Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 23 Nov 2019 09:57:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm giác mạc https://benh.vn/viem-giac-mac-2478/ https://benh.vn/viem-giac-mac-2478/#respond Tue, 21 Aug 2018 04:14:51 +0000 http://benh2.vn/viem-giac-mac-2478/ Viêm giác mạc là những tổn thương của giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể chia ra làm hai nhóm chính: viêm loét giác mạc (viêm nông) và viêm giác mạc nhu mô (viêm giác mạc sâu).

Bài viết Viêm giác mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Khái niệm

Đây là những tổn thương của giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể chia ra làm hai nhóm chính: viêm loét giác mạc (viêm nông) và viêm giác mạc nhu mô (viêm giác mạc sâu).

viêm giác mạc

2. Nguyên nhân

– Chấn thương: Rách, xước giác mạc, dị vật tác động.

  • Trong chiến tranh tác nhân có thể là những mảnh nhỏ, chất độc hoá học…
  • Trong thời bình: phôi tiện, bụi đá mài, hạt thóc, cọng rơm, bỏng hoá chất,…

Chấn thương mở đường cho vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức giác mạc, gây tổn thương hoại tử tổ chức. Có thể kể vào đây cả yếu tố sang chấn giác mạc do lông xiêu, lông quặm, sạn vôi…

– Vi khuẩn: Gặp nhiều nhất, đôi khi gây ra loét mà không rõ tiền sử sang chấn trước đó. Các loại vi khuẩn hay được nhắc tới là: tụ cầu (vì sự phổ biến của nó), trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu (do tính chất nguy hiểm của hai loại vi khuẩn này).

– Virus và các nguyên nhân khác: Virus adeno ban đầu gây viêm kết mạc cấp, nếu sau 7-10 ngày chưa khỏi thì dễ gây tổn thương giác mạc (viêm giác mạc chấm nông). Virus herpes gây viêm giác mạc là mặt bệnh rất khó điều trị. Viêm loét giác mạc do nấm ít gặp nhưng cũng là mặt bệnh mà việc điều trị còn khó khăn và dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Còn có thể gặp viêm giác mạc do hở mi, do sẹo, do liệt thần kinh, do miễn dịch dị ứng, rối loạn chuyển hoá, viêm loét giác mạc do suy dinh dưỡng khô mắt (trẻ em nhà nghèo, bệnh nhân suy kiệt, bộ đội đóng quân ở nơi điều kiện sống thiếu thốn và gian khổ). Thiểu tiết nước mắt cũng là nguyên nhân gây viêm khô giác mạc hoặc viêm giác mạc sợi.

3. Triệu chứng

3.1. Cơ năng

– Đau nhức: Bệnh nhân nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm)

– Chói, sợ ánh sáng: Bệnh nhân luôn nhắm nghiền mắt. Các bệnh nhi thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.

– Chảy nước mắt: Nếu bệnh nhân tự mở mắt, nước mắt chảy ràn rụa. Nếu thày thuốc vành mi, có thể to  nước mắt ra.

– Thị lực: Tùy theo mức độ nặng nhẹ và vị trí ổ loét  giác mạc, có khi chỉ còn biết sáng tối (ST(+)). Thị lực giảm nhiều so với trước khi đau là một triệu chứng để chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc.

3.2. Thực thể

– Mi: Co quắp rất khó mở, mắt sưng nề mọng.

– Kết mạc: Cương tụ rìa đậm, nề phù làm phồng mọng kết mạc. Cá biệt có trường hợp kết mạc phồng mọng lên che kín giác mạc đến nỗi nhầm tưởng đã khoét bỏ nhãn cầu.

– Giác mạc: Ổ loét bắt màu thuốc nhuộm (fluorescein, bleu methylen, mercurochrom …) hình dạng, kích thước có thể từ những chấm li ti, nông trong viêm giác mạc chấm nông cho đến ổ lớn gần hết diện giác mạc. Bề mặt ổ loét là chất hoại tử, xung quanh đó là vùng thẩm lậu tế bào viêm và ngấm nước tạo hình ảnh mờ đục. Ổ loét có những đặc điểm riêng tùy tác nhân, ví dụ ổ loét do trực khuẩn mủ xanh ban đầu có hình móng ngựa, tiến triển rất nhanh ra diện rộng gây nhũn giác mạc, thủng mắt. Loét do nấm thường tạo thành đảo ở giữa ổ loét. Ổ loét do vi rút herpes hay có hình cành cây, hình bản đồ. Loét giác mạc do dị ứng có ổ loét tròn, nhỏ và ở vùng chu biên giác mạc. Viêm giác mạc sợi có ổ loét nhỏ bắt màu thuốc nhuộm và bên cạnh đó là một sợi tổ chức hoại tử có một đầu tự do, đầu kia còn bám vào giác mạc …

Viêm giác mạc sâu (viêm nhu mô) có vùng tổn thương nằm trong nhu mô, đó là những vết đục trắng có thể phân bố rải rác (viêm giác mạc đốm dưới biểu mô do virus) hoặc thành đám rộng (viêm giác mạc hình đĩa do zona, do herpes). Một đặc điểm của những tổn thương loại này là giác mạc không bắt màu thuốc nhuộm. Cắt đèn khe thấy giác mạc dày lên rất nhiều về phía sau ở vùng viêm hình đĩa với những nếp gấp của màng Descemet và nhiều chấm tủa ở mặt sau giác mạc.

