolone, Dexamethasone.
  • Thuốc giảm ngứa, an thần: Clorpheniramin, Diphenhydramin,…
  • Thuốc bạt sừng: Acid Salicylic.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporin, Azathioprin, thuốc sinh học,…
tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-9
Thuốc điều trị tổ đỉa bao gồm thuốc uống và thuốc bôi

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm da tổ đỉa?

Căn nguyên gây bệnh tổ đỉa hiện chưa được làm rõ. Vì vậy, việc hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây khởi phát và chăm sóc da hợp lý là biện pháp duy nhất để phòng ngừa viêm da tổ đỉa tái phát. Người bệnh cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, kim loại, mỹ phẩm có thể gây kích ứng da. Có thể đeo găng tay và ủng khi cần.
  • Vệ sinh vùng da lòng bàn tay, bàn chân thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm.
  • Tránh mang giày kín, có chất liệu cứng hoặc đi tất thấm hút kém.
  • Cải thiện hệ miễn dịch với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, thể thao mỗi ngày.
  • Đi ngủ đúng giờ, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng, suy nhược thần kinh.
  • Chủ động bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm ngoài da.
tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-10
Các biện pháp phòng ngừa viêm da tổ đỉa

Tóm lại, căn bệnh viêm da tổ đỉa có tính chất mạn tính, dai dẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.

Bài viết Tổng hợp về bệnh viêm da tổ đỉa và các phương pháp điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-hop-ve-benh-viem-da-to-dia-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-84409/feed/ 0
Viêm da cơ địa – Bệnh dị ứng do cơ địa https://benh.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/ https://benh.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/#respond Mon, 03 Jul 2023 12:10:33 +0000 http://benh2.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/ Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng hoặc viêm da atôpi) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn.

Bài viết Viêm da cơ địa – Bệnh dị ứng do cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng hoặc viêm da atôpi) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn.

Đây là một vấn đề y học rất được quan tâm trên toàn thế giới do tỷ lệ lưu hành ngày càng cao và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, độ lưu hành của bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã tăng khoảng 2-3 lần, nhất là ở các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước châu Phi. Hiện nay, tính chung trên toàn thế giới, khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn đang hoặc đã từng bị mắc bệnh.

Nhận biết bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân.

Triệu chứng điển hình của bệnh biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn diễn biến:

Giai đoạn cấp tính

Hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Giai đoạn mạn tính

Thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.

Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh

  • Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi.
  • Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi.
  • Ở người lớn viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

viem_da_co_dia_mat_tre_em

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây bệnh của viêm da cơ địa chưa được biết chính xác. Bệnh được cho là gây ra do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường. Những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…

Dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố kích phát từ môi trường có thể gây ra hoặc làm nặng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Các dị nguyên thường gặp

  • Trứng
  • Sữa
  • Tôm, cua, cá, ốc
  • Bọ nhà
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Biểu bì và lông súc vật.

Các yếu tố kích phát triệu chứng thường gặp trong viêm da cơ địa

  • Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa
  • Một số loại nước hoa và mỹ phẩm
  • Các hoá chất như chlorine, dầu mỡ hoặc dung môi
  • Cát, bụi bẩn
  • Khói thuốc lá.
  • Sang chấn tâm lý
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp
  • Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng.
  • Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Không có xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm da cơ địa, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng. Do triệu chứng bệnh của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc khai thác tiền sử đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để chẩn đoán được viêm da cơ địa, các yếu tố sau đây cần được xác định trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh:

  • Biểu hiện lâm sàng trên da.
  • Cách xuất hiện triệu chứng.
  • Các yếu tố gây ra hoặc làm nặng triệu chứng trên da.
  • Tiền sử bản thân và gia đình có mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi xoang, dị ứng thuốc…
  • Loại trừ các bệnh viêm da khác như viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, tổ đỉa, viêm da dầu…
  • Đáp ứng với các thuốc điều trị trước đây.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm.

Chăm sóc da trong bệnh viêm da cơ địa

  • Trong viêm da cơ địa, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút, do đó, nên sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da.
  • Các chất kích ứng như da như xà phòng, chất sát trùng, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc, có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế.
  • Cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì điều này có thể làm tăng nặng triệu chứng.
  • Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.
  • Bơi lội có thể giúp ích nhiều cho việc điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, cần lưu ý tắm sạch sau khi bơi để loại bỏ chất sát khuẩn chlorine hoặc bromine trong nước bể bơi còn tồn dư trên da vì các chất này có thể gây kích ứng da.

Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh

  • Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh.
  • Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Trong trường hợp bụi nhà là nguyên nhân gây bệnh, cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.
  • Giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ formaldehyde và các hoá chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Không mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nylon.
  • Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.
  • Tránh mặc đồ len.

Các thuốc chống viêm dùng trong viêm da cơ địa

Điều trị tại chỗ

Glucocorticoid bôi tại chỗ: fluticasone, betamethasone, clobetasone thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tuỳ thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da… Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh (như Sicorten Plus, Dermovate…) chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Gần đây, một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như Tacrolimus, Pimecrolimus đã được thử nghiệm và đem lại hiệu quả rõ rệt cũng như tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa.

Các chế phẩm từ nhựa đường có tác dụng giảm ngứa và chống viêm nhưng tác dụng kém hơn glucocorticoid. Các chế phẩm này chỉ nên sử dụng ở những vùng da bị viêm mạn tính và dày sừng, tác dụng phụ hay gặp là viêm nang lông và tăng nhạy cảm ánh sáng.

Các chế phẩm bôi da từ nano bạc, dịch chiết chuẩn hóa dược liệu cũng là một lựa chọn an toàn được sử dụng lâu dài trong tất cả các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa. Một số chế phẩm an toàn có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có da nhạy cảm.

Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Điều trị toàn thể

Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm: mặc dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngừng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Viêm da cơ địa – Bệnh dị ứng do cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-di-ung-viem-da-co-dia-4788/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và chữa bệnh viêm da mủ https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-chua-benh-viem-da-mu-4161/ https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-chua-benh-viem-da-mu-4161/#respond Tue, 06 Apr 2021 06:50:54 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-chua-benh-viem-da-mu-4161/ Bình thường trên da của chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn ký sinh, chúng chung sống hòa bình với cơ thể ta không gây nên bệnh. Khi điều kiện thuận lợi như ra mồ hồi nhiều, cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi làm xây xát da, các vi khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.

Bài viết Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và chữa bệnh viêm da mủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bình thường trên da của chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn ký sinh, chúng chung sống hòa bình với cơ thể ta không gây nên bệnh. Khi điều kiện thuận lợi như ra mồ hồi nhiều, cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi làm xây xát da, các vi khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.

Bệnh thường hay gặp vào mùa hè bởi da luôn ẩm ướt ra mồ hôi nhiều dễ gây viêm nhiễm. Tùy theo từng nguyên nhân mà chúng có thể gây bệnh ở lớp nông hay lớp sâu của da.

Nguyên nhân gây viêm da mủ thường do tụ cầu hay liên cầu gây nên, tuy nhiên nó có thể phối hợp với nhau để gây bệnh.

Viem_da_mu_mat_tre_em

Dấu hiệu nhận biết viêm da mủ

Viêm da mủ tương đối dễ phân biệt với các trường hợp viêm da khác vì các dấu hiệu của mủ rất đặc trưng xung quanh đó là biểu hiện viêm da.

