Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 25 Mar 2023 03:12:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hướng dẫn mới nhất điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn https://benh.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-cua-bo-y-te-7264/ https://benh.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-cua-bo-y-te-7264/#respond Fri, 24 Mar 2023 13:15:44 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-cua-bo-y-te-7264/ Viêm phế quản cấp ở người lớn là bệnh lý rất thường gặp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. Bệnh thường xảy ra khi giao mùa, ở những vùng môi trường ô nhiễm và trên cơ địa người có miễn dịch kém.

Bài viết Hướng dẫn mới nhất điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp ở người lớn là bệnh lý rất thường gặp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người. Bệnh thường xảy ra khi giao mùa, ở những vùng môi trường ô nhiễm và trên cơ địa người có miễn dịch kém. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về bệnh Viêm phế quản cấp ở người lớn và cách điều trị.

ho khi bị viêm phế quản cấp

Bệnh nhân viêm phế quản cấp ho nặng tiếng, sâu (ảnh minh họa)

1. Đại cương bệnh viêm phế quản

– Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Khi khỏi không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.

– Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần điều trị.

– Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh không phù hợp. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do virus, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp được dùng kháng sinh.

2. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp

– Người bệnh thường không có sốt.

– Ho khan hoặc có thể có khạc đờm trắng, màu xanh, màu vàng, hoặc đục như mủ.

– Một số ít người bệnh có thể có khó thở.

– Hầu hết các biểu hiện lâm sàng của viêm phế quản cấp thường kéo dài chừng 1 tuần thì hết, tuy nhiên, ho có thể kéo dài đến 20 ngày [1].

– X-quang phổi có ít giá trị trong chẩn đoán xác định viêm phế quản cấp. Nên chỉ định chụp X-quang phổi cho các ngƣời bệnh khi có một trong các dấu hiệu: tuổi > 75 [1]; mạch > 100 lần/ phút, thở > 24 lần/ phút, hoặc nhiệt độ > 380C; hoặc khám phổi thấy ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc [2,3].

3. Căn nguyên vi sinh của viêm phế quản cấp

– Các căn nguyên thường gặp nhất gây viêm phế quản cấp là virus: influenza A và B, parainfluenza, corona virus (type 1-3), rhino virus, virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus), và metapneumo virus ở ngƣời; các vi khuẩn điển hình: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis; vi khuẩn không điển hình: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumoniae. Trong đó, M. pneumoniae và C. pneumoniae thƣờng liên quan đến viêm phế quản cấp ở ngƣời trƣớc đó hoàn toàn khỏe mạnh (Mức độ A).

– Một số nguyên nhân khác:

+ Hít phải hơi độc: Khói thuốc lá, chlore, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh.

+ Yếu tố dị ứng: Viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ con giống như cơn hen phế quản, viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra trên người hen, mày đay, phù Quink.

– Các nguyên nhân thuận lợi của viêm phế quản cấp:

+ Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột.

+ Cơ thể suy mòn, còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, suy giảm miễn dịch.

+ Ứ đọng phổi do suy tim.

+ Các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi. + Môi trường sống ẩm thấp nhiều khói bụi.

viem-phe-quan-cap-6

4. Điều trị viêm phế quản cấp

Để điều trị viêm phế quản cấp ở người lớn, cần nắm được các nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị giảm nhẹ triệu chứng.

4.1. Điều trị bằng kháng sinh

a) Kháng sinh cho viêm phế quản cấp

– Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp không cần dùng kháng sinh.

– Chỉ dùng kháng sinh cho những trường hợp: (1) cải thiện lâm sàng chậm, hoặc không cải thiện; (2) ho khạc đờm mủ, đờm màu vàng, hoặc màu xanh, (3) người bệnh có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; (4) người bệnh > 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau; hoặc người bệnh trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim sung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.

– Thiếu bằng chứng về hiệu quả của điều trị kháng sinh thường quy cho viêm phế quản cấp.

b) Lựa chọn kháng sinh nào cho các trường hợp viêm phế quản cấp

– Nên chọn kháng sinh nhóm macrolid, hoặc doxycyclin cho những trường hợp viêm phế quản cấp ở người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh; kháng sinh nhóm beta-lactam phối hợp với chất ức chế beta-lactamase hoặc nhóm quinolon nên được lựa chọn ban đầu trong điều trị các trường hợp viêm phế quản cấp có tiền sử dùng kháng sinh trong vòng 3 tháng gần đây, hoặc viêm phế quản cấp ở người có tuổi cao, có bệnh mạn tính kèm theo.

– Khi hướng tới căn nguyên Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydophila pneumoniae:

+ Người bệnh đôi khi có viêm phế quản cấp do M. pneumoniae hoặc C. pneumoniae. Hướng tới chẩn đoán những căn nguyên này khi người bệnh có ho kéo dài và triệu chứng đường hô hấp trên điển hình. Tuy nhiên, điểm hạn chế là thiếu các phương tiện để chẩn đoán thường quy.

+ Cả hai tác nhân này đều nhạy cảm với tetracyclin, macrolid, và fluoroquinolon. Trong thực hành lâm sàng, các kháng sinh này thường chỉ được khuyến cáo điều trị theo kinh nghiệm khi có những vụ dịch bùng phát.

