Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 04 Aug 2022 03:55:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè https://benh.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/ https://benh.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/#respond Wed, 06 Jul 2022 05:21:18 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/ Ngày hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh: sốt phát ban, sởi, tay chân miệng…Bên cạnh đó, nắng nóng kéo dài còn gây ra các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt bệnh viêm họng ở trẻ thường tái đi tái lại khiến cho các bậc phụ huynh rất phiền muộn, lo lắng.

Bài viết Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh: sốt phát ban, sởi, tay chân miệng… Bên cạnh đó, nắng nóng kéo dài còn gây ra các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt bệnh viêm họng ở trẻ thường tái đi tái lại khiến cho các bậc phụ huynh rất phiền muộn, lo lắng. Vậy, nguyên nhân gây viêm họng trẻ em trong những ngày hè? Phương pháp phòng tránh?

Tìm hiểu về họng

Họng là một khoang trống, gồm 3 đoạn:

  • Họng mũi ở trên nối liền với cửa mũi sau.
  • Họng miệng ở giữa nối liền với miệng (ranh giới là màng hầu và lưỡi gà).
  • Họng thanh quản ở dưới nối liền với thực quản và thanh quản.

Viêm họng là gì?

  • Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc họng gây đau, sưng đỏ…
  • Niêm mạc họng bao gồm các lớp liên bào, các tuyến, các nang lympho rải rác hoặc tập trung thành từng khối.

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị đau,  sưng đỏ

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Do cấu tạo tự nhiên: cổ họng là ngã tư của đường thở và đường ăn nên dễ bị viêm nhiễm bởi các yếu tố: vi trùng, siêu vi trùng … Ở trẻ em thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ cao trong khi hệ thống bảo vệ tự nhiên chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc viêm họng trẻ em.

Do bệnh lý

  • Do nhiễm siêu vi, vi trùng, các bệnh về miễn dịch.
  • Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý toàn thân…

Do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt

  • Uống nước đá lạnh, ăn kem.
  • Nằm quạt, điều hòa bị nhiễm lạnh.
  • Do khói bụi, ô nhiễm môi trường…

Nguyên nhân gây viêm họng do trẻ ăn kem, uống nước đá, nằm điều hòa

Phương pháp phòng viêm họng cho trẻ trong những ngày hè

  • Vệ sinh bàn tay của trẻ thường xuyên (thói quen mút tay khiến mầm bệnh sẽ theo vào khoang miệng gây viêm họng).
  • Dành cho trẻ dụng cụ nấu ăn riêng để tránh lây nhiễm với người lớn.
  • Sau khi nấu ăn hoặc thay tã cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh bàn tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Khi sử dụng điều hòa, để ở nhiệt độ từ 26 đến 28 0 C (không để nhiệt độ thấp vì dễ gây lạnh dẫn đến viêm họng ở trẻ).
  • Thường xuyên mở phòng của trẻ cho thoáng khí.
  • Vệ sinh điều hòa hàng tuần để tránh nhiễm bẩn.
  • Khi sử dụng quạt không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của trẻ.
  • Không nên để trẻ quá nóng và ra nhiều mồ hôi…khiến trẻ dễ bị viêm họng, nhiễm lạnh
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi dùng điều hòa (tắt điều hòa 20 phút để làm quen với khí hậu trước khi ra ngoài).
  • Không tắm cho trẻ sau khi vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi (trẻ dễ bị cảm, sốt, viêm họng do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.).
  • Không để trẻ ra nhiều mồ hôi, không dùng quạt thổi thẳng vào trẻ
  • Cho trẻ trải răng hàng ngày và súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.
  • Hạn chế cho trẻ dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh (đồ ăn lạnh sẽ gây chứng viêm họng cho trẻ).
  • Không cho trẻ vầy nước, ngâm mình trong bể bơi quá lâu khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Khi đưa trẻ đi học, đi chơi…cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi, họng, tránh khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa…

Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung đẩy đủ các nhóm dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Lời kết

Để nuôi con khôn lớn, trưởng thành, bên cạnh sự tận tâm, tình yêu thương vô bờ bến của các bậc sinh thành còn đòi hỏi sự hiểu biết về y học, cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Do đặc điểm nền khí hậu Việt Nam: nóng, ẩm, mưa nhiều… khiến đa số trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp: ho, sổ mũi, viêm họng… Đặc biệt, khi bị viêm họng trẻ thường sốt cao, quấy khóc, hơn nữa bệnh thường tái đi tái lại khiến cho cha mẹ rất lo lắng.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong thời điểm 3 tháng hè cao điểm (5,6,7) khi mà các loại dịch bệnh hoành hành, cha mẹ cần: tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, không cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ từ 26 đến 28 0 C, không tắm cho trẻ khi mồ hôi còn quá nhiều để phòng cảm lạnh, viêm họng…