Viêm nang lông nông

Lúc đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, sau đó thành những mụn mủ nhỏ như đầu đinh ghim, ở quanh chân lông có quầng đỏ. Vài ngày sau mụn mủ khô đi để lại vảy tiết màu nâu, sau cùng vảy bong đi không để lại sẹo. Vị trí hay gặp ở lông nách, lông mu, đầu, râu.

Viêm nang lông sâu

Ban đầu là những mụn mủ quanh chân lông. Sau đó tổn thương lan sâu hơn dưới da làm vùng da quanh nang lông bị nhiễm cộm lên và tạo thành túi mủ. Mụn mủ không bị vỡ mà xẹp đi đóng vảy tiết, vảy tiết bong để lại sẹo lõm. Bệnh nhân thường có đau nhức tại tổn thương.

Nhọt

Lúc đầu là những u đỏ quanh chân lông, sau đó tổn thương lớn dần lên cả chiều rộng và chiều sâu, sau đó u mềm dần, hóa mủ tạo ngòi vàng xanh, sau 8-10 ngày tổn thương mềm nhũn, vỡ mủ ra tạo thành vết loét sâu, khỏi để lại sẹo.

Nếu nhọt to xuất hiện ở vùng mặt đặc biệt là quanh miệng được gọi là đinh râu. Đây là tổn thương rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch xoang gây nhồi máu tại chỗ có thể gây hôn mê và tử vong.

Hậu bối

Là một cụm nhọt do hiện tượng viêm một đám nang lông liền kề nhau. Bệnh nhân lúc đầu thường có sốt cao, người mệt mỏi, sau đó trên da xuất hiện một đám da viêm đỏ, tổn thương lớn dần màu đỏ tím có nhiều mủ, nhiều ngòi, khi vỡ mủ thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông lỗ chỗ như tổ ong, sau khỏi để lại sẹo xấu.

Thương tổn da đau nhức rất nhiều.

Chốc

Bệnh thường gặp ở trẻ em. Trên da xuất hiện các bọng nước nhăn nheo trên nền dát đỏ. Bọng nước nhanh chóng biến thành bọng mủ và đặc biệt mủ đục từ dưới chân bọng nước lên. Tổn thương dễ vỡ đóng vảy tiết vàng ẩm màu mật ong. Khi cạy vảy để lại nền da đỏ, ướt. Chốc có thể xuất hiện ở đầu làm cho tóc dính bết lại.

Bệnh có tính chất lây lan từ vùng da này sang vùng da khác của cơ thể.

Nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng vỡ rau sau đó loét sâu xuống trên đóng vảy tiết màu xám bẩn, bờ rắn gờ cao màu tím xung quanh tổn thương gọi là chốc loét

Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, đái tháo đường. Vị trí hay gặp ở chi dưới

Chẩn đoán và điều trị viêm da mủ

Viêm da mủ dễ chẩn đoán xác định và điều trị với các loại thuốc kháng khuẩn tại chỗ, nhiều trường hợp phải sử dụng thuốc uống toàn thân.

Chẩn đoán viêm da mủ

Viêm nang lông chủ yếu tổn thương là các mụn mủ, sần mủ ở nang lông (có sợi ông xuyên qua) sau đó tự xẹp đóng vảy tiết mà không vỡ mủ.

Nhọt, đinh râu, hậu bối: thương tổn ở nang lông, trải qua 3 giai đoạn: sưng đỏ, mưng mủ, vỡ mủ. Dựa vào triệu chứng toàn thân và biểu hiện lầm sàng như đã nêu trên để có chẩn đoán phù hợp

Chốc: bọng nước nhăn nheo, hóa mủ nhanh, dập vỡ đóng vảy tiết màu vàng mật ong.

Điều trị viêm da mủ

Tại chỗ: dùng các dung dịch sát khuẩn trong dung môi như cồn iod, betadin…

Toàn thân: dùng kháng sinh nhóm Macrolid, khán histamin, vitamin nhóm B, C và nâng cao thể trạng.

Phòng bệnh viêm da mủ

  • Vệ sinh thân thể, tránh ẩm ướt nhất là vào mùa hè
  • Ăn đủ chất đạm, sinh tố nhóm B, C, hạn chế chất ngọt.
  • Tránh ở những nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng.

Bài viết Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và chữa bệnh viêm da mủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-nguyen-nhan-va-chua-benh-viem-da-mu-4161/feed/ 0
Bệnh viêm da mủ https://benh.vn/benh-viem-da-mu-3423/ https://benh.vn/benh-viem-da-mu-3423/#respond Mon, 05 Apr 2021 04:35:52 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-da-mu-3423/ Điều trị viêm bì mủ không những chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn tại chỗ ngoài da, mà còn phải chú ý nâng cao sức đề kháng, thay đổi phản ứng của cơ thể, nhất là đối với viêm bì mủ mãn tính, tái phát dai dẳng.

Bài viết Bệnh viêm da mủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm da mủ là tình trạng bệnh lý trên da có viêm và bội nhiễm vi khuẩn tạo thành các ổ mủ gây căng tức trên bề mặt, ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh viêm da mủ thường xảy ra tại các vùng da hở, nhạy cảm như da mặt do đó ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và cần điều trị sớm.

Bệnh viêm da mủ và những điều cần biết

Bình thường trên da có nhiều tạp khuẩn, phần lớn là tụ cầu và liên cầu, nhiều nhất là ở những vùng lắm lông và lắm mồ hôi, các nếp kẽ, lỗ chân lông. Nơi tập trung mồ hôi, chất bã nhờn, bụi bẩn cũng là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào da.

Trong những điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi, xây xát da… tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.

Người ta thường phân thành viêm bì mủ do tụ cầu và viêm bì mủ liên cầu, nhưng ít khi hai loại cầu khuẩn đó hoạt động riêng rẽ mà phần nhiều cùng phối hợp gây bệnh.

Điều trị viêm da mủ không những chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn tại chỗ ngoài da, mà còn phải chú ý nâng cao sức đề kháng, thay đổi phản ứng của cơ thể, nhất là đối với viêm bì mủ mãn tính, tái phát dai dẳng.

Trong bộ đội thường gặp ở những người công tác lao động, chiến đấu căng thẳng, hay bị chấn thương xây sát trên da, vệ sinh thiếu sót, dinh dưỡng kém. Viêm da mủ còn là tổn thương thứ phát của nhiều bệnh ngoài da gây ngứa như ghẻ Eczema, sẩn cục…

viem_da_mu_1

Viêm da mủ do tụ cầu

Tụ cầu thường gây tổn thương viêm nang lông, biểu hiện bằng những mụn mủ ăn khớp với lỗ chân lông, rải rác hoặc thành cụm ở bất cứ vùng da nào trừ lòng bàn tay, bàn chân. Viêm da mủ do tụ cầu có những thể bệnh chính như sau:

1. Viêm nang lông nông (superficial folliculitis): (còn gọi là chốc Bockhart)

  • Là tình trạng viêm nông ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau thành mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm. Vài ngày sau mụn mủ khô, để lại một vẩy tiết nâu xẫm tròn. Sau cùng vẩy bong không để lại sẹo.
  • Vị trí thường gặp ở đầu, trán, gáy, cằm, lưng. Ở mi mắt gọi là chắp. Ở da đầu trẻ em thường để lại sẹo nhỏ, trụi tóc lấm tấm.
  • Điều trị cũng giản đơn: chấm cồn Iốt 1-3%, dung dịch xanh methylen 1%. Bôi mỡ chloroxid 1%,kem silver,mỡ bactroban, mỡ fucidin.

