Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:57:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm kết mạc https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/ https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/#respond Sun, 21 Apr 2024 04:24:41 +0000 http://benh2.vn/viem-ket-mac-2981/ Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm màng kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là do viêm của lớp màng mỏng trong suốt bao phủ mặt trong và phần trước của nhãn cầu của mí mắt. Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và là một bệnh rất phổ biến. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của bệnh nhân.

Nguyên nhân viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc do Vi khuẩn, virus

– Ngoại lai: Theo bụi bặm, dụng cụ, tay bẩn ô nhiễm vào mắt.

– Tại ổ kết mạc: Rối loạn cân bằng sinh thái tại chỗ (sử dụng thuốc tra mắt không đúng chỉ định, nhất là thuốc kháng sinh, sang chấn bội nhiễm thêm).

Các tổng kết về vi sinh vật cho thấy tụ cầu chiếm hàng đầu trong tổng số các tác nhân vi khuẩn gây viêm kết mạc (57% các trường hợp), đặc biệt là chúng có khả năng kháng lại kháng sinh và có sắc tố đặc trưng cho từng từng loài. Lậu cầu (Neisseria gonorrheae) một loại vi khuẩn Gram (-) có thể lây từ đường sinh dục, từ tay thầy thuốc đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh hoặc lây từ bể bơi. Viêm kết mạc do lậu cầu thường nhanh chóng dẫn đến biến chứng loét giác mạc và rất nhanh thủng mắt. Virus APC (Adeno-pharyngo-conjontivitis) có thể gây thành các vụ dịch viêm kết mạc, họng, hạch.

2. Viêm kết mạc do tác nhân lý học

Gió, bụi, khói, các chất axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá học đều là những tác nhân gây kích thích mạnh, gây viêm kết mạc thậm chí tổn thương cả giác mạc.

3. Viêm kết mạc do dị ứng

Có thể gặp các dạng viêm kết mạc do hai kiểu phản ứng dị ứng.

– Tăng cảm ứng tức thì: Thường gặp do thuốc, tá dược,…

– Tăng mẫn cảm muộn: Viêm kết mạc bọng, viêm kết mạc mùa xuân là những ví dụ về bệnh ở nhóm này.

viem-ket-mac

Triệu chứng viêm kết mạc

1. Triệu chứng cơ năng

– Ngứa rát cộm. Bệnh nhân thường ví như có cát rắc vào mắt.

– Sợ ánh sáng (không nặng lắm).

– Nhiều dử kèm nhèm. Buổi sáng ngủ dậy rất khó mở mắt vì dử dính chặt hai mi với nhau.

– Chảy nước mắt (ít).

– Dịch tễ: Bệnh thường lây lan ở gia đình, đơn vị.

2. Triệu chứng thực thể

– Mi sưng nề, có thể mọng đỏ nếu là viêm cấp. Kết mạc cương tụ đỏ trên diện rộng, mất sắc bóng, dày lên như miếng thạch.

– Kết mạc: Phù nề và có thể phòi qua khe mi (viêm do lậu rất hay gặp dấu hiệu này). Trên kết mạc còn thấy các hình ảnh tổn thương cơ bản khác như:

  • Hột: Rõ nhất ở cùng đồ dưới và ở hai góc trong, ngoài của kết mạc mi trên những hột này có đặc điểm là to, trong, kẹp không vỡ)
  • Gai máu: Thấy rõ hơn ở kết mạc mi, trông như những lấm chấm đỏ, dày chi chít, nặng hơn có thể có xuất huyết.
  • Nhú gai: Làm cho kết mạc sần sùi, thấy rõ ở kết mạc sụn mi trên trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân.
  • Bọng kết mạc: Hay có trong viêm kết mạc dị ứng do sự nề phù của kết mạc.