Bài viết Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-viem-hong-cho-tre-trong-nhung-ngay-he-5306/feed/ 0
Trẻ bị viêm họng nên và không nên ăn những món ngon nào? https://benh.vn/tre-bi-viem-hong-nen-va-khong-nen-an-nhung-mon-ngon-nao-9539/ https://benh.vn/tre-bi-viem-hong-nen-va-khong-nen-an-nhung-mon-ngon-nao-9539/#respond Mon, 08 Jul 2019 07:09:37 +0000 http://benh2.vn/tre-bi-viem-hong-nen-va-khong-nen-an-nhung-mon-ngon-nao-9539/ Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh hô hấp phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của trẻ, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay viêm phổi.

Bài viết Trẻ bị viêm họng nên và không nên ăn những món ngon nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh hô hấp phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của trẻ, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay viêm phổi.

Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu không thể chống lại được tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm họng ở trẻ mà các mẹ nên lưu tâm và cố gắng phòng tránh tốt cho con.

Trẻ bị viêm họng

Trẻ dễ bị viêm họng và cần chế độ chăm sóc đặc biệt

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn và virus là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng trẻ em. Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có dấu hiệu tiêu biểu như: đau họng, ho khan, nhức đầu, hai hạch nhân to, sần sùi, tiết dịch, hạch ở cổ và dưới hàm sưng to và đau.

Nghẹt mũi, kém ăn, mất ngủ mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng viêm họng ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có dấu hiệu tiêu biểu như: đau họng, ho khan… (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nếu trẻ thở toàn bộ bằng miệng cũng là một triệu chứng viêm họng ở trẻ em. Bởi lẽ khi mũi bị viêm nghẹt, sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng bé, làm họng trẻ bị viêm nhiễm dẫn đến bệnh viêm họng. Và khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ không thể tự thở bằng mũi mà phải chuyển sang thở bằng miệng.

Thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng thường có xu hướng lười ăn do đó không nên ép bé ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa vừa giúp bé ăn ngon miệng lại giảm tác động mạnh và đột ngột lên vùng họng của trẻ. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm họng, bố mẹ có thể tham khảo.

Món ăn nóng, mềm, giàu dinh dưỡng rất tốt cho trẻ viêm họng

Những món súp nóng

Khi trẻ bị viêm họng bạn nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ ăn hơn chẳng hạn như súp gà bởi thành phần có trong thịt gà giúp hạn chế sự sản sinh các dịch nhầy không có lợi rất tốt cho trẻ đang bị ho hoặc viêm họng.

Mẹ có thể nấu súp cùng với nấm và rau củ… để cung cấp cho bé một lượng vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Họng của trẻ bị đau nên mẹ hãy cho bé ăn với số lượng ít một, cho trẻ ăn cả xác có thể ninh nhừ hay xay nhỏ để con nuốt được dễ dàng hơn.

Thành phần có trong thịt gà giúp hạn chế sự sản sinh các dịch nhầy không có lợi rất tốt cho trẻ đang bị ho hoặc viêm họng. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C giúp tăng khả năng thải độc cho gan, nên sẽ loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra. Vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát họng.

Vitamin C còn làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể nên sẽ giúp bệnh được đẩy lùi. Những thực phẩm chữa viêm họng hiệu quả thuộc nhóm này bao gồm các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, xoài…

hoa qua giau vitamin C

Bổ sung nhiều loại trái cây giàu Vitamin C cho trẻ bị viêm họng để tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa

Rau xanh

Tất cả các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền… được chế biến dưới dạng luộc hay canh đều cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kì cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sữa chua

Sữa chua là một trong những thực phẩm được khuyến khích cho những người bị viêm họng bởi lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua chính là chiếc áo bảo vệ cổ họng giúp chống lại vi khuẩn có hại gây bệnh. Chúng cũng giúp trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn trong những ngày bị bệnh.

Sữa chua là một trong những thực phẩm được khuyến khích cho những người bị viêm họng (Ảnh minh họa)

Những món canh thanh mát

Khi trẻ bị viêm họng, mẹ nên cho bé ăn các món canh thanh mát như mùng tơi, rau đay, rau lang, bầu bí, mướp… Ích lợi của những món canh này làm bạn dịu cơn rát sâu trong cổ họng.