2. Viêm nang lông sâu (Deep folliculitis)

  • Nguyên nhân chủ yếu do tụ cầu vàng có độc tố cao.
  • Viêm nang lông sâu là dạng viêm da mủ ban đầu chỉ là mụn mủ quanh lỗ chân lông, nhưng nhiễm khuẩn ngày càng sâu làm cho tổ chức quanh nang lông nhiễm cộm. Viêm lan rộng và sâu hơn thành nhiều mụn mủ rải rác hoặc cụm lại thành đám đỏ, cứng cộm gồ ghề nặn ra mủ.
  • Viêm nang lông sâu ở vùng cằm, mép, gáy, ria tóc,đầu, gọi là Sicosis, tiến triển dai dẳng hay tái phát.

Điều trị:

  • Tại chỗ bằng dung dịch sát trùng (cồn Iốt 1-3% xanh methylen 1%) mỡ kháng sinh Penixilin, Chloroxid 1%, oxyd vàng thuỷ ngân 10%, mỡ bactroban, mỡ fucidin.
  • Nếu viêm mủ nặng cho uống từng đợt kháng sinh chung.
  • Kết hợp cho thuốc giải cảm, an thần, nếu cần có thể cho tiêm vacxin tụ cầu.
  • Tránh trà sát mạnh làm vỡ mủ, lan mủ ra vùng da lân cận.

3. Đinh nhọt (furoncle)

  • Cũng là trạng thái viêm nang lông. Vì độc tố cầu khuẩn cao nên viêm toàn bộ nang lông, lan ra cả tổ chức xung quanh, làm hoại tử cả một vùng biểu hiện thành “ngòi” gồm tế bào, xác bạch cầu.
  • Vị trí hay gặp ở gáy, lưng, mông, các chi.

Tiến triển: Ban đầu viêm da mủ nổi thành u đỏ, đau, quanh chân lông,nắn cứng cộm (Giai đoạn 1): Dần dần u mềm có triệu chứng ba động làm mủ,tạo ngòi. (Giai đoạn 2): Khoảng ngày thứ 8-10 nhọt mềm nhũn, vỡ mủ nặn ra một ngòi đặc sau đó lành sẹo (Giai đoạn 3).

  • Nếu đinh nhọt to có thể kèm theo sốt, nổi hạch đau ở vùng tương xứng
  • Đinh nhọt ở lỗ tai giữa rất đau, nhân dân gọi là “đằng đằng”.
  • Đinh nhọt ở vùng quanh miệng gọi là “đinh râu” rất nguy hiểm, có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết không nên chích nặn sớm.
  • “Hậu bối “(carbuncle) còn gọi là đinh hương sen, là một cụm đinh nhọt gặp ở vùng gáy giữa hai bả vai, xương cùng. Do tụ cầu vàng độc tính cao, gây viêm lan sâu rộng đến chân bì và hạ bì làm hoại tử cả một vùng. Thường gặp ở người già, người suy yếu. Toàn thân bệnh nhân yếu mệt, sốt cao có triệu chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng. Tại chỗ bị sưng nề, đỏ tím có nhiều mủ, nhiều ngòi, lỗ chỗ như tổ ong. Có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, ở mông và xương cùng gây hoại tử hoặc loét có khi chạm vào mạch máu to làm chảy máu ồ ạt.
  • Nhọt bầy là nhiều đinh nhọt mọc liên tiếp đợt này đến đợt khác, dai dẳng hàng tháng. Thường gặp ở người suy nhược lao tâm lao lực, hoặc đái đường.

Điều trị:

  • Đối với đinh nhọt: không nên nặn chích sớm. Khi mới viêm da mủ nổi sưng đỏ, cứng: chấm cồn I ốt 3-5% hoặc bôi ichthyol tinh chất, có điều kiện chạy sóng ngắn. Khi nhọt đã vỡ mủ nặn hết ngòi ra, chấm thuốc màu hoặc bôi mỡ kháng sinh, toàn thân cho uống hoặc tiêm một đợt kháng sinh.
  • Đối với đinh râu: tuyệt đối tránh chích nặn bôi cồn iod 3%. Kịp thời tiêm uống thuốc kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh, kết hợp sinh tố C, thuốc giảm đau, chạy sóng ngắn.
  • Đối với hậu bối: Điều trị sớm bằng kháng sinh liều cao,phối hợp kháng sinh, sinh tố, thuốc nâng cao thể trạng. Khi đám tổn thương đã mềm thay băng hàng ngày,không chích rộng để tháo mủ vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng.
  • Đối với nhọt bầy: Chú ý cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc điều hòa, tránh rượu, cà phê thuốc lá, ăn ít đường. dùng từng đợt thuốc kháng sinh, an thần, giải cảm. Chú ý chống táo bón, điều hòa chức phận gan, điều trị đái đường nếu có.

4. Nhọt ổ gà (hidradenitis)

  • Do viêm nang lông, kèm theo viêm tuyến hôi tuyến bã ở vùng nách thành túi mủ sâu ở chân bì và hạ bì.
  • Nổi thành cục, ban đầu cứng sau mềm dần, vỡ mủ, rải rác hoặc thành cụm
  • Tiến triển dai dẳng, hay tái phát nhất là về mùa hè.

Điều trị: bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh,tiêm uống kháng sinh. Nếu cần giải quyết bằng phẫu thuật như chích nặn các ổ viêm xơ hóa.

Viêm da mủ do liên cầu

Viêm da mủ do liên cầu có nguyên nhân gây bởi liên cầu sống tự nhiên trên da. Bệnh này có những đặc trưng khác biệt so với viêm da mủ do tụ cầu và thuốc điều trị cũng khác.

1. Chốc lây (Phỏng da impetigo contagiosa)

  • Trên thực tế trong bệnh chốc, tụ cầu và liên cầu thường phối hợp với nhau. Đây cũng là dạng viêm da mủ thường gặp và diễn tiến nặng.
  • Trẻ em hay bị hơn người lớn.
  • Thường bắt đầu ở đầu, cổ, mặt, các chi, từ đó lan ra các chỗ khác. Rất dễ lây nên còn gọi là chốc lây.
  • Bệnh bắt đầu bằng một phỏng nước nhỏ, lùng nhùng hình tròn, xung quanh có quầng viêm đỏ. Nước ban đầu trong dần dần thành mủ đục giai đoạn phỏng nước và phỏng mủ rất ngắn. Chẳng bao lâu đóng vẩy tiết vàng kiểu mật ong. Dưới lớp vẩy là một lớp chợt đỏ, nông, không cộm, vì tổn thương trong bệnh chốc rất nông.
  • Ở trẻ em chốc đầu thành từng đám vẩy vàng sẫm, dính bết tóc, dưới lớp vẩy da chợt đỏ, rớm nước. Ghẻ và Eczema trẻ em dễ kèm theo chốc đầu.
  • Chốc rải rác toàn thân, có thể kèm theo sốt biến chứng viêm cầu thận cấp, nề cẳng chân, mi mắt do viêm cầu thận. Chốc thường gây hạch ở vùng tương ứng.

