Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:18:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm gan virus B cấp tính https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/#respond Sun, 12 May 2024 05:21:02 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Dịch tễ học

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính trong đó chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á với tỷ lệ mang trên 8%. Tỷ lệ mang virus viêm gan B trung bình từ 2 – 7%, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc dưới 2%. Người ta biết rằng khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư gan nguyên phát.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 8 – 25%

Đường lây truyền của virus viêm gan B gồm mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.

virus-viem-gan-b

Căn nguyên lây bệnh viêm gan virus B (Viêm gan B)

Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN, là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm gan virus B

Trong viêm gan virus B cấp biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, có thể không triệu chứng với men gan tăng cao, có thể có triệu chứng với biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Tuỳ theo thể lâm sàng có các triệu chứng khác nhau. Thể điển hình diễn biến qua 4 giai đoạn.

Ủ bệnh

Trung bình 60 – 90 ngày (thay đổi 30 – 180 ngày).

Khởi phát

Triệu chứng ban đầu của viêm gan virus B thường không đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải. Triệu chứng này kéo dài 3 – 10 ngày, sau đó xuất hiện nước tiểu vàng sẫm và vàng mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng giả cúm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc phát ban, đau khớp. Thời kỳ này sốt thường không rõ, triệu chứng sốt sẽ hết khi bệnh nhân xuất hiện vàng mắt.

Toàn phát

Còn gọi là thời kỳ vàng da. Bệnh nhân xuất hiện vàng mắt. Thăm khám thấy củng mạc mắt vàng, vàng niêm mạc dưới lưỡi, gan to nhẹ, mềm. Nước tiểu sẫm màu, số lượng giảm. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm gan nặng và hôn mê gan trong vòng vài ngày, vài tuần. Thông thường giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng, sau đó các triệu chứng giảm dần và người bệnh xuất hiện tiểu nhiều, bệnh thuyên giảm.

Hồi phục các triệu chứng giảm dần. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt giảm, bệnh nhân cảm giác ăn ngon, nước tiểu trong. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mạn tính.

Các triệu chứng xét nghiệm

Trong viêm gan virus B cấp nhiều xét nghiệm được thực hiện như huyết học, sinh hoá, virus học….

Xét nghiệm sinh hoá

AST (aspartate amino transferase), ALT (alanine amino transferase) bắt đầu tăng trong giai đoạn khởi phát, trước khi bilirubin tăng, kéo dài suốt thời kỳ vàng da, vàng mắt, trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục. Tăng AST và ALT ≥ 5 lần so với trị số bình thường.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, nồng độ bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp.

Phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể bình thường hay tăng nhẹ.

Albumin máu chỉ giảm trong những trường hợp nặng.

Xét nghiệm huyết học

Công thức máu: Giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm bạch cầu lymphocyte.

Xác định thời giam và tỷ lệ prothrombin rất quan trọng trong viêm gan virus cấp. Khi tỷ lệ prothrombin <60% thường tiên lượng nặng.

Xét nghiệm virus

HBsAg

Là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm phát hiện đầu tiên sau khi nhiễm HBV, xuất hiện trước khi transaminase tăng và trước khi có biểu hiện lâm sàng, tồn tại kéo dài suốt thời gian có triệu chứng. Sau khi HbsAg biến mất, kháng thể anti-Hbs xuất hiện và kéo dài nhiều năm.

Anti HBs

Được hình thành để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Anti HBs dương tính khi người bệnh được tiêm phòng vacxin virus viêm gan B hoặc người bệnh qua khỏi viêm gan B cấp. Sự xuất hiện anti-HBs có nghĩa là người đó có khả năng bảo vệ, không bị nhiễm HBV.

HBcAg

Nằm trong tế bào gan, không phát hiện được trong huyết thanh, do đó xác định sự có mặt của HBcAg bằng sự lưu hành của kháng thể anti HBc. AntiHBc có 2 loại IgM và IgG, thông thường IgM anti-Hbc tồn tại khoảng 6 tháng, trong khi đó IgG tồn tại trong nhiều năm. Do đó IgM anti-HBc xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan virus B cấp, đặc biệt ở bệnh nhân mất HBsAg sớm.

HBeAg

Được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của virus và liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Anti HBe xuất hiện khi HBeAg mất đi, nhưng thường thì có một khoảng thời gian ngắn tồn tại song song cả hai dấu ấn này. Một số bệnh nhân có hiện tượng virus nhân lên và kèm theo các biểu hiện bệnh nhưng không tìm thấy HBeAg. Hiện nay các nghiên cứu đã cho ta thấy rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen ở vùng tiền nhân.

Xác định HBV DNA trong huyết thanh

Là phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nồng độ của nó là một trong những yếu tố giúp tiên lượng tiến triển bệnh và tiên lượng điều trị. Nồng độ HBV DNA là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự nhân lên của virus ở tế bào gan.

Chẩn đoán bệnh viêm gan virus B cấp tính

Chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng sau:

  • Hội chứng vàng da: Biểu hiện bilirubin trong máu tăng, chủ yếu là trực tiếp.
  • Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: men AST, ALT tăng cao.
  • Hội chứng suy tế bào gan: tỷ lệ prothrombin giảm, Albumin máu giảm.
  • Xét nghiệm huyết thanh xuất hiện anti HBc IgM (+).

Điều trị bệnh viêm gan virus B cấp tính

Viêm gan virus B cấp không có chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Chú ý một số thuốc cần tránh dùng trong giai đoạn cấp như corticoid, rượu, oestrogen.

Các thuốc điều trị không đặc hiệu: Truyền các dung dịch đẳng trương như dung dịch glucose 5%, ringer lactat, natriclorua 0,9%…… Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 uống hoăc tiêm bắp, các thuốc bổ gan, lợi mật, morihepamin truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp nặng, giảm albumin máu có thể truyền human albumin tuỳ theo mức độ giảm albumin.

Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.: Có vai trò rất quan trọng trong viêm gan virus B cấp. Uống đường glucose, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và đường. Nghỉ ngơi, tránh lao động hoặc làm việc gắng sức.

Theo dõi: Bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính, có các dấu hiệu sau đây cần nhập viện cấp cứu để theo dõi và điều trị tránh chuyển sang thể viêm gan nặng (hôn mê gan): Tình trạng mệt mỏi dữ dội, không ăn uống được, nôn nhiều, biểu hiện xuất huyết, rối loạn tri giác, rối loạn hô hấp và truỵ tim mạch…

Phòng bệnh viêm gan virus B cấp tính

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất đối với virus viêm gan B. Vacxin viêm gan B đã sản xuất trên 10 năm và hiện nay người ta đã sản xuất được vacxin viêm gan B theo phương pháp tái tổ hợp cho phép đạt hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao:

Những ai cần tiêm phòng?

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nếu có thể. Tuy nhiên, cần chú ý: Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) cần phải tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan virus B, cán bộ y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh suy thận có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo…

Sàng lọc, kiểm tra máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng, sử dụng kim bơm tiêm một lần. Khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/feed/ 0
Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B https://benh.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/ https://benh.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/#respond Thu, 29 Feb 2024 04:06:12 +0000 http://benh2.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/ Nhân viên y tế, Bệnh nhân thường xuyên nhân các chế phẩm từ máu, Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão hoặc các trại cứu tế, Người có nguy cơ cao do hình vi hoạt động tình dục bừa bãi, Người tiêm chích mà túy, Người du lich đến những vung có viêm gan B lưu hành cao, Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mang HBV, Những người đến từ có vùng có viêm gan B lưu hành cao... đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan B và nên thận trọng.

Bài viết Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gan, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới Ung thư gan và tử vong. Vậy những ai là đối tượng dễ mắc viêm gan B cao? Nếu bạn còn đang băn khoăn, hãy cùng benh.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

viem-gan-b

Bệnh viêm gan B (Hepatitis B)

Viêm gan B là bệnh rất dễ lây qua đường tiêm chích (dùng chung bơm kim tiêm), qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con (trong quá trình chuyển dạ đẻ).

Bệnh thường gây nên sơ gan, ung thư gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm đầy đủ vaccin viêm gan B: Mũi 1trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ 2 tháng tuổi, nhắc lại lần 1 sau 1 năm và nhắc lại lần 2 say 8 năm.

Nhóm đối tượng dễ mắc viêm gan B là những ai

  • Nhân viên y tế
  • Bệnh nhân thường xuyên nhân các chế phẩm từ máu
  • Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão hoặc các trại cứu tế
  • Người có nguy cơ cao do hình vi hoạt động tình dục bừa bãi
  • Người tiêm chích mà túy
  • Người du lich đến những vung có viêm gan B lưu hành cao
  • Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mang HBV
  • Những người đến từ có vùng có viêm gan B lưu hành cao
  • Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình liềm
  • Bệnh nhân nhận ghép tạng
  • Người hay tiếp xúc gần gũi trong gia đình với các đối tượng kể trên hoặc với bệnh nhân nhiễm HBV cấp hay mãn tính.
  • Đối tượng có bệnh viêm gan mãn tính hoặc có nguy cơ phát triển bệnh gan mãn tính (như người mang virut viêm gan C, người nghiện rượu)
  • Những đối tượng khác: Cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, quân nhân, những người có khả năng tiếp xúc với nhiều người do công việc, nhất là những người mang BHV.