Món canh này cũng rất dễ ăn, dễ nuốt, không làm trẻ khó chịu khi ăn hoặc khi nhai. Món ăn trơn nên không làm tổn thương cơ học bề mặt, giúp họng trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Những đồ ăn tuyệt đối không cho trẻ ăn khi viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây:

Không cho trẻ ăn những món cay, nóng: Chúng gây kích ứng cổ họng, khiến hiện tượng sưng đau tăng lên. Hơn nữa, thức ăn nhiều dầu mỡ còn sinh đờm gây khó chịu hơn cho trẻ.

Không cho trẻ ăn đồ ăn quá cứng: Các loại đồ ăn quá cứng đều không nên cho bé ăn nhất là khi trẻ đang bị viêm họng bởi những loại đồ ăn này vừa khiến bé phải nhai nhiều mất thời gian và gây ra đau đớn cho trẻ.

Không cho trẻ ăn đồ ăn quá lạnh: Đồ ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh hay các loại đồ ăn có đá cũng không nên cho bé ăn khi con đang bị viêm họng.

Có thể ngay khi ăn, con sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng đồ ăn lạnh dễ khiến cổ họng của trẻ bị tổn thương, con dễ bị tăng thân nhiệt. Nhiều bé sức đề kháng yếu nên đồ ăn lạnh chính là nguyên nhân gây ra tính trạng viêm họng thậm chí là bị sốt, nôn ói ở trẻ.

Thức ăn mới lấy trong tủ lạnh không nên cho trẻ bị viêm họng ăn (Ảnh minh họa)

Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có ga: Cho dù là món yêu thích của trẻ, nhưng khi bé bị viêm họng, bố mẹ cần phải hạn chế những loại đồ ăn này. Các loại thức uống có ga làm bé đầy bụng, khó tiêu thậm chó còn khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn.

Trường hợp nguy hiểm cần đưa đi bệnh viện

Nếu nhận thấy trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây thì cần đưa đi bệnh viện ngay:

  • Đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sốt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là 38,3 độ C và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ C.
  • Trẻ bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Nếu bé sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám.
  • Bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu đau cổ họng kéo dài hơn một tuần.
  • Nếu nhận thấy hai bên amidan của trẻ sưng to, nặng có thể có thêm mủ hoặc bựa trắng trên bề mặt thì bố mẹ cần lưu ý.
  • Nếu người lớn nhận thấy trẻ có xuất hiện các nốt phát ban trên người thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Khó nuốt hoặc thở.

Bài viết Trẻ bị viêm họng nên và không nên ăn những món ngon nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-bi-viem-hong-nen-va-khong-nen-an-nhung-mon-ngon-nao-9539/feed/ 0
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp https://benh.vn/cham-soc-tre-bi-viem-mui-hong-cap-56181/ https://benh.vn/cham-soc-tre-bi-viem-mui-hong-cap-56181/#respond Wed, 27 Feb 2019 08:52:46 +0000 https://benh.vn/?p=56181 Viêm mũi họng cấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa...

Bài viết Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm mũi họng cấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa…

Vì sao trẻ bị viêm mũi họng?

Môi trường sống

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
  • Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn…
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo…
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

Do virut, vi khuẩn, nấm

  • Virut: cúm, sởi…
  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu… Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn có thể gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.
  • Nấm: Candida.

Biểu hiện khi trẻ bị viêm mũi họng cấp

  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ)
  • Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Các biến chứng có thể xảy ra

  • Viêm tai giữa
  • Viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản phổi, viêm phổi
  • Viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

Vệ sinh mũi họng

  • Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.
  • Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn để hút trực tiếp.
  • Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng
  • Có thể dùng thuốc co mạch theo chỉ định của bác sỹ.

Lưu ý: có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Bác sỹ hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ

Chế độ ăn

  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa nhỏ và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không ép trẻ ăn
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho.

mật ong chanh

Chanh ngâm mật ong

Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ

Không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ

Biện pháp phòng bệnh viêm mũi họng cấp

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi, điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng
  • Cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ:
    • Không tự ý dùng kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ
    • Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.
  • Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục dùng thuốc và chườm ấm không hạ sốt.
  • Trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở
  • Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Chảy mủ tai
  • Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Benh.vn

Bài viết Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cham-soc-tre-bi-viem-mui-hong-cap-56181/feed/ 0