– Dử mắt: Nhiều dử nhưng tùy theo tác nhân mà dử có đặc điểm khác nhau, ví dụ: viêm do tụ cầu có dử màu vàng; viêm do lậu dử mắt giống như mủ; viêm do liên cầu tan huyết, bạch hầu là những vi khuẩn có độc tính cao thường gây giãn mạch, tạo màng giả bám chặt vào kết mạc mi khi bóc sẽ chảy máu; viêm kết mạc mùa xuân dử mắt có đặc điểm là trong, dai, dính,có thể kéo ra thành sợi…

– Hạch: Ở trước tai, dưới hàm, to bằng hạt lạc, hạt đậu đen, di động, đau.

– Triệu chứng âm tính: Các dấu hiệu này cần được xác định để giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với những bệnh có tổn thương giác mạc.

  • Thị lực không giảm (chú ý lau kỹ dử trước khi đo thị lực).
  • Giác mạc trong.

– Xét nghiệm cận lâm sàng: Cấy khuẩn, soi tươi tiết tố tìm vi khuẩn, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang tìm virus, xét nghiệm máu thấy bạch cầu Eo tăng trong viêm dị ứng…

Điều trị và dự phòng viêm kết mạc

Cần xác định nguyên nhân, tác nhân gây viêm thì việc điều trị mới đạt hiệu quả. Tuy vậy trong điều trị có những điểm chung cho mọi loại viêm kết mạc:

1. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng

Thuốc nước:

  • Chloromicetin  4%o
  • Sulfat kẽm       1%o.
  • Sulfaxylum      10-20%
  • Có thể dùng đơn độc một loại hoặc phối hợp hai loại, rỏ luân phiên nhiều lần trong ngày (10-20 lần).

Thuốc mỡ:

  • Tetraxyclin 1%
  • Gentamicin …
  • Các thuốc này tra 1lần/ tối (trước khi đi ngủ)

Cho dù là viêm do virus, dị ứng,…thì dùng kháng sinh vẫn có giá trị là chống bội nhiễm. Riêng trong viêm kết mạc do lậu phải rỏ thuốc rất nhiều lần trong ngày, cách quãng 10 phút –15 phút rỏ một lần thậm chí phải tiến hành rỏ giọt liên tục, nên kết hợp 2,3 loại thuốc kháng sinh.

2. Chống viêm

– Corticoid dùng dưới dạng thuốc rỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ định phải hết sức thận trọng. Trên thị trường hiện nay rất hay gặp loại thuốc rỏ mắt phối hợp kháng sinh với corticoid. Sự phối hợp này tạo ra thuận tiện cho người bệnh nhưng nếu phải dùng kéo dài thì cần được theo dõi nhãn áp vì corticoid có thể gây tăng nhãn áp và đục thể thuỷ tinh. Một nguy cơ cần được nhắc tới khi dùng corticoid rỏ mắt kéo dài là gây giảm sức đề kháng, dễ dẫn tới bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus herpes…, những bệnh rất nguy hiểm cho mắt.

– Các thuốc tác dụng ổn định dưỡng bào như Lodoxamide, Olopatadin, Cromoglycate… hoặc kháng thụ thể histamin như Antazoline, Emadastine hoặc kháng histamin như Naphazoline, Chlopheniramine,… có tác dụng tốt đối với những trường hợp viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt, nhóm thuốc ổn định dưỡng bào nên được chỉ định dùng cho viêm kết mạc mùa xuân vì thường phải điều trị kéo dài.

3. Nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô

Các vitamin A, B, C dùng đường uống, rỏ mắt… băng che để mắt đỡ bị kích thích.

Viêm kết mạc, nhất là các viêm kết mạc thành dịch, nói chung có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, có loại viêm kết mạc rất dai dẳng, tương đối khó chữa như viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc có hột.