– Tiền phòng: Có thể có mủ tạo thành ngấn ngang phía dưới thấp. Hay gặp trong viêm loét giác mạc do nấm, do vi khuẩn.

– Mống mắt – thể mi: Có thể bị viêm phản ứng gây giảm phản xạ ánh sáng, co đồng tử.

4. Tiến triển

– Khỏi thành sẹo: Do sức chống đỡ của bản thân bệnh nhân và do điều trị tốt, nếu tổn thương viêm loét sâu thì sẹo dày, ảnh hưởng tới thị lực.

– Loét sâu hoại tử rộng đến hết lớp nhu mô, phồng màng Descemet, doạ thủng hoặc thủng dẫn đến viêm mủ nội nhãn ngược dòng.

– Viêm mủ nội nhãn: Có khi chưa thủng ổ loét nhưng đã gây viêm mủ nội nhãn, tiên lượng của những mắt này là rất xấu, nhiều khả năng phải bỏ mắt sau khi đã dùng cả kháng sinh tiêm vào buồng dịch kính.

5. Điều trị

Lý tưởng nhất là điều trị theo nguyên nhân

– Viêm loét giác mạc do vi khuẩn: Điều trị bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ, nên phối hợp 2-3 loại kháng sinh, đường dùng toàn thân và tại chỗ.

– Virus: Có những loại thuốc chống tất cả các virus nói chung như Idoxuridine (dung dịch 0,1%, mỡ 0,5%), Vira – A (mỡ 3%), Trifluridine (Viroptic – dung dịch 1%) … Riêng với virus herpes, thuốc thường dùng là Acyclovir (zovirax ) 200 mg x 4 – 5 lần uống/ngày cách quãng đều nhau trong 24h kết hợp tra mắt mỡ Zovirax 3% cũng với nhịp độ như đường uống.

– Nấm: Ở nước ta, loét giác mạc hay gặp do 2 loại nấm Aspergilus fumigatus và Cephalosporium falciformits. Bệnh cảnh loét giác mạc do Cephalosporium cấp diễn gần như loét do trực khuẩn mủ xanh vì chủng nấm này có tiết men chollagenase gây hoại tử giác mạc nhanh chóng.

Kháng sinh chống nấm thường dùng hiện nay là Sporan (Itraconazole) 100 mg x 2 viên/ngày uống 1 lần x 21 ngày kết hợp tra mắt dung dịch Natamycin (Natacyn) 5% cách 1h một lần. Các kháng sinh chống nấm khác có thể kể tới như Nizoran, Amphotericin B, Nystatin… nhưng tác dụng kém nhiều so với Sporan.

Phối hợp với kháng sinh chống nấm, cần dùng thêm:

  • Dung dịch IK 5% uống liều 2g/ngày tăng từng bậc 0,5g cho tới liều 5g/ngày trong vòng 2-5 tuần. Dung dịch IK hơi khó uống vì vậy nên chia ra nhiều lần trong ngày và uống vào lúc no. IK còn  ùng  ưới dạng dung dịch 1-2% để tra mắt hoặc điện di .
  • Dung dịch Lugol 5% dùng để chấm ổ loét hàng ngày. Lưu ý khi trước khi chấm Lugol cần thấm thật khô nước mắt để tránh lan thuốc ra vùng giác mạc lành .

– Khi chưa biết rõ nguyên nhân cần dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ:

  • Đường toàn thân: Tiêm hoặc uống
  • Tại chỗ: Tiêm dưới kết mạc 100.000-200.000 đv Penicilin hoặc1/10g Steptomycin hoặc 40mg Gentamycin (1ml dung dịch) x 1lần/ngày hay cách ngày. Kết hợp tra mắt càng nhiều lần càng tốt các dung dịch kháng sinh, sát trùng. Thuốc mỡ tra mắt vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thuốc nam: Lá rấp cá giã nhỏ đắp lên mắt qua một miếng gạc trong tư thế bệnh nhân nằm ngửa, mắt khi đó như được ngâm trong nước ép của lá rấp cá – một vị thuốc dân gian đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn tương đối tốt.