+ Influenza virus: Không có thuốc điều trị đặc hiệu, trong trường hợp nặng có thể dùng các thuốc ức chế neuraminidase (oseltamivir hoặc zanamivir). Để đạt hiệu quả tối ưu, thuốc nên được dùng ngay trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.

+ Thời gian dùng kháng sinh: thường 7-10 ngày.

Bảng II.1. Lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp

Tình huống lâm sàng

 

Kháng sinh ưu tiên

 

Kháng sinh thay thế

 

Viêm phế quản cấp ở người hoàn toàn khỏe mạnh

 

Macrolid, doxycyclin

 

Beta-lactam

 

Viêm phế quản cấp ở người có dùng kháng sinh trong vòng 3 tháng gần đây

 

Beta-lactam phối hợp với chất ức chế beta-lactamase

Macrolid, doxycyclin

 

Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính

 

Beta-lactam phối hợp với chất ức chế beta-lactamase, Quinolon

 

Macrolid, doxycyclin

 

4.2. Vai trò của thuốc giãn phế quản trong viêm phế quản cấp

Chỉ dùng thuốc giãn phế quản điều trị viêm phế quản cấp khi nghe phổi thấy ran rít, ngáy.

4.3. Các điều trị triệu chứng viêm phế quản cấp khác

– Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.

– Không có thử nghiệm lâm sàng nào ủng hộ việc sử dụng thuốc long đờm.

– Không hoặc có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc giảm ho trong điều trị viêm phế quản cấp, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của người bệnh.

– Khi điều trị tối ưu mà người bệnh còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.

5. Phòng bệnh viêm phế quản cấp

– Loại bỏ yếu tố kích thích: Không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.

– Tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi 65.

– Điều trị các nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.

– Vệ sinh răng miệng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wenzel R.P, Fowler A.A 3rd. “Clinical practice. Acute bronchitis”. N Engl J Med 2006. 355:2125.

2. Eun-Hyung Lee F, Treanor J. “Viral infection”. Textbook of Respiratory Medicine 2010. Saunders, 5th edition. 661-698.

3. Gonzales R, Bartlett J.G, Besser R.E, et al. “Principles of appropriate antibiotic use for treatment of uncomplicated acute bronchitis: background”. Ann Intern Med 2001; 134:521.

4. Petersen I, Johnson A.M, Islam A, et al. “Protective effect of antibiotics against serious complications of common respiratory tract infections: retrospective cohort study with the UK General Practice Research Database”. BMJ 2007. 335:982.

5. Shehab N, Patel P.R, Srinivasan A, et al. “Emergency department visits for antibiotic- associated adverse events”. Clin Infect Dis 2008. 47:735.

6. Smucny J, Fahey T, Becker L, et al. “Antibiotics for acute bronchitis”. Cochrane Database Syst Rev 2004. CD000245.

Viêm phế quản cấp ở người lớn – Nguồn Bộ Y tế

Bài viết Hướng dẫn mới nhất điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-moi-nhat-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-cua-bo-y-te-7264/feed/ 0
Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho https://benh.vn/trieu-chung-ho-2080/ https://benh.vn/trieu-chung-ho-2080/#respond Wed, 19 May 2021 14:07:13 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-ho-2080/ Ho không phải là bệnh mà là một phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các "dị vật" khỏi đường thở, giúp đường thở thông thoáng. Mặc dù ho thường không cần điều trị, can thiệp, tuy nhiên, nhiều trường hợp ho kéo dài, ho trong các bệnh lý cấp tính cần thiết điều trị giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, cải thiện chất lượng sống.

Bài viết Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ho không phải là bệnh mà là một phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các “dị vật” khỏi đường thở, giúp đường thở thông thoáng. Mặc dù ho thường không cần điều trị, can thiệp, tuy nhiên, nhiều trường hợp ho kéo dài, ho trong các bệnh lý cấp tính cần thiết điều trị giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, cải thiện chất lượng sống. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về triệu chứng Ho và các nguyên nhân gây ra Ho trong bài viết sau đây.

phu_nu_bi_ho

Ho là triệu chứng thường gặp nhất trong sinh lý bệnh của con người. (ảnh minh họa)

Ho là gì?

Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có ba thời kỳ:

  • Hít vào sâu và nhanh.
  • Bắt đầu thở ra nhanh mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó thanh môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực.
  • Thanh môn mở ra đột ngột, không khí bị ép trong phổi được tống ra ngoài gây ho.

Các dạng ho thường gặp

Phân tích tính chất ho trên lâm sàng: ho khan hay có đờm, nhịp điệu và tần số, ảnh hưởng của ho lên toàn thân, âm sắc của tiếng ho; ta có thể chia ra các loại.

  1. Ho có đờm. Sau khi ho khạc ra đờm. Có thể đờm đặc hoặc loãng, lẫn máu, mủ, bã đậu, khối lượng có thể ít hoặc nhiều.
  2. Ho khan. Không khạc ra đờm, mặc dù người bệnh có thể ho nhiều. Tuy nhiên có người nuốt đờm, hoặc vì không muốn khạc, hoặc vì không biết khạc cho nên cần phải thông dạ dày hoặc xét nghiệm phân. Biện pháp này áp dụng cho người ho khan và nhất là cho trẻ em.
  3. Ho húng hắng. Ho từng tiếng, thường không ho mạnh. Nên phân biệt với “đằng hắng”, vì động tác này  không đòi hỏi sự tham gia của các cơ thở ra mà chỉ cần cơ ở thanh quản.
  4. Ho thành cơn. Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, làm cho người bệnh đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng, cơn ho có thể làm chảy nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn nữa. Người bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.
  5. Thay đổi âm sắc tiếng ho. Tiếng ông ổng trong viêm thanh quản, giọng đôi khi liệt thanh quản, khản họng trong viêm thanh quản nặng do bạch hầu.

viêm phế quản gây ho đờm

Ho trong viêm phế quản thường có đờm và bít tắc đường thở

Nguyên nhân gây ra Ho

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng ho. Tùy thuộc vào nguyên nhân ho mà có cách điều trị, chăm sóc khác nhau.