Nhiều khi còn thêm cả biến chứng do thuốc điều trị chứng. Có loại viêm kết mạc nhanh chóng dẫn đến tổn thương giác mạc như viêm do cầu khuẩn lậu hoặc ít gặp hơn như viêm do adenovirus. Điều đó cho ta thấy cũng không nên xem nhẹ mặt bệnh này. Khi khám bệnh cần kiểm tra tình trạng thị lực, giác mạc… để tránh có những sự bỏ sót hoặc biến chứng đáng tiếc.

Phòng bệnh

– Cách ly người bệnh không cho dùng chung chậu, khăn mặt. Khăn mặt của người bệnh cần được giặt xà phòng và phơi nắng.

– Tra thuốc phòng bệnh cho người lành.

– Thầy thuốc: Vệ sinh tay khám và chú ý khử trùng dụng cụ để tránh trở thành trung gian truyền bệnh.

Xem thêm: Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

Bài viết Viêm kết mạc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-ket-mac-2981/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/#respond Fri, 25 May 2018 06:19:11 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/ Viêm kết mạc cấp (Acute conjunctivitis) là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm khuẩn (do virus, vi khuẩn) hoặc do dị ứng.

Bài viết Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM KẾT MẠC CẤP

– Viêm kết mạc cấp (Acute conjunctivitis) là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm khuẩn (do virus, vi khuẩn) hoặc do dị ứng.

– Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái:

  • Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
  • Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
  • Viêm kết mạc do virus: là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thƣờng kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

viêm kết mạc cấp

2. NGUYÊN NHÂN

– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria menigitidis).

– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. diphtheria) và liên cầu ( Streptococcus pyogene)

– Viêm kết mạc do virus: do Adeno virus, Entero virus …

3. TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sàng

a) Tại mắt

– Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.

– Viêm kết mạc tiết tố màng do vi khuẩn:

  • Xuất tiết nhiều nhất vào ngày thứ 5 của bệnh.
  • Có thể có màng tiết tố dai.
  • Có thể viêm giác mạc chấm biểu mô.

– Viêm kết mạc do lậu cầu: mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Bệnh diễn biến rất nhanh:

  • Mi phù nề.
  • Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh. Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.
  • Nếu không điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.

b) Toàn thân

– Có thể có hạch trước tai

– Sốt nhẹ

3.2. Cận lâm sàng

– Nhuộm soi: Nhuộm Gram

– Nuôi cấy và làm kháng sinh đồ

4. ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH

4.1. Tại mắt

– Bóc màng hàng ngày

– Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ tiết tố hoặc mủ.

– Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra kháng sinh nhiều lần trong ngày theo kháng sinh đồ hoặc theo kết quả soi nhuộm vi khuẩn. Trong trường hợp không hoặc chưa có xét nghiệm nên chọn kháng sinh có phổ rộng như thuốc nhóm quinolon (ofloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin…) hoặc các thuốc phối hợp nhiều loại kháng sinh như gramicidin/neomycin sulfat/polymyxin B sulfat…(15-30 phút/lần). Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.

– Thận trọng khi dùng corticoid: prednisolon acetat, fluorometholon tra 1- 2 lần/ngày, 1 giọt/ lần.

– Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.

4.2. Toàn thân

Chỉ dùng trong bệnh tiến triển nặng thường do lậu cầu, bạch hầu). Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.

– Cephalosprin thế hệ 3: ceftriaxon, ceftazidim…

Người lớn:

  • Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp.
  • Nếu giác mạc bị loét: 1 gram X 3 lần/ngày tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em:

  • Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7 ngày tiêm bắp.

– Fluoroquinolon (ciprofloxacin 0,5 gram hoặc ofloxacin 0,4 gram): Uống 2 viên/ngày x 5 ngày. Chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

– Thuốc nâng cao thể trạng: Vitamin C, B1…

5. PHÒNG BỆNH

– Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).

– Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn/ kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.

– Vô khuẩn trong sản khoa

– Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng quy định của trẻ.

– Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực tránh lây lan thành dịch.

Bài viết Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-ket-mac-cap-theo-huong-dan-moi-cua-bo-y-te-7335/feed/ 0