Điều trị:

  • Chốc có nhiều vẩy: đắp gạc chấm rửa các dung dịch sát khuẩn sau đó bôi thuốc màu.
  • Chốc có phỏng mủ chưa vỡ: dùng kim đã sát trùng chọc mủ ra, cho mủ thấm vào bông, không để mủ chảy lan ra vùng da lân cận. Sau đó chấm các loại thuốc màu như dung dịch milian xanh methylen 1%,dd eosin 2% hoặc mỡ kháng sinh. như mỡ chlorocid 1% kem silver, mỡ bactroban. Nếu có sốt, nổi hạch nhiều: cho thêm kháng sinh uống.
  • Khi tắm gội, tránh kỳ cọ mạnh lên tổn thương.

Phòng bệnh: ở nhà trẻ cần phòng tránh lây lan không dùng chung chăn khăn mặt với người có bệnh.

2. Chốc loét (ecthyma)

  • Là một thể chốc, nhưng tổn thương lan sâu đến trung bì. Viêm da mủ dạng này nặng.
  • Thường gặp chốc loét ở bệnh nhân thiếu dinh dưỡng thiếu vệ sinh cơ thể yếu kém, có bệnh đái đường hoặc nghiện rượu.
  • Vị trí thường ở chi dưới, nhất là ở chi có giãn tĩnh mạch.
  • Bệnh bắt đầu như chốc, bằng một phỏng nước hoặc một phỏng mủ. Sau khi phỏng mủ vỡ, đóng vẩy dày màu vàng xẫm hoặc nâu đen, có vảy thành nhiều lớp đùn cao lên gọi là vảy ốc(rupia). Bóc vẩy để lại một vết loét đứng thành, nền tái, rớm mủ, ít nụ thịt. Da xung quanh vết loét tái tím, tiến triển dai dẳng, lâu lành.
  • Chốc loét nặng, tiến triển lâu ngày có thể thành loét sâu quảng. Vết loét có ranh giới rõ, thường là hình bầu dục, có khi có gờ, loét rộng và sâu nền bẩn, tổ chức da xung quanh xơ cứng, màu tái tím, tiến triển rất dai dẳng.

Điều trị:

  • Rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím 1/4000, hoặc dung dịch rivanol 1%. Chấm dung dịch Nitrat bạc 0,25- 0,50%. Sau đó bôi mỡ kháng sinh.Toàn thân cho uống tiêm từng đợt kháng sinh.
  • Chiếu tia cực tím tại chỗ để kích thích lên da non.
  • Nâng cao thể địa bằng dinh dưỡng, sinh tố A, B1, C…

3. Hăm kẽ (intertrigo)

  • Có tác giả gọi là viêm bì thượng bì vi khuẩn (dermoepidermite microbienne).
  • Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp hoặc ở người lớn béo mập, ra mồ hôi nhiều.
  • Vị trí: các nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da (đối với trẻ em thường gọi là hăm).
  • Các nếp kẽ trên thành đám đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng. Do cọ xát, bẩn thỉu đám trợt loét chảy nước, chảy mủ, rất đau xót.
  • Nguyên nhân: ngoài liên cầu, cần chú ý đến vai trò của nấm candida albicans (trên nền đỏ trợt, có mảng trắng như sữa, có viền róc da vằn vèo ở ngoại vi).

Điều trị:

  • Rửa bằng nước thuốc tím 1/4000, chấm dung dịch yarish , nitrat bạc 0,25%. Bôi thuốc màu, hồ nước, không nên bôi thuốc mỡ lép nhép. Rắc bột talc boric 3% có tác dụng tốt.
  • Đông y: chấm nước lá thồm lồm(đuôi tôm).
  • Gel bôi da PlasmaKare No5 sử dụng sau khi đã rửa sạch bằng dung dịch sát trùng.

Phòng bệnh: mùa hè đối với trẻ em cần năng tắm rửa, thay tã lót, rắc bột talc, phấn rôm vào các nếp kẽ.

4. Chốc mép (perlech)

Thường gặp ở trẻ em, đơn độc hoặc kèm theo các tổn thương khác do liên cầu:

  • Hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng dẽ chảy máu, đau rát, làm trẻ khó bú.
  • Thường kèm theo hạch đau dưới hàm.
  • Điều trị: Chấm dung dịch yarish, Nitrat bạc 0,25% thuốc màu, mỡ kháng sinh neomyxin, mỡ biomyxin 3%, mỡ chlorocid 1% mỡ fucidin, mỡ bactroban.

5. Viêm quầng (erysipelas)

Căn nguyên Bệnh sinh:

  • Là một bệnh nhiễm khuẩn da và dưới da với chủng Streptococcus pyogenes tăng độc tố.
  • Trước kia bệnh này hay gặp và tử vong cao ngay cả khi nằm viện. Hiện nay ở trẻ sơ sinh, người già hoặc các bệnh nhân có kèm các bệnh khác thì cũng nặng.
  • Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp hoặc qua đường máu đặc biệt khi có các chấn thương ở các mô, sự mẫn cảm chung tăng lên, hoặc khi bệnh nhân thiểu dưỡng, nghiện rượu hoặc hạ deglobulin bẩm sinh. Các tổn thương tại chỗ có xu hướng phù, viêm đường bạch mạch. Gần đây người ta nghĩ nhiều đến các khuyết tật của hệ thống lymphô có thể dẫn đến hay mắc bệnh Erysipelas.
  • Sự khu trú gọn, không rải rác có thể làm ta phân biệt được giữa Erysipelas và viêm mô tế bào do liên cầu trùng.