Nếu bạn có một hay một vài trong số các yếu tố nguy cơ trên đây, bạn hãy đi kiểm tra y tế và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm phòng vắc xin Viêm gan B. Ngoài ra, các biện pháp như giữ vệ sinh cá nhân, lưu ý khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là những cách bổ trợ giúp phòng ngừa viêm gan B tốt.

Bài viết Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/feed/ 0
Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/ https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/#respond Sat, 17 Jun 2023 00:15:10 +0000 http://benh2.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/ Cũng giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vaccin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nên việc tiêm phòng vẫn cần thực hiện đầy đủ.

Bài viết Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cũng giống như những loại dược phẩm khác, khi sử dụng vaccin viêm gan B cũng có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nên việc tiêm phòng vẫn cần thực hiện đầy đủ. Tìm hiểu về các phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B để có cách ứng xử phù hợp.

vac-xin-viem-gan-b

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh Viêm gan B cho trẻ (ảnh minh họa)

Vaccin viêm gan B rất an toàn, đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, do loại vaccin này được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nên có thể bị “kết án oan” khi trẻ tử vong hay có những phản ứng mạnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, sau khi tiêm vaccin viêm gan B trẻ có thể gặp một số phản ứng nhất định nhưng hoàn toàn có thể xử trí được.

Những phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm

Vaccin viêm gan B là vaccin tái tổ hợp, khi tiêm vaccin không đưa virut viêm gan B vào cơ thể, vì vậy trẻ được tiêm loại vaccin này trong 24 giờ sau sinh là an toàn. Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm với tỷ lệ từ 3- 9%, sốt trên 37,7o C có tỷ lệ từ 0,4 đến 8%, sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600 nghìn đến 1 triệu liều vaccin.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tử vong sơ sinh chiếm 73% tổng số trẻ tử  vong dưới 1 tuổi. Trong đó, tử vong trong 24 giờ đầu sau sinh chiếm gần một nửa (47%) số tử vong sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong sơ sinh như đẻ non, ngạt, bệnh đường hô hấp, dị tật, nhiễm khuẩn, xuất huyết, vàng da… trùng hợp với thời điểm tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ.

Cách phát hiện sớm phản ứng sau tiêm

Trước tiên, các bà mẹ cần được biết con mình đã được tiêm vaccin viêm gan B. Sau tiêm, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24giờ) sau khi trẻ được tiêm. Sau khi tiêm, trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho bú.

Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… nên các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, theo dõi trẻ. Nếu các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn, như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường (quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú…) thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

Có phải tiêm kháng thể globulin miễn dịch cho con nếu mẹ nhiễm virut viêm gan B không?

Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh có thể phòng được hơn 90% việc lan truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả của việc chỉ sử dụng vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh hay sử dụng vaccin viêm gan B cùng với HBIG là tương tự nhau.

Nếu tỷ lệ tiêm vaccin trong 24 giờ đầu sau sinh không được thực hiện tốt thì nguy cơ bùng phát bệnh viêm gan B trong cộng đồng ở thế hệ sắp tới là điều đã được báo trước. Do vậy, vì sức khỏe của trẻ và cộng đồng, trẻ cần được tiêm vaccin viêm gan B càng sớm càng tốt, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Khi tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, trẻ được tiêm miễn phí khi sinh tại bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã

Bài viết Những phản ứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phan-ung-co-the-gap-khi-tre-so-sinh-tiem-vaccin-viem-gan-b-2493/feed/ 0
Tác dụng của cà gai leo và các bài thuốc chữa bệnh cực hay tại nhà https://benh.vn/tac-dung-cua-ca-gai-leo-va-cac-bai-thuoc-chua-benh-cuc-hay-tai-nha-74689/ https://benh.vn/tac-dung-cua-ca-gai-leo-va-cac-bai-thuoc-chua-benh-cuc-hay-tai-nha-74689/#respond Fri, 20 Mar 2020 05:02:40 +0000 https://benh.vn/?p=74689 Cây gai leo được ví như “thần dược” chữa bệnh trong dân gian, đặc biệt các bệnh về gan. Những tác dụng chữa bệnh của cà gai leo là gì, hiệu quả ra sao. Và người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng cà gai leo chữa bệnh tại nhà. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu […]

Bài viết Tác dụng của cà gai leo và các bài thuốc chữa bệnh cực hay tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cây gai leo được ví như “thần dược” chữa bệnh trong dân gian, đặc biệt các bệnh về gan. Những tác dụng chữa bệnh của cà gai leo là gì, hiệu quả ra sao. Và người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng cà gai leo chữa bệnh tại nhà. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu tất tần tật về loại dược thảo này trong bài viết ngay dưới đây. 

Cay - ca - gai - leo - la - cay - thuoc- quy - tri - bach - benh
Cà gai leo là cây thuốc quý trị bách bệnh

Cà gai leo, loại dược liệu quý phổ biến ở Việt Nam

Cây cà gai leo được biết đến với các tên gọi khác như: cây cà quýnh, cà quánh, cà vạnh, cà gai dây.

Tên khoa học  là Solanum Procumbens Lour hay Solanum Hainanese, thuộc họ cà Solanaceae. 

Cà gai leo được trồng ở đâu là tốt nhất

Cà gai leo là loại cây thảo ưa sáng. Loại cây này thích nghi trên nhiều điều kiện khí hậu, phù hợp với nhiều loại đất như: đất pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan… khả năng chịu hạn cao, không chịu được ngập úng.

Trước đây, cây cà gai leo tự nhiên thường được mọc phân bố ở một số tỉnh thành miền núi phía Bắc, các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên. Một số tỉnh như: Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa được cho là những nơi có nguồn cà gai leo tự nhiên phong phú. Tuy nhiên hiện nay, nguyên liệu cà gai leo tự nhiên ngày một cạn kiệt do quá trình khai triệt để, hay nạn “chảy máu” dược liệu quý. Do vậy một số địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO để tạo ra nguồn dược liệu cà gai leo được phong phú. 

Thu hái cà gai leo: Thời gian để cà gai leo phát triển khoảng 5-6 tháng. Để đạt hàm lượng dược chất cao nên ươm giống và trồng đầu năm, thu hái vào khoảng tháng 8 – 9 hàng năm. 

Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo

Cây cà gai leo là một loại cây leo nhỏ, nhiều gai, thân thẳng hoặc thân bò, dài 0,6 – 1m. Thân hoá gỗ thường nhẵn, chia thành nhiều cành, phía trên có phủ một lớp lông hình sao màu trắng nhạt, cuống dài 4 – 5mm, phiến dài 3 – 4cm, rộng 12 – 20cm, có gai.

Dac - diem - thuc - vat - cay - ca - gai - leo
Đặc điểm thực vật cây cà gai leo

Lá có màu xanh, mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun, xẻ thùy không đều, phía mặt trên của lá có gai, mặt dưới có màu trắng, lông mềm hình sao.

Hoa màu trắng hoặc tím, nhụy vàng, mỗi bông có từ 4 – 6 cánh. Cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, tạo quả từ tháng 9 đến tháng 12. Khi còn xanh, trái của cây cà gai leo hình tròn màu xanh, khi chín màu đỏ, hạt hình cật dẹt và màu vàng, đường kính khoảng 5 – 7mm.

Thành phần hóa học của cây cà gai leo

Bộ phận dùng: Cà gai leo có thể dùng toàn cây, bao gồm cả rễ, thân, lá để làm thuốc. Các bộ phận này sau khi được thu hái, rửa sạch phơi khô sẽ đem đi sao vàng hạ thổ và dùng dần.

Thành phần hoá học của cà gai leo gồm nhiều hoạt chất như: β – sitosterol, lanosterol, alcaloid saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid,… có tác dụng trên nhiều bệnh lý mạn tính, đặc biệt các bệnh về gan

Công dụng của cây cà gai leo theo Đông y

Theo đông y, cà gai leo là một dược liệu có vị hơi the, tính ấm có khả năng tán phong thấp, giảm đau, trừ ho, cầm máu, tiêu đờm, tiêu độc.