Điều trị khác

– Chống hoại tử: Dùng 0,5 ml huyết thanh tự thân hoặc máu tự thân pha lẫn dung dịch kháng sinh tiêm dưới kết mạc hàng ngày hoặc cách ngày. – macroglobulin ở trong huyết thanh có tác dụng ức chế hoạt động của men chollagenase. Cũng với mục đích này người ta còn dùng dung dịch EDTA 3% (etyl-diamin-tetra acetat) hoặc Acetylcysteine 10 – 20 % tra mắt, uống hoặc tiêm vitamin C liều cao 1g/ngày…

– Chống dính và giảm đau: Atropin 1% tra mắt 1lần / ngày. Uống các thuốc chống nề phù như Danzen, Amitase, Alphachymotripsine… và các thuốc giảm đau thông thường khác.

– Tăng cường dinh dưỡng: Uống các loại vitamin A, B2, C… Tra dầu A, dung dịch CB2, băng che, đeo kính mát để giảm kích thích cho mắt.

– Loại trừ các yếu tố sang chấn: Mổ quặm, lông siêu, lấy sạn vôi… Tạo hình điều trị hở mi, nhiều trường hợp mi hở mà chưa tạo hình được cần phải khâu cò mi…

Xử trí các biến chứng

– Phồng màng Descemet: Khâu cò hoặc khâu phủ kết mạc.

– Thủng giác mạc: Tốt nhất là ghép giác mạc nóng. Nếu không có điều kiện ghép giác mạc thì tiến hành khâu cò hoặc khâu phủ kết mạc tạm thời. Ghép giác mạc còn được chỉ định khi các biện pháp điều trị bằng thuốc không có kết quả .

– Mủ nội nhãn, thị lực ST (-): Buộc phải chỉ định múc nội nhãn sau khi đã dùng kháng sinh tích cực, nhiều đường, kể cả đường tiêm vào buồng dịch kính. Loét giác mạc là một bệnh nặng, điều trị khó khăn và thường để lại di chứng là sẹo đục giác mạc gây giảm thị lực.

Cần phải đặc biệt lưu ý nhấn mạnh vấn đề phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Đối với các thầy thuốc, có một điều cần nhớ là việc lạm dụng các chế phẩm chứa corticosteroid tra mắt (Polydexa, Dexachlor, Maxitrol, Tobradex…) hoặc dùng kéo dài những thuốc loại này sẽ gây giảm khả năng đề kháng của mắt đưa tới nguy cơ viêm loét giác mạc do nấm, do herpes. Chỉ định dùng những loại thuốc này phải thật chặt chẽ và thận trọng.

Benh.vn

Bài viết Viêm giác mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-giac-mac-2478/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm giác mạc do vi khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-giac-mac-do-vi-khuan-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7338/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-giac-mac-do-vi-khuan-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7338/#respond Fri, 01 Jun 2018 08:19:14 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-giac-mac-do-vi-khuan-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7338/ Viêm giác mạc do vi khuẩn (bacterial keratitis) là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm trên giác mạc do vi khuẩn, có thể gây hoại tử mất tổ chức giác mạc. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây mù loà.

Bài viết Điều trị bệnh viêm giác mạc do vi khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị bệnh viêm giác mạc do vi khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

1. Định nghĩa

Viêm giác mạc do vi khuẩn (bacterial keratitis) là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm trên giác mạc do vi khuẩn, có thể gây hoại tử mất tổ chức giác mạc. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây mù loà.

2. Nguyên nhân

Các loại vi khuẩn thường gặp gây viêm loét giác mạc:

– Vi khuẩn Gram-dương: Tụ cầu (Staphylococcus aureus), phế cầu (Steptococcus pneumoniae), Staphylococcus epidermidis, Mycobacterium, Nocardia…

– Vi khuẩn Gram-âm: Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), Moraxella, Trực khuẩn cúm (Hemophilus influenzae) …

3. Triệu chứng

a) Lâm sàng

– Triệu chứng cơ năng:

+ Đau nhức mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.

+ Nhìn mờ hơn, có thể chỉ cảm nhận được ánh sáng.

– Triệu chứng thực thể:

+ Kết mạc cương tụ rìa.

+ Trên giác mạc có một ổ loét ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử bẩn. Khi nhuộm giác mạc bằng fluorescein 2% ổ loét sẽ bắt màu xanh, nếu ổ loét hoại tử nhiều sẽ có màu vàng xanh.

+ Giác mạc xung quanh ổ loét bị thẩm lậu.

+ Mống mắt cũng có thể bị phù nề, mất sắc bóng. Đồng tử thường co nhỏ, có thể dính vào mặt trước thể thuỷ tinh, tuy nhiên khó quan sát.

b) Cận lâm sàng

Lấy bệnh phẩm là chất nạo ổ loét để làm các xét nghiệm sau:

– Soi tươi: Thấy có vi khuẩn.

– Soi trực tiếp: Xác định vi khuẩn Gram-dương hay Gram-âm.

– Nuôi cấy vi khuẩn: Xác định được các loại vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh… Nếu có điều kiện có thể kết hợp làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh điều trị phù hợp.