Biểu hiện lâm sàng viêm quầy

  • Thời gian ủ bệnh 2- 5 ngày, sau đó sốt cao đột ngột, một đôi khi co giật ở trẻ em kèm với đau đầu, sốt rét và nôn mửa. Da vùng sắp tổn thương cảm thấy căng và ngày thứ 2 thấy đỏ, phù, bóng. Đám viêm quầng màu đỏ tươi kích thước vài cm đến hàng chục cm, hơi cao hơn mặt da, nề, cộm, ranh giới rõ, có bờ con trạch gồ cao. Đau tự nhiên hay bóp vào thì đau. ở các vùng tổ chức lỏng lẻo có khi tạo phù nề mạnh (mi mắt, sinh dục) hoặc ban đỏ có giới hạn rõ và có thể thấy mụn nước ở ria hoặc có khi là đám phù nề, sưng nóng đỏ đau giới hạn rõ, ở giữa đám tổn thương là phỏng nước thậm chí loét hoại tử.
  • Không điều trị gì bệnh kéo dài từ 1- 3 tuần rồi khỏi dần, đám đỏ da giảm dần, bề mặt có thể xuất hiện róc vẩy da nhất là ở các vùng có mụn nước hay phỏng nước trước đây.
  • Vị trí thông thường của tổn thương là bụng – trẻ sơ sinh. Mặt, da đầu, tai, ở trẻ lớn hơn. ở người lớn gặp ở chân 50 % trường hợp, 35 % ở mặt, 3 % ở tai, còn có thể thấy xuất hiện tổn thương sau một nhiễm trùng ngoài da như (loét sâu quảng, loét ung thư, hoặc chấn thương do dị vật làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của da). Mức độ phù thay đổi tùy từng vùng. Bên cạnh tổn thương bị nhiễm sắc, sáng và bong vẩy.
  • Triệu chứng toàn thân thường nặng ở những người có sức đề kháng yếu. Toàn trạng sốt cao li bì, hạch lymphô khu trú sưng đau. Có thể thấy biến chứng viêm nội tâm mạc, khớp, màng não, bạch cầu tăng cao công thức chuyển trái, albumin niệu.
  • Cân điều trị phối hợp với các biến chứng kèm theo như viêm cầu thận, áp xe dưới da, nhiễm trùng huyết. Nếu có biến chứng như vậy thì tỉ lệ tử vong 50 % ở trẻ em.
  • Bệnh có thể tái phát khi có sự giảm miễn dịch hoặc sự kéo dài của các yếu tố gây bệnh. Hệ lympho bị phù nề, cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu báo trước cho đợt cấp hay các đợt tái phát xuất hiện lại ở trên các vị trí cũ của bệnh.
  • Cần chẩn đoán phân biệt với viêm tổ chức liên kết do liên cầu khuẩn trên cơ sở toàn trạng suy yếu hay có một yếu tố tại chỗ thuận lợi nào đó. Tổn thương là các đám đa cung đỏ, phù, sáng màu mà không có các triệu chứng toàn thân khác. Viêm tổ chức liên kết ở trẻ em gây đau đớn, tổn thương cứng đỏ, rồi dần dần dẫn đến tạo mủ, vỡ mủ thành lỗ dò.

Điều trị viêm quầng

Cần phải điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu thường dùng tiêm 1 đợt Lincomycin, Gentamycin, thậm chí dùng Rocephin. Các trường hợp tái phát, phù hệ thống lymphô mãn phải dùng liều nhỏ Penicyllin kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều trị lưu ý nên phối hợp với điều trị triệu chứng giảm đau, an thần, sinh tố các loại.

Bài viết Bệnh viêm da mủ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-da-mu-3423/feed/ 0
Hiệu quả đáng ngạc nhiên của chế phẩm probiotics trên các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ viêm da cơ địa https://benh.vn/hieu-qua-dang-ngac-nhien-cua-che-pham-probiotics-tren-cac-trieu-chung-duong-tieu-hoa-o-tre-viem-da-co-dia-55473/ https://benh.vn/hieu-qua-dang-ngac-nhien-cua-che-pham-probiotics-tren-cac-trieu-chung-duong-tieu-hoa-o-tre-viem-da-co-dia-55473/#respond Fri, 22 Feb 2019 14:31:54 +0000 https://benh.vn/?p=55473 Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch đã cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc của chế phẩm probiotics trên các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ viêm da cơ địa.

Bài viết Hiệu quả đáng ngạc nhiên của chế phẩm probiotics trên các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ viêm da cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch đã cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc của chế phẩm probiotics trên các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ viêm da cơ địa.

Chế phẩm probiotics là gì?

Chế phẩm probiotics bản chất là các vi sinh vật. Các vi sinh vật này khi được đưa vào cơ thể theo đường tiêu hóa có thể đem lại những tác động tích cực trong điều trị hoặc ngăn ngừa một số bệnh nhất định.

Ảnh minh họa: Một số chủng vi khuẩn thường dùng trong các chế phẩm probiotics

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính… Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ.

Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát.

Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ viêm da cơ địa

Trẻ bị viêm da cơ địa đặc biệt thường hay gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược, hay nôn mửa nhiều hơn những trẻ bình thường. Nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ phản ứng nhạy hơn với các kháng nguyên lạ ở trong thực phẩm.

Ở những bệnh nhân mắc viêm da cơ địa, tính thấm niêm mạc ruột có vẻ tăng, tuy nhiên vẫn chưa rõ vai trò của phát hiện này đối với bệnh sinh của bệnh. Sự rối loạn chức năng hàng rào niêm mạc ruột này có thể là biểu hiện bất thường nguyên phát ở ruột, hoặc cũng có thể phản ánh tổn thương của lớp màng nhầy do các phản ứng viêm tại chỗ.

Ảnh minh họa: Tính thấm tại niêm mạc ruột có thể bị rối loạn do nhiều nguyên nhân

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của lợi khuẩn lactobacilli trong việc làm giảm viêm đường ruột và cải thiện chức năng hàng rào niêm mạc ruột ở trẻ em mắc viêm da cơ địa.

Từ mục tiêu này, các nhà khoa học Copenhagen đã thiết kế một nghiên cứu chéo, mù đôi có đối chứng giả dược trên 41 trẻ mắc viêm da cơ địa từ vừa tới nặng. Các em được lựa chọn ngẫu nhiên theo thiết kế và chia vào một trong hai nhóm: Nhóm A (dùng giả dược rồi chuyển sang dùng chế phẩm probiotics) và nhóm B (dùng chế phẩm probiotics rồi chuyển sang dùng giả dược). Mỗi đợt điều trị kéo dài 6 tuần, kèm theo 6 tuần nghỉ ở giữa 2 đợt để loại bỏ ảnh hưởng từ đợt điều trị trước.

Chế phẩm probiotics sử dụng trong thí nghiệm là dạng bột đông khô của Lactobacillus rhamnosus 19070-2 và L.reuteri DSM 12246.

Các triệu chứng trên dạ dày-ruột được theo dõi trước và trong quá trình điều trị, tính thấm niêm mạc ruột non được đánh giá bằng xét nghiệm lactulose-mannitol.

Kết quả thu được:

Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học tại Copenhagen đã thu được kết quả đáng ngạc nhiên về tác dụng của chế phẩm probiotics.

Cụ thể: trong quá trình sử dụng lợi khuẩn Lactobacillus, trẻ giảm đáng kể tần suất của các triệu chứng trên dạ dày-ruột (39% khi sử dụng giả dược so với chỉ 10% khi sử dụng chế phẩm probiotics).

Như vậy, nhóm tác giả kết luận “việc sử dụng probiotics có thể giúp làm ổn định lại chức năng của hàng rào niêm mạc ruột và giảm những triệu chứng trên dạ dày-ruột ở trẻ mắc viêm da cơ địa”.

Nhóm tác giả cũng nhận định “Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung cụ thể hơn đến khoảng thời gian tối ưu để sử dụng bổ dụng probiotics cho bệnh nhân. Đồng thời cần đánh giá hiệu quả của việc bổ sung dài hạn probiotics cũng như tiềm năng của các chủng vi sinh vật khác để ngăn ngừa bệnh cơ địa dị ứng trong tương lai”.

Bài viết Hiệu quả đáng ngạc nhiên của chế phẩm probiotics trên các triệu chứng đường tiêu hóa ở trẻ viêm da cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-qua-dang-ngac-nhien-cua-che-pham-probiotics-tren-cac-trieu-chung-duong-tieu-hoa-o-tre-viem-da-co-dia-55473/feed/ 0
Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang https://benh.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/ https://benh.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/#respond Mon, 05 Nov 2018 04:38:11 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/ Bệnh thường xẩy ra vào mùa hè, vì mưa làm ngập ruộng các côn trùng bay theo ánh đèn vào các nhà bên cạnh đồng ruộng. Đại đa số các bệnh nhân(78,14%) là những người làm việc dưới ánh đèn, và phần lớn trong số họ đều phát hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên vào buổi sáng.