Cà gai leo trong đông y được sử dụng như một thần dược trị bách bệnh:

  • Chữa rắn cắn: Cà gai leo giúp ngăn chặn độc tính và thải độc do rắn cắn ra khỏi cơ thể.
  • Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi: Loại dược liệu có tính ấm giúp phát tán phong hàn, trừ thấp, tiêu sưng, giảm viêm. Nhờ đó, nó có tác dụng giảm đau xương khớp, đau lưng mỏi gối
  • Chữa sưng mộng răng: Cà gai leo như một kháng sinh tự nhiên giúp giảm sưng viêm mộng răng rất tốt.
  • Làm thuốc giải rượu: Loại cây này giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường hoạt động giải độc của gan trong đó có giải độc rượu. Bản thân cà gai cũng có tác dụng chuyển hoá cồn trong rượu thành chất không độc.
  • Chữa bệnh về gan: Loại cây này được các lương y sử dụng như dược thảo quý cho bệnh liên quan đến tạng này trong hàng trăm năm
  • Chữa bệnh ho, ho gà: Tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, chống dị ứng do đó giúp giảm các triệu chứng ho hiệu quả.
  • Giải độc, chống dị ứng: Tác dụng này có được do khả năng thải loại độc tố ở gan và tăng cường chức năng gan.,

(Xem các bài thuốc dân gian trị bệnh bên dưới)

Công dụng của cây cà gai leo theo Tây y

Trong Tây y, cà gai leo là một loại thảo dược được dùng chủ yếu trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cải thiện chức năng gan và bảo về gan khỏi một số tác nhân gây bệnh.

Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B

Bệnh viêm gan virus do nhiều chủng gây ra, trong đó viêm gan virus B phổ biến nhất. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B. 

Bệnh này do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị sớm.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm gan khác nhau trong đó nổi bật là các bài thuốc từ cây cà gai leo. Đối với người bị viêm gan virus, cà gai leo là dược liệu “quý như vàng”. Cà gai leo chứa hoạt chất quý là các glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B. Hiệu quả của loại dược thảo này với bệnh nhân viêm gan virus B đã được chứng minh lâm sàng và được công nhận rộng rãi trong giới chuyên môn.

Ngoài ra, dược liệu này còn tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm gan virus như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu, vàng da, mẩn ngứa, phát ban, xuất huyết dưới da, đau bụng và đau xương khớp…

 Ca - gai - leo - co - tac - dung - trong - viec - dieu - tri - virus - viem - gan - B
Cà gai leo có tác dụng trong việc điều trị virus viêm gan B

Giúp hạ men gan và giải độc

Ngoài tác dụng trên viêm gan virus, cà gai leo còn rất tốt trong các bệnh lý khác của gan như: men gan tăng, nóng gan, xơ gan và các trường hợp men gan tăng cao khác

Khi gan khoẻ mạnh men gan bình thường có các chỉ số sau: AST: 20 – 40 UI/L, ALT: 20 – 40 UI/L, GGT: 20 – 40 UI/L, phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L. Các chỉ số này sẽ tăng trong các bệnh về gan, đặc biệt 2 enzym gan là AST và ALT.

Trong cà gai leo có chứa hoạt chất glycoalkaloid sẽ góp phần hạ men gan rất nhanh, flavonozit solasodine còn có tác dụng chống độc, giải độc làm giảm thương tổn cho gan, bảo vệ chức năng gan.

Trong bệnh xơ gan, cà gai leo còn có tác dụng ức chế sự tạo thành của các tổ chức xơ hoá. Từ đó giúp ngăn chặn xơ gan tiến triển.

Cà gai leo chống oxy hóa, ức chế một số loại ung thư

Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan. Bên cạnh đó, ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng cây cà gai leo

Trong dân gian, nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo được các lương y sử dụng cho hiệu quả tốt. Nếu bị những bệnh này, mời quý bạn đọc tham khảo 1 số bài thuốc chữa bệnh dưới đây

Bai - thuoc - chua - benh - tu - ca - gai - leo
Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo

Bài thuốc 1: Chữa bệnh viêm gan, xơ gan, chống ung thư gan

Nguyên liệu chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g cây diệp hạ châu. Đây là những thành phần kết hợp công dụng lại mang tính ấm rất hiệu quả cho việc chữa bệnh gan.

Cách thực hiện: tất cả những nguyên liệu này được chế biến ở dạng khô, đem sao vàng sau đó sắc chia thành thang, mỗi ngày uống 1 thang sẽ thấy các biểu hiện bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 2: Dùng cà gai leo loại bỏ độc tố cho cơ thể

Nguyên liệu chuẩn bị: 30g cà gai leo và nước sạch.

Cách thực hiện: cà gai leo sau khi được phơi khô, cho vào nồi với 1 lít nước, đun đến khi mực nước chỉ còn 300ml, uống 3 lần/ngày. Duy trì thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, loại bỏ độc tố hiệu quả trong cơ thể.

Bài thuốc 3: Chữa phong thấp với Cà gai leo

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 20g cà gai leo, 20g vỏ chân chim cùng với 20g rễ đau xương và rễ cỏ xước cùng rễ tầm xuân. 

Cách thực hiện: tất các nguyên liệu trên được hòa trộn lại với nhau, sau đó đem sắc uống hàng ngày thay nước.                  

Ca - gai - leo - co - tac - dung - tru - thap - khop - chua - dau - moi - lung
Cà gai leo có tác dụng trừ thấp khớp, chữa đau mỏi lưng

Bài thuốc 4: Chữa ho gà, ho có đờm, cảm hàn

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 10g cà gai leo và 30g lá chanh. Sau đó cho các nguyên liệu này nấu thành nước, để lấy tinh chất cuối cùng. Sau đó dùng 2 lần/ ngày.

Bài thuốc 5: Chữa sưng mộng răng

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 10g cà gai leo đã nghiền tán nhỏ và sáp ong. Sau đó đốt nguyên liệu này lên và xông vào chân răng. Mỗi ngày chỉ cần áp dụng 1 lần sẽ thấy khỏi chỉ sau vài ngày.

Bài thuốc 6: Giải rượu bằng nước cà gai leo

Dùng 50g cà gai leo hãm với nước chè xanh và uống thay cho nước sẽ thấy giải rượu, bia nhanh chóng. 

Bài thuốc 7: Chữa rắn cắn

Chuẩn bị 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ. Hoà dịch chiết này với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần.

Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.

Dùng 1 phần rễ cà gai leo tươi đã giã dập đắp vào vết thương do rắn cắn. Thay 1 ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn

Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo để đạt hiệu quả

Cà gai leo là dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng cà gai leo hiệu quả nhất

Cà gai leo dùng dạng nào là tốt nhất

Mỗi bệnh lý nên lựa chọn cách sử dụng cà gai leo khác nhau. Hầu hết các trường hợp, cà gai leo được sao vàng hạ thổ để giúp cân bằng âm dương, tăng dược tính của dược liệu, giảm tác dụng phụ do hoả độc gây ra. 1 số trường hợp vẫn có thể dùng cà gai leo tươi như trị độc rắn cắn.

Một số dạng bào chế cho hàm lượng dược chất cao như:

  • Cao lỏng dược liệu
  • Dược liệu khô đã sao vàng hạ thổ
  • Viên nang bột dược liệu

Cây cà gai leo có tác dụng phụ khi sử dụng không?  

Loại cây này không chỉ quý, nhiều tác dụng hay mà còn an toàn với sức khoẻ con người. Theo kết quả từ các công trình nghiên cứu về cây cà gai leo cho thấy không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào của cà gai leo với sức khỏe. Thậm chí, dùng loại dược thảo này hàng ngày thay nước còn giúp giải độc cơ thể rất tốt, cải thiện chức năng gan và bảo vệ lá gan.

Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo

Cà gai leo là một dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh đã được chứng minh bằng nhiều thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng loại dược liệu này để chữa bệnh. 

– Không dùng cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi bởi ở độ tuổi này hệ miễn dịch còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Không dùng cà gai leo cho phụ nữ mang thai. Nếu có cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa điều trị.

 ca - gai - leo - khng - dung - cho - phu - nư - co - thai - va - cho - con- bu
Cà gai leo không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Không dùng cà gai leo cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bởi nó ảnh hưởng đến tuyến sữa và làm giảm các dưỡng chất từ mẹ sang bé.

Những lưu ý khác khi dùng cà gai leo

Khi sử dụng cà gai leo để chữa bệnh, cần chú ý những điều sau để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất

– Liều lượng sử dụng cà gai leo đúng với tình trạng bệnh và triệu chứng.

– Lưu ý đến nguồn gốc của cà gai leo khi dùng dạng cao tinh chế.

– Không sử dụng các loại cà gai leo ẩm, mốc, bởi dễ gây độc tố ảnh hưởng đến chức của gan.

Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cà gai leo

Để bảo quản, tăng hoạt tính và giảm độc ở cây cà gai leo, người ta thường đem sao vàng hạ thổ.

Vì sao phải sao vàng hạ thổ

Trong đông y, nhiều dược liệu buộc phải sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng. Sao vàng hạ thổ gồm 2 giai đoạn:

  • Sao vàng: Dược liệu được rang trên chảo nóng đến khi vàng và có mùi thơm.
  • Hạ thổ: Dược liệu sau khi sao vàng sẽ được trải lên miếng vài sạch trên đất cho đến khi chúng nguội hẳn.

Theo quan niệm ngũ hành, vị thuốc phải được cân bằng âm dương mới cho tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Kỹ thuật sao vàng hạ thổ, hoả (sao thuốc) là phần dương giúp tăng hoạt tính của thuốc, sao vàng giúp tăng dẫn thuốc vào tỳ, can. Nhưng đồng thời tạo ra hoả độc. Do vậy, sau khi sao thuốc cần hạ thổ (thổ là phần âm) để khử hoả độc, giúp thuốc đạt trạng thái cân bằng âm dương. Sao vàng hạ thổ cũng giúp bảo quản thuốc tốt hơn, tránh nấm mốc mối mọt.