4. Điều trị bằng kháng sinh

a) Nguyên tắc chung

– Cần phải tìm được vi khuẩn gây bệnh và điều trị bằng kháng sinh nhạy cảm với loại vi khuẩn đó (dựa vào kháng sinh đồ), nếu không xác định được loại vi khuẩn gây bệnh cần phải dùng kháng sinh phổ rộng.

– Điều trị bằng thuốc tra mắt là chính, có thể kết hợp với dùng đường toàn thân.

– Phối hợp điều trị triệu chứng và biến chứng.

b) Điều trị cụ thể

– Thuốc tra mắt:

+ Nếu do vi khuẩn Gram-âm: Dùng tobramycin, neomycin sulfat, polymyxin B.

+ Nếu do vi khuẩn Gram-dương: Dùng nhóm fluoroquinolon thế hệ 2 (ofloxacin) hoặc thế hệ 3 (levofloxacin) hoặc thế hệ 4 (moxifloxacin, gatifloxacin). Nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng nên có thể dùng điều trị cả vi khuẩn Gram-âm.

+ Cách dùng: Ngày đầu có thể tra mắt liên tục cách nhau 30 phút, những ngày sau tra mắt 10 lần/ ngày.

– Thuốc uống: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau:

+ Cefuroxim acetil 250 mg ngày uống 2-3 viên chia 2 lần, trong 5-7 ngày.

+ Ofloxacin 0,2 g ngày uống 2 viên chia 2 lần, trong 5-7 ngày.

Trường hợp nặng có thể dùng phối hợp 2 nhóm thuốc.

– Truyền rửa mắt liên tục trong những trường hợp nặng bằng kháng sinh

+ Ringerlactat: Thường dùng: Gentamicin 80 mg x 2 ống pha với 100 ml ringer lactat truyền rửa mắt 1-2 lần/ngày.

5. Dự phòng

– Luôn giữ gìn mắt sạch sẽ, tránh những chấn thương vào mắt.

– Khi bị chấn thương trên giác mạc cần phải phát hiện và điều trị kịp thời bằng các thuốc sát khuẩn tra mắt để phòng biến chứng viêm loét giác mạc do vi khuẩn.

– Cần phải điều trị các bệnh mắt là yếu tố thuận lợi gây viêm loét giác mạc: lông quặm, lông xiêu, hở mi…

Điều trị bệnh viêm giác mạc do vi khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Benh.vn

Bài viết Điều trị bệnh viêm giác mạc do vi khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-giac-mac-do-vi-khuan-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7338/feed/ 0
Lợi hại việc cắm mi giả cho mắt https://benh.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/ https://benh.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/#respond Tue, 30 Jan 2018 04:50:27 +0000 http://benh2.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/ Mi giả giúp cho đôi mắt hoàn hảo, tuy nhiên, nếu làm đẹp không đúng cách sẽ khiến cho đôi mắt trông giả tạo, mất đi nét đẹp vốn có và  ảnh hưởng đến “sức khỏe” của mắt như: rụng mi, ngứa mắt, viêm mi mắt…Vậy, tác hại khi sử dụng mi giả ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Bài viết Lợi hại việc cắm mi giả cho mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mi giả giúp cho đôi mắt hoàn hảo, tuy nhiên, nếu làm đẹp không đúng cách sẽ khiến cho đôi mắt trông giả tạo, mất đi nét đẹp vốn có và  ảnh hưởng đến “sức khỏe” của mắt như: rụng mi, ngứa mắt, viêm mi mắt…Vậy, tác hại khi sử dụng mi giả ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Dịch vụ nối mi giả (Ảnh minh họa) 

Ý nghĩa của lông mi

– Bảo vệ đôi mắt tránh bụi bẩn, ô nhiễm.

– Lớp rào cản đầu tiên hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Các loại mi giả trên thị trường

-Mi giả của Mỹ.

– Mi giả của Đức.

– Mi giả của Hàn Quốc….

Các công đoạn làm mi giả

–  Lựa chọn loại mi có độ dài phù hợp với mắt. (8-9; 9-10; 10-12…)

– Dán những sợi mi giả với các loại chất liệu (tơ, lụa, nhựa tổng hợp…) vào gốc của sợi mi thật bằng một thứ keo.

– Thời gian làm mi giả trong vòng 30 phút.

– Một tháng đến sửa lại mi một lần.

Ảnh hưởng từ việc dùng mi giả

1. Rụng mi

– Việc sử dụng thường xuyên mi giả không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng rụng mi.

– Đeo lông mi giả tăng độ dày cho mi cũng là tăng sức nặng và gây tổn thương cho hàng mi và dẫn đến rụng mi.