Bài viết Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
 1. Đại cương

– Paedérus là một côn trùng thuộc họ Staphylinidae. Loại thường gặp là P.literalis, P.fuscipes… Paedérus thoạt nhìn như con kiến mình dài thanh 7-10 mm. Nhân dân thường gọi côn trùng này bằng nhiều tên kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít… Đầu nhỏ có râu nhọn hoặc hình bầu dục cong về phía trước.

Mình mang 3 đôi chân. Bụng có 8 đốt dẻo, một số đốt có mầu đỏ hung, một số đốt có mầu đen. Trên mình có cánh rất ngắn chỉ che được 3-5 đốt bụng, hai cánh cứng ở trên, hai cánh lụa ở dưới. Paedérus chạy và bay rất nhanh, khi chạy cong đít lên như đít bọ cạp. Côn trùng sống bằng chất huỷ biến của thực vật, động vật, hoặc ăn các côn trùng nhỏ, các xác chết súc vật, phân.

kiến ba khoang

Chúng sống ở chỗ có phân rác, cỏ mục, rìa đầm lầy, dưới đống gạch, trong vỏ cây nứt nẻ, đôi khi trong cả tổ chim, tổ mối.

Kiến ba khoang thường ẩn náu ở bờ ruộng, dưới những đống vật liệu dư thừa, quanh gốc rạ, bãi cỏ, bụi cây, ruộng rau, những nơi đang xây dựng dở dang, những bãi rác thải. Sau những cơn mưa bị ngập nước không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn… Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng đó hoặc vô ý đập làm cho côn trùng chết trên da thì sẽ xuất hiện bệnh ngay tại vùng đó.

– Paedérus sống ở quanh làng, quanh các vị trí đóng quân, trong các đống rác trôi lềnh bềnh trên mặt ruộng, mặt sông. Từ các vị trí đó chúng có thể bay vào trong nhà, phòng làm việc nhất là khi trong phòng có ánh sáng, gây nên bệnh viêm da tiếp xúc cho những người va chạm vào nó.

Pavan đã chiết xuất từ côn trùng một chất gọi là Pederin. Chất này khi bôi lên da chuột bạch gây phản ứng viêm mạch, bôi lên da người gây viêm da phỏng nước.

Theo một số tác giả dân sống ở vùng châu thổ sông Vônga thường bị viêm da do Paedérus.

Một báo cáo khác thông báo có một vụ dịch viêm da phỏng nước do paedérus xảy ra vào mùa hè năm 1958- 1959 ở Achentina (A. Conders).

Tháng 5 – 1960 Nguyễn Sỹ Quốc và cộng sự báo cáo có một vụ dịch viêm da phỏng nước gồm 31 bệnh nhân có lâm sàng tương tự như viêm da phỏng nước do paedérus. Chúng tôi cho rằng đó cũng có thể là một vụ dịch do paedérus.

2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh thường xẩy ra vào mùa hè, vì mưa làm ngập ruộng các côn trùng bay theo ánh đèn vào các nhà bên cạnh đồng ruộng. Đại đa số các bệnh nhân(78,14%) là những người làm việc dưới ánh đèn, và phần lớn trong số họ đều phát hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên vào buổi sáng.

Vị trí tổn thương chủ yếu ở phần hở, mặt, cổ hai cẳng tay, 1/2 trên thân mình. Nhưng cũng có trường hợp thấy cả ở vùng kín như nách, quanh thắt lưng, bẹn, đùi.

Tổn thương cơ bản 100% có biểu hiện bằng các đám đỏ, nền hơi cộm, có các mụn nước và phỏng nước, ở giữa có một vùng hơi lõm thậm chí hoại tử kéo dài thành vệt dài 3- 10 cm gợi ý có hình một vật gì (đó là vết miết của các ngón tay bệnh nhân). 100% có cảm giác nóng bỏng tại chỗ. Toàn trạng bệnh nhân có cảm giác ngây ngấy sốt khó chịu mệt mỏi có thể nổi hạch vùng tương ứng. Một số trường hợp phù nề hai mi mắt. Hoặc có tổn thương viêm da (đỏ phù nề nhẹ) ở các vùng da kín khác do bệnh nhân gãi, miết những độc tố của côn trùng vào vùng da đó. Sau một vài ngày có thể có nhiễm khuẩn thứ phát gây phỏng mủ, có vẩy tiết.

Tổn thương như vậy tiến triển từ 3-7 ngày thì đóng vẩy tiết khô và rụng dần để lại đám da sẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển kéo dài 5- 20 ngày.

Có một số ít bệnh nhân chỉ nổi một đám da đỏ lấm tấm mụn nước hơi ngứa, tổn thương mất đi sau 3-5 ngày, không thành phỏng nư ớc phỏng mủ. Trong một mùa mưa bệnh nhân bị đi bị lại 3-4 lần.

Cận lâm sàng không có biến đổi gì đặc biệt trừ khi có nhiễm khuẩn. Mô bệnh học chỉ là một viêm da không đặc hiệu.

Chẩn đoán phân biệt với viêm da do các căn nguyên khác (hoá chất, sơn, cây cỏ…), hoặc giai đoạn đầu của bệnh Zona.

3. Điều trị và dự phòng

Điều trị tại chỗ: dùng các dung dịch dịu da: kem kẽm, hồ nước, dung dịch Yarit bôi ngày 2- 3 lần. Dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

Toàn thân dùng thuốc kháng histamin tổng hợp, hoặc thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

4. Dự phòng

– Khi làm việc dưới ánh đèn chú ý tránh phản xạ đập miết khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ vào mặt hoặc dùng các lưới mắt nhỏ che cửa sổ tránh côn trùng bay vào nhà.

– Mọi người nên vệ sinh thường xuyên nhà cửa; buổi tối nên đóng các cửa kính để côn trùng không bay vào nhà; đi ngoài đường nên mặc áo dài tay. Khi không may bị kiến ba khoang đậu vào nên thổi nhẹ để kiến bay đi, sau đó rửa vùng da có côn trùng và kiến ba khoang đậu bằng nước mát. Nếu thấy vùng da đó viêm rộp lên cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh chính xác và cho thuốc điều trị nhanh khỏi, tránh nhầm sang bệnh khác cũng có nốt rộp phồng trên da.

– Khi rửa mặt, tắm giặt cần giặt sạch khăn mặt hoặc giũ quần áo trước khi mặc tránh sát miết côn trùng lên da.

– Khi bắt đầu thấy rát ở vùng da nào đó có thể chấm dung dịch nước muối, nước vôi để ngăn không nổi thành phỏng nước phỏng mủ.

Benh.vn

Bài viết Bệnh viêm da phỏng do kiến ba khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-da-phong-do-kien-ba-khoang-3536/feed/ 0
Viêm da tiếp xúc do kiến khoang https://benh.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/ https://benh.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/#respond Thu, 26 Jul 2018 04:50:50 +0000 http://benh2.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/ Bệnh viêm da tiếp xúc do kiến khoang, tên khoa học là Paederus gây nên. Côn trùng này gây viêm da tiếp xúc ở phần hở: mặt, cổ, tay... do độc tố của côn trùng gây ra. Bệnh cần được điều trị sớm ngay khi mới phát hiện.