Hinh - anh - ca - gai - leo - sau - khi - sao - vang - ha - tho
Hình ảnh cà gai leo sau khi sao vàng hạ thổ

Sao vàng hạ thổ cà gai leo thế nào là đúng

Về kỹ thuật sao vàng hạ thổ đối với cà gai leo,

  • Bước 1: Cà gai leo dùng toàn cây, rửa sạch, cắt khúc 3-4cm rồi phơi khô.
  • Bước 2: Chuẩn bị chảo nóng, bỏ dược liệu vào rang đều tay. Lưu ý rang nhỏ lửa cho đến khi thuốc có màu vàng đẹp mắt, thấy mùi thơm. Tắt bếp, trải đều dược liệu trên tấm vải sạch.
  • Bước 3: Đem dược liệu trên vải ra một khoảng đất sạch, đợi đến khi thuốc nguội hẳn thì mang về. Bảo quản thuốc trong hộp sạch, giấy báo hoặc các hũ kín.

Cà gai leo sau khi sao vàng hạ thổ, dùng để hãm nước uống hàng ngày hoặc dùng vào các bài thuốc chữa bệnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về cây cà gai leo cùng với những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Đồng thời cũng là những thông tin về các bài thuốc cà gai leo mà bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm thấy bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất!

Xem thêm: Sản phẩm giải độc gan từ Cà gai l

 

 

Bài viết Tác dụng của cà gai leo và các bài thuốc chữa bệnh cực hay tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-cua-ca-gai-leo-va-cac-bai-thuoc-chua-benh-cuc-hay-tai-nha-74689/feed/ 0
Khoảng 15% thai phụ VN mắc viêm gan siêu vi B https://benh.vn/khoang-15-thai-phu-vn-mac-viem-gan-sieu-vi-b-2461/ https://benh.vn/khoang-15-thai-phu-vn-mac-viem-gan-sieu-vi-b-2461/#respond Tue, 04 Dec 2018 04:14:30 +0000 http://benh2.vn/khoang-15-thai-phu-vn-mac-viem-gan-sieu-vi-b-2461/ Hiện nay tỷ lệ thai phụ Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá phổ biến, chiếm 10-15% và thường lây truyền từ mẹ sang con.

Bài viết Khoảng 15% thai phụ VN mắc viêm gan siêu vi B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay tỷ lệ thai phụ Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá phổ biến, chiếm 10-15% và thường lây truyền từ mẹ sang con.

Tình hình phụ nữ mang thai mắc viêm gan B

Ngày 26/11, hơn 300 phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ trong ngành Sản-Nhi đến từ các bệnh viện khu vực phía Nam và đoàn bác sĩ của tổ chức L’APPEL (Pháp) đã tham dự hội thảo Việt-Pháp “Thai kỳ nguy cơ cao: chẩn đoán tiền sản, xử trí, chăm sóc và điều trị sơ sinh non yếu” tại TP HCM.

Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Minh Xuân, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ, cho biết, hiện nay tỷ lệ thai phụ Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá phổ biến, chiếm 10-15% và thường lây truyền từ mẹ sang con, nhất là trong lúc sinh.

Bác sĩ Philippe Condominas, Bệnh viện Nam Bretagne (Pháp), cho biết thêm, tần suất mắc bệnh viêm gan B tại châu Á là từ 10%-20%.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc viêm gan B cao nếu nghiện ngập, có nhiều bạn tình, có tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Nếu xuất hiện viêm gan cấp tính trong tình huống sản phụ không được miễn dịch với siêu vi viêm gan B thì cần chủng ngừa ngay và huyết thanh phòng ngừa cho trẻ sau sinh. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bằng các chủng ngừa và tầm soát bắt buộc vào tháng thứ 6 của thai kỳ là cần thiết cho thai phụ.

Hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP, là một biến chứng sản khoa, cũng xuất hiện ở thai phụ, cứ 1.000 thai phụ thì có 6 người mắc hội chứng này. Hội chứng thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ và đe dọa đến tính mạng của sản phụ.

Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp là mệt mỏi (giống bị cảm cúm), huyết áp >140/90mmHg, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, buồn nôn và nôn ói, nhức đầu, rối loạn thị giác… Năm 2010, bệnh viện Từ Dũ có 54 ca mắc hội chứng HELLP (chiếm tỷ lệ 1,35/1.000 ca sinh), trong đó phụ nữ mang thai từ 27-37 tuần tuổi mắc hội chứng HELLP chiếm 61%.

Bên cạnh các vấn đề về viêm gan B và hội chứng HELLP thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, các chuyên gia còn thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh như: cập nhật về chăm sóc trẻ non yếu, xử trí các trường hợp sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B; thông khí không xâm lấn ở trẻ sinh non; cập nhật dinh dưỡng tĩnh mạch ở trẻ non tháng…/.

Benh.vn (Theo TTXVN)

Bài viết Khoảng 15% thai phụ VN mắc viêm gan siêu vi B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khoang-15-thai-phu-vn-mac-viem-gan-sieu-vi-b-2461/feed/ 0
Bệnh viêm gan B mạn tính https://benh.vn/benh-viem-gan-b-man-tinh-4821/ https://benh.vn/benh-viem-gan-b-man-tinh-4821/#comments Tue, 30 Oct 2018 05:11:13 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-gan-b-man-tinh-4821/ Viêm gan virus B mạn tính là bệnh gan do virus viêm gan B gây ra tổn thương hoại tử và viêm có hoặc không có kèm theo xơ hoá, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.

Bài viết Bệnh viêm gan B mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan virus B mạn tính là bệnh gan do virus viêm gan B gây ra tổn thương hoại tử và viêm có hoặc không có kèm theo xơ hoá, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.

Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây ra viêm gan cấp, mạn tính, xơ gan và ung thư gan, mặc dù vacxin tiêm phòng virus viêm gan B đã có trên 20 năm qua nhưng bệnh vẫn tiếp tục lan tràn ở nước ta với tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao dao động từ 8 – 25%.

Dịch tễ học

  • 2 tỷ người đã và đang nhiễm virus viêm gan B
  • 15-40% dẫn tới xơ gan, suy gan, ung thư gan
  • 350-500 triệu người bị viêm gan B mạn
  • 1 triệu người chết hàng năm do viêm gan B

Tiến triển của nhiễm virus viêm gan B

HBV mãn tính có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Sẹo của gan (xơ gan). Viêm gan B lây nhiễm có thể gây ra viêm dẫn đến sẹo lớn của gan (xơ gan). Sẹo trong gan có thể làm giảm khả năng của gan hoạt động.

Ung thư gan. Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan.

Suy gan. Viêm gan là một tình trạng mà trong đó tất cả các chức năng sống còn của gan bị đóng cửa. Khi điều đó xảy ra, ghép gan là cần thiết để duy trì cuộc sống.

Viêm gan D lây nhiễm. Bất cứ ai bị nhiễm viêm gan B kinh niên cũng dễ bị lây nhiễm với một chủng bệnh viêm gan siêu vi – viêm gan D. Có thể không bị nhiễm viêm gan D trừ khi đã bị nhiễm HBV. Có cả hai bệnh viêm gan B và viêm gan D làm cho nó nhiều khả năng sẽ phát triển các biến chứng của viêm gan.

Vấn đề về thận. Viêm gan B lây nhiễm có thể gây ra vấn đề về thận, có thể dẫn đến suy thận cuối cùng. Trẻ em có nhiều khả năng phục hồi từ những vấn đề về thận hơn là người lớn, người có thể bị suy thận.

Viêm mạch máu (viêm mạch). Viêm mạch máu có thể gây biến chứng hơn nữa, mặc dù điều này là một biến chứng hiếm gặp của bệnh viêm gan B.

Đường lây truyền và nguy cơ nhiễm virus viêm gan B

Viêm gan B lây nhiễm gây ra bởi siêu vi viêm gan B (HBV). HBV được truyền từ người sang người qua máu, tinh dịch hoặc dịch cơ thể khác. Khi HBV nhập vào gan, nó xâm nhập các tế bào gan và bắt đầu nhân lên. Điều này gây ra viêm nhiễm trong gan và dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm viêm gan B.

Cách HBV lây truyền phổ biến bao gồm:

  • Quan hệ tình dục. Có thể bị nhiễm nếu không bảo vệ hệ tình dục với một đối tác mắc bệnh, với máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo nhập vào cơ thể.
  • Dùng chung kim tiêm. HBV dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm dính máu nhiễm bệnh. Chia sẻ vật liệu ma túy tiêm tĩnh mạch (IV) đặt vào nguy cơ cao bị viêm gan B.
  • Vô tình dính kim. Viêm gan B là một mối quan tâm đối với nhân viên y tế và bất cứ ai tiếp xúc với máu người.
  • Từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền virus sang con trong khi sinh.