1. Nguyên nhân trên đường hô hấp

  • Viêm họng cấp hoặc mạn tính.
  • Viêm khí quản, phế quản cấp. Ở giai đoạn đầu chỉ có xung huyết phế quản, nên người bệnh ho khan, tới giai đoạn phế quản tiết dịch lại ho có đờm.
  • Viêm phế quản mạn: ho kéo dài trong nhều năm, thường nhiều đờm. Có thể khỏi ho trong một thời  gian, nhưng rất dễ tái phát khi có hội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm: lạnh, ẩm, hơi độc…
  • Giãn phế quản: có thể tiên phát, nhưng thường là hậu phát của một bệnh mạn tính  đường hô hấp: viêm phế quản mạn, áp xe, lao phổi, v.v… người bệnh thường ho nhiều về sáng sớm, nhiều đờm, đựng đờm trong cốc lắng thành 3 lớp điển hình. Người bị phế quản có thể ho ra máu.
  • Tổn thương ở nhu mô phổi.

Viêm phổi: đau ngực, ho khan, đột ngột sốt rét rồi sốt nóng. Sau đó có thể ho ra đờm màu gỉ sắt, rất quánh, cấu tạo bởi sợi tơ huyết và các hồng cầu.

Lao phổi: thường ho húng hắng có thể khạc ra đờm trắng hoặc bã đậu, hoặc máu. Toàn trạng gây sút dần, sốt âm ỉ kéo dài. Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao là động tác cần thiết cho chẩn đoán.

Apxe phổi: Tính chất ho không đặc hiệu. Ộc mủ là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng của ápxe phổi.

Bụi phổi: Ho kéo dài. Bệnh cảnh có thể giống lao phổi. Xét nghiệm đờm có thể lấy  bụi gây bệnh, chụp phổi thấy nhiều nốt mờ nhỏ rải rác hai bên phổi. Bệnh bụi phổi là nguyên nhân quan trọng gây suy hô hấp và tim phổi mạn tính trong công nghiệp.

Trung thất: Áp xe, u trung thất có thể gây ho. Không nên chẩn đoán viêm phế quản một cách quá dễ dàng trước khi kiểm tra kỹ càng đường hô hấp và trung thất.

Màng phổi: Viêm màng phổi thường gây ho và ho khan. Nhưng triệu chứng quyết định cho chẩn đoán là tiếng cọ màng phổi hoặc chọc dò có nước.

bệnh bụi phổi

Tổn thương trong phổi gây ho rất nặng, kéo dài và ho sâu

2. Ho do bệnh lý Tim mạch

Tăng áp lực tiểu tuần hoàn có thể gây khó thở, ho khan hoặc ho ra máu. Không nên kết luận vội  vã là viêm phế quản hoặc lao đối với mọi trường hợp khó thở và ho nhiều, có khi ra máu, trước khi khám toàn diện, nhất là khám tim. Các tổn thương tim mạch gây ứ trệ tuần hoàn đều có thể gây ho: hẹp van hai lá, tăng huyết áp có suy tim…

3. Nguyên nhân ở xa đường hô hấp

Ho chỉ là triệu chứng: tổn thương ở gan, tử cung có thể gây ho, lạnh đột ngột có thể gây ho. Một bệnh toàn thể như cúm, thương hàn… thường có biểu hiện hô hấp cùng với các triệu chứng  toàn thân khác.

4. Nguyên nhân tinh thần

Một số trường hợp rối loạn tinh thần có biểu hiện ho nhiều, nên không có tổn thương trên đường hô hấp. Nhưng đó là những trường hợp hiếm gặp.

Bài viết Triệu chứng Ho và nguyên nhân gây ra ho đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-ho-2080/feed/ 0
Việt Nam nghiên cứu thành công hoạt chất kháng vi khuẩn kháng thuốc https://benh.vn/viet-nam-nghien-cuu-thanh-cong-hoat-chat-khang-vi-khuan-khang-thuoc-79743/ https://benh.vn/viet-nam-nghien-cuu-thanh-cong-hoat-chat-khang-vi-khuan-khang-thuoc-79743/#respond Wed, 04 Nov 2020 02:55:28 +0000 https://benh.vn/?p=79743 Tỷ lệ mắc viêm đường hô hấp trên ngày càng gia tăng và tái phát nhiều do việc điều trị sai cách, lạm dụng kháng sinh của 90% người Việt. Viện nghiên cứu công nghệ Plasma phối hợp với Công ty Dược phẩm Innocare đã phát triển thành công Phức hệ TSN  (acid Tannic  và Nano bạc Plasma) có  khả  kháng virus, vi khuẩn, vượt trội, đặc biệt các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. 