Lưu ý: Không đeo mi giả thường xuyên. Chỉ sử dụng mi giả trong những dịp lễ hội, cưới hỏi…

2. Gây áp lực cho mi thật

– Lớp keo dán mi sẽ tạo ra một áp lực căng đối với hàng mi thật.

– Khi tháo mi giả, lớp keo dán có thể sẽ  làm rụng cả lông mi thật.

Lưu ý: Chọn những loại mi giả có chất lượng mềm như mi thật, không gây kích ứng với da.

3. Ngứa ngáy, khó chịu

– Ảnh hưởng từ keo dán mi khiến cho đôi mắt ngứa ngáy, khó chịu.

– Thời tiết nóng, ra mồ hôi hoặc trời mưa làm keo dán  nhòe nhoẹt cũng gây ngứa cho mắt.

Lưu ý: Sử dụng keo dán của những hãng có tên tuổi và còn hạn sử dụng.

Sử dụng mi giả dẫn đến các bệnh về  mắt (Ảnh minh họa)

4. Nhìn mờ

– Độ dày của hàng mi ảnh hưởng đến tầm nhìn (trong khoảng gần) của đôi mắt.

– Vệ sinh mắt bị hạn chế (vướng víu) do hàng mi giả dẫn đến mắt có gì, kèm nhèm, nhìn mờ.

5. Viêm bờ mi, viêm kết mạc

– Do chất lượng keo dán không đảm bảo.

– Do quá trình nối mi, dán mi không đảm bảo vệ sinh.

6. Nguy cơ hỏng giác mạc

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt

“Các loại keo dán mi có chứa chất kích thích mang đến nhiều nguy hiểm. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến mi thật của con người, điều này có thể dẫn đến tổn thương các nang lông, đồng thời làm chậm, thậm chí khiến quá trình phát triển lông mi bị ngưng trệ vĩnh viễn.

Nhiều loại keo dán lông mi khi gặp nước như khi đi dưới trời mưa, rửa mặt thì keo rất dễ lem nhem mắt. Nếu đưa tay dụi, vô tình đưa keo dán vào trong mắt, tạo điều kiện viêm mắt, hỏng giác mạc…

Ngoài ra, khi những sợi mi giả cọ sát vào mắt, mắt sẽ cảm thấy bị cộm và hơi ngứa, gây tổn thương cho mắt. Lâu dài, có thể khiến bạn bị viêm mi, mắt bị sưng tấy và ngứa thì sẽ rất khó để phẫu thuật cấy mi trở lại”

Những “tai nạn” do cấy mi giả

Chị H (TP.HCM)

“Chị H sở hữu một gương mặt đẹp nhưng phải tội “hàng mi lơ thơ” nên háo hức đi nối mi để làm đẹp. Thế nhưng ngay khi vừa nối lông mi về, mắt H đã nặng trĩu, cứng đờ và ngứa ngáy. Sang ngày thứ 2 thì mí mắt của H sưng, đỏ au. Sợ quá, H phải lập tức đi tháo và vào bệnh viện mắt khám. Bác sĩ kết luận, H đã bị dị ứng với keo dán mi.”

Chị P.N (Q.8, TP.HCM)

“Khi đi nối lông mi giả, chị có cảm giác rờn rợn vì thấy họ dùng một loại keo màu đen, mùi hắc rất khó chịu bôi lên mắt mình.

Khi nhân viên nối mi dùng nhíp gắn sợi mi nhỏ vào chân mi, chị có cảm giác như bị đâm vào da thịt, rất đau nhưng nghĩ rằng nhiều người chịu được, chẳng lẽ mình bỏ cuộc. Chỉ một ngày sau, mắt chị Nga cứng đờ cả khi nhắm lẫn khi mở rồi thì mí sưng lên và ngứa ngáy khó chịu. Bực mình, chị tự lấy nhíp nhổ hết lông mi giả ra ….và lông mi thật cũng biến mất.

Sau mấy ngày đi khám ở Bệnh viện mắt TP.HCM, kết quả là chị bị viêm kết mạc, phải điều trị lâu dài”

Chị H.A (HN)

“Đã lớn tuổi, không có nhu cầu làm đẹp nhưng vì con dâu của chị bạn mở cửa hàng “nối mi chăm sóc sắc đẹp” nên chị HA đi “ủng hộ” và cũng để thử xem mi giả sẽ “đẹp lên thế nào”.

Mặc dù chỉ nối mi ở mức độ vừa phải, tự nhiên nhưng ai dè “đẹp chẳng thấy đâu” mà chỉ thấy phiền toái. Thay vì thói quen táp nước vào mặt, tha hồ lau rửa…nay phải nhẹ nhàng rửa từng bên mắt, không để nước vào mắt rất mất thời gian.