Chẩn đoán bệnh viêm gan B

Triệu chứng lâm sàng

Không đặc hiệu

Mệt mỏi, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, chán ăn, buồn nôn, vàng da, một số ít các trường hợp có thể tiến triển thành suy gan cấp.

Triệu chứng thực thể bệnh gan mạn tính sao mạch, bàn tay son, gan to.

Các biểu hiện ngoài gan có thể gặp ở khoảng 10-20% trường hợp viêm gan B mạn, gồm sốt, phát ban, đau khớp, viêm khớp…

Xét nghiệm cận lâm sàng

HBsAg đây là xét nghiệm chính để phát hiện bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B, nếu dương tính phản ánh bệnh nhân đang mang virus viêm gan B. Nhiễm virus viêm gan B mạn được xác định khi HBsAg tồn tại kéo dài hơn 6 tháng.

Anti-HBs là kháng kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt.

Anti-HBc là loại kháng nguyên nhân của virus viêm gan B, anti-HBc IgM tăng cao trong thời gian bị viêm gan cấp tính, anti-HBc IgG phản ánh nhiễm virus viêm gan B tồn tại trong thời gian lâu dài.

HBeAg và anti-HBe đây là một trong những xét nghiệm rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B mạn. HBeAg dương tính có nghĩa là virus đang sinh sôi, bệnh nhân dễ lây bệnh cho người khác.

Định lượng nồng độ HBV-DNA là một xét nghiệm rất cần thiết trong chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị.

ALT và AST là hai chất có khuynh hướng tăng cao trong bệnh viêm gan B, nó phản ánh tình trạng huỷ hoại tế bào gan.

Siêu âm gan phát hiện kích thước tính chất của gan, tình trạng xơ gan…

Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh nhân bị bệnh viêm gan B mạn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan virus B mạn tính

  • HBsAg dương tính > 6 tháng.
  • Nồng độ HBV-DNA > 5 logcopies/ml (với HBeAg dương tính), nồng độ HBV-DNA > 4 logcopies/ml (với HBeAg âm tính).
  • Nồng độ ALT tăng cao trên 2 lần bình thường liên tục hoặc tăng từng đợt.
  • Có tổn thương viêm gan mạn tính trên hình ảnh mô bệnh học mức độ vừa hoặc nặng.

Điều trị bệnh viêm gan B

Mục tiêu chính trong điều trị bệnh viêm gan B mạn là ức chế sự tăng trưởng của virus một cách bền vững, ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Nhóm thuốc điều hoà miễn dịch

Interferon: bao gồm Interferon-α và Peg-Interferon-α2a, PegIFN-α2b

IFN-α: người lớn là 5 triệu đơn vị/ngày, hoặc 10 triệu đơn vị/ngày/3 lần/tuần. Với trẻ em là 6 triệu đơn vị/m2/ 3 lần/tuần, tối đa 10 triều đơn vị. Thời gian điều trị là 16 tuần với HBeAg dương tính và 48 tuần với HBeAg âm tính (tiêm dưới da).

PegIFN-α2a: 180 Mcg một lần/tuần trong 48 tuần (tiêm dưới da).

Tuy nhiên dùng thuốc này ít hiệu quả với người Việt Nam.

Nhóm đồng đẳng nucleoside/nucleotid

Đây là nhóm thuốc thường dùng

  • Lamivudine (Zeffix): liều 100mg/ngày.
  • Adefovir dipivoxil (Hepsera): liều 10mg/ngày.
  • Entecavir (Baraclude): liều 0,5mg/ngày.
  • Telbivudine: liều 600mg/ngày, là thuốc mới, tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn Lamivudine.
  • Tenofovir: liều 300mg/ngày.

Thời gian điều trị: với nhóm HBeAg (+) khuyến cáo dừng thuốc 6 tháng sau khi có chuyển đảo huyết thanh HBeAg và HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện. Với nhóm HBeAg (-) và xơ gan nên dùng kéo dài hơn.

Đánh giá đáp ứng điều trị

Bệnh nhân cần được đánh giá về điều trị dựa trên các tiêu chí:

Đáp ứng về mặt sinh hoá khi nồng độ men gan ALT giảm tới giá trị bình thường.

Đáp ứng virus: hoàn toàn khi nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh không phát hiện được bằng phương pháp PCR, không đáp ứng tiên phát khi nồng độ HBV-DNA giảm ít hơn 2 log sau ít nhất 6 tháng điều trị.

Đáp ứng về mô bệnh học: chỉ số điểm viêm giảm 2 điểm và không có xơ hoá thêm so với trước khi điều trị.

Chuyển đảo huyết thanh: HBeAg(+) trở thành HBeAg(-) và xuất hiện Anti-HBe(+), HBsAg(+) trở thành HBsAg(-) và xuất hiện Anti-HBs(+)

Bệnh nhân được gọi là đáp ứng toàn phần khi đáp ứng cả về hoá sinh, virus, mô bệnh học và chuyển đảo huyết thanh.

Phòng bệnh viêm gan B

Tiêm phòng virus viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

  • Phác đồ cổ điển: 2 mũi tiêm lặp đi lặp lại cách nhau 1 tháng, 1 mũi tăng cường sau 6, tháng, sau đó cứ 5 năm lại tiêm nhắc lại.
  • Phác đồ khác: 3 mũi tiêm 3 lần cách nhau 1 tháng, tăng cường 1 mũi sau 1 năm và sau mỗi 5 năm.

Bà mẹ có HBsAg (+) cần tiêm cho con globulin miễn dịch phòng viêm gan B (HBIG) và vacxin phòng viêm gan B.

Người mang HBsAg cần có ý thức tránh lây nhiễm cho người khác.

Biện pháp khác: sử dụng máu và các chế phẩm máu an toàn, khuyến khích sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Bệnh viêm gan B mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-gan-b-man-tinh-4821/feed/ 2
Chẩn đoán viêm gan virus B mạn tính https://benh.vn/chan-doan-viem-gan-virus-b-man-tinh-2267/ https://benh.vn/chan-doan-viem-gan-virus-b-man-tinh-2267/#respond Sat, 02 Jun 2018 04:10:43 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-viem-gan-virus-b-man-tinh-2267/ Viêm gan mạn là tổn thương mạn tính ở gan có đặc trưng là xâm nhập tế bào viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài trên 6 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan mạn tính nhưng nguyên nhân do virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu

Bài viết Chẩn đoán viêm gan virus B mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm gan mạn là tổn thương mạn tính ở gan có đặc trưng là xâm nhập tế bào viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài trên 6 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan mạn tính nhưng nguyên nhân do virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu.

viêm gan virus B mạn tính

2. Lâm sàng

2.1. Hoàn cảnh phát hiện

– Sau 1 viêm gan virus cấp tổn thương kéo dài > 6 tháng

– Có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn tiến triển rõ hoặc có biến chứng

– Tình cờ phát hiện có men gan tăng, không có biểu hiện lâm sàng

2.2. Triệu chứng cơ năng và toàn thân

– Triệu chứng khởi phát không đặc hiệu và nghèo nàn: đa số không có triệu chứng trong thời gian dài, đôi khi biểu hiện xơ gan là triệu chứng đầu tiên.

  • Mệt mỏi là triệu chứng rất thường gặp, mệt cả khi nghỉ ngơi
  • Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, tức nặng khó chịu vùng thượng vị, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng mặc dù vẫn thấy đói
  • Có thể đau nhẹ hoặc tức nặng vùng gan, một số trường hợp bệnh nhân đau dữ dội có thể nhầm bệnh lý ngoại khoa, thường do huỷ hoại tế bào gan quá nhiều
  • Chỉ khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng thì mới phát hiện bệnh. Vì vậy cần chẩn đoán sớm ở đối tượng nguy cơ cao, ví dụ như tăng nhẹ transaminase ở bệnh nhân có nhiễm HBV.

– Bệnh diễn biến mạn tính có những đợt tiến triển xen kẽ những giai đoạn ổn định. Ở giai đoạn ổn định, các triệu chứng nghèo nàn, không đồng bộ. Giai đoạn tiến triển xuất hiện nhiều rối loạn hơn.

2.3. Khám lâm sàng

Giai đoạn tiến triển có thể có các triệu chứng:

  • Vàng da, vàng mắt: vàng da càng nặng tiên lượng càng tồi
  • Da sạm
  • Sao mạch: những mao mạch giãn hình sao, nhiều ở ngực, mặt cổ, không thấy sao mạch ở bụng, chi dưới. Tuy nhiên sao mach còn gặp ở người bình thường hoặc phụ nữ có thai, hoặc dùng thuốc tránh thai.
  • Lòng bàn tay son: ít đặc hiệu hơn sao mạch
  • Sút cân do chán ăn kéo dài
  • Xuất huyết dưới da dạng mảng chỗ tiêm truyền, đôi khi xuất huyết dưới da đa hình thái, lứa tuổi kiểm giảm tiểu cầu
  • Gan to ít hoặc to vừa khoảng 2- 4 cm DBS, to đều, bề mặt nhẵn, mật độ chắc, bờ sắc.
  • Lách cũng có thể to, nhưng không nhiều.
  • Sốt kéo dài
  • Giai đoạn muộn có thể phù, cổ chướng

2.4. Những triệu chứng ngoài gan

– Sưng đau khớp có tính chất đối xứng, tái phát nhiều lần nhưng ko gây biến dạng khớp

– Thay đổi ngoài da: da xạm, khô, giãn mạch, sao mạch, trứng cá, mề đay…

– Sự phối hợp các bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp, viêm loét đại trực tràng chảy máu, Viêm khớp dạng thấp.