Bài viết Việt Nam nghiên cứu thành công hoạt chất kháng vi khuẩn kháng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ mắc viêm đường hô hấp trên ngày càng gia tăng và tái phát nhiều do việc điều trị sai cách, lạm dụng kháng sinh của 90% người Việt. Viện nghiên cứu công nghệ Plasma phối hợp với Công ty Dược phẩm Innocare đã phát triển thành công Phức hệ TSN  (acid Tannic  và Nano bạc Plasma) có  khả  kháng virus, vi khuẩn, vượt trội, đặc biệt các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. 

Kháng kháng sinh, thực trạng đáng báo động hiện nay

Theo WHO, trong khoảng 30 năm nữa mỗi ngày trên thế giới lại có 28800 người tử vong vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Còn tại Việt Nam hiện nay, hơn 1 phần 3 số bệnh nhân có dấu hiệu kháng thuốc. 

Đây là một con số đáng báo động. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang có xu hướng gia tăng do chưa có sự kiểm soát mua bán và sử dụng  kháng sinh hợp lí. 

Gần 90% kháng sinh được mua bán tự do trên thị trường và hơn 50% kháng sinh được bác sĩ kê bất hợp lý, đặc biệt trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Việc làm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến các bệnh thông thường như cúm, ho, vết cắt nhỏ… cũng có thể gây tử vong. 

khang_khang_sinh_lam_dieu_tri_viem_duong_ho_hap_tren_kho_khan
Tình trạng kháng kháng sinh làm điều trị viêm đường hô hấp khó khăn hơn

 

Thực tế, theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng TW nhận định: “Hầu hết nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp là do virus( khoảng 70-80%). Nhưng do sự thiếu hiểu biết và chủ quan, bệnh nhân lại tự ý điều trị bằng kháng sinh khiến vi khuẩn kháng thuốc gia tăng, trong khi tình trạng bệnh không được cải thiện. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị nhiễm trùng hô hấp trên.

 Trên thực tế, bệnh đường hô hấp hoàn toàn có thể thể kiểm soát sớm khi sử dụng các biện pháp điều trị tại chỗ, vệ sinh đường hô hấp như vệ sinh tai mũi họng, súc họng lúc mới xuất hiện triệu chứng.”

Do vậy, để giải quyết thực trạng kháng kháng sinh cần phải giải quyết:

Thứ nhất, việc nghiên cứu và phát triển các hoạt chất sát trùng thế hệ mới đã trở thành xu hướng chung trên toàn thế giới.Một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus cao tránh lệ thuộc vào thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học hiện nay còn đưa thêm một số tiêu chí đột phá mới trong các sản phẩm chất sát trùng thế hệ mới như: kháng nấm, kháng virus, chống  viêm, nhanh lành vết loét, tổn thương da. 

Thứ hai, thay đổi hành vi, nhận thức của những bệnh nhân, chuyên gia trong việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh đường uống, chuyển sang ưu tiên sử dụng hoặc phối hợp các loại chất sát trùng thế hệ mới điều trị tại chỗ là điều vô cùng  quan trọng để chúng ta có thể thành công trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn kháng thuốc.

pgs-ts-nguyen-thi-ngoc-dinh-va-giai-phap-viem-duong-ho-hap
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đưa ra hướng đi mới trong điều trị viêm đường hô hấp

Cuộc cách mạng mới trong việc sử dụng chất sát trùng TSN chống vi khuẩn kháng thuốc

Lần đầu tiên,Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất góp phần giúp chúng ta chủ động ứng phó với những bệnh lý mạn tính trên niêm mạc, da, bệnh lý đường hô hấp trên. Đặc Biệt các đại dịch lớn do virus, siêu vi như SARs, Covid 19,…. Điều này nhờ công của các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu công nghệ Plasma cùng Công ty Dược phẩm Innocare đã nghiên cứu thành công hoạt chất Nano bạc chuẩn hóa TSN .

Nguyễn Bá Nghĩa- Giám đốc công tông ty Dược phẩm Innocare cho biết: “Nano bạc chuẩn hóa TSN có khả năng bám dính lên bề mặt màng tế bào vi khuẩn để phá vỡ màng gây chết vi khuẩn kể cả vi khuẩn kháng thuốc. Đồng thời, các hạt Nano bạc chuẩn hóa cũng xâm nhập sâu vào tế bào vi khuẩn tiêu diệt vi khuẩn từ bên trong. Ngoài ra, theo các nghiên cứu mới nhất trên thế giới về khả năng kháng thuốc của nano bạc chuẩn hóa TSN cho thấy TSN còn có tác dụng trên màng Biofilm vi khuẩn để tiêu diệt các vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh. Đây là những cơ chế khác biệt đảm bảo hiệu quả của TSN  trong việc tiêu diệt các vi khuẩn kháng thuốc.”

Với hàng loạt các nghiên cứu và kết quả kiểm nghiệm thực tế về khả năng kháng vi khuẩn, virus kể cả các vi khuẩn đã kháng kháng sinh, ngày 31/10/2020 viện nghiên cứu công nghệ Plasma đã chính thức chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc chuẩn hóa TSN cho Công ty Dược phẩm Innocare .

le-ki-ket-hoat-chat-tsn-giai-phap-dieu-tri-viem-duong-ho-hap
Lễ kí kết chuyển giao nguyên liệu TSN- Giải pháp mới cho viêm đường hô hấp

 

Giải pháp của chuyên gia giúp loại bỏ viêm đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn kháng thuốc

Năm 2020, đón đầu xu hướng trong ứng dụng TSN  kiểm soát nhiễm trùng, Công ty Dược phẩm Innocare cho ra mắt sản phẩm súc họng miệng PlasmaKare có chứa thành phần TSN được chuyên gia, người tiêu dùng  phản hồi tích cực. 