Được vài ngày thì mắt bị ngứa. Thỉnh thoảng những sợi mi giả rụng lại chọc vào mắt rất đau…Chị đã nghĩ đến giải pháp nhổ hết mi giả ra, nhưng lại sợ “tụt” hết cả mi thật ảnh hưởng đến mắt nên đành để mi giả rụng dần . Đúng là “không cái dại nào giống cái dại nào”

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Vũ Anh Lê – Trưởng khoa Chấn thương – Bệnh viện Mắt TP.HCM

“Do yêu cầu của việc nối mi phải dùng keo dán, nên phải 24 giờ sau vùng mi được nối mới hoàn toàn khô hẳn, nếu lỡ tay dụi vào mắt thì keo dính vào niêm mạc mắt rất nguy hiểm, nhiều trường hợp gây sưng viêm kết mạc và mi mắt hoặc nhẹ hơn là gây cay, chảy nước mắt, dị ứng ngứa đỏ mắt.

Có khi những sợi mi nối bị khô chết và rụng đi (vì không được nuôi dưỡng bởi các tế bào vi mạch máu từ da mi), sẽ kéo theo cả những sợi mi thật rụng theo, gây mất thẩm mỹ cho vùng mi mắt và mất lớp mi bảo vệ mắt.

Sau khi nối, mi mắt có cảm giác nặng hơn, khó chịu khi nhắm mở mắt vì mi thật phải cõng thêm hàng mi nối. Ngoài ra, người nối mi cũng tuyệt đối không được để nước thấm vào vùng mi mắt, nếu không lớp keo dán sẽ bung ra, trông lem nhem và các sợi mi sẽ bị dính bết vào nhau”

Lời kết

Các cụ xưa có câu “giầu hai con mắt, khó hai bàn tay” để nói lên tầm quan trọng của đôi mắt đối với cuộc sống con người. Việc cắm mi giả giúp chúng ta có một đôi mắt đẹp hơn, hấp dẫn hơn nhưng nó gây nên nhiều tác hại cho đôi mắt. Vì vậy, không nhất thiết phải làm làm đẹp mà mất đi “sức khỏe”  đôi mắt của mình.

Có những đôi mắt đẹp long lanh, quyến rũ với hàng mi dài  hút hồn…khiến bao người phải ngưỡng mộ. Nhưng cũng có những đôi mắt sáng, linh hoạt, thể hiện sự thẳng thắn, thân thiện, tự tin … không trang điểm cầu kỳ lại là những đôi mắt gây “ấn tượng đặc biệt” cho tất cả mọi người.

Benh.vn

Bài viết Lợi hại việc cắm mi giả cho mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-hai-viec-cam-mi-gia-cho-mat-4139/feed/ 0
Viêm giác mạc do ong đốt https://benh.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/ https://benh.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/#respond Thu, 16 Feb 2017 04:41:14 +0000 http://benh2.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/ Viêm giác mạc do ong đốt là một chấn thương ít gặp ở mắt, ngoài tổn thương tại giác mạc, còn có thể gặp nhiều tổn thương tại các phần khác của mắt do ngòi ong gây ra một vết thương xuyên, phản ứng miễn dịch, độc tố của nọc ong và nhiễm trùng. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp viêm giác mạc do ong đốt điển hình với ngòi ong được tìm thấy trong nhu mô giác mạc và cách điều trị.

Bài viết Viêm giác mạc do ong đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm giác mạc do ong đốt là một chấn thương ít gặp ở mắt, ngoài tổn thương tại giác mạc, còn có thể gặp nhiều tổn thương tại các phần khác của mắt do ngòi ong gây ra một vết thương xuyên, phản ứng miễn dịch, độc tố của nọc ong và nhiễm trùng. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp viêm giác mạc do ong đốt điển hình với ngòi ong được tìm thấy trong nhu mô giác mạc và cách điều trị.

I. Giới thiệu ca lâm sàng

Thông tin bệnh nhân

– Bệnh nhân nam 18 tuổi

– Lý do đến khám: mắt trái đau nhức nhìn mờ.

– Cách hôm vào viện 3 ngày (17/3/2012) bệnh nhân bị ong đốt vào mắt trái, sau đó thấy mắt sưng nề, không mở được. Bệnh nhân đến khám cấp cứu tại bệnh viện huyện được điều trị thuốc sau 2 ngày thấy mi mắt đỡ phù, mở mắt được nhưng nhìn mờ nên đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Tại thời điểm khám bệnh

– Thị lực: mắt phải: 20/20, mắt trái: 20/200.

– Khám thấy mắt trái mi phù nề nhẹ, kết mạc cương tụ, giác mạc vùng gần trung tâm có một đám thẩm lậu, ở giữa có một ngòi ong cắm sâu khoảng 2/3 chiều dày giác mạc.

– Điều trị: Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy ngòi ong và điều trị thuốc:

+ Maxtitrol tra mắt 4 lần/ngày

+  Atropin 0,5% 2 lần/ngày

+ Sanlein 4 lần/ ngày,

+ Loratadin uống 10 mg 1 viên/ ngày.