– Các biểu hiện khác: viêm nút động mạch, viêm cầu thận, viêm mao mạch, viêm đa dây thần kinh.

3. CẬN LÂM SÀNG

3.1 Các xét nghiệm hoá sinh

Trong giai đoạn tiến triển -> rối loạn rõ:

– Hội chứng viêm: VSS tăng, phản ứng lên bông, Marlagan dương tính, gGlobulin tăng,

– Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: GOT, GPT máu tăng, thường không cao như VG cấp mà chỉ tăng khoảng 2- 5 lần. OCT, Aldolase tăng đặc hiệu hơn nhưng kỹ thuật xét nghiệm phức tạp

– Hội chứng ứ mật: Bilirubin máu tăng, chủ yếu Bilirubin trực tiếp, phosphatase kiềm tăng

– Hội chứng suy tế bào gan:

  • Chức năng tạo đạm giảm: Protein máu giảm, Albumin giảm, tỷ lệ Prothrombin giảm
  • Chức năng tạo và dự trữ đường giảm: nghiệm pháp galactose (+)
  • Chức năng chống độc và giữ chất màu giảm: NP hồng bangan, NP BSP(+)

3.2. Soi ổ bụng

Hình ảnh gợi ý

  • Gan nhạt màu hơn, bề mặt mất tính nhẵn bóng và lợn gợn, mấp mô lượn sóng.
  • Có nhiều sẹo lõm hoặc nhiều nhân tròn lác đác trên mặt gan.

3.3. Sinh thiết gan

Có ý nghĩa quyết định chẩn đoán xác định và chẩn đoán thể lâm sàng.

Viêm gan mạn ổn định:

– Tổn thương chủ yếu ở khoảng cửa: xâm nhập tế bào viêm, tổ chức xơ phát triển rất ít.

– Hoại tử tế bào gan rất ít, không có hoại tử mối gặm, có thể có thoái hoá tế bào gan.

– Tiểu thuỳ gan hoàn toàn bình thường, ranh giới tiểu thuỳ không bị phá vỡ.

Viêm gan mạn tiến triển:

– Hiện tượng viêm

  • Tổn thương xuất phát từ khoảng cửa, xâm nhập tế bào viêm, tổ chức xơ phát triển ở khoảng cửa, xâm nhập vào cả trong tiểu thuỳ.
  • Hoại tử tế bào gan:nhiều hình thái: kiểu mối gặm, kiểu cầu nối, kiểu hoa hồng; Hoại tử khối: cả tiểu thuỳ hoặc phần lớn tiểu thuỳ bị hoại tử.
  • Đường mật có thể bị tổn thương hoại tử và tái sinh.
  • Hiện tượng thoái hoá: tế bào gan còn lại bị thoái hoá: tế bào phù nề, mạng lưới nội nguyên sinh nở to. Có 1 số tế bào gan đặc, bắt màu acid, có khi chuyển thành thể councimal.

– Hiện tượng xơ hoá: Các tổn thương đã phá vỡ ranh giới của tiểu thuỳ, xâm nhập vào trong tiểu thuỳ nhưng không làm đảo lộn cấu trúc tiểu thuỳ, không có nhân tái sinh.

– Hướng đến chẩn đoán nguyên nhân:

  • Viêm gan rượu: tiểu thể Mallory trong tế bào
  • Viêm gan rối loạn chuyển hoá: lắng đọng chất sắt, đồng trong tế bào gan
  • Viêm gan HBV khi HBV tăng cao trong tế bào gan -> TB gan sưng phồng và mờ đục -> hình ảnh kích mờ

Sinh thiết gan giúp đánh giá mức độ nặng của tổn thương, tiên lượng và theo dõi điều trị bằng chỉ số Knodell

4. CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN VIRUS B MẠN TÍNH

– Xét nghiệm phát hiện:

  • Kháng nguyên: HBsAg, HbeAg
  • Kháng thể: anti HBs, anti HBc IgM, IgG, anti HBe; và HBVDNA.

– HBsAg(+), HBVDNA (+) > 6 tháng là nhiễm virus mạn.

– HBeAg(+), HBVDNA (+) -> Virus đang nhân lên.

– 4 giai đoạn viêm gan mạn:

  • Giai đoạn dung nạp miễn dịch: 1 – 10 năm, cơ thể không phản ứng sinh ra kháng thể chống HBV -> các TB gan không bị huỷ hoại, HBV DNA có thể tăng rất cao 109 – 1010  nhưng lâm sàng ít triệu chứng, men gan bình thường và hầu như không có tổn thương mô bệnh học.
  • Giai đoạn đào thải miễn dịch: vài tuần -> 1 – 2 năm, cơ thể sinh kháng thể -> nồng độ kháng thể HBe, HBs, HBc tăng cao và nồng độ HBV DNA giảm, các triệu chứng lâm sàng xuất hiện và men gan tăng cao
  • Giai đoạn virus ngừng sinh sản hoặc pha sinh sản thấp: HBV DNA < 105, triệu chứng lâm sàng giảm dần và hết, men gan dần về bình thường, tình trạng viêm nhẹ hoặc xơ gan còn bù
  • Giai đoạn virus tái hoạt và tiếp tục nhân lên (pha viêm gan HBeAg (-)) các triệu chứng xuất hiện từng đợt, dần dần dẫn đến xơ gan.

HDV:HBsAg(+), HDV RNA (+). VN chưa làm được.

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán viêm gan virus B mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-viem-gan-virus-b-man-tinh-2267/feed/ 0
Úc nghiên cứu thành công thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B https://benh.vn/uc-nghien-cuu-thanh-cong-thuoc-chua-khoi-hoan-toan-benh-viem-gan-b-6985/ https://benh.vn/uc-nghien-cuu-thanh-cong-thuoc-chua-khoi-hoan-toan-benh-viem-gan-b-6985/#respond Sun, 03 Jan 2016 06:12:26 +0000 http://benh2.vn/uc-nghien-cuu-thanh-cong-thuoc-chua-khoi-hoan-toan-benh-viem-gan-b-6985/ Viêm gan B là một căn bệnh diễn biến âm thầm với tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khá cao. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư gan. Hiện, các loại thuốc chữa viêm gan B đang được sử dụng đã hạn chế tình trạng phát triển của bệnh. Tuy nhiên, một tin vui đến với các bệnh nhân viêm gan B là các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu thành công một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B.

Bài viết Úc nghiên cứu thành công thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan B là một căn bệnh diễn biến âm thầm với tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh khá cao. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư gan. Hiện, các loại thuốc chữa viêm gan B đang được sử dụng đã hạn chế tình trạng phát triển của bệnh. Tuy nhiên, một tin vui đến với các bệnh nhân viêm gan B là các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu thành công một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B.

Nghiên cứu thành công thuốc chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B

Ngày 22-4, các nhà khoa học Úc thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính cho hàng trăm con chuột thí nghiệm và đang bắt đầu thử nghiệm trên người. Loại thuốc nói trên là birinapant – một loại thuốc trị ung thư thử nghiệm của Mỹ và cũng có thể được dùng để chữa HIV và bệnh lao kháng thuốc.

thuoc_birinapant

Ông Marc Pellegrini, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Viện Walter & Eliza Hall (Viện nghiên cứu y học lâu đời nhất ở Úc có trụ sở tại Melbourne) cho biết “Chúng tôi đã thành công 100% trong việc chữa HBV (bệnh do virút viêm gan B) cho hàng trăm con chuột thí nghiệm”.

Birinapant do Mỹ sản xuất, hiện đã được thử nghiệm trên 350 người Mỹ nhưng chưa bán ra thị trường. Qua thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học phát hiện nó phá hủy các tế bào bị viêm gan B mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Đặc biệt, khi dùng birinapant kết hợp với thuốc kháng virút entecavir, tế bào viêm gan B bị “dọn sạch” nhanh gấp 2 lần so với chỉ dùng mỗi birinapant.

Các nhà khoa học chia sẻ “Chúng tôi hy vọng kết quả đầy hứa hẹn này cũng sẽ đạt được trong các thử nghiệm lâm sàng trên người – hiện đang được triển khai tại Melbourne, Perth và Adelaide”.