 

suc-hong-mieng-plasmakare-giai-phap-viem-duong-ho-hap
Súc họng miệng PlasmaKare giải pháp cho viêm đường hô hấp

Trong thực trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, việc kết hợp 2 loại kháng sinh trở lên trong điều trị các bệnh thông thường dần trở nên phổ biến. Đây là  một trong những bằng chứng cho thấy vấn nạn về sự nhờn thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng.

Trong khi đó, sự ra đời của chất sát trùng thế hệ mới TSN là một hướng đáp ứng cả 2 yêu câu giải quyết vấn đề này.

Nano bạc chuẩn hóa TSN có hiệu quả vượt trội trên vi khuẩn kháng thuốc, đồng thời có khả năng kháng virus, chống viêm tại chỗ, làm lành vết loét, tổn thương trên da niêm mạc đều được đánh giá cao. 

Sản phẩm súc họng miệng PlasmaKare có chứa hoạt chất kháng khuẩn siêu mạnh TSN và chất kháng viêm Keo ong nhập khẩu Italy tạo màng chắn bảo vệ niêm mạc họng miệng khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh viêm đường hô hấp. Giúp điều trị tại chỗ các bệnh lý hô hấp trên, giảm thiểu tình trạng kháng thuốc kháng sinh khiến bệnh nhân không phải lệ thuộc vào quá nhiều thuốc dùng toàn thân.

Không chỉ vậy, súc họng miệng PlasmaKare còn giảm triệu chứng các bệnh viêm đường hô hấp trên, cúm như ho, chảy mũi, đau rát họng, sưng amidan… nhanh chóng. 

Đặc biệt, Sự kết hợp của Nano bạc TSN và keo ong giúp tăng cường chống viêm, liền loét cực nhanh. Do đó, chỉ sau 3 lần súc họng với PlasmaKare các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, đau rát cổ họng, khản tiếng,… sẽ thuyên giảm nhanh chóng, loại bỏ nguy cơ lạm dụng kháng sinh. 

Ngoài ra,súc họng miệng PlasmaKare có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Hương vị dễ chịu, hiệu quả nhanh chóng giúp súc họng miệng PlasmaKare được nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng cho cả thai kỳ khoẻ mạnh. 

Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Súc họng miệng PlasmaKare tại: https://plasmakare.vn/sp/suc-hong-mieng-plasmakare-250ml/ hoặc gọi ngay Hotline 0976648102 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp. 

 

Bài viết Việt Nam nghiên cứu thành công hoạt chất kháng vi khuẩn kháng thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-nghien-cuu-thanh-cong-hoat-chat-khang-vi-khuan-khang-thuoc-79743/feed/ 0
Hướng dẫn của BS Hoa Kỳ về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV) gây ra https://benh.vn/huong-dan-cua-bs-hoa-ky-ve-dich-viem-duong-ho-hap-cap-do-chung-moi-virus-corona-ncov-gay-ra-72344/ https://benh.vn/huong-dan-cua-bs-hoa-ky-ve-dich-viem-duong-ho-hap-cap-do-chung-moi-virus-corona-ncov-gay-ra-72344/#respond Wed, 05 Feb 2020 02:52:19 +0000 https://benh.vn/?p=72344 Cập nhật những thông tin sau để đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra. Đây là khuyến cáo mới đây các bác sỹ gia đình tại Hoa Kỳ về đại dịch này. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo và trang bị cho mình […]

Bài viết Hướng dẫn của BS Hoa Kỳ về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV) gây ra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Cập nhật những thông tin sau để đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra. Đây là khuyến cáo mới đây các bác sỹ gia đình tại Hoa Kỳ về đại dịch này. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo và trang bị cho mình những phương pháp tốt nhất đối phó với đại dịch này!

Cập nhật đại dịch viêm đường hô hấp cấp do Virus Corona gây ra

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng Virus Corona (2019 – nCoV) gây ra đã được cảnh báo toàn cầu. Virus Corona (nCoV) còn được gọi là Virus Vũ Hán – địa phương phát hiện dịch bệnh. Theo WHO, tính đến 7h15 ngày 5/2/2020, đại dịch do nCoV gây ra đã lan ra toàn bộ các tỉnh của Trung Quốc và 28 quốc gia trên toàn thế giới. Toàn thế giới ghi nhân 24,534 bệnh nhân dương tính với nCoV, trong đó 911 ca đã bình phục và 492 ca tử vong. Tại Việt Nam, ghi nhận 10 ca nhiễm nCoV, trong đó 3 ca đã khỏi bệnh và chưa có ca bệnh nào tử vong. Các trường hợp tử vong vì viêm đường hô hấp cấp do Virus Corona hầu hết là nam giới, lớn tuổi và có mắc 1 số bệnh mạn tính đi kèm như tim mạch, tiểu đường…