– Sau điều trị bệnh nhân đỡ nhức mắt dần, phù nề giác mạc giảm. Sau một tuần giác mạc hết phù hoàn toàn, vết khâu giác mạc liền tốt, để lại một sẹo nhỏ. Bệnh nhân được ra viện, tiếp tục điều trị ngoại trú và hẹn khám lại

II. Bàn luận

Tổn thương mắt do ong đốt

Ong đốt vào mắt là một chấn thương ít gặp, ong có thể đốt vào mi, kết mạc hoặc giác mạc. Trong đó, vết đốt vào giác mạc thường gây tổn thương nặng nhất. Sau khi đốt ngòi ong thường bị đứt ra và lưu lại tổ chức (gồm ngòi ong được nối với một túi chứa nọc độc) do đó nọc độc tiếp tục được tiết vào tổ chức.

Thành phần của nọc ong gồm có: melitin (là một peptit gồm 70 acid amin) làm tan máu, dung giải hồng cầu, biến đổi điện thế màng thần kinh cảm giác gây cảm giác đau. Chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase và histamine làm giãn mạch, tăng thoát dịch, phù nề. Dopamin làm cho tim đập nhanh và apamin làm bất hoạt bơm canxi ở màng tế bào do đó làm tê liệt hoạt động thần kinh cơ. Khi bị ong đốt, nọc ong sẽ gây độc trực tiếp cho tổ chức và gây nên phản ứng miễn dịch của tổ chức với nọc ong. Ngoài ra, nó có thể gây nhiễm trùng.

Khi bị ong đốt vào vùng mắt, tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể gây ra các tổn thương: viêm kết mạc hoại tử, viêm kết mạc nốt, viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi, đục thể thuỷ tinh, viêm dịch kính, gai thị, viêm hắc võng mạc, nhiễm trùng gây viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào.

Xử trí khi bị ong đốt

Ngay sau khi bị ong đốt vào giác mạc, điều quan trọng là phải khám, phát hiện nếu có ngòi ong trong nhu mô giác mạc thì phải phẫu tích để lấy ngòi ong ra. Khi phẫu tích, lưu ý không dùng kẹp kẹp vào túi nọc vì có thể làm nọc ong tiếp tục tiết ra gây tổn thương thêm cho giác mạc.

Sau khi phẫu tích lấy ngòi ong ra, bệnh nhân cần được tiếp tục điều trị: tra mắt kháng sinh, corticosteroid, atropine, dinh dưỡng. Toàn thân có thể cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamine và giảm đau (nếu bệnh nhân đau nhiều).

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào: số lượng vết đốt (càng nhiều vết đốt thì tiên lượng càng nặng), thời gian từ khi bị đốt đến khi được điều trị và phương pháp điều trị đúng hay không.

– Nếu bệnh nhân đến sớm, được điều trị đúng và kịp thời thì tổn thương tiến triển tốt, giác mạc hết phù dần, thị lực bệnh nhân hồi phục đáng kể.

– Nếu bệnh nhân đến muộn, nọc ong gây nhiễm độc giác mạc nặng (đặc biệt là tổn hại lớp nội mô) sẽ làm cho giác mạc bị đục, gây giảm thị lực trầm trọng.

III. Kết luận

Viêm giác mạc do ong đốt là một chấn thương ít gặp, thường kèm theo với những tổn thương khác tại mắt và toàn thân (vì có thể có nhiều vết đốt). Với tổn thương trên giác mạc điều quan trọng là phải khám và điều trị sớm, đặc biệt là nếu phát hiện có ngòi ong còn lưu trên giác mạc cần phải lấy ra càng sớm càng tốt để  tránh nọc độc tiếp tục tiết ra gây tổn thương thêm, kết hợp với dùng thuốc tại mắt và toàn thân. Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ tổn thương, thời gian từ khi bị đốt đến khi được điều trị và phương pháp điều trị.

Lê Xuân Cung – BV Mắt Trung ương

Bài viết Viêm giác mạc do ong đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/feed/ 0
Nguy cơ mù lòa do viêm loét giác mạc từ nấm https://benh.vn/nguy-co-mu-loa-do-viem-loet-giac-mac-tu-nam-9183/ https://benh.vn/nguy-co-mu-loa-do-viem-loet-giac-mac-tu-nam-9183/#respond Sat, 11 Feb 2017 07:02:48 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-mu-loa-do-viem-loet-giac-mac-tu-nam-9183/ Viêm loét giác mạc do nhiễm nấm là một căn bệnh thường gặp ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc biệt, thống kê cho thấy khoảng 10% bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm bị biến chứng đến mức phải múc bỏ nội nhãn.

Bài viết Nguy cơ mù lòa do viêm loét giác mạc từ nấm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm loét giác mạc do nhiễm nấm là một căn bệnh thường gặp ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc biệt, thống kê cho thấy khoảng 10% bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm bị biến chứng đến mức phải múc bỏ nội nhãn.