Được biết, thế giới hiện có hơn 350 triệu người bị viêm gan B mãn tính, hơn 700.000 người tử vong mỗi năm. Bệnh có thể gây suy gan, suy thận, ung thư…

Bài viết Úc nghiên cứu thành công thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/uc-nghien-cuu-thanh-cong-thuoc-chua-khoi-hoan-toan-benh-viem-gan-b-6985/feed/ 0
Điều trị viêm gan B mạn tính https://benh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-man-tinh-2268/ https://benh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-man-tinh-2268/#respond Sun, 29 Nov 2015 04:10:45 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-viem-gan-b-man-tinh-2268/ Hướng dẫn điều trị Viêm gan B mạn tính

Bài viết Điều trị viêm gan B mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn điều trị Viêm gan B mạn tính

ĐIỀU TRỊ CHUNG

Hoạt động thể lực – Chế độ ăn:

– Tránh lao động thể lực nặng

– Trong đợt cấp, hạn chế vận động, nên nghỉ ngơi tại giường

– Không được uống rượu

– Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa tăng cường đạm đường, đủ vitamin và muối khoáng

– Tránh các chất độc với gan và thuốc lá

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN

Tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh tự nhiên 8 – 15%

Mục tiêu điều trị:

– Đưa men gan về mức bình thường

– Âm tính hoá HBeAg cũng như giảm HBV DNA < 105/ ml

– Loại bỏ sự hoạt động trên mô bệnh học, tránh xơ hoá

– Với mục tiêu điều trị trên sẽ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, tiên lượng được cải thiện đáng kể nếu điều trị đạt được HBeAg(-). Sự đào thải HBsAg bằng Interferon chỉ đạt được từ 10 – 20%.

Chỉ định điều trị:

– Viêm gan mạn tính hoạt động, để tránh xơ gan và ung thư gan

– Viêm gan mạn tính có xơ gan để tránh mất bù và ung thư gan

– Men gan và nồng độ HBV DNA là yếu tố quan trọng để chỉ định điều trị

Interferon:

– Interferon là glycoprotein có đặc tính kháng virus, chống lại sự nhân lên và điều hoà miễn dịch. Các loại interferon αβγ và dạng khác: lymphoblastoid interferon, concensus interferon), đường tiêm dưới da. Hoạt tính đỉnh huyết thanh loại interferon α2a từ 6 – 8h với t/2 là 5h, interferon αβγ hoạt tính sau 3 – 12h và t/2 là 3h. Hoạt tính sinh học 90%, đào thải qua thận.

+ Một số dấu hiệu chỉ điểm đáp ứng điều trị tốt hay kém:

. GPT cao > 100UI/l

. HBV DNA thấp < 105/ ml

. Nhiễm ở người lớn

. Thời gian nhiễm ngắn < 5 năm

. Nữ

. Không có đồng nhiễm, không có mắc bệnh gan rượu, thuốc

. Genotyp A

. Đáp ứng kém

. GPT thấp < 100UI/ l

. HBV DNA cao > 105/ ml

. Nhiễm khuẩn từ bào thai hoặc khi nhỏ tuổi

. Quá trình nhiễm kéo dài > 5 năm

. Đồng nhiễm HDC, HCV, HIC

. Phối hợp bệnh gan rượu, thuốc

. Genotyp C, D

–  Interferon α 5 – 6 triệu đơn vị/ ngày, hoặc interferon a 9 – 10 triệu đơn vị x 3 lần/ tuần, thường dùng vào buổi chiều, x 3 – 6 tháng.

–  Chuyển đổi huyết thanh HBeAg(+) -> antiHBe(+) đạt được 35 – 40% (so với 8 – 13% tự phát). Điều trị interferon gây đáp ứng sustained. Kéo dài thời gian điều trị (> 6 tháng) không hiệu quả hơn và điều trị ít thời gian hơn < 4 tháng thì kém hiệu quả hơn. Điều trị hàng ngày thì thích hợp hơn so với liều 3 lần/ tuần vì thời gian bán huỷ.

– Chống chỉ định interferon:

+ Xơ gan mất bù Child C

+ Trầm cảm, ý tưởng tự sát, động kinh

+ Có thai và cho con bú

+ Ức chế miễn dịch

+ Nghiện chích

+ Bệnh ngoài gan nặng:

. Thiếu máu mạch vành

. Dysthyreosis

. Mạch nhanh

. Giảm tiểu cầu < 50.000/ µl

. Suy thận

. Suy tim NYHA 3 – 4

. Giảm bạch cầu < 2000/ µl

. Nhiễm khuẩn

Theo dõi điều trị

– Theo dõi đều cứ 2 tuần, sau đó hàng tháng tình trạng lâm sàng, công thức máu, men gan. Sau 3 – 6 tháng, theo rõi HBeAg, antiHBe, HBV DNA cũng như là các xét nghiệm chức năng tuyến giáp TSH, Tab và Calci.

– Điều trị thành công khi giảm nồng độ HBV DNA khoảng 50% trong 3 – 5 tháng, men gan thường tăng đột ngột (bùng phát) sau 8 – 10 tuần. Điều này do phá huỷ các tế bào gan có sự nhân lên của virus, do đó quá trình nhân lên bị tiêu diệt, khi đó, vẫn tiếp tục điều trị. Nếu quá trình điều trị bệnh duy trì được sự thành công, sẽ có sự chuyển đổi sang pha nhân lên ít với sự mất HBeAg (nếu HBsAg(+) nghĩa là đáp ứng không hoàn toàn) và mất HBV DNA cũng như là men gan về bình thường sau 10 – 14 tuần.

Cần phải mất vài năm để HBsAg biến mất hoàn toàn, khoảng 20% HBsAg(-) sau 12 tháng và 65% sau 5 năm (HBsAg(-) nghĩa là đáp ứng hoàn toàn). Khi đó, HBV xem như đã được loại bỏ.

– Ở những người đáp ứng không hoàn toàn (đáp ứng 1 phần) vẫn có sự tăng nhẹ men gan nhưng HBeAg và HBV DNA âm tính. Tuy nhiên, antiHBe có thể phát hiện được ở những bệnh nhân này sau vài năm. Phải theo rõi cẩn thận do nguy cơ của tái hoạt động.

– Nhìn chung, genotyp A hoặc B đáp ứng điều trị interferon α tốt hơn typ D và C, với chuyển đổi huyết thanh tự phát sớm hơn.

– Bệnh nhân HBeAg(-) có đột biến tiền nhân, chúng cho thấy tỷ lệ đáp ứng tới 90% và không có dấu hiệu của sự bùng phát. Mục tiêu điều trị là bình thường hoá men gan và mất HBV DNA sau > 12 tháng. Sau khi dừng interferon, tái hoạt thường xuất hiện, thậm chí sau vài năm. Chỉ 15 – 20% đạt được đáp ứng lâu dài. Vì thế interferon kéo dài 12 – 24 tháng được khuyến cáo. Bệnh nhân xơ gan dung nạp điều trị interferon cũng có kết quả tương tự bệnh nhân không xơ gan.

– Tác dụng phụ:

+ Tác dụng phụ sớm: sốt, hội chứng giả cúm (thường hết khi dùng paracetamol)

+ Tác dụng phụ muộn: phụ thuộc vào từng cá thể và liều, chúng bị ảnh hưởng bới các bệnh đồng nhiễm (đái tháo đường) hoặc tình trạng tâm lý.

. Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, ỉa chảy, sút cân, rụng tóc, đau khớp, mỏi cơ, đau đầu

. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

. Kích thích, co giật, trầm cảm, tự tử, mất ham muốn tình dục, thay đổi điện não đồ

. Nhiễm khuẩn (hô hấp, tiết niệu)

. Suy giảm chức năng tuyến giáp, giảm calci máu, kháng insulin

. Tăng huyết áp, giảm huyết áp, rối loạn nhịp, suy tim

. Protein niệu, viêm thận

. Tự kháng thể kháng interferon, bệnh lý tự miễn, viêm mạch, tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, sarcoidosis

. Xuất huyết võng mạc, rối loạn thị trường, viêm kết mạc

. Hoại tử dưới da, ngứa

. Viêm ruột bạch cầu ái toan, bệnh coeliac, viêm tuỵ

–  Tái hoạt thường liên quan đến hiện diện typ HBV hoang dại (80 – 85%) và xuất hiện đột biến tiền nhân. Tái hoạt động (tăng men gan, bằng chứng sự nhân lên virus như HBeAg và HBV DNA, anti HBC IgM(+)) tiến triển ở 1 5 – 20% các trường hợp 1 – 3 năm sau dừng interferon. Trong trường hợp này, lamivudine được dùng khi unfavourable constellation hoặc có chống chỉ định interferon α hoặc bệnh nhân từ chối interferon.

Lamivudin:

– Là chất tương tự nucleoside, hoạt động như là chất ức chế sao chép ngược của HBV HNA polimerase và gây ra sự phá vỡ các chuỗi phân tử ADN. Thuốc dùng đường uống, hấp thu tốt, t/2 = 5 – 7h, đào thải không đổi qua thận, vì thế phải giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Liều thông thường là 100mg/ ngày, dung nạp tốt và không có tác dụng phụ.