Cập nhật tình hình lây lan virus Corona trên toàn thế giới

Có thể nói, tốc độ lây lan của virus Corona chủng mới này vô cùng khủng khiếp. Tuy tỷ lệ tử vong hiện được duy trì ở mức thấp ~2% nhưng với tốc độ lây lan nhanh như hiện nay, các biện pháp phòng dịch trên diện rộng là cần thiết để ứng phó kịp thời với dịch bệnh. Điều này không chỉ giúp kìm hãm tốc độ lây lan của dịch mà còn giúp giảm thiểu thương vong do đại dịch gây ra

Đặc tính của Virus Corona chủng mới 2019 – nCoV

Virus Corona (CoV) là một họ Virus lớn gây bệnh hô hấp. Tuỳ vào chủng Virus, bệnh có thể từ cảm nhẹ đến 1 số đại dịch nguy hiểm như  Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS-CoV). 2019- nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đây ở người. Chủng virus này có cấu trúc tương từ MERS và SARS. Đây là căn cứ quan trọng để các nhà khoa học ứng dụng các Vaccine điều trị MÉ và SARS cho chủng virus mới này. 1 số đặc tính quan trọng sau đây sẽ giúp bạn có những định hướng chuẩn xác cho các phương pháp phòng bệnh dịch:

  • Các coronavirus có đặc tính “zoonotic” tức là chúng được truyền từ động vật sang người. Theo ghi nhận trong lịch sử từ 2 đại dịch lớn, SARS-CoV được truyền từ mèo cầy sang người và MERS-CoV từ lạc đà đến người. Một số coronavirus đã biết đang lưu hành ở động vật chưa nhiễm bệnh ở người. Với chủng Virus nCoV, hiện chưa tìm được động vật lây nhiễm bệnh. 1 số giả thiết cho rằng, dơi là động vật truyền bệnh trong đại dịch này.
  • Giọt nước bọt mang Corona virus có kích thước khá lớn do đó bất kỳ loại khẩu trang nào cũng có thể sử dụng để lọc và ngăn tiếp xúc với mầm bệnh được. Các loại khẩu trang có thể dùng như khẩu trang y tế, N95, M2.5 và khẩu trang vải. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 3m (khoảng 10 feet) và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất. Do đó hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc đến nơi đông người mà không sử dụng khẩu trang
  • Khi rơi xuống bề mặt kim loại, nCOV có khả năng sống đến 12h. VÌ vậy, rửa tay bằng nước sát trùng hoặc xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với bề mặt kim loại là vô cùng cần thiết.
  • Virus có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được virus. Nên giặt đồ hàng ngày để diệt luôn mầm mống gây bệnh. Đối với miền Bắc và miền Trung đang trong đợt rét, quần áo dày có thể phơi nắng hoặc sấy khô để diệt virus.

Các dấu hiệu của bệnh nhân dương tính với nCoV

Các dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến bao gồm các triệu chứng hô hấp, sốt, ho, khó thở và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng có thể gây viêm phổi, hội chứng viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, suy thận và thậm chí tử vong.

viêm đường hô hấp cấp do virus Corona

Các triệu chứng viêm phổi do corona virus diễn biến theo các giai đoạn như sau:

GĐ1. Kéo dài 3-4 ngày, Virus xâm nhập và gây viêm đường hô hấp trên, điển hình là bệnh lý viêm họng với các triệu chứng đau, rát họng, khô họng.
GĐ2. Kéo dài khoảng 6 ngày. Sau khi gây viêm họng, virus hoà lẫn vào dịch mũi và nhỏ giọt vào khí quản, xâm nhập và gây viêm phổi cấp.
GĐ3: Các triệu chứng của viêm phổi cấp ồ ạt như sốt cao kèm ho và khó thể. Triệu chứng nghẹt mũi giống các bệnh cúm thông thường hoặc viêm mũi dị ứng khiến bạn nhầm lẫn về bệnh.

Khi bạn hoặc người thân gặp các dấu hiệu trên, đặc biệt có lịch sử tiếp xúc với người lây nhiễm hoặc trong vùng đã phát hiện dịch, cần đến ngay cơ sở uy tín và tiến hành các xét nghiệm. Đối với các bệnh nhân dương tính với nCoV, cần được cách ly và điều trị tại các trung tâm uy tín như bệnh viện nhiệt đới Trung Ương hoặc bệnh viện Chợ Rẫy.

Các biện pháp phòng ngừa đại dịch do Virus Corona gây nên

virus Corona

Cùng chung tay chống lại sự lây lan khủng khiếp của đại dịch này bằng cách tự bảo vệ chính bạn và người thân bằng 1 số khuyến cáo từ bác sỹ Hoa Kỳ như sau:

1. Rửa tay bằng xà phòng, nước sát trùng khi tiếp xúc với các vật lạ, bề mặt kim loại, sau khi ra khỏi nhà hoặc trở về nhà từ nơi công cộng…

2. Đeo khẩu trang, chỉ sử dụng khẩu trang 1 lần với khẩu trang Y tế. Khẩu trang vải giặt hàng ngày, nên có 2-3 chiếc luân phiên. Đeo khẩu trang đúng hướng dẫn của bộ Y tế.

3. Hãy súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus khi chúng vẫn còn trong cổ họng (trước khi xâm nhập xuống phổi).
4. Cố gắng mở thoáng hết các cửa trong phòng ngủ, phòng làm việc để pha loãng nồng độ Virus

5. Hạn chế đến nơi đông người, tiếp xúc với động vật và người có nguy cơ lây nhiễm virus Corona

Cùng Benh.vn cập nhật những tin tức mới nhất về đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới nCoV gây ra và tích cực đối diện để đẩy lùi đại dịch này!