Tìm hiểu về bệnh viêm loét giác mạc từ nấm

Viêm loét giác mạc là một bệnh lý nhiễm trùng. Giác mạc có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, amip và vi rút. Trong đó, viêm loét giác mạc do nấm khá nguy hiểm.

Điểm đặc biệt của bệnh là không phải bệnh nhân nào cũng xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời dẫn đến tổn thương sâu hoặc khoét bỏ mắt.

Nguyên nhân gây bệnh

+ Do môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng và ẩm.

+ Do các sang chấn giác mạc do đất, bụi, cành cây, lá cây…

+  Do không sử dụng bảo hộ lao động hoặc chế độ bảo hộ lao động kém.

+ Yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt…

Triệu chứng nhận biết

Khi bị viêm loét giác mạc, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mi mắt nhắm chặt, thị lực giảm, mắt đỏ…

Bên cạnh đó, người bị viêm loét giác mạc đôi khi còn xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở bất cứ nơi nào trên giác mạc (thường ở trung tâm giác mạc), thậm chí thấy ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.

Lời khuyên của bác sĩ

Viêm loét giác mạc do nhiễm nấm là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến âm thầm, để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do đó, sự thành công của việc điều trị phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm và tìm đúng được tác nhân gây bệnh, hạn chế được các biến chứng như hoại tử, thủng giác mạc và quan trọng nhất là phải bảo toàn được nhãn cầu.

Qua đó các chuyên gia khuyến cáo cần vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày, giặt khăn mặt thường xuyên, bỏ thói quen đưa tay nên rụi mắt… Không nên sử dụng kính áp tròng, chuốt my, nối my…để hạn chế các tác nhân bất lợi bảo vệ mắt. Đeo kính dâm, kính không số ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là những nơi có nguy cơ gây bệnh cao.

Ngoài ra, cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, khi thấy mắt đỏ ngầu, đau dữ dội, thị lực giảm nhanh chóng…cần đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Benh.vn (TH)

Bài viết Nguy cơ mù lòa do viêm loét giác mạc từ nấm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-mu-loa-do-viem-loet-giac-mac-tu-nam-9183/feed/ 0
Viêm loét giác mạc là nguyên nhân gây mù lòa của người dân Vĩnh Châu https://benh.vn/viem-loet-giac-mac-la-nguyen-nhan-gay-mu-loa-cua-nguoi-dan-vinh-chau-7712/ https://benh.vn/viem-loet-giac-mac-la-nguyen-nhan-gay-mu-loa-cua-nguoi-dan-vinh-chau-7712/#respond Thu, 05 May 2016 06:26:35 +0000 http://benh2.vn/viem-loet-giac-mac-la-nguyen-nhan-gay-mu-loa-cua-nguoi-dan-vinh-chau-7712/ Sau hơn 5 tháng nghiên cứu về nguyên nhân gây mù mắt của người dân tỉnh Vĩnh Châu, hôm qua 20/10, các chuyên gia đã kết luận thủ phạm dẫn đến mù lòa là viêm loét giác mạc...

Bài viết Viêm loét giác mạc là nguyên nhân gây mù lòa của người dân Vĩnh Châu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau hơn 5 tháng nghiên cứu về nguyên nhân gây mù mắt của người dân tỉnh Vĩnh Châu, hôm qua 20/10, các chuyên gia đã kết luận thủ phạm dẫn đến mù lòa là viêm loét giác mạc…

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Y tế Công cộng TP.HCM, tổng số trường hợp bị mù được ghi nhận tại thị xã Vĩnh Châu là gần 1.250 người, trong đó 77% trường hợp mù 1 mắt và 23% mù cả 2 mắt.

Qua đó, nếu tính theo tỷ lệ, người mù 1 mắt của Vĩnh Châu là 6 nguời/1.000 dân. Tuy nhiên, tỷ lệ người bị mù cả 2 mắt tại Vĩnh Châu vẫn nằm trong giới hạn bình thường so với các địa phương khác.

Trước các con số đáng báo động trên, các chuyên gia cho hay nguyên nhân gây mù mắt tại Vĩnh Châu là bệnh viêm loét giác mạc do tập quán sản xuất như không đeo các thiết bị bảo hộ vì ngại vướng víu, hạn chế tầm nhìn, giảm năng suất lao động và đặc biệt việc khám mắt định kỳ, vệ sinh mắt, rửa mắt hàng ngày chưa được thực hiện đều đặn…dẫn đến tỷ lệ người dân bị mù mắt nhiều hơn các tỉnh thành khác.

Hải Yến

Bài viết Viêm loét giác mạc là nguyên nhân gây mù lòa của người dân Vĩnh Châu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-loet-giac-mac-la-nguyen-nhan-gay-mu-loa-cua-nguoi-dan-vinh-chau-7712/feed/ 0