Bài viết Viêm da tiếp xúc do kiến khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm da tiếp xúc do kiến khoang, tên khoa học là Paederus gây nên. Côn trùng này gây viêm da tiếp xúc ở phần hở: mặt, cổ, tay… do độc tố của côn trùng gây ra.

viêm da do kiến ba khoang đốt

Dân gian gọi côn trùng này bằng nhiều tên khác nhau: kiến khoang, kiến lác, kiến gạo cằm cặp, kiến nhót, kiến cong đít… Loại kiến này đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Mình mang ba đôi chân. Bụng có tám đốt rất dẻo uốn cong dễ dàng. Một số đốt màu đỏ hung, một số đốt màu đen, đốt cuối cùng nhọ có hai cặp. Trên mình có hai đôi cánh, cánh cứng ở ngoài che khoảng 3-4 đốt bụng, cánh lụa ở dưới. bình thường cánh lụa cuộn gọn dưới cánh cứng, khi bay thì mới xòe ra. Chúng làm tổ dưới đất nơi giáp ranh với nước, sống chủ yếu bằng chất phân hủy của thực vật, đôi khi của cả động vật.

Dịch tễ học

Chúng sinh sản quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm. Đây là loại côn trùng vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Vào mùa mưa ban đêm kiến khoang theo ánh đèn bay vào phòng làm việc, phòng ngủ, buồng tắm. Người bệnh làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, phần hở thân mình vô tình giơ tay quyệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, người bệnh không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước.

Người ta đã chiết xuất từ côn trùng có một chất độc tính gây ra phỏng nước gọi là Pederin, chất này bôi lên da chuột bạch gây phản ứng viêm mạnh; bôi lên da người gây phản ứng bọng nước.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh thường phát vào tháng 7 đến tháng 10, nghĩa là vào mùa mưa. Vì mùa mưa làm ngập đồng ruộng, cống rãnh, mất chỗ ở côn trùng bay theo ánh đèn vào các nhà (nhà gần ruộng, nhà 1-2 tầng thì bị nhiều hơn). Nên đại đa số người bệnh là người làm việc dưới ánh đèn, công tác văn phòng, học sinh.

Hơn 60% người bệnh phát bệnh đầu tiên vào buổi sáng.

Đặc điểm lâm sàng và diễn biến tổn thương:

Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ thành một đám hơi nền, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1-5 mm, 1-3 ngày sau thành phỏng nước phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, 2-3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại.

– Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vảy tiết khô dần, khi rụng vảy để lại vết sẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày.

– Một số ít người bệnh chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3-5 ngày, không thành phỏng nước, phỏng mủ.

– Trong một mùa mưa người bệnh có thể bị 2-3 lần.

– Về xét nghiệm không có biến đổi gì đặc biệt. Trừ một số trường hợp tổn thương phỏng mủ rộng, sưng đau, sốt bạch cầu có thể cao.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với viêm da do nguyên nhân khác như hóa chất, sơn; Zona, viêm da tiếp xúc do lá cây, viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm….

Điều trị

– Dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như: dung dịch Milian, Castellani, hồ nước bôi thương tổn phỏng nước phỏng mủ.

– Khi thương tổn khô, bong vảy không tiết dịch ta bôi mỡ kháng sinh: mỡ Tetraxyclin, FucidinH…

– Nếu tổn thương vùng quanh mắt; nên rửa bằng nước muối 9%, sau đó bôi mỡ kháng sinh tra mắt: mỡ Tetraxyclin, CloroxitH.

– Nếu nặng hơn kết hợp với uống kháng sinh, kháng Histamin, giảm đau.

Phòng bệnh

– Khi làm việc dưới ánh đèn tránh phản xạ quyệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ.

– Buổi tối khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng.

– Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bay vào nhà ta có thể xịt thuốc diệt côn trùng

– Buổi tối đóng kín cửa và lắp lưới chống côn trùng

– Khi bắt đầu thấy rát ở vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối sinh lý, nước xà phòng hoặc nước vôi nhì để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ, ngay cho vết thương không lan rộng ra.

Benh.vn

Bài viết Viêm da tiếp xúc do kiến khoang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-da-tiep-xuc-do-kien-khoang-4158/feed/ 0
Dùng flucina sai làm bệnh trầm trọng hơn https://benh.vn/dung-flucina-sai-lam-benh-tram-trong-hon-3770/ https://benh.vn/dung-flucina-sai-lam-benh-tram-trong-hon-3770/#respond Fri, 23 Jun 2017 09:42:52 +0000 http://benh2.vn/dung-flucina-sai-lam-benh-tram-trong-hon-3770/ Flucina là thuốc rất quen thuộc trên thị trường với nhiều tên khác nhau như flucin, flucinol, flucivina, flucort... được dùng  tại chỗ để điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như: eczema, viêm da, vẩy nến (ngoại trừ dạng vẩy nến lan rộng), liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa...

Bài viết Dùng flucina sai làm bệnh trầm trọng hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Flucina là thuốc rất quen thuộc trên thị trường với nhiều tên khác nhau như flucin, flucinol, flucivina, flucort… được dùng  tại chỗ để điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như: eczema, viêm da, vẩy nến (ngoại trừ dạng vẩy nến lan rộng), liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa...

Thuốc có tác dụng chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch. Một số chế phẩm còn phối hợp với kháng sinh như neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da.

Tuy nhiên, do không hiểu rõ về thuốc nên nhiều người bệnh đã dùng thuốc không đúng bệnh, ví dụ như dùng thuốc trong các bệnh trứng cá đỏ, nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virut (Herpes, thủy đậu), hăm da… nên đã làm trầm trọng thêm các bệnh trên, thậm chí còn gây ra nhiều tai biến.

Cần lưu ý, kể cả khi dùng đúng bệnh thuốc cũng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như mẫn cảm, kích ứng ở chỗ bôi thuốc, gây teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát. Nặng hơn gây suy vỏ tuyến thượng thận, rậm lông (ít gặp hơn). Thuốc có nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng da mỏng hoặc băng kín chỗ bôi thuốc. Người dùng cần ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.

Bài viết Dùng flucina sai làm bệnh trầm trọng hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-flucina-sai-lam-benh-tram-trong-hon-3770/feed/ 0
Những điều cấm kỵ khi bị bệnh viêm da https://benh.vn/nhung-dieu-cam-ky-khi-bi-benh-viem-da-4082/ https://benh.vn/nhung-dieu-cam-ky-khi-bi-benh-viem-da-4082/#respond Thu, 12 Jan 2017 04:49:20 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-cam-ky-khi-bi-benh-viem-da-4082/ Việt Nam chịu ảnh hưởng khí hậu của miền nhiệt đới với bốn mùa xuân, hạ, thu đông. Mùa hè, nền nhiệt cao, nóng, ẩm, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, ngược lại mùa đông, thời tiết lạnh, khô, dưới 100 C là những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh viêm da, vì da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và môi trường. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến viêm da? Những điều cấm kỵ đối với người bị bệnh viêm da như thế nào? Benh.vn sẽ cùng nghiên cứu và giải đáp vấn đề này.