 

Bài viết Hướng dẫn của BS Hoa Kỳ về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV) gây ra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cua-bs-hoa-ky-ve-dich-viem-duong-ho-hap-cap-do-chung-moi-virus-corona-ncov-gay-ra-72344/feed/ 0
Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/#respond Tue, 14 Aug 2018 16:03:58 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/ Ở người cao tuổi đáp ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh giảm dần nên dễ nhiễm bệnh. Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó […]

Bài viết Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở người cao tuổi đáp ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh giảm dần nên dễ nhiễm bệnh. Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Ho kéo dài có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất ở người cao tuổi (NCT).

Người cao tuổi bị ho

Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi có thể gặp các loại ho khác nhau như Ho húng hắng, Ho từng cơn, Ho khan, Ho có đờm và Ho kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.

Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ho cấp tính thường kéo dài một vài ngày tới 1 tuần, nhưng ho mạn tính có khi kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có khi tới hàng năm. Khi bị ho kéo dài, NCT nên đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ho kéo dài ở NCT đáng lưu tâm nhất là do bị lao phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. Ngày nay, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nhưng cần phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Một số nguyên nhân nữa mà NCT hay gặp do ho kéo dài là bệnh Hen suyễn, đặc biệt là Hen suyễn mạn tính. Ho ở NCT bị hen suyễn mạn tính thường có đờm lỏng hoặc đặc cho nên khi ho có tiếng lọc xọc như tiếng của điếu thuốc lào khi có người hút. Nếu điều trị cắt được cơn hen thì người bệnh sẽ giảm hoặc hết cơn ho.

Một nguyên nhân gây ho ở NCT mà dễ bỏ sót là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Ho trong trào ngược dạ dày – thực quản là do dịch vị trào ngược từ dạ dày lên gây kích thích niêm mạc đường hô hấp và làm tổn thương do tác động của dịch vị dạ dày. Trong trường hợp này, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và hết bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thì hết cơn ho.

Một số loại thuốc tim mạch, hạ huyết áp phổ biến khi sử dụng lâu ngày cũng gây ho kéo dài mà không phải do bệnh lý đường hô hấp gây ra. Người bệnh cần lưu ý nếu thấy tác dụng phụ này cần báo cho thầy thuốc ngay.

Ngoài ra, một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng gây nên cơn ho. Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào… cũng bị ho kéo dài.

Khi người cao tuổi bị ho kéo dài, cần làm gì?

Ho kéo dài ở NCT có thể do nhiều bệnh khác nhau, vì vậy, cần bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá và cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khi đã được khám bệnh và xác định được nguyên nhân thì nên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho dứt điểm. Những điều sau NCT cần lưu ý khi bị ho, đặc biệt là ho kéo dài.

  • Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị. Nếu làm như vậy nhiều khi bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng hình thức đánh răng và súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
  • Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh của đường hô hấp.
  • Không nên uống nước lạnh, thậm chí nước đá.
  • Nếu bị bệnh tăng huyết áp mà bác sĩ đã có chỉ định điều trị nhưng khi dùng thuốc thấy bị rát cổ, ho, nhất là vào ban đêm thì cần báo cho bác sĩ biết để thay đổi thuốc cho phù hợp hoặc có biện pháp hỗ trợ giảm ho nếu cần thiết.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-ho-keo-dai-o-nguoi-cao-tuoi-4459/feed/ 0
Vì sao lại chảy mũi sau, chảy mũi sau có phải là bệnh https://benh.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/ https://benh.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/#respond Tue, 09 May 2017 06:57:34 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/ Thông thường, niêm mạc mũi xoang và vòm mũi họng được bao phủ bởi một lớp niêm dịch, lượng niêm dịch này được tiết ra từ các tế bào trong niêm mạc khoảng từ 1-2 lít mỗi ngày.Tuy nhiên chảy mũi sau thường xuyên, đặc, có mùi là triệu chứng báo hiệu các bệnh về hệ hô hấp, xoang...

Bài viết Vì sao lại chảy mũi sau, chảy mũi sau có phải là bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường, niêm mạc mũi xoang và vòm mũi họng được bao phủ bởi một lớp niêm dịch, lượng niêm dịch này được tiết ra từ các tế bào trong niêm mạc khoảng từ 1-2 lít mỗi ngày.Tuy nhiên chảy mũi sau thường xuyên, đặc, có mùi là triệu chứng báo hiệu các bệnh về hệ hô hấp, xoang…

Thế nào là chảy mũi sau?

Theo nguyên lý, lớp niêm dịch này có chức năng làm ấm, ẩm không khí trước khi không khí đi vào phổi, đồng thời tham gia vào quá trình bắt giữ và vận chuyển các vi khuẩn, bụi bẩn đi vào đường hô hấp, xuống họng vào thực quản để sau đó các vi khuẩn và bụi bẩn này được tiêu hóa bởi các enzyme và dịch tiết của đường tiêu hoá. Khi chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được quá trình diễn ra trong cơ thể này, có nghĩa là chúng ta đang khoẻ mạnh.

Ngược lại, khi cảm nhận rõ được quá trình này tức là có quá nhiều niêm dịch hơn bình thường. Và đây được gọi là triệu chứng chảy mũi sau.

Chảy mũi sau xuất hiện như thế nào ?