– Nhiễm HIV phải được loại trừ trước khi điều trị (vì nguy cơ HIV kháng thuốc). Kết hợp với ribavirin phải tránh vì nguy cơ toan lactic hoặc tránh kết hợp với trimethoprim vì giảm mức lọc cầu thận của lamivudin.

– Ở bệnh nhân HBeAg(+), không được dừng thuốc đột ngột vì nguy cơ bùng phát hoặc suy gan cấp.

– Khuyến cáo điều trị dài hạn > 1 năm. Nếu chuyển đổi huyết thanh HBeAg(+) thành antiHBe(+)ở bất kỳ thời điểm nào, điều trị tiếp tục khoảng 6 tháng để làm cải thiện hiệu quả chung. Yếu tố dự báo cho đáp ứng tốt là giá trị men gan cao hơn bình thường 5 lần.

– Ở bệnh nhân HBeAg(+), khoảng 90% đào thải HBV DNA sau 1 năm điều trị, nhưng chỉ 15 – 20% đạt được HBV DNA(-) kéo dài. Khi đó, thấy men gan bình thường (70%) và ức chế quá trình xơ hoá. Sau khi có chuyển đổi huyết thanh sau 12 tháng điều trị, lamivudin nên tiếp tục dùng thêm 6 tháng để giảm nguy cơ thất bại.

– Ở bệnh nhân HBeAg(-), trong trường hợp này sẽ không thấy được sự chuyển đổi huyết thanh, vì thế điều trị nên kéo dài 2 năm. Nhìn chung, có lý do để tiếp tục điều trị dài hạn cho tới khi vi rút kháng thuốc tiến triển.

– Đột biến virus: khi thời gian điều trị lamivudin tăng lên, số lượng đột biến tăng, đặc biệt những đột biến do đột biến YMDD polymerase. Đột biến virus gặp 20% sau 1 năm, 35 – 40% sau 2 năm và 60 – 70% sau 4 năm. Lâm sàng, kháng lamivudin phát hiện khi tăng men gan, tái xuất hiện virus máu. Yếu tố nguy cơ gồm GPT cao, tăng nồng độ HBV DNA và chỉ số khối cơ thể bệnh lý.

– Trong trường hợp kháng, khuyến cáo dùng adefovir bởi vì nucleoside này cũng có tác dụng chống HBV đột biến.

Adefovir dipivoxil:

– Là chất tương tự nucleoside, gây ra sự phá vỡ chuỗi phân tử DNA HBV mới tổng hợp.

– Là tiền thuốc, nó được chuyển thành adefovir hoạt động ở ruột non, t/2 = 7 – 8 giờ, đào thải qua thận, vì thể phải giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Lưu ý rằng nguy cơ tổn thương thận tăng lên khi sử dụng đồng thơi aminoglycoside, vancomycin và thuốc điều trị khớp.

– Liều 10mg/ ngày, đường uống, thời gian 48 tuần. Hiệu quả điều trị của adefovir không bị giảm bởi khối lượng lớn virus, ở bệnh nhân HBeAg(+),đào thải HBV DNA khoảng 20 – 25%, chuyển đổi huyết thanh 15 – 20% và men gan bình thường 45 – 50%.

– Ở bệnh nhân HBeAg(-), adefovir cho mất HBV DNA khoảng 50%, men gan về bình thường 70 – 75% và đạt được sự cải thiện đáng kể mô bệnh học.

– Virus kháng (do đột biến) thấy < 3% sau 3 năm

Adefovir có thể dùng ở xơ gan mất bù, thuốc dung nạp tốt. Tương tự lamivudin, dừng thuốc đột ngột có thể gây đợt vượng bệnh cấp.

Benh.vn

Bài viết Điều trị viêm gan B mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-viem-gan-b-man-tinh-2268/feed/ 0
Viêm gan là gì? https://benh.vn/viem-gan-la-gi-2093/ https://benh.vn/viem-gan-la-gi-2093/#respond Wed, 18 Nov 2015 04:07:27 +0000 http://benh2.vn/viem-gan-la-gi-2093/ Viêm gan là một bệnh phổ biến ở gan. Nguyên nhân viêm gan nhiều nhất ở Việt Nam là do nhiễm virus viêm gan B, C và viêm gan do rượu. Nếu gan bị viêm lâu ngày mà không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến suy gan .

Bài viết Viêm gan là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan là một bệnh phổ biến ở gan. Nguyên nhân viêm gan nhiều nhất ở Việt Nam là do nhiễm virus viêm gan B, C và viêm gan do rượu. Nếu gan bị viêm lâu ngày mà không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến suy gan .

Bệnh viêm gan là gì?

Viêm gan thường do do virus viêm gan gây ra. Trong giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng. Hầu hết người mắc bệnh chỉ phát hiện ra bệnh sau khi đã diễn tiến đến giai đoạn nặng. Đa số các trường hợp viêm gan được chẩn đoán trong những lần khám sức khỏe định kỳ.

Theo các chuyên gia, có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau, do đó các triệu chứng và phương pháp điều trị của viêm gan rất đa dạng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm gan?

Viêm gan có thể là viêm gan do siêu vi (nhiễm virus) hoặc viêm gan không do siêu vi (như viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn).

Bệnh viêm gan virus

Loại viêm gan này do virus viêm gan xâm nhập vào cơ thể bạn qua đường tiêm chích (dùng thuốc đường tĩnh mạch ở bệnh viện hoặc dùng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy).

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị lây virus viêm gan khi sống chung hoặc có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh khi chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân viêm gan siêu vi và sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm không an toàn.

Bệnh viêm gan không do virus

Viêm gan không do virus bao gồm viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn

Rượu có thể làm ngộ độc gan của bạn và bạn dễ bị viêm gan. Việc sử dụng rượu có thể dẫn đến nhiều bệnh gan như gan nhiễm mỡ (quá nhiều chất béo tích tụ trong gan) hoặc xơ gan (sẹo hình thành trong gan).

Bệnh gan tự miễn là bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào gan của bạn. Bệnh này hiếm gặp nhưng nó có thể dẫn đến chức năng gan giảm và làm tổn thương gan.

Có hai loại viêm gan tự miễn. Viêm gan tự miễn loại 1 phổ biến hơn so với loại 2. Người bị viêm gan tự miễn cũng có thể có rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng.

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm gan?

Bạn có khả năng gặp nguy cơ viêm gan nếu:

  • Dùng chung kim tiêm với người khác, xăm hình, xỏ lỗ trên cơ thể;
  • Nhiễm HIV – HIV có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó làm tăng khả năng nhiễm virus vào cơ thể;
  • Quan hệ tình dục không an toàn (đường hậu môn và miệng) có thể lây lan bệnh viêm gan A và E;
  • Sử dụng các loại thuốc gây hại cho gan của bạn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và những loại khác) hoặc methotrexate (Trexall, Rheumatrex);
  • Dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân với những người bị viêm gan;
  • Sử dụng nguồn thực phẩm và nước uống bị nhiễm bẩn;
  • Có truyền máu, hóa trị hoặc điều trị ức chế hệ thống miễn dịch;
  • Truyền từ mẹ sang con.

Triệu chứng của viêm gan là gì?

Trong các trường hợp viêm gan, khoảng 80% không có hoặc ít triệu chứng trong giai đoạn đầu. 20% còn lại có thể xuất hiện triệu chứng với những mức độ khác nhau. Những triệu chứng có thể nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng đối với một số người, bao gồm:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Đau bụng;
  • Đau khớp hoặc cơ bắp;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Vàng mắt hoặc vàng da
  • Cảm giác ngứa;
  • Tâm thần thay đổi, chẳng hạn như thiếu tập trung hoặc lơ mơ, lú lẫn;
  • Xuất hiện vết bầm máu, chảy máu.

Nếu bạn không được điều trị, viêm gan có thể dẫn đến xơ gan, đó là sẹo của gan và làm suy yếu chức năng gan.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Viêm gan có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng và cuối cùng là suy gan.

Giai đoạn đầu của tổn thương gan là xơ hóa, đó là tình trạng các mô gan trở nên cứng lại. Sau một thời gian dài, xơ hóa sẽ biến thành xơ gan (sẹo trong gan). Thường thì bệnh phải kéo dài từ 20 đến 30 năm mới phát triển thành xơ gan. Các mô sẹo sẽ làm giảm lưu lượng máu qua gan.

Khoảng 20% những người mắc bệnh viêm gan C mãn tính sẽ tiến tới giai đoạn xơ gan. Một khi xơ gan xuất hiện, 50% bệnh nhân sẽ có một biến chứng đe dọa tính mạng trong 5 đến 10 năm tới.

Ngoài ra ung thư gan cũng có thể xuất hiện. Viêm gan C làm tăng nguy cơ ung thư gan, bác sĩ sẽ làm siêu âm gan mỗi 6-12 tháng để tầm soát ung thư gan cho bạn. Các xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết hiện có khối u nào đang hình thành trong gan của bạn hay không. Ung thư gan có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm.

Benh.vn ( Theo hellobacsi )

Bài viết Viêm gan là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-gan-la-gi-2093/feed/ 0