Bài viết Những điều cấm kỵ khi bị bệnh viêm da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việt Nam chịu ảnh hưởng khí hậu của miền nhiệt đới với bốn mùa xuân, hạ, thu đông. Mùa hè, nền nhiệt cao, nóng, ẩm, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, ngược lại mùa đông, thời tiết lạnh, khô, dưới 100 C là những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh viêm da, vì da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và môi trường. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến viêm da? Những điều cấm kỵ đối với người bị bệnh viêm da như thế nào? Benh.vn sẽ cùng nghiên cứu và giải đáp vấn đề này.

Định nghĩa

Bệnh viêm da là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như: nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, do các sang chấn cơ học hoặc hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da.

Các nguyên nhân dẫn đến viêm da

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là dạng viêm da do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như: thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng.

Hai cơ chế chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng và cơ chế kích ứng.

– Trong cơ chế thứ nhất phản ứng viêm da do vai trò của phức hợp kháng nguyên – kháng thể.

– Trong cơ chế thứ hai phản ứng viêm da là do đặc tính trực tiếp trên da của một số hóa chất như kiềm, axit hoặc một số loại dung môi gây ra.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý hay gặp nhất, thường xuất hiện ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn…

Một số nguyên nhân khác khiến bệnh có thể nặng lên như: sang chấn tâm lý, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong không khí hoặc mặc quần áo gây kích ứng da…

Viêm da thần kinh

Nguyên nhân gây viêm da thần kinh thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng.

Biểu hiện của bệnh

– Ngứa, nề đỏ trên da.

– Nổi mụn nước.

– Các mụn nước khi vỡ gây tiết dịch và đóng vẩy.

– Vị trí viêm: trên đầu, tay, chân, toàn thân.

Những điều cấm kỵ đối với người bị bệnh viêm da

1.Không dùng tay gãi

Khi gãi sẽ khiến da không ngừng bị kích thích cơ học mà nổi mẩn dày hơn, thậm chí là gây truyền nhiễm. Gãi sẽ càng làm cho cơn ngứa thêm dữ dội.

Người mắc bệnh viêm da càng gãi sẽ càng thấy ngứa, do vậy sẽ hình thành một vòng tuần hoàn tăng dần mức độ ngứa, quá trình mắc bệnh cũng vì vậy mà kéo dài hơn.

2.Không tắm nước quá nóng

Những người bị viêm da trong thời kỳ cấp tính do các huyết quản dưới da mở rộng sẽ xuất hiện hiện tượng sưng đỏ, mụn nước với các mức độ khác nhau.

Khi tắm hoặc ngâm người trong nước nóng khiến vết sưng sẽ càng nặng thêm, lượng nước thẩm thấu tăng lên làm bệnh tình càng thêm nguy hiểm.

Bởi vậy, người bị viêm da nên tắm bằng nước ấm vừa phải, không ngâm người trong nước nóng hoặc dùng tay hay khăn cọ xát mạnh.

3. Không dùng xà phòng

Khi bị viêm da không nên dùng xà phòng, nhất là những loại xà phòng có tính kiềm cao bởi vì loại xà phòng này có tính kích thích da, có thể khiến viêm da thêm nặng.

Lưu ý: khi tắm không được chà xát mạnh lên vùng da bị viêm nhiễm.

4. Không ăn các thức ăn có tính kích thích

Tránh ăn những thực phẩm có tính kính thích như ớt, rượu, trà đặc, cà phê…. Những thực phẩm này đều có thể khiến cơn ngứa nặng thêm, khiến bệnh Eczema lâu khỏi hoặc tái phát. Bởi vậy, khi bị viêm da nên tránh những thực phẩm này.

5. Không dùng thuốc bừa bãi

Diễn tiến của bệnh viêm da diễn ra khá chậm, dễ lặp đi lặp lại, bởi vậy người mắc bệnh cần có tâm lý nhẫn nại trong quá trình điều trị.

Việc nóng vội, sử dụng những loại thuốc bôi giảm ngứa có nồng độ corticoid cao không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Những điều cần lưu ý để đề phòng bệnh viêm da

– Đảm bảo môi trường sống xung quanh thoáng gió, tản nhiệt.

– Thường xuyên tắm bằng nước ấm, kịp thời loại bỏ mồ hôi, sau khi tắm xong dùng khăn thấm sạch nước, duy trì sự sạch sẽ, khô dáo cho da

– Uống nhiều nước mỗi ngày có tác dụng làm giảm bớt nồng độ của các thành phần hóa học trong mồ hôi.

– Ban ngày, khi ra ngoài nên dùng ô màu tối để che bớt ánh mặt trời, giảm bớt tác dụng của tia tử ngoại lên làn da.

– Khi bị viêm da có thể dùng các loại thuốc rửa chứa bạc hà, lô cam thạch có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng và giảm ngứa.

– Uống thuốc và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Lời kết

Mặc dù các bệnh viêm da không không lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng thường diễn biến rất dai dẳng và gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng những loại thuốc có nồng độ corticoid cao để chữa bệnh gây ra những phản ứng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Với những lý do trên, Benh.vn khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi.

Benh.vn

Bài viết Những điều cấm kỵ khi bị bệnh viêm da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-cam-ky-khi-bi-benh-viem-da-4082/feed/ 0
Gây bệnh viêm da lạ có thể do nhiều tác nhân https://benh.vn/gay-benh-viem-da-la-co-the-do-nhieu-tac-nhan-2758/ https://benh.vn/gay-benh-viem-da-la-co-the-do-nhieu-tac-nhan-2758/#respond Sat, 05 Sep 2015 09:20:22 +0000 http://benh2.vn/gay-benh-viem-da-la-co-the-do-nhieu-tac-nhan-2758/ Chiều 13/5, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kết thúc điều tra thực địa nơi phát bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền (Quảng Ngãi), xác định nguyên nhân do nhiều tác nhân cộng hưởng, trong đó có độc tố từ gạo, bọ chét, môi trường, nguồn nước...

Bài viết Gây bệnh viêm da lạ có thể do nhiều tác nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chiều 13/5, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kết thúc điều tra thực địa nơi phát bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền (Quảng Ngãi), xác định nguyên nhân do nhiều tác nhân cộng hưởng, trong đó có độc tố từ gạo, bọ chét, môi trường, nguồn nước…

Trao đổi với VnExpress.net, PGS-TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng khẳng định: “Nhiều yếu tố cộng hưởng gây bệnh viêm da”.

Cụ thể, theo PGS-TS Lân, các chuyên gia an toàn thực phẩm đã phát hiện trong thóc ủ theo tập tục dân gian của đồng bào H’re nơi đây có độc tố Aflatoxin trong gạo mốc. “Đây là loại độc tố có thể nguy hiểm cho gan, gây xơ gan, thậm chí ung thư gan”, ông Lân nói.

Để loại trừ độc tố gây bệnh này, Bộ Y tế đã khuyến cáo chính quyền địa phương cấp gạo trắng cho dân, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa an toàn sức khỏe.

 Benh.vn

Bài viết Gây bệnh viêm da lạ có thể do nhiều tác nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gay-benh-viem-da-la-co-the-do-nhieu-tac-nhan-2758/feed/ 0