Triệu chứng như có chảy dịch từ hai hố mũi ngược ra vòm mũi họng, xuống thành sau họng một cách tự nhiên, khi có khi không; hoặc ứ đọng dịch trong hai hố mũi, hoặc ở vòm mũi họng làm bệnh nhân khó chịu, phải khịt khạc.

Ở một số bệnh nhân có cảm giác như vướng đờm trong họng nhưng không khạc được, muốn đằng hắng hoặc cảm giác như có một khối u trong họng làm vướng víu khó chịu. Một số trường hợp, dịch chảy xuống họng tạo ra một điểm kích thích gây ngứa ho thành tràng bất chợt, cảm giác lúc nào cũng mệt mỏi, bất tiện và không tự tin trong giao tiếp.

Dịch chảy mũi sau thường có màu trắng trong hoặc hơi đục không mùi. Tuy nhiên, trong trường hợp sau nhiễm siêu vi của đường hô hấp trên, viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch viêm vòm mũi họng do trào ngược có thể đặc vàng hoặc xanh có mùi hôi.

Nguyên nhân của chảy mũi sau

Triệu chứng chảy mũi sau có thể là cấp tính nếu xảy ra dưới 4 tuần do các bệnh lý cấp tính như viêm mũi xoang cấp, sau viêm đường hô hấp trên do siêu vi;  hoặc có thể xảy ra từ rất lâu trên 3 tháng gọi là mạn tính, do các bệnh lý mạn tính như viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, trào ngược họng thanh quản.

Phương pháp điều trị chảy mũi sau

Tùy theo nguyên nhân của bệnh mà sẽ có cách điều trị tương ứng phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bằng chứng nhiễm trùng nếu như dịch chảy mũi sau là đàm xanh có mùi hôi, có bằng chứng của bệnh lý viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn hoặc viêm mũi xoang mạn tính có nhiễm khuẩn.

Các thuốc điều trị thông thường bao gồm thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm, xịt thuốc kháng viêm.

Cách xông mũi với tinh dầu

Đặc biệt trong trường hợp chảy mũi sau do sau nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, xông nước ấm với tinh dầu theo cách làm trong dân gian cũng có hiệu quả rất tốt.

Cách làm rất đơn giản, lấy một thau nước nhỏ, đổ vào thau nước sôi cùng với 3-5 giọt dầu gió, sau đó ngồi đưa mặt gần thau nước khoảng cách khoảng 30-40 cm, chú ý nơi để thau và tư thế ngoài phải thật an toàn, đồng thời lấy khăn trùm kín đầu và thau nước cho kín hơi, rồi hít vào thở ra thật mạnh cho hơi nước cùng tinh dầu đi vào đường hô hấp trên. Mỗi ngày chỉ cần làm một lần vào tối trước khi ngủ. Cùng với sử dụng các thuốc kháng dị ứng và thuốc kháng viêm bệnh sẽ hết trong vòng 3-5 ngày.

Nếu chảy mũi sau do bệnh lý trào ngược họng thanh quản, việc điều trị sẽ bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc giảm tiết axít từ một đến hai tuần.Trong trường hợp bệnh kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa nên thực hiện nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày thực quản để xác định chẩn đoán và loại trừ một số bệnh lý khác của đường hô hấp trên.

Benh.vn (Theo tuoitre.vn)

 

Bài viết Vì sao lại chảy mũi sau, chảy mũi sau có phải là bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-lai-chay-mui-sau-chay-mui-sau-co-phai-la-benh-8909/feed/ 0
Triệu chứng và các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV https://benh.vn/trieu-chung-va-cac-bien-phap-phong-benh-viem-duong-ho-hap-vung-trung-dong-mers-cov-5687/ https://benh.vn/trieu-chung-va-cac-bien-phap-phong-benh-viem-duong-ho-hap-vung-trung-dong-mers-cov-5687/#respond Mon, 22 Feb 2016 05:31:47 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-cac-bien-phap-phong-benh-viem-duong-ho-hap-vung-trung-dong-mers-cov-5687/ Cùng bài viết sau tìm hiểu về triệu chứng và các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV

Bài viết Triệu chứng và các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng bài viết sau tìm hiểu về triệu chứng và các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV

Đặc điểm đặc trưng của bệnh

– Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) là bệnh truyền nhiễm nhóm A, được ghi nhận đầu tiên vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út.

– Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người.

– Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận.

– Nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ chết/mắc là 30% (cứ 10 người mắc bệnh thì có 3 người tử vong). Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện.

– Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh và có thể lây từ lạc đà sang người.

Những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh

Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có những dấu hiệu sau:

– Sốt cao đột ngột ≥ 38°C

– Ho và khó thở

– Có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính (lâm sàng hoặc chụp X-quang).

– Yếu tố dịch tễ: Có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.

Các biện pháp phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

– Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.

– Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.

– Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.

– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

– Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

– Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

– Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Hiện nay bệnh chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nào.

Phương pháp đề phòng bùng phát dịch

Đối với người bệnh

– Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong. Thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng.

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

– Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.

– Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.

Đối với người tiếp xúc gần

– Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo, … trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác.

– Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở … cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.

– Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.

Benh.vn (Theo moh.gov)

Bài viết Triệu chứng và các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-cac-bien-phap-phong-benh-viem-duong-ho-hap-vung-trung-dong-mers-cov-5687/feed/ 0